1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận hình thành mạng lưới các trường đại học và cao đẳng

62 318 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - hạnh phúc

BAO CAO TONG KET TOAN DIEN VE KET QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Cơ sở lí luận hình thành mạng lưới các trường DH-CD

Kinh phí được cấp: 4,5 triệu Ð

Tiên cán bộ tham gia nghiên cứu đề tài:

1) Thạc sĩ Bùi Thị Tính - thư kí đề tài 2) Kỹ sư Vũ Tiến Trinh

3) Kỹ sư Nguyễn Việt Hùng 4) PIS Nguyễn Còng Giáp 5) PTS Phan Tùng Mậu 6) Kỹ sư Phạm Quang Sáng 7) Kỹ sư Đào Quang Ngoạn 8) Thạc sĩ Lương Tố Như Ngày Ở / Ÿ- /1996 Chủ nhiệm đề tài Lng ~— 11996 kqnan chủ trì wo at Ỹ ho)

Đặng Phan Liên Minh

Ngày đánh giá chính thie: 46.7.8 1996

Kết quả bỏ phiếu: Xuất sắc Š⁄Z ph; Khá % ph; Đạt <⁄ph; Không đạt <n Kết luận chung, dat loai: Wedd Geee -

Ngày Ê Š /1996 L.46/ /1996

Chủ tịch HĐ đánh giá chính thức

Trang 3

rey

ấc thành viên tham gia đề tài:

1) Thư ký đề tài Thạc sỹ Bùi Thị Tính 2) Kỹ sư Vũ Tiến Trinh

3) Kỹ sư Nguyễn Việt Hùng 4) Pts Nguyễn Công Giáp

5) Pts Phan Tùng Mậu 6) Kỹ sư Phạm Quang Sáng

7) Thạc sỹ Lương Tố Như

ác cũ quan phối hợp nghiên cứu:

~ Vụ Đại học Bộ Giáo duc và đào tạo

Trang 4

MỤC LỤC Mở đầu Chương I Những cách tiếp cận việc hình thành mạng lưới các trường ĐH-CĐ trên thế giới _ L1 Khái niệm mạng lưới các trường ĐH-CĐ và các khái niệm liên quan ‘ 1.1.1 Mạng lưới các trường ĐH-CĐ I.1.2 Hệ thống ;

1.1.3 CAc loai hinh trudng Khái niệm về các loại hình chính

1- Viện đại học-Đại học Quốc gia

2- Đại học Khu vực

3- Đại học (cao đẳng) Cộng đồng

4- Đại học/cao đẳng Chuyên ngành (Đơn lĩnh vực) 5- Đại học/cao đẳng Bán công

6- Đại học/cao đẳng Dân lập 7- Đại học/cao đẳng Tư thục

8- Phân hiệu đại học Quốc tế hay lòại hình hỗn hợp

9- Dathoc Mé

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành mạng lưới

các trường ĐH-CĐ

1.2.1 Sự phát triển và phân bố LLSX với việc hình thành và phân bố mạng lưới các trường ĐH-CĐ trên lãnh thổ của

các quốc gia

1- Trình độ phát triển của LLSX xã hội là một trong những

nhân tố quyết định đến việc thành lập trường ĐH-CĐÐ và ảnh hưởng lớn đến loại hình đào tạo, loại hình trường

e Sự hình thành và phát triển loại hình đại học ngắn hạn-

sự phân cấp đầu tiên trong GDĐH

e Su da dang hóa các loại hình đào tạo của các cơ sở GDĐH © Sự hình thành loại hình trường ĐH-CĐ chuyên ngành

(đơn lĩnh vực)

Trang 5

- Sự hình thành và phát triển loại hình trường ĐH-CĐ phi

công lập

- Sự hình thành các cấp sau đại học trong bậc đại học

Xu thế quốc tế hóa trong GDĐH và sự hình thành các phân hiệu đại học Quốc tế (khu vực) hay loại hình hỗn hợp ở các quốc gia 2 Sự phân bố LLSX trên các vùng lãnh thổ quốc gia ảnh hưởng đến sự phân bố mạng lưới các trường ĐH-CĐ

- Mạng lưới các trường ĐH-CĐ chịu ảnh hưởng của qui hoạch phân bố LLSX theo nguyên tấc tập trung hóa và phân bố hợp lý, rộng

khắp theo các vùng lãnh thổ, các địa phương của quốc gia

- Viéc lựa chọn địa điểm xây đựng trường liên quan chặt chẽ

đến các vấn đề về các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động

GD-HT và NCKH, và tính kinh tế nhờ qui mô

- Phạm vi phân bố mạng lưới các trường ĐH-CĐ ngày càng

được mở rộng theo không gian địa lý của quốc gia

1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố tổ chức-quản lý trong việc hình thành mạng lưới các trường ĐH-CĐ

1 Xét ảnh hưởng của cơ cấu hệ thống mục tiêu đào tạo GDĐH 2 Xét ảnh hưởng của một số nguyên tắc tổ chức-quản lý trong GDDH - Nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ - Nguyên tắc tính hiệu quả 3 Cơ chế quản lý 1.2.3 Nhân tố dân số với việc hình thành mạng lưới các trường DH-CD 1.2.4 Nhân tố văn hóa-dân tộc với việc hình thành mạng lưới các trường ĐH-CĐÐ

1 Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể, và chủ nghĩa hệ thống 2 Tính chất của quốc gia-dân tộc-đa tộc thống nhất và quốc gia-

đân tộc-đa tộc lién bang

Trang 6

1 Giai đoạn 1954-1960 2 Giai đoạn 1961-1965 3 Giai đoạn 1965-1975 II.1.2 Thời kỳ 1975 đến nay 1 Giai đoạn 1975-1986 2 Giai đoạn từ 1986 đến nay

I.2 Những đặc điểm chính của mạng lưới các trường

ĐH-CĐ nước ta thời gian qua và hiện nay II.2.1 Về cơ cấu ngành đào tạo

TH.2.2 Về qui mô trường

11.2.3 Về tổ chức-quản lý'

11.2.4 Về sự phân bố địa lý

Chương II Một số kết luận bước đầu

IH.1 Các nguyên tắc chỉ đạo trong việc sắp xếp lại mạng lưới trường ĐH-CĐ ở nước ta

IH.1.1 Đáp ứng chiến lược phát triển KT-XH của đất nước,

nhưng cần xác định các lựa chọn ưu tiên trong từng giai đoạn để có các bước đi và giải pháp thích hợp

IHI.1.2 Việc tổ chức lại mạng lưới các trường ĐH-CĐ phải tăng

cường được tính kinh tế và hiệu quả của hệ thống

1.1.3 Mạng lưới phải đảm bảo được tính công bằng về quyền học tập của các thành viên trong xã hội

HH.1.4 Mạng lưới trường phải được tổ chức hợp lý để có thể khai

thác tối đa các nguồn lực của xã hội đóng góp cho giáo dục HI.1.5 Mạng lưới trường phải được tổ chức phù hợp để góp phần cho GDĐH Việt nam có thể từng bước hội nhập với GDĐH các nước

trong khu vực và quốc tế

II.2 Về sự phân bố địa lý của các trường DH-CD

II.3 Những chuẩn bị cần thiết để có thể triển khai giải quyết

Trang 7

MỞ ĐẦU

Cấu trúc và phân bố mạng lưới các trường đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) là

vấn đề được quan tâm ở nhiều nước, ngay cả ở các nước phát triển, có một lịch sử phát triển giáo dục đại học (GDĐH) lâu đời như Anh, Pháp, Hoa kỳ, Đức, Nhật bản Nó càng đặc biệt được quan tâm ở các nước đang phát triển như Trung quốc, Hàn quốc, Thái lan, Phi líp phin v.v

Ngày nay các nước đều hướng tới việc xây đựng và phát triển một mạng

lưới các trường ĐH-CĐ đáp ứng được các nhu cầu về nhân lực, nhân tài, và

nâng cao dân trí theo các tiêu chí mà UNESCO đã đưa ra: bình đẳng (equity),

hiệu quả (efficiency), chất lượng (quality) và quốc tế hóa (internationalize) Ở nước ta vấn đề mạng lưới ĐH-CĐ quá cồng kènh và kém hiệu quả đã được các cơ quan quản lý đặt ra từ lâu.(1) Vì thế từ năm 1983 đến nay dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đã tiến hành một số các nghiên cứu về quy hoạch-tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới các trường ĐH-CĐ do các Vụ Kế hoạch-Tài chính, Viện thiết kế trường học, Vụ Đại học chủ trì và vừa qua trong khuôn khổ dự án "Củng cố và cải cách Giáo dục Dai hoc", van đề “Hoàn thiện hệ thống quốc gia và mạng lưới các trường Đại học” cũng đã được tiến hành nghiên cứu Ngoài ra còn có một số bài viết nghiên cứu về vấn đề này đăng rải rác trên các báo, tạp chí của ngành

Bên cạnh đó cũng đã có một số các nghiên cứu về quy hoạch mạng lưới

các cơ quan Nghiên cứu khoa học và triển khai (NC-TK) do Viện Quản lý khoa học chủ trì với quan điểm là: "Các trường đại học và các cơ quan khoa

học-công nghệ (KHCN) là một hệ thống thống nhất, cần có sự sắp xếp phân công hợp lý và kết hợp chặt chế nhằm phát huy tối đa năng lực của lực lượng cán bộ KHCN của cả nước, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH)”.(2)

Các nghiên cứu này phần lớn đi sâu vào các phương án tổ chức, sắp xếp

lại mạng lưới các trường ĐH-CĐ Nó đã đóng góp vào việc đưa tới các thay

đổi tích cực trong thời gian qua như chuyển một số trường ĐH-CĐ thuộc một

số Bộ, ngành khác về trực thuộc Bộ GD-ĐT, hình thành hai Đại học Quốc gia ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ba Đại học Khu vực ở Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng trên cơ sở sát nhập một số trường ĐH-CĐ, dạy nghề trên vùng lãnh thổ

v.v Nhưng đây cũng chỉ là những bước đi ban đầu của việc quy hoạch lại

mạng lưới các trường ĐH-CĐ ở nước ta Việc tiếp tục thực hiện nó ra sao vẫn còn phải được nghiên cứu tiếp

Mặt khác,các nghiên cứu này cũng đã phân tích các cơ sở khoa học giúp lý giải cho việc hình thành mạng lưới trường qua các giai đoạn và hiện nay,

Trang 8

Đề tài nghiên cứu khoa học "Cơ sở lý luận hình thành mạng lưới các

trường ĐH-CĐ” (mã số V95-13) nhằm đưa ra các căn cứ mang tính khoa học

để lý giải việc hình thành mạng lưới các trường ĐH-CĐ trong các giai đoạn

phát triển của các quốc gia, và trên cơ sở phân tích hiện trạng mạng lưới trường ĐH-CĐ ở Việt Nam để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị đóng góp vào việc tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới các trường ĐH-CĐ của nước

ta cho phù hợp là một vấn đề rất cần thiết

Tuy nhiên do các điều kiện về kinh phí, thông tin và thời gian nên nhóm

nghiên cứu chúng tôi chỉ giới hạn đề tài ở :

1 Mục tiêu đề tài

Bước đầu tìm hiểu các nhân tố chính ảnh hưởng tới việc hình thành mạng lưới các trường ĐH-CĐ trên thế giới và trên cơ sở phân tích hiện trạng mạng lưới các trường ĐH-CĐÐ ở Việt Nam, để từ đó có thể đưa ra một số kiến nghị

cho việc tiếp tục tổ chức lại mạng lưới ĐH-CĐ của nước ta 2 Phạm vi nghiên cưú

`

Giới hạn ở mạng lưới các trường ĐH-CP là các cơ sở có chức năng chính

là đào tạo và NCKH ở bậc đại học (Bậc đại học bao gồm 4 cấp: cao đẳng, đại học, cao học và tiến sỹ theo NÐ 90/CP ngày 24/11/1993), và chưa kể đến các cơ sở đào tạo sau đại học nằm trong hé thong NC-TK

3) Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài: phân tích- tổng hợp, phân tích hệ thống, tiếp cận lịch sử, phương pháp chuyên gia

CHƯƠNG ï NHŨNG CÁCH TIẾP CAN VIỆC HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐH-CĐ TRÊN THỂ GIỚI

1.1 Khái niệm mạng lưới trường ĐH-CĐ và các khái niệm liên quan

1.1.1 Mạng lưới trường ĐH-C (network of universities-colleges, university- college mapping)

Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa về khái niệm mạng lưới có thể áp

Trang 9

- "Mạng lưới là một hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cá nhân hoặc đơn

vị có cùng một chức năng chung."(3) sừng chute nàn - "Mang lưới là một hệ thống các cơ sở, các cơ quan, các tổ chức có

quan hệ tương hỗ; mật thiết với nhau được phân bố trên một khu vực rộng lớn,

một vùng lãnh thổ đất nước hay toàn bộ lãnh thổ đất nước”(4)

Theo nhiều chuyên gia, khái niệm mạng lưới hiện nay được mở rộng hơn:

- "Mạng lưới là một tập hợp hay sự kết hợp của nhiều phần tử (đơn vị, cá

nhân ) có cùng chức năng, hay cùng mục tiêu hoặc có cùng lợi ích được

phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn."

