1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chứng minh luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam

15 3,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 110,5 KB

Nội dung

A.LỜI MỞ ĐẦULao động là hoạt động quan trọng nhất của con người ,tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội .Lao động có năng suất ,chất lượng cao là yếu tố quyết định c

Trang 1

A.LỜI MỞ ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người ,tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất ,chất lượng cao

là yếu tố quyết định của đất nước và khi nói đến luật lao động có thể được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau đó có thể là dưới góc độ khoa học luật lao động ,môn học luật lao động cũng có thể là ở phương diện ngành luật lao động Tuy nhiên theo quan điểm truyền thống thường hay xác định luật lao động ở phương diện ngành luật và đây là một trong những phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu và giảng dạy pháp luật.Như vậy ở khía cạnh ngành luật thì luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt

Nam ,bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động thuê mướn

có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.Để hiểu rõ hơn tại sao lại nói luật lao động là một ngành luật độc lập thì nhóm em đã chọn đề tài:chứng minh luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật việt nam

-Để được xác định là một ngành luật độc lập thì ngành luật đó phải có đối tượng điều chỉnh riêng,phương pháp điêù chỉnh ,nguyên tắc hoạt động riêng,nguồn luật riêng và luật lao động cũng không ngoại lệ Như vậy để khẳng định luật lao động là ngành luật độc lập thì ta phải căn cứ vào các yếu

tố sau:

I,Đối tượng điều chỉnh

1.khái quát chung về đối tượng điều chỉnh

- Khái niệm: Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là một hoặc một nhóm quan hệ cùng loại có cùng đặc điểm, tính chất được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh

-Do xuất phát từ chức năng khác nhau ,mục đích hướng đến của các ngành luật không giống nhau mà mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh riêng nên đối tượng điều chỉnh là một trong những căn cứ để xác định một ngành luật độc lập

- Nếu như đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp là những quan hệ xã hội

cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việ xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội, quốc phòng - an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Đối tượng điều chỉnh của bộ luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của luật dân sự, nhằm đáp ứng những lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như chủ thể khác

- Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội chủ yếu

và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, hay nói

Trang 2

cách khác đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước

-Đối tượng điều chỉnh của luật thương mại là các quan hệ xã hội phát sinh giữa thương nhân với thương nhân ,giữa thương nhân với cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ,trong nội bộ thương nhân với nhau

- Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện hành vi tội phạm

- Thì đối tượng điều chỉnh của luật lao động là mối quan hệ phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho người lao động và các quan hệ khác

có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động Đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội đó là:

* Quan hệ lao động

* Quan hệ liên quan trực tiếp với quan hệ lao động

2.Đối tượng điều chỉnh của luật lao động

2.1 Quan hệ lao động

- Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều các quan

hệ lao động nhưng luật lao động chỉ điều chỉnh quan hệ lao động làm công ăn lương trên cơ sở thuê mướn trả công sức lao động giữa người lao động với người sủ dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế

+Về bản chất đây là mối quan hệ giữa một bên là người lao động để thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận với một bên là người lao động có nhu cầu việc làm để đảm bảo thu nhập trong quá trình sử dụng sức lao động này, tính ổn định hoàn toàn phụ thuộc vào các bên

+ Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ lao động này là việc giao kết hợp đồng giữa các bên Người lao động cam kết làm việc cho người sử sụng lao động để được trả lương còn người sử dụng lao động là trả lương để duy trì quan hệ lao động và mục tiêu lợi nhuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng , thiện chí, hợp tác đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên mà không có

sự can thiệp của bên thứ 3

+ Trong quan hệ lao động này khi xảy ra các xung đột về quyền, nghĩa vụ thì việc giải quyết các tranh chấp sẽ được thực hiện thông qua phương thức thương lượng , hòa giải, trọng tài, tòa án theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động do luật lao động điều chỉnh

