1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính

36 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 113,71 KB

Nội dung

Phân tích là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian, chi phí thấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu, đồng thời giúp không sa nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể. Thủ tục phân tích được áp dụng trong cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng để có thể đi đến kết luận về sự hợp lý hay bất thường của số liệu. Thực tế hiện nay cho thấy nhiều kiểm toán viên áp dụng thủ tục này mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc không phát huy hết tác dụng của thủ tục phân tích trong việc tìm kiếm, phát hiện gian lận, sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính

Trang 1

MỤC LỤC

Chương mở đầu 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

4 Phạm vi và hạn chế của đề tài 1

Chương 1: Lý luận chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC 2

1.1 Định nghĩa thủ tục phân tích 2

1.2 Sự cần thiết của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC 3

1.3 Các phương pháp phân tích 4

1.3.1 Phân tích xu hướng 4

1.3.1.1 Phương pháp thực hiện 4

1.3.1.2 Ưu và nhược điểm 5

1.3.2 Phân tích tỷ số 5

1.3.2.1 Phương pháp thực hiện 5

1.3.2.2 Ưu và nhược điểm 6

1.3.3 Phân tích dự báo 6

1.4 Độ tin cậy của quy trình phân tích 6

1.5 Tài liệu sử dụng để thực hiện quy trình phân tích 7

1.6 Các giai đoạn áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC 7

1.6.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch 7

1.6.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 7

1.6.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán 8

1.7 Quy trình thực hiện thủ tuc phân tích 8

1.7.1 Lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp với mục tiêu phân tích 8

1.7.2 Thu thập thông tin thích hợp 9

1.7.3 Xử lý chênh lệch phát hiện 10

1.7.4 Tìm hiểu nguyên nhân 10

Chương 2: Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt (Vietvalues) 2.1 Giới thiệu sơ lược về Vietvalues 12

2.1.1 Quá trình hình thành 12

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 14

2.1.3 Giới thiệu một số phòng ban 14

2.1.4 Nguyên tắc hoạt đông 15

Trang 2

2.1.6 Những thành tựu đạt được và phương hướng phát triển 18

2.2 Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán BCTC tại Vietvalues 19

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch 19

2.2.1.1 Mục đích thực hiện phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch 19

2.2.1.2 Tài liệu sử dụng 19

2.2.1.3 Phương pháp thực hiện 20

2.2.1.4 Thí dụ minh họa tại 1 công ty khách hàng 20

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch 28

2.2.2.1 Quy trình thực tế áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 28

2.2.2.2 Tài liệu sử dụng 29

2.2.2.3 Phương pháp thực hiện 29

2.2.2.4 Thí dụ minh họa tại 1 công ty khách hàng 29

 Doanh thu 29

 Nợ phải thu 32

 Tài sản cố định 34

 Tiền lương 36

2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 40

2.2.3.1 Mục đích thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 40

2.2.3.2 Phương pháp thực hiện 40

Chương 3: Nhận xét và kiến nghị 41

3.1 Nhận xét 41

3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 41

3.2.1 Hạn chế 41

3.2.2 Nguyên nhân 42

3.3 Một số kiến nghị 43

3.3.1 Công ty nên xác định tiêu chí để đánh giá thông tin thu thập được 43 3.3.2 Tư vấn và trợ giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ 43

Trang 3

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài:

Phân tích là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian, chi phíthấp nhưng có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung của số liệu,đồng thời giúp không sa nhiều vào các nghiệp vụ cụ thể Thủ tục phân tích được ápdụng trong cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng để cóthể đi đến kết luận về sự hợp lý hay bất thường của số liệu

Thực tế hiện nay cho thấy nhiều kiểm toán viên áp dụng thủ tục này mang tínhchất rập khuôn, cứng nhắc không phát huy hết tác dụng của thủ tục phân tích trongviệc tìm kiếm, phát hiện gian lận, sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Khảo sát, phân tích thực tiễn áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáotài chính tại công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn B&C

Rút ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế của thực tiễn

Đề xuất một số thủ tục phân tích bổ sung để khắc phục những hạn chế của thựctiễn áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn B&C

3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên thực tiễn công tác kiểm toán kếthợp với hồ sơ kiểm toán một khách hàng cụ thể do B&C thực hiện, có đối chiếu với

lý luận thực tiễn kiểm toán

Trang 4

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520, quy trình phân tích là việc phântích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng,biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quankhác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

