1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH

133 890 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư, và công trình nhân tạo của huyện Hoa Lư và đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, lịch s

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS HÀ QUANG NĂNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Địa danh học là một ngành khoa học nghiên cứu tên đất trên các mặt từ nguyên, tính xã hội, quy luật cấu thành của nó nhằm thiết thực phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác

1.2 Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hóa, cư dân của một vùng nhất định Địa danh lưu giữ những trầm tích của lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của cư dân ở một vùng đất Nghiên cứu địa danh sẽ giúp nghiên cứu văn hóa, lịch sử của vùng đất ấy

Địa danh là một trong những chứng cứ quan trọng để tìm hiểu quá trình hình thành của một bộ tộc, một dân tộc ở các mặt địa lý, tổ chức xã hội qua các thời kì Địa danh giúp khám phá sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên địa danh: đất nước học, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử tộc người

1.3 Địa danh cũng là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ,

là biểu hiện của ngôn ngữ Nghiên cứu địa danh cũng đồng thời góp phần phản ánh đời sống ngôn ngữ

1.4 Hoa Lư - vùng đất tươi đẹp, giàu tiềm năng và truyền thống cách mạng - xưa kia từng là kinh đô của các triều đại phong kiến Việt Nam trong suốt gần nửa thế kỉ Khảo sát hệ thống dịa danh huyện Hoa Lư sẽ làm sáng rõ một chặng đường lịch sử lâu dài và hào hùng của dân tộc ta, giúp chúng ta học tập, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, và mở rộng phát triển du lịch của huyện Hoa Lư nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung

Với những lý do trên, chúng tôi chon đề tài “Đặc điểm lịch sử - văn

hóa của địa danh huyện Hoa Lư - Ninh Bình” làm đối tượng nghiên cứu của

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

2 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư, và công trình nhân tạo của huyện Hoa Lư và đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của một số địa danh thuộc huyện Hoa Lư

3 Lịch sử vấn đề

3.1 Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới

Việc nghiên cứu địa danh được phát triển từ lâu trên thế giới Ở Trung Quốc, ngay từ thời Đông Hán (32- 39), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh, trong đó một số đã được giải thích rõ nguồn gốc và ý nghĩa

Ở các nước phương Tây, bộ môn địa danh học chính thức ra đời vào

cuối thế kỉ XIX Năm 1872, JJ.Eghi (Thụy Sĩ) viết cuốn "Địa danh học” Năm 1903, J.W Nagl (Áo) cũng cho ra đời tác phẩm "Địa danh học” Thời kì

đầu, các tác phẩm địa danh học chú trọng khảo chứng nguồn gốc địa danh

Từ thế kỉ XX, bước vào giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa danh,

Gi.Glliénon viết "Át lát ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học Năm 1926, A.Dauzat (Pháp) đã viết: "Nguồn gốc và sự

phát triển địa danh”, đề xuất phương pháp văn hóa địa lý học để nghiên cứu

các lớp niên đại của địa danh

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, hàng loạt công trình nghiên cứu về vấn đề này ra đời, đáng chú ý là các công trình nghiên cứư của các nhà địa

danh học Xô Viết Chẳng hạn, E.M.Murzaev với tác phẩm "Những khuynh

hướng nghiên cứu địa danh học” (1965) A.V.Superanxkaja với tác phẩm

"Địa danh là gì?” (1985) đã đi sâu vào vấn đề nhận diện và phân tích địa

danh A.I.Popov (1964) lại đưa ra những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng hai nguyên tắc chính là phải dựa vào

tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lí học, sử học và phải thận trọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tích ngữ vi của địa danh Tác

Trang 5

giả I.A.Kapenco (1964) lại nghiên cứu địa danh học về mặt đồng đại, N.V.Podonxkaja khi phân tích, lý giải địa danh mang những thông tin gì cũng

đã góp phần làm cho việc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất

Bên cạnh những công trình của các nhà địa danh học Xô Viết, các nhà nghiên cứu địa danh ở nhiều quốc gia cũng có những đóng góp không nhỏ

trong lĩnh vực này Ch.Rostaing (1965) với tác phẩm "Les noms de lieux” đã

nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tìm ra các hình thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương Chuyên luận này đã bổ sung thêm cho vấn

đề mà A.I.Popov đã nêu ra trước đó

Ngày nay, địa danh học ngày càng được chú ý và phát triển Những công trình nghiên cứu ở nhiều nước đã minh chứng cho sự phong phú, đa dạng của địa danh cũng như những vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực này

3.2 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, vấn đề địa danh được quan tâm từ rất sớm Các tài liệu:

"Tiền Hán thư", "Địa lí chí", "Hậu Hán thư", "Tấn thư" thời Bắc thuộc có đề

cập đến địa danh Việt Nam nhưng do người Hán viết, phục vụ trực tiếp cho công cuộc xâm lược nước ta

Từ thế kỉ XV, việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam chú ý Lúc này các địa danh được thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc

và ý nghĩa Tiêu biểu là các tác phẩm "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Lịch

triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, "Phủ biên tạp lục" của Lê

Quý Đôn

Cùng với xu hướng phát triển của ngôn ngữ học, đặc biệt là của địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam có được những bước tiến đáng kể hơn từ những năm 1960 trở đi Năm 1964, Hoàng

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

một vài tên sông" được xem như là người cắm cột mốc đầu tiên trong nghiên

cứu địa danh dưới góc nhìn ngôn ngữ học Năm 1991, Lê Trung Hoa với tác

phẩm "Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh" đã đưa ra những vấn đề lý thuyết

làm cơ sở cho sự phân tích và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa của các địa danh thuộc thành phố Hồ Chí Minh Đến năm 1996,

Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS "Những đặc điểm chính của địa danh

Hải Phòng" đã phát triển, bổ sung thêm những vấn đề mà Lê Trung Hoa đã

đưa ra trước đó Tiếp sau đó là luận án TS của Từ Thu Mai "Nghiên cứu địa

danh Quảng Trị” (2004), Phan Xuân Đạm với "Địa danh Nghệ An” (2005)

Ngoài ra còn có khá nhiều các luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khảo sát địa danh ở nhiều địa phương đã được công bố Những công trình này đều có những đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu địa danh học dưới góc độ ngôn ngữ học

Ngoài ra, còn một số công trình ra đời dưới dạng sách, từ điển, sổ tay như các công trình của Trần Thanh Tân, Đinh Xuân Vịnh Các công trình này đều nghiên cứu một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tính lý thuyết chưa cao

3.3 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở huyện Hoa Lư

Địa danh Hoa Lư là đối tượng hết sức mới mẻ, chưa có công trình nào

đi sâu nghiên cứu Hiện chỉ có một số bài báo, cuốn sách đề cập tới một vài

địa danh nổi tiếng của huyện Hoa Lư như cuốn sách "Cố đô Hoa Lư lịch sử

và danh thắng" (1998) của Lã Đăng Bật, cuốn “Hoa Lư - di tích và danh thắng” (2009) của Nguyễn Thị Kim Cúc hay những tác phẩm ghi lại những

truyền thuyết liên quan đến một vài vùng đất ở Hoa Lư như "Truyền thuyết

Đinh - Lê" (2000) của Trương Đình Tưởng…

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 7

Qua việc nghiên cứu hệ thống địa danh của huyện Hoa Lư, luận văn hướng tới việc tìm ra quy luật cơ bản cũng như những nét đặc thù về cấu tạo,

ý nghĩa, nguồn gốc, phương thức định danh và mối quan hệ với các nhân tố lịch sử, địa lí, văn hóa của hệ thống địa danh huyện Hoa Lư

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về địa danh và địa danh học

- Điều tra, khảo sát các địa danh của huyện Hoa Lư

- Miêu tả, phân tích hệ thống địa danh về các mặt: cấu tạo, ý nghĩa, phương thức định danh

- Chỉ ra đặc điểm văn hóa - lịch sử qua hệ thống địa danh của huyện Hoa Lư

5 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra điền dã để thu thập tất cả các địa danh của huyện Hoa Lư

- Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư, và công trình nhân tạo của huyện Hoa Lư trên cơ sở thu thập địa danh qua các nguồn khác nhau

- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để phản ánh những đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo trong phức thể địa danh

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, nghiên cứu một số địa danh để tìm hiểu xuất xứ, nguồn gốc của một số địa danh nổi tiếng

