Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam
Trang 11.Tổng quan về Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam 2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty: 6
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: 9
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty: 11
1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty: 11
1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty: 13
2.Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảtiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam: 18
2.1.Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm và chi phí bán hàng của Công ty 18
2.2.Hạch toán doanh thu tiêu thụ 20
2.3.Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 28
2.3.1.Chiết khấu bán hàng 28
2.3.2.Giảm giá hàng bán 29
2.4.Hạch toán thanh toán với khách hàng 29
2.5.Hạch toán giá vốn hàng bán 35
2.6.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 40
2.6.1.Hạch toán chi phí quản lý kinh doanh 40
2.6.2.Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ: 46
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩmvà xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 51
Trang 21 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ tại Công ty trong ba năm gần đây 51
2.Những ưu điểm đạt được trong công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩmvà xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 52
3.Những tồn tại và giải pháp đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toántiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 54
3.2.4.Về công tác kế toán quản trị: 61
3.2.5.Về báo cáo kế toán: 61
4.Một số đề xuất đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ cho Công ty 62
KẾT LUẬN 65DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Tài sản cố định : TSCĐThuế giá trị gia tăng : Thuế GTGTTrách nhiệm hữu hạn : TNHHTrưởng phòng sản xuất : TPSX
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 01 Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng của Công ty 6
Sơ đồ 02 Quy trình sản xuất 10
Sơ đồ 03.Tổ chức bộ máy kế toán 12
Sơ đồ 04 Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung 16
Sơ đồ 05: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng 21
Danh mục bảng:Bảng 01.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây 4
Bảng 02 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty 5
Bảng 03 Vốn góp của các thành viên trong điều lệ Công ty 7
Bảng 04 Phân tích tình hình nợ phải thu khách hàng của Công ty 57
Bảng 05- Mức trích lập dự phòng 58
Danh mục biểu đồ:Biểu đồ 01- Biểu đồ doanh thu-Tổng vốn 5
Biểu đồ 02- Biểu đồ lợi nhuận gộp 51
Danh mục biểu:Biểu 01- Hoá đơn GTGT 23
Biểu 02- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng 24
Biểu 03- Báo cáo tiêu thụ 25
Biểu 04- Sổ nhật ký chung 26
Biểu 05- Sổ cái doanh thu bán hàng 27
Biểu 06- Giấy báo có 31
Biểu 07-Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng 32
Biểu 08-B ảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng 33
Biểu 09-Sổ cái tài khoản Phải thu khách hàng 34
Biểu 10-Phiếu xuất kho 36
Biểu 11-Sổ chi tiết tài khoản Giá vốn hàng bán 37
Trang 5Biểu 12-Bảng tổng hợp nhập-xuất tồn 38
Biểu 13-Sổ cái tài khoản Giá vốn hàng bán 39
Biểu 14-Phiếu chi 43
Biểu 15-Sổ chi tiết tài khoản chi phí QLDN 44
Biểu 16-Sổ cái tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp 45
Biểu 17-Sổ chi tiết tài khoản xác định kết quả kinh doanh 47
Biểu 18-Sổ cái tài khoản xác định kết quả kinh doanh 48
Biểu 19 -Báo cáo kết quả kinh doanh 49
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng và là hoạt động quan trọng của quá trình kinhdoanh nên có tính độc lập cao Mọi giai đoạn khác của quá trình kinh doanh đềuphải phù hợp với nhu cầu tiêu thụ Vấn đề đặt ra cho các người quản lý là làm thếnào để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nóiriêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung? Để trả lời câu hỏi này, trước hết, nhàquản trị phải xem xét và đánh giá tình hình, khả năng tiêu thụ để tính toán được tốcđộ tăng trưởng của đơn vị trên cơ sở nền tảng thông tin do kế toán cung cấp Đây lànguồn dữ liệu trung thực, khách quan nhất, không thể thiếu cho việc ra quyết địnhquản lý có hiệu quả nhằm nâng cao doanh số và gia tăng lợi nhuận cho đơn vị Vớiý nghĩa đó, công tác kế toán tiêu thụ giữ vai trò to lớn trong các DN và nền kinh tếquốc dân Do vậy, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệpViệt Nam, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập của mình là:
Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quảtiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam.
Với khuôn khổ của của chuyên đề thực tập, tôi đi sâu vào trình bày 2 phần chính:I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam
II.Một số đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩmvà xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty
Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với môi trường thực tế cho nên mặc dùđã cố gắng tìm hiểu và thu thập thông tin song chắc chắn không tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè để giúp tôihoàn thiện bản chuyên đề này.
Trang 7I.Thực tế công tác tổ chức hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác địnhkết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
1.Tổng quan về công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp VN (tên viết tắt là Indeco, Ltd) làCông ty TNHH có 2 thành viên, trụ sở chính tại: Số 58, Ngõ 191 Minh Khai, QuậnHai Bà Trưng, Hà Nội Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30 tháng 05năm 2003 theo giấy phép đầu tư: 01020088189 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phốHà Nội cấp Bắt đầu bước vào thị trường điện công nghiệp của VN, Công ty đã lựachọn hai lĩnh vực hoạt động chính là: Mua bán vật tư thiết bị ngành điện, thiết bịphòng cháy chữa cháy, thiết bị viễn thông, tin học, điện tử và sản xuất và lắp ráp tủbảng điện Ngoài ra, Công ty còn được biết đến qua các hoạt động: Xây lắp đườngdây tải điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển tự động, trạm biến áp đến 35KV; thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy; cung cấp, lắp đặt và tư vấn hệthống tự động hoá cho nhà máy và trạm điện; sản xuất, lắp ráp các sản phẩm viễnthông, tin học, điện tử Công ty chủ yếu cung cấp và lắp ráp thiết bị hiện đại nhậpkhẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, Italia, Đức, Hà Lan với thông số kỹ thuật mà thịtrường trong nước không đáp ứng được nhằm phục vụ tốt nhất mọi yêu cầu củakhách hàng đặt ra Đến năm 2004, đơn vị đã chính thức hoạt động theo hệ thốngquản lý chất lượng ISO9001-2000 cùng chính sách chất lượng: “Hiệu quả-Linhhoạt-Bền vững”.
