0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY DNV&N TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI (Trang 30 -33 )

Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng:

Ch tiêuỉ

2006 2007

tuyệt đối tỷ trọng (%) tuyệt đối tỷ trọng (%)

Huy động từ dân cư 168 48 235.6 46.2

Huy động từ TCTD 135.8 38.8 232 45.5

Huy động từ tổ chức kinh tế 46.2 13.2 42.4 8.3

Tổng cộng 350 510

(nguồn: báo cáo tài chính năm 2006 và 2007 của chi nhánh Minh Khai)

NHTM huy động vốn trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn khác. Đây là một hoạt động rất quan trọng vì để bắt đầu hoạt động thì chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Vì vậy bộ phận huy động vốn có ý nghĩa quyết định tới khả năng hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 là 510 tỷ đồng tăng 45.7% so với năm 2006 là 350 tỷ đồng. Cơ cấu vốn huy động tiếp tục được đảm bảo theo chiều hướng tốt. Đó là kết quả có được từ những thành

công trong các chương trình “ tiết kiệm dự thưởng” và rất nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng. Tỷ trọng huy động nguồn vốn từ dân cư luôn là mục tiêu của các ngân hàng bởi đây là nguồn vốn lớn và tương đối ổn định. Năm 2006, vốn huy động từ dân là 168 tỷ đồng, tăng 40,2% so với đầu năm, nguyên nhân là do Ngân hàng đã không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, có nhiều sản phẩm mới với các hình thức đa dạng và lãi suất tiền gửi được điều chỉnh theo lãi suất thị trường đem lại lợi ích cho người gửi tiền.

Năm 2006 tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm đều tăng lên so với năm 2005. Tuy nhiên về số tương đối thì tiền gửi thanh toán giảm từ 53.6% xuống còn 52.8%, còn tiền gửi tiết kiệm lại tăng từ 46.4% lên 47.2%. Điều đó chứng tỏ nguồn vốn huy động ổn định hơn.

Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu 2006 2007 tuyệt đối tỷ trọng (%) tuyệt đối tỷ trọng (%) 07/06 (+/-%) DNV&N 92.8 32 143 37.2 54 Doanh nghiệp lớn 177.5 61.2 212 55.2 19.4 Khác 19.7 6.8 29 7.6 47.2 Tổng cộng 290 384 32.4

(nguồn: báo cáo tài chính năm 2006 và 2007 của chi nhánh Minh Khai)

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. Qua bảng số liệu trên, ta thấy năm 2007 tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tương đối thấp, đạt 32.4%. Do mới thành lập nên năng lực hoạt động chưa cao, chưa phát huy được tối đa khả năng của Chi nhánh. Tuy nhiên, dư nợ cho vay DNV&N lại tăng lên đáng kể cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2006, dư nợ cho vay DNV&N đạt 92.8 tỷ đồng chiếm 32% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, dư nợ cho vay DNV&N đạt 143 tỷ đồng chiếm 37.2 tổng dư nợ cho vay. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNV&N năm 2007 là 54%, lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp lớn (19,4%) cũng như so với tốc độ tăng trưởng chung (32%). Điều này chứng tỏ Chi nhánh tạo được nhiều mối làm an với khách hàng là

DNV&N và hướng vào thị trường mục tiêu là DNV&N. Nó thể hiện ở sự thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay, đây cũng là xu thế chung của các ngân hàng thương mại, đang tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng này.

* Nợ quá hạn: Trong quá trình hoạt động, bên cạnh tăng trưởng về quy mô, Chi nhánh luôn chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực thẩm định của các cán bộ, cơ cấu lại nợ, chuẩn hóa lại quy trình, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro và các công cụ quản lý… Vì vậy, chất lượng hoạt động tín dụng ngày càng cao, Chi nhánh đã hạn chế được rất nhiều các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, thu hồi được phần lớn nợ đọng của năm trước. Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 và 2007 đều dưới 5%. Chất lượng tín dụng của chi nhánh có nhiều tiến bộ đáng kể. Chi nhánh đã triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 493 về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN.

Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ được quan tâm chú trong và nghiệp vụ này đã có bước phát triển nhanh cả về doanh số cũng như chủng loại ngoại tệ với nhiều phương thức giao dịch (giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi). Năm 2005, MB đưa khối Ngân quỹ vào hoạt động nhằm quản lý vốn và kinh doanh tiền tệ, điều hòa vốn giữa các chi nhánh, cơ cấu lại tài khoản Nostro và kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng và kiếm lời. Năm 2006 và 2007 hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã mang lại cho Chi nhánh lợi nhuận đạt cao hơn so với kế hoạch và năm 2007 tăng 1,3 lần so với năm 2006

Do khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, vì vậy, điểm mạnh trong hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh là mảng L/C nhập khẩu và chuyển tiền, L/C xuất khẩu còn yếu kém.

 Kinh doanh thẻ

Trong năm 2005, ngân hàng Quân Đội đã ra mắt thẻ ATM ACTIVE PLus do ngân hàng phát hành. Đây là loại thẻ do ngân hàng TMCP Quân Đội phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng đã mở tại Ngân hàng Quân Đội. Thẻ được sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, thực hiện một số dịch vụ khác tại máy ATM và thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, nơi đặt máy POS. Thẻ ATM

ACTIVE PLus được sử dụng rộng khắp trên toàn quốc với hơn 300 máy ATM và hơn 3000 máy POS của Ngân hàng Quân Đội, Vietcombank và nhiều NHTM khác.

Kết quả kinh doanh

Những nỗ lực không ngừng trong hoạt động kinh doanh: đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ tốt khách hàng… Năm 2007, Chi nhánh đã gặt hái được nhiều thành công với lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 6,1 tỷ đồng tăng 15,1% so với năm 2006 là 5,3 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng có hiệu quả và không ngừng tăng trưởng. Đặc biệt, để khẳng định năng lực tài chính và đảm bảo vốn cho các kế hoạch trong năm 2008, cuối năm 2007, Ngân hàng đã tiếp tục huy động vốn với số lượng lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.

Như vậy chỉ sau hơn 2 năm thành lập nhưng chi nhánh Minh Khai đã đạt được kết quả khá tốt trong kinh doanh tiền tệ. Chi nhánh đã xây dựng được vị thế vững chắc đối với khách hàng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ về dịch vụ trong những năm tơi. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như của hệ thống ngân hàng, Chi nhánh cũng đã thay đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng tăng tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ nhưng hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY DNV&N TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI (Trang 30 -33 )

×