BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA THƯƠNG MẠI ---NGUYỄN NGỌC LAN LỚP 11DKQ1 – MSSV:1112060047 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN NGỌC LAN LỚP 11DKQ1 – MSSV:1112060047
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CÔNG TY CỔ PHẦN (NBC)
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN NGỌC LAN LỚP 11DKQ1 – MSSV:1112060047
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em đãnhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng kinhdoanh thị trường nói riêng và của Tổng Công ty May Nhà Bè nói chung cũng như
sự giúp đỡ của các Thầy, Cô trường Đại học Tài chính – Marketing
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô tạitrường Đại học Tài chính – Marketing đã quan tâm tận tình dạy bảo, truyền đạtnhững kiến thức bổ ích, giúp chúng em có nền tảng kiến thức để áp dụng vào côngviệc thực tế trong tương lai Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy NguyễnXuân Hiệp Trong thời gian qua thầy đã dành nhiều thời gian và công sức đểhướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài Chuyên đề tốt nghiệp này
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Tổng Công ty Cổphần May Nhà Bè đã tạo điều kiện để em được thực tập tại công ty và đã giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại Công ty
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành côngtrong công tác giảng dạy Chúc Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên TổngCông ty May Nhà Bè dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và chúc choCông ty ngày càng làm ăn phát đạt
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Sinh viên thực tập
Trang 4NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP Hồ Chí Minh, ngày , tháng, năm
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH ii
DANH MỤC BẢNG iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu 4
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Khái quát chung về xuất khẩu 6
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 6
1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu 7
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu 8
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu 8
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế quốc gia 8
1.1.3.3 Đối với doanh nghiệp 9
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu 10
1.1.4.1 Căn cứ vào tính chất của xuất khẩu 10
Trang 71.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp 13
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu 13
1.2.1.1 Sản lượng hàng hóa xuất khẩu 13
1.2.1.2 Giá trị hàng hóa xuất khẩu 13
1.2.1.3 Doanh thu xuất khẩu 14
1.2.1.4 Lợi nhuận xuất khẩu 15
1.2.1.5 Thị trường, thị phần xuất khẩu 16
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu 17
1.2.2.1 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS) 17
1.2.2.2 Suất sinh lợi của chi phí (ROC) 17
1.2.2.3 Suất sinh lợi của tài sản (ROA) 18
1.2.2.4 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp 21
1.3.1 Nhóm các nhân tố môi trường vĩ mô 21
1.3.1.1 Môi trường kinh tế 21
1.3.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ 21
1.3.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội 22
1.3.1.4 Môi trường khoa học công nghệ 22
1.3.1.5 Môi trường tự nhiên 23
1.3.2 Nhóm các nhân tố môi trường vi mô 24
1.3.2.1 Nhà cung cấp 24
1.3.2.2 Khách hàng 24
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh 25
Trang 81.3.2.5 Các ngành công nghiệp phụ trợ 26
1.3.3 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp 26
1.3.3.1 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị 26
1.3.3.2 Tiềm lực tài chính 27
1.3.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ 27
1.3.3.4 Chiến lược Marketing 27
1.3.3.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) 28
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NBC 29
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty May Nhà Bè – Công ty cổ phần (NBC) 29
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty 29
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của Tổng Công ty 31
2.1.4 Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2012 – 2014 39
2.1.5 Định hướng phát triển Tổng Công ty đến năm 2020 41
2.2 Phân tích thực trạng XK hàng may mặc của NBC giai đoạn 2012 – 2014 42
2.2.1 Phân tích chung về thực trạng XK hàng may mặc của NBC 42
2.2.2 Phân tích thực trạng XK hàng may mặc của NBC theo loại hình XK 44
2.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của NBC theo mặt hàng 46
2.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của NBC theo thị trường 49
2.2.5 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của NBC 53
2.2.5.1 Kết quả đạt được 53
2.2.5.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 54 2.3 Phân tích dự báo các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến tình hình xuất khẩu
Trang 92.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 56
2.3.1.1 Triển vọng phục hồi kinh tế của thế giới và Việt Nam 56
2.3.1.2 Tình hình chính trị trên thế giới và trong nước 57