Điện công nghiệp ở VN là thị trường khá rộng lớn và còn nhiều khoảngtrống nên cơ hội gia nhập của DN cao Mặc dù vậy, việc nắm bắt kịp thời được cơhội này và biến các khoảng trống thành thị phần của mình là điều không phải dễ khimà rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Công ty TNHH Linh Trung, Công ty LG
Việt Nam cũng đang cố gắng mở rộng thị phần của họ Nhận biết được điều đó,
Công ty đi sâu nghiên cứu cung cầu để định vị thị trường mục tiêu, linh hoạt trongviệc đáp ứng kịp thời nhu cầu mới của thị trường Mặt khác, đơn vị cố gắng tìm tòi,phân tích đối thủ để có những chính sách cạnh tranh về giá cả và chất lượng, lôi kéo
Trang 8khách hàng vào sản phẩm của mình Công ty nỗ lực tìm được những nhà cung cấp
đáng tin cậy ở nước ngoài để nhập hàng về với giá rẻ nên trong nhiều lần tham giachào thầu đã thắng lợi Qua đó, Công ty được biết đến là đơn vị mang lại tính kinhtế tối ưu cho các dự án Nhờ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động trong côngviệc nên đơn vị đã nhanh chóng tạo được mối quan hệ làm ăn tốt với khách hàng.Kết hợp với việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và quản lý có hiệu quả dẫn tới chỉsau hơn 4 năm đi vào hoạt động Công ty đã có thị phần ở nhiều nơi trên cả nướcnhư: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Gia Lai, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã giành được nhiều dự án lớn Trongđó, đặc biệt tháng 12 năm 2007, Công ty đã kí hợp đồng thực hiện dự án cung cấptủ, bảng điện cho Nhà máy thuỷ điện YABUCH ở Gia Lai với giá trị lên đến118.000USD cho Công ty Cũng trong cùng tháng, Công ty quyết định chuyển đổichủ trương hoạt động: từ một Công ty sản xuất và kinh doanh thương mại naychuyển sang Công ty chuyên sản xuất trong lĩnh vực chính là sản xuất và lắp ráp tủbảng điện Với mục tiêu chuyên môn hoá trong giai đoạn tới, đơn vị sẽ tập trungvào sản xuất cung cấp tủ bảng điện cho các dự án Từ số lượng những dự án thực tếđã và đang tìm được chứng tỏ phương châm hoạt động của đơn vị lúc này là hoàntoàn hợp lý và có căn cứ Công ty đang từng bước mở rộng thị phần, giành được uy
tín trên thị trường, đời sống của người lao động cũng ngày càng nâng cao Điều này
thể hiện xu hướng phát triển hết sức khả quan của đơn vị
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta, cán cân xuất nhập khẩu đang trong tìnhtrạng nghiêng về nhập cho nên Nhà nước khuyến khích hoạt động xuất khẩu và hạnchế nhập khẩu thông qua các chế độ thuế đối với mặt hàng xuất nhập khẩu Tuynhiên, nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một nềntảng khoa học công nghệ hiện đại Trong khi nền kinh tế phát triển chưa cao thì việcgiao lưu nhập khẩu có chọn lọc những sản phẩm công nghiệp hiện đại từ phía nướcngoài để vận dụng và học tập tri thức tiến bộ là điều cần thiết Công ty TNHH Hệthống công nghiệp Việt Nam là cầu nối những kỹ thuật tiên tiến nước ngoài vàoVN Tuy nhiên, do thị trường các nhà cung cấp chính là nước ngoài cho nên đơn vị
Trang 9cũng gặp không ít khó khăn trong giai đoạn cung ứng do hàng nhập về phải chịuthêm thuế suất nhập khẩu cao Ngoài ra, quãng đường vận chuyển xa xôi hay nảysinh nhiều vấn đề không lường trước được như: thiên tai, bão lũ có thể xảy ratrường hợp hàng bị giao muộn hơn rất nhiều so với thoả thuận Theo đó, Công tycũng sẽ bị chậm thời gian hoàn thành lắp ráp và giao hàng cho khách hàng Đối vớinhững dự án lớn cần đảm bảo tiến độ thực hiện thì thiệt hại gây ra do chậm hàng làrất lớn cho cả Công ty, khách hàng và uy tín của Công ty sẽ vì vậy mà bị giảm sút.Nhận diện được vấn đề đó, Ban lãnh đạo của đơn vị đã luôn phải xét đến những yếutố rủi ro để có kế hoạch mua hàng, dự trữ hàng thích hợp Nhờ vậy, Công ty đạtđược đúng tiến độ hợp đồng với khách hàng, tạo lập, giữ vững được vị thế trên thịtrường Mặt khác, các giao dịch thương mại quốc tế phải thanh toán bằng ngoại tệnên hoạt động nhập khẩu của Công ty phụ thuộc lớn vào sự biến động của tỷ giá hối đoái
Khắc phục mọi khó khăn, Công ty vẫn duy trì hoạt động và khẳng định đượcvị trí của mình trong lòng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ với Nhànước và đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh thể hiệnqua bảng mô tả dưới đây Các chỉ tiêu trong bảng được lấy nguồn số liệu từ bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty do phòng kế toán cung cấp:
Bảng 01.Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đâyNăm
1.Tổng vốnVốn lưu độngVốn cố định
13.498.108.63313.149.430.090 348.678.543
18.601.885.97017.658.845.993 455.384.771
18.656.646.84018.095.437.390 561.209.453
3.Doanh thu bán hàng 14.163.737.791 15.475.712.539 17.271.223.6514.Lợi nhuận trước thuế 136.063.558 199.854.689 254.615.5605.Thuế nộp cho NSNN:
Thuế nhập khẩuThuế thu nhập DN
690.753.933619.460.57771.293.356
Trang 10Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tổng vốn hoạt động vốn của Công ty qua 3năm liên tiếp gia tăng: tăng nhanh ở năm 2006 với tốc độ là 37,8%, tăng chậm lại ởnăm 2007 với tốc độ là 1% Kèm theo đó là số lượng lao động được tăng cường quacác năm Điều này chứng tỏ Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động phát sinh nhucầu thuê thuê thêm lao động để đáp ứng nhu cầu công việc gia tăng
Để hiểu hơn về tình hình tài chính của Công ty, bạn đọc có thể theo dõi bảng02 sau đây:
Bảng 02 Một số chỉ tiêu tài chính của Công tyNăm
Chỉ tiêu
Qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư cho thấy cơ cấu tài sản của đơn vị là tương đốihợp lý, TSCĐ chiếm trung bình khoảng 2,6% ở mức phù hợp với lĩnh vực sản xuấtlắp ráp thủ công Còn qua tỷ suất lợi nhuận cho thấy khả năng sinh lời của Công tychưa thật cao nhưng đã được cải thiện một cách đáng kể, liên tục qua các năm gầnđây Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của DN đang có chiều hướng tốt, giatăng khoản đóng góp thuế thu nhập cho Ngân sách Nhà nước qua ba năm liên tiếp.