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

5.2 Tư liệu nghiên cứu

Với mục đích phản ánh đầy đủ, trung thực hệ thống địa danh của huyện Hoa Lư, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tư liệu cần thiết từ những nguồn sau:

- Niên giám thống kê của tỉnh Ninh Bình và huyện Hoa Lư

- Tư liệu điều tra điền dã để thu thập tư liệu, ghi chép, bổ sung các thông tin của từng địa danh

- Bản đồ các loại của huyện Hoa Lư

- Một số công trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, lịch sử của huyện Hoa Lư

- Những tài liệu lưu giữ ở chính quyền địa phương

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Từ trước tới nay địa danh Hoa Lư hầu như không được khảo sát và nghiên cứu Đây là công trình đầu tiên khảo sát, tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện, và hệ thống địa danh ở địa bàn này về các phương diện cấu tạo, phương thức định danh và ý nghĩa các địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa - lịch sử của địa danh trong mối quan hệ với địa lý, lịch sử, dân cư và ngôn ngữ Kết quả nghiên cứu của luận văn về địa danh có thể là tư liệu quý cho ngành địa phương học, cho việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Hoa Lư, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch của địa phương Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích trong việc giảng dạy lịch sử địa phương, trong giáo dục truyền

thống, giữ gìn, phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương:

Trang 9

Chương 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học

Chương này sẽ trình bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc triển khai các chương mục tiếp theo Bên cạnh đó, những vấn đề về địa lý, lịch sử, dân cư, văn hoá trên địa bàn huyện Hoa Lư cùng một số kết quả thu thập và phân loại các địa danh trên địa bàn cũng được trình bày tóm tắt, làm

cơ sở cho các phần nội dung của luận văn

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Hoa Lư

Chương này sẽ xác định cấu trúc phức thể địa danh của huyện Hoa Lư gồm thành tố chung và tên riêng Nội dung của chương sẽ đi sâu tìm hiểu những dặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Hoa Lư và các phương thức đinh danh những địa danh đó

Chương 3: Đặc điểm lịch sử - văn hóa của huyện Hoa Lư được phản ánh qua hệ thống địa danh

Chương này sẽ đi sâu vào tìm hiểu những ảnh hưởng của điều kiện địa

lý, dân cư, lịch sử, văn hoá đối với các địa danh của huyện Hoa Lư, làm nổi bật một số đặc điểm văn hoá - lịch sử thể hiện trong địa danh huyện Hoa Lư Đồng thời ở chương này chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một số địa danh gắn với đới sống lịch sử, văn hoá ở huyện Hoa Lư

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

CHƯƠNG 1:

NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH

VÀ ĐỊA DANH HỌC

1.1 KHÁI NIỆM ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC

1.1.1 Khái niệm địa danh

Bất cứ một thực thể nào trong thế giới thực tại, khi đã được con người nhận thức, nhận diện, đều được con người gọi tên, đặt tên theo cách này hay cách khác tuỳ theo từng mục đích, dựa trên những quy ước nhất định ở trong từng hoàn cảnh và không gian sinh tồn cụ thể Do đó, đặt tên, gọi tên là một nhu cầu thường trực, tất yếu và quan trọng của con người

Tên đất, tên núi, tên rừng, tên sông, tên biển, tên đường phố… đều là những địa danh (toponym) Một địa danh, xét về mặt lo gíc học, tương đương với một khái niệm; xét về mặt ngôn ngữ học, được cấu tạo từ từ, từ những đơn vị tương đương với từ Thuật ngữ địa danh, nguyên thuỷ trong tiếng Hy Lạp có cấu tạo gồm hai bộ phận: topos (địa điểm) và anyma (tên gọi) Như

vậy, ý nghĩa chung nhất của thuật ngữ này là “ tên gọi điểm địa lý”

Khái niệm địa danh cần phải hiểu theo đúng phạm vi xuất hiện của nó Nếu hiểu đúng theo lối chiết tự thì “địa danh” là tên đất Tuy nhiên, khái niệm này cần phải hiểu rộng hơn vì đây chính là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học Cụ thể, địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý tồn tại trên trái đất Nó có thể là tên gọi của các đối tượng địa hình thiên nhiên, đối tượng địa lý cư trú hay là công trình do con người xây dựng tạo lập nên

Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, được dùng để đặt tên, gọi tên các đối tượng địa lý Vì thế, nó hoạt động và chịu sự

Trang 11

tác động, chi phối của các quy luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp

Hiện nay, có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau

về địa danh Nhà ngôn ngữ học người Nga A.V.Superanskaja trong cuốn

“Địa danh là gì?” đã cho rằng: địa danh là những từ ngữ biểu thị tên gọi

“những địa điểm, mục tiêu địa lý”, “ những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là những vật thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất” [41, tr.13]

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận địa danh từ hai góc độ khác nhau là nghiên cứu địa danh từ góc độ địa lý - văn hoá và nghiên cứu địa danh từ góc độ ngôn ngữ học Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thứ nhất,

Nguyễn Văn Âu cho rằng: “Địa danh là tên đất, tên sông, núi, làng mạc …

hay là tên các địa phương, các dân tộc” [3, tr.15]

Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu thứ hai là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm…

Lê Trung Hoa cho rằng “ Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được

dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ” [28, tr.21]

Nguyễn Kiên Trường quan niệm: “Địa danh là tên riêng của các đối

tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [47,

tr.16]

Phan Xuân Đạm định nghĩa: “ Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt, được

định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn” [23, tr.12]

Từ Thu Mai cho rằng “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các

đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [33, tr21]

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu trên, có thể nhận thấy: Nguyễn Văn Âu có quan niệm khá đơn giản, dễ hiểu, rất gần với cách hiểu thông

thường của nhân dân, của từ điển ngữ văn giải thích Chẳng hạn, trong “Từ

điển Hán Việt”, Đào Duy Anh giải thích “Địa danh là tên gọi các miền đất”;

trong “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, giải thích “địa danh là tên

đất, tên làng” Nguyễn Văn Âu cố gắng thoát ra khỏi quan niệm cho rằng địa

danh học “chuyên nghiên cứu về tên riêng”, ông chú ý tới các từ chung

Lê Trung Hoa là một trong những người có ý thức trình bày các vấn đề địa danh đặt trong khung cảnh ngôn ngữ học, hướng đến tính lý thuyết, tính

hệ thống sớm hơn cả so với nhiều tác giả khác Lê Trung Hoa cho rằng: “Địa

danh là những từ hoặc ngữ cố định dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng thiên nhiên về không gian hai chiều, các đơn

vị hành chính, các vùng lãnh thổ” [28, tr.21] Định nghĩa này thiên về việc

chỉ ra ngoại diên các khái niệm, đồng thời chỉ ra cách phân loại các địa danh vốn đa dạng trong thực tế vào trong định nghĩa phân loại này

Nguyễn Kiên Trường là người đầu tiên đưa ra định nghĩa nêu giới hạn ngoại diên của địa danh chỉ thuộc về những gì ở trên trái đất một cách hiển ngôn Dựa trên tiêu chí mà Lê Trung Hoa đưa ra, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh thành từng loại nhỏ Bên cạnh đó, ông còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ, theo chức năng của địa danh

Từ Thu Mai cho rằng, khi xác định khái niệm địa danh cần chú ý đến những vấn đề trong nội tại bản thân khái niệm Định nghĩa của Từ Thu Mai có điểm xuất phát từ cách hiểu địa danh của A.V.Superanskja

Chúng ta thấy rằng, mặc dù nằm trong hệ thống những loại hình khác nhau nhưng các đối tượng địa lý bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể độc lập Đầu tiên người ta thường sử dụng các tên chung để định danh cho một đối tượng cụ thể, được xác định Nó chính là đơn vị định danh

Trang 13

bậc hai trên cơ sở vốn từ chung Vì vậy, khi xác định khái niệm địa danh cần phải chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân địa danh Trước hết, mỗi địa danh đều phải có tính lý do, phải xác định được nguyên nhân đặt tên đối tượng Chức năng gọi tên và các thể hoá, khu biệt đối tượng là tiêu chí thứ hai Tiêu chí thứ ba là các đối tượng được gọi tên phải là các đối tượng địa lí tồn tại trên bề mặt trái đất và ngoài trái đất Các đối tượng này có thể là đối tượng địa lí tự nhiên hay không tự nhiên