2.3.1.3 Ưu đãi thuế suất từ các hiệp định thương mại 58
2.3.1.4 Ngành công nghiệp phụ trợ được đầu tư phát triển 62
2.3.1.5 Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt 63
2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 64
2.3.2.1 Biến động về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực 64
2.3.2.2 Máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại 65
2.3.2.3 Công tác quản lý nguyên vật liệu của Tổng Công ty 65
2.3.2.4 Khả năng tiếp cận thị trường và giữ quan hệ với đối tác 67
2.3.3 Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình xuất khẩu của Tổng công ty 67
2.3.3.1 Phương pháp đánh giá 67
2.3.3.2 Kết quả đánh giá 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 76
HÀNG MAY MẶC CỦA NBC GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 76
3.1 Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020 76
3.1.1 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn 2015 - 2020 76 3.1.2 Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn 2015 -
2020 76
Trang 103.2.1 Kết hợp SWOT hình thành các phương án đẩy mạnh xuất khẩu của NBC
giai đoạn 2015– 2020 77
3.2.2 Lựa chọn phương án đẩy mạnh XK của NBC giai đoạn 2015– 2020 80
3.2.2.1 Phương pháp đánh giá 80
3.2.2.2 Kết quả đánh giá 80
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020 81
3.3.1 Củng cố thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới 81
3.3.2 Đẩy mạnh liên doanh, hợp tác với các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu 83 3.3.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 84
3.3.4 Tăng cường liên kết, hợp tác với đối thủ cạnh tranh 85
3.3.5 Phát triển sản phẩm xuất khẩu 86
3.4 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty 87
3.4.1 Đối với nhà nước 87
3.4.2 Đối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EU – MUTRAP Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của NBC 32Hình 2.2 Dự báo xuất khẩu Dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong trường hợpTPP được hoặc không được thông qua (2013-2025) 59
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn 2012 – 2014 40
Bảng 2.2: Phân tích chung thực trạng XK hàng may mặc NBC 43
Bảng 2.3: Phân tích thực trạng XK hàng may mặc của NBC theo loại hình XK 45
Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của NBC theo mặt hàng giai đoạn 2012 – 2014 48
Bảng 2.5: Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của NBC theo thị trường giai đoạn 2012 – 2014 51
Bảng 2.6: Doanh thu và EBT bình quân giai đoạn 2012 – 2014 53
Bảng 2.7: Sự biến động nhân sự của NBC giai đoạn 2013 – 2014 64
Bảng 2.8: Các đối tác nhập khẩu nguyên vật liệu chính của NBC 66
Bảng 2.9: Tổng hợp mức độ quan trọng của các cơ hội và thách thức 71
đối với hoạt động XK của NBC giai đoạn 2015 - 2020 71
Bảng 2.10: Tổng hợp mức độ quan trọng của các điểm mạnh và điểm yếu 74
đối với hoạt động XK của NBC giai đoạn 2015 - 2020 74
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của NBC 78
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới, việc đẩy mạnh xuất khẩu được nhà nước đặc biệt quan tâm Là hàng hóatiêu d ng thiết yếu, hàng năm ngành dệt may có những đóng góp đáng kể cho nguồnthu ngân sách đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu Toàn ngành Dệt may vớitrên 6000 doanh nghiệp, đóng góp 16,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao, từ mức 5,9 tỉ USD năm 2006, đến năm 2014đạt 24,5 tỉ USD, tăng trung bình 18,4%/năm
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định khá lạc quan: Trong nhiều mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực, hàng dệt may Việt Nam đang có đà tăng trưởng và những bứt phángoạn mục nhờ những FTA đã và sắp ký kết Thuế xuất khẩu hàng dệt may sangnhiều thị trường có thể giảm về 0%, là cơ hội lớn để thương hiệu dệt may Việt Namtăng tốc trong cuộc đua với nhiều thương hiệu dệt may lớn trên thế giới Đây chính
là sức hút để các nhà nhập khẩu từ các quốc gia khác chuyển dịch đơn hàng về ViệtNam
Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngànhdệt may Việt Nam Phân tích sâu về cơ hội tại các thị trường, ông Phan Văn Chinh,Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: Triển vọng tăngtrưởng kim ngạch ngay tại các thị trường truyền thống của ngành dệt may còn rấtlớn Đơn cử như thị trường EU, đây là thị trường liên tục được mở rộng về quy mô
mà Việt Nam cũng mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt maycủa thị trường này Bên cạnh đó, khi FTA Việt Nam – EU được ký kết, thuế từ 12%
về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này.Theo đó, EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời giantới
Tương tự, ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương(TPP) mang lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần tại
Trang 15thị trường Mỹ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga,Belarus, Kazakhstan) được ký kết vào đầu năm 2015 sẽ cải thiện đáng kể chính sáchthuế, hải quan và tạo sức hấp dẫn lớn với doanh nghiệp.