- Các quan hệ lao động gần gũi với luật lao động

Các quan hệ lao động gần gũi với luật lao động bao gồm quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức với nhà nước trong bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp; Quan hệ lao động giữa xã viên và hợp tác xã trong hợp tác xã; Quan hệ lao động giữa người lao động và người thuê mướn lao động nhằm hoàn thành một công việc chỉ tính kết quả việc

Trang 3

+ Quan hệ lao động giữa cán bộ, công chức với nhà nước trong bộ máy nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp

* Người lao động là công chức là những người lao động trong bộ máy nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Vừa là người lao động làm công

ăn lương vừa là người đại diện cho quyền lực Nhà nước nên phải tuân thủ kỷ luật , mệnh lệnh cấp trên, bảo vệ hình ảnh của cơ quan

* Cơ sở pháp lý xác định mối quan hệ giữa công chức với Nhà nước là quyết định tuyển dụng có tính chất hành chính chứ không phải là thỏa thuận giữa các bên trê cơ sở giao kết hợp đồng

* Trường hợp xảy ra xung đột về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan

hệ này là phải thực hiện thông qua con đường hành chính mang nặng tính chất mệnh lệnh , quyền lực của nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính

+ Quan hệ lao động giữa xã viên và hợp tác xã trong hợp tác xã

* Quan hệ này xã viên vừa là người lao động vừa là quản lý sở hữu tư liệu sản xuất trong hợp tác xã

* Cơ sở pháp lý xác lập quan hệ này là việc xác lập kết nạp của xã viên vào hợp tác xã chứ không phải bằng hình thức tuyển dụng theo quy định của nhà nước hay theo thỏa thuận giao kết hợp đồng Nên việc xác lập thực hiện quan hệ đó là kết nạp, khen thưởng , quản lý, điều hành đều do trực tiếp hợp tác xã quyết định theo điều lệ của hợp tác xã và quy định của pháp luật hợp tác xã

*Trường hợp xảy ra mâu thuẫn ,xung đột giữa các chủ thể trong hợp tác xã sẽ được giải quyết trong nội bộ hợp tác xã hoặc thông qua các cơ quan tài phán kinh tế ,theo thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh

+ Quan hệ lao động giữa người lao động và người thuê mướn lao động nhằm hoàn thành một công việc chỉ tính kết quả công việc

* Đây là quan hệ lao động người thuê mướn chỉ tính đến kết quả công việc

mà không quan tâm quá trình tạo ra kết quả đó , và người lao động được trả công khi thực hiện công việc đó theo sản phẩm hay theo hình thức công nhận

* Cơ sở pháp lý để xác định qua hệ đó là sự thỏa thuận giữa các chủ thể thông qua việc giao kết hợp đồng dân sự và điều chỉnh bởi pháp luật dân sự

* Trong quan hệ pháp luật này khi xảy ra xung đột thì việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự do luật dân sự điều chỉnh

2.2Các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp với quan hệ lao động

Luật lao động Việt Nam không chỉ điều chỉnh quan hệ lao động mà ngoài ra, nó còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan

hệ lao động Đó là những quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động Theo pháp luật hiện hành, những quan hệ liên quan trực tiếp đến quan

hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động bao gồm:

Trang 4

a.quan hệ về việc làm

Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội được hình thành để thiết lập quan

hệ lao động bởi vì không có việc làm thì không có sự làm việc ,không có yếu

tố trả lương vì thế quan hệ việc làm cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội được hình thành giữa người lao động có nhu cầu việc làm với người sử dụng lao động có nhu cầu về nhân công để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận

Quan hệ việc làm thể hiện ở ba loại chủ yếu sau đây:

* Quan hệ giữa Nhà nước và người lao động : quan hệ này được thể hiện ở chỗ nhà nước là người tổ chức ,xác lập ,thực hiện các chính sách việc

làm ,nhà nước có trách nhiệm tham gia cùng với người sử dụng lao động giải quyết việc làm cho người lao động ,nhà nước ban hành các quy định pháp luật ,chế độ chính sách và giám sát việc thực hiện các quan hệ đó

*Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong việc giải quyết và đảm bảo việc làm cho người lao động theo cam kết của các bên và quy định trong pháp luật lao động Theo đó pháp luật quy định người lao động được hưởng quyền tự do lựa chọn việc làm ,nơi làm việc,công việc để làm…Người sử dụng lao động cũng có quyền tuyển dụng ,sử dụng và phân bổ người lao động theo yêu cầu,tính chất công việc

*quan hệ giữa các trung tâm giới thiệu việc làm ,các cơ sở dịch vụ việc làm với người lao động,người sử dụng lao động và tổ chức ,cá nhân khác có nhu cầu

b.Quan hệ học nghề:

Học nghề ,đào tạo bồi dưỡng ,nâng cao kĩ năng nghề nghiệp là tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và duy trì ổn định về công việc đó ,do đó vấn đề học nghề cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Quan hệ học nghề là quan hệ xã hội được hình thành giữa người học nghề có nhu cầu với cơ sở dạy nghề nhằm mục đích nâng cao kiến thức nghề nhất định

Quan hệ học nghề vừa là quan hệ ảnh hưởng trực tiếp với quan hệ lao động thường đan xen với quan hệ lao động hoặc nhiều khi phát sinh trước tạo điều kiện cho quan hệ lao động được hình thành nghĩa là có một số trường hợp họ tham gia học nghề trước để trau dồi kĩ năng có tay nghề cao rồi mới tham gia làm việc nếu như vậy cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ tốt hơn Nhưng cũng có một số trường hợp quan hệ việc làm xuất hiện sau khi quan hệ lao động được hình thành nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp để giữ được việc làm và thăng tiến trong công việc ,đồng thời chất lượng của quan hệ học nghề

có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội và tính bền vững của việc làm ,đến trình độ chuyên môn và mức thu nhập của người lao động trong quan hệ lao động.Mặt khác ta có thể nhìn thấy ở một khía cạnh nào đó có nhiều người tham gia học

Trang 5

nghề chỉ mang tính chất đào tạo ,giáo dục mà không tham gia làm việc ,việc học của họ không phục vụ cho việc làm Chính vì thế có thể nói quan hệ học nghề vừa là quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động vừa là quan hệ độc lập

c.quan hệ bồi thường thiệt hại

Trong quan hệ lao động là có sự khác nhau về địa vị giữa các chủ thể

và các xung đột về quyền và nghĩa vụ, khi thực hiện các nghĩa vụ đó thì phải

có các nghĩa vụ bồi thường do đó bồi thường thiệt hại cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Quan hệ bồi thường thiệt hại do luật lao động điều chỉnh được hình thành giữa một bên trong quan hệ đó gây thiệt hại về tài sản ,sức khoẻ hay vi phạm khác cho phía bên kia thì phải có nghĩa vụ bồi thường được các quy phạm pháp luật điều chỉnh

Các quan hệ bồi thường thiệt hại do luật lao động điều chỉnh bao gồm: Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản, Quan hệ bồi thường do vi phạm hợp đồng, Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người lao động

d.Quan hệ về đại diện lao động

Quan hệ đại diện lao động là mối quan hệ xã hội giữa tổ chức đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động nhằm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh do đó quan quan hệ đại diện lao động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Tham gia vào quan hệ lao động thì giữa các chủ thể có địa vị khác nhau ,người lao động luôn phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động do đó để hạn chế sự lạm dụng của người sử dụng lao động ,duy trì ổn định quan hệ lao động và thoả mãn được mục tiêu cho mỗi bên thì cần có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động

Như vậy công đoàn với tư cách là đại diện cho tập thể NLĐ, tham gia vào mối quan hệ với bên sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ như: việc làm, tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác Ngoài ra, Công đoàn còn là người đại diện cho lực lượng lao động xã hội trong mối quan hệ với Nhà nước khi hoạch định chính sách, pháp luật, trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động

e.Quan hệ bảo hiểm xã hội

Trong quan hệ lao động luôn tiềm ẩn các rủi ro làm cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn vì vậy để đảm bảo đời sống cho người lao động khi

họ mất hoặc giảm khả năng lao động, hay hết tuổi lao động được Nhà nước đảm bảo bằng nhiều loại quỹ khác nhau, trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội ,do