Về khái niệm "mạng lưới trường”, nhóm tác giả đề tài thuật ngữ B91-38-

09 đã định nghĩa như sau: '

- "Là mạng lưới phân bố các trường cùng một bậc cấp học hoặc nhóm

ngành học trên lãnh thổ toàn quốc."

Theo chúng tôi khái niệm mạng lưới trường ĐH-CĐÐ được đề cập đến

trong đề tài được hiểu là :

- "Một tập hợp bao gồm các trường học được phân bố trên toàn bộ lãnh

thổ đất nước để tổ chức đào tạo theo các chương trình dẫn đến các văn bằng

(trình độ) của bậc học đại học, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước." :

Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau về phân chia lãnh thổ, phân cấp quản lý, loại hình đào tạo v.v , người ta có thể chia tiếp thành các mạng lưới

thành phần

Lịch sử hình thành và phát triển mạng lưới ĐH-CĐ ở bất cứ nước nào trên thế giới đều cho thấy các trường đại học lúc đầu được thành lập để thực hiện một số chức năng trong cộng đồng, các trường biệt lập, khép kín, ít có quan hệ với nhau và với xã hội bên ngoài Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội loài người, đòi hỏi GDĐH phải được phát triển mạnh mẽ, trong khi các nguồn lực của xã hội dành cho GDĐH là có hạn Vì thế người ta đần dần quan tâm đến việc cấu trúc và phân bố mạng lưới theo một số mục tiêu xác định, để đáp

ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội Điều này khiến cho việc

cần thiết phải có sự chỉ đạo, quản lí thống nhất để xây dựng mối quan hệ chặt

chẽ giữa các trường trong mạng lưới và với môi trường kinh tế-xã hội để mạng lưới vận động đạt tới mục tiêu chung Mạng lưới các trường ĐH-CĐ ở các nước trên thế giới có xu hướng ngày càng được tổ chức mang tính hệ

thống (theo lí thuyết của khoa học quan Ii) 1.1.2 Hệ thống

Có rất nhiều định nghĩa về khái niệm hệ thống, theo chúng tôi có thể hiểu

Trang 10

- "Là tập hợp của nhiều phần tử, các phần tử đó quan hệ, tương tác với

nhau làm cho hệ thống đó trở thành một chỉnh thể."

Một hệ thống bao giờ cũng có mục tiêu chung Hệ thống có thể tách thành các phân hệ, các phần tử Các phân hệ, các phần tử có mục tiêu riêng nhưng

phải phù hợp với mục tiêu chung

Các thành phần này của hệ thống đều có tương tác với nhau, ở đầu vào- đầu ra Đầu ra của thành phần này có thể là đầu vào của thành phần kia Nếu gọi số phần tử của hệ thống là n, số quan hệ trong hệ thống là m thì ta có m =

n.(n-1)

Hệ thống có quan hệ ngôi thứ với nhau Các phân hệ cùng ngôi thứ có quan hệ tương tác, có mối quan hệ ngang với nhau và có tác động nhiều nhất, mạnh nhất đối với các phân hệ và phần tử ở những ngôi thứ thấp hơn

Hệ thống có trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin với môi trường là

hệ mở và động

Tổ chức theo quan điểm hệ thống là phải xác định được: mục tiêu của hệ

thống, cấu trúc của hệ thống-chủ thể quản lí, đối tượng quản lí (gồm các phân hệ, các phần tử, các hoạt động của hệ thống, các nguồn lực) và cơ chế điều khiển hệ thống với các thông tin điều khiển, thông tin phản hồi (5)

Tóm lại tổ chức theo quan điểm hệ thống phải tuân thủ 5 nguyên lí cơ bản

sau đây:

- Xác định mục tiêu chung của hệ thống

- Những phân hệ và các phần tử thành phần tương hỗ tạo thành cấu

trúc bên trong của hệ

- Tồn tại trong môi trường bên ngoài

- Các nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của hệ thống

- Có một trung tâm quản lí, điều hòa, phối hợp thống nhất nhằm thực hiện các mục tiêu trong các giai đoạn.(6)

Như vậy mạng lưới các trường ĐH-CĐ chỉ được gọi là hệ thống khi các

trường ĐH-CĐ thành viên được tổ chức theo các phân hệ, các loại hình và

được phân bố trên lãnh thổ toàn quốc đảm bảo phù hợp với những yêu cầu của những nguyên lí nêu trên

1.1.3 Các loại hình trường

Khi nói đến cấu trúc của mạng lưới ĐH-CĐ thì một vấn đề rất quan trọng là phải xác định được các loại hình trường của mạng lưới và các tiêu chuẩn

cho từng loại để phục vụ cho công tác tổ chức-quản lí và xây dựng chính sách

cho mỗi loại nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong toàn ngành Tuy

nhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chưa có điều kiện xác định tiêu

Trang 11

Các loại hình trường ĐH-CĐ trên thế giới được hình thành theo truyền

thống và đặc điểm của mỗi nước Mỗi loại hình trường được xác định bởi các

yếu tố sau đây:

- Cách tổ hợp các loại hình đào tạo (loai hinh chinh, loai hinh bé sung) - Cách tổ chức và quản lí cơ sở đào tạo (những nét đặc trưng)

- Các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận được cấp.(7)

Ty theo cách tiếp cận mà người ta phân ra các loại hình khác nhau: - Theo cấp quản lí: trường Trung ương (trường Quốc gia-trường Bang,

trường thuộc Bộ GD-ĐT và các Bộ có trường), trường Địa phương (trường

thuộc các Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, địa phương có trường )

- Theo vùng lãnh thổ: trường Quốc gia-trường Bang, trường Khu vực,

trường Cộng đồng, tr rờng Bộ ngành

- Theo thành phần kinF tế (chủ sở hữu): trường Công, Bán công, Dân lập, Tư thục, trường Quốc tế hay hỗn hợp

- Theo phạm vi ngành (nh vực) đào tạo: trường Đa ngành, Chuyên ngành (trường Đa lĩnh vực, Đơn lĩnh vực)

- Theo loại hình đào tạo: trường Đại học, Cao đẳng; Ngắn hạn, Dài bạn;

Truyền thống, Mở; Đại cương, Chuyên ngành, v.v

Dưới đây chúng tôi đề nghị các loại hình trong mạng lưới ĐH-CĐ ở nước

ta: °

Theo cach tiếp cận vùng lãnh thổ: viện đại học-đại học quốc gia, đại học

khu vực, đại học (cao đẳng) cộng đồng, đại học/cao đẳng bộ ngành

Theo cach tiếp cận phạm vi lĩnh vực dao tạo: đại học/cao đẳng đa lĩnh vực,

đơn Linh vuc

Theo cach tiép cận sở hữu: đại học/cao đẳng công lập, bán công, dân lập,

'tư thục, phân hiệu đại học quốc tế hay hỗn hợp

Theo cách tiếp cận loại hình đào tạo: đại học/Cao đẳng truyền thống, đại

học mở

Dưới đây chúng tôi nêu lên khái niệm về các loại Hình chính trong các loại hành trên

1- Viện đại học-Đại học quốc gia (ĐHQG)

Là đại học lớn đa lĩnh vực, mô hình phổ biến của các university trên thế giới Là cơ sở đào tạo-nghiên cứu khoa học, công nghệ, văn hóa của

quốc gia, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực chuyên môn, bồi dưỡng phát triển nhân tài có trình độ cao (từ cấp đại học cho đến tiến sĩ) và chú trọng nghiên

Trang 12

cứu giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược phục vụ cho yêu cầu phát triển của cả nước ĐHQG bao gồm nhiều trường (hoặc khoa), nhiều viện

nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên (KHTN), khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV), công nghệ ĐHQG thường được ưu tiên đầu tư để

đảm bảo tốt các điều kiện cho hoạt động đào tạo, NCKH và chất lượng đạt tới được các chuẩn mực quốc tế Chương trình đào tạo phải tiến tới liên thông được với quốc tế ĐHQG thường có trách nhiệm bảo trợ cho một số đại học khu vực và đại học cộng đồng để nhận sinh viên chuyển tiếp nhằm đào tạo ở các cấp học cao hơn mà các ĐH đó không đủ điều kién.(8,9)

_ Xem xét loại hình này trên thế giới, nó có thể khuyết một số ngành nghề nhưng phải có những đảm bảo tối thiểu Theo Luật đại học ở Hàn quốc, đại học loại này ít nhất phải bao gồm ba trường đại học (college), trong đó có ít nhất một trường về khoa học cơ bản.(9)

Ở Hoa kỳ, các đại học theo mô hình này như: đại học nghiên cứu- xếp

loại I, hàng năm nhận được ít nhất 33,5 triệu USD từ tài trợ liên bang và phải đào tạo được ít nhất 50 bằng tiến sĩ, đối với các ĐH xếp loại II, con số này là 12,5-33,5 triệu USD và 5O bằng tiến sĩ Tiếp đến là đại học được phép đào tạo cấp tiến sĩ-xếp loai I, hang nim phải đào tạo được ít nhất 4O bằng tiến sĩ ở ít nhất 5 ngành khoa học, đối với ĐH xếp loại II, con số này là 20 bằng tiến sĩ ở

một ngành khoa học hay 10 bang tiến sĩ ở từ 3 ngành khoa học trở lên.(10) Viện đại học ở Nhật thường bao gồm một số trường đại học đại cương, một số trường chuyên ngành và các viện nghiên cưú

Ở nước ta, Đại học Quốc gia Hà nội, tp Hồ Chí Minh là theo mô hình

Viện đại học bao gồm một trường đại học đại cương chuyên đào tạo giai đoạn I, một số trường chuyên ngành đào tạo giai đoạn II và một số viện, trung tâm

nghiên cưú khoa học

Ở các nước, Viện đại học có quyền tự chủ rất lớn trong các vấn đề về

nhân sự, tài chính, nội dung-chương trình đào tạo, NCKH và quan hệ quốc

tế

2- Đại học Khu vực (ĐHKV)

Là mô hình đại học đa lĩnh vực, đa cấp-được tổ chức theo mô hình ĐHQG

nhưng với qui mô nhỏ hơn, tiềm lực khoa học không mạnh bằng, có thể khuyết một số ngành nghề Là cơ sở đào tạo-nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, là trung tâm văn hóa của khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên môn có trình độ cao của khu vực và nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ, văn hóa có tính đặc thù của khu vực Trong quá trình phát triển, phạm vi và qui mô đào tạo của ĐHKV phải được mở rộng từng bước phù hợp với nhịp điệu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực ĐHKV trực thuộc Bộ GD-ĐT ĐHKV có trách nhiệm bảo trợ cho một số đại học cộng

Trang 13

ĐHQG để đào tạo ở cấp học cao hơn mà ĐHKV chưa có khả năng Khi ĐHKV lớn mạnh, đặc biệt khi số lượng giáo sư và cán bộ khoa học có trình

độ cao đạt mức tiêu chuẩn qui định .ĐHKV sẽ được gọi là viện đại học và

hưởng qui chế viện đại học Thời gian đầu khi mạng lưới đại học cộng đồng

chưa phát triển, các ĐHKV có thể đào tạo ở những trình độ dưới cao dang.(8,9)

'3- Đại học (Cao đẳng) Cộng dong (DHCD)

Là mô hình trường đa lĩnh vực, đa cấp, đào tạo văn hóa, kỹ thuật nghiệp

vụ và dạy nghề của địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên môn đa đạng của cộng đồng địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập, nâng

cao trình độ văn hóa của nhân dân địa phương và do địa phương tài trợ Trong một ĐHCĐ thường có hai loại chương trình đào tạo chính: loại các chương

trình dạy nghề ngắn han va dai han từ vài tháng đến vài năm, và loại các

chương trình đại học đại cương (giai đoạn J) đối với các trường mạnh để sinh

viên có thể học chuyển tiếp theo ở một số trường khác Trường được quyền xin nhận bảo trợ của các ĐHKV và ĐHQG để gửi sinh viên dự tuyển đào tạo

chuyển tiếp theo các cấp học cao hơn.(8,9)

Đây là loại hình trường rất phát triển ở Hoa kỳ (với 1459 trường và 5,65 triệu/tổng số 14 triệu sinh viên) và ở Canađa, sau lan nhanh sang Nhật bản, Hàn quốc, Ấn độ Hiện ở châu Á có hàng nghìn ĐHCĐ hoạt động.(9)

4- Đại học/cao đẳng Chuyên ngành (Đơn lĩnh vực)

Là cơ sở đại học/cao đẳng, đào tạo-NCKH theo một số ngành chuyên môn

trong cùng một lĩnh vực như KHTN, KHXH & NV, công nghệ có nhiệm vụ

đáp ứng nhu cầu nhân lực chuyên môn đặc thù của ngành Trường có thể trực

thuộc Bộ GD-ĐT hoặc trực thuộc các Bộ khác Các trường chuyên ngành trực thuộc Bộ khác nói chung là trường độc lập, còn nếu trong Bộ GD-ĐT thì nên

nằm trong một đại học đa lĩnh vực nào đó, trừ những ngành nghề có tính chất

năng khiếu đặc biệt v.v Các trường này chỉ nên đào tạo giai đoạn II Qui

định chức năng như vậy nhằm tạo điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo giai đoạn I của toàn hệ thống, hiệu suất đào tạo, đồng thời tận dụng được sự đóng

góp của các Bộ khác vào việc cập nhật hóa việc đào tạo chuyên môn ở giai

đoạn H.(8,9)

