1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Các đề thi theo hình thức tự luận môn địa lý thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng phần 2

122 190 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 32,26 MB

Nội dung

Trang 1

ĐỀ SỐ 13 ĐÁP AN - THANG DIEM

TRƯỜNG CAO DANG SU PHAM HUNG YEN - NAM 2006 I PHAN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Câu 1 (4,0 điển) a Vị trí địa lí (0,5 điểm)

- Nằm kể với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân và vùng trọng điểm lương thực số một Tiếp giáp với Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giàu lâm thuỷ sản —> Các vùng trên là nơi cung cấp nguyên

liệu và thị trường tiêu thụ lớn (0,25 điểm)

- Vị trí thuận lợi cho giao lưu với các vùng kinh tế trong và ngoài nước Đặc biệt là có mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc hiện đại,

TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước (0,25 điển) b Nguồn tài nguyên thiên nhiên (1,75 điển)

- Đất đai: Nhiều loại, có hai loại chính: Đất badan (40% diện tích đất

của vùng) và đất xám bạc màu trên đồng bằng phù sa cổ —> có giá trị trồng

cây công nghiệp và trồng rừng (0,25 điểm)

- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao và điều hoà quanh năm, thời tiết

ổn định thuận lợi cho sản xuất (0,25 điểm)

- Có nguồn nước đồi dào của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ Đông, kết hợp nguồn nước hồ, nước ngâm đủ cho nhu cầu của vùng (0,25 điển)

- Sinh vật:

+ Tài nguyên rừng không nhiều nhưng là nguồn cung cấp gỗ củi cho TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp nguyên liệu cho

công nghiệp giấy và bảo vệ môi trường (0,25 điển) + Sinh vật biển phong phú, gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận - Bình

Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Minh Hải - Kiên Giang —> khai thác và nuôi trồng

thuỷ hải sản (0,25 điểm)

- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai có trữ năng thuỷ điện lớn (trên 5

Trang 2

- Khoáng sản: Vùng có dầu khí ở thêm lục địa —› phát triển ngành

công nghiệp dầu khí, năng lượng; cao lanh ở Đồng Nai dé phát triển gốm sứ

và vật liệu xây dựng (0,25 điểm)

c Kinh tế - xã hội (1,75 điển)

Nguồn nhân lực dồi dào (năm 2004 có 6,5 triệu lao động):

- Lao động có chất lượng cao (năm 2003 số lao động kĩ thuật chiếm gần

35% số lao động của vùng) (0,25 điểm)

- Vùng có sức hút mạnh mẽ lao động kĩ thuật từ khắp các vùng trong

cả nước (0,25 điểm)

- Mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển mạnh, đặc biệt là TP

Hồ Chí Minh —> giao lưu với các vùng trong và ngoài nước dễ dàng (0,25 điển)

- TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn nhất cả nước —> hạt nhân tạo lực cho vùng phát triển (0.25 điển)

- Vùng có công trình thuỷ lợi hiện đại hồ Dâu Tiếng — giải quyết nước

tưới tiêu cho vùng (0,25 điểm)

- Vùng có sự tích tụ lớn vốn và kĩ thuật cả trong và ngoài nước

(dẫn chứng) (0,25 điểm)

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có hai khu chế xuất Tân

Thuận, Linh Trung và nhiều khu công nghiệp tập trung khác —› nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội (0,25 điểm)

Câu 2 (4,0 điểm)

a Tính toán số liệu (1,0 điểm)

- Cán cân xuất nhập khẩu = Trị giá xuất khẩu - trị giá nhập khẩu

Trang 3

b Vẽ biểu đồ (2.0 điển) * Tính tỉ lệ % của xuất khẩu và nhập khẩu so với tổng số (%) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 1988 100 ~ Ø/1°27:36 72,64 1990 100 46,62 53,38 1992 100 50,39 49,61 1995 100 40,05 59,95 1998 100 44,87 55,13 2000 100 48,09 51,91 2002 100 45,83 54,17 * Vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ miền, có ghi rõ đơn vị trên trục tung (%) và trục hoành

(năm theo đúng tỉ lệ) (0,5 điểm)

- Vẽ chính xác theo các trị số đã tính toán ở bảng trên (0.5 điểm) - Vẽ đẹp, có ghi tên biểu đồ, chú thích rõ ràng ` (0,5 điểm)

(Ghi chú: Sai một trong hai ý đầu trừ 1,0 điểm)

c Nhận xét (1,0 điểm)

- Tổng giá trị xuất khẩu tăng mạnh (16,1 lân) (0,25 điểm)

- Giá trị xuất khẩu tăng hơn so với giá trị nhập khẩu (0,25 điển) - Từ sau 1988 đổi mới trong kinh tế đối ngoại, cán cân XNK có sự chuyển

dịch theo hướng tích cực, 1992 cán cân XNK dương (40,0%) (0,25 điển)

- Tỉ lệ xuất khẩu trong cơ cấu XNK chưa ổn định, mất cân đối, vẫn còn

nhập siêu (0,25 điểm)

Il PHAN TU CHON +

Câu 3.a (2,0 điển)

a Xác định vị trí, giói hạn của Duyên hải miền Trung: (0,25 điển) - Bao gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận Phía Đông giáp biển

Đông, phía Bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Tây giáp Tây Nguyên

b Phân tích các thế mạnh (1,75 điển) - Nông nghiệp:

+ Đồng bằng duyên hải chủ yếu là đất cát pha, có khả năng trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía) nhưng không thuận lợi cho cây lúa 6 day đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng

thâm canh láa (0,25 điểm)

Trang 4

+ Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chặn nuôi đại gia súc Đàn bò của

vùng hiện có khoảng 2 triệu con (50% đàn bò cả nước) (0,25 điểm)

Có một vùng chuyên canh cây công righiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ:

Cà phê, cao su, hồ tiêu,

- Về lâm nghiệp:

+ Vùng có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn đứng thứ 2 cả nước, độ che phủ rừng là 42,6%, trong rừng có nhiều loại gỗ quý (0,25 điển)

+ Đã hình thành các lâm trường, các cơ sở khai thác và chế biến

lâm sản (0,25 điển)

- Về ngư nghiệp:

+ Có bờ biển dài, tỉnh nào cũng có biển, biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, nhiều

vũng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ - hải sản (0,25 điển) + Nghề đánh bất cá biển phát triển mạnh (dẫn chứng) Việc nuôi tôm

đang phát triển mạnh ở nhiều nơi (0,25 điểm)

- Dé phát huy thế mạnh của vùng cần chú ý: Việc khai thác phải hợp lí

đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi đó (Ý này thí sinh có thể trình bày xen ké

trong các ý trên) (0,25 điểm)

Câu 3.b Giới thiệu khái quát về vùng biển Việt Nam (2,0 điển)

a Vấn đê khai thác tài nguyên sinh vật (0,5 điểm)

- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng có nguồn lợi kinh tế cao, cấm không sử dụng các phương tiện có tính huỷ diệt nguồn lợi (0,25 điển)

- Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ nhằm khai thác tốt hơn nguồn lợi hải

sản nhằm bảo vệ vùng biển, vùng trời của nước ta (0,25 điểm) b Vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản (0,5 điểm)

- Khai thác muối phát triển ở nhiều nơi, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Thăm dò và khai thác dầu khí đang được đẩy mạnh (0,35 điểm)

- Hết sức tránh để xảy ra các sự cố trong thăm dò khai thác, chế biến,

vận chuyển dầu khí, vì dầu loang ra sẽ làm ô nhiễm môi trường (0,25 điểm) c Vấn đề phát triển du lịch biển và giao thông vận tải biển (1,0 điển)

- Các trung tâm du lịch biển được nâng cấp, nhiều bãi biển được đưa vào

khai thác (ví dụ) (0,25 điểm)

- Hàng loạt hải cảng lớn được cải tạo, nâng cấp (dẫn chứng), một số cảng nước sâu được xây dựng (dẫn chứng) (0,25 điểm)

- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền

Trang 5

ĐỀ SỐ 14 DAP AN - THANG DIEM

TRƯỜNG CĐSP MẪU GIÁO TRUNG ƯƠNG - NAM 2006 I PHAN CHUNG CHO TAT CA CAC THi SINH

Cau 1 (4,0 diém)

a Phân tích các nguồn lực tự nhiên để phát triển cây công nghiệp dài

ngày (2,25 điển)

* Thuận lợi: (1,75 điểm)

- Đánh giá khái quát vị trí: Tây nguyên có vị trí thuận lợi cho việc giao

lưu kinh tế

- Địa hình: Gồm nhiều cao nguyên xếp tầng, có mặt bằng rộng tạo điều kiện

để trồng cây công nghiệp với quy mô lớn

- Đất đai: đất badan màu mỡ, tầng đất dày, thích hợp cho nhiều loại cây

công nghiệp

- Khí hậu:

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, cho phép phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới và tạo điều kiện tốt cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm

+ Sự phân hoá khí hậu theo độ cao khiến cơ cấu cây trồng thêm phong phú

Ngoài ra Tây Nguyên còn có thể trồng các loại cây ôn đới, cận nhiệt đới ở các vùng cao