Biểu đồ 01- Biểu đồ doanh thu-Tổng vốn
doanh thutổng vốn
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ doanh thu so với tổng vốn qua các năm tươngđối cao năm 2005 doanh thu tạo ra lớn hơn tổng vốn huy động, đến năm 2006 tỷ lệ
Trang 11này có sụt giảm nhưng đặc biệt sang năm 2007 thì tăng đột biến thể hiện xu hướnghoạt động của DN đang có chiều hướng tốt Điều này minh chứng sự nỗ lực của DNtrong việc sử dụng một cách hiệu quả vốn của đơn vị vào hoạt động sản xuất-kinhdoanh Đó là tiền đề mang lại kết quả lợi nhuận cao hơn cho những kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty:
Như đã biết Công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam thuộc loại hìnhCông ty TNHH 2 thành viên cho nên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm:Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Các bộ phận của
Công ty được tổ chức theo mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng Tổ chức theo
chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân thực hiện các hoạtđộng mang tính chất tương đồng được hợp nhóm trong cùng một đơn vị, cơ cấu nhưsơ đồ sau:
Sơ đồ 01 Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng của Công ty
Mô hình tổ chức này tương đối dễ hiểu và phù hợp với Công ty TNHH Hệthống công nghiệp Việt Nam Với số lượng lao động chưa nhiều và hoạt động sảnxuất kinh doanh đang trên đà phát triển, việc áp dụng mô hình trên đã mang lại hiệuquả tác nghiệp giữa các bộ phận trong Công ty, tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt
Hội đồng thành viên
Giám đốcChủ tịch hội đồng
thành viên
Phòng vật tư-xuất nhập
khẩuPhòng
kế toánPhòng
Phòng dự ánPhòng
kỹthuật
Trang 12chẽ của cấp cao nhất Đồng thời giúp các bộ phận này giữ được sức mạnh và uy tíntrong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình cụ thể như sau:
Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Hiện tạibao gồm 2 thành viên với số vốn góp tương ứng như sau:
Bảng 03 Vốn góp của các thành viên trong điều lệ Công ty
Chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Trần Tuấn Nam do Hội đồng thành viênbầu ra và kiêm luôn Giám đốc của Công ty Chủ tịch Hội đồng thành viên là ngườichuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; Triệu tập cuộchọp Hội đồng thành viên; Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của Hộiđồng thành viên.
Giám đốc là ông Trần Tuấn Nam được quy định trong điều lệ Công ty Giámđốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu tráchnhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.Dưới Giám đốc có các phòng ban chức năng mà đứng đầu là các trưởngphòng Trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của phòng, chỉ đạoviệc thực hiện nhiệm vụ phòng được giao phó, phân công công việc cụ thể cho mỗinhân viên và theo dõi, quản lý hoạt động của nhân viên theo các nhiệm vụ đã giao.Trưởng phòng do Giám đốc Công ty bổ nhiệm.
Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận nghiệp vụ của Công ty, thực hiện chứcnăng tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân viên, lao động, tổ chức bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, cách chức các cán bộ quản lý và các công tác đốinội, đối ngoại mang tính chất hành chính Cụ thể phòng HCNS đảm nhiệm cáckhâu: quản lý con dấu của Công ty, văn thư lưu trữ (các công văn, quản lý Hợpđồng lao động, sổ lao động và hồ sơ, lý lịch của cán bộ, nhân viên trong Công ty)tuyển dụng và thực hiện chương trình đào tạo công nhân, nhân viên của Công tytrong từng năm; Nghiên cứu, tổ chức xây dựng thang lương, bảng lương, định mứclao động quy định về hình thức trả lương
Trang 13Phòng kế toán: Là bộ phận quan trọng của Công ty, chịu trách nhiệm về cácnghiệp vụ tài chính-kế toán trước cơ quan Nhà nước và Giám đốc Theo đó, phòngkế toán thực hiện các chức năng: Tổ chức công tác kế toán và tham mưu cho Giámđốc những phương án huy động và sử dụng vốn; Tổ chức công tác kiểm toán vàquyết toán thuế hàng năm; Thực hiện những nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu của công táckế toán quản trị doanh nghiệp Đồng thời, phòng kế toán sẽ cùng với Giám đốc giảitrình những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách tài chính, kế toán thống kê,kiểm toán trước cơ quan thuế, thanh tra, kiểm tra, điều tra theo quy định của Pháp luật.
Phòng xuất nhập khẩu (XNK): Là bộ phận lập kế hoạch cung ứng nguyên vậtliệu phục vụ sản xuất, đảm bảo các nguyên vật liệu được cung ứng đúng thời hạn,chất lượng, chủng loại, giá cả phù hợp theo các yêu cầu của Công ty Theo đó,phòng XNK sẽ lập kế hoạch đánh giá và theo dõi các nhà cung cấp; Thiết lập cácquan hệ kinh doanh nhập khẩu với các đối tác nước ngoài và quản lý, bảo quản sảnphẩm trong quá trình vận chuyển lưu kho và giao hàng; Quản lý toàn bộ kho hàngcủa Công ty.
Phòng kỹ thuật: Là bộ phận thực hiện quản lý về kỹ thuật sản xuất, chấtlượng sản phẩm Cụ thể: phòng kỹ thuật đảm nhận nhiệm vụ: Tập hợp lưu trữ thôngtin về chất lượng sản phẩm; Trao đổi và thống nhất với khách hàng về kỹ thuật;Nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩmvà nguyên vật liệu, định mức kỹ thuật sản xuất; Thiết lập, kiểm soát cải tiến quytrình công nghệ sản xuất; Tổ chức đánh giá, nghiệm thu về chất lượng sản phẩm.Phòng sản xuất: Thực hiện lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất đảm bảo đáp ứngđược kế hoạch bán hàng và chất lượng sản phẩm; Lập kế hoạch thực hiện sửa chữa,bảo dưỡng các thiết bị; Kết hợp cùng các bộ phận khác khắc phục sự cố trong sảnxuất; Hỗ trợ phòng kỹ thuật kiểm tra sản phẩm đầu vào; Quản lý và sử dụng có hiệuquả nguồn nhân lực được phê duyệt phục vụ cho quá trình sản xuất; Lập kế hoạchyêu cầu đào tạo nâng cao tay nghề cho các cán bộ công nhân viên của phòng; Bảođảm an toàn lao động cho người, máy móc, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Trang 14Phòng dự án có trách nhiệm nghiên cứu và phát triển thị trường sản phẩm;Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, ngắn hạn; Tổ chức giải quyết khiếu nạichăm sóc khách hàng; Tổ chức làm thầu, tham gia đấu thầu, làm việc với kháchhàng, đối tác kinh doanh với sự hỗ trợ của các bộ phận liên quan; lập và quản lý tiếnđộ, kế hoạch của tất cả các dự án sản xuất và lắp ráp trong Công ty kết hợp với cácbộ phận khác để đôn đốc, theo dõi và cùng giải quyết các vấn đề phát sinh khi tiếnhành dự án; Phối hợp với phòng kỹ thuật làm việc với khách hàng và tiến hành cácdịch vụ sau khi xuất hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty chỉ có một xưởng sản xuất do trưởng phòng sản xuất (TPSX) điềuhành chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ các hoạt động tại xưởng Mọicông nhân trong xưởng phải hoàn thành công việc do trưởng phòng phân công đồngthời tự bảo quản các thiết bị mà mình phụ trách Quy trình sản xuất hết sức chi tiếtvà cụ thể các bước công việc phải thực hiện cho từng đối tượng Để thực hiện đượcquy trình này, xưởng tổ chức thành 2 tổ là: Tổ cơ và tổ điện , phối hợp với TPSX,kiểm tra viên trong quá trình thực hiện.