Phan Xuân Đạm có quan niệm khá độc đáo, khác với những người đi trước Cách hiểu của ông về địa danh rất hợp lý, tiến bộ theo hướng chức năng của địa danh Về cách phân loại địa danh, cũng như Từ Thu Mai, tác giả

kế thừa cách phân loại của Lê Trung Hoa

Nhìn chung, trong các định nghĩa và phân loại, các tác giả đều thừa nhận rằng, các đối tượng được định danh rồi nhóm lại dưới tên gọi “địa danh” chỉ là những đối tượng thuộc về trái đất Như vậy, các đối tượng ngoài trái đất như Trạm vũ trụ Hoà Bình, sao Hoả… sẽ không được coi là địa danh Điều này khác với quan điểm của nhiều nhà khoa học nước ngoài

Từ những vấn đề trên chúng tôi tán thành quan điểm của Phan Xuân

Đạm khi ông cho rằng: “Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để

đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn”

[ 23, tr.12] Luận văn này sẽ nghiên cứu những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý thuộc địa danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư

và địa danh công trình nhân tạo trên địa bàn huyện Hoa Lư - Ninh Bình

1.1.2 Khái niệm địa danh học

Địa danh học (toponymy, toponomasiology, toponomastics), theo các nhà nghiên cứu, là một trong những bộ môn của danh học (onomastics) Đặt trong khung cảnh ngôn ngữ học, địa danh học nằm trong lòng bộ môn từ vựng

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

dụng để gọi tên, đặt tên Địa danh học là một bộ môn khoa học có tính chất liên ngành, đa ngành, nó sử dụng nhiều phương pháp, thao tác nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như lịch sử, dân tộc học, địa lý học, văn hoá học… mỗi địa danh đều gắn chặt với những chủ thể nhất định ở những thời điểm nhất định, tương ứng với nó là một lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư duy… Qua mỗi địa danh nào đó, ta có thể thấy được quá trình lịch sử - xã hội của một dân tộc Bộ môn khoa học này, nói chung có nhiệm vụ nghiên cứu về hai mặt nội dung ngữ nghĩa và hình thức ngữ âm, góp phần làm nên tín hiệu địa danh khi đặt nó trong cách nhìn của tín hiệu học Chính vì thế, việc xem xét một tín hiệu địa danh chủ yếu trên phương diện của tín hiệu ngôn ngữ là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng Địa danh học là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ngữ nghĩa, cấu tạo, sự biến đổi, lan toả, phân bố địa danh

1.2 PHÂN LOẠI ĐỊA DANH

Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học có những cách phân loại khác nhau về địa danh Chẳng hạn, G.P.Smolichnaja và

M.V.Gorbanevskij cho rằng địa danh có bốn loại: Phương danh (tên các địa phương), sơn danh (tên núi, gò, đồi…), thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao, ngòi, sông vũng…), phố danh (tên các đối tượng trong thành phố) Còn nhà khoa học Nga A.V.Superanskja lại chia làm bảy loại: phương danh, thuỷ

danh, sơn danh, phố danh, viên danh, lộ danh, đạo danh (tên các đường giao

thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không)

Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu quan niệm: “phân loại địa danh là sự

phân chia địa danh thành các kiểu, nhóm khác nhau dựa trên các đặc tính cơ bản về địa lý cũng như về ngôn ngữ và lịch sử” [3, tr.37] Ông đã chia địa

danh Việt Nam thành hai loại: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội với bảy kiểu: thuỷ danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc

Trang 15

gia ; và mười hai dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông - trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia Mỗi dạng

lại có thể phân chia thành các dạng: sông, ngòi, suối… Cách phân loại này

của tác giả nghiêng về tính dân gian, dễ tiếp thu song hơi sa vào chi tiết, thiếu tính khái quát, đối tượng nghiên cứu và tên gọi đối tượng nghiên cứu chưa được làm rõ

Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc của chúng Cách phân loại của ông dựa vào hai tiêu chí tính tự nhiên và không tự nhiên Đây là cách phân loại thường gặp và tương đối hợp lý, có tính bao quát Ông phân

loại địa danh thành: địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ công trình

xây dựng, địa danh hành chính, địa danh chỉ vùng

Nguyễn Kiên Trường phân loại dựa trên tiêu chí mà Lê Trung Hoa đưa

ra nhưng tiếp tục chia nhỏ một bước nữa Ông chia đối tượng tự nhiên thành hai loại nhỏ: các đối tượng sơn hệ và các đối tượng thuỷ hệ; chia đối tượng nhân văn thành: địa danh cư trú và địa danh chỉ công trình xây dựng Địa danh cư trú bao gồm: đơn vị cư trú tự nhiên, đơn vị hành chính, đường phố Địa danh chỉ công trình xây dựng bao gồm: đơn vị hành chính, đường phố và các đối tượng khác Bên cạnh đó, Nguyễn Kiên Trường còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ địa danh, theo chức năng giá trị của địa danh

Từ Thu Mai cũng phân loại theo cách phân loại của Lê Trung Hoa và dùng khái niệm “loại hình địa danh” làm tiêu chí phân loại Theo Từ Thu

Mai, có ba loại hình địa danh là địa danh địa hình tự nhiên, địa danh đơn vị

dân cư và địa danh công trình nhân tạo Trong đó, ở mỗi loại hình địa danh

lại gồm những tiểu loại địa danh khác nhau

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước và theo mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi cũng tán đồng cách phân loại

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

Chúng tôi phân loại địa danh huyện Hoa Lư - Ninh Bình thành ba loại: địa

danh địa hình thiên nhiên, địa danh đơn vị dân cư và địa danh công trình nhân tạo Trong đó, địa danh địa hình thiên nhiên gồm: sơn danh, thuỷ danh

và những vùng đất nhỏ phi dân cư; địa danh đơn vị dân cư gồm các đơn vị dân cư cụ thể nằm trong cấp huyện: xã, thị trấn, thôn xóm…; địa danh các công trình nhân tạo gồm những địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động vật chất của con người và địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động tinh thần của con người Trong mỗi tiểu loại lại gồm những

bộ phận nhỏ hơn thuộc những loại địa hình địa danh đó

1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH

Xét về phương diên ngôn ngữ học, nhìn vào toàn bộ hệ thống định danh một vùng đất có thể thấy rõ các đặc điểm sau đây:

1.3.1 Địa danh là một hệ thống tên gọi đa dạng

Nếu so sánh với nhân danh và vật danh thì hệ thống địa danh vừa đa dạng, vừa phức tạp Về loại hình địa danh, có những địa danh biểu thị địa

hình thiên nhiên (núi, sông, ao, hồ…), có những địa danh biểu thị tên gọi của các đơn vị hành chính, đơn vị dân cư do Nhà nước đặt ra (huyện, xã, thôn,

xóm…), lại có những địa danh là tên gọi các công trình xây dựng trên bề mặt

đất hay dưới lòng đất (cầu, cống, đường, hầm, đê, đập…) Về cấu tạo, địa

danh vừa có cấu tạo đơn vừa có cấu tạo phức (vừa có từ vừa có cụm từ, vừa

có từ vừa có danh ngữ) Trong cấu tạo đơn, có địa danh đơn tiết có địa danh

đa tiết Trong cấu tạo phức, giữa các yếu tố trong địa danh có các mối quan hệ: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị Về nguồn gốc ngôn ngữ, có những địa danh có nguồn gốc tiếng dân tộc thiểu số và cả những địa danh vay mượn từ tiếng nước ngoài

1.3.2 Địa danh thường diễn ra hiện tượng chuyển hoá

Trang 17

Chuyển hoá là lấy tên gọi một đối tượng địa lý này để gọi một đối tượng địa lý khác Hiện tượng này có thể xảy ra các trường hợp như:

- Chuyển hoá trong nội bộ từng loại địa danh Ví dụ:

Đình Tuân Cáo → Chùa Tuân Cáo

Đình Đông Hội → Đền Đồng Hội

Đền Khả Lương → Chùa Khả Lương

- Chuyển hoá giữa các loại địa danh Ví dụ:

Động Thiên Tôn → Thị trấn Thiên Tôn

Núi Bích Động → Chùa Bích Động

Núi Am Tiêm → Chùa Am Tiêm

- Chuyển hoá nhân danh thành địa danh Ví dụ:

Vua Đinh Tiên Hoàng → Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng

Vua Lê Đại Hành → Đền thờ Vua Lê Đại Hành

1.3.3 Địa danh có phương thức cấu tạo phong phú

Nghiên cứu các phương thức cấu tạo địa danh, chúng tôi thấy địa danh được tạo nên bởi rất nhiều phương thức khác nhau Các địa danh có thể dựa

vào đặc điểm bản thân đối tượng để đặt tên như: hang Tối (trong hang tối om, phải có đèn mới đi được), hang Luồn (hang ở dưới gầm quả núi lớn, phải luồn

qua một hang nước mới sang được bên kia núi)

Có địa danh lại dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối

tượng như: núi Cây Chanh, núi Bánh Dày…

Lại có phương thức ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên như: xóm Kim

Phú, thôn Phú Gia, xóm Tân Mỹ, phố Mỹ Lộ …; dùng số đếm hoặc chữ cái để

đặt tên như: đội 1, đội 2, đội 3…

1.4.Các phương diện nghiên cứu địa danh

Đối tượng nghiên cứu của địa danh học rất rộng Nói đến danh học,

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

người (nhân danh), tên các hành tinh, tên gọi các tổ chức chính trị - xã hội, tên các tộc người, tên các nghiệp đoàn, tên các con đường, tên gọi các con sông, dòng suối, tên gọi các con vật, tên gọi các đấng siêu nhiên, thần linh, tên gọi các quả đồi, ngọn núi, tên các công trình xây dựng để ở, tên người gọi theo dòng bố, tên người gọi theo dòng mẹ, tên người gọi theo con cháu … Bộ môn khoa học nghiên cứu về tên gọi như vậy được gọi là danh học Các địa danh cũng chỉ là một trong nhiều đối tượng nghiên cứu của khoa học được đặt trong thế phân biệt với nhân danh học Đặt trong khung cảnh ngôn ngữ học, địa danh học nằm trong lòng bộ môn từ vựng học, vì đối tượng nghiên cứu của địa danh học chính là các từ ngữ được sử dụng để đặt tên, gọi tên

Địa danh học là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi, sự lan toả, phân bố của địa danh Người chuyên nghiên cứu về địa danh được gọi là nhà địa danh học

Như vậy, một nhà địa danh học thường phải nghiên cứu, giải quyết những công việc chính sau đây:

- Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh

- Tìm hiểu ngữ nghĩa của địa danh

- Tìm hiểu các mô hình địa danh, các phương thức quá trình tạo địa danh

- Tìm hiểu sự nảy sinh, lan toả, sự phân bố của địa danh qua các không gian, các khoảng thời gian khác nhau

- Chuẩn hoá các địa danh

Trong những vấn đề lớn trên, người ta lại chia nhỏ thành nhiều vấn đề khác nhau để nghiên cứu

Về quan điểm tín hiệu học, địa danh có tính lý do Vậy, vấn đề quan trọng là cội nguyên, ngữ nghĩa của địa danh Điều này ta thường thấy trong

Trang 19

định nghĩa địa danh học: là bộ môn nghiên cứu về nguồn gốc ngữ nghĩa của địa danh

Dựa trên hướng nghiên cứu, người ta chia ra các bộ phận nhỏ như: Ngôn ngữ địa danh học, địa lí địa danh học, lịch sử địa danh học, đối chiếu địa danh học… Ngôn ngữ địa danh học chú ý nhiều đến những diễn tiến về mặt ngôn ngữ của địa danh, đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ của địa danh, ngữ nghĩa của địa danh, các mô hình cấu tạo của địa danh…; địa lí địa danh học chú ý sự phân bố về địa danh, sự liên quan giữa sự phân bố của địa danh đối với các vùng, các đối tượng không gian địa lí…; lịch sử địa danh học chú ý nhiều đến các quá trình hình thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố của địa danh có liên quan đến các tộc người; đối chiếu địa danh học nghiêng về sự đối sánh để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này, đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tìm hiểu tính chất nhân học trong địa danh

Ngoài ra, người ta có thể chia địa danh thành địa danh học lí thuyết, địa danh học mô tả

1.5 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN HOA LƢ - NINH BÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA DANH

1.5.1 Về địa lí

Huyện Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, có vị trí bao bọc phía Bắc và Tây với thành phố Ninh Bình Hoa Lư có chung ranh giới với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, Yên Mô, Yên Khánh, thị xã Tam Điệp và huyện Ý Yên (Nam Định) Phía Đông giáp huyện Yên Khánh, huyện

Ý Yên (Nam Định) và thành phố Ninh Bình, có sông Đáy là ranh giới Phía Bắc giáp huyện Gia Viễn, có sông Hoàng Long là ranh giới Phía Tây giáp huyện Nho Quan Phía Nam giáp huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

Huyện Hoa Lư có diện tích 102,9 km2

(2008) chiếm 7% diện tích cả tỉnh Ninh Bình Hoa Lư thuộc vùng chiêm trũng núi đá, có nhiều núi đá, hang động, nhiều sông, ngòi Địa hình huyện Hoa Lư chia thành ba vùng tương đối

rõ rệt Phía Tây là vùng có nhiều núi đá vôi, các thung lũng xen kẽ Sáu xã ở miền núi phía Tây: Trường Yên, Ninh Hoà, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Vân, có thế mạnh phát triển du lịch và sản xuất vật liệu xây dựng Phía Nam là vùng đất vàn cao, đất màu, trồng hai vụ lúa và cây màu thuận lợi Phía Bắc và Đông là vùng đồng bằng chiêm trũng Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vùng này chỉ cấy được một vụ chiêm Nay cấy hai vụ chắc ăn

và nhiều diện tích đã làm được ba vụ lúa, màu

Huyện Hoa Lư nằm ở vị trí chiến lược của tỉnh, là yết hầu giao thông giữa miền Bắc và miền Trung, giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi rừng Tây Bắc Hoa Lư nằm trên hai đường giao thông thuỷ, bộ quan trọng nhất của đất nước theo cả bốn hướng Bắc - Nam - Đông - Tây Về đường bộ,

có quốc lộ 1A đi qua các xã Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh An dài gần 20km; đường 12C đi qua các xã Ninh Mỹ, Ninh Hoà, Trường Yên đi Rịa (Nho Quan) Bên cạnh quốc lộ 1A là đường xe lửa Bắc - Nam đoạn qua xã Ninh An dài gần 10km Về đường thuỷ, mỗi con sông trên đất Hoa Lư như mãi hiện lên hình ảnh về một thời Hoa Lư là Cố đô của nhà Đinh, nhà Lê và buổi đầu dấy nghiệp của nhà Lý Đó là sông Đáy chảy qua Hoa Lư từ cầu Gián Khẩu (Ninh Giang) tới thành phố Ninh Bình xuôi ra biển Đông Sông Hoàng Long

từ huyện Gia Viễn chảy ra các xã Trường Yên, Ninh Giang tới cầu Gián Khẩu vào sông Đáy Sông Xuyên Thuỷ Động (là chi lưu của sông Hoàng Long) từ Trường Yên chảy qua các xã Ninh Xuân, Ninh Thắng rồi nhập vào sông Tranh Sông Tranh (cũng là một chi lưu của sông Hoàng Long) chảy qua các

xã Ninh Giang, Ninh Hoà qua các xã Ninh Mỹ, Ninh Xuân rồi nhập vào sông

Trang 21

Vân Sông Vạc từ cầu Yên chảy qua Ninh An, thành phố Ninh Bình rồi qua Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn

Hoa Lư có gần 4000 ha núi đá Vùng núi đá vôi của Hoa Lư với trữ lượng lớn, nằm gần đường giao thông thuỷ, bộ, đường sắt thuận tiện cho khai thác, là một tiềm năng kinh tế lớn để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng Vùng núi đá Hoa Lư có nhiều hang động đẹp, kì thú như động Thiên Tôn (thị trấn Thiên Tôn), Xuyên Thuỷ Động (Trường Yên), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Hải), Bàn Long (Ninh Xuân) … cùng hàng trăm ngôi đền, chùa, danh thắng khác, biến Cố đô Hoa

Lư thành một trung tâm du lịch lớn của tỉnh Ninh Bình và cả nước Vùng núi Hoa Lư từ xưa đến nay còn là căn cứ địa trọng yếu trong các cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng quê hương, đất nước trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc ta [4], [5]

Ca ngợi Hoa Lư, Bảng nhãn Vũ Duy Thanh (1807- 1859) viết bài

“Phú cồ kinh danh thắng”, trong đó có đoạn:

“Định đô Tràng An, mở nền chính thống

Một là địa thế tôn nghiêm, hai là tiện đường triều cống

Núi Mã Yên nghìn trùng xa ngắt, thành đắp đã cao

Sông Hoàng Long một dải trong veo, hào hào cũng rộng

Phong cảnh tốt thay, đệ nhất là đây

Phong Châu khôn sánh, Phong Khê nào tày

Xem như địa lý hoạ đồ, thầy Tàu để kiểu

Rõ được thiên nhiên hình thắng, thợ tạo khéo bày”

1.5.2 Về lịch sử

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

Lịch sử huyện Hoa Lư là lịch sử của những năm tháng hào hùng, gắn liền với những mốc son lịch sử chói ngời từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam Mỗi ngọn núi, dòng sông, mảnh đất Hoa Lư đều ghi lại những dấu ấn lịch sử

từ thời Vua Hùng dựng nước đến sự ra đời của nhà nước Đại Cồ Việt, của các

vị Vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ Hoa Lư cũng vừa là hậu

cứ, vừa là chiến trường của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ …

Huyện Hoa Lư là huyện Gia Khánh trước đây, được thành lập vào năm Thành Thái thứ 18 (năm 1906) gồm 4 tổng của huyện Gia Viễn và 4 tổng của huyện Yên Khánh hợp lại, gồm 34 xã, 13 thôn, 1 phường và 1 trang 4 tổng

của huyện Gia Viễn là: Tổng La Mai gồm 5 xã: La Mai, La Hộ, Trung Trữ,

Bạch Cừ, La Cầu, và trang La Trữ; tổng Quán Vinh gồm 6 xã: Quán Vinh, Áng Sơn, Ngô Khê, Đại Áng, Luân Khê và Áng Ngũ; tổng Kỳ Vĩ gồm 5 xã: Kỳ

Vĩ, Phúc Sơn, Gia Phú, Gia Hộ, Hoàng Sơn; tổng Đa Giá gồm 6 xã: Đa Giá

Hạ, Cam Giá, Lực Giá, Tải Nhân, Kiêm Đa, Phú Gia Bốn tổng của huyện

Yên Khánh là: tổng An Đăng gồm 4 xã: An Đăng, Đại Đăng, Cổ Loan, Bích

Đào, 3 thôn: Phúc Chỉnh, Phúc Trì, Phúc Am và phường Khương Lộc; tổng Thiện Trạo gồm 4 xã: Thiện Trạo, Trầm Hương, An Phúc, An Khoái; tổng Vũ Lâm gồm 4 xã: Vũ Lâm, Văn Lâm, Khê Đầu, Tuân Cáo; tổng Dương Vũ gồm

10 thôn: Hoàng Sơn, Đông Hội, Mai Xá, Đông Trang, Xuân Áng, Bộ Đầu,

Chấn Lữ, Côn Lăng Thượng, Côn Lăng Hạ, Phú Lăng

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, để phù hợp với nhiệm vụ xây dựng đất nước trong hoà bình, tháng 9 - 1954 các xã Gia Thanh, Gia Trường thuộc huyện Gia Viễn; các xã Dưỡng Thiện, Đam Khê, Hải Nham thuộc huyện Yên Mô được sáp nhập vào huyện Gia Khánh Năm 1977, huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình hợp nhất thành huyện Hoa Lư Năm 1981, huyện Hoa Lư lại chia tách thành thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình) và

Trang 23

huyện Hoa Lư như hiện nay Huyện Hoa Lư trước kia có 17 xã: Trường Yên,

Ninh Hoà, Ninh Giang, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Khánh, Ninh Tiến, Ninh Nhất, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh An, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc, Ninh Thành Sau nhiều lần chia tách, nhiều xã của

huyện Hoa Lư sáp nhập vào thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình) Đến nay, huyện Hoa Lư có diện tích 102,9Km2

(2008) với 10 xã và 1 thị trấn:

Ninh Giang, Ninh Hoà, Ninh Xuân, Trường Yên, Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh An và thị trấn Thiên Tôn (thị trấn Thiên

Tôn được tách ra từ xã Ninh Mỹ năm 2004)

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, tiêu biểu là thế kỷ X, hàng nghìn nông dân Hoa Lư đã gia nhập nghĩa binh Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, thu non sông về một mối, thống nhất đất nước Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, lập nước Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô tại Hoa Lư Hoa Lư - Đại Cồ Việt mở ra một trang sử mới của dân tộc Việt Nam, tiêu biểu cho xu thế thống nhất quốc gia, tinh thần tự hào dân tộc và ý chí độc lập, tự chủ mạnh mẽ của dân tộc ta từ Văn Lang - Đại Việt Năm 981, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn xuất quân đánh tan quân Tống

và quân Chiêm Thành giữ yên bờ cõi nước nhà Lê Hoàn lên ngôi vua, hiệu là

Lê Đại Hành, lập nên triều đại mới: Triều Lê, và vẫn lấy Hoa Lư là kinh đô nước Đại Cồ Việt Đến đầu triều Lý, Hoa Lư vẫn là kinh đô của nước ta cho đến năm 1010, vua Lý Thái Tổ mới dời đô về Thăng Long

Đến cuối thế kỷ XIII (năm 1285), Triều Trần đã rời thành Thăng Long lui quân về Hoa Lư xây dựng căn cứ địa kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược Ngày nay, hành cung Vũ Lâm - Văn Lâm và đền Thái Vi là dấu tích còn lại của đại bản doanh của các vua Trần thời đó Cũng tại căn cứ địa Trường Yên, ngày 21/03/1285, quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc tập

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

đạo quân và dân ta đánh tan quân Nguyên tại Trường Yên, giải phóng toàn bộ vùng đất Ninh Bình Sau đó, cũng từ Hoa Lư, nhà Trần cũng tổ chức cuộc tổng tiến công, đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông ở Bạch Đằng, Vạn Kiếp …, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, giải phóng đất nước

Hơn 500 năm sau (1789), Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng từ Hoa Lư xuất quân thần tốc tiến về Thăng Long, tiêu diệt quân Thanh giành lại nền độc lập cho nước nhà

Từ giữa thế kỉ XIX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp Phát huy truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của ông cha, nhân dân Hoa Lư hăng hái tham gia các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ngay từ khi chúng đặt chân xâm lược nước ta Hàng nghìn nông dân Hoa Lư đã tham gia nghĩa quân của Phạm Văn Nghị, Bùi Cẩm (Ninh Giang), Đinh Công Tráng; tham gia phong trào Cần Vương do cụ Bang Tương (Ninh Nhất) và cụ

Ba Chu (Ninh Hoà) cầm đầu Năm 1885, các ông Đặng Văn Hài, Hoàng Văn Kênh (Trường Yên) đã tổ chức lực lượng đánh địch ở phố Nứa (Ninh Bình)

Từ cuối những năm 1920, phong trào yêu nước và cách mạng ở trong nước nói chung cũng như ở Hoa Lư nói riêng đã có những bước phát triển

mới Tháng 10 năm 1927, chi bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng

chí hội được thành lập ở xã Trường Yên Đến tháng 10 năm 1929, chi bộ này

đã chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng Đây là một trong ba chi

bộ đảng đầu tiên của tỉnh Ninh Bình Đầu năm 1931, các chi bộ Đảng ở Trung Trữ (Ninh Giang), Thanh Khê (Ninh Hoà) được thành lập Các chi bộ Đảng này là bộ tham mưu lãnh đạo phong trào cách mạng Hoa Lư phát triển và tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám lịch sử (1945)

Để bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân còn non trẻ, bảo vệ nền độc lập và thành quả cách mạng, chống lại sự xâm lược của đế quốc Pháp và bọn

Trang 25

can thiệp Mỹ, nhân dân Hoa Lư lại cùng cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới, Hoa Lư vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến trong suốt 9 năm (1945-1954) trường kỳ kháng chiến Những chiến công vang dội của dân quân, du kích các xã Trường Yên, Ninh Giang, Ninh An, Ninh Xuân, Ninh Hoà… mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hoa Lư, góp phần cùng quân dân cả nước

làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”