- Hệ thống thuỷ văn: hồ, sông, suối, nước ngầm là nguồn cấp nước, khắc phục phần nào sự thiếu nước vào mùa khô

* Khó khăn: (0,5 điển)

- Sự phân mùa sâu sắc của khí hậu dẫn đến:

+ Mùa mưa: gây lũ lụt xói mòn đất

+ Mùa khô: hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng

b Các cây công nghiệp chính của Tây Nguyên (1,75 điểm) ~ Ba cây công nghiệp quan trọng TH của Tây Nguyên là: - Cây cà phê:

+ Phân bố rộng khắp: vùng thấp là nơi trồng cà phê vối, loại cà phê ưa

nhiệt độ cao Vùng cao thuộc Gia Lai, Lâm Đồng là nơi tập trung cà phê

chè, loại cây thích hợp với nhiệt độ thấp hơn

Trang 6

- Cây cao su: Trồng ở những vùng thấp, khuất gió, chủ yếu thuộc Gia Lai, Đắk Lắk

- Cây chè: cây cận nhiệt đới, trồng ở các vùng cao thuộc lâm Đồng, Gia Lai, gần các nhà máy chè

Câu 2 (3,0 điển)

a Vẽ biểu đô (2,5 điển)

* Xử lí số liệu (chuyển sang tỉ lệ % so với tổng số) ( 0,5 điểm) Bảng cơ cấu sản lượng ngành thuỷ sản (Đơn vị: %) 5 : Chia ra Pere tog Đánh bắt Nuôi trêng 1990 100 81,80 18,20 2003 100 64,92 35,08 * Vé biéu dé (2,0 diém) Yêu cầu: Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu - Có tên biểu đồ ~ Rạno > Riso - Tỉ lệ đúng - Có chú giải b Nhận xét (0,5 điểm)

- Trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản, nghành đánh bắt chiếm tỉ trọng cao hơn (dẫn chứng từ số liệu trên biểu đồ)

- Có sự thay đổi về cơ cấu theo hướng tăng tỉ trọng sản lượng nuôi trồng (dẫn chứng từ số liệu trên biểu đồ)

II PHAN TU CHON

Câu 3.a Theo chương trình THPT không phân ban (3,0 điển) a Giải thích vì sao đấí là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia (0.75 điển)

- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được của nông, lâm nghiệp

- Đất dai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa

bàn phân bố dân cư và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội

- Đối với nước ta, ý nghĩa của đất càng đậm nét do đất chật, người đông,

đất đai bị thoái hoá một phần :

Trang 7

- Nét chung: Đất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng để trồng lúa và các cây thực phẩm hàng năm ©

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người rất thấp (dưới 0,05 ha/ người), khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế

+ Thâm canh, tăng vụ là vấn đề hàng đâu trong việc sử dụng đất nơng nghiệp; ngồi ra cịn mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng cách sử dụng mặt nước

để nuôi trồng thuỷ sản

- Chú ý giữ đất nông nghiệp, việc chuyển đất nông nghiệp sang các hình thức

khác phải có quy hoạch

- Đồng bằng sông Cửu Pag

+ Quy mô và bình quân đất nông nghiệp cao hơn Đồng bằng sông Hồng (dẫn chứng), hệ số sử dụng đất còn thấp, đất hoang hoá còn nhiều

+ Có thể tăng sản phẩm qua tăng vụ và khai hoang phục hoá nhờ các biện pháp thuỷ lợi và khai thác địa bàn nuôi thuỷ sản ven biển

- Các đồng bằng Duyên hải miền Trung:

+ Nổi lên là việc chống cát bay, chống hạn

* Vàng núi, trung du: (0,5 điển)

+ Thích hợp cho trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, nhưng diện tích nương rẫy ngày càng mở rộng :

- Đã hình thành các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia

súc tạo sản phẩm hàng hoá, tạo điều kiện khai thác hợp lí tài nguyên đất Câu 3.b Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3,0 điểm)

a Phân tích đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm (1,25 điển)

- Vùng kinh tế trọng điểm phải hội tụ đây đủ các điều kiện phát triển và

có ý nghĩa quyết định đối với kinh tế của đất nước

- Các đặc điểm chủ yếu là:

+ Phạm vi lãnh thổ: gồm nhiều tỉnh, ranh giới thay đổi tuỳ chiến lược phát triển của đất nước

+ Có đủ thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế, hấp dẫn nhà dau tu

+ Chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tác động mạnh đến sự

phát triển của cả nước cũng như các vùng lân cận

+ Có khả năng phát triển các nghành mới để nhân rộng ra toàn quốc b Thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ (1,75 điển)

- Lãnh thổ gồm nhiều tỉnh, chủ yếu thuộc Đồng bằng Bắc Bộ

- Hội tụ đây đủ các thế mạnh:

Trang 8

+ Vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt + Nguồn lao động đông, chất lượng cao

+ Có lịch sử phát triển lâu đời

+ Cơ cấu nghành khá hoàn thiện, phát triển dựa vào các lợi thế sắn có

ĐỀ SỐ 15 pAP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM HAI DUONG - NAM 2006

I PHAN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Câu 1 (3,5 điển)

a Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Đông bằng sông Cửu

Long (3,0 điển) :

* Thuận lợi: (2,0 điểm)

- Về diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long là châu thổ rộng lớn nhất

nước ta, điện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi

để cơ giới nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo quy mô lớn

- Đất đai: Đất của đông bằng là đất phù sa do sông Tiền và sông Hậu bởi đắp, nhìn chung là màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt ven sông; hằng năm còn được cung cấp thêm nguồn phân bón tự nhiên, đảm bảo cho năng suất cây trồng cao Diện tích đất phèn, đất mặn tuy lớn nhưng nếu được cải tạo tốt thì nhiều diện tích có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp

~ Khí hậu: Mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao và ồn định (25 - 27°C;

lượng mưa lớn, ánh sáng phong phú rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, phong phú, đa dạng về nông sản

- Sông ngòi:

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc bố trí hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu, giao thông đường sông và nuôi trồng thuỷ sản

+ Thuỷ chế điều hoà, ít có những diễn biến thất thường, nên việc canh tác chỉ cần bố trí theo lịch con nước Sông Cửu Long có hàm lượng phù sa khá lớn, hàng năm cung cấp nguồn phân bón tự nhiên quý giá cho đồng ruộng và bồi đắp, mở rộng diện tích cho đồng bằng về phía mũi Cà Mau

Trang 9

- Đồng bằng có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản rộng, đến năm 2002 đã

khai thác được 57,1 vạn ha, đặc biệt có khoảng 20 vạn ha rừng ngập mặn có

tiềm năng rất lớn để nuôi tôm xuất khẩu

Có vùng biển rộng và giàu hải sản: cá, tôm, cua, mực, (vùng biển Nam Bộ chiếm > 50% trữ lượng cá biển cả nước) Có ngư trường cá lớn là Minh Hải - Kiên Giang

* Khó khăn: (1,0 điển)

- Địa hình có những vùng đất rộng lớn bị ngập nước về mùa mưa, canh

tác khó khăn 4

- Mùa khô kéo dài và sâu sắc càng làm tăng độ nhiễm mặn, nhiễm phèn

của đất Về mùa khô rất thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt

- Diện tích đất phèn, đất mặn lớn (chiếm gân 60% diện tích đông bằng)

với đặc điểm là nghèo các nguyên tố vi lượng, đất chặt, bí, khó thoát nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

- Thời tiết và thuỷ chế sông Cửu Long cũng có những diễn biến thất thường, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp

b Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn (0,5 điểm)

- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp, đưa nhiều diện tích đất hoang vào sản xuất

Trang 10

Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta, giai đoạn 1985 - 2002 (Don vi: %) Nam Xuất khẩu Nhập khẩu 1985 25 WOT 1990 466 53,4 1992 504 49,6 1995 40,1 59,9 2000 48,1 51,9 2002 45,8 54,2 * Vé biéu dé: (1,5 diém) - Yêu cầu: + Chính xác về tỉ lệ + Vẽ đúng, có chú giải rõ ràng

+ Có đủ đơn vị, tên biểu đồ

- Trừ điểm với các trường hợp: `

+ Vẽ biểu đồ dạng khác, vẽ sai tỉ lệ: không chấm điểm

+ Không có tên biểu đỏ: trừ 0.5 điểm + Không có chú giải: trừ 0,5 điểm

c Nhận xét (1,0 điểm)

~ Tổng giá trị xuất khẩu tăng, năm 2002 đã tăng 14,3 lần so với năm 1985

- Giá trị xuất khẩu tăng 23,9 lần; giá trị nhập khẩu tăng 10,6 lần Như

vậy giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn so với nhập khẩu - Về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu:

Thời kì 1985 - 1992, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm;

thời kì 1992 - 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng; thời kì

1995 - 2002, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng nhưng không ổn định - Về cán cân xuất nhập khẩu:

Thời kì 1985 - 1992, cán cân xuất nhập khẩu đã tiến dần tới sự cân đối,

riêng năm 1992 đã đạt được sự cân đối Sau 1992 nước ta lại nhập siêu nhưng bản chất nhập siêu thời kì này khác hẳn thời kì trước

II PHAN TU CHỌN

Câu 3.a (3,0 điển)

a Phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp (1,5 điển)

- Xây dựng một cơ cấu công nghiệp tương đối linh hoạt sao cho phù hợp với

Trang 11

- Đẩy rnạnh việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung sức cho công nghiệp khai thác và

chế biến dầu khí, đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước Các ngành khác sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm

nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp

b Phương hướng quan trọng nhất - giải thích (1,5 điểm)

- Trong các phương hướng nêu trên, phương hướng xây dựng một cơ cấu

công nghiệp tương đối linh hoạt là quan trọng nhất (0,25 điểm) - Giải thích: (1,25 điểm)

+ Công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác, tôn tại và phát triển

được là do nhu cầu của cuộc sống (gồm cả nhu cầu trong và ngoài nước)

+ Nhu cầu luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội Vì

vậy cơ cấu ngành công nghiệp cũng phải tương đối linh hoạt để đáp ứng được nhu cầu Tránh để tình trạng lãng phí do sản xuất những mặt hàng

không phù hợp với nhu cầu

+ Chính vì những lí do đó mà cơ cấu ngà công nghiệp cũng như cơ

cấu sản phẩm công nghiệp của nước ta đang có những biến chuyển để có những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước Câu 3.b (3.0 điểm) a Các phân ngành thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (1,0 điển) Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gồm các phân ngành - Chế biến sản phẩm trồng trọt: : + Công nghiệp xay sát + Rượu, bia, nước ngọt + Đường mía + Sản phẩm khác + Chè, cà phê, thuốc lá - Chế biến sản phẩm chăn nuôi: + Sữa và các sản phẩm từ sữa + Thịt và các sản phẩm từ thịt - Chế biến thuỷ, hải sản: + Nước mắn + Tôm, cá + Muối r + Sản phẩm khác b Những thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (2,0 điểm) * Về tự nhiên: (1,25 điểm)

Nước ta có nhiều thuận lợi về tự nhiên để sản xuất ra nguồn nguyên liệu

Trang 12

- Đất đai: Đất phù sa ở đông bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực.phẩm,

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có sự phân hoá đa dạng, thuận lợi để sản xuất được nhiều loại lương thực, thực phẩm của nhiệt đới và của xứ lạnh

- Nguồn nước dồi dào của các dòng sông (2.360 con sông dài từ 10km trở lên) kết hợp với nước hồ và nước ngầm cung cấp cho nhu cầu sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm

- Có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản rộng, có vùng biển giàu hải sản (kể tên)

- Có nhiều đồng cỏ ở vùng núi và cao nguyên, nhất là Tây Bắc và

Tây Nguyên, thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu bò * Về kinh tế - xã hội: (0,75 điểm)

- Nguồn nước dồi dao, đủ đáp ứng cho nhu câu sản xuất nguyên liệu và nhu cầu phát triển của ngành

_~ Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đã xây dựng được các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm (Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng); các vùng chăn nuôi trâu bò; các vùng nuôi trồng thuỷ sản; xây dựng được mạng lưới cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm ở gần vùng nguyên liệu

- Đường lối chính sách: việc thực hiện đường lối đổi mới trong nông

nghiệp; dau tư phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành ngành trọng điểm; mở rộng thị trường, đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế

biến lương thực, thực phẩm phát triển mạnh

ĐỀ SỐ 16 DAP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM HA NAM - NAM 2006

I PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Câu 1 Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phôn thịnh và phát triển

nhất nước ta vì tập trung nhiêu nguôn lực để phát triển kinh tế (4,0 điển) a Vị trí địa lí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ,

Trang 13

sản, các vùng trên vừa là nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ

quan trọng của vùng Đông Nam Bộ (0,25 điểm)

- Vi trí của vùng đất rất thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng trong nước và nước ngoài, đặc biệt có mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc hiện đại và có TP Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất nước ta (0,25 điểm)

b Nguôn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng

- Đất đai màu mỡ có nhiều loại, nhưng có hai loại chính là đất badan

(chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xám bạc màu trên đông bằng phù

sa cổ (0,25 điểm)

- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thời tiết ổn định thuận lợi để

phát triển sản xuất (0,25 điểm)

; - Nguồn nước đồi dào của hệ thống sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Kết hợp với nước hồ và nước ngầm với những điều kiện trên tạo cho Đông Nam

Bộ có tiềm năng to lớn để phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn

quả, hoa màu, lương thực trên quy mô lớn (0,25 điển) - Nguồn lực sinh vật: Tài nguyên rừng của vùng không còn nhiều nhưng đó là nguồn cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi cho TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long Cung cấp nguyên liệu cho Liên hiệp giấy Đồng Nai và bảo vệ môi trường Đặc biệt có vườn quốc gia Cát Tiên với nhiều loại thú quí

có giá trị về khoa học, lâm nghiệp, du lịch (0,25 điểm)

- Sinh vật biển rất phong phú lại gần các ngư trường khá lớn là: Ninh

Thuận - Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Minh Hải - Kiên Giang, ven biển có rừng ngập mặn thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ (0,25 điển)

- Khoáng sản: Nổi bật là dầu khí ở thêm lục địa; cao lanh ở Đồng Nai - Trữ lượng thuỷ năng lớn trên hệ thống sông Đồng Nai chỉ sau hệ thống

sông Hồng khoảng hơn 5 triệu KW (0,25 điểm)

c Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi

~ Nguồn nhân lực dôi dào, là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có

chuyên môn cao từ khắp các vùng trong nước Đây là một lợi thế cho sự phát

triển của vùng (0,25 điểm)

- C5 mang lưới cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng mạnh: (0,25 điển) + Mạng lưới giao thông vận tải phát triển đủ thể loại đặc biệt là đầu mối giao thông TP Hồ Chí Minh nên giao lưu với các vùng trong nước và nước

ngoài dé dàng (0,25 điểm)

Trang 14

+ TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước đồng thời là thành phố công nghiệp, giao thông vận tải lớn nhất cả nước, có tam giác công nghiệp

TP Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu lớn nhất của nước ta (0,25 điển)

- Có các công trình thuỷ lợi hiện đại như hồ Dâu Tiếng ở Tây Ninh có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nước tưới cho vùng và tiêu nước cho cc ving tring thấp dọc sông Đồng Nai, sông Bé, sông La Ngà vào mùa mưa ` (0,25 điểm) Vùng có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại có sự thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất: giai đoạn 1988 - 2003 tổng số vốn đăng ký đầu tư nước ngồi

vào Đơng Nam Bộ đạt gần 23,4 tỉ USD chiếm 54,4% so với cả nước không

kể các dự án dâu ở ngoài khơi (0,25 điển)

- Vùng đã hình thành 2 khu chế xuất là Tân Thuận và Linh Trung ở TP

Hồ Chí Minh và nhiều khu công nghiệp tập trung (0,25 điểm)

- Với các nguồn lực tự nhiên phong phú, nguồn lực kinh tế xã hội dồi

đào là cơ sở để vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng phồn vinh và phát triển

nhất nước ta (0,25 điểm)

Câu 2 Chọn biểu đô thích hợp nhất là biểu đô đường (3,0 điển) a Xử lí số liệu (0.5 điểm) Tính ra (%) ta có bảng số liệu sau: (Đơn vị: %) Năm Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả 1990 100,0 100,0 100,0 1995 126,5 181,5 110,9 2000 165,7 32,5 1214 2003 182,0 355,0 137,3 b Vẽ biểu đồ (2,0 điểm) - Yêu cầu vẽ đúng dạng biểu đỏ: + Đảm bảo tính chính xác, sạch đẹp

+ Có đơn vị, tên biểu đồ và chú giải rõ ràng - Trừ điểm với các trường hợp sau:

+ Không có đơn vị trên các trục trừ : 0,5 điển

+ Không có tên biểu đồ trừ: 0,5 điểm

+ Không có chú giải trừ: 0,5 điểm

Trang 15

e Nhận xét (0,5 điểm)

- Thời kì 1990 - 2003 ngành trồng trọt ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng đều tăng

- Tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm khác nhau:

+ Tăng nhanh nhất là ngành trồng cây công nghiệp: 255% + Ngành trồng cây lương thực cũng có tốc độ tăng đáng kể: 82%

+ Tăng chậm nhất là ngành trồng cây ăn quả: 37,3%

—> Qua đó cho thấy việc đa dạng hoá cơ cấu cây trồng ở nước ta đặc biệt

là việc đầy mạnh trồng và chế biến cay công nghiệp xuất khẩu

I PHAN TU CHON Câu 3.a

a Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm

Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tác

động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác (0,25 điển)

b Cơ sở để xác định ngành sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công

nghiệp trọng điểm

- Là ngành có thế mạnh lâu dài:

+ Có nguồn lao động dồi dào: năm 1998: 37,4 triệu lao động, người lao

động có tay nghề, giá công nhân rẻ (0,25 điểm)

+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: thị trường trong nước dân số đông, đời sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ lớn (0,25 điểm)

+ Thị trường quốc tế rộng lớn và ngày càng thêm thị trường mới (ví dụ) (0,25 điểm)

- Có nguồn nguyên liệu phong phú:

+ Nguyên liệu trong nước phong phú như: Sản lượng bông hàng năm cả

nước đạt 1,4 vạn tấn, sự phát triển của một số ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (0,25 điểm)

+ Nguyên liệu nhập ngoại tương đối dễ dàng trong những năm gần đây Đã xây dựng được một số cơ sở vật chất nhất định (các nhà máy, xí nghiệp)

cho việc sản xuất hàng tiêu dùng (ví dụ) (0,25 điển)

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng mang lại hiệu quả kinh tế cao: + Đây là ngành có vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh (0,25 điểm) + Tận dụng được nguồn lao động có tay nghề và giải quyết việc làm cho

hàng vạn lao động (0,25 điểm)

Trang 16

+ Năm 1997: Sản xuất 69.505 tấn sợi, 300 triệu mét vải lụa, 213 triệu quần áo may sắn

+ Hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng nhất định trong tổng giá trị hàng

xuất khẩu (0,25 điểm)

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tác động mạnh mẽ đến sự phát

triển của nhiều ngành kinh tế khác:

+ Tạo ra nguồn hàng khá lớn giúp cho ngành ngoại thương phát triển (0,25 điển) + Tiêu thụ sản phẩm cho một số ngành công nghiệp khác như: nhựa, sơn,

cao su, (0,25 diém)

+ Tiêu thụ sản phẩm cho một số ngành nông nghiệp (0,25 điển)

Câu 3.b

a Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành

- Sự chuyển dịch trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước GDP: (0,25 điểm)

+ Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dân từ 40,2% năm 1988 còn

25,8% năm 1998 (0.25 điểm)

+ Tỉ trọng công nghiệp tăng dần từ 27,3% năm 1985 lên 32,5% năm 1998

+ TỈ trọng khu vực dịch vụ tăng khá nhanh, vượt tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 32,5% năm 1985 lên 41,7% năm 1998

- Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế:

+ Thời kì đầu đổi mới, tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm B tăng nhanh, các ngành công nghiệp nhóm A giảm (0,25 điểm)

+ Từ đầu thập kỉ 90 đến nay công nghiệp nhóm B vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đang giảm dần, tỉ trọng công nghiệp nhóm A đang tăng

+ Trong nông nghiệp nhờ giải quyết tốt lương thực nên ngành chăn nuôi phát

triển khá, ngành thuỷ sản phát triển nhanh, tạo nguồn hàng xuất khẩu Ngành trồng trọt và chế biến cây công nghiệp xuất khẩu được mở rộng (0,25 điển)

+ Các ngành thuộc khu vực dịch vụ: Ngành giao thông vận tải và ngành du lịch được chú trọng đầu tư phát triển ngày càng đa dạng Ngành thông tin liên lạc đã phát triển tăng tốc đi trước một bước so với các ngành khác (0,25 điển) b Sự chuyển dịch theo cơ cấu lãnh thổ

- Cơ cấu lãnh thổ nên kinh tế đang chuyển dịch tương ứng với cơ cấu ngành: + Trong nông nghiệp đang hình thành và phát triển các vùng nông

Trang 17

® Vùng Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc trồng và chế biến cây cơng nghiệp

® Đồng bằng sơng Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long chuyên môn nae về lương thực, thực phẩm

+ Trong công nghiệp đang hình thành phát triển các khu công nghiệp

mới ở các nơi lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, lao động và kết

cau ha tang (0,25 diém)

- Đang nổi lên các vùng phát triển kinh tế năng động: (0,25 điển)

+ Vùng Đông Nam Bộ

+ Vùng Đồng bằng sông Hồng + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Đã và đang hình thành các vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương -

Hải Phòng - Quảng Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Tây - Bắc Ninh (0,25 điểm) ,

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -

Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định (0,25 điểm)

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP Hỏ Chí Minh - Bình Dương -

Đồng Nai - Bà Rịa, Vũng Tàu - Bình Phước - Tây Ninh - Long An (0,25 điển)

ĐỀ 17

DAP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM QUANG BINH - NAM 2006

I PHAN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu 1 (3,5 điển)

a Phân tích ảnh hưởng của hiện trạng phân bố dân cư đến quá trình

phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay: (3,0 điển)

* Dân cứ nước ta có sự phân bố không đêu, chưa hợp lí: (I,5 điển) - Không đều giữa đồng bằng và miền núi:

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất nước nhưng lại tập trung tới 75%

Trang 18

mật độ dân trung bình 1.192 người/km”, Đồng bằng sông Cửu Long 425 người/km? - năm 2003)

+ Trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng (Tây Nguyên: 84

người/km?, Tây Bắc 67 người/km” - năm 2003) Đồng bằng sông Hồng và

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 15,8% diện tích nhưng lại chiếm đến

40,5% dân số Tây Bắc và Tây Nguyên chiếm 25% diện tích tự nhiên, nhưng

chỉ có 6,9% dân số trong khi ở vùng này lại tập trung nhiều tài nguyên quan trọng của đất nước

- Không đều giữa thành thị và nông thôn:

+ Nông thôn chiếm 74,2%, thành thị chiếm 25,8% dân số - năm 2003 Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam: mật độ dân cư ở Đồng bằng sông Hồng gấp 2,8 lần mật độ dân cư ở Đồng bằng

sông Cửu Long

* Ảnh hưởng của hiện trạng phân bố dân cư đến quá trình phát triển

kinh tế - xã hội: (1,5 điểm)

- Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí ảnh hưởng đến sử dụng lao động và khai thác tài nguyên mỗi vùng:

+ Khu vực trung du, miền núi: giàu tài nguyên, thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kĩ thuật, khai thác tài nguyên không hiệu quả hoặc đạt hiệu

quả thấp, vì vậy sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn chênh lệch với vùng đồng bằng (thí sinh lấy thêm dẫn chứng)

+ Khu vực đồng bằng: tập trung dân cư đông đúc, gây nên hiện tượng

thiếu việc làm, dư thừa lao động hoặc làm việc không đúng chuyên môn đào tạo khiến kinh tế phát triển chậm, năng suất lao động thấp, nảy sinh

nhiêu vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp (thí sinh lấy thêm dẫn chứng)

- Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Hiệu quả

lao động ở nông thôn thấp dẫn đến làn sóng nhập cư vào các đô thị lớn, gây sức ép dân số tại các đô thị (nạn thất nghiệp gia tăng, 6 nhiễm môi trường, tệ

nạn xã hội, )

- Giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam:

Đồng bằng Bắc Bộ thừa lao động, thiếu việc làm, Đồng bằng Nam Bộ

có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên đất

Trang 19

Vì vậy thực hiện di dân, xây dựng kinh tế mới, phân bố lại dân cư và lao

động giữa các vùng trên phạm vi cả nước là rất cần thiết

b Ý nghĩa của viêc di dân, xáy dựng kinh tế mới (0,5 điểm)

- Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, giảm sức ép về nhu cầu việc làm ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn

- Phân bố lao động theo lãnh thổ góp phần ổn định dân số, khai thác hợp

lí những vùng giàu tiểm năng nhưng thiếu lao động (các vùng miền núi, nông thôn); hạn chế di dân tự do từ vùng này đến vùng khác gây biến động

không ít về mặt kinh tế - xã hội, môi trường Câu 2 (3,5 điểm) a Về biểu đồ (1,5 điển) Biểu đồ biểu điên sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm, thời kè 1995 — 2002 Tỉ lệ (%) 100 -, 80 60 40 20 0 1995 1999 2000 2001 2002 - Yêu cầu:

+ Thể hiện chính xác khoảng cách năm, có tỉ lệ và kích thước hợp lí + Có chú giải, có tên biểu đồ

Các cách vẽ khác không cho điểm, b Nhận xét và giải thích (2,0 mm * Nhận xét: (1,0 điểm)

- Nhìn chung thời kì 1995 - 2002, tỉ trọng các nhóm hàng xuất khẩu có

sự thay đổi khá rõ rệt

~ Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng, nhưng không ổn định: từ 1995 tăng nhưng đến 2001 - 2002 giảm

Thời gian (năm)

Trang 20

- Nhóm hàng nông nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng khá nhanh

~- Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh từ 1995 - 2000 sau đó tăng chậm * Giải thích: (1,0 điểm)

Ti trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng do:

- Nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm sản xuất,

nhất là tiểu thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học Kĩ thuật

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ da dang là cơ sở để hạ giá thành, tăng kha

năng cạnh tranh, nguồn nguyên liệu nhập thuận lợi - Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài để phát triển

- Chính sách Nhà nước đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhóm B

- Thị trường nước ngoài mở rộng :

II PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu 3.a hoặc 3.b

Câu 3.a (3,0điểm)

a Duyên hải miền Trung hình thành cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp đo: (0,75 điểm)

- Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang theo chiều Đông - Tây nhưng lại kéo

dài theo chiều Bác - Nam Phía Tay là đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía

Đông và vùng biển rộng lớn

- Vùng có khá nhiều tài nguyên (lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản)

nhưng chưa được khai thác bao nhiêu

- Có sự phân hoá khá rõ ràng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư - dân tộc, lịch sử, cho phép phát triển nhiều ngành để khai

thác hiệu quả nhất

b Phân tích thế mạnh của Duyên hải miền Trung trong việc hình thành

cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp (2,25 điểm)

* Nông nghiệp: (0,75 điểm)

- Dựa trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của

trung du, đồng bằng, vùng biển

- Đất nông nghiệp chiếm 13,53%

- Các đồng bằng: nhỏ hẹp (riêng Đồng bằng Thanh - Nghệ Tĩnh tương đối lớn) Chủ yếu là đất cát pha nên thuận lợi để trồng cây công nghiệp ngắn

ngày (mía, lạc, thuốc lá, ) cây ăn quả (cam, chanh, xoài, nho, ) nhưng

không thuận lợi để trồng lúa nên năng suất, sản lượng bình quân đầu người thấp; khoảng 290 kg/người Ngoài ra còn chăn nuôi lợn, gia cầm,

Trang 21

- Một số nơi hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (nhất là những nơi có diện tích đất đổ badan); cà phê ở tây Nghệ An va Quảng Trị, cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị, chè ở tây Nghệ An

* Lâm nghiệp: (0,75 điển)

- Tài nguyên lâm nghiệp của vùng đứng sau Tây Nguyên cả về diện và trữ lượng, có độ che phủ rừng là 34% (cả nước 28%)

- Rừng chỉ tập trung chủ yếu ở phía Tây giáp biên giới Việt - Lào; trong rừng có nhiều loại gỗ quý, nhiều lâm sản và động vật quý hiếm

- Sau khi khai thác được đưa về các cơ sở chế biến lâm sản ở Vinh, Đà Nắng, Quy Nhơn

- Cân chú ý trồng rừng, tu bổ, bảo vệ rừng để điều hoà nguồn nước,

ngăn lũ lụt, chan gió bão, cồn cát di động

* Ngư nghiệp: (0,75 điển)

- Cả 14 tỉnh, thành trong vùng đều có biển, với đường bờ biển dài 1.800km; vùng biển rộng lớn, có nhiều bãi tôm, bãi cá, nhất là vùng biển cực Nam Trung Bộ

- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đâm phá, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản, hình thành cảng cá; trong biển có nhiều hải sản quý; sản lượng cá biển năm 1999 đạt 385.000 tấn

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều sản

phẩm nổi tiếng; ngành thủy sản có vai trò ngày càng to lớn hơn trong việc giải quyết vấn để thực phẩm của vùng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá

Do vậy cần chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong vùng

Câu 3.b (3,0 điểm)

a Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do: (1,0 điểm)

Vùng kinh tế trọng điểm là nơi hội tụ hàng loạt thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, về kinh tế - xã hội nhằm trở thành động lực thúc đẩy và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước

- Vùng kinh tế trọng điểm hội tụ đẩy đủ các thế mạnh, tập trung tiêm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư

~ Có tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh

cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác

- Vùng kinh tế trọng điểm có khả năng hình thành các ngành mới về

công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra trên toàn quốc

- Vùng kinh tế trọng điểm có thể thay đổi ranh giới theo thời gian,

tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong mỗi

thời kì nhất định

Trang 22

b Đông Nam Bộ trở thành phẩn chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam là do: (2,0 điểm)

Đông Nam Bộ là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, tập trung đây đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở vùng thêm lục địa Có thế mạnh phát triển thành vùng chuyên canh cây cơng nghiệp lớn nhất tồn quốc

- Dân tư và nguồn lao động dồi dào (khoảng 12,3 triệu người), có chất lượng cao

- Co sé ha tang, co sé vat chat kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

- Tiém luc vé kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao

nhất so với các cùng khác trong cả nước

+ Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm cao hơn mức trung bình so với cả nước + Mức đóng góp cho GDP cả nước gần 37%

+ Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người 1.493USD (năm 2005) + Tốc độ đổi mới công nghệ trung bình hàng năm là 20 - 25%

- Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực quan trọng của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ

cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp để thu hút đầu tư trong và ngoài nước Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ

ĐỀ SỐ 18

DAP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM HA NAM II - NAM 2006

I PHAN CHUNG CHO TAT CA THI SINH

Cau 1 (4,0 diém)

a Sự chuyển biến trong cơ cấu ngành công nghiệp (1,5 điển) — Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa đạng (0,5 điểm)

Thí sinh có thể vẽ sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam (trang 41

SGK Địa lí Có thể thống kê các ngành công nghiệp theo 4 nhóm ngành

chính (0,25 điển)

Trang 23

+ Nửa sau thập niên 80 (thế kỉ XX) tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm B tăng, còn nhóm A giảm

(0,25 điểm)

+ Đầu thập niên 90 trở lại đây ti trọng các ngành nhóm B giảm và nhóm

A dang tang dan (vi du) (0,25 diém)

— Su chuyén dich trong co cấu ngành sản xuất công nghiệp dẫn tới:

+ Sự thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp (0,25 điểm)

+ Trong cơ cấu ngành công nghiệp đã nổi lên một số ngành công nghiệp

trọng điểm, mang tính mũi nhọn (0,25 điểm)

b Sự chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ nên công nghiệp nước ta (1,5 điển) — Quá trình chuyển biến cơ cấu lãnh thổ công nghiệp:

+ Trước 1945 công nghiệp nhỏ bé, các cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn Chợ Lớn (0,25 điểm)

+ Từ 1945 - 1975 cơ cấu lãnh thổ công nghiệp chưa được thay đổi

+ Từ 1975 - 1985 hình thành một số điểm công nghiệp mới ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, trên cơ sở phát triển các

trung tâm công nghiệp cũ (0,25 điển)

+ Từ 1985 đến nay: thời gian đầu tăng tỉ trọng ở các tỉnh phía Nam Thời gian gần đây do sự chú trọng đầu tư, vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc tăng

— Sự chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ công nghiệp dẫn tới hình thành

các trung tâm công nghiệp, các cụm công nghiệp lớn Cụ thể:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, từ trung tâm công nghiệp Hà

Nội toả ra 6 hướng: : (0,25 diém)

* Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: cơ khí vật liệu xây dựng s Đáp Cầu - Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng * Dong Anh - Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí

s Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ: hoá chất, giấy * Hà Đông - Hoà Bình: thuỷ điện

* Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá: dệt, xi măng, điện

+ Duyên hải Trung Bộ có nhiều điểm và trung tâm công nghiệp tập

trung ở các thành phố ven biển i } (0,25 diém)

+ Đông Nam Bộ: các trung tâm: "TP Hồ Chí Minh, Binh Dương, Biên

Hoà, Vũng Tàu (0,25 điểm)

+ Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên đã hình thành được các trung tâm công nghiệp chế biến

Trang 24

— Cả nước đã nổi lên 2 trung tâm công nghiệp lớn có sức thu hút với các vùng lãnh thổ lân cận Hà Nội và TP Hỏ Chí Minh (0,25 điểm)

c Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp nước

ta trong thời gian tới (1,0 điển)

— Đối với cơ cấu ngành: ` (0,5 điển)

+ Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp linh hoạt, phù hợp với thực tế

phát triển kinh tế đất nước và thế giới

+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị va công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm

~ Đối với cơ cấu lãnh thổ: hoàn thiện theo hướng: Cải tạo mở rộng các

trung tâm hiện có, kết hợp với hướng xây dựng các trung tâm mới trên cơ sở sử dụng hợp lí các nguồn lực của từng vùng và của cả nước, chú ý đúng mức

tới vấn đề thị trường (0,5 điển) Câu 2 (3,0 điểm) a Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu tuyệt đối sang tương -đối (Don vi: %) (0,5 diém) 2 3 1 Cô hi Nam | Tong so Nong, ` tuổi ng nghiệp Dịch vụ nghiệp xây dựng 1985 100 40,17 27,35 32,48 1997 100 j 26,22 31,23 42,55 * Vẽ biểu đô: hình tròn, bán kính 2 hình tròn khác nhau: R,<R, (R,: 1965 ; R;: 1997) * Yêu câu: Có chú giải về từng khu vực kinh tế, có tên biểu đỏ b Nhận xét, giải thích * Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng rất nhanh

- Từ sản xuất Nông, lâm, ngư nghiệp chuyển dịch sang Công nghiệp -

xây dựng và Dịch vụ

Trang 25

* Giải thích:

~ Việc chuyển dịch cơ cấu trên theo xu thế chung

- Do công cuộc đổi mới kinh tế xã hội của đất nước

I PHAN TU CHON

Câu 3.a Dành cho thí sinh học chương trình chưa phân ban

a Thế mạnh của nguồn lao động

- Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào: 1988: 37,4 triệu người; mỗi

năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 1,1 triệu người (0,25 điểm)

- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật (0,25 điển)

- Chất lượng lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng đông đảo (dẫn chứng: 5 triệu người có trình độ chuyên môn Kĩ thuật, trong đó có 23% trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên) (0.5 điển)

- Phân bố lao động có trình độ cao, lao động lành nghề tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, tạo thuận lợi phát triển dịch vụ và các

ngành công nghiệp kĩ thuật cao (0,5 điển)

b Hạn chế

- Lao động đông nhưng chất lượng lao động còn hạn chế, thiếu tác

phong công nghiệp (0,25 điển)

- Thiếu lao động có tay nghề cao, có khả năng trực tiếp sử dụng máy móc hiện đại (0,25 điển)

- Lao động tập trung cao ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (63,5%) Sự

chuyển dịch sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chậm (0,25 điển)

- Phân bố lao động chưa phù hợp với tiềm năng, nhu cầu của các vùng Ở đồng bằng, thành phố tập trung quá đông lao động, đặc biệt là lao động kĩ

thuật 6 vùng trung du và miền núi, cao nguyên có diện tích rộng lớn, giàu tiểm năng nhưng thiếu lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao (0,5 điểm)

c Phuong hướng giải quyết

- Hạn chế gia tăng quá nhanh dân số và nguồn lao động - Phân bố lại nguồn lao động theo lãnh thổ, theo ngành

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo việc làm

- Hợp tác quốc tế về lao động

Trang 26

Câu 3.b Dành cho thí sinh học chương trình phân ban (3,0 điểm) a Chứng mình tính nhiệt đói, gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam

- Tính chất nhiệt đới: Được quy bởi vị trí nằm trong khu vực nội chí

tuyến (8°34' Bắc đến 23927' Bắc) (0,25 điểm) + Nên nhiệt độ cao: Trung bình 22 - 27°C + Tổng nhiệt độ từ: 8.000°C — 9.000°C/năm

+ Cán cân bức xạ > 75 kcal/cm”/năm (0,25 điểm)

+ Tổng bức xạ chung vượt: 130 kcal/cm”/năm

+ Số giờ nắng: 1.400 - 3.000 giờ/năm - Tính chất gió mùa:

+ Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa, là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa (0,25 điểm)

+ Gió mùa đơng:

« Hướng gió: Đông Bắc, không hoạt động liên tục mà theo đợt (0,25 điểm) » Đặc điểm: khô lạnh đầu mùa, lạnh ẩm cuối mùa

» Phân hoá: khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam Miền Bắc gió từ cao áp Xibia thổi đến ảnh hưởng đến dãy Bạch Mã Miền Nam (từ Đà Nẵng)

gió mùa mùa đông bản chất là gió tín phong (0,25 điển) + Gió mùa mùa hạ:

‹ Hướng gió: Tây Nam

« Đặc điểm: Đầu hạ khối khí Tây Bengan gây mưa ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng gây khô nóng ở Trung Bộ và Nam Tây Bắc do hiệu ứng

Phơn Giữa và cuối hạ gió mùa mùa hạ chính thức gây mưa lớn cho hai miền Bắc và Nam Tháng 9 ở Trung Bộ mưa do dải hội tụ nhiệt đới (0,25 điển)

- Tính chất ẩm: _ (0,25 điểm)

« Lượng mưa trung bình năm lớn 1.500 - 2000mm, nơi đón gió đạt đến mức 3:500 - 4.000 mm/năm

« Độ ẩm không khí cao: 80 - 100%, cân bằng độ ẩm luôn dương b Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp

- Thuan lợi:

Trang 27

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện phát triển nền nông

nghiệp lúa nước và cho năng suất sinh học cao

+ Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, nhiều loại cây công nghiệp,

rau quả cận nhiệt, ôn đới có giá trị cao

+ Thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất

- Khó khăn: Khí hậu thất thường, nhiều bão, lũ, hạn hán, rét hại gây tổn

thất cho sản xuất nông nghiệp

ĐỀ 19

ĐÁP ÁN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM QUANG NGAI - NAM 2006

Câu 1 (3,0 điểm) _

a Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm (0,25 điểm)

Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác :

b Cơ sở để xác định ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản là

ngành công nghiệp trọng điểm (2,75 điển) * Có thể mạnh lâu dài: (1,25 điểm)

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú:

+ Nguyên liệu từ các sản phẩm trồng trọt, ví dụ + Nguyên liệu từ các sản phẩm chăn nuôi, ví dụ

+ Nguyên liệu từ thuỷ sản (nuôi trồng và đánh bắt), ví dụ + Nguyên liệu từ lâm nghiệp, ví dụ

Trang 28

+ Ngoài nước

- Chủ trương, chính sách của nhà nước: 3 chương trình kinh tế lớn tạo điều kiện cho ngành có vị trí quan trọng

* Mang lại hiệu quả kinh tế cao: (1,0 điển)

- Đầu tư vốn không lớn, thời gian thù hồi vốn nhanh - Năng lực sản xuất ngày càng mạnh, tăng nhanh

~ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

- Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng

* Có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác: (0,5 điển) - Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

- Thúc đẩy ngành ngoại thương nói riêng và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nói chung :

- Các ngành khác

Câu 2 (4,0 điển)

a Hiện trạng về sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đông bằng sông Cửu Long

* Lương thực: (1,5 điểm)

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất so

với các vùng khác trong cả nước

- Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt chiếm khoảng 46%

điện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của cả nước

- Lúa giữ ưu thế tuyệt đối (99%) trong diện tích cây lương thực Diện tích gieo trồng cả năm khoảng 4 triệu ha, chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa

cả nước (1999)

- Phân bố chủ yếu: Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp - Năng suất lúa trung bình cả năm: 45,8 ta/ha (2002.)

~ Bình quân lương thực đầu người trên 1.000 kg/người (cao nhất nước) * Thực phẩm: (1,5 điểm)

- Chăn nuôi: có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

+ Dan lợn: 2,8 triệu con, nuôi trên khắp đồng bằng

Trang 29

+ Vịt đàn: rất đông đúc - Nguồn thuỷ hải sản:

+ Có nhiều cá, tôm

+ Chiếm hơn 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước

b Những vấn đê cần phải giải quyết để tăng sản lượng lương thực, thực

phẩm (1,0 điển)

- Khai thác hết tiềm năng của vùng: + Nâng cao hệ số sử dụng đất

+ Mở rộng điện tích canh tác (khai hoang, cải tạo đất) + Sử dụng hết diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản ~- Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, thâm canh tăng vụ + Hệ thống thuỷ lợi

+ Máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu,

- Việc sản xuất cần đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

Câu 3 (3,0 điển)

a Vẽ biểu đồ (1,5 điểm)

đạt

- Vẽ biểu đô kết hợp giữa cột và đường Các dạng biểu đô khác không

điểm tối đa

- Yêu cẩu: có đầy đủ đơn vị trên các trục, khoảng cách thời gian tương ứng, có chú thích, có tên biểu đồ, biểu đồ vẽ dep, cân đối

b Phân tích :

tồn 160

* Từ 1980 - 2002: (1,0 điển)

- Sản lượng cà phê và xuất khẩu cà phê nước ta tăng nhanh (dẫn chứng)

- Tăng không đều qua các thời kì:

+ Thời kì đầu (1980 - 1990).tang chậm

+ Thời kì sau (995 - 2002) tăng nhanh

- Sản lượng cà phê chủ yếu là để xuất khẩu

- Những năm có lượng xuất khẩu cà phê lớn hơn sản lượng cà phê là do

Trang 30

* Nguyên nhân: (0,5 điển) - Tăng nhanh:

+ Diện tích mở rộng

+ Năng suất cao Tu

+ Thị trường tiêu thụ mạnh (nước ngoài) làm tăng giá

- Giai đoạn sau tăng mạnh hơn giai đoạn đầu là do diện tích trồng mới của những năm trước, đến nay đồng loạt cho thu hoạch và có năng suất cao

ĐỀ SỐ 20

ĐÁP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG VAN THU LUU TRU TRUNG UONG I - NAM 2006

Cau 1 (3,5 điển)

a Đặc điểm nguồn lao động (1,5 điểm) - Số lượng nguồn lao động: (0,5 điểm)

+ Nguồn lao động nước ta đồi dào, năm 1999: 37,4 triệu người

+ Tốc độ gia tăng nhanh (3%/năm) mỗi năm số lượng được bổ sung > I triệu lao động

- Chất lượng nguồn lao động: (0,5 điểm)

+ Nguồn lao động nước ta cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng tiếp thu nhanh vệ khoa học kĩ thuật

+ Trình độ nguồn lao động ngày càng nâng cao: 5 triệu lao động có kĩ

thuật, trong đó > 23% có trình độ từ cao đẳng trở lên

+ Tác phong chuyên nghiệp còn hạn chế, thiếu lao động có tay nghề cao

- Phân bố nguồn lao động: (0,5 điểm)

+ Nguồn lao động phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ và các

khu vực sản xuất :

+ Lao động có tay nghề chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông

Trang 31

nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm, 856 nghìn người thất nghiệp Tý lệ

thiếu việc làm ở nông thôn là 28,2% ,ở thành thị là 6,8% (0,5 điểm) - Mức độ thiếu việc làm và thất nghiệp ở các vùng lại khác nhau, tỉ lệ

thất nghiệp ở thành thị cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Bắc

Trung Bộ, ở Đông Nam Bộ trước đây vấn đề việc làm rất căng thẳng nhưng

hiện nay đã được cải thiện rõ rệt (0,5 điển)

* Phương hướng giải quyết việc làm: (1,0 điển)

- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước: (0,25 điển)

+ Di cư lao động một cách có tổ chức đến các vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, )

+ Hạn chế và tiến tới chấm dứt di dân tự do

-_- Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn: (0,25 điển)

+ Phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình

+ Đẩy mạnh công nghiệp chế biến Nông, lâm, thuỷ sản ở quy mô nhỏ

và trung bình ;

+ Khôi phục va phát triển ngành nghề truyền thống

- Các biện pháp khác: (0.5 điểm)

+ Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành phố

+ Chú trọng công tác hướng nghiệp ở nhà trường, đa đạng hoá các

hình thức đào tạo khác

+ Đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

+ Xuất khẩu lao động Câu 2 (3,0 điểm)

a Tinh hinh sản xuất lương thực - thực phẩm của Đông bằng sông Cửu Long

(2.0 điểm) ;

* Lương thực: (1 điểm)

Lúa là cây chiếm ưu thế tuyệt đối (0,25 điểm)

- Diện tích: 4 triệu ha, chiếm 99,7% điện tích cây lương thực của vùng (0,25 điển)

- Sản lượng: năm 1999: 16,3 triệu tấn chiếm 99,7% sản lượng lương thực của vùng và 52% sản lượng lúa cả nước (0,25 điển)

- Năng suất: 40,3 tạ/ha Những tỉnh có năng suất cao: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An,

- Bình quân theo đầu người: 1:012 kg/người, gấp 2,5 lần bình quân

cả nước (0,25 điển)

* Thực phẩm: (1,0 điển)

~ Chăn nuôi: (0,25 điển)

+ Bò > 18 vạn con (An Giang, Bến Tre,Trà Vinh)

Trang 32

+ Lợn > 2,8 triệu con

+ Vịt đứng đầu cả nước, chăn thả sau vụ thu hoạch

- Thuy san: (0,5 diém)

+ Đánh bắt: sản lượng đánh bắt chiếm 42% cả nước

+ Nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 35 vạn ha, trong đó 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu, chiếm 80% sản lượng tôm nuôi cả nước

Hàng năm Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp cho các vùng khác trong cả nước và xuất khẩu hàng vạn tấn cá, tôm, hàng vạn tấn thịt lợn và

gạo xuất khẩu chủ yếu của cả nước (0,25 điển)

b Những thuận lợi (1,0 điển)

- Đất: Diện tích đất nông nghiệp rộng lớn: 2,65 triệu ha, đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu màu mỡ và có nhiều khả năng mở rộng diện tích

- Khí hậu: Cận xích đạo: nhiệt độ, ánh sáng, tạo điều kiện phát triển

cây lúa quanh năm (3 vụ) (0.5 điểm)

- Sông ngòi, kênh rach chang chit tao diéu kién cho thuy lợi, giao thông và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

- Trữ lượng cá biển lớn, chiếm 52% cả nước (0,25 điểm) - Dân số đông, nguồn lao động dồi đào, thị trường tiêu thụ lớn, lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

- Co sở hạ tâng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang được đầu tư, cải tạo,

chính sách nhà nước đầu tư để tạo thành vùng trọng điểm (0,25 điểm) Câu 3 (3,5 điểm) a Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu: (0,5 điển) (Đơn vị: %) Năm | 1985 | 1986 | 1990 | 1995 | 1999 | 2003 Nhóm ngành

Trang 33

b Nhận xét và giải thích (1,0 điểm)

* Nhận xét: (0,5 điểm)

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách rõ rệt - Xu hướng chung là:

+ Giảm tỈ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng) + Tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng tăng nhanh (dẫn chứng) + Tỉ trọng của dịch vụ tăng nhưng không đều (dẫn chứng) * Giải thích: (0,5 điểm)

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do nước ta trong thời kì đổi mới, hoà nhập với nên kinh tế thế giới, chịu tác động của cuộc cách mạng khoa học Kĩ thuật hiện đại trên thế giới Nền kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐỀ SỐ 21 DAP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM SOC TRANG - NAM 2006 Cau 1 (2,0 diém)

a Phan b6 khong déu (1,5 điển)

- Phân bố dân cư không đồng đều thể hiện ở sự chênh lệch trong

phân bố dân cư giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam Có tác động đến môi trường, tài nguyên và phân bố các ngành kinh tế

- Miễn núi chiếm 3/4 diện tích cả nước nhưng chỉ chiếm 20% dân số Đó là do ở miền núi có điều kiện tự nhiên khó khăn, cơ sở hạ tâng chưa phát

triển, đô thị và công nghiệp còn hạn chế

- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng tập trung 80% dân số Đồng

bang sông Hồng có mật độ dân số cao hhất cả nước (1.180 ngudi/km? năm 1990)

- Đồng bằng sông Cửu Long mới khai thác khoảng 300 năm trở lại đây nên mặc dù là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước nhưng mật độ dân số chỉ khoảng 400 người/km? (= 1/3 so với Đồng bằng sông Hồng)

- Sự phân bố dân cư không đều giữa nông thôn và thành thị: hiện nay có

khoảng 76,5% dân số ở nông thôn và 23,5% dân số ở thành thị

Trang 34

b Phân bố chưa hợp lí (0,5 điển) _

- Miền núi, trung du có nhiều tài nguyên (nhất là rừng), khoáng sản nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động kĩ thuật Đây là hạn chế lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phân bố các ngành kinh tế nói riêng, đồng thời gây khó khăn cho việc khai thác tài nguyên

- Ở vùng đông bằng, thành phố, dân eư tập trung đông, có nguồn lao động đồi dào, thị trường rộng lớn Tuy nhiên, dân số và nguồn lao động tăng nhanh tạo sức ép đến môi trường, các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là vấn đề việc làm Câu 2 (2,0 điểm)

a Hệ thống giáo dục (1,5 điểm)

* Hệ thống giáo dục có đủ các cấp học và ngành học: (0,5 điểm)

- Mẫu giáo (giáo dục mầm non), phổ thông (tiểu học, Trung học cơ sở,

Trung học phổ thông), bổ túc văn hoá

- Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng và đai học (đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ)

* Các hình thức tổ chức giáo dục đa dạng: (0,5 điển)

= bậc phổ thông: có trường công lập, dân lập, bán công, trường

chuyên, trường dành cho trẻ khuyết tật, trường dân tộc nội trú,

- Ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: đào tạo chính quy,

chuyên tu, tại chức, từ xa Mở thêm đại học dân lập, đại học mở ở Hà Nội, đại học bán công ở TP Hồ Chí Minh, đại học cộng đồng

* Mạng lưới các trường: (0, 5điển)

- Cả nước có hơn 23,2 nghìn trường phổ thông, 239 trường trung học chuyên nghiệp (chưa kể các trường dân lập), 110 trường đại học, cao đẳng

(chưa kể trường dân lập)

- Hai trung tâm đào tạo lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Ngoài ra còn có: Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nang, Can Thơ, Đà Lạt, b Thành tựu giáo dục (0,5 điển)

- Trước Cách mạng tháng Tám, hơn 80% dân số không biết đọc, biết

viết; đến nay có khoảng 92% dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc, biết viết,

Trình độ học vấn của người dân ngày càng cao

- Mỗi năm có khẳng 17 triệu trẻ em đến trường Nước ta đã hoàn thành

phổ cập giáo dục Số sinh viên cao đẳng, đại học năm 1997 là 662.000 người,

Trang 35

Câu 3 (3,0 điểm)

a Kể tên các tỉnh của vùng (0,25 điển)

- Tây Bắc: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên

- Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh

b Các nguồn lực tự nhiên (2,25 điển) * Vị trí địa lí: (0,25 điển)

Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào, phía Đông giáp

Biển Đông, phía Nam giáp Đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: (2,0 điển)

- Dia hình chia làm hai bộ phận rõ rệt: Tây bắc núi non hiểm trở, có dãy

núi Hoàng Liên Sơn cao trên 2500m Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, các dãy núi có hình cánh cung

- Đất: có đất feralit là điều kiện để phát triển cây công nghiệp, trồng rừng và đồng cỏ chăn nuôi Đất phù sa ở các thung lũng sông và đất ở các cánh đồng:

Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, là cơ sở sản xuất lương thực phẩm cho vùng - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh Vùng có khả năng phát triển cây công nghiệp cận nhiệt, rau quả ôn đới, Tuy nhiên

vùng thiếu nước vào mùa khô, có sương muối, sương giá vào mùa đông - Tài nguyên nước: hệ thống sông Hồng có tiểm năng lớn về thuỷ điện (chiếm 37%) Tuy nhiên sông có nhiều thác, nghềnh và có sự chênh lệch chế độ nước rất lớn vào mùa lũ và mùa cạn