đó quan hệ bảo hiểm xã hội cũng thuộc tượng điều chỉnh của luật lao động

Quan hệ bảo hiểm xã hội gồm :quan hệ trong việc tạo thành quỹ bảo hiểm, quan hệ trong việc chi trả bảo hiểm xã hội

f.Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động và đình công

Trang 6

Trong quan hệ lao động việc đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên trên cơ sở thoả thuận và đảm bảo thực hiện nó nhưng cũng do việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ đó là nguyên nhân dẫn đến xung đột của mỗi bên ,đặc biệt trong lĩnh vực lao động thì giữa các bên có địa vị xã hội khác nhau do đó việc xảy ra mâu thuẫn là không thể tránh khỏi vì vậy việc giải quyết các tranh chấp lao động và đình công cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và đình công là quan hệ xã hội được hình thành giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động và giải quyết đình công với các bên trong quan hệ lao động

Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động thì giữa các chủ thể có thể xảy ra những bất đồng ,xung đột giữa cá nhân hay tập thể lao động về quyền

và lợi ích Trường hợp không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì

sẽ giải quyết bằng con đường toà án ,có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho các chủ thể đó

g.Quan hệ quản lý nhà nước về lao động

Trong quan hệ lao động nhằm duy trì quan hệ giữa các chủ thể và thoả mãn mục tiêu ,lợi ích cho các chủ thể thì cần phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì thế quản lý nhà nước về lao động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Quan hệ về quản lí lao động là quan hệ quan hệ giữa Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cấp, ngành, doanh nghiệp hoặc

NSDLĐ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng lao động Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý lao động của mình, Nhà nước có quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật lao động.Ngoài ra trong phạm vi quyền hạn nhất định người sử dụng lao động cũng có quyền quản lý điều hành người lao động ,nâng cao ý thức của người lao động thông qua việc ban hành các nội quy ,quy định nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật

Mục đích của quan hệ này là nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động và lợi ích chung của xã hội, đảm bảo cho các quan hệ lao động đã xác lập được hài hòa, ổn định, thúc đẩy phát triển sản xuất

Như vậy từ sự phân tích ở trên có thể thấy rằng đối tượng điều chỉnh của luật lao động mang những đặc trưng riêng không giống bất cứ ngành luật nào,chính điều đó đã góp phần chứng minh rằng luật lao động là một ngành luật độc lập Tuy nhiên chỉ đối tượng điều chỉnh không thôi chưa thể bộc lộ rõ nét tính độc lập của luật lao động mà chúng ta phải kể đến phương pháp điều chỉnh

II, Phương pháp điều chỉnh

Trang 7

- Khái niệm: Phương pháp điều chỉnh của Luật lao động là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua luật sử dụng chùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xã hội theo trật tự nhất định để chúng phát triển theo những định hướng trước

Các phương pháp điều chỉnh của Luật lao động bao gồm

a - Phương pháp thỏa thuận

Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong trường hợp xác lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động, và trong việc xác lập thỏa ước lao động tập thể Xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động là

tự do thương lượng, nên khi tham gia vào quan hệ lao động các bên cùng nhau thỏa thuận các vấn đề liên quan trong quá trình lao động trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm đảm bảo cho hai bên cùng có lợi và tạo điều kiện để các bên thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình

Mặc dầu luật lao động ,luật dân sự hay luật thương mại đều thuộc hệ thống luật tư và phương pháp điều chỉnh thoả thuận là phương pháp chủ yếu nhưng ở mỗi ngành luật với mục đích hướng đến khác nhau mà phương pháp thoả thuận cũng mang những điểm không giống nhau