Trong bảng vàng chiến thắng chống Pháp, từ tháng 3 năm 1948 đến tháng 2 năm 1954, quân và dân huyện Hoa Lư - Gia Khánh đã đánh 300 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 1281 tên địch, bắt sống 264 tên, tiêu diệt 630 tên, phá huỷ 74 xe cơ giới, bắn rơi 20 máy bay, bắn cháy 64 tầu thuyền,thu 261 khẩu súng Trong 9 năm kháng chiến Hoa Lư có 4621 thanh niên xung phong vào bộ đội, hơn 12000 người tham gia dân quân du kích, hơn 3200 hội viên phụ nữ và gần 3000 đoàn viên thanh niên tham gia kháng chiến và có hơn

2300 người tham gia “Hội giúp đỡ binh sỹ”

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, cùng với cả nước, Đảng bộ và quân dân Hoa Lư khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện sức người sức của cho miền Nam ruột thịt…

Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhân dân Hoa Lư đã đoàn kết chặt chẽ, phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc vừa sản xuất, vừa chiến đấu lập nên những chiến công vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đặc biệt, dân quân xã Ninh Mỹ bằng súng K44 đã bắn rơi

1 máy bay Mỹ ngay trên địa phận Hoa Lư Trên các bến phà Non Nước, cầu Gián, cầu Yên… dưới bom đạn địch, dân quân Hoa Lư sát cánh cùng các chiến

sỹ công binh đảm bảo thông suốt các chuyến hàng Từ năm 1965 đến năm

1975, nhân dân Hoa Lư đã tiễn 17614 người con thân yêu của mình lên đường

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

Hoa Lư sáng chói tên các anh hùng: Lê Xuân Phôi, Bùi Thị Thiêm, Đỗ Văn Lanh, Đinh Văn Biểng… Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ

Tổ quốc, Hoa Lư có 2678 liệt sỹ, 1153 thương binh, hơn 1000 bệnh binh, 36

Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 33 vị lão thành cách mạng…

Với những thành tích to lớn và xuất sắc trên, năm 1996 nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hoa Lư đã được Nhà nước phong tặng

danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” [4], [5]

1.5.3 Về văn hoá

Hoa Lư từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt, đến năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Hoa Lư trở thành Cố đô Hoa Lư là bằng chứng văn hoá thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần

Tại khu vực đền Vua Lê, các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền cung điện thế kỷ X Chứng tích cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh - Lê, Lý, Trần Sau chương trình điền dã của dự

án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan, Viện khảo cổ học đã tiến hành khảo sát và phát hiện vết tích nền móng cung điện thế kỷ X Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có hình trang trí hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78 x 0,48m Có những viên

gạch còn có dòng chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (gạch chuyên xây

dựng thành nước Đại Việt) Có những viên ngói ống có phủ riềm làm bằng đất nung rất tinh xảo Các kết quả khai quật đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư: thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê Đợt khai quật tại khu vực đền Lê Hoàn (1997), tại trung tâm Cố đô Hoa Lư (2009) đã phát hiện được nhiều di vật quý giá: gạch ngói, đồ gốm… góp phần nghiên cứu một cách toàn diện về lịch sử, văn hoá của Cố đô Hoa Lư

Trang 27

Sau khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Hoa Lư vẫn mang dáng dấp của một đô thị cổ kính Những ngôi nhà cổ ở đây mang nét đặc trưng của vùng châu thổ Bắc Bộ được hình thành từ những tập quán sinh hoạt văn hoá lâu đời Những lăng tẩm, đền, chùa cổ còn đến ngày nay mang đậm kiểu kiến trúc trong lịch sử

Tôn giáo và tín ngưỡng ở Hoa Lư cũng rất đa dạng Sau khi là kinh đô, Hoa Lư dần trở thành trung tâm Phật giáo Theo các thư tịch và dấu vết còn sót lại, vào thế kỉ X, tại đây có khá nhiều chùa tháp như: chùa Bà Ngô, chùa Đìa, chùa Am, chùa Bàn Long, chùa Thiên Tôn, chùa Hoa Sơn (nhà Đinh); chùa Ngần, chùa Nhất Trụ (nhà Tiền Lê) Theo chính sử, vua Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đặt chức thăng tống phật giáo trong lịch sử mà quốc

sư đầu tiên của Việt Nam là Khuông Việt

Thiên chúa giáo cũng là một tôn giáo có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống tinh thần của cư dân trong huyện Cư dân của một số xã: Ninh Hoà, Ninh An… đã lập nên cả xứ đạo: xứ đạo Hoàng Mai (Ninh An) và xây dựng những nhà thờ đạo quy mô khá lớn

Phong tục tập quán của nhân dân Hoa Lư mang đậm màu sắc văn hoá truyền thống Một số lễ hội ở Hoa Lư còn giữ được nét dân tộc Tiêu biểu là

lễ hội Cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi Lễ hội Cố đô Hoa Lư (Trường Yên)

là lễ hội truyền thống tưởng nhớ công lao các anh hùng dân tộc đã có công xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nước Đại Cồ Việt, tiêu biểu là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành Lễ hội Cố đô Hoa Lư tổ chức vào mùa xuân hàng năm với các phần: Lễ rước nước, lễ tế, màn “cờ lau tập trận”, màn xếp chữ THÁI BÌNH, hội thi hát chèo …Nhắc đến Lễ hội Cố đô Hoa Lư dân gian

có câu:

“Ai là con cháu rồng tiên

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

Lễ hội đền Thái Vi (Ninh Hải) tổ chức từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3

âm lịch hàng năm Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao của các vua Trần đã có công với dân với nước

Văn hoá làng nghề ở Hoa Lư cũng hết sức đặc sắc Xã Ninh Hải được

xem là “Vương quốc của thêu ren” với lịch sử hơn 700 năm Chạm khắc đá

mỹ nghệ Ninh Vân là một nghề kỹ thuật và mỹ thuật Những tác phẩm thêu ren, đá mỹ nghệ… thể hiện những nét đẹp văn hoá, nghệ thuật từ xa xưa

1.5.4 Về dân cƣ

Huyện Hoa Lư trước năm 1930 có trên 50.000 dân Đến năm 1997 dân

số Hoa Lư là 106.883 người Năm 2008, toàn huyện Hoa Lư có 67.435 người, mật độ trung bình 655 người/km2

Về thành phần dân tộc của Hoa Lư: Dân cư trong huyện hoàn toàn là người Kinh Trong đó đại đa số nhân dân theo đạo Phật Ngoài ra nhân dân một số xã theo đạo Thiên chúa: Ninh Hoà, Ninh Mỹ, Ninh An… Bên cạnh một số nhà thờ Thiên chúa, chùa thờ Phật, còn có nhiều đền, đình thờ những người có công với nước với dân: đền vua Đinh, đền vua Lê, đền Thái Vi…

Nhân dân Hoa Lư sinh sống bằng nghề trồng lúa là chính, ngoài ra còn

có một số nghề khác như: Mộc, nề, khai thác đá, làm đá mỹ nghệ, thêu ren… Nhiều làng nghề nổi tiếng đến nay vẫn còn phát huy truyền thống như: Làng

đá mỹ nghệ Ninh Vân, làng thêu ren Văn Lâm (Ninh Hải)…

Nhân dân Hoa Lư chất phác, nhân hậu, có truyền thống cần cù lao động

và hiếu học Qua gia phả của nhiều dòng họ, ở Hoa Lư có rất nhiều người học giỏi, kiến thức uyên thâm, nhiều người đỗ đạt và có học vị cao như cụ Đinh Thúc Thông, đỗ đệ nhị giáp được vua Lê Thánh Tông bổ nhiệm làm quan thị thư, cụ Phạm Viết Cao là người học giỏi, kiến thức uyên thâm, được vua Minh Mệnh bổ làm quan bộ lễ Tư viên ngoại bang …

Trang 29

Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân Hoa Lư có

từ ngàn xưa, từ thuở vua Đinh dựng nước, trải qua các triều đại Lê, Lý, Trần… đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đất nước hoà bình, nhân dân Hoa Lư đoàn kết, năng động, sáng tạo, kiên quyết đổi mới đã đạt được nhiều thành tích trong lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và vì một Hoa Lư giàu đẹp

1.6 KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH

1.6.1 Kết quả thu thập địa danh

Căn cứ vào đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nguyên tắc và các tiêu chí thu thập, phân loại địa danh, chúng tôi đã thu thập được 981 địa danh Các địa danh này được phân bố rộng khắp địa bàn huyện Hoa Lư Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ địa danh hiện diện trên địa bàn Vì mục đích nghiên cứu mà có những địa danh có thành tố chung là: Cơ quan, xí nghiệp, trường học… không được chúng tôi đưa vào đối tượng khảo sát

