Mục đích thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính (Trang 31 - 36)

4. Phạm vi và hạn chế của đề tài

2.2.3.1. Mục đích thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm

2.2.3.1. Mục đích thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểmtoán. toán.

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được áp dụng để rà soát lại lần cuối tính hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của đơn vị.

Các thủ tục phân tích giúp cho các kiểm toán viên có cái nhìn tổng thể về hoạt động của khách hàng, từ đó đưa ra những kết luận chung về tính hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính. Các kết luận rút ra từ những kết quả của những thủ tục này nhằm xác minh những khu vực cần phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung và chú ý đến hoạt động liên tục của khách hàng.

2.2.3.2. Phương pháp thực hiện.

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần lập bảng ghi nhớ hoàn tất kiểm toán thể hiện các nội dung như: phạm vi công việc, các vấn đề quan trọng cần lưu tâm, các sự kiện cần chú ý trong năm, phân tích soát xét lại tổng thể, tóm tắt chênh lệch số liệu đã kiểm toán, nên các ý kiến kiểm toán.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. 3.1. Nhận xét.

Công ty đã rất coi trọng việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm tìm hiểu hoạt động của khách hàng, xem xét khả năng hoạt động liên tục cũng như phát hiện các vùng rủi ro nhằm tăng cường các thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện và hoàn thành kiểm toán. Như vậy công ty đã tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520 về quy trình phân tích. Bên cạnh đó, việc áp dụng thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn kiểm toán đã thể hiện sự quan trọng của thủ tục phân tích, giúp công việc kiểm toán của kiểm toán viên đạt hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian và chi phí kiểm toán.

Công ty đã xây dựng được quy trình kiểm toán với những hướng dẫn cụ thể về mục tiêu kiểm toán, thủ tục phân tích, thử nghiệm chi tiết và những tài liệu liên quan cho từng khoản mục kiểm toán, giúp cho hoạt động kiểm toán của công ty được đồng bộ và thống nhất, đồng thời cũng giúp cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được dễ dàng hơn.

3.2.1. Hạn chế:

Việc phân tích của công ty chủ yếu dựa vào phân tích Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chưa đi vào phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ góp phần rất lớn trong việc tăng cường hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động tài chính của khách hàng.

Hiện nay, chúng ta chưa có được những thông tin về chỉ số trung bình ngành, nên kiểm toán viên bị hạn chế khi không thể so sánh các chỉ số tài chính với trung bình ngành để đánh giá tốt hơn hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Phân tích mà kiểm toán viên thực hiện chỉ dừng lại ở việc phân tích các tỷ số tài chính trong nội bộ công ty.

Mặc dù thủ tục phân tích được xem là hữu hiệu để gia tăng hiệu quả kiểm toán, nhưng bản thân thủ tục phân tích cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng. Khi phân tích, kiểm toán viên thường có tâm lý tin tưởng vào kết quả phân tích và kiểm tra những biến động bất thường mà đôi khi có những điểm không đáng nghi ngờ nhưng lại chứa đầy rủi ro cũng như bản chất của nó lại rất nhạy cảm mà kiểm toán viên lại bỏ qua.

3.2.2. Nguyên nhân:

Thủ tục phân tích được áp dụng một cách hạn chế một phần là do bản chất của thủ tục phân tích. Dù thủ tục phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả nhưng nó cũng chỉ có tác dụng định hướng và xác định những vùng rủi ro để qua đó kiểm toán viên có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thủ tục phân tích chỉ có hiệu quả khi kiểm toán viên có thể thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết và điều quan trọng là các thông tin thu thập được phải đáng tin cậy. Do vậy, trước khi sử dụng các thông tin cho thủ tục phân tích, kiểm toán viên phải tốn thời gian và chi phí để kiểm tra các nguồn thông tin này.

Công ty có soạn thảo chương trình kiểm toán riêng áp dụng tại công ty với các hướng dẫn về quy trình thực hiện thủ tục phân tích và các thử nghiệm cơ bản cho từng khoản mục. Tuy nhiên, khi áp dụng các quy trình trên, kiểm toán viên lại gặp khó khăn do các nguyên nhân sau:

- Việt Nam chưa có dữ liệu ngành và dữ liệu thống kê một cách đầy đủ và đáng tin cậy.

- Giá phí kiểm toán cũng là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến tính chuyên nghiệp của công việc kiểm toán.

- Thời gian của một cuộc kiểm toán thường là ngắn, bên cạnh đó áp lực công việc lại rất cao.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không hữu hiệu, không đáp ứng được yêu cầu thông tin của kiểm toán viên.