Như vậy, thực chất thủ tục phân tích là việc so sánh, nghiên cứu các thông tintài chính, phi tài chính dựa trên các mối quan hệ hợp lý để tìm ra các mối quan hệbất thường, từ đó tìm hiểu và giải thích nguyên nhân các chênh lệch đó Thủ tụcphân tích tìm đến sự hợp lý giữa các thông tin, số liệu chứ không phải tìm đến sựchính xác tuyệt đối

Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính như:

- So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: kế hoạch sản xuất, kế hoạchbán hàng…)

- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: chi phí khấu hao ướctính…)

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy môhoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: tỷ suất đầu tư, tỷ

lệ lãi gộp…)

Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ:

- Giữa các thông tin tài chính với nhau (Ví dụ: mối quan hệ giữa lãi gộp với doanhthu …)

- Giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: mối quan hệ giữa chiphí nhân công và số lượng công nhân viên…)

1.2 Sự cần thiết của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC.

Chuẩn mực kiểm toán VSA 520 yêu cầu kiểm toán viên cần áp dụng thủ tụcphân tích xuyên suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiệncác thử nghiệm cơ bản cho tới giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán với tínhchất đem lại hiệu quả cao, tốn ít thời gian và chi phí mà còn có thể cung cấp cái

Trang 5

nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp bằng chứng về sựđồng bộ của số liệu kế toán.

Có một số lý do chính về sự cần thiết của thủ tục phân tích trong kiểm toánBCTC:

 Thứ nhất, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hiểu được tình hình kinh doanh củakhách hàng

Trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán, việc tìm hiểu khách hàng là một yếu tố hếtsức quan trọng, giúp kiểm toán viên nắm bắt tìm hiểu được tình hình kinh doanhcủa khách hàng, sắp xếp lịch trình, phạm vi cũng như tổ chức nhân sự cho cuộckiểm toán

 Thứ hai, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên đánh giá được khả năng hoạt độngliên tục của khách hàng

Giả định hoạt động liên tục có ảnh hưởng lớn đến việc lập BCTC Nếu không đượclập trên giả định này, BCTC sẽ có nhiều thay đổi (ví dụ trong cách đánh giá hàngtồn kho, khoản phải thu, phải trả…) Sử dụng thủ tục phân tích, xem xét giả địnhhoạt động liên tục ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán giúp kiểm toán viênđánh giá được rủi ro kiểm toán

 Thứ ba, thủ tục phân tích chỉ ra các dấu hiệu bất thường trên BCTC

Thông qua việc phân tích xu hướng, so sánh các thông tin trên BCTC, thủ tục phântích là công cụ hữu hiệu giúp kiểm toán viên phát hiện ra các dấu hiệu bất thườngtrên BCTC

 Thứ tư, thủ tục phân tích giúp giảm bớt các thử nghiệm cơ bản

Nếu kết quả của quy trình phân tích cho thấy không có các dấu hiệu bất thường thì

có nghĩa là khả năng sai sót, gian lận trong kế toán là không đáng kể Khi đó, thủtục phân tích có thể dùng làm bằng chứng để chứng mình sự trình bày trung thực vàhợp lý của các số dư tài khoản liên quan và việc áp dụng các thử nghiệm cơ bảnkiểm tra chi tiết các tài khoản này có thể giảm bớt

 Thứ năm, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan vềBCTC

Thông qua phân tích, kiểm toán viên có thể nhìn nhận được các mối quan hệ giữacác thông tin, sự hợp lý hay bất hợp lý trong mối quan hệ tổng thể

Trang 6

1.3.1 Phân tích xu hướng.

Phân tích xu hướng là quá trình phân tích những thay đổi của một số dư tàikhoản hoặc một loại hình nghiệp vụ giữa kỳ hiện tại với những kỳ trước đó hoặcqua nhiều kỳ kế toán Chẳng hạn như biến động của doanh thu, chi phí, số dư mộtkhoản mục giữa các tháng trong năm hiện hành so với năm trước

1.3.1.1 Phương pháp thực hiện.

Khi phân tích xu hướng, kiểm toán viên có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Tính toán chênh lệch so với năm trước Theo phương pháp này kiểm toán viên lậpmột bảng phân tích ngang, tính toán khoản chênh lệch giữa số liệu năm hiện hành

so với số liệu đã được kiểm toán năm trước Khi phát hiện được các biến động lớn,

sẽ tìm hiểu nguyên nhân và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những giải thích đềra

- Sử dụng biểu đồ, đồ thị Để xem xét tình hợp lý và các biến động bất thường, kiểmtoán viên có thể sử dụng biểu đồ hay đồ thị Biểu đồ hay đồ thị phản ánh sự thay đổihay biến động của một khoản mục hay số dư trong một thời kỳ và so với kỳ trước

1.3.1.2 Ưu và nhược điểm.