Bản thân là một trong những doanh nghiệp Dệt may đầu ngành, Tổng Công ty
cổ phần May Nhà Bè NBC) trong những năm qua luôn đạt nhiều kết quả cũng nhưthành tựu trong kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng Kim ngạchxuất khẩu giai đoạn 2012 – 2014 đều tăng cao và ổn định trong vài năm trở lại đây.Đáng nói là chi phí gia công của NBC càng được cải thiện và có sức cạnh tranh trênthị trường thế giới và trong nước Trong sự kiện “Liên hoan doanh nghiệp RồngVàng và Thương hiệu Mạnh năm 2014”, Tổng Công ty May Nhà Bè – NBC đã vinh
dự lọt vào Top 10 doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2014.Tuy vậy, nếu so sánh với vị thế là một doanh nghiệp tiêu biểu đầu ngành trực thuộcTập đoàn Dệt may Việt Nam thì những thành tựu mà Tổng Công ty đạt được chưatương xứng với những tiềm năng và thế mạnh có thể khai thác được Bởi thế, trướctình hình Việt Nam tham gia nhiều hiệp định FTA, các doanh nghiệp dệt may đứngtrước nhiều cơ hội, bên cạnh không ít những thách thức, thiết nghĩ Tổng Công ty cầnphải có những giải pháp đón đầu xu thế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gia tăng lợi
nhuận, nâng cao uy tín trước khách hàng Chính vì lẽ đó tác giả chọn đề tài “Phân
tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty May Nhà Bè – Công ty
cổ phần” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Một là, tổng kết lý thuyết về phân tích tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
đặt cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu của doanhnghiệp và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu hàng may mặc củaTổng công ty May Nhà Bè (NBC)
Hai là, phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty May
Nhà Bè (NBC), từ đó xác định những kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại hạnchế và nguyên nhân
Trang 16Ba là, dự báo các yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động xuất khẩu hàng
may mặc của Tổng công ty May Nhà Bè NBC) giai đoạn 2015 – 2020, từ đó đánhgiá những cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu đối với hoạt động xuấtkhẩu hàng may mặc của Tổng công ty trong giai đoạn này
Bốn là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
may mặc của Tổng công ty May Nhà Bè NBC) giai đoạn 2015 – 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của đề tài là tình hình xuất khẩu của doanhnghiệp: lý thuyết và thực tiễn áp dụng cho trường hợp Tổng Công ty May Nhà BèNBC) Trong đó:
- Về lý thuyết, trọng tâm vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu củadoanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
- Về thực tiễn, là thực trạng về xuất khẩu của Tổng Công ty giai đoạn 2012 –
2014 và các nhân tố có ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Tổng Công ty giaiđoạn 2015 – 2020 cũng như các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Tổng Công tygiai đoạn này
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5/2015
4 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sauđây:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả sử dụng các kỹ thuật: thống kê, phân tích,tổng hợp, tham chiếu, đối chứng để tổng kết lý thuyết về phân tích tình hình xuấtkhẩu của doanh nghiệp và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổngcông ty May Nhà Bè (NBC)
- Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trungphương pháp chuyên gia) để dự báo các nhân tố ảnh hưởng; đánh giá các cơ hội vàthách thức; các điểm mạnh và điểm yếu đối với xuất khẩu hàng may mặc của TổngCông ty may Nhà Bè NBC) giai đoạn 2015 – 2020 và lựa chọn các phương án đẩymạnh xuất khẩu của Tổng Công ty giai đoạn này
Trang 17- Kỹ thuật phân tích SWOT để hình thành các phương án đẩy mạnh xuất khẩuhàng may mặc của Tổng công ty May Nhà Bè NBC) giai đoạn 2015 – 2020.
5 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Một là, nghiên cứu vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ phương pháp
mô tả với các kỹ thuật: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng đếnphương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trungphương pháp chuyên gia) Vì vậy, hy vọng nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo chocác bạn sinh viên về phương pháp luận thực hiện một đề tài khoa học theo hướngtiếp cận nghiên cứu ứng dụng
Hai là, nghiên cứu là bức tranh phản ánh tình hình xuất khẩu hàng dệt may của
Tổng công ty May Nhà Bè Vì vậy, hy vọng sẽ giúp cho các nhà quản trị có
được cách nhìn đầy đủ hơn về tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty,đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản trị của Tổng Công ty hoạchđịnh các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty trong giaiđoạn 2015- 2020
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn baogồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
Chương này tập trung hệ thống hóa các lý thuyết về xuất khẩu của doanhnghiệp, mà trọng tâm là các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu và các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn
2012 – 2014
Chương này, sau khi giới thiệu khái quát về NBC, là trọng tâm vào phân tíchthực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Tổng Công ty giai đoạn 2012 – 2014 nhằmđánh giá những kết quả đạt được, cùng những hạn chế và nguyên nhân; đồng thờiphân tích dự báo các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của NBC giai
Trang 18đoạn 2015 – 2020, từ đó nhận diện và đánh giá các cơ hội và thách thức; các điểmmạnh và điểm yếu của Tổng Công ty trong giai đoạn này.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may
mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020
Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của NBC ởchương 2, chương này thực hành phân tích SWOT để hình thành các phương án đẩymạnh xuất khẩu và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của NBC giai đoạn
2015 – 2020
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương; là hình thức
