1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh

41 474 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 514,5 KB

Nội dung

chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh”Mục đ ích và đ ối t ư ợng nghiên

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông nghiệp- nông thôn- nông dân là những vấn đề lớn có ý nghĩa quyết địnhtrong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Trong báo cáo chính trị của ban chấphành Trung Uơng Đảng khoá IX có nêu “ Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệpnông thôn, phát triển nông, lâm, thuỷ sản phát triển nông nghiệp toàn diện hướng và đảmbảo an toàn lương thục quấc gia trong mọi tình huống ” Với những nội dung đó, NHNN

& PTNT Việt Nam có trách nhiệm nặng nề trong việc thực hiện chiến lược và mục tiêucủa Đảng đối với nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Từ khi ra đời, mặc dù cơ cấu,hệ thống tổ chức có nhiều thay đổi, nhưng bao giờ và

ở bất kỳ đâu ngân hàng luôn là điểm tựa vững chắc hổ trợ hết sức đắc lực cho nôngthôn,nông dân qua các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, NHNN và PTNT, ngườibạn đồng hành và chung thuỷ nhất của người nông dân

Ở nước ta trong xu thế hiện nay các nông hộ luôn tăng cường đầu tư thâm canh,

mở rộng sản xuất đem lại hiệu kinh tế cao nhất Muốn làm được điều này người nôngdâncần về tư liệu sản xuất mà biểu hiện rỏ nhất đó là vốn Vốn sẽ làm cho quá trình sản xuấtvận hành không ngừng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân sảnxuất hàng hoá gắn với thị trường, mô hình kinh tế trang trại ngày nay được quan tâm vàđầu tư cao Vì thế vốn chiếm vị trí quan trọng trong việc đáp ưng nhu cầu sản xuất ngàycàng tăng Thực tế cho thấy, vốn tự có ở nông dân không nhiều chiếm khoảng 35% trongtổng số vốn đầu tư Việc giải quyết vốn cho nông hộ là yêu cầu cần thiết không thể thiếuđược trong quá trình sản xuất

Xuất phát từ điều này công tác tín dụng tại ngân hàng cần phải phát huy tác dụng

để nâng cao hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế

Để NHNN & PTNT hoạt động và phát triển có hiệu quả mà quan trọng là hoạtđộng cho vay vốn của ngân hang đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề dễ dàng, có thểlàm được ngay mà cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng để có thể tìm ra đượchướng đi đúng đắn phù hợp Với mong muốn đem kiến thức đã được học để vận dụng vào

Trang 2

chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh”

Mục đ ích và đ ối t ư ợng nghiên cứu :

Hệ thống lại những kiến thức đã được học và vận dụng những kiến thức đó đểphân tích thực trạng huy động và cho vay vốn đếm hộ nông dân tại chi nhánh NHNo &PTNT huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh Từ đó đua ra các giải pháp để nâng cao hiệu quảtrong công tác cho vay vốn đến hộ nông dân

Ph

ươ ng pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :

*-Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu

-Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

-Phương pháp duy vật biện chứng

-Phương pháp phân tích thống kê kinh tế

Trang 3

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA

CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ I/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

A.CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm chung về tín dụng

Trong lĩnh vực ngân hang, tín dụng được định nghĩa như sau: “Tín dụng ngân hàng

là quan hệ vay mượn về vốn, tiền tệ giữa ngân hang với các đơn vị kinh tế, các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội và các tổ chức dân cư theo nguyên tắc hoàn trả”

Trong quan hệ tín dụng này, ngân hang đóng vai trò là một tổ chức trung gian với

tư cách vừa là người đi vay vừa là người cho vay nên tín dụng ngân hang còn được gọi làtín dụng hai đầu

1.2 Vai trò của tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp

Trải qua 20 năm tồn tại và phát triển, đến nay cho dù đất nước đã trải qua nhữngkhó khăn, NHNN & PTNT Việt Nam vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sựphát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cung ứng vốn tín dung cho sản xuất nôngnghiệp mà chủ yếu thông qua cho vay hộ nông dân.Thực tế đã cho thấy vai trò của tíndụng đối với nông nghiệp nông thôn la rất quan trọng

Có vai trò thúc đẩy quá trình huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầuvốn nhằm phát triển, mở rộng sản xuất hàng hoá NHTM kích thích nông dân gửi tiếtkiệm lấy lời đồng thời giúp họ mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật tăng năng suấtchất lượng

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hang hoá của sản phẩm

Trang 4

Phát huy tối đa nội lực của các hộ kinh tế, khai thác hết các tiềm năng về lao động

và đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả

Giữ vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các nghành sản xuất khácNgoài ra tín dụng còn có một số vai trò khác như đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ởnông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, tạo điềukiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế cho phù hợpvới yêu cầu chuyên môn hoá, hiện đại hoá đất nước

