Hệ thống thanh tra Việt Nam p1 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA 1. Khái niệm và đặc điểm của thanh tra a. Khái niệm Theo tiếng Latinh, thanh tra có nghĩa là nhìn vào bên trong, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định; Theo Từ điển tiếng Việt, Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp; Theo Từ điển pháp luật Anh Việt, thanh tra là sự kiểm soát, kiểm kê đối với đối tượng bị thanh tra; Theo Từ điển Luật học, thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định
Trang 1CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA
I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THANH TRA
1 Khái niệm và đặc điểm của thanh tra
a Khái niệm
Theo tiếng Latinh, thanh tra có nghĩa là "nhìn vào bên trong", chỉ một sự kiểm
tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một đối tượng nhất định;
Theo Từ điển tiếng Việt, "Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của
địa phương, cơ quan, xí nghiệp";
Theo Từ điển pháp luật Anh- Việt, thanh tra là "sự kiểm soát, kiểm kê đối với
đối tượng bị thanh tra";
Theo Từ điển Luật học, thanh tra "là sự tác động của chủ thể đến đối tượng
đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định"
Với những nghĩa trên đây, thanh tra bao hàm trong đó nghĩa kiểm soát nhằmxem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với qui định Ngoài ra, thanh tra cònđược hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ranhững nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước nhằm khắcphục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhànước Hoạt động thanh tra do cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tranhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
1
Trang 2pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộcngành, lĩnh vực đó.
Bộ máy tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của thanh tra nhà nước sẽ đượcnghiên cứu kỹ ở chương 3
b Đặc điểm của thanh tra
* Tính quyền lực nhà nước
Là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tácđộng tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản
lý Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyền
uy - phục tùng - một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước Quyền lực nhà nước,trên thực tế luôn thuộc về một tổ chức nhất định, không thể có quyền lực nếu khônggắn với một tổ chức cụ thể Nói về quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra cũng
có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra Đối vớicác quốc gia trên thế giới, chủ thể tiến hành thanh tra luôn là cơ quan nhà nước, dù
mô hình tổ chức thanh tra có khác nhau.Vì vậy, thanh tra phải được nhà nước sử dụngnhư một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý, bởi theo Lênin, thanh tra màthiếu quyền lực là thanh tra suông Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh trađược thể hiện ở những mặt sau đây:
- Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra vềnhững vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý;
- Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra; yêu cầu truy cứutrách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật;
- Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chếnhà nước
Ngoài ra, tính quyền lực nhà nước của thanh tra còn được cụ thể hoá ở chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thanh tra; phương thức tiến hành thanhtra; xử lý kết quả thanh tra; trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượngthanh tra cũng như trong sự phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước theo cấphành chính và theo ngành, lĩnh vực Hoạt động thanh tra đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ
Trang 3tính quyền lực nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, có như vậy mới phát huy hiệu quảcủa thanh tra
* Tính độc lập tương đối
Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra.Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan quản lý nhà nước tựtiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách
Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, ngoài việc đảm bảo sự phối kếthợp nhịp nhàng với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt động thanh tra còn
có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ Điều này được thể hiện ởchỗ, các tổ chức thanh tra được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnhvực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật qui định Trên cơ sở kết quảthanh tra, ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các qui định của pháp luật
về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình
Tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối bởi vì, hoạt động thanh tra ngoàiviệc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống,phải đặt sự vật, hiện tượng trong sự phát triển biện chứng với quan điểm khoa học,
3
Trang 4khách quan, lịch sử, cụ thể Tính độc lập của hoạt động thanh tra cũng khác với tínhđộc lập trong xét xử của toà án bởi vì:
- Thanh tra xem xét mọi việc không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà còn căn
cứ vào tính hợp lý; Trong khi đó hoạt động xét xử của toà án độc lập và chỉ tuân theopháp luật
- Không phải mọi hoạt động thanh tra đều mang tính tài phán; còn hoạt độngcủa toà án đều mang tính chất tài phán (xét xử)
- Trong hoạt động thanh tra, về nguyên tắc, người có quyền quyết định cuốicùng trong việc xử lý kết quả thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Còntrong hoạt động xét xử, người có thẩm quyền quyết định cuối cùng là Hội đồng xétxử
* Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước và thanh tra có điểm chung là nhân danh quyền lực nhànước thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý Hơn nữa, với tư cách là mộtchức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lýnhà nước Về vấn đề này, Lênin đã viết: "Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý
và thanh tra là một chứ không phải là hai" Như vậy, quản lý nhà nước và thanh tra cómối quan hệ mật thiết với nhau Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu cóquản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra.Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữvai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (thể hiện ở việc xác định đường lối,chủ trương, qui định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra; sử dụng các kết quả,thông tin từ phía các cơ quan thanh tra) Hơn nữa, hoạt động chấp hành của quản lýnhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình chấp hành các vănbản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh thanh trachỉ là phương tiện, công cụ để quản lý nhà nước
Ngoài ra, với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràngbuộc, chế ước bởi quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnhcách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhờ có thanh tra mà mục đíchcủa quản lý được đảm bảo Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ chế
Trang 5quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra Hoạt động cótính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷcương trong hoạt động của bộ máy nhà nước
2 Vai trò và ý nghĩa của công tác thanh tra
a Vai trò của thanh tra
Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuốicùng trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhànước Qua thanh tra để có các kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém, đề xuấtnhững biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sáchnhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nướcphải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước Ở đâu cóquản lý nhà nước thì ở đó phải có thanh tra Quản lý nhà nước mà không có thanh tra
sẽ dẫn tới quan liêu và xa rời thực tiễn
Thanh tra làm cho chu trình quản lý nhà nước được khép kín, các hoạt độngban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việcxem xét, đánh giá, kiểm chứng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đốitượng bị quản lý, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách,nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể Đó là quy trình, quy luật tất yếu trong bất cứhoạt động quản lý của Nhà nước nào Để thực hiện đổi mới kinh tế và cải cách nềnhành chính quốc gia thì vai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quantrọng để quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vai trò nàyđược thể hiện ở các nội dung sau:
- Thứ nhất, Thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý,
góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Với chức năng giám sát hoạt độngcủa các đối tượng bị quản lý, bao gồm giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật,chức trách, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước và công chức nhà nước; việcchấp hành chính sách, pháp luật của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng khác chịu
sự quản lý của Nhà nước; thanh tra kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp
xử lý Với chức năng, nhiệm vụ xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cácquyết định hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực
5
Trang 6hiện chính sách, pháp luật, cũng như trách nhiệm và quyền hạn được giao; kết luận và
xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chứcnhà nước góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương trong quản lý, làm trong sạch bộ máynhà nước Trong điều kiện nước ta thực hiện quá trình đổi mới mà trọng tâm là đổimới về kinh tế thì vai trò của công tác thanh tra ngày càng cần thiết và quan trọng đểquản lý nền kinh tế thị trường hoạt động ngày càng có hiệu quả
- Thứ hai, việc thanh tra còn nhằm mở rộng và bảo đảm cho quyền dân chủ của
nhân dân được thực thi một cách nghiêm minh Theo lý thuyết, quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân, cho nên Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mọi người dân, tạo mọi điều kiện cho họ thực hiện các quyền về dânchủ - chính trị của mình như: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quyền
tự do lập hội, tự do ngôn luận, quyền khiếu nại, tố cáo Do đó, pháp luật Việt namkhông chỉ ghi nhận các quyền của cong dân mà còn ghi nhận các cơ chế đảm bảothực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp vàdân chủ đại diện như quyền kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của các cơ quannhà nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp mà mình
là thành viên và các Ban Thanh tra nhân dân
Mặt khác, việc xem xét, kết luận và kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo, các
tổ chức Thanh tra giúp Đảng và Nhà nước phát hiện kịp thời những vi phạm của cán
bộ, công chức, loại trừ những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ, thiếu côngbằng, xa rời lợi ích của nhân dân, từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục, góp phầnxây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Bên cạnh đó, hoạt động Thanh tra cònnhằm tìm ra những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nội dungchưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổsung, khắc phục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương,hoàn thiện cơ chế quản lý Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng chỉ phát hiện, tìm kiếm saiphạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý thì chưa đủ, mà Thanh tra còn phải phát hiện vàkhẳng định, đồng thời tạo điều kiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới nảy sinh pháttriển Có như vậy thì hiệu quả công tác quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triểncủa thực tiễn
Trang 7- Thứ ba, khi xem xét vai trò của Thanh tra trong các giai đoạn lịch sử cho
thấy, vai trò quan trọng nữa của Thanh tra là nhằm thực hiện tham mưu cho các cấpchính quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là trong việc thực hiện nhiệm
vụ theo dõi, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại,
tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lýnhà nước từ sau khi đổi mới đến nay, Quốc Hội đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáovào năm 1998 và tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, năm 2005 nhằm điềuchỉnh một cách toàn diện về khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chophù hợp hơn với thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo và quá trình hội nhập kinh tếquốc tế của đất nước
Như vậy, vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước ngày càng có
sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển ở nước ta hiện nay, nhất làtrong điều kiện chúng ta thực hiện Chương trình cải cách bộ máy nhà nước, trong đó
có các cơ quan thanh tra Tuy nhiên, trên thực tế có những cơ quan Thanh tra nhiềukhi không đưa ra được những kết luận như yêu cầu của xã hội vì cách làm còn mangtính “chiếu lệ”, chưa thiết thực, và thiếu khách quan; mặt khác do thành viên củaĐoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên còn chưa được chọn lọc kỹ càng, chưa bao gồmnhững người đủ đức đủ tài để đưa ra những kết luận có sức thuyết phục cao, khiếncho cơ sở được thanh tra phải “tâm phục khẩu phục”
Thực tế những năm vừa qua cho thấy nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhâncông dân đã từng lập nhiều thành tích, được tặng thưởng nhiều huân chương, thậmchí được phong danh hiệu anh hùng nhưng sau đó ít lâu lại mắc những sai phạmnghiêm trọng bị đưa ra truy tố và xử lý trước pháp luật Nếu việc thanh tra những cơ
sở này được làm tốt thì đã giúp cho người lãnh đạo tránh được những sai phạm dẫntới hậu quả đáng tiếc về sau
Từ những bài học kinh nghiệm thực tế đó, muốn nâng cao hiệu quả của côngtác thanh tra thì trước hết cán bộ thanh tra phải công tâm và có năng lực, có cách làmthích hợp, khách quan, trung thực, không vì đánh giá cao thành tích, mà xem nhẹnhững thiếu sót, khuyết điểm và ngược lại Đi đôi với việc kiểm tra, giám sát thường
7
Trang 8xuyên, còn cần thanh tra bất thường, không cần thiết phải thông báo cho cơ sở biếttrước để bảo đảm tính khách quan của thanh tra.