cơ bản của hoạt động mua bán quốc tế Xuất khẩu xuất hiện khá sớm trong lịch sử
kể từ khi nền sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi hànghóa vượt bên giới quốc gia, vùng lãnh thổ Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tạikhá nhiều quan niệm về xuất khẩu
Theo quan niệm truyền thống, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa được sản xuất ởquốc gia này sang tiêu thụ ở quốc gia khác Nghĩa là, đối tượng của xuất khẩu làhàng hóa và ranh giới để xác định xuất khẩu là biên giới quốc gia, vùng lãnh thổ.Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 Điều 27 và Điều 28): Xuất khẩu là mộthình thức mua bán quốc tế, bên cạnh các hình thức khác như: nhập khẩu, tập xuất,tái nhập, tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu Đó là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnhthổ Việt Nam, hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Nghĩa là, đối tượngcủa xuất khẩu là hàng hóa; ranh giới để xác định xuất khẩu không chỉ là là biên giớilãnh thổ quốc gia như quan niệm truyền thống, mà còn là ranh giới giữa khu vựcđặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được hưởng quy chế hải quan riêng theo quyđịnh của pháp luật và thị trường nội địa
Tuy nhiên theo nhiều quan điểm hiện nay và phù hợp với thực tế đã và đangdiễn ra, thì đối tượng xuất khẩu bên cạnh hàng hóa còn là dịch vụ (dịch vụ khoahọc, công nghệ, Franchising…) Vì vậy, một cách đầy đủ, xuất khẩu nên được hiểu
là việc đưa hàng hóa, hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hoặc vào khu vực đặcbiệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 201.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu
Thứ nhất, các bên xuất khẩu thường mang quốc tịch khác nhau, kéo theo
những sự xung đột về luật pháp, phong tục, tập quán mỗi nước và đây là một trongcác nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro và tranh chấp giữa các bên trong quá trìnhxuất khẩu Bởi thế, các nhà xuất khẩu cấn phải trang bị cho mình những kiến thứcnhất định về văn hóa và pháp luật của các quốc gia là thị trường mục tiêu xuất khẩucủa doanh nghiệp
Thứ hai, hàng hóa hoặc dịch vụ xuất khẩu di chuyển ra ngoài biên giới quốc
gia hoặc, khu vực đặc biệt được hưởng quy chế hải quan riêng theo quy định củapháp luật do đó phải thực hiện đầu đủ các thủ tục Hải quan Điều này sẽ làm chohoạt động xuất khẩu sẽ phức tạp hơn; chi phí sẽ cao hơn so cới hoạt động kinhdoanh trương nước, đồng thời đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trang bị cho mình nhữngkiến thức về thủ tục thông quan xuất khẩu và các dịch vụ thông quan xuất khẩu
Thứ ba, việc chuyển giao hàng hành hóa xuất khẩu cho khách hàng thường
thông qua nhiều nhiều bên trung gian như: người môi giới; người vận tải, ngườigiao nhận, vv Điều này sẽ làm tăng chi phí và cũng là một trong những nguyênchính dẫn đến rủi ro và tranh chấp trong hoạt động xuất khẩu Vì thế, đòi hỏi phảithấu hiểu các đối tác khi lựa chọn họ để thực hiện các dịch vụ này
Thứ tư, chi phí xuất khẩu thường rất lớn và phụ thuộc vào điều kiện giao hàng
mà các bên thỏa thuận Bởi thế, đỏi hỏi các nhà xuất khẩu phải được trang bị nhữngkiến thức và kỹ năng vận dung các điều kiện gia hàng Incoterms
Thứ năm, đồng tiền được sử dụng thanh toán trong xuất khẩu là ngoại tệ ít
nhất đối một bên xuất khẩu, nhập khẩu Điều này làm cho kết quả xuất khẩu chịuảnh hưởng và rủi ro của biến động tỷ giá Vì thế, nhà xuất khẩu phải được trang bịnhững kiến thức nhất định về tỷ giá và những thông tin dự báo xu hướng biến độngcủa các đồng ngoại tệ để lựa chọn được đồng tiền thanh toán phù hợp nhất
Trang 211.1.3 Vai trò của xuất khẩu
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu
Nhắc đến vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế toàn cầu, ta không thể bỏqua học thuyết mà Ricardo1 đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàntoàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế so sánh so với các nước khác trongsản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công laođộng và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sảnxuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩmkhác Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợithế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗinước đều có lợi ích từ thương mại Như thế, nền kinh tế mỗi nước đều có cơ hộiphát triển
Cũng theo Võ Thanh Thu (2012, tr 388), đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăngcường hợp tác kinh tế giữa các nhà nước Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có dịptrao đổi những thế mạnh, cùng nhau hợp tác phát triển đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế,
kế tiếp các lĩnh vực khác như giáo dục, quốc phòng, chính trị cũng được chú trọngtrong các hiệp định thương mại song phương, đa phương
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế quốc gia
Theo Võ Thanh Thu (2012, tr 387), xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọngđối nến kinh tế của mỗi quốc gia thể hiện trên các phương diện:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất Thật vậy, nhập khẩu cũng như vốn đầu tư củamột quốc gia thường dựa vào 3 nguồn tiền chủ yếu :viện trợ nước ngoài, đi vay,xuất khẩu Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầunhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướchay thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân Có thể nói, xuất khẩu và nhập khẩu có mốiquan hệ mật thiết với nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu, tăngnhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu
1
Davit Ricardo 1817), “Principles of Political Economy and Taxation”, Irwin 1963
Trang 22Thứ hai, xuất khẩu kích thích sự tăng trưởng kinh tế Việc đẩy mạnh xuất
khẩu có tác động thúc đẩy, mở rộng quy mô sản xuất, kích thích các ngành sản xuấtkhác phát triển Kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội, góp phần vào sự tăngtrưởng kinh tế của một quốc gia
