Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai (Trang 47 - 48)

Tình hình doanh thu của công ty: doanh thu của công ty được duy trì ở mức cao

3.2.3.Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD

Thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện phải có trình độ nghiệp vụ cao hơn các nghiệp vụ khác. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng là phải tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về tín dụng có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, vững vàng, có hiểu biết về pháp luật, tập quán kinh doanh. Hơn thế nữa họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và có kinh nghiệm trong công tác. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó là nơi tiềm ẩn của nợ xấu. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, Ngân hàng cần thực hiện tốt cac biện pháp sau để nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp luật đặc biệt là luật tín dụng. Tổ chức các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng tiên tiến khác. Tiến hành đào tạo dưới nhiều hình thức, đào tạo trong nước kết hợp đào tạo và khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài. Hiện nay, đa phần nhân viên của Chi nhánh mới chỉ được đào tạo tại trung tâm của ngân hàng Quân Đội ở trong nước. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tôi nghĩ Chi nhánh nên tăng cường cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để có thể tiếp xúc và học hỏi thêm kinh nghiệm phân tích tài chính của các nước bạn, từ đó áp dụng vào tình hình thực tế trong nước

Ngân hàng cần phải có chính sách thu hút nhân tài hợp lý, tổ chức nghiêm túc việc tuyển dụng. Các nhân viên mới tuyển dụng cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp từ học định hướng đến học chuyên sâu, nắm vững văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước về tín dụng và cần phải bố trí cán bộ phù hợp. Hiện nay tại Chi nhánh chưa có sự phân công CBTD cho vay chuyên biệt một nhóm doanh nghiệp, mỗi cán bộ vẫn phải đảm nhiệm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau với khối lượng làm việc lớn. Do đó ngân hàng cần có giải pháp chuyên môn hóa như bố trí cán bộ phụ trách cho vay nhóm doanh nghiệp lớn, cho vay nhóm DNV&N, bố trí công việc phù hợp để tránh tình trạng quá tải làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Cần phải trao dồi đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Tránh tình trạng CBTD cấu kết với khách hàng trục lợi, gian lận, gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động của các ngân hàng.

Tại các Chi nhánh ngân hàng cần định kỳ hay đột xuất phải thay đổi địa bàn phụ trách cho vay để đề phòng trường hợp thông đồng giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, đảo nợ, gia hạn nợ, tự ý gia hạn nợ, thu nợ, thu lãi nhưng không nộp vào ngân hàng. Hiện nay, tại ngân hàng Quân Đội nói chung cũng như tại Chi nhánh nói riêng vẫn chưa làm được điều này nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sẽ rất tốn kém.

Tạo điều kiện cho CBTD được đi học để nâng cao kiến thức, không chỉ có các kiến thức về nghiệp vụ mà còn các kiến thức về các lĩnh vực khác. Để có được sự hiểu biết tổng thể hơn. Ngân hàng có thể trích kinh phí để hỗ trợ học tập hoặc tạo các cơ hội phát triển để khuyến khích nhân viên học tập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai (Trang 47 - 48)