b Ý nghĩa của thanh tra
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thanh tra 2010 thì mục đích của hoạt động
thanh tra là:“ phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quyđịnh của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”.
Như vậy, hoạt động thanh tra là nhằm điều chỉnh cách thức, phương pháp quản
lý của các cơ quan quản lý nhà nước, với ý nghĩa là bảo vệ mục đích của quản lý nhànước, tạo điều kiện cho công dân thực hiện tốt các quyền của mình trên thực tế
Hoạt động thanh tra được thực hiện bởi chủ thể quản lý nhà nước - nhân danhquyền lực nhà nước Điều này nhằm xác nhận về mặt pháp lý tính chất nhà nước của
tổ chức Thanh tra Vì vậy, Thanh tra được coi là công cụ có hiệu quả của Nhà nướctrong việc thực hiện chức năng của quản lý Do đó, quyền lực của thanh tra là một bộphận không thể thiếu của quyền lực nhà nước, chỉ có thông qua hoạt động thanh tra,quyền lực nhà nước mới được thực hiện, nền dân chủ nhân dân mới được bảo đảm.Chính vì vậy, mục đích hàng đầu của thanh tra là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của cơquan nhà nước, của tổ chức, cá nhân Bên cạnh đó, quá trình thanh tra cũng tạo ranhững yếu tố tích cực, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, trong chính sách,pháp luật, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục kịp thời, kể
cả các biện pháp nhằm sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách, quy định hiện hành
và việc ban hành mới những quy định cần thiết, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý,hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước
Ví dụ, thông qua hoạt động thanh tra trong công tác tiếp dân, các cơ quan tiếpnhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vịthanh tra nhằm xem xét ra quyết định, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho công dân
Trang 9biết theo đúng thời hạn quy định của pháp luật Đồng thời, công tác tiếp dân cũngnhằm hướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật và cũng
là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân vớiĐảng và Nhà nước Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tinquan trọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ Muốn vậy người lãnh đạo qua côngtác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nắm bắt được đầy đủ thông tin, kiểm tra,đánh giá chính xác cán bộ của mình
Bên cạnh đó, việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một kênhthông tin để đánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước.Đánh giá chính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khithực thi chính sách Đánh giá chính sách được tiến hành trên cơ sở một chính sách đãđược hoạch định, thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại
Trên cơ sở các thông tin thu được qua việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có được các thông tin
về kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu của chính sách, có căn cứ để xác địnhxem việc tồn tại chính sách có hợp lý hay không, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sunghoàn thiện chính sách và tìm kiếm các biện pháp quản lý thích hợp và hiệu lực đểthực thi chính sách đó
Hoạt động tiếp công dân của cơ quan thanh tra còn tạo điều kiện cho nhân dânthực hiện quyền tự do, dân chủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc,xung đột trong xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tự do, dân chủ tạonên một xã hội hài hòa, xã hội công dân
3 Hình thức và phương pháp thanh tra
a Hình thức thanh tra
Hình thức thanh tra là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra Cónhiều hình thức thanh tra khác nhau, điều này phụ thuộc vào các cách phân loại khácnhau hay còn gọi là phụ thuộc vào các căn cứ phân loại khác nhau
* Căn cứ vào phạm vi, quy mô của cuộc thanh tra có: Thanh tra diện rộng,
thanh tra diện hẹp
- Thanh tra diện rộng
9
Trang 10Thanh tra diện rộng là hình thức thanh tra thường được áp dụng khi tiến hànhthanh tra một cơ quan, một ngành hay một lĩnh vực quản lý để đánh giá kết quả hoạtđộng một cách tổng thể, toàn diện trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, phápluật hoặc cơ chế quản lý để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm, đổi mớihoạt động nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan, mộtngành hay lĩnh vực đó.
Thanh tra diện rộng là hình thức thanh tra có phạm vi, quy mô rất rộng lớn.Cho nên, để bảo đảm hoạt động thanh tra có hiệu quả, cơ quan thanh tra cấp trên phảithực hiện sự chỉ đạo thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, lựclượng và thời gian thực hiện thanh tra
Thanh tra diện rộng có tác dụng không chỉ để chấn chỉnh, đổi mới trực tiếp một
cơ quan, một ngành hay một lĩnh vực mà còn có tác dụng rất quan trọng để các cơquan, người có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô
- Thanh tra diện hẹp (chuyên đề, vụ việc)
Thanh tra diện hẹp là hình thức thanh tra chỉ tập trung vào một chuyên đề hoặcmột vụ việc cụ thể nhất định nào đó để phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, saiphạm trong chuyên đề, vụ việc đó nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhànước của cơ quan, của ngành, lĩnh vực
Khác với thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề, vụ việc có phạm vi, quy môhẹp hơn và có đối tượng, nội dung cụ thể, rõ ràng hơn, tính chất của vụ việc rõ hơn
Vì thế, cơ quan (người có thẩm quyền thanh tra) cũng dễ dàng hơn trong việc xácđịnh trọng tâm, trọng điểm cần thanh tra và thời gian thanh tra cũng thường ngắn hơn
* Căn cứ vào chương trình thanh tra có: Thanh tra theo kế hoạch; thanh tra
thường xuyên, thanh tra đột xuất
- Thanh tra theo kế hoạch
Là hình thức thanh tra được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt Kế
hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu về thanh tra của cơ quan thực
hiện chức năng thanh tra trong 01 năm do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năngthanh tra xây dựng để thực hiện định hướng chương trình thanh tra và yêu cầu quản lý
của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
Trang 11Kế hoạch thanh tra cần được dựa trên các căn cứ sau:
+ Yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cấp, ngành cần tiến hành thanh tra để phục
vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp, ngành đó;
+ Những vấn đề bất cập, bức xúc mà quá trình thanh tra trong kỳ kế hoạchtrước đã phát hiện nhưng chưa được giải quyết hoặc chưa được giải quyết dứt điểm;
+ Những vấn đề do đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đơn kiến nghị, đềnghị của các cơ quan, tổ chức chuyển đến nhưng chưa được giải quyết dứt điểm vào
kỳ kế hoạch trước
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm phê duyệtchương trình, kế hoạch thanh tra Thanh tra theo kế hoạch có tác dụng tạo điều kiệnthuận lợi để đoàn thanh tra có sự chuẩn bị một cách tốt nhất cho việc thanh tra về lựclượng tiến hành, thời gian, tài liệu liên quan, thu thập thông tin, khảo sát thực tế… nhằm bảo đảm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả cao nhất
- Thanh tra thường xuyên: được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
- Thanh tra đột xuất: Là hình thức thanh tra được tiến hành khi phát hiện cơ
quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnquyết định
Thanh tra đột xuất thường gắn với những vấn đề cấp thiết, bức xúc nhằm kịpthời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
* Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra có: Thanh tra kinh
tế - xã hội; thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra công vụ
- Thanh tra kinh tế - xã hội
Là hình thức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh
tế, xã hội nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm để nâng caohiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội
Thanh tra kinh tế - xã hội được thực hiện là do:
+ Yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội;
+ Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân về vấn đề kinh tế - xã hội;
11
Trang 12+ Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của cơ quan, tổ chức.
- Thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Là hình thức thanh tra được tiến hành đối với cơ quan, người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, saiphạm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa nhà nước, của cá nhân, cơ quan, tổ chức và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lýnhà nước
Thanh tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có thể tiến hành đối với một hoặcmột số hoặc tất cả các nội dung của quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo như: côngtác tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; giải quyếtkhiếu nại, tố cáo; thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo vàcông tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo
- Thanh tra công vụ
Thanh tra công vụ là hình thức thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật luôn luôn gắn liền với cơ quan, người có thẩm quyền đểkịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, sai phạm của đối tượng quản lý nhằmnâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
Bất kỳ cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nào đều cần có kế hoạch thanhtra đối tượng quản lý trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định củapháp luật Ngoài kế hoạch đã được xác định, cơ quan, người có thẩm quyền quản lý
có thể tiến hành thanh tra đột xuất nếu thấy cần thiết hoặc là trách nhiệm của cơ quan,người có thẩm quyền do đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; yêu cầu, kiến nghịcủa cơ quan, tổ chức
b Phương pháp thanh tra
Phương pháp thanh tra là cách thức, biện pháp mà cơ quan, người có thẩm
quyền sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra nhằm đạt được mục đích đề ra.
Việc sử dụng cách thức, biện pháp để thực hiện hoạt động thanh tra tuỳ thuộcvào đặc điểm, tính chất của vụ việc, của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng củathanh tra; đồng thời còn tuỳ thuộc vào khả năng nghiệp vụ của cơ quan, người có
Trang 13thẩm quyền thực hiện hoạt động thanh tra trong hoạt động thanh tra thường sử dụngcác phương pháp chủ yếu sau đây:
* Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan
Đây là phương pháp không thể thiếu đối với cơ quan, người có thẩm quyềnthực hiện hoạt động thanh tra Phương pháp này bao gồm các công việc sau đây:
- Nghiên cứu văn bản pháp luật: là phương pháp rất cần thiết, vì văn bản phápluật là cơ sở pháp lý để thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra Nếu không nghiên cứuvăn bản pháp luật thì không xác định được hoạt động của đối tượng giám sát, kiểmtra, thanh tra đúng hay sai và không đưa ra được kết luận cần thiết về vụ việc đượcgiám sát, kiểm tra, thanh tra
Nghiên cứu văn bản pháp luật đòi hỏi phải nắm được tinh thần, nội dung và ýnghĩa của văn bản, của từng chương, mục, điều, khoản
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan: là phương pháp cũng rấtcần thiết, vì hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quan chính là những dữ liệu về vụ việcđược giám sát, kiểm tra, thanh tra Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ liên quangiúp cho cơ quan, người có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra biết được nộidung vụ việc để từ đó đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan
* Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu
Nghiên cứu, so sánh, thống kê các dữ liệu để phát hiện những nội dung hợp lý,bất hợp lý, logic, phi logic…, từ đó yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình (có thể bằngvăn bản hoặc trực tiếp)
* Thu thập ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức
Chủ thể thanh tra không chỉ thu thập thông tin, tài liệu từ đối tượng thanh tra
mà cần thu thập thông tin, tài liệu từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác Bởi vì,những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có thể có những thông tin, tài liệu rất giá trị về
vụ việc được thanh tra
Để thực hiện tốt điều này, chủ thể thanh tra cần tạo lập mối quan hệ tốt, sẵnsàng lắng nghe những ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức Tuy nhiên, chủ thểthanh tra cũng cần chắt lọc được những thông tin, tài liệu thu thập được, vì khôngphải mọi ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều đúng và khách quan
13
Trang 14* Tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn
Chủ thể thanh tra không thể am hiểu tường tận mọi lĩnh vực được thanh tra Vìvậy, để làm cho hoạt động thanh tra đạt hiệu quả, rất có thể chủ thể thanh tra phảitham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn Ý kiến của các nhà chuyên môn sẽ làm chochủ thể thanh tra hiểu được nguyên lý, bản chất của vụ việc
* Thuyết phục đối tượng thanh tra tích cực hợp tác với chủ thể thanh tra
Sự hợp tác của đối tượng thanh tra là yếu tố quan trọng để cuộc thanh tra cóhiệu quả Trường hợp khá phổ biến là đối tượng thanh tra không thực sự hợp tác,không muốn hợp tác, thậm chí tìm mọi biện pháp để đối phó với việc thanh tra Vìvậy, chủ thể thanh tra có nhiệm vụ thuyết phục sự hợp tác tích cực của đối tượngthanh tra
Chủ thể thanh tra cần làm cho đối tượng thanh tra hiểu rõ rằng mục đích củacuộc thanh tra là cùng với đối tượng thanh tra chấn chỉnh những bất cập, hạn chếtrong quản lý nhà nước để nâng cao hiệu quả của quản lý Sự hợp tác của đối tượngthanh tra bao giờ cũng được đánh giá cao hơn là không hợp tác và là tình tiết để xemxét giảm trách nhiệm của đối tượng thanh tra
* Chất vấn đối tượng thanh tra
Chất vấn đối tượng thanh tra là phương pháp mà chủ thể thanh tra lấy thông tin
về vụ việc bằng cách đặt ra câu hỏi để đối tượng thanh tra trả lời Đồng thời thông quachất vấn, chủ thể thanh tra cảm nhận, đánh giá thái độ của đối tượng thanh tra để gópphần làm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả
Những yêu cầu đặt ra để việc chất vấn có hiệu quả là:
- Chủ thể thanh tra phải nắm chắc những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên mônđược thanh tra
- Chủ thể thanh tra phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về vụ việc được thanh tra
- Chủ thể thanh tra phải có phương pháp (nghệ thuật) đặt câu hỏi thích hợp
- Chủ thể thanh tra phải lựa chọn thời gian thích hợp để chất vấn đối tượngthanh tra
* Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi gây cản trở đến hoạt động thanh tra
Trang 15Đây là phương pháp không thể thiếu trong trường hợp có hành vi gây cản trởhoạt động thanh tra Chủ thể thanh tra cần áp dụng những biện pháp cần thiết màpháp luật cho phép để làm cho cuộc thanh tra đạt hiệu quả Những biện pháp cần thiếtđược áp dụng như: xử phạt vi phạm hành chính; yêu cầu người có thẩm quyền tạmgiữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật…
4 Công cụ thanh tra
Công cụ thanh tra là những phương tiện mà chủ thể thanh tra sử dụng để thực hiện hoạt động thanh tra mà nếu thiếu những công cụ này thì hoạt động thanh tra
không thể đạt kết quả Các loại công cụ thanh tra bao gồm:
a Văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật là công cụ rất quan trọng của hoạt động thanh tra Bởi vìđây là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra Nếu không có văn bản phápluật thì không thể thực hiện hoạt động thanh tra; không thể đưa ra được kết luận đúngsai về vụ việc
b Kế hoạch thanh tra
Kế hoạch thanh tra là những chương trình hành động cụ thể của cơ quan, người
có thẩm quyền thanh tra đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, thông qua.Công cụ này vừa là nhiệm vụ vừa mang tính chất định hướng cho hoạt động của chủthể thanh tra
c Hồ sơ, tài liệu về vụ việc
Đây cũng là công cụ không thể thiếu của hoạt động thanh tra Hồ sơ, tài liệu về
vụ việc giúp cho chủ thể thanh tra hiểu được nội dung, bản chất của vụ việc để từ đóđưa ra những kết luận và quyết định hoặc đề nghị biện pháp xử lý thích hợp
Chủ thể thanh tra cần thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu về vụ việc bằng cách: yêucầu đối tượng thanh tra cung cấp; đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp;trực tiếp khảo sát, nghiên cứu;…
d Biên bản, mẫu văn bản trong quá trình thực hiện thanh tra
Việc thanh tra cần được ghi thành biên bản hoặc ra những văn bản nhất định đểbảo đảm giá trị pháp lý của hoạt động thanh tra đã thực hiện Vì vậy, chủ thể thanh tracần sử dụng biên bản, những mẫu văn bản đã được xác định
15
Trang 165 Mối quan hệ và sự khác biệt giữa hoạt động thanh tra và kiểm tra, giám sát
Xuất phát từ nguyên tắc mang tính bản chất của nhà nước ta là xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước thựchiện quyền lực của mình Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng
có phân công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
Vì vậy trong cơ chế hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước ngoài việc phảithường xuyên tự kiểm tra hoạt động của mình còn phải chịu sự giám sát, kiểm tra,thanh tra của các cơ quan khác trong, ngoài hệ thống và sự giám sát của nhân dân
Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà
nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự
tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội Như vậy,
hoạt động giám sát chủ yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc;hoạt động này được tiến hành bởi Quốc Hội, HĐND các cấp, các cơ quan tư pháp vàtoàn thể nhân dân thông qua hoạt động thực hiện chức năng, thẩm quyền do pháp luậtqui định
Kiểm tra là khái niệm rộng, được hiểu theo hai góc độ:
Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên
với cơ quan nhà nước cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh
giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào đó Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên
hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biệnpháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực vớiđối tượng bị kiểm tra như động viên khen thưởng về vật chất hoặc tinh thần
Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra
của Đảng, kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhànước Hoạt động kiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp ápdụng các biện pháp cưỡng chế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác đông mang tính xãhội
Trang 17Từ quan niệm trên, cụ thể là các mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra và kiểmtra, giám sát như sau:
Thứ nhất, nhà nước tự kiểm soát hoạt động của mình bằng các hình thức:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hànhpháp, tư pháp;
- Cơ quan tư pháp kiểm soát cơ quan hành pháp;
- Cơ quan hành pháp tự kiểm soát thông qua hoạt động kiểm tra nội bộ; thanhtra, kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới; thanh tra việc thực hiệnpháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…
Thứ hai, nhân dân giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua hệ
thống cơ quan dân cử, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; giám sát trực tiếp
ở cơ sở thông qua tổ chức thanh tra nhân dân, qua hoạt động khiếu nại, tố cáo…
Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng: hoạt động giám sát, kiểm tra,thanh tra có mối quan hệ ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình Tuy nhiên có thể phân các hoạt động này thành hai loại:
- Hoạt động kiểm tra, thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính nhànước: đó là hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hànhchính cấp dưới; là hoạt động thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ, Tỉnh, Huyện)
và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
- Hoạt động giám sát từ bên ngoài hướng vào các cơ quan hành chính nhànước: đó là hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; hoạt độnggiám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; hoạt động giám sát củanhân dân đối với bộ máy hành chính nhà nước
Bên cạnh mối quan hệ tác động đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát cónhững điểm khác biệt cơ bản
- Về chủ thể:
Chủ thể thanh tra có phạm vi hẹp hơn và mang tính chuyên trách chủ yếu đượcthực hiện bởi các cơ quan thanh tra và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra Chủ thể kiểm tra có phạm vi rộng hơn và thường gắn với sự kiểm tra của nhà
17
Trang 18quản lý đối với đối tượng quản lý Chủ thể giám sát rộng hơn nữa bao gồm: hệ thống
cơ quan quyền lực, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân dân
- Về hoạt động
Hoạt động của thanh tra được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do phápluật quy định và mang tính nghiệp vụ cao Hoạt động giám sát được thực hiện thườngxuyên liên tục bằng rất nhiều hình thức khác nhau Hoạt động kiểm tra cũng đượcthực hiện thường xuyên liên tục và thường là đơn giản hơn thanh tra
II HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra
Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, những tiêu chuẩn hành động mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, công dân cũng như đối tượng của thanh tra phải tuân theo trong quá trình thanh tra.
Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra chỉ đạo và chi phối các mối quan hệtrong thanh tra nhằm đảm bảo cho hoạt động thanh tra đạt được mục đích đề ra.Theo
điều 7 Luật Thanh tra 2010 xác định nguyên tắc hoạt động thanh tra bao gồm: “ Tuân
theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra”.
Như vậy, quy định trên là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cơ bản, mangtính xuyên suốt đối với hoạt động thành tra được quy định trên cơ sở kế thừa và pháthuy những nguyên tắc của hoạt động thanh tra đã được Đảng và Nhà nước xác định
từ trước tới nay Theo đó, các nguyên tắc cơ bản của thanh tra bao gồm:
a Bảo đảm pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của hoạt động thanh tra
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước
ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc pháp chế là nhằm bảo đảmcho pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối, không có một thực thể nào đứng trênpháp luật hay đứng ngoài pháp luật Nguyên tắc pháp chế phải được thể hiện ở việc
Trang 19chấp hành pháp luật cả từ phía các cơ quan nhà nước và từ phía các cá nhân, tổ chức
là đối tượng chịu sự quản lý của Nhà nước
Yêu cầu trước tiên đối với hoạt động thanh tra là phải tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc này thể hiện quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” Thanh tra là công cụ quản lý hữuhiệu của Nhà nước, vì về mặt lý thuyết “Ở đâu có quyền lực thì ở đó có thanh tra” Vìvậy, hoạt động thanh tra phải được tiến hành trước hết bởi các quy định của pháp luật;phải tuân thủ các quy định của pháp luật - Luật Thanh tra và các văn bản pháp luật cóliên quan Thanh tra viên và những người có thẩm quyền không được lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho đốitượng bị thanh tra Trường hợp các hành vi thanh tra vượt quá phạm vi, thẩm quyềncho phép trong quyết định thanh tra hoặc cố ý kết luận sai sự thật, xử lý vụ việc tráipháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đều không phù hợp vớinguyên tắc này
Để bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,nội dung của hoạt động thanh tra phải bảo đảm việc tuân thủ đúng quy định của phápluật có liên quan:
- Hoạt động thanh tra phải được thực hiện theo phương thức thành lập Đoànthanh tra hoặc thông qua thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh trachuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập
- Thời hạn mỗi cuộc thanh tra phải tuân thủ trình tự, thủ tục pháp luật quy định
Đó là mỗi cuộc thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài,nhưng không quá 60 ngày
- Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm và quyết địnhcác cuộc thanh tra cụ thể
- Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn và các thành viên hoạt động theo nhiệm vụ,quyền hạn được pháp luật quy định
Như vậy, bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, vềnguyên tắc hoạt động của Thanh tra là không được vi phạm những điều cấm của pháp
19
Trang 20luật khi thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cho đối tượng bị thanh tra nghiêm chỉnh chấphành pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, không phải lúc nào, ở đâu phápluật cũng được thực thi nghiêm chỉnh Sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ còn là mộtvấn đề thực tế cần được giải quyết một cách liên tục, nhanh chóng Để giải quyết, Nhànước đã áp dụng các biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế hanh vi củađối tượng vi phạm, cho nên mọi biện pháp thực hiện đều cần đến công tác thanh tra.Chỉ có qua thanh tra mới có thể đánh giá được một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đóchấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp luật hay không, vi phạm ở mức độnào Từ đó mới có thể đề ra những biện pháp xử lý thích hợp Do vậy, thanh trachính là phương thức bảo đảm pháp chế, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi
vi phạm pháp luật
b Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực của hoạt động thanh tra
Khi xem xét vai trò của Thanh tra trong mối quan hệ với kiểm tra, giám sátthực hiện quyền lực nhà nước và vai trò của Thanh tra trong phòng, chống thamnhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã cho thấy:
Thứ nhất, Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, đó là hoạt
động tự kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và các quyết địnhquản lý trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trên cơ sở hệ thốngThanh tra được tổ chức theo mô hình: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tratỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện Ngoài ra có các cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành Vì vậy, hoạt động Thanh tra luôn gắn với cơ quanquản lý nhà nước, cho nên đối tượng thanh tra rộng hơn và trực tiếp hơn so với đốitượng của từng chủ thể kiểm tra, giám sát
Hai là: Hoạt động thanh tra của các cơ quan Thanh tra là nhằm hỗ trợ tốt hơn
cho hoạt động kiểm tra, giám sát Qua đó phát hiện các vi phạm để xử lý theo thẩmquyền của mình và phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát nói chung của xã hội.Chính vì vậy, Thanh tra được coi là “tai mắt” của cấp trên, có vai trò như một bộ phậncủa quản lý nhà nước Vì thế hoạt động thanh tra là nhằm điều chỉnh cách thức,phương pháp quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ mục đích của quản lý
Trang 21nhà nước nên được thực hiện bởi chủ thể quản lý nhà nước - nhân danh quyền lực nhànước Điều này cũng nhằm xác nhận về mặt pháp lý tính chất nhà nước của tổ chứcThanh tra, do đó, Thanh tra được coi là công cụ có hiệu quả của Nhà nước trong việcthực hiện chức năng của quản lý Khi một cơ quan cấp trên ban hành một chủ trương,chính sách nào đó, thanh tra sẽ giúp cơ quan này biết được việc triển khai thực hiệnchủ trương, chính sách đó ở cấp dưới, mà còn biết được tình hình những sơ hở, khiếmkhuyết hoặc những nội dung quản lý của đại phương chưa sát với chủ trương, chínhsách đó cũng như tình hình thực tế ở địa phương; đồng thời thanh tra còn giúp cho địaphương kịp thời sửa chữa uốn nắn nếu làm sai hoặc làm chậm
Vì vậy, những thông tin Thanh tra cung cấp cho cơ quan cấp trên, cho ngườilãnh đạo đòi hỏi có độ chính xác, trung thực cao cũng như tính khách quan của đờisống xã hội Tuy nhiên, để những thông tin có độ chính xác đó, đòi hỏi thái độ củangười thanh tra viên phải có tính cẩn trọng, tỉ mỉ khi xem xét một cách thấu đáo vàđánh giá vụ việc thanh tra một cách khách quan, trung thực mà không thể áp đặt ý chíchủ quan của mình vào việc kết luận vụ việc thanh tra
Theo Hồ Chủ Tịch: “Thái độ của người cán bộ thanh tra phải cẩn thận.