3.3. Một số kiến nghị.

3.3.1. Công ty nên xác định các tiêu chí để đánh giá thông tin thu thập được.

Thủ tục phân tích chỉ thực sự đáng tin cậy khi và chỉ khi nguồn gốc của thông tin sử dụng phân tích là chất lượng. Do đó, việc xem nguồn gốc thông tin là một điều cần thiết trong công tác kiểm toán. Như vậy, để đánh giá độ tin cậy của thông tin, kiểm toán viên cần lưu ý đánh giá các điểm sau:

 Thông tin có được sử dụng từ nguồn thông tin độc lập hay không? Khả năng so sánh được của thông tin?

 Thông tin đưa ra có tách rời, độc lập với phòng kế toán hay không?

 Thông tin có được kiểm tra bởi những hình thức kiểm toán nội bộ hay không?

 Thông tin có được kiểm tra bởi những thủ tục kiểm toán chưa?

 Khả năng có sẵn cũng như mức độ tin cậy của thông tin?

3.3.2. Tư vấn và trợ giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ:

Để thực hiện tốt hơn thủ tục phân tích cho những năm tiếp theo, bên cạnh việc áp dụng thủ tục phân tích, kiểm toán viên cũng cần chủ động trong việc giúp đỡ khách hàng của mình cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin kế toán để khách hàng kinh doanh có hiệu quả hơn đồng thời kiểm toán viên cũng có điều kiện làm việc dễ dàng, ít rủi ro hơn.

Phụ lục:

 Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán.

Chỉ tiêu

Năm nay Năm trước Biến động

Số trước kiểm toán Số sau kiểm toán VND %

Tiền 4.732.155.582 6.391.960.469 (1.659.804.887) -26%

Các khoản tương đương tiền 23.500.000.000 19.000.000.000 4.500.000.000 24% Phải thu khách hàng 22.036.465.512 18.711.078.552 3.325.386.960 18% Trả trước cho người bán 1.222.372.514 2.384.707.862 (1.162.335.348) -49% Các khoản phải thu khác 156.962.936 20.944.745 136.018.191 649% Hàng tồn kho 60.910.981.142 39.207.168.543 21.703.812.599 55% Chi phí trả trước ngắn hạn 534.969.864 440.355.136 440.355.136 21% Thuế GTGT được khấu trừ 268.057.699 347.225.060 (79.167.361) -23% Thuế và các khoản phải thu

Nhà nước 0 81.050.400 (81.050.400) 100%-

Tài sản ngắn hạn khác 363.583.464 259.602.250 103.981.214 40% Tài sản cố định hữu hình 33.659.470.928 33.272.350.045 387.120.883 1% Tài sản cố định vô hình 3.495.164.288 3.781.952.926 (286.788.638) -8% Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 225.598.606 472.871.334 (247.272.728) -52%

Chi phí trả truước dài hạn 591.728.051 0 591.728.051 100% Phải trả người bán 5.620.282.294 4.697.189.674 923.092.620 20% Người mua trả tiền trước 280.651.416 0 280.651.416 100% Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 5.986.354.833 3.388.516.125 2.597.838.708 77% Phải trả người lao động 13.246.750.146 6.756.171.718 6.490.578.428 96% Các khoản phải trả phải nộp

ngắn hạn khác 2.715.155.273 1.811.314.065 903.841.208 50% Quỹ khen thường phúc lợi 4.884.927.525 2.486.557.968 2.398.369.557 96% Vốn đầu tư của chủ sở hữu 64.816.340.000 64.816.340.000 0 0%

Thặng dư vốn cổ phần 913.497.000 913.497.000 0 0%

Cổ phiếu quỹ -93.405.000 -93.405.000 0 0%

Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 -16.985.687 16.985.687 100% Quỹ đầu tư phát triền 20.112.151.062 13.901.882.828 6.210.268.234 45%

Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 26.773.924.604 20.821.874.256 5.952.050.348 29%

 Số dư tiền giảm 26%, khoản tương đương tiền tăng 24% so với năm trước. Đơn vị rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, chi trả tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến số dư tiền giảm. Mặt khác đơn vị cũng chuyển tiền vào gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, làm cho các khoản tương đương tiền tăng lên.

 Khoản phải thu khách hàng tăng mạnh so với năm trước 18%. Cần làm rõ phải thu này là của hàng hóa hay thành phẩm? Đơn vị có lập dự phòng phải thu khó đòi không?

 Phải thu ngắn hạn khác tăng mạnh tương ứng với tương đương tiền tăng. Chú ý kiểm tra việc tính lãi tiền gửi có kỳ hạn, xem xét việc ghi nhận các khoản phải thu.

 Hàng tồn kho tăng 55% so với năm trước. Khoản tăng này chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất thành phầm.

 Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 21%, do khoản chi phí bảo hiểm đơn vị mua chờ phân bổ trong năm. Chi phí trả trước dài hạn phát sinh mới trong năm, kiểm tra xem có thực sự phát sinh và có phân bổ theo cơ sở hợp lý hay không?

 Tài sản cố định cần lưu ý làm rõ nguyên nhân tăng giảm. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm,tìm hiểu xem có công trình nào được nghiệm thu trong năm hay không?

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính (Trang 31 - 36)