CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CHỦ YẾU 1 Tiền và các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên annual report 2012 baoviet bank ngân hàng bảo việt (Trang 36 - 37)

4.1 Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương bao gồm tiền mặt, vàng, đá quý, tiền gửi thanh toán với Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện chiết khấu với NHNN, các khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác có thời hạn đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày gửi và các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày mua có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó.

4.2 Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng

Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng được công bố và trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

4.3 Dự phòng rủi ro tín dụng

Phân loại nợ

Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, Quyết định số 1627/2001/ QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/ QĐ-NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, các khoản cho vay sẽ được thực hiện phân loại vào thời điểm cuối mỗi quý cho 3 quý đầu năm và vào ngày 30 tháng 11 cho Quý 4 trong năm tài chính.

Ngày 23 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN về việc Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Theo đó, Ngân hàng đã tiến hành điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ đối với một số khoản vay của các khách hàng được Ngân hàng đánh giá là hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ, đồng thời giữ nguyên các nhóm nợ cho các khoản vay này như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ.

Dự phòng cụ thể

Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2006/QĐ-NHNN.

Dự phòng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Dự phòng chung

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Theo đó, Ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không huỷ ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Xử lý rủi ro tín dụng

Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng thành lập Hội đồng Xử lý Rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu nếu như chúng được phân loại vào nhóm 5, hoặc nếu khách hàng vay là pháp nhân giải thể, phá sản, hoặc là cá nhân bị chết hoặc mất tích.

4.4 Chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh là những chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, chứng khoán khác được Ngân hàng mua hẳn và dự định bán ra trong thời gian ngắn nhằm mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch giá.

Chứng khoán kinh doanh được ghi nhận theo giá gốc vào ngày giao dịch và luôn được phản ánh theo giá gốc trong thời gian nắm giữ tiếp theo.

Tiền lãi thu và cổ tức được trong thời gian nắm giữ chứng khoán kinh doanh được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở thực thu.

Các chứng khoán này được xem xét khả năng giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Chứng khoán kinh doanh được lập dự phòng giảm giá khi giá trị ghi sổ cao hơn giá trị thị trường được xác định theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 7 tháng 12 năm 2009. Trong trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán, các chứng khoán sẽ không được trích lập dự phòng. Dự phòng giảm giá được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trên khoản mục “Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh”.

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo)

tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên annual report 2012 baoviet bank ngân hàng bảo việt (Trang 36 - 37)