Thứ ba, xuất khẩu kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể xuất khẩu hànghóa ra thị trường nước ngoài đòi hỏi ta phải đáp ứng được quy cách chất lượng sảnphẩm Muốn thế, ta phải đổi mới công nghệ cũng như trang thiết bị phục vụ quátrình sản xuất làm sao cho sản phẩm xuất đi đáp ứng được yêu cầu của bên nhậpkhẩu Như thế có thể nói xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị vàcông nghiệp sản xuất
Thứ tư, xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước: tàinguyên, lao động, vốn kĩ thuật, công nghệ…Ví dụ như Việt Nam có nguồn nguyênliệu về mặt hàng nông sản, lao động dồi dào nên trong cơ cấu ngành kinh tế xuấtkhẩu thì mặt hàng nông sản luôn đóng một vai trò chủ yếu mang lại nguồn thu ngoại
tệ lớn cho quốc gia
Thứ năm, xuất khẩu góp phần nâng cao đời sống của nhân dân Thực tế cho
thấy mở rộng xuất khẩu giúp lao động phổ thông có công ăn việc làm giảm gánhnặng cho đất nước Lao động có trình độ cao có môi trường để phát huy năng lựctrong xu hướng cạnh tranh toàn cầu
1.1.3.3 Đối với doanh nghiệp
Xuất khẩu là phương thức mở rộng thị trường của doanh nghiệp Vì thế, xuấtkhẩu là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng năng lực kinh doanh;nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện thu nhập của người laođộng
Xuất khẩu đem về nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, vì thế đây là điềukiện để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc hiện đạiphục vụ vào quá trình sản xuất hàng hóa
Trang 23Bên cạnh đó, xuất khẩu khuyến khích doanh nghiệp không ngừng đổi mới,nâng cao trình độ quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thịtrường.
Tóm lại, xuất khẩu là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lục cạnh tranhtrong bối cảnh hội nhập hiện nay
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu
1.1.4.1 Căn cứ vào tính chất của xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu
và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thông qua tổ chức của mình
Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp là giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với thịtrường, am hiểu thị trường, nắm bắt được phản ứng của thị trường, cập nhật đượcnhững nhu cầu mới và xu hướng mới để kịp thời cải tiến sản phẩm, thỏa mãn nhucầu thị trường Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể thu được lợi nhuậncao hơn do giảm được các chi phí trung gian và lợi nhuận không bị chia sẻ, việcxuất khẩu cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, cho hiệu quả cao hơn
Tuy vậy, xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao hơn và ràng buộcnguồn lực lớn để phát triển thị trường, phải chấp nhận môi trường cạnh tranh quốc
tế khốc liệt hơn, phải chấp nhận mọi rủi ro của thị trường nước ngoài Mặt khác,xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đượcđào tạo bài bản và tinh thông nghiệp vụ Bởi thế, xuất khẩu trực tiếp thường được ápdụng đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh; có đội ngũ cán bộ quản
lý giỏi về nghiên cứu thị trường và nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Xuất khẩu gián tiếp
Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông quatrung gian (thông qua người thứ ba) Các trung gian này có thể là đại lý, công tyquản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, có vai trò trợ giúpcông ty xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước ngoài
Trang 24Ưu điểm của xuất khẩu gián là không yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức bộmáy thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và giảm được chi phí xuất khẩu (ký kết hợpđồng; cước phí vận tải; khai báo hải quan, vv., đồng thời giúp doanh nghiệp giảmbớt rủi ro trong quá trình xuất khẩu Đây là một lợi thế của hình thức xuất khẩu giántiếp so với xuất khẩu trực tiếp.
Tuy nhiên xuất khẩu gián tiếp sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội tiếp cậntực tiếp với thị trường, dẫn đến không nhận biết kịp thời nhu cầu biến động của thịtrường nước ngoài cũng như tâm lý thị hiếu của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm
và bị phụ thuộc nhiều vào phía trung gian Ngoài ra, xuất khẩu gián tiếp là hình thức
“mua đứt , bán đoạn”, hoặc phát sinh thêm những chi phí trung gian, do đó lợinhuận của doanh nghiệp sẽ giảm Bởi vậy, xuất khẩu gián tiếp thường được áp dụngkhi doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài như nhucầu, tập quán và thị hiếu của người tiêu d ng, đối thủ cạnh tranh, hay doanh nghiệplần đầu tiếp cận, thâm nhập thị trường Hình thức này cũng thường được áp dụngcho các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực có hạn, chưa thể dàntrải các hoạt động ở nước ngoài hoặc thị trường quá phức tạp, rủi ro cao, cạnh tranhgay gắt ,hay chịu rào cản thương mại từ phía nhà nước
1.1.4.2 Căn cứ vào mức độ tham gia của doanh nghiệp
Xuất khẩu tự doanh
Xuất khẩu tự doanh là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu tựmình sản xuất hàng hóa xuất khẩu và tổ chức xuất khẩu hàng hóa đó cho kháchhàng
Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là giúp doanh nghiệp chủ động đượcnguồn hàng xuất khẩu Mặt khác, chính vì doanh nghiệp tự mình sản xuất hàng hóaxuất khẩu nên doanh nghiệp sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa phù hợp với yêucầu của khách hàng
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là doanh nghiệp phải chịuchi phí cao cho việc tiếp thị và tìm kiếm khách hàng, tổ chức thu gom, sản xuấtnguồn hàng xuất khẩu, vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh
Trang 25và nguồn nhân lực có trình độ cao Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải chịu nhiềurủi ro trong xuất khẩu vì doanh nghiệp phải khép kín các công đoạn của quá trìnhkinh doanh xuất khẩu Bởi vậy, hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp xuấtkhẩu đã có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính,nguồn nhân lực, trình độ công nghệ đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho quá trìnhxuất khẩu của doanh nghiệp.