Trưởng phòng sản xuất tiếp nhận và phân loại bản vẽ cơ và bản vẽ điện từphòng kỹ thuật, xem xét, kiểm tra thiết kế và giao cho các tổ chuyên môn cùngnghiên cứu Sau khi phân tích các dự án trên bản vẽ điện, cơ, TPSX sẽ kiểm tra lạitình hình vật tư phụ kiện và có kế hoạch mua gấp nếu thiếu Phòng SX sẽ cân đối vàcó kế hoạch nhập theo quý hoặc theo năm và bổ xung khi có dự án TPSX họp vớicác tổ chuyên môn để lập hoặc điều chỉnh kế hoạch lắp ráp và phân bố nhân cônglàm việc sao cho phù hợp với bản tiến độ chung của ban quản lý dự án Dựa trên kếhoạch đó, tổ điện, tổ cơ sẽ phối hợp thực hiện các bước công việc của mình như môtả trên sơ đồ Các tổ điện cũng như các tổ cơ khi hoàn thành công việc được giaonhư đi bó dây, gia công thanh cái phải kí tên và ghi rõ ngày thực hiện cũng nhưngày hoàn thành công việc lên thẻ sản phẩm sau đó gián thẻ kèm theo sản phẩmmình làm để nhận biết việc kết thúc công đoạn Quy trình thực hiện được mô tả chitiết qua sơ đồ 02 sau đây:
Trang 15Sơ đồ 02 Quy trình sản xuất
Sau khi sản phẩm lắp ráp xong, kiểm tra viên sẽ thực hiện kiểm tra tổng thểtheo bản vẽ của Công ty, nếu kết quả kiểm tra đạt thì ghi vào phiếu nhập kho và chờxuất hàng, nếu không phù hợp thì thực hiện kiểm soát theo quy trình quản lý sảnphẩm không phù hợp Các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được tiến hành làm vệ sinh sạch
Tiếp nhận và phân loại bản vẽ
Yêu cầu mua hàng
Tổ điện
Nhận thanh cáiThiết kế đi bảng dây
Đi bó dây Nhận chi tiết cơ
Gá và đấu nối thiết bị diện
Đấu nối thanh cái
Kiểm tra viên
Vệ sinh & đóng gói
Xuất hàngDựng khung tủNhận và kiểm tra
Trang 16sẽ, xếp gọn gàng trong kho để tạo thuận tiện cho việc đóng gói và xuất hàng Nhữngphụ tùng, phụ kiện theo vận đơn cũng được đóng gói và đánh số như các kiện hàngbình thường Trên các kiện hàng có dán shipping mark, ghi rõ tên dự án, kháchhàng, địa chỉ nơi nhận, số thứ tự trên tổng số kiện Khi có chỉ thị xuất hàng từtrưởng ban quản lý dự án, TPSX sẽ tiến hành bốc dỡ hàng.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty:
1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung tức là đơnvị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giaiđoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán Phòng kế toán trung tâm phải thực hiệntoàn bộ công tác kế toán tự lập, thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệthống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị Ở xưởng sản xuất, TPSX có nhiệmvụ theo dõi, hạch toán ban đầu về ngày công, giờ công lao động, lượng vật tiêu hao,chi phí phân xưởng và chuyển chứng từ cho phòng kế toán trung tâm chứ khônghạch toán riêng Quan hệ giữa các loại lao động trong bộ máy kế toán là quan hệtheo kiểu trực tuyến tức là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toánphần hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh Với cách tổ chức đó thì mốiquan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn giản, thực hiện trong một cấpkế toán tập trung, rất phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty Phòng kế toáncủa đơn vị có 4 nhân viên gồm: một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và ba kế
toán phần hành được tổ chức theo sơ đồ 03 mô tả dưới đây:
Trang 17Sơ đồ 03.Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúngkhối lượng công tác kế toán, điều hành và kiểm soát hoạt động kế toán; chịu tráchnhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán của Công ty Kế toán trưởng là người cóquyền kí duyệt các tài liệu kế toán, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng kháctrong bộ máy quản lý của Công ty cùng phối hợp thực hiện các công việc chuyênmôn có liên quan tới các bộ phận chức năng đó Kế toán trưởng cũng là người đảmnhiệm vai trò của một kế toán tổng hợp, thực hiện công tác kế toán cuối kì, lập báocáo nội bộ và báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính hoặc theoyêu cầu đột xuất.
Kế toán hàng tồn kho: Theo dõi và ghi chép các biến động về nguyên vậtliệu, công cụ, dụng cụ và thành phẩm từ khâu tiếp nhận và kiểm tra chứng từ đếnkhâu ghi sổ kế toán phần hành, làm cơ sở đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tưthực tế có tại kho tại thời điểm kiểm kê, cung cấp thông tin về các khoản công nợphải trả người bán.
Kế toán tiền lương, TSCĐ kiêm thủ quỹ kiêm trưởng phòng HCNS: Cónhiệm vụ tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận,phòng ban; theo dõi tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ, tập hợp và kết chuyểnchi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trích khấu hao hàng tháng của các loại TSCĐ; thu, chitiền theo các hoá đơn, chứng từ hợp lệ, bảo quản các loại tiền mặt và các chứng chỉcó giá tại quỹ, tránh thất thoát hư hỏng.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán hàng tồn kho và thanh toán
với người bán
Kế toán tiêu thụ và thanh toán với
người muaKế toán tiền lương, TSCĐ
kiêm thủ quỹ kiêm trưởng phòng HCNS
Trang 18Kế toán tiêu thụ và thanh toán với người mua có nhiệm vụ ghi nhận cáckhoản doanh thu bán hàng và các khoản thanh toán với khách hàng Từ đó, xác địnhkết quả tiêu thụ.