Do trong quan hệ dân sự hay thương mại các chủ thể đều quan tâm đến tài sản và các chủ thể tham gia đều bình đẳng và độc lập với nhau về địa vị kinh

tế Chính vì vậy mà phương pháp thỏa thuận trong luật dân sự được sử dụng triệt để trong suốt quá trình từ khi xác lập đến khi chấm dứt quan hệ đó Ngược lại trong luật lao động các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động mục đích mà các bên chủ thể hướng đến khác nhau:người lao động quan tâm đến thu nhập để ổn định cuộc sống còn người sử dụng lao động hướng đến lợi nhuận,không những thế các chủ thể không bình đẳng về địa vị và không độc lập với nhau về lợi ích kinh tế : khi tham gia vào quan hệ lao động người lao động luôn bị ràng buộc bởi người sử dụng lao động cả về mặt lợi ích kinh tế

và mặt tổ chức vì vậy mà sự thoả thuận ,bình đẳng ở đây chỉ mang tính tương đối nên nhà nước bằng pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm bảo vệ người lao động ,nâng cao vị trí của người lao động để họ bình đẳng với người sử dụng lao động Chính vì vậy mà phương pháp bình đẳng trong luật lao động tuy là tự do thương lượng , tự nguyện thỏa thuận nhưng các chủ thể cả quan

hệ lao độngchỉ được thực hiện quyền tự định đoạt của mình trong khuôn khổ

và không trái pháp luật

b - Phương pháp mệnh lệnh

Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động, phương pháp này thường được dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền đặt ra các quy định như : nội quy, quy chế, những quy định về tổ chức, sắp xếp lao động v.v buộc người lao động phải chấp hành

Trang 8

Tuy nhiên phương pháp mệnh lệnh trong lĩnh vực lao động cũng có sự khác biệt so với lĩnh vực hành chính , hình sự do luật hành chính, hình sự điều chỉnh Trong lĩnh vực hành chính , hình sự bao giờ cũng mang mang tính cứng rắn , thể hiện quyền lực nhà nước và bắt buộc thực hiện bởi sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, vì thế mà không được thỏa thuận thay đổi Còn trong quan hệ lao động phương pháp mệnh lệnh có tính chất mềm dẻo ,linh hoạt hơn bởi vì nó không thể hiện quyền lực nhà nước mà chỉ thể hiện quyền

uy của người sử dụng lao động với người lao động là chủ yếu trong việc điều hành quản lý người lao động nên có thể thỏa thuận thay đổi nếu không phù hợp với địa vị hay tính chất công việc

c - Phương pháp thông qua các hoạt động Công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động

Trên thực tế quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động giữa

họ có nhiều sự bất bình đẳng ,trong mối quan hệ này người lao động thường

bị coi là ‘kẻ yếu ‘ và người sử dụng lao động là ‘kẻ mạnh’cho nên tổ chức Công đoàn - với tư cách là đại diện tập thể người lao động, do người lao động

tự nguyện lập nên - có chức năng đại diện tập thể người lao động trong quan

hệ với người sử dụng lao động, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động khi các quyền, lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ bị xâm phạm Điều này khẳng định rằng, sự hiện diện của tổ chức Công đoàn là chính đáng, không thể thiếu được.và sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động được thể hiện trong suốt quá trình tồn tại , thay đổi ,chấm dứt quan hệ lao động và nó quyết định giá trị pháp lý ,sự vận động của quan hệ theo những mục đích đã được xác định.Do đó Có thể nói đây là phương pháp điều chỉnh rất đặc thù của Luật lao động mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ ngành luật nào khác Phương pháp này được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình lao động có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Như vậy từ sự phân tích ở trên ta cũng có thể thấy rằng phương pháp điều chỉnh của luật lao động mang những đặc trưng riêng không giống bất cứ ngành luật nào,chính điều đó đã góp phần chứng minh rằng luật lao động là một ngành luật độc lập

III, Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động

Do mỗi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh ,phương pháp điều

chỉnh riêng nên các nguyên tắc hoạt động ở từng ngành luật cũng có nhiều điểm khác biệt Chính vì vậy nguyên tắc cơ bản cũng là một trong những căn

cứ để xác định một ngành luật độc lập, và luật lao động ngoài có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật lao động thì cũng có các nguyên tắc cụ thể điều chỉnh các quan hệ xã hội về lao động

