Tình hình doanh thu của công ty: doanh thu của công ty được duy trì ở mức cao
3.3.1. Với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan
Thông tin tin cậy về các DNV&N và tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này là điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Chính vì vậy, Chính phủ cần tính đến việc chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, phân tích, tư vấn, đánh giá, mua bán các thông tin về DNV&N, xếp hạng DNV&N…
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: hiện nay các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và hoạt động của doanh nghiệp được sửa đổi, cải tiến khá nhiều song thường mang tính chất chắp vá, thiếu sự đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và lâu dài đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động.
Nhà nước cần tăng cường khả năng kiểm soát nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế ổn định: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế không ổn định có thẻ làm cho doanh nghiệp không kịp thích nghi dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả nợ được ngân hàng, mặt khác nó làm cho dự báo của CBTD trở nên không chính xác. Vì vậy, giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô là một nhân tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng
cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng đối với DNV&N của các ngân hàng để theo dõi và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng.
Bộ tài chính cần quy định một hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của DNV&N. Việc kiểm toán phải tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính phải được kiểm toán trước, trong và sau quá trình thẩm định của ngân hàng. Trong thời gian tới, khi thẩm định khoản cho vay, các ngân hàng tiến tới sẽ yêu cầu khách hàng phải kiểm toán. Cơ quan kiểm toán sẽ là người kiểm soát đầu tiên về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình.
Tổng cục thống kê cần đảm bảo công khai và chính xác các số liệu thống kê kinh tế. Đặc biệt, cần phải đưa ra các chỉ tiêu tài chính trung bình của các ngành, làm căn cứ để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Tổng cục thuế cần thông báo rộng rãi số liệu về thuế mà các doanh nghiệp phải nộp, đã nộp của các doanh nghiệp trên trang web của mình để các ngân hàng có thể tham khảo. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các ngân hàng để trao đổi thông tin, giúp cả hai bê cùng có lợi.