 Ưu điểm: Phân tích xu hướng giúp kiểm toán viên nhận biết được các biến độngqua từng năm, trong một thời kỳ, so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành đểtìm ra các biến động bất thường, từ đó đi sâu nghiên cứu các biến động đó Ngoài

ra, phân tích xu hướng còn giúp kiểm toán viên xem xét mối quan hệ giữa các tàikhoản tương ứng qua các năm Ví dụ kiểm toán viên có thể lập biểu đồ giữa doanhthu và giá vốn hàng bán các tháng trong năm để xem xét sự tương thích giữa doanhthu và giá vốn hàng bán

 Nhược điểm: nếu xu hướng kỳ trước không liên quan đến xu hướng kỳ này thì việctập trung xem xét biến động theo thời gian sẽ đưa đến những nhận định khôngđúng Bên cạnh đó cũng cần tránh phân tích xu hướng khi các yếu tố phân tích bịảnh hưởng bởi lạm phát và các yếu tố mang tính chất thời vụ

1.3.2 Phân tích tỷ số.

Trang 7

Phân tích tỷ số là việc tính toán các tỷ số dựa trên thông tin tài chính và phi tàichính của kỳ hiện tại, đối chiếu với các tỷ số này của các kỳ trước, của các đơn vịcùng ngành hay bình quân ngành… để nhận diện những điểm bất thường, nhữngbiến động lớn cần tập trung nghiên cứu.

1.3.2.1 Phương pháp thực hiện.

Kiểm toán viên sử dụng thông tin của khách hàng để tính toán các tỷ số theocác nhóm như nhóm tỷ số khả năng thanh toán (tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ sốthanh toán ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán bằng tiền); nhóm tỷ số

về cơ cấu tài chính (tỷ số nợ, tỷ số tự tài trợ, tỷ số đầu tư, tỷ số thanh toán lãi vay);nhóm tỷ số về hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, vòng quay nợ phải thu kháchhàng, số ngày thu tiền bình quân, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, vòng quay tàisản); nhóm tỷ số về doanh lợi (tỷ lệ lãi gộp, lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuântrên vốn chủ sở hữu) Sau khi tính toán, kiểm toán viên cần thu thập thêm thông tincủa các công ty cùng ngành và các thông tin liên quan để so sánh và nghiên cứu

1.3.2.2 Ưu và nhược điểm.

 Ưu điểm: phương pháp này giúp hiểu rõ về môi trường hoạt động của doanh nghiệp

và các rủi ro tiềm tàng, từ đó tập trung thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung vàonhững vùng có thể có rủi ro, đồng thời cảnh báo về những rủi ro trong tương lai

 Nhược điểm: các chỉ số có thể ảnh hưởng trái chiều với nhau làm cho tỷ số bị sailệch Mặt khác các tỷ số chỉ có thể cho người đọc hình dung về các tỷ lệ chứ khôngthể nhìn thấy bản chất con số của các chỉ số Vì vậy khi tìm hiểu cần kết hợp cả haivừa lượng hóa tỷ số, vừa nhìn nhận bản chất tỷ số để nhận định chính xác hơn

1.3.3 Phân tích dự báo.

Là phương pháp tính toán dựa trên những dữ liệu sẵn có nhằm đưa ra một ướctính về số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ rồi so với giá trị ghi sổ củachúng nhằm phát hiện các chênh lệch bất thường cần nghiên cứu

Trên cơ sở các dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động thu thập được, dựa vào

Trang 8

toán viên tính toán các giá trị ước tính để so sánh với số liệu của đơn vị, nếu cóchênh lệch bất thường, sẽ tìm hiểu nguyên nhân.

Có hai phương pháp ước tính: ước tính giá trị các khoản mục trong năm hiệnhành dựa trên số liệu của khoản mục này ở năm trước có điều chỉnh theo nhữngthay đổi của năm nay hay xây dựng mô hình ước tính riêng biệt

1.4 Độ tin cậy của quy trình phân tích.