1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty:
Trong quãng thời gian từ năm 2003 khi mới bắt đầu đi vào hoạt động chođến hết năm 2005 Công ty đã áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ banhành theo quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số144/2001/QĐ-BTC ban hành về việc “ Bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán doanhnghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 1177/TC/QĐ/CĐKT ” Ngày 14tháng 9 năm 2006, Bộ tài chính ban hành quyết định số 48/2006/QĐ-BTC để thaythế cho 2 quyết định trên Do có sự thay đổi về quy chế của Bộ tài chính cho nên từthời điểm đó cho đến nay đơn vị thực hiện công tác kế toán tuân thủ theo quyết định48/2006/QĐ-BTC.
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày31 tháng 12 hàng năm Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.4.2.1.Về chứng từ sử dụng:
Chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinhtế phát sinh vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó Mỗi bảnchứng từ cần chứa đựng tất cả các chỉ tiêu cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nộidung, quy mô, thời gian, địa điểm xảy ra nghiệp vụ kinh tế cũng như người chịutrách nhiệm về nghiệp vụ và người lập chứng từ Hệ thống chứng từ của Công ty sửdụng được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định của Bộ tài chính Các chứng từcủa từng phần hành đều được luân chuyển đúng quy định, có đầy đủ chữ kí cần thiếtbắt buộc và được bảo quản lưu trữ cẩn thận theo một quy trình cụ thể do chính kếtoán trưởng đã xây dựng và triển khai thực hiện nhất quán trong phòng một cách cóhiệu quả, đảm bảo việc truy xuất nhanh, chính xác, đầy đủ khi có yêu cầu Chứng từkế toán được xắp xếp trong mỗi cặp hồ sơ của từng phần hành một cách có khoa
Trang 19học theo thứ tự thời gian và được đóng gói lại thành từng gói riêng biệt có nhãn bìachứng từ lưu kho để nhận dạng Sau đó chứng từ sẽ được lưu giữ trong phòng lưugiữ chứng từ do một nhân viên trông coi, bảo vệ đảm bảo yêu cầu an toàn và bí mật,đảm bảo chứng từ không bị sửa chữa, sử dụng khi không có thẩm quyền đồng thờithường xuyên kiểm tra, phun thuốc bảo vệ.
1.4.2.2.Về tài khoản sử dụng:
Hiện tại, Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản (TK) theo quyết định số48/2006/QĐ-BTC bao gồm 51 TK cấp 1, 62 TK cấp 2 và 05 TK cấp 3 Do đặc thùcủa hoạt động kinh doanh nên Công ty không sử dụng các TK như: 2112-TSCĐthuê tài chính, 2142-Hao mòn TSCĐ thuê tài chính, 3339-Thuế tài nguyên, 3332-Thuế tiêu thụ đặc biệt, 4112-Thặng dư vốn cổ phần, 419-Cổ phiếu quỹ Nhìn chung,phần lớn các TK mà Công ty đang sử dụng đều theo đúng quy định của Bộ tàichính Tuy nhiên, có một số TK mà đơn vị không dùng trong quá trình hạch toán làdo phương pháp hạch toán của đơn vị khác với chế độ Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Công ty không sử dụng các TK: TK 431-Quỹ khen thưởng, phúclợi, TK 418-Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu Mọi chi tiêu khác ngoài hoạt động sảnxuất kinh doanh như chi thưởng quý, thưởng năm Công ty đều hạch toán trực tiếptrên tài khoản 421-Lợi nhuận chưa phân phối.
Thứ hai, Công ty không sử dụng các TK dự phòng bao gồm:TK1592-dựphòng nợ phải thu khó đòi,TK352- dự phòng phải trả, TK1593-dự phòng giảm giáhàng tồn kho Nếu có phát sinh những khoản nợ không thu hồi được hoặc chi phíbảo hành sản phẩm thì đơn vị sẽ hạch toán trực tiếp vào chi phí quản lý DN, còn đốivới hàng tồn kho chậm luân chuyển Công ty sẽ tính thẳng vào giá vốn hàng bán.
Thứ ba, Công ty không sử dụng các TK giảm trừ doanh thu: TK5211-Chiếtkhấu thương mại, TK5212-Hàng bán bị trả lại, TK5213-Giảm giá hàng bán mà khicác khoản này phát sinh thì kế toán hạch toán trực tiếp ngay trên 511.
Thứ tư, Công ty chưa chi tiết được TK tiền theo các dự án Điều này làm chocông tác quản trị tiền của đơn vị theo dự án gặp khó khăn và không hiệu quả.
Trang 201.4.2.3.Về sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ sách kế toán là hình thức thể hiện của phương pháp đối ứng TK, nói cáchkhác đó là phương tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá số liệu kế toán trên cơ sởchứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác Hình thức sổ kế toán là một hệ thống cácloại sổ kế toán, có chức năng ghi chép, kết cấu nội dung khác nhau, được liên kếtvới nhau trong một trình tự hạch toán trên cơ sở chứng từ gốc Theo chế độ kế toánhiện hành áp dụng cho loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ Công ty có thể sử dụng 3hình thức sổ kế toán là: Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ và Nhật ký-Sổ cái Dựa trênđặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị mình nên Công ty đã lựa chọn hình thứcghi sổ là: Nhật ký chung (Công ty không sử dụng Nhật ký đặc biệt) Hình thức nàyhoàn toàn phù hợp với trình độ nghiệp vụ, năng lực của cán bộ kế toán và quy môsản xuất của Công ty Hiện tại, đơn vị đang sử dụng phần mềm kế toán Bravo trongxử lý nghiệp vụ kế toán Chế độ xử lý tệp dữ liệu nghiệp vụ của phần mềm này làtheo chế độ lô Tức là các nghiệp vụ tương tự nhau được “bó”vào một tệp dữ liệunghiệp vụ tương đương một sổ nhật ký trong kế toán thủ công Trên cơ sở các tệpdữ liệu nghiệp vụ này, chương trình sẽ thực hiện việc lên các sổ cái, phục vụ choviệc lên báo cáo tài chính Theo chế độ xử lý này thì quy trình ghi sổ của Công tytheo hình thức Nhật ký chung trên kế toán máy là hoàn toàn tuân theo quy trình củachế độ Các loại sổ được Công ty tổ chức theo hình thức Nhật kí chung bao gồm cácsổ chi tiết, Sổ cái và Nhật kí chung Các sổ sách đều được trình bày theo mẫu lậpsẵn trên phần mềm kế toán và được đảm bảo đúng theo quy định đối với sổ tổnghợp Mặt khác do sổ chi tiết Nhà nước không quy định bắt buộc về mẫu sổ mà chỉmang tính hướng dẫn cho nên Công ty đã căn cứ vào yêu cầu quản lý để mở sổ kếtoán cần thiết Nhìn chung tất cả các sổ chi tiết của Công ty đều được trình bày dễhiểu, dễ ghi chép và dễ kiểm tra, đối chiếu Quy trình ghi sổ của Công ty như sơ đồ04 mô tả dưới đây:
Trang 21Sơ đồ 04 Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú: :Ghi hàng ngày:Ghi cuối kỳ: Đối chiếu
Trình tự ghi sổ tại Công ty được thực hiện tuần tự như trong sơ đồ mô tả ở trên, cụthể như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật kí chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật kí chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Việcmở sổ, thẻ kế toán chi tiết thực hiện đồng thời với việc ghi sổ Nhật kí chung Cuốitháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợpchi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính
1.4.2.4 Về chế độ báo cáo kế toán:
Theo quy định của Bộ tài chính, Công ty tổ chức lập 3 báo cáo tài chính(BCTC) bắt buộc bao gồm:
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái
Báo cáo tài chínhBảng cân đối số
phát sinhNhật ký chung
Trang 22Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN): phản ánh giá trị tài sản và nguồnvốn tại ngày kết thúc năm tài chính Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng phảnánh một cách tổng quát năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn củaCông ty cũng như triển vọng kinh tế tài chính tương lai.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số 02-DNN): Phản ánh tổng hợpdoanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong đơn vị Báo cáokết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sau mỗi kìhoạt động Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạtđộng kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí khác cũng như toànbộ kết quả các hoạt động của Công ty Các chỉ tiêu thuộc phần này đều được theodõi chi tiết theo số năm trước, số năm nay và số thứ tự chỉ tiêu được giải trình ở bảnthuyết minh BCTC.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số 09-DNN): là một báo cáo kế toántài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thôngtin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị trongkỳ báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các BCTC khác.