2 SỰ CẦN THIẾT CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TỈNH

Ở nước ta, kinh tế nông nghiệp nông thôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình pháttriển Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Hà tỉnh nói riênghiện nay đang đứng trước những khó khăn như năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng,con vật nuôi; năng suất lao động thấp; tỷ lệ đói nghèo và lao động dư thừu ngày càngtăng; khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa Để giải quyếtvấn đề trên, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếpđến sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp, trong đó vốn đối với nông nghiệp được coi là mũinhọn trực tiếp

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh luôn coi trọng kháchhang kinh tế hộ nông dân, bởi vì đối tượng cho vay chính của ngân hàng chính là hộ nôngdân Trong những năm qua chi nhánh đã tích cực tiếp cận, duy trì quan hệ tín dụng vớithành phần kinh tế hộ dặc biệt là hộ nông dân, đưa doanh số vay năm sau cao hơn nămtrước Chi nhánh đã tiến hành gia, giãn và điều chỉnh nợ, áp dụng lãi suất phù hợp vớitính chất khoản vay tạo điều kiện cho khách hang tăng gia sản xuất, góp phần quan trọngtrong quá trình phát triển của nông thôn

3.CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại nói chung là sự lựa chọn hướng pháttriển của Hội đồng quản trị và ban điều hành của ngân hàng đó để đảm bảo một chiến

Trang 5

lược kinh doanh đúng, vừu tăng hiệu quả vừu giảm thiểu mức độ rủi ro mục tiêu là lợinhuận và an toàn, những lợi nhuận không thể lấn át được an toàn mà phải dung hoà đượclợi ích các tổ chức và lợi ích xã hội.

Trong nghị quyết của Đảng và nhà nước về nhiệm vụ hoạt động tiền tệ, chính phủ

đã ra nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 ban hành quy định về chính sách cho hộ nông dânvay vốn để phát triển nông-lâm-ngư và kinh tế nông thôn Quyết định 67/1999 QĐ- TTGngày 30/03/1999 của chính phủ là cơ sở pháp lý cho ngân hang mở rộng tín dụng nôngnghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng và có hiệu lựcthi hành lâu dài, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để đạt được mục đích mở rộng tíndụng dịch vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn là yêu cầu cao nhất quyết định củachính phủ, tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hang

Ngày 25/02/2005 đứng trước dịch hoạ thiên tai, dịch cúm gia cầm, nhà nước ta dãban hành chính sách “Các hộ chăn nuôi thiệt hại nặng đã vay vốn, nay có nhu cầu vay tiếp

để khắc phục dịch bệnh hoặc chuyển hướng kinh doanh sẽ được ngân hang xem xét chovay với mức vốn đến 50 triệu đồng mà không cần đảm bảo tài sản các quy định khác vềcho vay thực hiện theo quy chế tín dụng hiện hành” Hiện nay chính sách tín dụng chovay ngày càng nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đáp ứngnhu cầu cần thiết cho sản xuất nông nghiệp

4 HỘ NÔNG DÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ

Hộ nông dân là đối tượng chủ yếu của lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nôngthôn, tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thựchiện qua sự hoạt động của hộ nông dân

Gần đây khái niệm hộ nông dân được định nghĩa như sau: “Nông dân là các hộ thuhoạch trên các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trongsản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặctrưng bởi rằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnhkhông cao”

Trang 6

Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam Đặcđiểm của hộ nông dân Việt Nam là gắn bó có tính chất truyền thống cả về mặt vật chấtkinh tế và tinh thần, có quyền lợi cùng hưởng và khó khăn cùng chịu Sản xuất hộ nôngdân qua bao năm chiến tranh không phát triển được, vẫn còn là hộ sản xuất nhỏ, tự cung

tự cấp là chủ yếu Sản xuất hang hoá còn rất nhỏ bé, năng suất lao động thấp, sản xuất còn

lệ thuộc vào thiên nhiên Việc chế biến sản phẩm và phát triển các ngành nghề phụ cònnhiều yếu kém, chủ yếu để sản xuất tiêu dùng trong gia đình, nên họ chưa hoặc rất ít đầu

tư cho sản xuất chuyên môn hoá

5 NGUYÊN TẮC VÀ ĐIÈU KIỆN CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN

* Nguyên tắc cho vay:

- Phải sử dụng đúng mục đích thoả thuận hợp đồng khế ước

- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng

- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện quy định của chính phủ, thống đốc ngânhàng nhà nước và hướng dẫn để đảm bảo tiền vay của ngân hang nông nghiệp đối vớikhách hang

* Đ iều kiện vay vốn:

So với các doanh nghiệp lớn đòi hỏi có nhiều điều kiện khắt khe thì cho vay đối với hộnông dân thông thoáng hơn Hộ nông dân được ngân hang nông nghiệp xem xét và quyếtđịnh cho vay khi có đủ hai điều kiện sau:

- Cư trú tại địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánhngân hang nông nghiệp cho vay vốn đóng trụ sở

- Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hang nông nghiệp là chủ hộ hoặcđại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực hành vi dân sự cụthể

+ Đại diện cho hộ gia đình phải đủ từ 18 tuổi trở lên

+ Đại diện cho hộ gia đình không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không hạnchế năng lực hành vi dân sự

Trang 7

- Vốn tự có phải đảm bảo theo quy định định, lý tưởng là 50%

- Mục đích sử dụng vốn phải hợp pháp trong hợp đồng

- Có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng cam kết

6 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

+ Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng tiền mà ngân hang đã chonông dân vay

DSCV trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ + DSTN trong kỳ - Dư nợ đầu kỳ

+ Doanh số thu nợ: Thể hiện nguyên tắc thu hồi vốn của ngân hang, một ngân hanghoạt động có hiệu quả hay không khi và chỉ khi thu hồi vốn tốt

DSTN trong kỳ = DSCV trong kỳ + Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ

+ Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hang đã giải ngân cho khách hangvay mà chưa thu lại được Đây là chỉ tiêu thời kỳ thường kéo dài trong nhiều năm

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ

+ Vòng quay vốn tín dụng: Là chỉ tiêu biểu hiện thời gian số vốn ngân hang quaybao nhiêu vòng

Vòng quay vốn tín dụng = DSTN / Dư nợ

+ Thời hạn một vòng quay: Là số ngày kể từ khi ngân hàng cấp vốn tín dụng chokhách hang cho đến thời điểm thu nợ Số ngày luân chuyển vốn tín dụng càng nhỏ thì tốc

độ luân chuyển vốn càng nhanh

Thời hạn 1 vòng quay = Số ngày trong kỳ / vòng quay vốn tín dụng

+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ nợ quá hạn của khách hang đốivới ngân hang, những khoản nợ này đã hết thời gian được gia hạn nhưng chưa được thanhtoán và ngân hang chuyển sang nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ  100

+ Tỷ lệ lãi trong doanh thu: Là chỉ tiêu tương đối Phản ánh mối quan hệ giữa lợinhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hang

Tỷ lệ lãi trong doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu  100

Trang 8

B CƠ SỞ THỰC TIỄN

NHNo & PTNT là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam.Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành đến nay NHNo & PTNT Việt Nam có quy môhoạt động lớn nhất với 2000 chi nhánh, phòng giao dịch, biên chế hơn 28 ngàn CBCNV,vốn điều lệ hơn 6200 tỷ đồng Tổng nguồn vốn huy động hơn 155 tỷ đồng ( hơn gấp 65lần khi mới thành lập), tổng dư nơ cho vay và đầu tư trên 145 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ nợ quáhạn 2,2% Ngân hàng phục vụ trên 10 triệu hộ sản xuất, tư nhân cá thể và hàng vạn doanhnghiệp trên mọi miền đất nước, thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại quấcdoanh là kinh doanh có thuận lợi và phục vụ có hiệu quả cho nền kinh tế nước nhà có hiệuquả thanh toán và kế toán khách hàng của WB tài trợ ở giai đoạn I

Từ một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đãvươn lên thành một ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu ở việt nam Có vị thế trongkhu vực và uy tín trên toàn thế giới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đấtnước, xứng đáng với danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do chủ tịch nướcphong tặng ngày 07/05/2003 Ngoài ra gần đây NHNo & PTNT còn nhận được nhiều giảithưởng cao quý khác Những giải thưởng này đã khẳng định sự đánh giá cao của các ngânhàng nước ngoài và các tổ chức trong nước đối với NHNo & PTNT Việt Nam trong tiếntrình đổi mới hoạt động va phát triển theo hướng hội nhập quấc tế

Trong những năm gần đây chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, trở thành đơn vị kinh doanh có hiệu quả, từng bước đã khẳngđịnh được vị thế của mình góp phần vào công cuộc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triểnkinh tế trên địa bàn Đặc biệt năm 2007 ngân hàng Thạch Hà vinh dự được nhận danhhiệu lá cờ đầu của tỉnh, nhiều cá nhân được công nhận lao động giỏi được tặng nhiều giấykhen của các cấp nghành Kết quả này có được là do sự nỗ lực phấn đấu không biết mệtmỏi của tập thể cán bộ, viên chức, khắc phục khó khăn, đẩy lùi tồn tại, quyết tâm thựchiện hoàn thành từng bước kế hoạch kinh doanh, tạo đà, tạo thế vươn lên