5- Đại học/cao đẳng Bán công (ĐHBC)

Là cơ sở đại học/cao đẳng do Nhà nước cùng với các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lí điều hành Trường chịu sự quản lí Nhà nước của Bộ GD-ĐT Đây là loại hình đại học

Trang 14

được Nhà nước đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo chức Nhà trường hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi

Ở nước ta khác với các đại học công lập, ĐHBC được thành lập bat đầu bằng việc tổ chức Hội đồng sáng lập theo Qui chế tạm thời về ĐHBC ngày 03/01/1994 do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Sau đó thành lập Hội đồng quản trị (HĐQT)-đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ĐHBC, quyết định

mọi chủ trương, phương hướng phát triển của nhà trường Hiệu trưởng là

người đứng đầu bộ máy điều hành của trường, tuân theo luật pháp, chính sách Nhà nước, qui định của cơ quan chủ quản và điều lệ của trường, được HĐQT đề cử và cơ quan chủ quản ra quyết định bổ nhiệm sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ GD-ĐT.(11)

6- Dai hoc/cao đẳng Dân lập (ĐHDL)

Là cơ sở đại học/cao đẳng do các cá nhân, tập thể hoặc tổ chức kinh tế, xã

hội đầu tư xây dựng với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi cá nhân Kinh phí hoạt động thường xuyên của ĐHDL chủ yếu từ các nguồn ngoài

ngân sách Nhà nước ĐHDL thành lập nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Nhà nước có thể xét hỗ trợ

tày theo hiệu quả đào tạo của từng trường Trường chịu sự quản lí nhà nước của Bộ GD-ĐT

Miệc thành lập ĐHDL theo Qui chế tạm thời đại học dân lập ngày

21/01/1994 do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành, bắt đầu bằng việc thành lập Hội đồng sáng lập Hội đồng quản trị là tổ chức quyền lực cao nhất trong ĐHDL, quyết định mọi chủ trương và phương hướng phát triển của trường Hiệu trưởng là người đại diện cao nhất của ĐHDL trước xã hội và pháp luật và điều hành mọi công việc của ĐHDL theo luật pháp, chế độ chính sách của Nhà nước, qui định của Bộ GD-ĐT và điều lệ của trường, do HĐQT đề cử với

sự phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.(12)

7- Đại học/cao đẳng Tư thục (ĐHTT)

Là cơ sở đại học/cao đẳng do tư nhân lập ra, kinh phí hoạt động do tư nhân đầu tư hoặc đóng góp, nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực

và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Nhà nước có thể xét hỗ trợ tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hiệu quả đào tạo của các đại học này Trường chịu sự quản lí Nhà nước của Bộ GD-ĐT Việc thành lập ĐHTT theo Qui chế đại học Tư thục ngày 24/05 /1993 do Thủ tướng chính phủ ban hành với các bước về thủ tục gần tương tự như thành lập ĐHDL Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất, có toàn quyền định ra và kiểm tra đánh giá mọi hoạt động của nhà trường Hiệu trưởng là người quản lí và điều hành mọi hoạt

Trang 15

ĐT và điều lệ của trường, do HĐQT cử ra với sự phê chuẩn của Bộ trưởng Bộ

GD-ĐT.(13)

Loại hình trường này rất phát triển ở Hoa kỳ, Nhật bản, Hàn quốc, Phi-líp

phin, Inđônêxia, Ấn Độ

-.8- Phân hiệu đại học quốc tế hay loại hình hỗn hợp

Là cơ sở đại học do các tổ chức đại học quốc tế, khu vực độc lập hay cùng với các trường đại học của Việt Nam thành lập trên cơ sở được phép của

Chính phủ Việt Nam Nó có thể tồn tại độc lập như một phân hiệu đại học

quốc tế, khu vực hay nằm trong một trường đại học của Việt Nam Kinh phí hoạt động do các tổ chức quốc tế, khu vực này tài trợ hoặc có sự đóng góp của Nhà nước Việt Nam tùy theo mô hình của loại trường này Trường chịu sự quần lý Nhà nước của Bộ GD-ĐT

Qui chế cho loại hình trường này còn đang ở trong quá trình xây dựng,

nhưng có thể thấy rằng việc tổ chức-quản lý nhà trường: tuyển sinh, nội dung-

chương trình, kiểm tra-đánh giá v.v được tuân theo các chuẩn mực quốc tế

và tương đối là độc lập Hệ thống văn bằng được cấp bởi các tổ chức đại học

quốc tế, khu vực đứng ra thành lập và tài trợ

9- Đại học Mở

Là cơ sở đại học/cao đẳng để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của đông đảo quần chúng Đây là loại hình đại học đặc biệt, phá bỏ những thông

lệ truyền thống về tuyển sinh, về yêu cầu giảng dạy tập trung chính qui

Điều kiện nhập học ở các đại học mở rất dé dàng, chương trình học mềm dẻo,

phương pháp học rất linh hoạt Đại học mở có thể tổ chức đào tạo theo

chương trình dẫn đến văn bằng cử nhân hoặc cao đẳng Các đại học mở có thể là một bộ phận của ĐHQG, ĐHKV hoặc tồn tại độc lập Trường chỉ nên phát

triển các ngành đào tạo ít tốn kém mà xã hội có nhu cầu lớn hoặc những ngành có liên quan đến việc chuyển giao công nghệ cho các địa phương, các

cơ sở sản xuất Có thể thấy tỉnh thần chủ đạo của đại học mở là tạo cơ hội học tập dễ dàng cho mọi người, nhưng cần đảm bảo chuẩn chất lượng đại học nghiêm túc đối với những người đi đến đích Như vậy đòi hỏi phải có một

công nghệ kiểm tra đặc biệt và nghiêm khắc đối với loại hình này.(8,9)

Loại hình trường này xuất hiện sớm nhất ở nước Anh (1271), và hiện nay

Trang 16

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành mạng lưới các trường ĐH- CÐ ở các nước trên thế giới

Qua phân tích ở phần I.1, có thể thấy việc hình thành mạng lưới trường ĐH-CĐ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ bước đầu đề cập đến một số nhân tố chủ yếu, nó là cơ sở “ cho nhu cầu và khả năng xây dựng trường đại học và ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và phân bố của mạng lưới các trường ĐH-CĐ trên lãnh thổ của một quốc gia trong quá trình phát triển của nó

Các nhân tố này có mối liên hệ chặt chẽ-cớ mối quan hệ nhân quả với nhau, vì thế việc phân chia ra một số nhân tố ở dưới đây chỉ mang tính chất tương đối mà thôi Mức độ ảnh hưởng của chúng cũng bị thay đổi tùy theo từng quốc gia và tùy theo các giai đoạn phát triển lịch sử của các quốc gia đó 1.2.1 Sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất (LLSX ) với việc hình thành và phân bố mạng lưới các trường ĐH-CPĐ trên lãnh thổ các quốc gia

1- Trình độ phát triển của LLSX xã hội là một trong những nhân tố quyết định đến việc thành lập trường ĐH-CĐ và ảnh hưởng lớn đến loại hình đào

tạo, loại hình trường

Lịch sử phát triển cuả xã hội loài người cho thấy bất cứ một xã hội nào

muốn tồn tại và phát triển đều phải phát triển LLSX, là năng lực được tạo ra

bởi sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất và tinh than, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú của con người

LLSX phản ánh quan hệ giữa con người với giới tự nhiên Theo đà phát

triển của xã hội loài người, nhận thức của con người đối với giới tự nhiên

ngày càng sâu rộng, ngày càng vận dụng được nhiều quy luật khách quan Nó

phản ánh -trong những tiến bộ không ngừng ngày càng nhanh của KHCN-bộ phận năng động nhất của LLSX xã hội, một trong những thước đo trình độ cuả

LLSX Nhu vay lao dong trí óc ngày càng giữ vai trò quan trọng trong

LLSX.(14)

Trong khi đó giáo dục lại là một trong những công cụ đác lực để phát triển LLSX, đặc biệt là lực lượng lao động được tiếp thu tri thức KH-CN

Giáo dục theo nghĩa rộng là những cách thức, biện pháp tự giác hay

không, có tổ chức hay không mà một thế hệ này dùng để truyền đạt những

Trang 17

thế hệ mình và các-thế hệ tiếp theo, nhằm duy trì và phát triển cuộc sống xã hội về các mặt vật chất, văn hóa và tỉnh thần

Giáo dục theo nghĩa hẹp là một hệ thống các biện pháp có tổ chức, có

trường lớp, có tài liệu học tập, có thầy giáo, có kiểm tra kết quả dạy và học

mà một xã hội dùng để chuẩn bị cho thế hệ đang lớn lên hay nói rộng ra cho ` các thành viên của mình có thể kế tục và phát triển sự nghiệp của thế hệ

trước.(15)

Trong đó GD ĐH (theo quan niệm hiện nay) là bậc học cao nhất trong hệ

thống giáo dục quốc dân Trường đại học (ĐH) theo truyền thống là nơi sản sinh ra kiến thức và đào tạo nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhân lực, nhân tài về các lĩnh vực KH-CN ở trình độ cao và nâng cao dan tri cho cộng đồng sẽ

ngày càng đóng vai trò quan trọng để phát triển LLSX, để phát triển KT-XH

của một đất nước

Do đó ở bất kỳ quốc gia nào, Nhà nước và cộng đồng đều quan tâm xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục Nhưng nhu cầu xây dựng các trường ĐH chỉ nảy sinh khi trình độ phát triển của LLSX đã đạt tới một trình độ nhất định trong việc khám phá, chính phục giới tự nhiên và xã hội mà thôi

Trình độ phát triển của LLSX được tiêu biểu thể hiện ở trình độ phát triển công cụ lao động và ở trình độ phân công lao động xã hội.(16) Sự phát triển của công cụ lao động đần được nâng lên cả về trình độ KHCN và về qui mô sản xuất Nó đều ảnh hưởng đến cách tổ chức và phân công lao động xã

hội.(17)

Trong lịch sử trường đại học đã xuất hiện vào thời trung cổ (Moyea-age),

thế kỷ 11-12 ở châu Âu, trường ĐH đầu tiên là trường ĐH Bologne-Ý (1112), tiếp theo là trường ĐH Oxford-Anh (1167), ĐH Pari-Pháp (1208), DH Sorbone-Pháp (1257), ĐH Cambridge-Anh (1284 ), ĐH Praha-Tiệp (1348), ĐH Cracow-Ba lan (1364), cũng trong thời gian này ở Đức cũng xuất hiện các trường ĐH v.v Các trường Oxford, Cambridge là khuôn mẫu cho các trường ĐH sau này ở nhiều nước (mô hình ĐH truyền thống).(18)

Ở nước ta, đến thời nhà Lý (1076) trường Quốc tử giám đựơc thành lập, đặt tại Văn Miếu - Hà Nội mới có thể coi là trường ĐH đầu tiên của nước ta vì

những lý do sau:

- Các tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và được nhà

nước phong kiến đương thời đưa lên địa vị quốc giáo

- Trường có những thầy giáo giỏi, là các nhà nho uyên bác như Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên (viết Bộ Đại việt sử kí toàn thư), Vũ Quynh (viết Đại việt thông giám), Lê Tung (viết Việt giám thông khảo), Lê Quý Đôn

- Có thư viện với nhiều sách, kể cả sách quý hiếm cho người học tham khảo

Trang 18

- Có những điều kiện vật chất, thuận tiện về ăn ở cho học sinh (học bổng,

nhà kí túc ) ,

- Chế độ tuyển sinh chặt chẽ (lúc đầu chỉ đành cho con cháu của vua và các công hầu, sau mở rộng cho con cái và các quan lại từ một cấp nào đó trở lên, sau cho cả các thanh niên con nhà thường dân, tuấn tú học giỏï).(15)

Trong thời kỳ đầu của lịch sử phát triển GĐDH, do sản xuất chưa phái triển, công cụ lao động phần lớn là thủ công, năng suất lao động thấp kém, „ dẫn đến của cải vật chất trong xã hội còn nghèo nàn và phân công lao động

chưa phát triển (lao động chủ yếu mang tính chất cá thể) Sự phát triển của

các đô thị mới tập trung Ởở các vùng thủ phủ của các quốc gia lúc đó (thường

là ở lưu vực các con sông lớn) Giao lưu giữa các vùng còn rất kém do tính

chất của nền kinh tế tự cung, tự cấp, và phương tiện giao thông, liên lạc,

đường sá chưa phát triển

Đặc biệt là các ngành khoa học thời kỳ này phần lớn mới ở giai đoạn phôi thai, nhất là trong các lĩnh vực KHTN, KHKT và trong sản xuất ngoại trừ có một số ngành khoa học tương đối phát triển như: triết học, văn học, thần học,

y học, quân sự, thiên văn học v.v

Cùng với việc Nhà nước phong kiến lúc đó chủ yếu coi giáo dục là

phương tiện để truyền bá tư tưởng và duy trì trật tự xã hội đương thời, tất cả

đã khiến cho các trường ĐH đựợc thành lập rất ít, tập trung ở một vài vùng thủ phủ-trung tâm đô thị văn hóa, chính trị phát triển lúc bấy giờ, các ngành hoc còn rất sơ sài, chỉ có một số ít ngành để đào tạo các quan chức, công chức cho bộ máy cai trị và ở một vài ngành khoa học đã tương đối phát triển y học, luật, thần học, văn chương v.v Các kiến thức và tay nghề về sẵn xuất ra của cải vật chất chưa trở thành nội dung giáo dục của nhà trường Các nghề nông nghiệp, buôn bán, thủ công, khai mỏ, luyện kim v.v chủ yếu được truyền nghề bằng kèm cặp trong thực tiễn chứ không có trường lớp, sách vở, chương trình gì ca.(15)