- Nghe không được thiên lệch, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia.
- Phải khách quan Chớ do ý muốn mà suy đoán chủ quan của mình.
- Chống quan liêu: Thanh tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cơ quan, ở địa phương nào đấy phải đến tận nơi nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó Quan liêu sẽ không làm được nhiệm vụ
Phải cẩn thận khách quan, điều tra, nghiên cữu kỹ lưỡng, chịu khó”1
Sự phản ánh của thanh tra đòi hỏi tính chính xác, khách quan, song không thểphản ánh một cách đơn giản tình hình vụ việc thực tế, mà sự phản ánh phải mang tínhchắt lọc, được xem xét thông qua những phân tích, đánh giá cùng với những kiếnnghị đề xuất phù hợp
c Bảo đảm tính dân chủ, công khai trong hoạt động thanh tra
1 Một số văn kiện về công tác thanh tra: Huấn thị của Hồ Chủ Tịch về công tác thanh tra tại Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc ngày 19/04/1957, tr 7- 10.
21
Trang 22Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã nhấn mạnh việc
“định kỳ kiểm tra, đánh giá cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa” Nghị quyết cũng xác định một trong những biện pháp
đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng là phải “tăng cường thanh tra, kiểm tra,
kiểm kê, kiểm soát, bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tài chính đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ
do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ”.
Theo đó, việc tiến hành thanh tra phải được thực hiện thường xuyên, côngkhai, bảo đảm tính minh bạch trong công tác thanh tra, nhất là đối với lĩnh vực tàichính của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước Tính công khai, minh bạch phảiđược thể hiện ở những nội dung sau:
- Trong quá trình thanh tra, người tiến hành thanh tra phải thông báo cho đốitượng thanh tra về những nội dung thanh tra và kết luận thanh tra;
- Phải bảo đảm các quyền của đối tượng thanh tra trong việc giải trình nhữngnội dung liên quan, khiếu nại, tố cáo về quyết định thanh tra, quyết định xử lý vềthanh tra, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên kháccủa Đoàn thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra ;
- Bảo đảm yêu cầu không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra
Như vậy, nguyên tắc dân chủ, công khai minh bạch là một trong những nguyên
tắc nhằm bảo đảm cho hoạt động thanh tra nói riêng, hoạt động thanh tra, kiểm tra,giám sát nói chung thực hiện được mục đích xem xét, đánh giá việc thực hiện chínhsách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân, nhằm bảo đảm chohoạt động quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, mà không phải là làm cản trở, đình trệhoạt động của các cơ quan, tổ chức vị thanh tra Bên cạnh đó việc xác định nguyêntắc này còn nhằm ngăn ngừa hạn chế tình trạng thanh tra trùng lặp, kéo dài, sáchnhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng bị thanh tra
d Bảo đảm tính trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, cá nhân thanh tra
Trang 23Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: lãnh đạo, chỉ đạo,điều hành, quản lý mà thiếu sự thanh tra thì đó chính là nguyên nhân của bệnh quanliêu, dẫn đến tham ô, lãng phí Ngay từ năm 1945, trong Sắc lệnh số 64-SL của HồChủ Tịch ký ngày 23/11/1945 về thành lập Ban Thanh tra đặc biệt đã có quy địnhquyền hạn của Ban Thanh tra đặc biệt là: “đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nàotrong Uỷ ban nhân dân hay của Chính phủ đã phạm lỗi” Sắc lệnh số 138b-SL ngày18/12/1949 về việc thành lập Ban Thanh tra Chính phủ có quy định nhiệm vụ củaBan là “thanh tra các nhân viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức vềphương diện liêm khiết” Tại Sắc lệnh số 261-SL ngày 28/3/1956 về việc thành lậpBan Thanh tra Trung ương của Chính phủ có giao nhiệm vụ “thanh tra việc thực hiện
kế hoạch nhà nước, việc sử dụng, bảo quản tài sản nhà nước, chống phá hoại, tham ô,lãng phí”
Luật Thanh tra 2010 cũng quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghịcủa cơ quan thanh tra nhằm thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của các cơquan, tổ chức cá nhân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước; giải quyết khiếu nại theoquy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo; phòng ngừa và chống tham nhũng theoquy định của pháp luật về chống tham nhũng; phát hiện những sơ hở trong cơ chế,chính sách, pháp luật và trong công tác quản lý để kiến nghị với các cơ quan Nhànước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục hoặc sửa đổi, bổ sung ban hành mới cácvăn bản pháp luật, góp phần nâng cao quản lý Nhà nước
Luật Thanh tra năm 2010 đã cụ thể hóa trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cánhân là đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt độngthanh tra:
23
Trang 24- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêucầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình về nội dung thanh tra, cóquyền và trách nhiệm khác theo quy định khác của pháp luật
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanhtra phải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra,Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh trachuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra và phảichịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; cóquyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
Để thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, pháp luật cũng quy định cơ quan thanhtra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quancông an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện,
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm
Riêng về Thanh tra nhân dân, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn.Đặc biệt, Ban Thanh tra nhân dân sẽ do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng Chính phủ quy định cụ thể hoạtđộng, trong đó nói rõ quyền hạn, việc lựa chọn, giới thiệu, bầu, phê chuẩn các BanThanh tra nhân dân đối với từng loại hình Thanh tra nhân dân
Như vậy, việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm của
cá nhân, cơ quan có trách nhiệm, của các cá nhân, tổ chức là đối tượng bị quản lý sẽbảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý Mặt khác, việc tìm ranhững sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, phát hiện những nội dung chưa phùhợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ đó có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, khắcphục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương, hoàn thiện cơchế quản lý Tuy nhiên, việc phát hiện, tìm kiếm sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản
lý cũng chưa đủ, mà thanh tra còn phải phát hiện và khẳng định, đồng thời tạo điềukiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới nảy sinh phát triển Có như vậy thì hiệu quảcông tác quản lý mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tiễn, điều này đượcthể hiện ở những nội dung sau:
Trang 25Một là, hoạt động thanh tra (dù được thực hiện bằng phương thức gì, do cơ
quan nào tiến hành) phải thể hiện tính kỷ cương pháp luật Bởi vì, sự hiện diện củacác cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát là nhằm nhắc nhở tới mọi đối tượng chịu sựthanh tra, kiểm tra, giám sát rằng: pháp luật phải được tuân thủ Sự thanh tra, kiểm tra,giám sát định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lêncác đối tượng và nhờ đó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật Vì vậy, thanh tra, kiểm tra,giám sát không chỉ thực hiện chức năng bảo đảm pháp chế mà còn thực hiện chứcnăng tìm hiểu, giúp đỡ, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng các quy địnhcủa pháp luật, nhất là đối với một Nhà nước chuyển từ mô hình kinh tế tập trung sangNhà nước đảm nhận vai trò dịch vụ công Khi đó, các cơ quan có chức năng thanh tra,kiểm tra, giám sát sẽ thực sự trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của mọi thànhphần kinh tế để có thể nhận được những khuyến nghị, những chỉ dẫn bảo đảm chohoạt động của mình đúng pháp luật
Hai là, trong quá trình thanh tra, các đánh giá, kết luận và kiến nghị có thể đưa
ra những phân tích sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tínhchất, mức độ của một hành vi vi phạm, song các giải pháp được đưa ra không chỉhướng vào việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật phát hiện được, mà nó còn có tácdụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, nhằm ngăn ngừa những phátsinh những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra
Ba là, hoạt động thanh tra dù là loại hình nào cũng luôn luôn có tính định
hướng và tính xây dựng Vai trò phòng ngừa của thanh tra được đề cập ở đây là vaitrò phòng ngừa mang tính chủ động Trong rất nhiều trường hợp, thông qua hoạt độngthanh tra mà có thể dự báo được một hành vi vi phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tươnglai nếu không có sự chấn chỉnh, không có sự định hướng lại cho các đối tượng mộtcách kịp thời
Tóm lại, hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân.
Ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là cội nguồn của quyềnlực nhà nước Nhà nước có nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củanhân dân, tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham giaquản lý nhà nước và quản lý xã hội Ngoài ra, nhân dân là người giám sát các hoạt
25
Trang 26động của Nhà nước Trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật, Nhà nước ta khôngchỉ ghi nhận mà còn có các cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của côngdân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Việc kiểm tra, giám sátđối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước là phương thức thực hiệnquyền dân chủ trực tiếp của nhân dân Nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sátthông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, các tổ chức chính trị -
xã hội, xã hội - nghề nghiệp mà mình là thành viên và các Ban Thanh tra nhân dân;thông qua việc khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của mình
2 Các giai đoạn trong hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra được tiến hành bởi Đoàn thanh tra, thanh tra viên và ngườiđược giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (gọi tắt là chủ thể thực hiệnhoạt động thanh tra) Hoạt động thanh tra sẽ được tiến hành quan 3 giai đoạn như sau(các giai đoạn này được thể hiện rõ nét hơn qua hoạt động của Đoàn thanh tra):
a Chuẩn bị thanh tra
Đây là giai đoạn trước khi tổ chức thực hiện thanh tra Chủ thể thực hiện hoạtđộng thanh tra chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết sẽ góp phần quan trọng làm choviệc thanh tra có hiệu quả và hoàn thành được đúng thời hạn quy định
* Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra
Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết người ra quyếtđịnh thanh tra căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắmtình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượngthanh tra) về một số nội dung như sau:
- Mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa đối tượng thanh tra;
- Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượngthanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra,kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát củađối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ
Trang 27chức, hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nộidung dự kiến thanh tra;
- Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nộidung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện
* Ra quyết định thanh tra
Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành một cuộc thanh tra Thẩm quyền ra quyếtđịnh thanh tra bao gồm: thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quanthanh tra nhà nước, thủ trưởng co quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành Theo Điều 38 Luật Thanh tra 2010, việc ra quyết định thanh tra phải
có một trong các căn cứ sau đây:
- Kế hoạch thanh tra;
- Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
* Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra
Thanh tra là một trong những hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước Dovậy, cũng như các hoạt động khác, hoạt động thanh tra rất cần được lập kế hoạch chitiết, rõ ràng để góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả thanh tra Đồngthời kế hoạch thanh tra cũng là cơ sở để người ra quyết định thanh tra theo dõi, kiểmtra tiến độ thực hiện công việc
Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có trách nhiệm xây dựng dự thảo kếhoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra,đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanhtra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị,kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoànthanh tra
Sau khi kế hoạch thanh tra được người ra quyết định thanh tra phê duyệt,Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hànhthanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên củaĐoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự
27
Trang 28phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn; tổ chức việc tập huấn nghiệp
vụ cho thành viên Đoàn thanh tra khi cần thiết Từng thành viên Đoàn thanh tra xâydựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với Trưởng đoànthanh tra
* Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra phải xây dựng được đề cương để yêucầu đối tượng thanh tra báo cáo và làm căn cứ định hướng cho quá trình nghiên cứutài liệu, thu thập thông tin từ đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liênquan; tránh tình trạng lan man, không tập trung vào những nội dung chính Đề cương
có thể bao gồm những nội dung như:
- Những kết quả đã đạt được;
- Những vấn đề còn chưa đạt được (những hạn chế, bất cập);
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập;
- Những vấn đề liên quan đến đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị củacông dân, cơ quan, tổ chức
* Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra ( trừ trường hợp thanh
tra đột xuất) Thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi
công bố quyết định thanh tra Sự thông báo với đối tượng thanh tra về việc thanh tra
là cần thiết để đối tượng thanh tra có sự chuẩn bị, chủ động bố trí thời gian, địa điểmlàm việc
* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác
Để thực hiện có hiệu quả việc thanh tra, chủ thể thanh tra cần được chuẩn bịchu đáo các điều kiện cần thiết khác như:
- Phương tiện đi lại;
- Kinh phí phục vụ thanh tra;
- Văn phòng phẩm;
- Các loại công văn, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính;
……
Trang 29b Tổ chức thực hiện thanh tra
* Công bố quyết định thanh tra
Công bố quyết định thanh tra là nội dung đầu tiên trong việc tổ chức thanh tra
Công bố quyết định thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng nhằm:
- Khẳng định tính hợp pháp của chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra ;
- Thống nhất giữa chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra với đối tượng thanhtra về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu và nội dung của cuộc thanh tra;
- Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thực hiện hoạt động thanhtra và của đối tượng thanh tra;
- Xác lập chương trình và mối quan hệ công tác giữa chủ thể thực hiện hoạtđộng thanh tra và đối tượng thanh tra
Việc công bố quyết định thanh tra phải được làm thành biên bản
* Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có quyền yêu cầu đối tượng thanh trahoặc các cá nhân, cơ quan tổ chức khác cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nộidung thanh tra Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữaĐoàn thanh tra và đối tượng thanh tra Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tàiliệu thu thập theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra
Trên cơ sở văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin, tài liệu đãthu thập được, chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra sẽ tiến hành các biện phápnghiệp vụ khác nhau để nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá làm cơ sở
để xây dựn báo cáo thanh tra và kết luận thanh tra sau này
Trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì chủ thể tiến hànhhoạt động thanh tra phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõnội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm Đốivới Đoàn thanh tra thì hằng ngày trong quá trình thanh tra phải ghi nhật ký thanh tra
có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn thanh tra Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghichép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt
29
Trang 30động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khibàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền
c Kết thúc thanh tra
Kết thúc thanh tra phải thực hiện các công việc sau:
* Báo cáo kết quả thanh tra
Sau khi kết thúc việc thanh tra, chủ thể thực hiện thanh tra cần tiến hành việc ravăn bản Báo cáo kết quả thanh tra Đây là căn cứ để người ra quyết định thanh tra banhành kết luật thanh tra Vì vậy báo cáo thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiếnhành thanh tra, nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanhtra; chỉ rõ những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ranhững kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ
để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biệnpháp xử lý vi phạm
* Đưa ra kết luận thanh tra
Chậm nhất là mười lăm ngày (15 ngày), kể từ ngày nhận được báo cáo kết quảthanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra Kết luậnthanh tra phải có các nội dung sau đây:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanhtra thuộc nội dung thanh tra;
- Kết luận về nội dung được thanh tra;
- Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơquan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biệnpháp xử lý
Tuy nhiên, để kết luận thanh tra có đủ cơ sở và có giá trị pháp lý phải bảo đảmnhững yêu cầu sau:
Một là, trước khi trở thành kết luận chính thức phải có văn bản dự thảo kết luận
thanh tra Văn bản dự thảo này phải được:
+ Tất cả thành viên đoàn thanh tra thảo luận;
+ Tổng hợp kỹ những nội dung đã kết luận;
Trang 31+ Sự chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra;
+ Các cơ quan chức năng cho ý kiến khi cần thiết
Hai là, việc thảo luận về dự thảo kết luận thanh tra phải được lập thành biên
bản
Ba là, trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đoàn
thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ thêm một số nội dung Kết quả thanhtra bổ sung phải được báo cáo bằng văn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luậnthanh tra
Bốn là, thông báo dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra (nếu cần
thiết) để đối tượng thanh tra giải trình và nghe ý kiến các tổ chức Đảng, đoàn thể quầnchúng trong cơ quan Việc giải trình của đối tượng thanh tra phải được thực hiện bằngvăn bản và có các chứng cứ để chứng minh cho ý kiến giải trình của mình Nhữnggiải trình và ý kiến này cần được xem xét để có thể bổ sung, hoàn thành dự thảo kếtluận thanh tra
Năm là, nội dung kết luận thanh tra phải có chứng cứ và căn cứ pháp lý để bảo
đảm tính hợp pháp về nội dung Ngoài ra, nội dung kết luận thanh tra cần tính đến yếu
tố hợp lý
* Công bố kết luận thanh tra
Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:
- Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra,Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổchức họp báo;
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quanđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhànước cùng cấp;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;
- Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
* Hoàn tất và bàn giao hồ sơ thanh tra
31
Trang 32Chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ cuộc thanhtra Hồ sơ cuộc thanh tra phải có những giấy tờ sau:
- Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản bổ sung, sửađổi quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thay đổi, bổ sung Trưởng đoàn thanh tra,thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
- Các biên bản làm việc, biên bản kiểm tra, xác minh; các loại báo cáo, báocáo giải trình của đối tượng thanh tra, các tài liệu về nội dung, chứng cứ (theo từngnhóm nội dung thể hiện tại kết luận thanh tra)
- Báo cáo của đối tượng thanh tra; báo cáo tiến độ, báo cáo thực hiện nhiệm vụcủa thành viên Đoàn thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra;
- Các văn bản về việc xử lý và các văn bản có liên quan đến các kiến nghị xửlý;
- Nhật ký Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, Trưởng đoànthanh tra có trách nhiệm tổ chức bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếpquản lý Trưởng đoàn thanh tra Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gianbàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày Trong trườnghợp người ra quyết định thanh tra không phải là thủ trưởng cơ quan trực tiếpquản lý Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyếtđịnh thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo việc bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan cóthẩm quyền Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải được lập thành biên bản
3 Giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
Hoạt động của đoàn thanh tra cần được giám sát, kiểm tra để góp phần quantrọng vào việc bảo đảm hoạt động của đoàn thanh tra đúng chức năng, nhiệm vụ,thẩm quyền, quy trình, thủ tục, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp Để có cơ
sở pháp lý cụ thể cho việc giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra, Tổng Thanhtra đã ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra kèm theo Quyếtđịnh số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008
a Giám sát hoạt động đoàn thanh tra
- Mục đích giám sát
Trang 33Mục đích của hoạt động giám sát đoàn thanh tra là nhằm theo dõi, đánh giáhoạt động của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong việc thực hiệnnhiệm vụ thanh tra, chấp hành pháp luật về thanh tra, quy tắc ứng xử của cán bộ, côngchức và ý thức chấp hành kỷ luật của thành viên đoàn thanh tra; nắm bắt kịp thờinhững khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra để có biện pháp chấn chỉnh,giải quyết.