Ngoài ra, khi Công ty gửi BCTC cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụbiểu: Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01-DNN) Công ty phải lập và gửi BCTCnăm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (ngày 31 tháng 12hàng năm) cho 3 cơ quan là: cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quanthống kê.
Về báo cáo quản trị, Công ty chỉ lập một báo cáo quản trị hàng tháng là báocáo quyết toán vật tư hàng tháng Báo cáo này theo dõi vật tư nhập, xuất trong thángvà tồn cuối tháng trong kho Công ty Trên cơ sở đó, Công ty vừa kiểm tra được việcnhập, xuất vật tư vừa đánh giá được tình hình sử dụng vật tư để có kế hoạch thumua thích hợp.
Trang 232.Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả tiêu thụ tại công ty TNHH Hệ thống công nghiệp Việt Nam:
2.1.Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm và chi phí bán hàng của Công ty:
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng quyết định đặc điểm quá trình tiêuthụ tại Công ty Như đã biết, hiện tại, Công ty hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp tủđiện công nghiệp, thành phẩm được bán ra là các loại tủ điện có giá trị lớn, đơn giábình quân lên tới vài triệu VNĐ Đây là sản phẩm thuộc loại tư liệu sản xuất đượcmua vào bởi các DN hay các tổ chức và tham gia vào quá trình hoạt động của DN,tổ chức đó Vì vậy, khác với thị trường tiêu dùng, trên thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa Công ty, người mua có số lượng ít, song, khối lượng mua của một khách hàngthường rất lớn Đối tượng mua hàng chủ yếu là các nhà máy điện tại nhiều tỉnh,thành phố Thành phẩm là các thiết bị điện nhập khẩu đã qua lắp ráp nên mang hàmlượng công nghệ cao và là đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10% Bởivậy, để chống đỡ với rủi ro do biến động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, Công typhải đa dạng hoá danh mục sản phẩm Với những đặc điểm đó, đơn vị phải tuỳthuộc vào các đề nghị khác nhau của khách hàng về thông số kỹ thuật, giá cả cũngnhư đặc tính vật lý để đưa ra thiết kế và có kế hoạch sản xuất theo từng đơn đặthàng cụ thể phù hợp với yêu cầu của người mua Do đó, công tác kế toán giá thànhchỉ tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn hàng và việc tính giá thành chỉthực hiện khi đơn đặt hàng làm xong.
Ngoài ra, vì tần suất đặt hàng thấp khoảng 15 đơn hàng/năm và bên mua luônyêu cầu đơn vị phải đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng, thậm chí khuyến khíchnếu cung ứng sớm hơn kế hoạch nên thành phẩm được xuất ngay sau khi hoànthành Nhờ đó, công tác tính giá vốn hàng bán Công ty áp dụng theo phương phápgiá đích danh trở nên rất đơn giản và hoàn toàn phù hợp.
Cũng xuất phát từ bản chất của thành phẩm sản xuất đều mang tính đặc thùcủa máy móc công nghiệp có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp nên phương thức tiêuthụ hợp lý mà Công ty áp dụng là phương thức gửi bán, chờ chấp nhận (còn gọi làchuyển hàng theo hợp đồng) Nghĩa là, hàng sau khi được chuyển đến cho bên mua
Trang 24thì vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị Khi khách hàng chấp nhận thanh toán thìhàng được coi là tiêu thụ Theo thoả thuận trong hợp đồng của Công ty thì ngay saukhi chuyển giao hàng tại kho của đơn vị cho người mua, họ sẽ chấp nhận thanh toán90% giá trị hợp đồng Vì vậy, tại đơn vị, thời điểm lập hoá đơn và ghi nhận doanhthu là ngay sau khi giao hàng cho khách hàng.
Thành phẩm của đơn vị có cấu trúc công nghệ phức tạp gồm phần cứng vàphần mềm Phần cứng là các thiết bị được lắp ráp hình thành nên tủ điện còn phầnmềm là hàm lượng chất xám kết tinh trong bản thiết kế lắp ráp tủ của nhân viên kỹthuật Vì vậy, để khách hàng hài lòng về sản phẩm và duy trì quan hệ làm ăn lâudài, Công ty đã thực hiện hai dịch vụ là: thông tin, hỗ trợ quá trình sử dụng sảnphẩm sau khi bán nhằm tư vấn về phần mềm và dịch vụ bảo hành sản phẩm trongvòng một năm nhằm khắc phục sự cố phần cứng cho khách hàng Vì vậy chi phí bảohành sản phẩm tại Công ty phát sinh với nhiều mức độ do nhiều nguyên nhân.
Mặt khác, do số lượng khách hàng ít, nhưng tầm cỡ lớn nên chế độ thanhtoán phải chia làm ba đợt Hiện tại, Công ty quy định trong hợp đồng là đợt một:khách hàng đặt trước 30% tổng giá trị đơn hàng, đợt sau thực hiện thanh toán tiếp60% ngay sau khi Công ty chuyển giao hàng, số tiền còn lại người mua giữ đến hếtthời hạn bảo hành Hơn nữa, mối quan hệ mua-bán giữa người cung ứng và ngườitiêu thụ của đơn vị rất gần gũi, mang tính trực tiếp Tức là khách hàng sẽ có quan hệmua bán thẳng với người sản xuất hơn là thông qua các tổ chức trung gian, đặc biệtlà với sản phẩm của Công ty có giá trị lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật Vì vậy, trên thịtrường điện công nghiệp nói chung, tại Công ty nói riêng, hình thức bán hàng cánhân phát huy hiệu quả cao và có vai trò quan trọng quyết định quy mô doanh sốcủa đơn vị.