Gia công xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là một hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuấtkhẩu thực hiện việc gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công cho bênđặt gia công là nhà nhập khẩu Toàn bộ sản phẩm gia công sẽ giao lại cho bên đặtgia công để được nhận thù lao Đối với hình thức này, doanh nghiệp không trực tiếp
ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức việc xuất khẩu hàng hóa
Ưu điểm của gia công xuất khẩu là doanh nghiệp có điều kiện tích lũy kinhnghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu; cho phép tận dụng công suất của máy mócthiết bị cũng như nguồn lực lao động dư thừa và giải quyết công ăn việc làm chongười lao động; đồng thới giảm thiểu rủi ro kinh doanh, vì đầu vào và đầu ra củaquá trình kinh doanh đều do phía đối tác đặt gia công nước ngoài đảm nhận
Tuy nhiên gia công xuất khẩu cũng có nhược điểm là hiệu quả xuất khẩu thấp,ngoại tệ thu được chủ yếu là thu được gia công và phụ thuộc dường như hoàn toànvào đối tác nước ngoài Bởi vậy, hình thức xuất khẩu này thích hợp cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư hạn chế; trình độ tổ chức quản lý và nghiệp vụ xuấtnhập khẩu còn hạn chế hoặc chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới
Ngoài các hình thức trên, nếu căn cứ vào nơi chuyển giao hàng hóa xuất khẩuthì xuất khẩu bao gồm 02 loại là xuất khẩu mậu biên và xuất khẩu tại chỗ; căn cứvào phương thức thanh toán có xuất khẩu thanh toán bằng tiền tệ và xuất khẩu đốilưu; căn cứ vào hình thức pháp lý xuất khẩu có xuất khẩu theo hợp đồng và xuấtkhẩu theo nghị định thư
Trang 261.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu
1.2.1.1 Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu
Sản lượng hàng hóa xuất khẩu là số lượng hoặc khối lượng hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định
Trong đó:
Q: tổng sản lượng hàng hóa
q : sản lượng từng loại hàng hóa
Ý nghĩa của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa xuất khẩu là phản ánh quy mô kết quảkinh doanh xuất khẩu bằng hiện vật của doanh nghiệp Bên cạnh đó nó còn là chỉtiêu cơ bản được sử dụng để hạch toán các chỉ tiêu khác như giá trị hàng hóa xuấtkhẩu, doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu
Ưu điểm của chỉ tiêu này đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán Tuy nhiên,nhược điểm của chỉ tiêu này là không thể sử dung dụng để phân tích, đánh giá kếtquả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh với nhau, hoặc
so sánh với đối thủ canh tranh, khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng xuấtkhẩu, hoặc cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thay đổi qua các kỳ kinh doanh Bởi vậy,chỉ tiêu này thường chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu một mặt hàng,hoặc cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ít thay đổi qua các kỳ kinh doanh
1.2.1.2 Giá trị hàng hóa xuất khẩu
Giá trị hàng hóa xuất khẩu (hay còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) là số tiền thuđược từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được tính trên cơ sở giá trị hợp đồngxuất khẩu theo điều kiện FOB
Trong đó:
V: tổng giá trị hàng hóa
Trang 27P : đơn giá xuất khẩu tính trên hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện FOB
q : sản lượng hàng hóa xuất khẩu
Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị hàng hóa xuất khẩu là phản ánh tổng hợp quy môkết quả kinh doanh xuất khẩu bằng giá trị
Ưu điểm của chỉ tiêu này, ngoài việc đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán
và khắc phục được các nhược điểm của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa xuất khẩu Tuynhiên, nhược điểm của chỉ tiêu này phụ thuộc vào sự biến động của giá cả Vì thế,
để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thì chỉ tiêunày thường chỉ sử dụng trong trường hợp giá cả ít biến động, hoặc cần phải loại trừảnh hưởng của yếu tố giá cả đến giá trị xuất khẩu
1.2.1.3 Doanh thu xuất khẩu
Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10//2002 của Bộ Tài chính, doanhthu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ
và doanh thu từ hoạt động tài chính; là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệpthu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Đó là toàn bộ số tiền bán hàng;tiền cung cấp dịch vụ (bao gồm cả tiền trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp
được hưởng); tiền lãi; tiền bản quyền; cổ tức; lợi nhuận được chia; vv Trong đó:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽthu được từ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng (bao gồm cảcác khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán)
- Doanh thu thuần (bán hàng và cung cấp dịch vụ) là doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ đã trừ các khỏa giảm trừ: chiết khấu thương mại; giảm giá hàng đãbán; hàng đã bán bị trả lại; nộp thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế XK, thuế GTGT theophương pháp trực tiếp
Do vậy, có thể hiểu doanh thu xuất khẩu là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽthu được đã được khách hàng chấp nhận thanh toán) từ hoạt động xuất khẩu hànghoá, dịch vụ cho khách hàng (bao gồm cả các khoản phụ thu ngoài giá bán) Trong
đó, doanh thu xuất khẩu thuần là doanh thu xuất khẩu đã khấu trừ các khoản giảm
Trang 28trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại; giảm giá hàng bán; hàng hóa bị trả lại;thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháptrực tiếp.