Dựa vào các văn bản hành chính, một số loại bản đồ, và tư liệu điền dã theo sự tồn tại của địa danh trong vùng, chúng tôi thu được kết quả thu thập địa danh huyện Hoa Lư như sau:

Bảng 1.1 Kết quả thu thập địa danh huyện Hoa Lƣ

1 Địa danh địa hình thiên nhiên 422 43,02

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

1.6.2 Kết quả phân loại địa danh

Theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên, chúng tôi chia địa danh huyện Hoa Lư thành 2 loại:

 Địa danh tự nhiên: Địa danh địa hình thiên nhiên

- Sơn danh: núi, đồi

- Thuỷ danh: ao, ngòi, sông, hồ…

- Vùng đất nhỏ phi dân cư: cánh đồng, hang, động…

 Địa danh không tự nhiên:

- Địa danh đơn vị dân cư: huyện, thị trấn, thôn, xóm…

- Địa danh công trình nhân tạo:

+ Địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động vật chất kỹ

thuật của con người: cầu, cống, đường, …

+ Địa danh các công trình nhân tạo thuộc những hoạt động tinh thần

của con người: chùa, đình, miếu…

Cụ thể, chúng tôi phân loại theo bảng sau:

Bảng 1.2 Kết quả phân loại địa danh huyện Hoa Lƣ theo tiêu chí

tự nhiên- không tự nhiên

2

Thuỷ danh

Sông 11 Sông Hoàng Long, Sông Tranh

3 Hồ 3 Hồ Đền Cả, Hồ Ba Xã

4 Ao 5 Ao Giải, Ao Thượng…

Trang 31

7 Vùng

đất nhỏ phi dân

Cánh đồng 167 Đồng Lau, Đồng Chiếu…

11

Không

tự nhiên

Địa danh đơn vị dân cư

Huyện 1 Huyện Hoa Lư

13 Xã 10 Xã Ninh Mỹ, xã Ninh Giang

14 Phố 6 Phố Đông Nam, phố Mỹ Lộ…

16 Xóm 28 Xóm Tây, xóm Đông Hoa…

17 Đội 79 Đội 1, đội 2…

18

Địa danh công trình nhân tạo thuộc những hoạt động vật chất

kỹ thuật của con người

Cầu 35 Cầu Đông, cầu Dền…

20 Đê 11 Đê Sông Tranh, đê Sông Vạc…

bơm Ninh Giang…

27 Chợ 15 Chợ La Mai, chợ Ninh Mỹ…

nghiệp 1 Khu công nghiệp Thiên Tôn

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

30

29

Tiểu khu công nghiệp

1 Tiểu khu công nghiệp Cầu Yên

31

Khu

du lịch - dịch vụ

34

Quần thể khu di tích lịch sử - văn hoá

1 Quân thể khu di tích lịch sử- văn hoá Cố đô Hoa Lư

công trình nhân tạo thuộc những hoạt động tinh thần của con người

Chùa 49 Chùa Bích Động, chùa Thiên Tôn

36 Đền 35 Đền Thái Vi, đền Đông Hội

Trang 33

44 Đài tưởng

niệm 1 Đài tưởng niệm liệt sỹ Hoa Lư

45

Nhà bia tưởng niệm

1 Nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái

và xác định hướng phân loại địa danh của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu địa danh, cần vận dụng các phương pháp liên ngành: sử học, địa lý học, dân tộc học, khảo cổ học,…nhưng phải lấy phương pháp chính là ngôn ngữ học Đó là phương pháp ngữ âm lịch sử, phương pháp địa lý - ngôn ngữ học, phương pháp từ vựng học và ngữ pháp học

Hoa Lư vốn là kinh đô của nước Đại Cồ Việt Trên địa bàn huyện còn lưu giữ rất nhiều những dấu tích lịch sử, văn hoá từ thời Đinh - Lê , Lý, Trần,… Chính những cứ liệu lịch sử - văn hoá - xã hội đã trình bày ở chương

1 sẽ soi sáng rất nhiều cho việc tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh trong huyện Hoa Lư

Kết quả thống kê và phân loại địa danh huyện Hoa Lư theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên cho phép chúng ta nhận diện được những đặc điểm địa

lý, văn hoá của địa bàn Có thể nói, địa danh Hoa Lư rất phong phú về kiểu loại, phản ánh sự phức tạp về địa hình cấu tạo của vùng đất cố đô này

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH

HUYỆN HOA LƯ

2.1 CẤU TRÚC PHỨC THỂ ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ

2.1.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh

Địa danh nào cũng có mô hình cấu trúc của nó Việc xác định địa danh trong một cấu trúc cụ thể giúp chúng ta phân tích được các yếu tố cấu tạo địa danh cũng như có cách thể hiện chúng dưới dạng văn tự đúng đắn và phù hợp Khi nghiên cứu địa danh, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra quan niệm về mô hình

cấu trúc địa danh Chẳng hạn, A.V Superanskaja trong cuốn “Địa danh học

là gì?” đã dùng thuật ngữ tên chung và tên riêng để phân biệt hai cấu trúc

cụm từ trong cấu trúc phức thể địa danh: “Những mục tiêu địa lí có hai loại

tên: tên chung để xếp chúng vào hệ thống khái niệm nào đó (núi, sông, thành phố, làng mạc…) và tên riêng biệt của từng vật thể” [41, tr.13]

Một số nhà nghiên cứu địa danh của Việt Nam cũng tán đồng quan

niệm này của A.V.Superanskaja Chẳng hạn, theo Nguyễn Kiên Trường: “Địa

danh mang trong mình hai thông tin: a, đối tượng được gọi tên thuộc loại hình đối tượng địa lí nào (đồi, sông, phố, làng…), thể hiện qua ý nghĩa của danh từ chung; b, có nghĩa nào đó (phản ánh điều gì đó), thể hiện qua tên riêng” [47, tr.53]

Phan Xuân Đạm cho rằng: “Mỗi địa danh gồm hai thành tố: thành tố

chung (A) là từ, ngữ danh pháp và thành tố riêng (B) là tên riêng… Thành tố thứ nhất giúp chúng ta nhận biết loại hình của đối tượng địa lí, thành tố thứ hai giúp chúng ta khu biệt đối tượng” [23, tr51-52]

Trang 35

Như vậy, tuy cách thể hiện khác nhau nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng về mặt cấu tạo địa danh là một tổ hợp gồm hai bộ phận: thành tố chung và thành tố riêng Tổ hợp đó được gọi là cấu trúc phức thể địa danh Trong cấu trúc phức thể địa danh, mỗi thành tố lại có đặc điểm riêng và thành tố riêng đó mới được coi là địa danh

Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà địa danh học đi trước, chúng tôi cũng xác định một cấu trúc phức thể địa danh gồm hai bộ phận là thành tố chung (từ ngữ chung) và tên riêng (địa danh) Chẳng hạn, có các phức thể địa

danh như: huyện Hoa Lư, núi Cột Cờ, sông Hoàng Long, động Thiên Tôn, cầu

Đông, chùa Bích Động, đền Thái Vi… Trong đó, bộ phận từ ngữ chung là các

từ: huyện, núi, sông, động, cầu, chùa, đền…, còn bộ phận tên riêng là các từ ngữ: Hoa Lư, Cột Cờ, Hoàng Long, Thiên Tôn, Đông, Bích Động, Thái Vi…

Mỗi bộ phận của một cấu trúc phức thể địa danh đều có vai trò, chức năng riêng nhưng được đặt trong mối quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau

Bộ phận từ ngữ chung dùng để gọi tên các đối tượng địa lí có cùng đặc điểm được xếp vào cùng một kiểu loại Do đó, bộ phận này có thể do từ hay cụm từ đảm nhiệm Còn bộ phận tên riêng dùng để khu biệt đối tượng địa lí này với đối tượng địa lí khác, đặc biệt khi các đối tượng này thuộc vào cùng một kiểu loại Bộ phận này có thể được cấu tạo bởi từ, cụm từ và các từ ngữ này thuộc các từ loại khác nhau như danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ… Trong một phức thể địa danh, bộ phận từ ngữ chung thường đứng trước và là cái được hạn định cho đối tượng địa lí, còn bộ phận tên riêng thường đứng sau dể hạn định cho đối tượng địa lí đó

