Minh Khai
Nội dung thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính gồm:
-Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của các báo cáo tài chính: Các báo cáo này phải là bản gốc hoặc là bản sao có công chứng.
-CBTD sẽ đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tài chính khi trực tiếp thăm quan cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để có được cái nhìn thực tế những gì xảy ra, qua việc kiểm tra các chứng từ liên quan và các thông tin từ nhiều nguồn khác như từ cơ quan thuế, từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước.
-CBTD xem xét các báo cáo tài chính này đã có tổ chức kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán chưa.
Ví dụ: 18/2/2007 công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ Quang Dương). Công ty gửi đến Chi nhánh bộ hố sơ vay vốn gồm có giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm GĐ…), giấy đề nghị vay vốn, phương án SXKD và kế hoạch vay, trả nợ, báo cáo tài chính đến thời diểm gần nhất, chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan khác. Đề nghị của doanh nghiệp như sau:
-Số tiền xin vay: 1.500.000.000đ
-Mục đích vay:bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn
-Thời hạn vay: 12 tháng
-Tài sản đảm bảo: nhà và đất tại tổ 19C hẻm 318/100/8 đường Đê La Thành, Phường Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội trị giá 1.032 trđ.
Để thẩm định tài chính của doanh nghiệp, CBTD dựa trên BCTC do doanh nghiệp cung cấp và các thông tin khác mà họ có được. Các BCTC doanh nghiệp cung cấp bao gồm: Bảng CĐKT, BCKQKD của 2 năm gần nhất.
Nhận xét: CBTD thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ tài chính của công ty Quang Dương theo đúng những nội dung trên. Nhìn chung các BCTC đều có đủ các con dấu, chữ ký hợp lệ.
Cũng như hầu hết các trường hợp vay vốn khác tại Chi nhánh, các BCTC do công ty Quang Dương cung cấp là những báo cáo không qua kiểm toán nên mang tính chủ quan, không đảm bảo chất lượng thông tin, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phân tích tài chính.
CBTD cũng đã thu thập thông tin từ bên ngoài từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC và trực tiếp xuống cơ sở hoạt dộng của doanh nghiệp để xác minh thông tin. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định như đó là: việc phân tích TCDN mới chủ yếu dựa vào bảng CĐKT và BCKQKD mà chưa quan tâm tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.
Sau khi thẩm định tính chính xác của các báo cáo tài chính, CBTD sẽ thẩm định nội dung trong các báo cáo đó.
Phân tích các khoản mục báo cáo tài chính của công ty Quang Dương:
Tình hình thanh toán với người mua, người bán
Bảng 2.3. Các khoản phải thu của công ty Quang Dương ở thời điểm 31/12/2007
Phải thu Số tiền
Chi cục quản lý và đê điều Vĩnh Phúc (đê Tam Dương) 365 trđ
Công ty TNHH CLD 1.664 trđ
Tổng cộng 2.029 trđ
Bảng 2.4. Các khoản phải thu của công ty Quang Dương tại thời điểm vay vốn
Phải thu Số tiền
Xây nhà biệt thự khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh 1.075 trđ Nhà làm việc chi cục thuế huyện Mê Linh 170 trđ
Công ty xây lắp 386 50 trđ
Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc 30 trđ
Nâng cấp gia cố mặt đê Tam Dương 764 trđ
UBND xã Quang Minh 25 trđ
Trung tâm dạy nghề Mê Linh 33 trđ
Tổng cộng 2.147 trđ
Các khoản phải thu của công ty Quang Dương: Đó đều là những khách hàng có mối quan hệ tốt với công ty trong nhiều năm qua, nên theo đánh giá của CBTD thì công ty Quang Dương hoàn toán có thể thu hồi được các khoản phải thu nói trên. Số ngày khoản phải thu của công ty (Các khoản phải thu*365/Doanh thu thuần) là 30 ngày. Các khoản phải trả: số ngày khoản phải trả (Các khoản phải trả *365/Doanh thu thuần) là 13 ngày.
Hàng tồn kho của công ty ở thời điểm 31/12/2007 là 329 trđ, chiếm 12% TSLĐ của công ty. Số ngày hàng tồn kho của công ty (HTK*365/Giá vốn hàng bán) là 12 ngày.
TSCĐ và sự biến động TSCĐ
Bảng 2.5. Giá trị tài sản cố định của công ty Quang Dương ngày 31/12/2007
Tài sản cố định Giá trị
Nhà cửa 1.319 trđ
Máy móc thiết bị 1.180 trđ
Phương tiện vận tải 1.208 trđ
Thiết bị văn phòng 145 trđ
Tổng cộng 3.852 trđ
Tổng tài sản cố định của công ty trong 2 năm 2006 và 2007 đã không tăng lên. Nó cho thấy công ty vẫn đang hoạt động ổn định và TSCĐ hiện tại của công ty vẫn còn giá trị sử dụng được trong một thời gian dài nữa.
Vốn chủ sở hữu của công ty Quang Dương tại thời điểm 31/12/2007 là 8.473 trđ
(trong đó lợi nhuận chưa phân phối là 3.173 trđ) tăng 56,73% so với cùng kỳ năm trước là 5.406 trđ. Phần vốn này được công ty đầu tư để xây dựng trường đào tạo nghề tin học tại khu công nghiệp Quang Minh.
Kết quả sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận của công ty năm 2007 là 3.173trđ
tăng58,2% so với năm 2006 là 2.006 trđ. Công ty Quang Dương là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tin học sớm nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc do vậy đã có uy tín và khả năng cạnh tranh. Hiện nay, công ty Quang Dương đang tập trung mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Do vậy lợi nhuận của công ty tăng lên.
Tình hình công nợ, nợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Hiện nay công ty
đang vay vốn lưu động ngắn hạn tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mê Linh với số tiền là 2.455 trđ. Trong quá trình quan hệ tín dụng tại ngân hàng NN&PTNN huyện Mê Linh, thì công ty chưa từng có phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn, công ty đang hoạt động bình thường.