- Nguyên tắc giám sát
Nguyên tắc giám sát là những tư tưởng chỉ đạo hoạt động giám sát đoàn thanhtra Hoạt động giám sát đoàn thanh tra phải tuân thủ những nguyên tắc như: bảo đảmchính xác, khách quan, kịp thời; bảo mật thông tin, tài liệu; không can thiệp trái phápluật vào hoạt động của đoàn thanh tra
- Người giám sát và người được giám sát
Người giám sát là người ra quyết định thanh tra; thủ trưởng cơ quan, đơn vịquản lý trực tiếp thành viên đoàn thanh tra; cán bộ, công chức được người ra quyếtđịnh thanh tra cử thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động đoàn thanh tra
Người được giám sát là Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra
- Nội dung giám sát
Người ra quyết định thanh tra, cán bộ, công chức được cử giám sát thực hiệngiám sát hoạt động đoàn thanh tra thông qua việc theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạtđộng sau: việc thực hiện kế hoạch tiến hành thanh tra; việc thực hiện trình tự, thủ tụcthanh tra; việc chấp hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, ý thức chấp hành kỷluật của thành viên đoàn thanh tra; việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thànhviên đoàn thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra; việc thực hiện chế
độ thông tin, báo cáo của đoàn thanh tra; việc xử lý ý kiến khác nhau giữa các thànhviên đoàn thanh tra về những vấn đề liên quan đến cuộc thanh tra của Trưởng đoànthanh tra; việc ghi nhật ký đoàn thanh tra; các kiến nghị, phản ánh từ cơ quan, tổchức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc từ các nguồn thông tin khác về hoạt độngcủa đoàn thanh tra (nếu có)
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức tham gia đoànthanh tra giám sát các hoạt động của cán bộ, công chức do mình quản lý thông qua
33
Trang 34việc theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạt động sau: việc thực hiện tiến độ thanh tra;phản ánh, kiến nghị của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra hoặc từ cácnguồn thông tin khác về việc chấp hành quy tắc ứng xử, ý thức chấp hành kỷ luậtthanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra đối với cán bộ, công chức thuộc quyềnquản lý trực tiếp (nếu có).
- Nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát
Trong quá trình giám sát hoạt động đoàn thanh tra, người ra quyết định thanhtra yêu cầu đoàn thanh tra định kỳ báo cáo về kết quả, tiến độ thanh tra và thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật về thanh tra và Quy chế giám sát,kiểm tra đoàn thanh tra Việc báo cáo về kết quả, tiến độ thanh tra được thực hiệnđịnh kỳ ít nhất 2 lần đối với mỗi cuộc thanh tra
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức tham gia đoànthanh tra có quyền hạn và trách nhiệm sau đây: nhận quyết định thanh tra; được biết
về nhiệm vụ, tiến độ thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trựctiếp tham gia đoàn thanh tra; yêu cầu cán bộ, công chức thông báo tiến độ thực hiệnnhiệm vụ thanh tra; xem xét phản ánh, kiến nghị của trưởng đoàn thanh tra, thànhviên đoàn thanh tra hoặc từ các nguồn thông tin khác về việc chấp hành quy tắc ứng
xử, ý thức chấp hành kỷ luật thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra đối với cán
bộ, công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp để có biện pháp xử lý theo thẩm quyềnhoặc báo cáo người ra quyết định thanh tra xử lý; tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ,công chức hoàn thành nhiệm vụ; trường hợp cán bộ, công chức thuộc quyền quản lýtrực tiếp thuộc cơ quan thanh tra nhà nước là trưởng đoàn thanh tra thì ngoài cácnhiệm vụ, quyền hạn đó, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, côngchức còn có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra đôn đốc tiến độ thực hiệnnhiệm vụ của đoàn thanh tra; tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả thanh tra,
dự thảo kết luận thanh tra khi được người ra quyết định thanh tra yêu cầu
Trong quá trình giám sát hoạt động đoàn thanh tra, cán bộ, công chức thực hiệnnhiệm vụ giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: định kỳ yêu cầu đoàn thanh trabáo cáo về kết quả, tiến độ thanh tra để thực hiện việc giám sát; yêu cầu trưởng đoànthanh tra, thành viên đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định tại
Trang 35khoản 1 Điều 8 của Quy chế giám sát, kiểm tra đoàn thanh tra; báo cáo bằng văn bảnvới người ra quyết định thanh tra về kết quả giám sát và kiến nghị các giải pháp khắcphục khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra (nếu có); chịu tráchnhiệm trước người ra quyết định thanh tra, trước pháp luật về tính trung thực của Báocáo đó.
- Quyền, nghĩa vụ của người được giám sát
Trong quá trình giám sát, người được giám sát có các quyền, nghĩa vụ sau đây:định kỳ báo cáo về kết quả, tiến độ thanh tra theo yêu cầu của người ra quyết địnhthanh tra, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát; cung cấp kịp thời, đầy đủthông tin, tài liệu được quy định tại Điều 8 của Quy chế giám sát, kiểm tra đoàn thanhtra theo yêu cầu của người giám sát; giải trình về những vấn đề có liên quan đến nộidung giám sát; kiến nghị với người giám sát các giải pháp để tháo gỡ khó khăn,vướng mắc của đoàn thanh tra
- Xử lý kết quả giám sát
Căn cứ kết quả giám sát, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét,giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc; kiến nghị có liên quan đến hoạt độngđoàn thanh tra (nếu có), tạo điều kiện thuận lợi để đoàn thanh tra hoàn thành nhiệmvụ
Trường hợp có tố cáo hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì người
ra quyết định thanh tra quyết định việc kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
b Kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
- Mục đích kiểm tra
Mục đích kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra là nhằm xem xét, làm rõ việc tốcáo hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến trưởng đoàn thanh tra, thành viênđoàn thanh tra để xử lý theo quy định của pháp luật
- Nguyên tắc kiểm tra
Nguyên tắc kiểm tra là những tư tưởng chỉ đạo hoạt động kiểm tra đoàn thanhtra Hoạt động kiểm tra đoàn thanh tra phải tuân thủ những nguyên tắc là: bảo đảmchính xác, khách quan, kịp thời; bảo mật thông tin, tài liệu; không can thiệp trái phápluật vào hoạt động của đoàn thanh tra
35
Trang 36- Người kiểm tra và người được kiểm tra
Người kiểm tra là người ra quyết định thanh tra; cán bộ, công chức được người
ra quyết định thanh tra cử thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra
Người được kiểm tra là trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra bị tốcáo hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Thời hạn kiểm tra
Thời hạn kiểm tra đoàn thanh tra tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày ngườiđược kiểm tra nhận được quyết định kiểm tra Trong trường hợp nội dung, phạm vikiểm tra phức tạp, người ra quyết định thanh tra có thể gia hạn kiểm tra Thời hạn giahạn không vượt quá thời hạn kiểm tra đoàn thanh tra
- Nhiệm vụ, quyền hạn của người kiểm tra
Người ra quyết định thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra theo quyđịnh của pháp luật về thanh tra và Quy chế giám sát, kiểm tra đoàn thanh tra
Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra cónhiệm vụ, quyền hạn sau đây: yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanhtra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;xác minh, kết luận vềnhững nội dung kiểm tra; báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra vềkết quả kiểm tra; chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra, trước pháp luật
về nội dung báo cáo kết quả kiểm tra
- Quyền, nghĩa vụ của người được kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra, người được kiểm tra có quyền, nghĩa vụ sau đây:chấp hành quyết định kiểm tra; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin, tàiliệu liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình về những vấn đề có liên quan đến nộidung kiểm tra
- Xử lý kết quả kiểm tra
Căn cứ kết quả kiểm tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét,
xử lý kịp thời kết quả kiểm tra Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thìtùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người ra quyết định thanh tra thay đổi trưởngđoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyềnhoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc chuyển sang cơ quan điều tra
Trang 37để truy cứu trách nhiệm hình sự.