Chẳng hạn, trong các phức thể địa danh: núi Cột Cờ, núi Mã Yên, núi

Hòm Sách, núi Trạng Nguyên…thì đối tượng địa lí được hạn định ở đây chỉ

có “núi”, đó là dạng địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

cao trên 200m Nhưng các núi này lại không giống nhau do được khu biệt bởi

các yếu tố hạn định: Cột Cờ, Mã Yên, Hòm Sách, Trạng Nguyên…

Như vậy, trong cấu trúc phức thể địa danh thì bộ phận tên riêng mới được coi là địa danh, còn bộ phận tù ngữ chung đứng trước nó chỉ có tính chất xác định loại hình đối tượng địa lí được định danh Khi địa danh thể hiện dưới dạng chữ viết thì bộ phận tên riêng được viết chữ in hoa, còn bộ phận từ ngữ

chung viết chữ in thường Ví dụ: huyện Hoa Lư, xã Ninh Mỹ, núi Cột Cờ,

sông Sào Khê…

2.1.2 Cấu trúc phức thể địa danh huyện Hoa Lƣ

Về mặt cấu tạo, địa danh huyện Hoa Lư cũng được tạo thành bởi một phức thể gồm hai bộ phận là từ ngữ chung (thành tố chung) và tên riêng (địa danh) Trong tổng số 981 địa danh đã được điều tra trên địa bàn huyện Hoa

Lư, chúng tôi đã khái quát được cấu trúc địa danh theo mô hình ở bảng sau:

Trang 37

Bảng 2.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh huyện Hoa Lƣ

Mô hình

Phức thể địa danh

Quần thể khu di tích lịch sử văn hoá Cố Đô Hoa Lư

Trang 38

Mô hình trên là kết quả khảo sát, thống kê, miêu tả, và phân tích các địa danh huyện Hoa Lư Có những phức thể địa danh chỉ có một yếu tố, song cũng có những phức thể địa danh có nhiều yếu tố cả ở thành tố chung (tối đa 9 yếu tố), lẫn tên riêng (tối đa 6 yếu tố) Hai bộ phận trong phức thể địa danh tuy có chức năng, vai trò khác nhau, song giữa chúng có quan hệ gắn bó với nhau Đó là quan hệ giữa cái hạn định và cái được hạn định

2.2 THÀNH TỐ CHUNG

2.2.1.Khái niệm thành tố chung

Về tên gọi, thành tố chung có khá nhiều cách gọi: từ chung, tên gọi chung, thành tố A (danh từ chung)… Nhưng về bản chất, các nhà địa danh

học khá đồng nhất với quan điểm của A.V.Superanskaja: đó “là những tên

gọi chung liên kết các đối tượng địa lí với mọi vật khác của thế giới hiện thực Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định.” [41, tr13]

Như vậy, thành tố chung trong phức thể địa danh là bộ phận từ ngữ dùng để chỉ những đối tượng địa lí có cùng thuộc tính, bản chất được xếp vào cùng một loại hình Thành tố chung có đầy đủ các mặt chức năng, cấu tạo, vị trí và ý nghĩa Chức năng của nó là gọi tên và chỉ một lớp đối tượng có cùng thuộc tính; chúng có cấu tạo là những danh từ chung hay ngữ danh từ chung

và trong phức thể địa danh chúng có vị trí đứng trước địa danh để phản ánh loại hình của đối tượng được định danh; còn về ý nghĩa chúng có cả ý nghĩa

về hình thức tạo nên chỉnh thể của phức thể địa danh và ý nghĩa về nội dung - xác định loại hình của đối tượng được gọi tên trong địa danh

2.2.2 Thành tố chung trong địa danh huyện Hoa Lƣ

2.2.2.1 Số lượng các thành tố chung

Trên cơ sở thống kê, khảo sát 981 phức thể địa danh trên địa bàn huyện Hoa Lư, chúng tôi tập hợp và phân tích thành 46 loại hình đối tượng địa lí

Trang 39

tương đương với 46 thành tố chung Các thành tố này được phân bố khác nhau trong các nhóm loại hình địa danh Cụ thể như sau:

* Loại hình địa danh địa hình thiên nhiên có 10 thành tố chung, chiếm 21,74% thể hiện qua 422 địa danh Trong đó:

+ Sơn danh: 1 thành tố chung Ví dụ: núi Mã Yên…

+ Thuỷ danh: 5 thành tố chung Ví dụ: sông Hoàng Long, hồ Đền Cả,

ao Giải, suối Tiên, ngòi Gai…

+ Vùng đất nhỏ phi dân cư: 4 thành tố chung Ví dụ: cánh đồng Lau,

hang Muối, động Thiên Tôn, thung Thuốc…

* Loại hình địa danh các đơn vị dân cư có 7 thành tố chung, chiếm 15,22% thể hiện qua 185 địa danh Trong đó:

+ Địa danh cư trú do chính quyền hành chính đặt: 4 thành tố chung Ví

dụ: huyện Hoa Lư, thị trấn Thiên Tôn, xã Trường Yên, phố Mỹ Lộ…

+ Địa danh cư trú có từ thời phong kiến: 3 thành phố chung Ví dụ: đội

1, xóm Tây, thôn Ngô Hạ

* Loại hình địa danh các công trình nhân tạo có 29 thành tố chung, chiếm 63,04% thể hiện qua 374 địa danh Trong đó:

+ Địa danh các công trình nhân tạo gắn với hoạt động vật chất, kĩ thuật

của con người: 17 thành tố chung Ví dụ: cầu Đông, đường 478, ga Cầu Yên,

chợ La Mai…

+ Địa danh các công trình nhân tạo gắn với hoạt động tinh thần của con

người: 12 thành tố chung Ví dụ: chùa Bích Động, đền Thái Vi, đình Tuân Cáo, nhà thờ Họ Đào…

2.2.2.2 Cấu tạo của các thành tố chung

Nếu coi mỗi âm tiết là một yếu tố thì trong 46 thành tố chung chỉ loại hình đối tượng địa lí được định danh có 27 thành tố chung có cấu tạo đơn (chỉ

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

38

đình… Loại thành tố chung có cấu tạo phức thường có độ dài từ hai yếu tố trở

lên và tối đa là 9 yếu tố Trong đó, thành tố chung được cấu tạo bởi hai yếu tố

là 9 thành tố chung, thành tố chung có cấu tạo 3, 4 yếu tố là không nhiều và

chỉ có 1 thành tố chung được cấu tạo bởi 5 yếu tố là: khu du lịch dịch vụ, và 1 thành tố chung được cấu tạo bởi 9 yếu tố là: quần thể khu di tích lịch sử văn

hoá Cụ thể, cấu tạo của các thành tố chung được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2 Cấu tạo các thành tố chung

STT Số lượng yếu

tố

Số lượng thành tố chung

Tỉ lệ (%) Ví dụ

3 Ba yếu tố 5 10,87 Khu du lịch Tam Cốc

6 Chín yếu tố 1 2,17 Quần thể khu di tích

tích sử văn hoá Cố đô

Hoa Lư

2.2.2.3 Chức năng của các thành tố chung

Trong phức thể địa danh thì địa danh (tên riêng) có chức năng hạn định cho thành tố chung, nhưng trong một số trường hợp, thành tố chung lại có tác dụng hạn định trở lại cho địa danh Trong một số phức thể địa danh, nhờ các thành tố chung mà các địa danh được xác định và phân biệt rõ ràng với nhau Các thành tố chung đi kèm và có chức năng phân biệt loại hình và các địa

Ngày đăng: 28/08/2014, 01:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Kết quả thu thập địa danh huyện Hoa Lƣ - ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH
Bảng 1.1. Kết quả thu thập địa danh huyện Hoa Lƣ (Trang 29)
Bảng 1.2. Kết quả phân loại địa danh huyện Hoa Lƣ theo tiêu chí  tự nhiên- không tự nhiên - ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH
Bảng 1.2. Kết quả phân loại địa danh huyện Hoa Lƣ theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên (Trang 30)
Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh huyện Hoa Lƣ. - ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH
Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh huyện Hoa Lƣ (Trang 37)
Bảng 2.2. Cấu tạo các thành tố chung. - ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH
Bảng 2.2. Cấu tạo các thành tố chung (Trang 40)
Bảng 2.3. Thống kê địa danh theo số lƣợng các yếu tố - ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH HUYỆN HOA LƯ - NINH BÌNH
Bảng 2.3. Thống kê địa danh theo số lƣợng các yếu tố (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w