Kèm theo danh mục sản phẩm đa dạng là chính sách giá cả linh hoạt và hiệuquả Như đã trình bày trong phần 1, Công ty có ưu thế là tìm được nguồn hàng rẻ vàđáng tin cậy, cho nên ngoài việc cung ứng những sản phẩm có chất lượng cao, thếmạnh của đơn vị là chào hàng với giá cả rất cạnh tranh phù hợp cho đối tượngngười mua có giới hạn về mặt tài chính Ngoài ra, để gia tăng doanh số, phòng dự
Trang 25án của Công ty đã xây dựng và áp dụng được chính sách chiết khấu thương mại hợplý trên cơ sở tình hình thị trường và hạn mức lợi nhuận quy định của giám đốc.
2.2 Hạch toán doanh thu tiêu thụ:
Với đặc điểm hoạt động tiêu thụ của đơn vị như trên cho nên doanh thu tiêuthụ ở Công ty gồm: doanh thu tiêu thụ hàng dự án, doanh thu tiêu thụ hàng thươngmại Trong đó, doanh thu tiêu thụ hàng thương mại chiếm tỷ trọng không đáng kểvà thành phẩm tiêu thụ của mỗi dự án khác nhau là mang đặc tính khác nhau Vìthế, kế toán Công ty không theo dõi chi tiết TK 511 theo từng đối tượng thành phẩmtiêu thụ hoặc theo doanh thu tiêu thụ hàng hoá, doanh thu tiêu thụ thành phẩm màchỉ theo dõi chi tiết theo thời gian Quy trình hoạt động bán hàng của Công ty đượcthực hiện đảm bảo yêu cầu kiểm soát của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêuchuẩn quốc tế ISO 9001 như trong sơ đồ 05 dưới đây:
Trang 26Tiếp xúc khách hàng
Tiếp nhận yêu cầu
Yêu cầu báo giá
Phương án kinh doanh
Làm báo giá
Ký hợp đồngSổ theo dõi khách hàng Chào thầu
Giám đốc duyệt
Xác nhận đơn đặt hàngKhách hàng
Trang 27Khi người mua có nhu cầu đặt hàng của Công ty, nhân viên kinh doanh sẽtrao đổi với khách hàng qua sự trợ giúp của phòng kỹ thuật để đạt được hiệu quả tốiđa trong việc thu thập dữ liệu báo giá Sau đó, TPDA có trách nhiệm thẩm tra tính
khả thi của dự án, kiểm tra các thông tin thương mại và phê duyệt Yêu cầu báo giá
của NVKD để chuyển sang PKT làm hồ sơ đầu vào báo giá Sau khi tiếp nhận báo
giá đầu vào từ PKT, NVKD sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh Đây là cơ sở đểxây dựng bản chào giá cho khách hàng Sau khi khách hàng ký xác nhận vào bản
báo giá hoặc hai bên tiến tới ký hợp đồng thì đơn đặt hàng coi là có hiệu lực Căncứ trên hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng, PKT sẽ thiết kế và cung cấp bản vẽ kỹthuật cho xưởng sản xuất để tiến hành lắp ráp sản phẩm theo đúng yêu cầu củakhách hàng Sau khi lắp ráp xong, thành phẩm sẽ được nhập và lưu kho theo lôhàng Theo quy định trong hợp đồng thì chi phí vận chuyển sẽ do người mua chịuvà họ sẽ nhận trách nhiệm trực tiếp vận chuyển hàng từ kho của đơn vị về kho củamình Kế toán hàng tồn kho sẽ lập phiếu xuất kho để xuất hàng cho khách hàng Sau
khi hàng được xuất và chuyển giao tại kho của Công ty cho khách hàng thì kháchhàng chấp nhận thanh toán và hàng được coi là đã tiêu thụ Khi đó, kế toán lập hoá
đơn GTGT Hoá đơn đã được đánh số theo thứ tự trong quyển hoá đơn mà Công tymua tại cơ quan thuế Hoá đơn được viết làm 3 liên, đặt giấy than viết một lần, nộidung 3 liên giống nhau: Liên 1: Màu tím, lưu tại quyển; Liên 2: Màu đỏ, giao chokhách hàng, Liên 3: Màu xanh, dùng nội bộ
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán tiêu thụ thành phẩm sẽ tiến hành đốichiếu với phiếu xuất kho về số lượng, đơn giá rồi ghi sổ chi tiết doanh thu 511-Doanh thu bán hàng Sổ chi tiết TK 511 tập hợp các nghiệp vụ theo trình tự thờigian cho nên về cơ bản sổ chi tiết doanh thu giống với sổ cái TK 511
Trang 28Biểu 01- Hoá đơn GTGT
(đã kẹp chứng từ gốc vào bản chuyên đề thực tập chuyên ngành)
Trang 29CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMSố 58, Ngõ 191, Minh Khai, HBT, Hà Nội
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Biểu 02- Sổ chi tiết tài khoản Doanh thu bán hàng
Cuối mỗi quý, căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ, kế toán lập Báo cáo tiêu thụ (xem
biểu 03) Báo cáo tiêu thụ dùng để theo dõi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra
theo từng hoá đơn.
Trang 30CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMSố 58, Ngõ 191, Minh Khai, HBT, Hà Nội
BÁO CÁO TIÊU THỤ
Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2007
Đvt:VNĐ
Chứng từ Tên người mua Tên hàng Doanh thu bán hàng (chưaVAT)
Thuế VAT(10%)
TổngSố hiệu Ngày
Trang 31Đồng thời với quá trình trên, các hoá đơn bán hàng sẽ được cập nhật vào Nhật ký chung
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMSố 58, Ngõ 191, Minh Khai, HBT, Hà Nội
NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/03/2007
Đvt:VNĐChứng từ
01/03/07 HĐ 9203 Bán hàng theo DA Vĩnh Thịnh
Giá vốn hàng bán
31/03/07 PKT 01 Kết chuyển doanh thu bán hàng 511→9111
1.481.167.68031/03/07 PKT 02 Kết chuyển giá vốn hàng bán
632→9111 9111632 1.139.359.851 1.139.359.85131/03/07 PKT 03 Kết chuyển chi phí QLKD
211.818.90931/03/07 PKT 04 Kết chuyển lãi trong quý
Trang 32Cuối quý, kế toán ghi Sổ cái tài khoản 511-doanh thu bán hàng (xem biểu05) Sau đó, kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ chi tiết, Sổ cái tàikhoản doanh thu với Báo cáo tiêu thụ về tổng số doanh thu phát sinh.