Trang 9

II/ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ

1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THẠCH HÀ

1.1 Điều kiện tự nhiên

Thạch hà là một huyện thuộc tỉnh Hà Tỉnh, nằm trên giải đất hẹp ven biển, baoquanh tỉnh lỵ Hà Tĩnh, lại có quấc lộ 1 là con dường huyết mạch của cả nước chạy quanối liền 3 miền Bắc-Trung-Nam, huyện thạch hà luôn có vị trí chiến lược quan trọng xéttrên tất cả các mặt địa lý-chính trị,kinh tế-văn hoá,an ninh-quấc phòng

Phía bắc giáp huyện Can Lộc, phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thị xã Hà Tĩnh,phía tây giáp huyện Hương Khê, phía đông giáp biển Đông Huyện cách thủ đô Hà Nội

phát triển.Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu tuy nhiên lại phụ thuộc vào điều kiện

thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng của gió lào vào mùa

hè, gió Đông Bắc vào mùa đông, mưa rét hạn hán thường xuyên xảy ra

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số huyện Thạch Hà năm 2005 là 200792 người, với 40502 hộ với tỷ lệ tăngdân số tự nhiên là 7,3‰, mật độ dân số 502 người/km2, với lực lượng lao động dồi dào

123516 người Toàn huyện có 11% số hộ nghèo trong tổng số 4326 hộ

Nông nghiệp: Trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà

Thủy sản: Đánh bắt và nuôi trồng cá, tôm, muối

Công nghiệp: Có triển vọng về công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch khê

Dịch vụ và du lịch: tham quan các di tích và danh thắng nổi tiếng

Huyện Thạch Hà có 100% xã, thị trấn có nhà học cao tầng Có 75 trường học,trong đó 43 trường tiểu học, 30 trường trung học, và 2 trường phổ thông

Trang 10

Về y tế: Huyện có một trung tâm y tế và 100% xã, thị trấn đều có trạm y tế, trong

đó có 10 trạm y tế đạt tiêu chuẩn quấc gia

Đời sống vật chất tinh thần của người dân huyện Thạch Hà đã từng bước được cảithiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, từng bước thực hiện mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện

2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ 2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Thạch Hà

NHNo & PTNT huyện Thạch Hà là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh

Hà Tỉnh được thành lập năm 1988 ( tiền thân là NHNo & PTNT Ngệ Tĩnh) Qua gần 20tồn tại và phát triển, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, NHNo & PTNT huyệnThạch Hà đã đạt được những thành tích trong cơ chế quản lý cũng như thực hiện tốt chứcnăng nhiệm, vụ của mình Ngoài chi nhánh trung tâm ở thị trấn, chi nhánh NHNN &PTNT huyện Thạch Hà còn có 2 phòng giao dịch liên xã (Ngân hàng cấp III) ở ThạchKhê và Ba Giang nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động tín dụng ở khu vực nông thôn

Trong quá trình hoạt động, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà là một trợthủ đắc lực góp phần quan trọng vaò việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đặcbiệt là phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Những năm gần đây, thực hiện chủtrương của Đảng và Nhà nước là phát triển và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nôngnghiệp nông thôn với mục đích tạo lập một bộ mặt nông thôn mới, nâng cao mức sốngcho người dân Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã kề vai sát cánh với ngườidân để phục vụ việc cung cấp nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn

Là một ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Thương mại Nhà nước, cũng như cácđơn vị trong toàn quấc, NHNN & PTNT thực hiện hoạt động kinh doanh theo hướng đanăng trên mọi lĩnh vực với mũi nhọn chiến lược là thị trường nông nghiệp nông thôn Vớimục tiêu đó, NHNo & PTNT nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hànói riêng đã chiếm được thị phần lớn cũng như tạo lập uy tín vững vàng trong nhân dân

Trang 11

2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Quan hệ trực tiếpQuan hệ gian tiếp

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thạch Hà

NHNo & PTNT TỈNH HÀ TĨNH BAN GIÁM ĐỐC NHNo THẠCH HÀ

P.kế toán

Kho quỹ

P.kinh doanh P.hành chính

NH.cấp 3 Thạch khê

NH.cấp 3

Ba giang

NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

HỘ VÀ KHÁCH HÀNG VAY VỐN

Trang 12

- Phòng hành chính- bảo vệ: Thực hiện công việc văn thư, tiếp tân, quản lý con dấu, tiếnhành những công việc nhằm đảm bảo an toàn tiền trong quá trình vận chuyển

- Ngân hàng cấp 3: Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt

Qua sơ đồ trên cho ta thấy rằng bộ máy quản lý của cơ quan khá hợp lý Việc cơcấu cán bộ quản lý, kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp làm ban tác nghiệp cho ngânhàng đã góp phần làm gọn nhẹ bộ máy làm việc của ngân hàng Hơn nữa có sự góp mặt,

hỗ trợ của các xã, tổ trưởng nhóm vay vốn và tiết kiệm đã phần nào đẩy nhanh tiến độ trả

nợ của người nghèo giảm được nợ quá hạn cho ngân hàng nông nghiệp, giảm được chi phí cho việc giám sát và việc sử dụng vốn vay trả nợ của khách hàng