Trường ĐH chủ yếu dành cho một số ít là các con em ở tầng lớp trên học

ra để làm quan trong bộ máy cai trị là nên là các trường công và có quy mô

tất bé - :

Do khoa học thời đó còn chưa phát triển, các trường ĐH lại không phải để

phục vụ rộng rãi cho cộng đồng nói chung vì thế nó không coi trọng mối liên hê với công đồng, xã hôi và với nhau

Các trường ĐH thời kỳ này không có nghiên cứu khoa học vì người ta

quan niệm rằng toàn bộ kiến thức đều đã có trong các tác phẩm cuả các nhà bác học, các nhà tư tưởng danh tiếng, của triều đình và các tổ chức tôn giáo lúc đó Cũng vì thế nội dung-chương trình, phương pháp giảng dạy-học tập

Trang 19

Các trường đào tạo mang tinh tinh hoa (elite), chon loc khat khe va diéu này còn kéo dài cho tới nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở hầu hết các

nước, để chuyển sang xu thế nền giáo dục đại học mang tính đại chúng

(mass) như ngày nay

Tớm lại: Do trình độ của LLSX trong thời kỳ phong kiến-thế ky 11-12 đã đạt tới một mức độ nhất định trong việc khám phá và chỉnh phục giới tự nhiên

và xã hội đưa tới việc phát triển một số ngành khoa học như triết học, văn

học, y học, thần học và sự phát triển của nền sản xuất thủ công-cá thể đã là

một trong những nhân tố cơ bản nhất làm nảy sinh các nhu cầu và khả năng

để hình thành các trường ĐH đầu tiên trong lịch sử phát triển của GĐDH thế

giới Cũng như làm cho số trường ĐH thời kỳ này được thành lập rất ít, là các

trường công, có qui mô rất nhỏ bé, các ngành học còn sơ sài, được phân bố tập trung ở một vài vùng thủ phủ-trung tâm đô thị, văn hóa, chính trị phát triển lúc bấy giờ Chúng như những tháp ngà, biệt lập khép kín với nhau và

với xã hội bên ngoài

Nhưng với sự phát triển của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, đã

thúc ép các trường ĐH phải tiến hành cải cách vào thế kỷ 17-18 Kết quả là có nhiều trường ĐH mới ra đời Tiêu biểu là các trường ĐH ở Đức, như: Halle (152, Gottingen (1737) Đặc điểm của các trường ĐH này là tính chất tự do của khoa học, tự do giảng dạy và nghiên cứu có phê phán-phương pháp công

tác này chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển khoa học thực nghiệm(18) Nó

đem đến làm thay đổi tính chất kinh viện, giáo điều trong GD-HT ở các trường ĐH lúc đó và cả về sau này

Trong quá trình phát triển từ sản xuất thủ công cá thể sang thời kỳ hiệp

tác giản đơn TBCN và đến công trường thủ công, qui mô của sản xuất ngày càng mở rộng thì tính chất xã hội hóa của sản xuất đã tăng lên

Đặc biệt dưới tác động của các cuộc cách mạng KHKT lần thứ I (ở nửa sau thế kỷ 18) và lần thứ 2 (ở nửa sau thế kỷ 19), nền sản xuất TBCN bước vào thời kỳ cơ khí hóa, điện khí hóa-trình độ kỹ thuật của sản xuất có những bước nhảy vọt

Chính quá trình xã hội hóa sản xuất đã đem đến các ý tưởng cho sự

chuyển dịch trong GDĐH từ GDĐH tinh hoa sang GDDH mang tính chất đại

chúng, đây là xu thế quan trọng nhất của GDĐH trong lịch sử phát triển của nó Triết lý của GDĐH mang tính đại chúng là mọi người đêu có thể có cơ

may tiếp nhận GDĐH sau khi hoàn thành bậc phổ thông trung học

Từ nước Anh đã sớm hình thành ý tưởng muốn làm cho nền giáo dục có giá trị đối với mọi giai tầng của xã hội, mặc đầu nó có tính chất tuyển chọn đối với sự chuyển động của mọi giai tầng xã hội Ý tưởng này theo các làn

Trang 20

sóng di cư đem tới Hoa kỳ và nó có ảnh hưởng tới việc thông qua các đạo luật Morrill năm 1862 và năm 1890-cung cấp cơ sở triết học, làm cho người ta tin vào khái niệm "đại học nhân đân” và là mốc đánh dấu sự mở rộng cơ sở cho GDDH bang viéc cap đất cho các tổ chức, tư nhân để thành lập trường ĐH ở nước này.(19)

Ộ Nhưng chỉ tới cuộc cách mạng KHCN (cách mạng KHKT lần thứ 3), xẩy

ra sau chiến tranh thế giới lần 2 thì sự chuyển dịch này mới diễn ra mạnh mẽ

ở hầu hết các nước trên thế giới vì những 1í đo sau:

=- Các cuộc cách mạng KHKT trước cũng đem đến sự ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ KHKT vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội, nhưng đến cuộc cách mạng KHCN thì mức độ này trở nên khác hẳn Đó là do nó được thực hiện trên cơ sở lí luận khoa học phát triển không ngừng và lấy nó làm chỉ

dẫn để thực hiện Mặt khác một đặc điểm của cuộc cách mạng KHCN Tần này

là khoảng cách từ phát minh khoa học và sáng tạo kỹ thuật cũng như ứng

dụng kỹ thuật vào thực tế là rất ngắn, nó làm rút ngắn nhanh chóng quá trình biến KHCN thành LLSX trực tiếp, và ở mức độ cao hơn là LLSX trí lực và làm quá trình xã hội hóa sản xuất phát triển rất cao Việc chuyển hóa nhanh KHCN thành sức sản xuất đòi hỏi phải có một số lượng lớn các nhà khoa học,

và phải ‹ có một đội ngũ đông đảo nhân viên kỹ thuật có trình độ tri thức tương đối cao va những người lao động lành nghề, cũng như trình độ văn hóa chung của người lao động, người dân phải cao hơn Vì vậy GDĐH bên cạnh việc

phải đào tạo tính hoa cũng phải chú trọng thích đáng đến đào tạo nhân lực

chuyên môn và nâng cao đân trí cho rộng rãi cộng đồng.(14)

- Do chu trình từ thị trường (M)-nghiên cứu (R)-triển khai (D)-sản phẩm

(P)-thị trường (M) là chu trình Hiên tục không bị gián đoạn, cùng với việc phát triển nền KTTT cạnh tranh ở các nước tư bản chủ nghĩa, khiến cho các trường

ĐH phải gắn với thực tiễn và đáp ứng các đòi hỏi của nó về đào tạo và

NCKH Hệ thống-mạng lưới các trường ĐH mang tính chất hệ thống mở - Trình độ học vấn của nhân dân, nhất là cuả thanh thiếu niên đều nâng

cao, trình độ phổ cập đều nâng lên Ở nhiều nước phát triển đang đặt ra nhiệm

vụ phổ cập trình độ trung học với nhiều loại hình trường Do đó số người đòi hỏi được tiếp tục học lên đại học ngày một tăng, không chỉ ở học sinh đang độ tuổi mà cả ở những người lao động, không chỉ ở những thành phố lớn mà còn ở khấp các vùng, các địa phương của mỗi nước Trách nhiệm đào tạo cho

những người lính trở về, cùng với những yêu cầu về khôi phục và phát triển

kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nên ở hầu hết các nước tư bản phát

triển đều tiến hành cải cách giáo dục để mở rộng và phát triển GDĐH.(20) - Sau chiến tranh thế giới lần 2, việc xuất hiện một loạt nước XHCN, một

Trang 21

Rey rr

quan hệ chiếm hữu tư nhân TBCN, dẫn đến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể, đương nhiên GDĐH ở các nước này chuyển mạnh theo xu thế này

Một nền GDĐH đại chúng phải là một nền giáo dục có tính đa dạng rất cao Phải thiết lập nhiều ngành học khác nhau, nhiều trình độ và nhiều hình

thức đào tạo, phương thức học tập và những chỉ phí tương ứng Những tiêu

chuẩn về đào tạo phải được thích nghi với những sinh viên khác nhau và những mục tiêu đào tạo khác nhau Mạng lưới các trường phải được phân bố mở rộng dan theo lãñh thổ quốc gia Tất cả nhầm đáp ứng các nhu cầu mới và đa dạng của sản xuất, cuả xã hội.(21) Chính xu thế ny ó em ti:

đâ SW hình thành và phát triển loại hình đại học ngắn hạn-sự phân cấp đầu

tiên trong GD DH

Ở nửa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều nhà lãnh đạo giáo dục ở Hoa kỳ chịu ảnh hưởng của GDĐH Đức tán thành việc để 2 năm đầu đại học đặt vào một trường riêng, theo mẫu các trường Gụmnasium của Đức Các trường này được gọi là Junior college-đại học sơ cấp, tiền thân của trường cao đẳng

hay sau này là các đại học cộng đồng (Community college)

Trước những năm 1930, chức năng của các trường cao đẳng này chủ yếu

là chương trình giáo dục tổng quát của 2 năm đầu đại học

Sau đó do đòi hỏi của các ngành công nghiệp, các địa phương, của sự thay đổi về cơ cấu lao động đo áp dụng các tiến bộ KHCN, có những nơi chỉ cần

công nhân (nhân viên) và cán bộ có trình độ đại học (cao đẳng) mà thôi về các ngành kỹ thuật, nông nghiệp, y tế, sư phạm nhưng phải được đào tạo

trong một thời gian ngắn và có hiệu quả sớm để phục vụ ngay Trong khi không có khả năng phát triển các trường đại học đài hạn với quy mô lớn như vậy và cách đào tạo cũng không kinh tế, nên việc giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp cũng đã trở thành một bộ phận cấu thành chính và thường xuyên của chương trình giảng dạy ở các trường Junior college-2 năm.(22)

Tùy theo từng nước mà loại hình đại học ngắn hạn này thời gian đào tạo

từ 2-3 năm và có các tên gọi khác nhau Forskola-3 năm (Hung ga ri), Sous- ingeniewr 2-3 nam (Ru ma ni), IUT-2 nam (Pháp) v.v (20)

Điều này dẫn đến sự hình thành mạng lưới các trường đại học ngắn han

hay mạng lưới các trường cao đẳng Các trường đại học này thu hút sự nhập

học rộng rãi của cộng đồng, phân bổ ở các vùng, các địa phương rộng khắp lãnh thổ quốc gia, gắn chặt với các nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương Sự hình thành mạng lưới các trường cao đẳng gắn liền với

việc hình thành các mạng lưới đô thị, các trung tâm công nghiệp và kinh tế,

văn hóa cuả các vùng, các địa phương

Trang 22

Các trường này có thể độc lập hoặc gắn với các trường đại học dài hạn; nó

đem đến sự phát triển mạnh mẽ và mở rộng của GDĐH

Các số liệu sau đây cho ta thấy điều đó:

Sự gia tăng của đại học 2 năm trong thời gian 1910 - 1928 ở Hoa kỳ (theo 22) ` Nguồn : Bộ Giáo dục Hoa kỳ Thống kê năm 1994 Năm Số Số sinh viên trường 1910 3 1918 46 4.540 1922 80 12.124 1928 248 44.855

Ở Canada trong giai đoạn từ 1965-1973 các trường đại học cộng đồng và

các trường cao đẳng đã được thành lập ở nhiều vùng của đất nước Gần đây đã được mở rộng ra tất cả các bang và lãnh thổ với 140 trường và 60 cơ sở tương đương Số lượng sinh viên của hệ này năm 1960 là 49.000 người lên 500.000 người năm 1988-1989.(19)

° Suda dang hóa các loại hình đào tạo của các cơ sở GDODH

Để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của các tiến bộ KHCN (nó kéo theo

sự thay đổi rất nhanh của thị trường sức lao động về cơ cấu, chất lượng và qui

mô ở các nước thực hiện nền KTTT), người lao động cần phải được giáo dục "thường xuyên”, giáo dục "liên tục", giáo dục "suốt đời” và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, và cũng như để đáp ứng các hoàn cảnh của rộng rãi

cộng đồng người học: không chỉ trong độ tuổi, vừa làm vừa đi học, phụ nữ và

dân cư ở các vùng xa xôi, hẻo lánh v.v đã làm xuất hiện nhiều loại hình đào

tạo: tập trung-tại chức, đài hạn-ngắn hạn, chính qui-phi chính qui, bồi dưỡng-

Trang 23

Ở nước Anh ngay từ năm 1871, đã có phong trào mở "trường ĐH phổ biến kiến thức", năm 1891 ở Pháp đã mở trường kỹ thuật hàm thụ Pari .Ngày nay

các loại hình này càng phát triển rất mạnh: số sinh viên kệ tại chức trên tổng

số ở Liên xô cũ: 44,5%; Ba lan: 39,9%; Tiệp khác: 16,5%; Hung ga ri: 34,8%; Cu ba: 52% (1975) (23) ‘