Mức độ tin cậy của quy trình phân tích phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ (Ví dụ: hàng tồn kho là mộtkhoản mục trong yếu, ngoài thủ tục phân tích cần tiến hành thêm các thử nghiệmchi tiết trước khi đưa ra kết luận Ngược lại, nợ phải thu được xem là không trọngyếu thì có thể dùng kết quả thủ tục phân tích để đưa ra kết luận.)

- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán (Ví dụ: việc kiểm tra việcthu tiền sau ngày kết thúc niên độ của các khoản phải thu sẽ phủ nhận hoặc khẳngđịnh kết quả của việc phân tích nợ phải thu theo thời hạn.)

- Độ chính xác có thể dự kiến của quy tình phân tích (Ví dụ: kiểm toán viên thường

so sánh phân tích tỷ lệ lãi gộp giữa năm nay so với năm trước hơn là so sánh chi phíbất thường giữa năm nay so với năm trước.)

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (Ví dụ: nếu bộ phận kiểm soát nội bộcủa khách hàng là yếu kém thì nên dựa vào kiểm tra chi tiết hơn là dựa vào quytrình phân tích.)

1.5 Tài liệu sử dụng để thực hiện quy trình phân tích.

Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều nguồn dữ liệu để làm cơ sở cho thủ tụcphân tích bao gồm báo cáo tài chính của đơn vị, các thông tin bên ngoài cũng nhưnội bộ doanh nghiệp

Trong quá trình phân tích báo cáo tài chính, kiểm toán viên thường bắt đầuquy trình từ báo cáo kết quả kinh doanh để nhận biết tình hình kinh doanh củadoanh nghiệp thời kỳ vừa qua, từ đó làm cơ sở đánh giá cho những thay đổi tìnhhình tài chính của bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 9

1.6 Các giai đoạn áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC.

1.6.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch.

Trong giai đoạn lập kế hoạch, dựa trên các thông tin tài chính và phi tàichính, quy trình phân tích giúp kiểm toán viên tìm hiểu được tình hình kinh doanhcủa đơn vị, xác định các vùng có thể rủi ro cũng như xác định được nội dung, lịchtrình cũng như phạm vi các thủ tục kiểm toán

1.6.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kế hoạch:

Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ

sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tíchhoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thíchhợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xét đoán hiệu quả củatừng thủ tục kiểm toán

Kiểm toán viên phải thảo luận với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc người đạidiện của đơn vị được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ tin cậy củacác thông tin cần thiết cho việc áp dụng quy trình phân tích, kể cả kết quả phân tích

mà đơn vị đã thực hiện Kiểm toán viên được phép sử dụng các dữ liệu phân tíchcủa đơn vị nếu tin tưởng vào các dữ liệu này

1.6.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán.

Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải ápdụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnhtrọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinhdoanh của đơn vị Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kếtluận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trênbáo cáo tài chính Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát vềtính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính Tuy nhiên, quy trình phân tích

Trang 10

cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán

bổ sung

1.7 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích.

1.7.1 Lựa chọn phương pháp phân tích thích hợp với mục tiêu phân tích.

Việc lựa chọn phương pháp phân tích là một bước quan trọng trong quá trìnhvận dụng thủ tục phân tích vì nó góp phần quyết định tính hiệu quả mà thủ tục phântích mang lại

Tùy theo mục tiêu kiểm toán, kiểm tóan viên có thể lựa một trong ba phươngpháp phân tích xu hướng, tỷ suất, phân tích tính hợp lý, hoặc kết hợp các phươngpháp với nhau

Một tài khoản, khoản mục

Nhiều tài khoản, khoản mục

Trong cùng một kỳ Phân tích tính hợp lý Phân tích tỷ số

Qua hai hay nhiều thời

Kết hợp phân tích xu hướng và tỷ số

Ngoài ra, tùy theo vị trí của khoản mục trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên

có thể lựa chọn phương pháp thích hợp:

Vị trí trên báo

cáo tài chính

Lọai thủ tục phân tích Phân tích xu

hướng Phân tích tỷ số

Phân tích tính hợp lý Bảng cân đối kê

Trang 11

1.7.2 Thu thập thông tin thích hợp.

Thông tin thu thập cần phù hợp với mục tiêu phân tích

Các thông tin thu thập từ nguồn càng độc lập thì việc ước tính càng đáng tincậy, kết quả phân tích sẽ càng đáng tin cậy hơn

Thu thập thông tin từ những nguồn đáng tin cậy thông qua vịêc tìm hiểutrước hệ thống kiểm sóat lịệu có đáng tin cậy, những dự tóan của thông tin lịêu cóphù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghịêp

1.7.3 Xử lý chênh lệch phát hiện.

 Xác định mức sai lệch cho phép

Khi so sánh các số liệu, kiểm tóan viên sẽ phát hiện được các chênh lệch Đểphân biệt chênh lệch có thể bỏ qua và chênh lệch cần tập trung nghiên cứu, kiểmtóan viên cần xác định mức sai lệch cho phép và mức này có thể là số tuyệt đối haytương đối

 Đánh giá tính trọng yếu của các chênh lệch

Khi so sánh các chênh lệch thực tế với mức sai lệch cho phép, có hai trườnghợp xảy ra:

- Mức sai lệch giữa số liệu ước tính với số liệu trên sổ sách thấp hơn mức sailệch cho phép: chênh lệch này là không trọng yếu

- Mức sai lệch giữa số liệu ước tính với số liệu trên sổ sách xấp xỉ họăc caohơn mức sai lệch cho phép: chênh lệch này là trọng yếu

1.7.4 Tìm hiểu nguyên nhân.

Trang 12

Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu

hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng, hoặc có chênh lệch lớn

với số liệu dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thậpđầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

Điều tra các khoản chênh lệch trọng yếu hay mối liên hệ không hợp lýthường bắt đầu bằng việc yêu cầu Giám đốc (hoặc người đứng đầu ) đơn vị đượckiểm toán cung cấp thông tin, tiếp theo là thực hiện các thủ tục kiểm tra lại nhữngcâu trả lời của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) bằng cách đối chiếu với nhữngbằng chứng kiểm toán khác đã thu được trong quá trình kiểm toán

Xem xét, thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu Giám đốc (hoặc ngườiđứng đầu) vẫn không thể giải thích được, hoặc giải thích không thoả đáng

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN CHUẨN VIỆT (B&C).

2.1 Giới thiệu sơ lược về B&C.

Tên công ty : Công ty Kiểm toán và tư vấn B&C (B&C)

Tên giao dịch : B&C Auditing & Consulting Co., Ltd

Tên viết tắt : B&C Co…Ltd

- Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

4102049230 ngày 12 tháng 4 năm 2007 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp Công

ty được chuyển đổi từ công ty cổ phần Kiểm toán và tư vấn B&C (tên cũ: Công ty

cổ phần Kế toán - Kiểm toán và Tin học B&C), số đăng ký kinh doanh 4102049230

do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp ngày 20 tháng 11 năm 2003)

- Công ty chuyển đổi theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004của Chính phủ về việc: Quy định thành lập các công ty kiểm toán độc lập và thông

tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn tiêuchuẩn và điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán

- Ngoài ra công ty còn hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tài chính ViệtNam theo:

Trang 14

+ Công văn số 16702/BTC – CĐKT ngày 30/11/2012 của hội Kiểm toánviên hành nghề Việt Nam về việc: Công khai lần một danh sách các công ty Kiểmtoán đủ điều kiện thực hiện kiểm toán năm 2013.

+ Quyết định số 1032/QĐ-UBCK ngày 29/11/2012 của Bộ tài chính về việc:Chấp thuận tổ chức Kiểm toán độc lập được kiểm toán cho các tổ chức phát hành,

tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán

- Như vậy Công ty Kiểm toán và tư vấn B&C (B&C) với chức năng chủ

yếu là cung cấp dịch vụ Kiểm toán, tư vấn thuế-tư vấn tài chính Từ khi thành lậpcho tới nay, công ty đã có nhiều bước phát triển nhằm mở rộng loại hình dịch vụcũng như nâng cao chất lượng hoạt động và uy tín đối với khách hàng Thời gianhoạt động của công ty tuy mới được 6 năm nhưng công ty Kiểm toán và tư vấn

B&C (B&C) đã chiếm được lòng tin của không ít các công ty trong và ngoài nước ở

mọi lĩnh vực hoạt động và có văn phòng đặt tại các tỉnh: Bình Thuận, Bình Phước,Bình Dương và Sóc Trăng, với đội ngũ gần 200 nhân viên gồm những người cótrình độ nghiên cứu sinh, thạc sỹ chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính doanhnghiệp, cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp từ các trường Đại học chuyên ngành: Kinh tế,Ngân hàng, Đại học Luật, Bách khoa, Kiến trúc, Tin học Đội ngũ chủ chốt củaB&C là những chuyên gia giàu kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ và có sự amhiểu sâu sắc về các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức.