Trang 9

Khái niệm: Nguyên tắc cơ bản của Luật lao động là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật Lao động trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về Lao động

Cơ sở hình thành: các nguyên tắc cơ bản của luật lao động được hình thành từ những cơ sở

- các quan điểm , tư tưởng đường lối mang tính chất định hướng , chỉ đạo về lĩnh vực Lao động, sử dụng Lao động , bảo vệ Lao động , thực hiện quan hệ lao động trong các nội dung, nghị quyết tại các cuộc họp Đại hội, Hội nghị của Đảng và Nhà nước

- các văn bản quy phạm pháp luật như văn bản luật và văn bản dưới luật

- các quan điểm chỉ đạo của tổ chức lao động quốc tế , sự tác động của

hệ thống của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia

- xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa về kinh tế-xã hội trong đó có cả lĩnh vực lao động

Mỗi một ngành luật độc lập đều có những nguyên tắc cơ bản cụ thể, ví

dụ như bộ luật dân sự,luật tố tụng dân sự, luật thương mại, luật hình sự, luật

tố tụng hình sự, luật hành chính,luật đất đai , Đều có những nguyên tắc cụ thể

Nếu như luật dân sự bao gồm 5 nguyên tắc là nguyên tắc bình

đẳng( k1đ3 BLDs 2015) ; nguyên tắc tự do cam kết thỏa thuận( k2đ3 BLDS 2015) ; nguyên tắc thiện chí trung thực( K3đ3 BLDS 2015); nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác( k4đ3 BLDS 2015) và nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

( K5Đ3 BLDS 2015)

Thì luật thương mại cũng bao gồm 6 nguyên tắc sau: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên; Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại; Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng;Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Hay luật hình sự cũng có 5 nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm dân sự

Luật đất đai bao gồm 5 nguyên tắc : nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nguyên tắc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp

lý, tiết kiệm, cải tạo và bồi bổ đất đai, nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất, nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp

Trang 10

Và cũng tương tự các ngành luật trên, luật lao động bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản , đó là:

+ Nguyên tắc bảo vệ người lao động

+ Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động

+ Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội

+Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Nguyên tắc tự do lao động , tự do việc làm và tuyển dụng lao động

3.1- Nguyên tắc bảo vệ người lao động

- Đảm bảo quyền được tự do làm việc , nơi làm việc của người lao động

+ Vấn đề tự do việc làm, nơi làm việc là một trong những nội dung mà nhà nước, pháp luật quan tâm, vừa mang tính cấp bách , vừa có tính chiến lược lâu dài trong chính sách phát triển của đất nước

+ Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động trong phạm vi , khả năng, nguyện vọng của mình, có cơ hội để tìm kiếm việc làm, có quyền làm việc, quyền lựa chọn công việc để làm phù hợp với nhu cầu , khả năng của bản thân với điều kiện sinh hoạt, điều kiện sống của bản thân và gia đình , phát huy hết những tố chất , khả năng từ

đó đảm bảo năng suất chất lượng và hiệu quả công việc

- Đảm bảo về thu nhập cho người lao động

+ Trong nền KTTT hiện nay, pháp luật không quy định mức tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động mà tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa thuận với nhau trên cơ sở ý chí của các bên , thời gian, năng suất , hiệu quả công việc

+ Nội dung: thể hiện rất rõ ở chỗ pháp luật quy định về việc trả lương như trả lương trên cơ sở thỏa thuận của các bên nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu , trả lương làm thêm giờ, trả lương đầy đủ và đúng thời hạn,

- Đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động trong quá trình làm việc

+ Xuất phát từ quan điểm con người là vốn quý nhất thì bảo vệ cho người lao động chính là bảo vệ tính mạng sức khỏe cho người lao động là trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động

+ Những đảm bảo pháp lý để người lao động thực hiện quyền bảo

hộ lao động như: Đưa ra các tiêu chuẩn hóa về an toàn vệ sinh lao động , trang bị các dụng cụ thiết bị cá nhân, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ nghỉ ngơi

Ngày đăng: 13/04/2017, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w