_® Sự hình thành loại hình trường ĐH-CĐ chuyên ngành (đơn lĩnh vực)

_ Việc áp dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất đã thúc đẩy sức sản xuất

phát triển mạnh mẽ, quá trình xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, làm cho phân công lao động xã hội phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Chuyên môn hóa chỉ tiết trong từng ngành, phân công chuyên môn hóa giữa các ngành, phân công liên kết chuyên môn hóa giữa các nước

Phạm vi phân công ngày nay đã vượt xa qúa trình gia công trực tiếp các

đối tượng lao động, trở thành quá trình toàn bộ từ NCKH, phát minh sáng chế, lập chương trình, xử lý thông tin, tự động điều khiển, chế tạo, thương mại hóa sản phẩm, bảo dưỡng v.v Tất cả những điều đó làm hình thành sự phân công giữa các bộ phận lấy thành quả khoa học làm cơ sở, tạo nên sự chuyên

môn hóa sản phẩm ngày càng trở nền sâu sắc.(14)

Sự chuyên môn hóa trong sản xuất và cơ chế kinh tế đã ảnh hưởng tới

phạm vi đào tạo chuyên môn và loại hình trường

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển chuyên môn hóa theo các ngành trong sản xuất, để đáp ứng nhân lực cho yêu cầu mới này đã đưa tới hình thành các ĐH chuyên ngành (tiếp theo là các CÐ do ảnh hưởng của phân cấp trong † - ĐH) Trong đó đặc biệt quan trọng là sự xuất hiện của các trường ĐH (CĐ) kỹ thuật

Sự ra đời của các đại học kỹ thuật đầu tiên là ở vào thời kỳ này, nó chịu ảnh hưởng của các cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất-cuộc cách mạng đại công nghiệp máy móc-cách mạng cơ cấu ngành nghề và sau đó là cách mạng KHKT lần thứ 2-cách mạng điện khí hóa Đó là các ĐH Bách khoa Pari (1794), ĐH Kỹ thuật Praha (1806), ĐH Kỹ thuật Viên (1815), trường Kỹ thuật

hoàng gia Glasgow (1896) v.v Các ĐH Kỹ thuật Pari và Viên là mô hình

cho các trường ĐH Kỹ thuật của các nước về sau này.(18) Việc hình thành các ĐH Kỹ thuật gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp-kinh tế của các nước này

Ở các nước theo xu hướng TBCN, đo việc thực hiện nền KTTT cạnh tranh tự do nên các ảnh hưởng này dần bị hạn chế, nhưng cũng dẫn đến việc hình thành các trường ĐH-CĐÐ mang tính chất chuyên ngành trong một số lĩnh vực: Kỹ thuật, Sư phạm, Âm nhạc, Nghệ thuật, Nông nghiệp v.v

Trang 24

Ở các nước theơ xu hướng XHCN, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa chỉ huy tập trung, ảnh hưởng của sự chuyên môn hóa trong sản xuất chỉ phối rất mạnh Các Bộ quản lý ngành phải chịu trách nhiệm toàn bộ cho việc phát triển của ngành mình, trong đó có việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Vì thế ở phần lớn các Bộ, ngành chuyên môn đều thành lập các trường `ĐH-CĐ chuyên ngành mình quản lý Các trường này thường được đặt ở các

trung tâm kinh tế ngành lớn, gần với nơi sử dụng nhân lực đào tạo

Nhưng để đáp ứng các thay đổi nhanh chóng của KTXH, nên ngày nay ở hầu hết các nước các trường chuyên ngành có xu hướng mở rộng phạm vi đào

tạo, hay chuyển thành một bộ phận của các university như các phân tích ở

dưới đây :

¢ Sư hình thành và phát triển loại hình Viên đại học đa ngành, trường dai

học đa ngành (hay đa lĩnh vực)

Trong mỗi giai đoạn phát triển ở mỗi quốc gia, cơ cấu ngành kinh tế xã

hội liên quan đến các điều kiện tự nhiên và xã hội của quốc gia đó Tuy nhiên nhân tố quyết định thuộc về trình độ sức sản xuất của nước đó

Cách mạng KHCN đã thúc đẩy nhiều ngành khoa học, công nghệ mới ra đời và phát triển nhanh chóng, đặc biệt một số lĩnh vực công nghệ mới như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương, công nghệ võ trụ, công nghệ hạt nhân và sự

xâm nhập mạnh mẽ của nó vào đời sống KTIXH đã làm cho cơ cấu ngành thay đổi rất nhanh Ngành thứ nhất (nông, lâm, ngư nghiệp) không ngừng thu nhỏ tỷ lệ trong toàn bộ nền KTQD Tỷ lệ ngành thứ hai (khai thác, chế tạo, xây dựng) từ mở rộng đi đến thu nhỏ lại Tỷ lệ ngành thứ ba (các ngành còn lại) không ngừng mở rộng.(14)

Mặt khác do sự phân lập và tích hợp diễn ra trong khoa học, làm hình

thành các ngành khoa học mới, khoa học liên ngành và ở vùng giáp ranh giữa

các khoa học phát triển rất mạnh

Nền sản xuất hiện đại trong khi theo đuổi hiệu quả kinh tế cao đã chú ý tới việc sáng tạo ra cái mới, có chất lượng và các dịch vụ thích ứng với điều

đó như NCKH, điều tra, xử lý thông tin, tiếp thị v.v cũng phát triển Một số

hoạt động trở thành những ngành nghề mới độc lập, một số vẫn nằm trong nội bộ ngành Những mạng lưới thông tin nhiều (tầng nấc không đơn thuần là đối tượng phục vụ hay phương thức phục vụ Lại thêm cách kinh doanh kiểu nhà máy của nông nghiệp và ngành phục vụ, cùng phương châm đa dạng hóa của các tổ chức kinh doanh độc quyền, cùng với quá trình xã hội hóa sản xuất càng cao thì sự phân công, hợp tác giữa các ngành nghề càng trở nên sâu sắc,

Trang 25

Tất cả những điều trên đã khiến cho người lao động được đào tạo theo

chuyên môn hẹp rất khó thích ứng được với thị trường sức lao động đang ngày

càng biến đổi nhanh chóng (ở Hoa kỳ một người lao động trung bình phải đổi

nghề 5-6 lần trong một đời người), đòi hỏi các trường đại học phải cung cấp

cho sinh viên chuyên môn diện rông và mở rộng phạm vi đào tạo để giúp cho

họ vừa có một nền kiến thức cơ bản và cơ sở rộng, vừa dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp

Như đã phân tích ở trên, đào tạo hai giai đoạn đã hình thành ở nửa cuối thế kỷ 19 ở Đức và Hoa kỳ, nhưng ý tưởng về đào tạo chuyên môn diện rộng

thì vài thập niên gần đây mới phát triển mạnh mẽ Nó cũng kéo theo sự phát

triển rộng của việc đào tạo hai giai đoạn ở rất nhiều nước Từ đó hình thành

loại hình trường (khoa) đại học đại cương và trường (khoa) đại học chuyên

ngành trong các trường đại học truyền thống-sự hình thành các Viên đại học

đa ngành

Mặt khác trong nền KTTT, các trường chuyên ngành do tính chất của nó nên thường có qui mô bé, tỈ trọng sinh viên trên giáo viên thấp, hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật rất thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế Điều

này khiến cho các trường gặp khó khăn trong việc thích ứng kịp thời với thị

trường sức lao động đầy cạnh tranh :và biến động Do đó hình thành xu thế

thành lập các trường đa ngành với qui mô lớn

h điểm của nó là đem lại hiệu suất sử dụng đội ngũ, cơ sở vật chất-kỹ

thuật cao, tạo ra môi trường trao đổi hợp tác khoa học tốt cho NCKH liên ngành và ở các vùng giáp ranh giữa các khoa học phát triển, và tạo điều kiện

tốt để sinh viên có thể chuyển đổi ngành đào tạo dễ dàng, nhất là sau giai

đoạn I Vì thế trong GDĐH ở nhiều nước, trong các thập niên 80, 90 đã diễn ra xu thế cấu trúc lại mạng lưới ĐH-CĐ, trong đó có việc hình thành các đại

học đa ngành có qui mô lớn bằng cách:

- Sát nhập các trường chuyên ngành, có qui mô bé vào các trường đại học

đa ngành lớn, có truyền thống

- Hợp nhất chúng với nhau thành các đại học đa ngành mới

~ Mở rộng phạm vi đào tạo của các trường, đặc biệt là của các đại học kỹ

thuật thành các đại học đa ngành

Các Viện đại học đa ngành thường là các ĐH có truyền thống, trung tâm đào tao chất lượng cao, biểu tượng của nền GDĐH quốc gia nên thường được

ưu tiên đầu tư, phạm vi đào tạo rộng và qui mô đào tạo lớn Chính vì thế nó

thường đặt ở các trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn nhất của quốc gia, phục vụ toàn quốc (hay Bang, ở các nước theo chế độ liên bang) Các đại học đa ngành tùy theo phạm vi và qui mô đào tạo mà nó được gắn với các vùng

lãnh thổ (khu vực), các địa phương

Trang 26

©Ổ Sự hình thành và phát triển loại hình trường ĐH-CĐ phi công lập

_ — Trong lịch sử phát triển của GDĐH, các trường ĐH lúc đầu được thành

lập chủ yếu để nhằm đào tạo quan chức, công chức để duy trì trật tự xã hội

đương thời, tuyển lựa chọn lọc khắt khe, qui mô nhỏ bé nên đương nhiên nó

hoàn toàn được sự bảo trợ của nhà nước phong kiến khi đó

Nhưng khi GDBH chuyển sang nền GDĐH mang tính chất đại chúng do

quá trình xã hội hóa nền sản xuất xã hội thì với sự gia tăng nhanh chóng của

các trường ĐH-CĐ, qui mô các trường ngày càng lớn, nguồn lực từ ngân sách

của các nhà nước không đáp ứng nổi đòi hỏi GDĐH phải được xã hội hóa để tăng cường các nguồn lực cho GDĐH, cùng với việc phát triển nền KTTT hàng hóa nhiều thành phần ở các nước thì tùy theo truyền thống và hoàn cảnh

cụ thể của từng nước mà mạng lưới các trường ĐH-CĐ phi công lập: bán

công, dân lập, tư thục được hình thành và phát triển

Mạng lưới các trường phi công lập do gắn với việc đáp ứng nhu cầu học tập của các cộng đồng và tính chất lấy thu bi chi của nó nên thường phân bố

theo mạng lưới đô thị, dân cư tập trung và kinh tế phát triển

e Sự hình thành các cấp sau đại học trong bậc dat hoc

Do sự phát triển của quá trình chuyên môn hóa sản xuất ngày càng đi vào chiều sâu, dựa trên các thành quả của KHCN ở trình độ phát triển ngày càng

cao, thì bên cạnh các chương trình đào tạo đại học theo chuyên môn điện rộng, đòi hỏi phải phát triển các chương trình đào tạo sau đại học đi vào

chuyên môn sâu hơn và ở trình độ cao hơn, đẫn tới sự hình thành và phát triển cấp cao học và cấp tiến sĩ Điều này rất cần thiết để:

- Thứ nhất, đây là phương thức chủ yếu qua đó việc nghiên cứu khoa học của các trường đại học được thực hiện

- Thứ hai, những người tốt nghiệp chương trình này là nguồn cung cấp nhân lực cần thiết cho các đơn vị NC-TK, đặc biệt là các viện NCKH về công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế tạo

- Thứ ba, đây là phương thức quan trọng để phát triển đội ngũ cán bộ khoa

học và cán bộ giảng đạy đại học để từ đó nâng cao chất lượng GDĐH, cỗ máy cái sản xuất lao động KHCN đáp ứng các đòi hỏi phát triển của các quốc

gia.(24)

Trang 27

Cuộc cách mạng KHCN sau chiến tranh đã thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa ngày càng trở nên sâu rộng chưa từng thấy, chuyên môn hóa càng sâu thì sự phân công, hợp tác càng mạnh mẽ: trong từng ngành, giữa các ngành và giữa các nước

Cùng với sự chuyển giao công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp

mới ở các nước, đòi hỏi việc tập trung và tích tụ tư bản mạnh mẽ Sự giao lưu tư bản và mậu dịch giữa các nước cũng đem tới sự quốc tế hóa nền kinh tế , thế giới Tất cả càng làm cho phân công lao động quốc tế càng trở nên phát

triển cao độ

Chính do sự phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ nên đã đòi hỏi trong GDĐH của các nước trong khu vực và trên thế giới phải có sự giao lưu, hợp tác, hội nhập ngày càng mạnh-xu thế quốc tế hóa Sự phát triển của

công nghệ thông tin-viễn thông càng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho xu thế

này

Do vậy mà GDĐH các nước đều có xu hướng đi tới tiếp cận được với nhau, đó là sự liên thông về nội dung-chương trình, tương đương về bằng cấp

và các loại hình trường

Trong đó có việc hình thành loại hình trường ĐH quốc tế (khu vực) hay

hỗn hợp ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển là một hình thức để

thực hiện các mục íiêu trên Điều này còn rất quan trọng đối với các nước

đang phát triển thực hiện nền kinh tế thị trường "mở cửa" khi nhịp điệu

chuyển giao các công nghệ, nhất là các công nghệ cao, việc thành lập các

công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi

một đội ngũ nhân lực KHCN, quản lý, kinh doanh đông đảo có trình độ

tuân theo các chuẩn mực quốc tế Do tính chất của nó mà loại hình trường này thường được đặt ở các trung tâm kinh tế, văn hóa chính của cả nước