Trang 15

2.1.3 Giới thiệu một số phòng ban của công ty:

Trang 16

+ Tham mưu cho giám đốc trong những vấn đề quan trọng của công ty, được ủyquyền trợ giúp và thay mặt tổng giám đốc điều hành các hoạt động hằng ngày tạicông ty khi tổng giám đốc đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc

về hoàn thành công việc được giao

+ Kiểm soát chất lượng các dịch vụ kiểm toán, kế toán cà tư vấn

+ Soạn thảo các kế hoạch, chiến lược, chính sách và biện pháp nhằm địnhhướng phát triển của công ty

Các phòng ban khác.

- Phòng tổ chức hành chính:

+ Bảo quản và lưu trữ các dữ liệu kế toán, theo dõi và kiểm tra việc thực hiệncác hợp đồng cung cấp dịch vụ

+ Phụ trách quản lý, phân bổ nhân viên, đảm bảo chính sách tiền lương, thưởng

và các khoản bảo hiểm xã hội cho nhân viên

2.1.4 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động:

B&C hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, bảo vệ quyền lợi và bímật kinh doanh của khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân công ty trên

cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, hoàn toàn chịu trách nhiệm và có khảnăng bồi thường thiệt hại cho khách hàng Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất

Trang 17

lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọinhân viên của công ty phải luôn luôn tuân thủ và ghi nhớ.

2.1.5 Các dịch vụ cung cấp của công ty:

Cụ thể các nhóm dịch vụ của B&C bao gồm như sau:

Dịch vụ kế toán:

- Dựa trên các thông tin, chứng từ và các số liệu do quý khách hàng cung cấp,B&C thay mặt khách hàng tổ chức và thực hiện công việc kế toán theo quy định củapháp luật hiện hành, cụ thể:

+ Hạch toán kế toán, ghi chép sổ kế toán

+ Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định

+ Kiểm toán quyết toán giá trị công trình

+ Kiểm toán và soát xét nội bộ theo yêu cầu quản lý

+ Kiểm toán vì các mục đích đặc biệt theo yêu cầu

Dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý:

- Dịch vụ này bao gồm các công việc tư vấn và hỗ trợ liên quan đến các loại thuếtheo quy định của pháp luật hiện hành.Cụ thể nhóm dịch vụ này bao gồm:

+ Hỗ trợ kê khai, quyết toán các loại thuế định kỳ

+ Tư vấn về việc tuân thủ các chính sách thuế và áp dụng các ưu đãi kháctheo quy định

Trang 18

+ Tư vấn áp dụng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

+ Hỗ trợ, tư vấn thủ tục, chính sách hải quan

+ Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nhân sự, tiền lương nhânviên, tranh chấp hợp đồng lao động

+ Tư vấn và hỗ trợ lập hồ sơ đăng ký kinh doanh;giấy phép đầu tư; giấyphép hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài

+ Tư vấn thuế và pháp lý liên quan đến các loại hợp đồng như:hợp đồngmua bán thương mại, hợp đồng quản lý, hợp đồng vay vốn, thuê hoạt động, thuêmua, hợp đồng đại lý, hợp đồng liên doanh, hợp đồng chuyển giao vốn, tài sản, hợpđồng chuyển giao công nghệ

Dịch vụ tư vấn tài chính:

- Dịch vụ tư vấn tài chính của B&C được đảm trách bởi những chuyên gia amhiểu về chế độ, chính sách tài chính doanh nghiệp hiện hành, đồng thời giàu kinhnghiệm thực tế trong công tác quản trị doanh nghiệp, kiểm soát tài chính Cụ thểnhóm dịch vụ này bao gồm:

+ Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

+ Tư vấn và hỗ trợ cổ phần hóa doanh nghiệp

+ Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp;

+ Xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp;

+ Xem xét mô hình tài chính doanh nghiệp

+ Xác định giá trị doanh nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp:

- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của B&C bao gồm những dịch vụ sau:

+ Tư vấn và hỗ trợ về việc thiết lập, xây dựng hệ thống sổ kế toán, báo cáophục vụ cho mục tiêu quản trị của quý khách hàng

+ Tư vấn và xem xét đánh giá dự án công nghệ thông tin

+ Cung cấp phần mềm kế toán

+ Hỗ trợ và tư vấn quản trị dự án

Ngày đăng: 28/08/2014, 22:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức kế toán trên máy vi tính - Thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Hình th ức kế toán trên máy vi tính (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w