III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA
1 Mục đích và yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
a Mục đích đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
* Đánh giá kết qủa hoạt động thanh tra để biết được chất lượng, hiệu quả của từng hoạt động thanh tra
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động thanh tra được các chủ thể có thẩmquyền và toàn xã hội mong muốn thực hiện đạt chất lượng và hiệu quả Tuy nhiên,hoạt động thanh tra có thể không đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn Cảhai trường hợp này đều cần thông qua đánh giá để biết được kết quả của hoạt độngthanh tra có đạt chất lượng và hiệu quả hay không
Nếu kết quả của hoạt động thanh tra đạt chất lượng và hiệu quả thì đó được coi
là một kinh nghiệm tốt cần được tiếp tục phát huy Còn nếu kết quả của hoạt độngthanh tra không đạt chất lượng và hiệu quả thì cần rút kinh nghiệm, khắc phục nhữngviệc chưa thực hiện được Thực hiện những điều này để nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động thanh tra, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhànước
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra cần đối chiếu với mục đích, yêu cầu,nguyên tắc, hình thức, phương pháp, công cụ và các kỹ năng thanh tra để xem có đạtchất lượng và hiệu quả hay không
* Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để biết được tác động của hoạt động thanh tra đối với xã hội
Bất kể hoạt động nào đều có tác động ít hay nhiều đối với xã hội Hoạt độngthanh tra là những hoạt động quan trọng của nhà nước, có tác động lớn đối với xã hội.Khi đánh giá tác động của hoạt động thanh tra cần xem xét cả hai hướng tác động tíchcực và tiêu cực trên các phương diện:
+ Về phương diện chính trị: hoạt động thanh tra có bảo đảm thực hiện được
đường lối chính trị hay không, có bảo đảm và thúc đẩy dân chủ trong hoạt động củacác cơ quan nhà nước và quyền dân chủ của công dân hay không
37
Trang 38+ Về phương diện kinh tế: hoạt động thanh tra có góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế hay không ở các khía khía cạnh:
- Bảo vệ tài sản của nhà nước, của công dân, cơ quan và tổ chức;
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế của nhà nước, của công dân và tổ chức phát triển
+ Về phương diện xã hội: hoạt động thanh tra có bảo vệ được các quyền, lợi
ích hợp pháp của nhà nước, của công dân, cơ quan và tổ chức hay không; có gópphần vào việc duy trì trật tự và ổn định các quan hệ xã hội hay không
+ Về phương diện pháp luật và quản lý nhà nước
- Đối với pháp luật: hoạt động thanh tra có bảo vệ được pháp luật hay không,
có góp phần làm cho pháp luật hoàn thiện hay không
- Đối với quản lý nhà nước: hoạt động thanh tra có chấn chỉnh được hoạt độngquản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước hay không
Khi đánh giá được tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động thanh tra thì cótác dụng làm cho cơ quan, người có thẩm quyền có biện pháp để phát huy hiệu quảtác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của các hoạt động đó
* Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để thông qua đó đánh giá năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra
Kết quả hoạt động thanh tra phụ thuộc một phần vào năng lực, trình độ và ýthức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra Vì vậy, đánhgiá kết quả hoạt động thanh tra giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá đượcnăng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụthanh tra để từ đó có biện pháp thích hợp để đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán
bộ, công chức này Thực hiện vấn đề này chính là nâng cao hiệu quả hoạt động thanhtra
* Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra để thông qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỷ luật
- Tổng kết rút kinh nghiệm là công việc quan trọng để xem xét những việc đãlàm được cũng như những việc chưa làm được và nguyên nhân của nó Từ đó, cơquan, người có thẩm quyền rút ra điều cần tiếp tục phát huy và đề ra biện pháp khắcphục những việc chưa làm được
Trang 39- Khen thưởng và kỷ luật là hai biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quảhoạt động thanh tra.
Tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra cần phải được khenthưởng để ghi nhận, biểu dương, nêu gương thành tích đó và khuyến khích việc thựchiện tốt hoạt động thanh tra
Tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có vi phạm pháp luật tronghoạt động thanh tra cần phải có hình thức kỷ luật phù hợp để thông qua đó giáo dục,ngăn ngừa, răn đe tập thể, cá nhân khác trong hoạt động thanh tra
Như vậy, đánh giá kết quả hoạt động thanh tra có tác dụng làm cho cơ quan,người có thẩm quyền tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra và có hình thứckhen thưởng, kỷ luật phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra
b Yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động thanh tra
* Bảo đảm tính toàn diện
Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính toàn diện, có nghĩa là:
- Đánh giá tất cả các khía cạnh, nội dung của hoạt động thanh tra;
- Đánh giá tất cả các cá nhân, tập thể trong hoạt động thanh tra Đó là:
+ Cá nhân, tập thể là chủ thể thanh tra;
+ Cá nhân, tập thể là đối tượng thanh tra;
+ Cá nhân, tập thể liên quan đến hoạt động thanh tra
- Đánh giá cả kết quả đã đạt được cũng như những việc chưa thực hiện được;
- Đánh giá cả tác động tích cực cũng như tác động tiêu cực của hoạt độngthanh tra
* Bảo đảm tính chính xác
Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, có nghĩa là:
- Đánh giá hoàn toàn dựa trên những kết quả đã thực hiện của hoạt động thanhtra
- Đánh giá dựa vào những con số, số liệu, tài liệu, kết luận của hoạt độngthanh tra mà không được thêm vào hay bớt đi con số, tài liệu, số liệu để đánh giá
* Bảo đảm tính khách quan
39
Trang 40Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính khách quan, có nghĩarằng:
- Đánh giá được dựa trên và quyết định bởi sự thực khách quan đó là: kết quảcủa việc thực hiện hoạt động thanh tra
- Cơ quan, người có thẩm quyền đánh giá không được đưa vào những ý kiếnđánh giá chủ quan mà không được dựa trên kết quả thực hiện hoạt động thanh tra
* Bảo đảm tính công bằng
Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính công bằng, có nghĩa là:
- Đánh giá tất cả các cá nhân, tập thể trong hoạt động thanh tra mà không bỏsót chủ thể nào;
- Đánh giá cả mặt tích cực cũng như mặt hạn chế, tiêu cực của tất cả các cánhân, tập thể mà không thiên vị bất kỳ cá nhân, tập thể nào Cụ thể là:
+ Không được chỉ đánh giá mặt tích cực của một cá nhân, tập thể mà khôngđánh giá mặt hạn chế hoặc tiêu cực của cá nhân, tập thể đó; còn đối với cá nhân, tậpthể khác thì chỉ đánh giá mặt hạn chế hoặc tiêu cực mà không đánh giá mặt tích cựccủa cá nhân, tập thể đó
+ Không được đánh giá nhiều mặt tích cực của một cá nhân, tập thể và bớt đinhững khía cạnh của mặt tiêu cực hoặc hạn chế của cá nhân, tổ chức đó; còn đối với
cá nhân, tập thể khác thì đánh giá nhiều khía cạnh của mặt tiêu cực hoặc hạn chế vàbớt đi mặt tích cực của cá nhân, tập thể đó
* Bảo đảm tính công khai, dân chủ
Đánh giá kết quả hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính công khai, dân chủ, cónghĩa rằng:
- Đánh giá thực hiện ở một cuộc họp, cuộc làm việc công khai, không bí mật;
- Đánh giá do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành nhưng cần có sự thamgia ý kiến của:
+ Các cá nhân, tập thể trực tiếp thực hiện thanh tra;
+ Các cá nhân, tập thể là đối tượng của thanh tra (nếu có thể);
+ Các cá nhân, tập thể khác có liên quan