2- Sự phân bố LLSX trên các vùng lãnh thổ quốc gia ảnh hưởng đến sự phân bố mạng lưới các trường DH-CD

© Mạng lưới các trường ĐH-CĐ chịu ảnh hưởng của qui hoạch phân bố LLSX theo nguyên tắc tập trung hóa và phân bố hợp lý, rộng khắp theo các vùng lãnh thổ, các địa phương của các quốc gia

Ở mọi quốc gia, vấn đề phát triển KTXH của toàn bộ đất nước luôn gắn

lHền với việc phát triển KTXH các vùng lãnh thổ, các địa phương Mục tiêu của nó là nhằm đảm bảo sự phát triển của tất cả các vùng lãnh thổ đất nước

dựa trên lợi thế so sánh và tiềm năng của các vùng, đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững của đất nước về lâu đài

Trang 28

Tuy vậy, trong thực tế do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội giữa các vùng đem đến sự thuận lợi, khó khăn khác nhau cùng vớ? việc hạn chế của các nguồn lực nên trong một số giai đoạn, người ta phải chấp nhận sự phát triển chênh lech lớn iữa các vùng để có thể tập trun ø các nguồn lực, tạo cú hích cho sự phát triển nhanh chóng của một số vùng, hình thành các vùng kinh tế động lực, từ đó kích thích, lôi cuốn, hỗ trợ kéo theo sự phát triển của các vùng khác nhầm có được nhịp độ tăng trưởng và phát triển cao của đất nước

Như vậy luôn có hai xu hướng đan xen nhau: đòi hỏi sự tập trung phát triển LLSX ở một số vùng và mặt khác đòi hỏi phải có sự phân bố hợp lý về

LLSX giữa các vùng để phát triển KTXH Trong đó điều kiên tư nhiên là cơ

Sở vật chất, điều kiện tiên quyết để tiến hành sản xuất, là yếu tố tiềm tàng qui định sự phân bố LLSX, Khoa học công nghệ đóng vai trò quyết định cho yếu tố tiềm tàng trở thành hiện thực.(14)

Cũng vì thế từ rất lâu ở nhiều nước người ta đã tiến hành phân vùng lãnh

thổ để qui hoạch phát triển theo vùng lãnh thổ dựa trên các yếu tố tiềm năn g-

điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, thủy văn, tài nguyên, khí hậu ), điều kiện KTXH (phong tục, tập quán của địa phương, truyền thống lịch sử của cư đân về các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế, dân số với cơ cấu và chất lượng dân số ) và các điều kiên khả thi (các ngưồn lực, các tiến bộ KHCN )

Trong qui hoạch phát triển vùng lãnh thổ, việc xây dung va phát triển

mạng lưới các trường học, đặc biệt mạng lưới các trường ĐH-CĐ rất được quan tâm và đương nhiên nó chịu ảnh hưởng của cả hai xu hướng trên Nó cần phải đáp ứng được một cách tốt nhất trong các điều kiện khả thi về các nhu cầu phát triển lực lượng lao động chuyên môn KHCN ở trình độ cao, bộ phận ngày càng quan trọng của LLSX của các vùng lãnh thổ Mặt khác,việc phái triển mạng lưới trường ĐH-CĐ còn là sự can thiệp ở tầm quốc gia trong việc phân bố lại LLSX giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương của một quốc gia Vì vậy, mạng lưới các trường ĐH-CĐ chịu ảnh hưởng quan trọng của qui hoạch phân bố LLSX theo vùng địa phương, ngành kinh tế, và phân vùng lãnh thổ đất nước

Một mặt các trường ĐH-CĐ được (ập trung ở một số thành phố, đô thị lớn, các trưng tâm kinh tế-xã hội phát triển của cả nước và một số vùng (khu

vực) trọng điểm Mặt khác người ta ngày càng quan tâm tới việc phát triển

mạng lưới các trường ĐH-CĐ phân bố hợp lý, rộng khấp theo các vùng lãnh

thổ, các địa phương của đất nước để đáp ứng các nhu cầu phát triển KT-XH

của các vùng, các địa phương

Tuy nhiên một điểm đễ nhận thấy là do các điều kiện tự nhiên, KTXH của các vùng nói chung là rất khác biệt nhau nên sự phát triển giữa các vùng có sự

Trang 29

chênh lệch rất lớn, nhất là ở các vùng xa xôi hẻo lánh, đân cư thưa thớt Điều

này kéo dài đeo đẳng không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay cả ở các

nước phát triển

Vì thế việc phân bố các trường ĐH-CĐ và các loại hình trường là không thể có sự đồng nhất và mẫu hình chung cho các vùng Bên cạnh việc mạng

lưới trường hình thành để đáp ứng các nhu cầu về phân bố và phái triển LLSX

cho sản xuất, nhiều nước rất chú trọng ưu tiên đầu tư xây đựng trường nhằm

nâng cao đân trí để từ đó phân bố lại LLSX và tạo môi trường thuận lợi cho

sản xuất phát triển ở các vùng, và cho các nhóm dân cư bị thiệt thồi Do đó ở các vùng kinh tế chậm phát triển, trình độ văn hóa của dân cư thấp, đặc biệt ở các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh, nơi các dân tộc ít người sinh sống, người

ta xây dựng loại hình trường nội trú, đa cấp, có khoa dự bị, nội dung-chương

trình được xây dựng đặc thù, chú ý đến các đặc điểm về phong tục tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc sinh sống ở đó Các trường này phải là trường công lập và hoàn toàn bao cấp

Theo cách tiếp cận vùng lãnh thổ, ở một số nước người ta xây đựng các loại hình ĐH quốc gia-bang, ĐH khu vực (vùng), ĐH-CĐ cộng đồng hay địa phương Tùy theo truyền thống, đặc điểm của mỗi nước, và ở từng giai đoạn

phát triển mà từng loại hình trên dành được sự tập trung của các nguồn lực để phát triển

Cũng theo cách tiếp cận này, các trường ĐH-CĐ có mối liên hệ chặt chẽ

với sự phát triển của KH-XH của vùng lãnh thổ, địa phương có trường nên các ngành đào tạo thường gắn với các ngành nghề truyền thống của vùng, địa phương Nhưng do sự phát triển của KHCN, của nền sản xuất hàng hóa trong nền KTTT, đã diễn ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, dẫn đến xu thế

mở rộng phạm vi ngành đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo-xu thế

phát triển các trường đa ngành, đa cấp

e© Việc lựa chọn địa điểm xây dựng trường liên quan chặt chế đến các vấn đề về các nguồn lực đâm bảo cho hoat dong GD-HTva NCKH, va tinh kính tế nhờ qui mô

Có thể nói rằng đây là vấn đề rất quan trọng khi cân nhắc để lựa chọn địa

điểm thành lập trường Tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn phát triển của mỗi nước, do ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau như: các mục tiêu chính trị, cơ

chế kinh tế, KHCN v.v mà mức độ này bị thay đổi đi

- Vấn đề nguồn nhân lực: trong đó quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ quản lý (đặc biệt ở các nước coi đại học gần như một ngành công nghiệp sản xuất nhân lực có trình độ cao), và đội ngũ cán bộ giảng day (đó là về số lượng, cơ cấu trình độ, ngành nghề, lứa tuổi, dân tộc ) Ở các nước, người ta dần tiêu

Trang 30

chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy khi cho phép mở trường, mở ngành đào tạo, cấp học mới

- Vấn đề nguồn lực tài chính: trong đó người ta xem xét các nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, Ngân sách địa phương Điều này rất quan trọng đối

với loại hình trường công lập Nhưng cùng với việc đáp ứng nhu cầu học tập

của rộng rãi cộng đồng, cần phải mở rộng qui mô đào tạo, trong khi các nguồn lực từ Nhà nước không đáp ứng được, người ta phải quan tâm tới mức sống cư dân trong vùng và vùng lân cận (có thể thấy rằng các cư dân trong vùng và lân cận thường nhập học chủ yếu ở các trường trong khu vực)

Đối với các trường phi công lập thì điều này đặc biệt quan trọng, nó đảm bảo số người có khả năng theo học (đĩ nhiên còn phụ thuộc vào các yếu tổ khác nữa), đảm bảo tính kinh tế nhờ qui mô để nhà trường có thể lấy thu bù

chỉ để tồn tại và phát triển trong nền KTTT

- Vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật và đảm bảo thông tin: do tính chất các trường DH-CD là các trung tâm đào tạo, nghiên cứu KH-CN, văn hóa của vùng, địa phương nên cần đặt ở các thành phố, đô thị lớn, tập trung dân cư, ở

các đầu mối giao thông, trên các trục giao thông thuận tiện trong vùng và

quốc tế, có hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong nước và quốc tế (hay

trong qui hoạch mang tính khả thị), gần các Viện NC-TK cùng lĩnh vực, các trung tâm kinh tế-công nghiệp, các thư viện, các trường học: đại học khác,

trường trung học, dạy nghề Nó giúp thuận tiện chỏ việc học tập của sinh

viên, cho hoạt động giao lưu, hợp tác trong GD-NCKH trong vùng, khu vực

và quốc tế, cũng như trong việc hỗ trợ, hợp tác để sử dụng các nguồn lực: cán bộ, cơ sở vật chất-kỹ thuật, thông tin v.v Trong đó yếu tố đảm bảo thông tin ngày càng trở nên quan trọng đối với trường ĐH-CĐÐ do chức năng của nó

Do đó mạng lưới các trường ĐH-CĐ thường gắn liền với qui hoạch phát

triển mạng lưới đô thị, các khu kinh tế-công nghiệp và văn hóa của các vùng

lãnh thổ, các địa phương của một quốc gia

® Phạm vi phân bố mạng lưới các trường ĐH-CĐ ngày càng được mở rộng theo không gian địa lý của quốc gia

Sự phát triển nhanh chóng của KHCN đã làm thay đổi vô cùng lớn sự

phân bố địa bàn sản xuất:

Trang 31

- Hai là thu hẹp tác dụng hạn chế của ngưồn tự nhiên và hoàn cảnh tự nhiên đối với sự bố trí LLSX, mở rộng phạm vi bố trí LLSX.(14)

Nó đem đến phạm vi phân bố các trường ĐH-CĐ cũng được mở rộng theo Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin-viễn thông, của các

phương tiện giao thông, đường xá hiện đại, mức sống dân cư ngày một nâng

cao ở nhiều nước, khoảng cách địa lý xa xôi giữa các cơ sở trở nên không còn quan trọng như trước Vì thế có một xu hướng ở các nước phát triển là người ta thành lập mới, phát triển mở rộng các trường đã có sẵn trước hay chuyển một số các trường ĐH ra khỏi các trung tâm thành phố, đô thị lớn về

các đô.thị vệ tỉnh, yên tĩnh để hình thành các khu đại học rộng lớn với nhiều trường (khoa), viện, trung tâm NCKH, các khu dịch vụ: thư viện, ký túc xá, thể thao với qui mô từ chục đến vài chục nghìn sinh viên Hay một univcrsily

có nhiều cơ sở đại học (các campus) ở nhiều địa điểm cách xa nhau Kèm theo là các vấn đề đảm bảo thông tin, liên lạc, giao thông cho các hoạt động chức năng và sinh hoạt của nhà trường Một điều lưu ý điều này chỉ có

thể thực hiện được khi trình độ phát triển của LLSX xã hội đã rất cao hoặc

phải có một sự trợ giúp rất to lớn về các ngưồn lực từ bên ngoài

1.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố tổ chức-quản lý trong việc hình thành mạng

lưới các trường ĐH-CĐÐ

1- Xét ảnh hưởng của cơ cấu hệ thống mục tiêu đào tạo GDĐH

Có thể nói bất kỳ hoạt động nào của con người cũng đều có mục (tiêu Hoạt động GDĐH cũng như vậy Trong hoạt động GDĐH, mục tiêu đào tạo là vấn đề cơ bản-đầu tiên, nó quyết định tất cả các vấn đề khác Mạng lưới

các trường ĐH-CĐ trong quá trình hình thành và phát triển đương nhiên cũng

chịu ảnh hưởng quan trọng này

Trong thực tiễn có hai nhóm qui luật chi phối việc hình thành mục tiêu đào tạo Nhóm các qui luật kinh tế, xã hội, chính trị, đây là nhóm qui luật có

tác dụng quyết định chủ yếu, và nhóm các qui luật tâm sinh lý của người học Mặt khác, mục tiêu đào tạo là sản phẩm của con người nên nó cũng chịu tác động của các nhà hoạch định chính sách GDĐH theo các mong muốn chủ

quan, hay khách quan của họ

Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, mục tiêu đào tạo GDĐH cũng ngày càng được đa dạng hóa Nó được phân chia theo chiều sâu,

tạo thành các mục tiêu bộ phận nối tiếp nhau-tức là theo các trình độ cao thấp

khác nhau, tạo thành các cấp học Nó lại được phân chia theo chiều ngang,

Trang 32

nghề Mục tiêu đào tạo còn được phân chia theo các hình thức tổ chức đào tạo khác nhau tạo thành các loại hình trường v.v Tập hợp tất cả các mục tiêu đó

với những mối quan hệ của chúng với nhau tạo thành hệ thống mục tiêu đào tạo của GDDH