CÔNG TY TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMSố 58, Ngõ 191, Minh Khai, HBT, Hà Nội
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2007
Tài khoản :511-Doanh thu bán hàng
tính:VNĐChứng từ
Trang 332.3.Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu:
Thực tế các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh tại đơn vị mang tính chấtthường xuyên nhằm thu hút khách hàng đến với Công ty qua đó, thúc đẩy quá trìnhtiêu thụ Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị nên các khoản giảm trừdoanh thu như: Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt vàthuế xuất khẩu là không có Mặt khác, do thành phẩm tiêu thụ có giá trị lớn, phứctạp về mặt công nghệ làm theo những đơn hàng dựa trên yêu cầu thiết kế kỹ thuậtcụ thể của khách hàng Cho nên thực tế tại Công ty không phát sinh khoản hàng bánbị trả lại Cụ thể tại đơn vị chỉ phát sinh hai khoản giảm trừ là: Chiết khấu bán hàng,giảm giá hàng bán
2.3.1.Chiết khấu bán hàng:
Tại đơn vị không phân chia loại chiết khấu mà tất cả các khoản ưu đãi về giáđối với khách hàng đều gọi chung là chiết khấu bán hàng Chúng chiếm tỷ trọng lớntrong các khoản giảm trừ doanh thu Các mức chiết khấu khác nhau được xây dựngtuỳ thuộc từng đối tượng khách hàng Công ty không phân chia thành hai loại chiếtkhấu: Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán mặc dù trong quá trình thựchiện thì mục đích sử dụng chiết khấu bán hàng là có tách biệt Thể hiện qua cácmức chiết khấu do phòng dự án cung cấp như sau:
Đối với khách hàng mới mua lần đầu mức chiết khấu là: 1%-3%
Đối với khách hàng mua hàng thường xuyên mức tỷ lệ chiết khấu là: 5%-8%Đối với khách hàng cam kết thanh toán tiền ngay sẽ được chiết khấu thêm: 5%
Qua đó, ta thấy mức chiết khấu thứ nhất và thứ hai là chiết khấu thương mạicòn mức chiết khấu thứ ba ở trên về bản chất là chiết khấu thanh toán Tuy nhiên,các khoản này đều có quy trình thực hiện giống nhau là được xác định dựa trên thoảthuận trước khi ký kết hợp đồng và tính trừ trực tiếp vào giá bán làm cơ sở xác địnhgiá trị hàng trên hợp đồng kinh tế cũng như hoá đơn bán hàng Như vậy, trên thực tếcác khoản này có tồn tại nhưng về danh nghĩa thì chúng không phát sinh trong Côngty Vì thế, kế toán tiêu thụ tại đơn vị không phản ánh các khoản này trên sổ sách
Trang 342.3.2.Giảm giá hàng bán:
Đây là khoản xảy ra không nhiều trong đơn vị phát sinh do nguyên nhânCông ty không cung cấp sản phẩm đảm bảo theo đúng quy định của đơn hàng Khikiểm nhận hàng hoá, nếu người mua thấy số lượng hay chất lượng hàng không đảmbảo theo hợp đồng kinh tế thì trong biên bản kiểm nhận hàng hoá do hai bên giaonhận lập phải ghi rõ số hàng được chấp nhận và số hàng không được chấp nhận(nêu rõ lý do) Nhân viên kinh doanh sẽ trình Giám đốc giải quyết Nếu đồng ý,Giám đốc sẽ ký quyết định giảm giá Căn cứ quyết định này, kế toán hạch toán như sau:Nợ TK 511
Nợ TK 3331Có TK 131.
2.4.Hạch toán thanh toán với khách hàng:
Do đặc điểm giá trị những thành phẩm của đơn vị thực hiện theo những dựán có quy mô lớn cho nên chế độ thanh toán thoả thuận với khách hàng theo quyđịnh trong hợp đồng của Công ty bao gồm 2 đợt: đợt 1 người mua trả trước số tiềntương đương 30% tổng giá trị hợp đồng trong vòng 30 kể từ ngày ký kết hợp đồng,đợt 2 thanh toán 60% sau khi hàng được bàn giao tại kho của đơn vị, cuối cùng làthanh toán nốt 10% sau khi kết thúc thời gian bảo hành sản phẩm Do khoản phảithu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị Cho nên, đây làmột khoản mục trọng yếu được kế toán đơn vị theo dõi chính xác và chi tiết theonguyên tắc: cung cấp số liệu khoản phải thu chi tiết đến từng khách hàng Vớinhững khách hàng có quan hệ thường xuyên thì kế toán theo dõi trên một tờ sổ chitiết Đối với những khách hàng ít có quan hệ với DN thì theo dõi chung trên một sổchi tiết.
Đối với khoản tiền khách hàng đặt trước cho đơn vị để có nguồn lực tàichính phục vụ Công ty triển khai dự án (30% giá trị hợp đồng), hàng ngày, kế toán
căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu thu, giấy báo có để ghi vào sổ chi tiết TK 131 theo
từng đối tượng thanh toán
Trang 35Đối với khoản tiền khách hàng chấp nhận trả ngay sau khi nhận hàng (60%giá trị hợp đồng) và kể cả khoản tiền bảo đảm bảo hành mà khách hàng giữ lại thìkế toán đơn vị đều phản ánh thông qua TK 131 và hàng ngày, dựa vào phiếu giaonhận hàng hoá đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo có kế toán phản ánh lên Sổ chi tiếtTK131
Ví dụ: Ngày 11/01/2007, kế toán nhận được lệnh chuyển có và giấy báo có củangân hàng thông báo về số tiền: 19.791.018 do công ty CP Giải pháp kỹ thuật nănglượng VN đã ứng trước tiền hàng cho Công ty thì kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 11211 :19.791.018Có TK 131 :19.781.018
Sau đó, kế toán vào sổ chi tiết TK 131- Công ty CP GPKTNLVN.
Trang 36NGÂN HÀNG ĐT & PT VNSở giao dịch Hà Nội
Địa chỉ: Số 58, Ngõ 191, Minh Khai, HBT, Hà Nội
Tài khoản: 120.100.000.809.36 Tại NH: 10202020-NHDT & PT VN Sở giao dịch
Nội dung: CT CP GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG VN TT 30% ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 0801 ENCO-INDECO CHO CT TNHH HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VN
Số tiền bằng số: 19.791.018 VNĐ
Số tiền bằng chữ: Mười chín triệu bẩy trăm chín mươi mốt nghìn không trăm mười tám đồng.
Biểu 06- Giấy báo có