2.3 Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà

Chi nhánh ngân hàng huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh thực hiện nhiệm vụ huy độngvốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để phân phối cho những người cần vốn trong thànhphần kinh tế, thực hiện nhiệm vụ uỷ thác đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước,các tổ chức kinh tế quấc tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước dành cho cácchương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, làm dịch vụ xoá đói giảm nghèo

Ngân hàng tổ chức thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế nội bộ gắn kết quả kinhdoanh với thu nhập của người lao động Thống nhất hạch toán theo nguyên tắc tài chínhnhà nước, có chế độ khoán thu nhập và chi phí trong việc chi trả lương cho cán bộ và làmnghĩa vụ với ngân sách, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình đảm bảo kinhdoanh ngày càng có hiệu quả

2.4 Tình hình lao động và sắp xếp lao động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà

Để xây dựng một ngân hàng đa năng, hiện đại đáp ứng yêu cầu cạnh tranh kinhdoanh trong xu thế hội nhập, việc tạo nguồn nhân lực vững chắc được chi nhánh NHNo &PTNT huyện Thạch Hà xác định là chiến lược hàng đầu

Với mạng lưới rộng, đội ngũ cán bộ năm 2006 là 32 người, tăng 1 người so vớinăm 2005 (2,38%) sự biến động này là không đáng kể Ngày 17/04/07 chi nhánh NHNo

& PTNT huyện Lộc Hà được thành lập nên có 7 cán bộ được chuyển đi, chi nhánh đã

Trang 13

BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ QUA 3

NĂM 2005-2007

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Số lượng (người)

Tỷ lệ

%

Trang 14

tuyển thêm 2 người là đại học Tuy nhiên vì có 6 xã của huyện Thạch Hà được tách vềhuyện mới do đó quy mô hoạt động của ngân hàng thu hẹp hơn vì thế chi nhánh khôngcần bổ sung thêm 5 cán bộ này nữa Ta nhận thấy rằng số cán bộ gián tiếp kinh doanhnhiều hơn trực tiếp kinh doanh, tuy nhiên chênh lệch không lớn, điều này là phù hợp vớihoạt động của chi nhánh.

Nhìn chung trình độ văn hoá của cán bộ có xu hướng chuyển biến tốt Cán bộ cótrình độ đại học, cao đẳng tăng lên Năm 2006 tăng lên một người so với 2005, tương ứng5,26% Thực tế năm 2007 cũng tăng lên nhưng do có một số cán bộ được điều chuyển đinên số lượng cán bộ công nhân viên này đã giảm xuống 3 người tương ứng với 15 % Sốcán bộ công nhân viên sơ cấp và chưa đào tạo là không có Hiện nay có nhiều cán bộ đangtheo học đại học, một số cán bộ được đi đào tạo nghiệp vụ, trình độ cán bộ trung cấp đãgiảm xuống Điều này cho thấy được sự quan tâm hơn đến chất lượng nghiệp vụ của chinhánh, có những tiêu chuẩn xét tuyển khắt khe hơn Xét về giới tính, tỷ lệ lao động nambiến động qua các năm không dáng kể, tỷ lệ lao động nữ riêng năm 2007 giảm 4 người.Lượng cán bộ nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn cán bộ nam trong chi nhánh nhưng vẫn hoànthành tốt công việc được giao, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiếnthức và chất lượng làm việc, đáp ứng mọi nhu cầu của chi nhánh Huyện Thạch Hà có 29

xã và một thị trấn, đa số là những xã làm nông nghiệp với dịa bàn phân bố rộng rãi, cónhững địa bàn gần phù hợp cho nữ và những địa bàn xa xôi khó khăn thì cần lực lượng trểnăng động để kịp thời đáp ứng với nhu cầu của khách hàng

Chung quy lại có thể thấy rằng tình hình lao động qua các năm được phân theo cơcấu là hợp lý, nhờ được đầu tư đúng hướng, chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt.Việcthay đổi nguồn nhân lực đã tạo tiền đề quan trọng cho chi nhánh thực hiện thành công cácchiến lược kinh doanh quan trọng Tuy nhiên cũng cần thấy một số mặt hạn chế đó là: Độingũ cán bộ tuy đông song chất lượng bình quân thấp do tuổi đời bình quân cao, có một sốcán bộ có trình độ mà không đảm đương được công tác được giao Đây là mặt hạn chế vềmặt cán bộ mà chi nhánh cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới

Trang 15

2.5.Đánh giá chung tình hình cơ bản của chi nhánh NHNo & PTNT Thạch hà

2.5.1 Thuận lợi

Cùng với sự tăng trưởng của tỉnh nói chung và của huyện Thạch Hà nói riêng, mấynăm gần đây chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đang từng bước đi lên tronghoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt năm 2007 được công nhận là lá lá cờ đầu trongcông tác huy động vốn và cho vay, nhiều cá nhân được công nhận lao động giỏi được tặngnhiều giấy khen của các cấp nghành Chi nhánh có điều kiện phát triển tương đối kháthuận lợi đó là nằm trên quấc lộ 1A Với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng khôngngừng phấn đấu vươn lên

2.5.2 Khó khăn

Cũng như các tỉnh miền trung huyện cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiếtkhí hậu tương đối khắc nghiệt khắc nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng của gió lào đốivới mùa hè, gió Đông Bắc đối với mùa đông, mưa rét hạn hán thường xuyên xảy ra, gâyảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, do đó vốn ngân hàng cho vay đã gặp nhiều rủi ro

Đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu là hộ sản xuất, tập trung trong lĩnh vựcnông nghiệp, đối tượng đầu tư là cây con giống, là cơ thể sống dễ bị tác động do thiên taibảo lụt hằng năm Địa bàn hoạt động rộng khắp các vùng nông thôn, đồng bằng miền núi

và vùng biển trong toàn tỉnh Vốn cho vay trong nông thôn, nông dân thường là món nhỏdàn đều, chi phí cao kém hiệu quả

Giai đoạn 2003-2007 do nhu cầu nguồn vốn của các ngân hàng cao đã tạo nên sựcạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường vốn huy động Việc thành lập mới ngân hàng côngthương, ngân hàng chính sách xã hội, VP Bank cùng các quỹ tín dụng khác đã gây nênthách thức không nhỏ cho NHNo & PTNT Thạch Hà trong việc giữ thị phần và tăngnguồn vốn huy động

Trang 16

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM

2005-2007

1, TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH

Vốn là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một đơn vị sảnxuất kinh doanh nào đặc biệt là tổ chức tín dụng Trong điều kiện thị trường vốn trongnước chưa phát triển thì việc huy động vốn của NHNo & PTNT là hết sức quan trọng.Tiếp tục phương châm “đi vay để cho vay” NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã có nhiều

cố gắng trong việc khai thác nguồn tiền nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân chúngđáp ứng yêu cầu phát triển

Với nền kinh tế ổn định và phát triển, tiền tích luỹ trong dân cư tăng cộng vớinhiều năm liên tục giá cả ổn định, mặt khác các quy định về huy động vốn theo văn bản

165 ngày 30/06/2003 của NHNo & PTNT Việt Nam đã tạo sự chủ động hơn trước, cùngvới mạng lưới chi nhánh rộng đã tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện chiếnlước huy động nguồn vốn hiệu quả Chính vì vậy trong vài năm gần đây nguồn vốn tự huyđộng của ngân hàng đã tăng lên đáng kể Để thấy rõ điều này ta đi vào phân tích bảng 2

Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 103.449 triệu đồng, tăng 39.550 triệuđồng tương ứng 61,89% so với năm 2005 Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động tăng37.999 triệu đồng tương ứng 30,73% so với năm 2006 Trong đó nguồn vốn huy động từitiền gửi có kỳ hạn chiến tỷ lệ khá cao mà chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm, tức là nguồnvốn huy động trong nhân dân, từ 49.652 triệu đồng ( chiếm 77,7% trong tổng nguồn vốnhuy động) năm 2005 lên đến 117.041 triệu đồng (82,7%) năm 2007 Đây là xu hướng tíchcực bởi đây là nguồn vốn bên ngoài Đối với tiền gửi không kỳ hạn thì người gửi có thểrút bất kỳ lúc nào vì thế nó kém ổn định, do đó ngân hàng phải dữ tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạncao hơn để đảm bảo cho hoạt động của mình Để đạt được kết quả này ngân hàng đãdùng các biện pháp khoán huy động đến từng cán bộ công nhân viên trong cơ quan mình,thông qua các biện pháp như tuyên truyền, phát tờ rơi, bảng quảng cáo tại các cơ sở ở các

xã và trong nhân dân thông qua cán bộ tín dụng và tại trung tâm chi nhánh, tăng thêm các

Trang 17

hình thức huy động vốn hấp dẫn trong dân cư, các hình thức khuyến khích như tiết kiệmtrúng thưởng, dự thưởng theo tiền gửi, quay xổ số đón lộc đầu năm Nêm đã làm chonguồn vốn tự huy động được ổn định và ngày càng tăng cao.