Chính cơ cấu hệ thống mục tiêu đào tạo đại học đã hình thành cơ cấu của hệ thống GDĐH bao gồm các cấp học, các ngành học (trong từng cấp), các loại hình trường, các hình thức đào tạo và mối quan hệ giữa các yếu tố nói trên Như vậy nó đã duyết định đến cấu trúc của mạng lưới các trường ĐH-

CĐ: các phân hệ và các loại hình trường-là các thành phần tạo nên mạng lưới Các phân hệ và các loại hình trường với các mục tiêu và chức năng riêng của

mình như đã phân tích ở phần I.2.!1-1 cho thấy nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới địa

điểm được lựa chọn để xây dựng trường và phạm vi phân bố của mạng lưới

Như đã phân tích ở trên hệ thống mục tiêu đào tạo đại học của các quốc

gia trong tiến trình phát triển đần được phân chia và đa dạng hóa, nó đã đem tới những thay đổi trong mạng lưới các trường ĐH-CĐ ở các nước này

Trong thời kỳ đầu của lịch sử phát triển GDĐH ở các quốc gia, do mục

tiêu đào tạo đại học chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo quan chức của tầng lớp thống trị nên mạng lưới trường lúc đó tương đối đơn giản, chỉ có một loại hình trường, số lượng trường và:qui mô đào tạo rất nhỏ bé, phạm vi phân

bố rất hẹp, mang tính biệt lập khép kín, ít có sự khác biệt giữa các mạng lưới

trường ở các nước

Sau đó do sự phân chia và đa dạng hóa của mục tiêu đào tạo đại học mà

mạng lưới có xu hướng trở nên phức tạp hơn, đa đạng hơn, tính thích ứng với nền kinh tế-xã hội cao hơn, phạm vi phân bố ngày càng phát triển ra các vùng lãnh thổ của đất nước và đần được quan tâm tổ chức như một hệ thống mở

Tuy nhiên do sự khác biệt về phát triển kinh tế, KHCN, văn hóa mà hệ

thống mục tiêu đào tạo đại học giữa các quốc gia vẫn còn nhiều sự khác biệt, đưa đến các nét khác biệt về mạng lưới: cấu trúc, phạm vi phân bố và tính hệ thống trong tổ chức-quản lí mạng lưới giữa các nước

Sau cuộc cách mạng KHCN lần thứ 3, đặc biệt trong thập niên 90, do sự

phát triển vô cùng mạnh mẽ của KHCN đưa đến sức sản xuất phát triển mạnh

mé va phân công lao động quốc tế điễn ra cao độ, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế-xã hội Nó thúc ép và đưa đến các mục tiêu giáo dục đại học của các nước có xu thế đi tới tiếp cận được với nhau và dẫn tới mạng lưới trường giữa các nước ngày càng mang nhiều nét tương đồng Ngày nay ở

nhiều nước, người ta quan tâm qui hoạch và tổ chức-quản lý để mạng lưới

trường đạt được các mục tiêu sau:

Trang 33

cường tính công bằng, tạo mọi cơ may cho mọi người đều có thể tiếp nhận GDDH sau khi hoàn thành bậc phố thông trung học, ở các nước đều có xu

thế đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các loại hình trường, chú trọng phát - triển loại hình ngắn hạn, phi chính qui: tại chức, mở, đào tạo từ xa, và

phạm vi mạng lưới dần được mở rộng ra khắp các vùng lãnh thổ đất nước để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của cộng đồng và thuận tiện cho người

học, đặc biệt là của các cộng đồng thiểu số, phụ nữ, ở các vùng xa, vùng

sâu '

© Hiệu quả: Điều này sẽ được đề cập kỹ ở một phần riêng trong I.2.2-2 se Chất lượng: Bên cạnh việc Nhà nứợc có chính sách khuyến khích phát triển

và mở rộng GDĐH, đồng thời tùy theo đặc điểm cụ thể ở từng nước mà

Nhà nước có những biện pháp quan tâm đến chất lượng GDĐH khác nhau Ơnhiều nước, các đại học ở đỉnh cao là một trong những loại hình được Nhà nước ưu tiên đầu tư để tạo ra các trung tâm đào tạo-NCKH có chất lượng cao, có hệ đào tạo sau đại học phát triển mạnh, nhằm đáp ứng các

yêu cầu về nhân lực chuyên môn cho sự phát triển của KHCN hiện đại, đồng thời giúp bảo trợ chất lượng cho các loại hình trường khác

© Quốc rế hóa: Xu thế hội nhập của GDĐH nước sở tại với nền GDĐH thế

giới:

- Cho phép xây dựng các loại hình trường có sự tham gia của các nước có

nền GDĐH tiên tiến, hiện đại

- Xu hướng cấu trúc lại mạng lưới theo các loại hình đang được phát triển

trên thế giới với các chuẩn mực quốc tế nhưng có tính đến các đặc điểm riêng

của từng nước

2- Xét ảnh hưởng của một số nguyên tắc tổ chức-quản lý trong GDĐH ® Nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành

và theo vùng lãnh thổ

Giáo dục đại học ngày càng trở nên là một hoạt động đa dạng, phức tạp

mang tính tổng hợp của nhiều nhân tố, nhiều lực lượng, mang tính xã hội hóa cao, và đặc biệt do đặc thù của mình GDĐH có tính tự chủ rất mạnh nên khơng đễ kiểm sốt nhưng lại đòi hỏi tính mục đích và tính hiệu quả ngày càng lớn Vì thế ở nhiều nước, Nhà nước thống nhất quản lý GDĐH về một số vấn đề trọng yếu như: hệ tư tưởng, tính chất của nhà trường, giá trị văn bằng, nội dung-chương trình, cho phép mở trường, mở ngành đào tạo mới, kế hoạch,

Trang 34

ngân sách thông qua cơ quan quản lý Nhà nước về GDĐH, ở nước ta là Bộ

GD-ĐT Điều này nhằm điều khiển để hệ thống-mạng lưới vận động đạt tới

các mục tiêu chung đã đề ra

ˆ Tuy nhiên để dam bảo khả năng và tính hiệu quả của cơ quan quản lý, nhất thiết phải tiến hành phân cấp, phân quyền với các mức độ khác nhau tùy

› theo đặc điểm của từng nước Đây là nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ

chức-quản lý hệ thống-mạng lưới các trường ĐH-CĐ được tiến hành ở nhiều

nước

, Cũng do GDĐH là hoạt động mang tính xã hội hóa cao, nên sự quản lý

chỉ đạo theo ngành dọc là cần thiết để đảm bảo tính khoa học, tính chuyên môn, tính hiệu quả của GDĐH

Đồng thời do sứ mệnh, cũng như các hoạt động chức năng và đời sống hàng ngày của các trường gấn chặt vơí đời sống KT-XH của các vùng, địa phương có trường nên nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ và sự trợ giúp từ phía các cơ quan chính quyền và cộng đồng địa phương mới có thể giải quyết được tốt và kịp thời Điều này càng đặc biệt quan trọng với loại hình trường đại học cộng đồng từ vấn đề kế hoạch, ngân sách, ngành nghề đào tạo đến nội

dung-chương trình (25)

Vì thế ở một số nước người ta áp đụng nguyên tắc kết hợp quản lý theo

ngành và theo vùng lãnh thổ đối với các trường ĐH-CĐ Có thể nói nó là hệ

quả của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức-quản lý nhà trường

Nội dung của nguyên tắc này là trường thuộc Bộ, địa phương nào thì vừa do Bộ hay địa phương đó quản lý trực tiếp (về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, kế hoạch đào tạo, ngân sách ) lại vừa chịu sự quản lý nhà nước của Bộ chức năng về GDĐH (cho phép thành lập trường, mở ngành nghề mới, nội dung- chương trình ) Tuy nhiên mức độ quản lý, chỉ đạo với từng loại hình trường và ở mỗi nước là có sự khác nhau Ở một số nước người ta áp dụng các hình thức quản lí gián tiếp: các cơ quan quản lý cử người tham gia vào hội đồng quản trị nhà trường mà hội đồng này có toàn quyền quyết định mọi vấn đề của nhà trường hay tiến hành chỉ đạo thông qua hệ thống pháp luật, chính

sách, ngân sách tài trợ v.v

Ở các nước thực hiện tổ chức-quản lý theo các nguyên tắc trên, tùy theo

mức độ mà ảnh hưởng đến tính linh hoạt, thích ứng của các trường trong

mạng lưới, và hình thành mạng lưới các trường trung ương, phân bố theo các trung tâm đô thị, kinh tế, văn hóa, chính trị KHCN chính của cả nước, của

các vùng kinh tế lớn, và của các ngành kinh tế, và mạng lưới các trường địa phương phân bố theo các trung tâm đô thị, kinh tế, văn hóa, KHCN của các tỉnh, địa phương

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức-quản lý nhà trường cũng thể

Trang 35

Dân chủ hóa quản lý GDĐH đưa đến sự tham gia ngày càng rộng rãi của

đội ngũ giáo viên, sinh viên, người sử dụng nhân lực được đào tạo, và cộng

đồng vào quản lý nhà trường cũng như tăng cường tính tự chủ của nhà trường Chính nó đã tạo ra một trong những điều kiện cần thiết để hình thành các

Viện đại học đa ngành, trường đại học đa ngành có qui mô lớn, chất lượng đào tao-NCKH cao va tính hiệu quả cao Các đại học này đo sứ mệnh và tính

hiệu quả nên đòi hỏi quyền tự chủ rất lớn trong các hoạt động chức năng của

mình, nhưng kèm thẻo đó là tính trách nhiệm rất cao trước nhà nước và cộng

đồng

Sự dân chủ hóa GDĐH là một trong những nhân tố mở đường cho việc xã hội ha GDĐH, vốn là một hoạt động mang tính xã hội cao nhưng ở một số giai đoạn lịch sử phát triển ở các nước đã bị nhà nước hóa dẫn tới tình trạng đơn độc, biệt lập của nhà trường ĐH Nó xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của GDĐH đối với sự phát triển KTXH và trách nhiệm của xã hội đối với GDĐH bằng việc huy động sự tham gia rộng rãi của xã hội, cộng

đồng vào sự phát triển của GDĐH

Mặt khác nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ở cấp càng cao thì đầu tư cho giáo dục càng đem lại nhiều lợi ích cho người học, vì thế người học càng phải có trách nhiệm đóng góp nhiều hơn cho việc học tập của họ

Chính các ý tưởng trên góp phần hình thành và phát triển mạnh mẽ các

loại hình trường phi công lập, ngắn hạn, mở, các chương trình giáo dục từ

xa Nó đương nhiên dẫn tới sự thay đổi trong cấu trúc và phân bố của mạng lưới các trường ĐH-CĐ ở các nước

e Nguyên tắc tính hiệu quả

Ngày nay đo đòi hỏi của sự phát triển KTXH, hoạt động GDĐH phải được phát triển mạnh mẽ trong khi các ngưồn lực xã hội đành cho nó là bị hạn chế

Vì thế người ta ngày càng quan tâm tổ chức-quản lý hoạt động GDĐH mội

cách có hiệu quả

Hiệu quả quản lý GDĐH phải được tính toán trên cơ sở những kết quả của việc thực hiện các mục tiêu với những phí tổn nhất định về các nguồn lực cho

phép Trong giáo dục, thường phân biệt hiệu quả trong và hiệu quả ngoài

Hiệu quả trong biểu hiện ở kết quả đào tạo của trường so với những phí tổn cần thiết Hiệu quả ngồi thể hiện thơng qua mức độ đáp ứng các yêu cầu của nền KTXH của các sản phẩm đã được nhà trường đào tao ra, có tính đến những chi phí đào tạo mà xã hội đã cung ứng cho nhà trường.(25)

Chính nguyên tắc này đã khiến các nhà quản lý giáo dục phải đặc biệt quan tâm tới qui mô kinh tế của nhà trường đại học và việc tăng cường huy động các nguồn lực bên ngoài Nhà nước, nhất là khi ở một số nước GDĐH

Trang 36

được xem như một ngành công nghiệp Một loạt các nghiên cứu ở nhiều nước đã chứng minh rằng loại hình trường đa ngành, đa cấp, có qui mô lớn có chỉ phí đào tạo thấp hơn loại hình trường đơn ngành, qui mô nhỏ

Nguyên tắc này đã chi phối mạnh mẽ mạng lưới các trường đại học và hình thành:

- Xu thế phát triển loại hình trường đa ngành, đa cấp, có qui mô lớn để

nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ, cơ sở vật chất, tạo môi trường tốt cho đào

tạo-NCKH, đặc biệt [rong các lĩnh vực khoa học liên ngành, thuận lợi cho sự

chuyển đổi nghề nghiệp của sinh viên sau giai đoạn I Tuy nhiên cần lưu ý là

phạm vi, qui mô đào tạo của các trường còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức-

quản lý (nguyên tắc tính phù hợp) của GDĐH từng nước

- Xu thế phát triển loại hình đại học phi công lập để tăng cường các ngưồn

lực ngoài nhà nước, tăng cường sự đóng góp của các lực lượng xã hội, cộng đồng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đại học và làm tăng cường tính

linh hoạt, thích ứng của các đại học với nền KTXH

- Xu thế phát triển các loại hình đại học ngắn hạn, mở, các chương trình giáo dục từ xa với các chi phí thấp hơn, thời gian học ngắn hơn, để đáp ứng các biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường - Khuyến khích sự liên thông giữa các cấp của các loại hình trường để có thể phối hợp đào tạo giữa các trường một cách có hiệu quả nhất Chính điều này làm tăng cường tính hệ thống của mạng lưới

- Phân bố mạng lưới được qui hoạch :

+ Tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa để có thể phối hợp

thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng cũng như trong

việc sử dụng các nguồn lực giữa các trường

+ Mạng lưới các trường ĐH-CĐ có sự kết hợp trong qui hoạch với mạng lưới các trường phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề để

tạo điều kiện thuận lợi cho người học sau khi hoàn thành học vấn ở mỗi cấp

có thể đễ dàng chuyển sang cấp cao hơn

+ Thuận lợi cho việc liên kết và hợp tác trong đào tạo-NCKH-dịch vụ LĐSX với các cơ quan NCKH, các cơ sở sản xuất trong vùng và với GDĐH các nước trong khu vực và quốc tế

3- Cơ chế quản lý

Cơ chế quản lý kinh tế ảnh hưởng tới mọi hoạt động của nền kinh tế-xã hội của một quốc gia, trong đó có GDĐH Xem xét cơ chế quản lý ở các nước trên thế giới, người ta thấy có hai loại hình chính sau đây:

Trang 37

Ở các nước quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước độc quyền tổ chức và thống nhất quản lý các hoạt động GDĐH Hoạt động của

các trường hoàn toàn chịu sự chi phối của Nhà nước cả ở đầu vào lẫn đầu ra theo phương thức “cấp phát-giao nộp” và chế độ tài chính “đủ thu-đủ chỉ”

Sinh viên tuyển vào theo chỉ tiêu tuyển sinh, được cấp học bổng của Nhà

nước, khi họ tốt nghiệp Nhà nước lại chịu trách nhiệm phân công công tác

Chính cơ chế này đã dẫn đến:

- Chỉ có loại hìnH trường công lập

- Mối liên kết giữa các trường với nhau và giữa trường với KTXH rất lỏng lẻo, mạng lưới trường thiếu tính hệ thống, mang tính biệt lập

- Phát triển mạng lưới các trường chuyên ngành, có diện đào tạo xu hướng

hẹp, sâu, qui mô trường nhỏ

- Phân bố mạng lưới chịu ảnh hưởng rất lớn của các nhà hoạch định chính sách, quản lí Nhà nước, nhiều khi mang tính chủ quan duy ý chí, thiếu tính

khoa học Chẳng hạn ở nhiều nước do các mục tiêu chính trị, người ta phát

triển mạng lưới ĐH-CĐ rộng khắp theo các vùng lãnh thổ,địa phương mà không tính đến các nguồn lực cần thiết cho nó cùng với sự chuyên môn hóa trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dẫn đến mạng lưới trường vừa phân tán, vừa chia cắt manh mún, chồng chéo, tính hiệu quả thấp

Cdn ở các nước theo cơ chế thị trường, ở một số giai đoạn và tùy theo

từng loại hình trường, loại hình đào tạo mà Nhà nước để thị trường điều tiết

mạnh mẽ Nhưng càng ngày do nhận thức được vai trò to lớn của GDĐH đối với sự phát triển của đất nước mà Nhà nước đóng vai trò bảo trợ và điều tiết

quan trọng trong hoạt động GDĐH thông qua hệ thống pháp luật, chính sách

và ngân sách tài trợ cho GDĐH về đào tạo và NCKH

Cơ chế thị trường với triết lý cạnh tranh mạnh mẽ để đạt được hiệu quả cao đã ảnh hưởng rất lớn tới mạng lưới trường:

- Sự đa dạng hóa các hình loại trường, loại hình đào tạo, đặc biệt loại hình

phi công lập, phi chính qui, ngắn hạn, mở nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người học và của thị trường lao động

- Sự mở rộng phạm vi, qui mô đào tạo nhằm tăng cường tính hiệu quả của

nhà trường ĐH-CĐ đưa tới sự phát triển loại hình trường đa ngành, đa cấp, qui mô lớn và sự phát triển mạnh mẽ số lượng trường

- Mạng lưới trường mang tính hệ thống mở, gắn chặt với nền KTXH - Sự tập trung hóa mạnh mẽ của các trường ở một số vùng đô thị, trung

tâm kinh tế, văn hóa, tập trung dân cư lớn cũng như qui mô đào tạo ở một

số trường có các ngành nghề ăn khách trong nền kinh tế thị trường được mở

rộng nhanh chóng Điều này tạo ra sự chênh lệch khá lớn về mật độ trường

giữa các vùng lãnh thổ đất nước cũng như sự cân đối giữa đào tạo và nhu cầu

thực tế của nền KTXH, do đó cần thiết phải có vai trò điều tiết của Nhà nước

Trang 38

1.2.3 Nhân tố đân số với việc hình thành mạng lưới các trường ĐH-CÐ

Xét từ mục tiêu của GDĐH: "đáp ứng nhu cầu về nhân tài, nhân lực

chuyên môn và nâng cao dân trí để phát triển KTXH”, việc hình thành mạng

lưới trường DH-CD đương nhiên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhân tố dân số Đồng thời việc xây đựng các trường ĐH-CĐ cũng lại là một cách Nhà

nước tác động để phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương

của một quốc gia

Ở các nước càng phát triển và thực hiện nền kinh tế thị trường thì người ta càng quan tâm tới nhân tố đân số trong khi qui hoạch mạng lưới trường ĐH- CB để:

- Đáp ứng nhu cầu học tập ở bậc đại học ngày càng tăng nhanh

- Đảm bảo tính kinh tế nhờ qui mô, nó đặc biệt quan trọng với loại hình

trường phi công lập

Mặt khác do GDĐH là một quá trình, trung bình từ 2-6 năm và nhằm đón trước các nhu cầu về nhân lực chuyên môn trong tương lai nên người ta thường xem xết các khía cạnh sau đây của nhân tố dân số và lực lượng lao động (LLLĐ là một trong những yếu tố của LLSX):

~ Qui mô, cơ cấu, tỈ lệ phát triển đân số, LLLD cia cả nước và các vùng kinh tế, các địa phương

- Sự đi cư

- Sự phân bố dân cư, LLLĐ theo các vùng kinh tế, các địa phương

Từ các dự báo về qui mô, cơ cấu và (ỉ lệ phát triển dan số hàng năm,

người ta có thể dự báo một loạt chỉ tiêu tiếp theo: số lượng học sinh đến tuổi

đi học, số lượng học sinh đến trường ở các cấp theo các phương pháp như: phương pháp tỉ lệ học sinh theo học trong dân số thuộc độ tuổi đến trường,

phương pháp chuyển bậc học dựa vào ba loại tỉ lệ lên lớp, lưu ban và bỏ học

theo các cấp khác nhau của hệ thống giáo dục hiện hành v.v , cũng như tính ra số lượng lao động, cơ cấu và sự thay đổi của nó trong mỗi thời kỳ theo

phương pháp tỉ lệ tham gia lực lượng lao động v.v Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào yêu cầu đặt ra cho dự

báo và khả năng số liệu hiện có của mỗi nước (26)

Sự di dân giữa các vùng kinh tế, các địa phương của các quốc gia luôn diễn ra, hầu hết sự di chuyển là xuất phát từ lí do kinh tế Nó vừa là nhân tố quyết định, vừa là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế Vì thế nó có thể điễn ra một cách tự phát hay có sự khuyến khích của Nhà nước nhằm phân bố lại dân cư hoặc để sử dụng các nguồn lao động một cách hữu hiệu Thông thường có

Trang 39

- Sự di chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ các vùng có mức thu nhập

tương đối thấp sang các vùng có mức thu nhập tương đối cao

- Sự đi chuyển từ vùng có mật độ dân số cao đến các vùng có mật độ dân

số thấp -xu hướng di chuyển này luôn được sự khuyến khích của các Nhà nước bằng nhiều biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó việc xây dựng các trường đại học ở các vùng cần thu hút sự di dân đến là một biện pháp

Hiện tượng di đân này đương nhiên phải được tính đến khi qui hoạch mạng lưới và tính toán qui mô trường, một nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định xây dựng trường hay không ở nền KTTT

Sự phân bố dân cư là sự sắp xếp đân số một cách tự phát hay tự giác trên một một vùng lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội Một điều đễ nhận thấy là ở hầu hết các quốc gia dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các tỉnh đồng bằng, các vùng kinh tế phát triển Còn ở các vùng cao, miền núi xa xôi, hẻo lánh, rộng lớn mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều

Đặc điểm phân bố dân cư này là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố mạng lưới các trường không đồng đều giữa các vùng, các địa phương Sự phân bố dân cư bất hợp lí này nhiều khi không cho phép kết hợp giữa nguồn lao động đồi đào với nguồn tài nguyên sẵn có của một quốc gia

(27

Vì thế ở nhiều nước, ở các vùng xa xôi hẻo lánh, kém phát triển Chính

phủ lấy phát triển giáo dục làm đòn bẩy để phát triển kinh tế Trong đó có

việc xây dựng các trường ĐH-CĐ có qui mô nhỏ, nội trú, được bao cấp hoàn

toàn hay các lớp đại học lưu động (ví dụ ở Canađa có hình thức toàn bộ trang bị cho một lớp học về nông học được đặt trên một chiếc ơ tƠ), các chương trình giáo dục từ xa phù hợp với đặc điểm dân cư đã ít, lại phân bố rải rác thành các điểm cách xa nhau, đường sá, giao thông đi lại khó khăn Nó nhằm

thu hút và phát triển dân cư, cũng như lực lượng lao động phục vụ cho việc

phát triển KTXH ở các vùng thiệt thòi, chậm phát triển này

1.2.4 Nhân tố văn hóa-dân tộc với việc hình thành mạng lưới trường ĐH-

CD

Xem xét sự hình thành và phát triển mạng lưới trường ĐH-CĐ của các nước trên thế giới cho thấy nó chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đặc điểm dân tộc của mỗi nước và xu thế giao lưu văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

Văn hóa là một khái niệm rất rộng, có thể tìm thấy hàng chục các định nghĩa của các nhà nghiên cứu khác nhau Ở đây chúng tôi tham khảo khái

Trang 40

học xã hội và nhân văn quốc gia): Văn hóa truyền thống là cái có sẵn trong lòng, trong tâm thức người con dân của một quốc gia-dân tộc, không kể họ theo tôn giáo nào, giai cấp, tầng lớp nào, thuộc tộc người nào v v Nó được hình thành trong suốt quá trình đấu tranh đựng nước và giữ nước cho đến ngày nay, nó phân biệt người con đân của một quốc gia-dân tộc này với quốc gia-dân tộc khác, tạo nên các bản sắc văn hóa riêng: Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ bước đầu đề cập đến một vài khía cạnh sau của truyền thống văn hóa-dân tộc của eác nước

1- Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa hệ thống

Theo giáo sư-tiến sĩ người Nhật bản Shigeyuki Itow (ông là giáo sư mời của chương trình IBEAR, trường đại học Tổng hợp Nam Caliphornia-Los

Agelcs-Hoa kỳ, và là giám đốc Dự án nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương)

tổng kết: Trên thế giới trong nhiều tư tưởng khác nhau, có ba tư tưởng khác

nhau về bản thể học: chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa hệ

thống Theo ông cả ba tư tưởng đều có ở khắp mọi nơi trên thế giới và sự khác biệt của chúng chỉ là tư tưởng nào thống trị mà thôi Trong đó chủ nghĩa cá

nhân nổi bật ở Hoa kỳ, chủ nghĩa tập thể tiêu biểu ở Trung quốc, và tính hệ

thống chiếm ưu thế ở Nhật bản ® Chú nghĩa cá nhân

Về mặt lịch sử, tư tưởng này có thể xem nhà khoa học và triết học Hylạp

Demo-crit là thủy tổ Về sau được Descartes, Locke, Hobbes, Comte

v.v phát triển

Về mặt bản thể học, nó là một tư tưởng rất đơn giản: Thế giới của chúng

ta là tổng hòa của từng cá nhân mội

Về mặt phương pháp luận, nó có thể biểu thị bằng công thức sau:

a+b=c

© Chủ nghĩa tập thể

Về mặt lịch sử, tư tưởng này bắt đầu từ nhà khoa học và triết học Hylạp

Arixtốt

Về mặt bản thể học, nó nhận thức: Thế giới của chúng ta là tổng hòa của con người tuyệt đối

Về mặt phương pháp luận, nó có thể biểu thị bằng: a + b < c

Ngày đăng: 29/08/2014, 18:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w