- Tài nguyên sinh vat: da dang, ring có nhiều gỗ, thú quý

- Tài nguyên biển: vùng biển Quảng Ninh có ngư trường vịnh Bắc Bộ, thuận lợi nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản

- Tài nguyên khoáng sản: là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản nhất

nước ta, các khoáng sản: than, sắt, thiếc, đồng, chì, kèm, apatit; đá vôi,

có giá trị kinh tế cao

~ Tài nguyên du lịch: phong phú, với nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp

c Các nguồn lực kinh tế - xã hội (0,5 điển) '

* Dân cứ và lao động: ở miền núi mật độ trung bình 50 - 100 người/kmỶ,

ở trung du 100 - 300 người/km? Dân cư thưa thớt, thiếu lao động, nhất là lao

động lành nghề Vùng có nhiều dân tộc ít người, có kinh nghiệm trong sản xuất và chính phục thiên nhiên Tuy nhiên nạn du canh, du cư còn phổ biến

Trang 36

* Cơ sở vật chất kĩ thuật: có nhiều chính sách đầu tư, tuy nhiên ở đây cơ sở vật chất còn nghèo nàn, không đồng bộ, có sự khác biệt lớn giữa trung du và miền núi Câu 4 (3 điển) a Vé biểu đồ (2,0 điểm) * Xử lí số liệu: (0,5 điển) (Don vi: %) Nam Tổng số Thanh thi Nong thon 1990 100,0 195 80,5 1992 100,0 19,9 80,1 1995 100,0 20,7 79,3 1998 — 100,0 23,1 76,9 2001 100,0 24,7 Tae 2003 100,0 25,8 74,2 * Vẽ biểu đô: (1,5 điểm) Yêu cầu: - Chính xác khoảng cách các năm, số liệu - Có chú giải - Đúng tên biểu đồ Biểu đồ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta thời kì 1990 - 2003 100 đâm : 80 60 40 20 0 1990 1992 1995 1998 2001 2003 b Nhận xét (0.5 điểm)

- Qua biểu đô, ta thấy tỉ lệ dân thành thị có xu hướng ngày càng tăng dân còn tỉ lệ dân nông thôn thì ngược lại, giảm dần

~ Tỉ lệ dân thành thị tăng 6,3% (từ 19,5% năm 1990 tăng lên 25,8% vào năm 2003 và tỉ lệ dân nông thôn giảm tương ứng (từ 80,5% năm 1990 còn 74,2% năm 2003)

Trang 37

c Giải thích (0.5 điểm)

~ Tỉ lệ dân thành thị tăng dân và tỉ lệ dân nông thôn giảm dân là do kết quả của quá trình đơ thị hố, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước

- Tuy nhiên, quá trình này diễn ra còn chậm

ĐỀ SỐ 22

ĐÁP AN - THANG DIEM

TRUONG CAO DANG SU PHAM DIEN BIEN - NAM 2005 Cau 1 (3,5 điển)

a Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ của nên

kinh tế nước ta

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: (1,5 điểm)

- Hai xu hướng lớn của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đang diễn

ra trên thế giới: (0.5 điểm)

+ Từ khu vực sản xuất vật chất sang khu vực dịch vụ, thường diễn ra ở các nước phát triển

+ Trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất, chủ yếu từ nông nghiệp sang

công nghiệp, thường diễn ra ở các nước đang phát triển

- Với điều kiện của nước ta, chúng ta có thể thực hiện cùng một lúc hai

bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên: (1,0 điển)

+ Có sự chuyển dịch rõ rệt giữa các khu vực kinh tế: tăng tỉ trọng của khu

vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (% GDP, tính theo giá trị hiện hành) Khu vực kinh tế 1985 | 1990 | 1995 1998

Nông, lâm, ngư nghiệp 40,2 | 38,7 27.2 25,8

Công nghiệp, xây dựng 21,9 | 22,7 28,8 325

Dich vu 32,5 | 38,6 44,0 41,7

+ Có sự chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành:

* Trong công nghiệp: trước đổi mới, công nghiệp nặng được chú trọng phát triển Thời kì đầu đổi mới, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp

nhẹ Hiện nay, các ngành công nghiệp chiếm ưu thế là các ngành sử dụng lợi thế tương đối về lao động (dệt, may, chế biến thực phẩm, ) và tài nguyên

Trang 38

(dầu khí, điện, xi măng, ) Các ngành đòi hỏi hàm lượng Kĩ thuật cao (Kĩ

thuật điện tử) sẽ được phát triển mạnh trong thập kỉ tới

s Trong nông nghiệp, xu hướng chung là giảm tỉ trọng của trồng trọt và tăng tỉ trọng của chăn nuôi

s Trong dịch vụ, một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỉ trọng

tương đối lớn :

* Sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ: (1,25 điểm)

- Đối với từng ngành: (0,5 điểm)

+ Trong nông nghiệp: hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, các vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, các vùng chuyên canh cây công

nghiệp, các vùng chăn nuôi (gia súc, gia cầm),

+ Trong công nghiệp: phát triển các hình thức mới như khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, Các trung tâm công nghiệp mới đang hình thành

+ Trong ngành dịch vụ: xuất hiện một số trung tâm lớn, nhất là ngành du lịch

- Đối với cả nước: (0,75 điểm)

+ Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

+ Hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm:

e Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương -

Hải Phòng - Quảng Ninh

e Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên - Huế - Đà Nắng - Quảng Nam - Quảng Ngãi

e Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP Hồ Chí Minh - Bình Dương -

Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu

b Nguyên nhân chủ yếu (0,75 điểm)

- Công cuộc -đối mới nền kinh tế - xã hội (0,25 điểm)

~ Nhu cầu của thị trường (trong nước và ngoài nước) (0,25 điểm)

- Các nguyên nhân khác (nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, xu thế

tồn cầu hố, khu vực hoá, ) (0.25 điển)

Câu 2 (3,0 điển) :

a Vẽ biểu đồ: Dạng biểu đồ đường, lấy năm gốc 1981 = 100% (2,25 điểm)

Trang 39

Năm 1981 | 1984 | 1986 | 1988 | 1990 | 1996 | 1999

San lượng lúa bình

quan dau người 225,9 | 226,2 | 261,4 | 267,3 | 290,0 | 350,1 |411,5 | (kg/nguoi) * Xử lí số liệu: (0,5 điển) (Don vi: %) Nam 1981 | 1984 | 1986 | 1988 | 1990 | 1996 | 1999

Gia tăng dân số —_| 100,0| 106,7| 111,5 | 115,8 | 120,6 | 137,3 | 139,0 Gia tang sản lượng lúa| 100,0 | 125,8 | 129,0 | 137,1 | 154,8 | 212;9 | 253,2

Gia tăng sản lượng lúa bình quân đầu người 100,0 | 117,8 | 115,7 | 118,3 | 128,4 | 155,0 | 182,2 |: * Vẽ biểu đồ: (1,5 điểm)

- Yêu cầu: Chính xác, đẹp; khoảng cách năm trên trục hoành phải tương

ứng với các năm đã cho; có chú giải; có tên biểu đồ

Biểu đồ biểu diễn sự gia tăng dân số, gia tăng sản lượng lúa và gia

Trang 40

Chú ý: Trên trục tung, giao điểm giữa trục tung và trục hoành có thể lấy giá trị số thích hợp từ 0 đến 100 Như vậy, điểm xuất phát của 3 đường biểu diễn ứng với giá trị 100 có thể lấy từ một điểm nào đó trên trục tung Tuy

nhiên, chiều cao của trục tung phải bảo đảm phân biệt rõ 3 đường biểu diễn

b Nhận xét (0,75 điểm) :

* Trong giai đoạn 1981 - 1999, sản lượng lúa, số dân và bình quân lương thực đầu người theo đầu người ở nước ta đều tăng

* Trong đó: 5

- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất, tăng 2,5 lần Số dân tăng chậm hơn, tăng gần 1,4 lần

—> Sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, đặc biệt trong thời

kì 1990 - 1999 :

- San lượng lúa bình quân đầu người tăng mạnh Điều đó chứng tỏ sản xuất lương thực của nước ta trong những năm qua đạt được những thành tựu

khá vững chắc Mặt khác tốc độ tăng dân số trong những năm gần đây đã

giảm, tuy còn chậm

Câu 3 (3,5 điểm)

a Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ở Trung du và miền núi

nước ta

Việc phát triển cây công nghiệp cho phép: (1,0 điểm)

- Sử dụng hợp lí hơn nguồn tài nguyên đất, khí hậu và nguồn nước, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp

- Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập nâng cao đời sống nhân dân

- Tạo nguồn nguyên liệu vững chắc để phát triển công nghiệp chế biến, tạo điều kiện đa dạng hố cơ cấu ngành cơng nghiệp, phân bố lại công nghiệp

Ngày đăng: 30/09/2016, 18:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w