Ngoài nguồn tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi từ kho bác nhà nước, các tổ chức tíndụng và tổ chức kinh tế cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, trong đó tiền gửi từ khobạc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động Năm 2005 đạt 11.623 triệuđồng chiếm 18,19%, đến năm 2006 đạt 17.326 triệu đồng chiếm 16,75% và năm 2007tăng lên một lượng cao hơn là 20.421 triệu đồng chiếm 14,44% Điều này có được là dothu ngân sách và do các tổ chức kinh tế trên địa bàn toàn huyện gửi vào

Nguồn tiền gửi từ kỳ phiếu, trái phiếu tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốnnhưng cũng rất quan trọng Do qua 3 năm ngân hàng không phát hành thêm kỳ phiếu, tráiphiếu nên tiền gửi này vần giữ nguyên là 723 triệu đồng

Điều này cho chúng ta thấy được sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán bộ công nhânviên ngân hàng trong việc tăng nguồn vốn huy động cho đơn vị mình bằng việc đa dạnghoá các hình thức huy động, áp dụng lãi suất linh hoạt, tận dụng tốt nguồn vốn nhàn rỗitrong dân cư để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn của nhân dân trong huyện

Như vậy có thể thấy rằng qua 3 năm nhờ có chiến lược, giải pháp và biện phápđúng đắn nguồn vốn huy động có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là tăng dần tỷ trọngnguồn gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động, và giảm dần tỷ trọng từ các nguồnkhác Điều này làm giảm sự phụ thuộc nguồn vốn vào kho bạc, tổ chức kinh tế, tổ chứctín dụng Tăng nguồn vốn nhờ vào huy động nguồn gửi, chứng tỏ mức sống của ngườidân được nâng cao tức hiệu quả sử dụng vốn của người dân được nâng lên Tuy nhiênngân hàng cũng cần phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với kho bạc huyện nhà và các tổchức kinh tế, tổ chức tín dụng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn này Nguồn vốn khôngngừng ổn định và tăng trưởng đã chấm dứt tình trạng vay các tổ chức tín dụng, giúp choNHNo & PTNT Thạch Hà có điều kiện chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, tăng quy mô tíndụng

Trang 18

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm 2005-2007

2 Theo loại tiền gửi

-Tiền gửi tiết kiệm 49.652 77,7 82.577 79,82 117.041 82,74 32.925 66,31 34.464 41,74-Tiền gửi kho bạc nhà nước 11.623 18,19 17.326 16,75 20.421 14,44 5.703 49,07 3.095 17,86-Tiền gửi các TCTD,TCKT 1.901 2,98 2.823 2,73 3.263 2,31 922 48,5 440 15,59-Tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu 723 1,13 723 0,7 723 0,51 - - - -

Nguồn: Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà

Trang 19

2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH

Cũng như bao ngân hàng khác, NHNo huyện Thạch Hà thực hiện hoạt động tíndụng cũng nhằm mục đích sinh lời Song song với việc huy động vốn thì việc đầu tư tíndụng là công tác chính của chi nhánh Sử dụng vốn sao cho có hiệu quả được coi là nhiệm

vụ cấp bách nhằm giải quyết đầu ra cho quá trình kinh doanh của ngân hàng Trongnhững năm qua công tác cho vay của chi nánh đã đạt được những kết quả khả quan vàluôn là nơi hộ vay vốn tin cậy khi thiếu vốn

Qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay có sự biến động rõ rệt, biến động tăng dần vềquy mô vốn mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng, các hộ sản xuất tăng lên Nó thể hiệnkhả năng cung ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất Với sự bổsung của luật mới về ngân hàng các chính sách cho vay thông thoáng hơn vì vậy đã thuhút dược nhiều hộ vay hơn Doanh số cho vay hộ nông dân năm 2006 là 140.512 triệuđồng, đạt tốc độ tăng 45,34% hay 43.835 triệu đồng so với năm 2005 Đến năm 2007 là167.624 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 19,3% hay tăng 27.112 triệu đồng Trong đó doang sốcho vay trung hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân Năm 2006doanh số cho vay này đạt 93.987 triệu đồng, tăng 38.851 triệu đồng (70,46%) so với năm

2005 và năm 2007 là 106.621 triệu đồng, tăng 12.634 triệu đồng (13,44%) so với năm

2006 Thực chất thì số hộ vay ngắn hạn nhiều hơn trung hạn nhưng do những hộ vay ngắnhạn chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ vay để chăn nuôi, kinh doanh nhỏ, buôn bán hàngxáo,mua các thiết bị phục vụ cho sản xuất do đó vốn vay của họ thường ít hơn Cònnhững hộ vay trung hạn thì phải chịu lãi suất cao hơn, thường là với quy mô sản xuất lớnnhư trang trại, kinh doanh những mặt hàng có giá trị cao, xây dựng các công trình, vườncây ăn quả vì vậy số vốn họ vay thường nhiều hơn và cần nhiều thời gian để hoàn trảhơn Mặt khác việc huy dộng nguồn vốn trung hạn cũng chiếm phần lớn trong tổng nguồnvốn huy động của chi nhánh Trong thời gian tới chi nhánh cần tăng nguồn vay ngắn hạnhơn nữa để đẩy nhanh chu kỳ vòng vốn, tạo đà cho chu kỳ phát triển sản xuất, mang lạihiệu quả kinh tế cho chi nhánh

Trang 20

Doanh số thu nợ là nguồn vốn vay cần thu hồi để bảo toàn vốn và lợi nhuận, đồngthời duy trì ổn định mức tăng trưởng, đồng thời tăng số vòng quay của vốn Doanh số thu

nợ có sự biến động tăng lên qua 3 năm Đây là một kết quả chủ quan của chi nhánh Năm

2006 đạt 109.676 triệu đồng, tăng 48.301 triệu đồng tương ứng78,7% so với năm 2005.Năm 2007 tăng 36.637 triệu đồng, tương ứng 33,44% so với năm 2007 Có thể thấy rằngviệc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn, phần nào là do các hộ vay vốn trả nợ đúng hạn,bên cạnh đó cán bộ tín dụng tích cực thu hồi các nguồn nợ còn lại của năm trước Mặtkhác doanh số cho vay tăng tất yếu dẫn đến doanh số thu nợ tăng Tất cả đều đáng dấuhướng đi tích cực của chi nhánh

Bảng 3: Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà qua 3 năm (2005-2007)

ĐVT: (triệu đồng)

Chỉ tiêu 2005

(tr.đ)

2006(tr.đ)

2007(tr.đ)

1.Doanh số chovay 96.677 140.512 167.624 43.835 45,34 27.112 19,3Ngắn hạn 41.541 46.525 61.003 4.984 12 14.487 31,12Trung hạn 55.136 93.987 106.621 38.851 70,46 12.634 13,442.Doanh số thu nợ 61.375 109.676 146.351 48.301 78,7 36.675 33,443.Dư nợ 132.874 163.710 185.183 30.836 23,21 21.473 13,124.Nợ quá hạn 1.494 1.302 2.369 -192 -12,85 1.067 82

ăn của ngân hàng làm ăn càng có hiệu quả, dư nợ tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho ngânhàng Dư nợ của các hộ qua 3 năm tăng lên Năm 2006 đạt 163.710 triệu đồng, tăng30.836 triệu đồng tương ứng 23,21% so với năm 2005 Năm 2007 tăng 21.473 triệu đồngtương ứng 13,12% so với năm 2006 Do qua các năm số dư nợ chưa đến hạn còn lại và

Ngày đăng: 27/08/2014, 21:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thạch HàNHNo & PTNT TỈNH HÀ TĨNH - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của ngân hàng Thạch HàNHNo & PTNT TỈNH HÀ TĨNH (Trang 11)
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ QUA 3 NĂM 2005-2007 - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
BẢNG 1 TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ QUA 3 NĂM 2005-2007 (Trang 13)
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm 2005-2007 - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Bảng 2 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm 2005-2007 (Trang 18)
Bảng 3: Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà qua 3 năm (2005-2007) - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Bảng 3 Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà qua 3 năm (2005-2007) (Trang 20)
BẢNG 4: DSCV HỘ NÔNG DÂN THEO NGÀNH  KINH TẾ VÀ THEO ĐẢM BẢO TIỀN VAY QUA 3 NĂM - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
BẢNG 4 DSCV HỘ NÔNG DÂN THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ THEO ĐẢM BẢO TIỀN VAY QUA 3 NĂM (Trang 23)
Bảng 5: Doanh số thu nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế & theo ĐBTV qua 3 năm - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Bảng 5 Doanh số thu nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế & theo ĐBTV qua 3 năm (Trang 26)
Bảng 7: Dư nợ quá hạn hộ nông dân theo thời hạn qua 3 năm 2005-2007 - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Bảng 7 Dư nợ quá hạn hộ nông dân theo thời hạn qua 3 năm 2005-2007 (Trang 30)
Bảng 6: Dư nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế & theo ĐBTV qua 3 năm - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Bảng 6 Dư nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế & theo ĐBTV qua 3 năm (Trang 30)
Bảng 8: Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Thạch Hà qua 3 năm  2005-2007 - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
Bảng 8 Giá trị sản xuất theo ngành kinh tế của huyện Thạch Hà qua 3 năm 2005-2007 (Trang 32)
BẢNG 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH & HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN QUA 3 NĂM 2005-2007 - Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh
BẢNG 9 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH & HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN QUA 3 NĂM 2005-2007 (Trang 37)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w