1.2.1.4 Lợi nhuận xuất khẩu
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại (doanh thu thuần đã trừ đi chi phí và thuếthu nhập doanh nghiệp); là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanhcuối cùng và một phần hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; là phần thu nhập cònlại (lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp) doanh nghiệp được quyền phân phối,
sử dụng vào việc trả cổ tức cho cổ đông và bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tái sảnxuất mở rộng Theo quy định hiện hành, lợi nhuận được xác định dưới các hìnhthức:
Lợi nhuận trước thuế:
EBT = R − TC
Lợi nhuận sau thuế:
NI = R – TC – TTrong đó:
Trang 29EBT: lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Earnings Before TaxIncome)
NI lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Net
Income) R: tổng doanh thu (Revenue)
TC: tổng chi phí (Total Cost)
TI : Thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Income)
Như vậy, lợi nhuận xuất khẩu là lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩuhàng hoá, dịch vụ cho khách hàng Đó là phần chêch lệch giữa doanh thu xuất khẩuthuần so với chi phí xuất khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1.5 Thị trường, thị phần xuất khẩu
Thị trường
Cho đến nay, có nhiều quan niệm về thị trường:
Theo quan niệm truyền thống và cũng là cách hiểu trong kinh tế học và kinhdoanh),thị trường là nơi người mua và người bán hay người có nhu cầu và ngườicung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa
Ri
Trang 30Trong đó:
MS: thị phần của doanh nghiệp
Ra : doanh thu của doanh nghiệp
R i : Tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngànhhàng
Về ý nghĩa, thị phần là chỉ tiêu phản ánh mức độ kiểm soát thị trường củadoanh nghiệp Do đó, thị phần là chỉ tiêu tổng hợp đo lường năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường Thực chất nó là phần phân chia thị trường xuất khẩucủa doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu
1.2.2.1 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS)
Suất sinh lợi của doanh thu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận vàdoanh thu của doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh
ROS = EBT (NI)
R
Trong đó:
EBT: Lợi nhuận trước thuế
NI: Lợi nhuận sau thuế
R: Doanh thu
Suất sinh lợi của doanh thu cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận Vì thế, suất sinh lợi của doanh thu càng cao thì hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp càng cao Tuy nhiên, suất sinh lợi của doanh thu cao hay thấp cònphụ thuộc đặc điểm của từng ngành kinh doanh Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng đểđánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau,hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng
1.2.2.2 Suất sinh lợi của chi phí (ROC)
Suất sinh lợi của chi phí là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thuđược và chi phí sử dụng của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó
Trang 31Trong đó:
EBT: Lợi nhuận trước
thuế NI: Lợi nhuận sau
thuế TC: Tổng chi phí
Suất sinh lợi của chi phí cho biết cho biết doanh nghiệp cứ bỏ ra một đồng chiphí thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Vì thế, suất sinh lợi của chi phí càngcao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao Tuy nhiên, cũng như suấtsinh lợi của doanh thu, suất sinh lợi của chi phí cao hay thấp còn phụ thuộc đặcđiểm của từng ngành kinh doanh Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giá hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc các doanhnghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng
1.2.2.3 Suất sinh lợi của tài sản (ROA)
Suất sinh lợi của tài sản là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thuđược và giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó
RO = EBT (NI)
Trong đó:
EBT: Lợi nhuận trước thuế
NI: Lợi nhuận sau thuế
: Giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
Trang 32ĐK + CK
=
2
Trong đó:
AĐK : Giá trị tài sản đầu kỳ kinh doanh
ACK : Giá trị tài sản cuối kỳ kinh doanh
Về ý nghĩa, suất sinh lợi của tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận Vì thế, suất sinh lợi của tài sản càng cao thì hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp càng cao Tuy nhiên, suất sinh lợi của tài sản cao hay thấpcòn phụ thuộc vào ngành hàng kinh doanh Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc cácdoanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành hàng
1.2.2.4 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Theo Nguyễn Minh Kiều (2012, tr.81), đứng trên góc độ cổ đông, tỉ số quantrọng nhất là tỉ số suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Suất sinh lợi của vốn chủ
sở hữu là đại lượng được đo bằng tỉ số giữa lợi nhuận thu được và bình quân giá trịvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó
Trong đó:
EBT : Lợi nhuận trước thuế
Trang 33NI: Lợi nhuận sau thuế
E : Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp trong kỳ kinh
doanh
E = EĐK + E - E
Trong đó:
E : Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân tăng trong kỳ kinh doanh
E : Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân giảm trong kỳ kinh doanh
a E
EĐK : giá trị vốn chủ sở hữu đầu kỳ
ECK : giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ
Số liệu lợi nhuận lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, còn số liệu giá trị vốn chủ
sở hữu lấy từ bảng cân đối kế toán nên cần tính số liệu bình quân
Về ý nghĩa, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Vì thế, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
20
Trang 34càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao Tuy nhiên, suất sinhlợi của vốn chủ sở hữu cao hay thấp còn phụ thuộc đặc điểm ngành hàng kinhdoanh Vì thế, chỉ tiêu này chỉ d ng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp qua các kỳ kinh doanh khác nhau, hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trongcùng ngành hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm các nhân tố môi trường vĩ mô
Các nhân tố môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế; môi trường chínhtrị - pháp luật; môi trường văn hóa - xã hội; môi trường khoa học - công nghệ; môitrường tự nhiên Trong đó:
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế được đặc trưng bởi: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế;thu nhập bình quân đầu người; quy mô và tốc độ đầu tư trong nước và đầu tư nướcngoài; lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế; tỉ giá hối đoái, tỉ lệ lạmphát… Về bản chất, môi trường kinh tế nói lên mức độ tăng trưởng và định hướngphát triển của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động Phân tích môi trườngkinh tế có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua
và kết cấu tiêu dùng đầu vào và đầu ra của thị trường
Chẳng hạn, số liệu về tốc độ tăng trưởng của GDP và GNP hàng năm sẽ chobiết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầungười Từ đó, cho phép dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phầncủa doanh nghiệp Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhucầu, về số lượng, chủng loại, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,… dẫn đếntăng quy mô thị trường do đó việc GDP của các quốc gia nhập khẩu tăng lên là cơhội tốt cho các nhà xuất khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình
Trang 35năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào Sự ổn định của môi trườngchính trị và pháp luật được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọngcho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổi điều kiện chính trị có thểảnh hưởng có lợi cho ngành hàng, hay nhóm doanh nghiệp này, hoặc kìm hãm sựphát triển của ngành hàng, hay nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại Mức độhoàn thiện của hệ thống pháp luật, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế, thương mại cóảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược xuất khẩu củadoanh nghiệp.
Thêm vào đó là chính sách đối ngoại của nhà nước có tác động mạnh tới hoạtđộng xuất khẩu Việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, thamgia vào các tổ chức kinh tế, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, hay ký kết hiệpđịnh đối tác chiến lược có ý nghĩa thúc đẩy quan hệ ngoại giao, từ đó ảnh hưởngđến cán cân xuất nhập khẩu, làm tăng khả năng xâm nhập vào các thị trường mới
1.3.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội được dặc trưng những quan điểm về đạo đức,thẩm mỹ, lối sống và nghề nghiệp; những phong tục tập quán truyền thống, nhữngquan điểm; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấnchung của xã hội… Khi tìm hiểu về môi trường văn hóa – xã hội ở nước xuất khẩu,các nhà quản trị cũng đặc biệt quan tâm đến các yếu tố về dân số, mật độ phân bốdân cư tại thị trường đó Bởi lẽ, các đặc điểm về dân số không tách rời với môitrường văn hóa – xã hội Người xưa có câu “Nhập gia tùy tục”, việc chúng ta xuấtkhẩu hàng vào quốc gia khác cũng phải thấu hiểu cách họ sống, suy nghĩ, nhu cầu
và thị hiếu của họ, vì thế chúng ta cần nghiên cứu kĩ các tác động của yếu tố này ởtừng thị trường khác nhau không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả xu hướng vậnđộng của nó
1.3.1.4 Môi trường khoa học công nghệ
Môi trường công nghệ được đặc trưng bởi sự ra đời của những công nghệ mới,những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển(R&D), những vấn đề về bảo vệ sở hữu trí tuệ…Trong một thế giới phẳng với cuộc
Trang 36cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão, thì môi trường khoa họccông nghệ có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của doanh nghiệp Thay đổi công nghệcho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới với tính năng, chất lượng vượt trội nhưngcũng chính thay đổi công nghệ có thể làm những sản hẩm hiện hữu bị lạc hậu chỉsau một đêm.
Có thể nói khoa học công nghệ có thể giúp doanh nghiệp sản phẩm chất lượngcao hơn, giá thành rẻ hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn từ đó giúp doanh nghiệp tạo
ra các thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ của mình Mặc nhiên, sự thay đổikhoa học công nghệ sẽ tăng cường tính ưu thế của sản phẩm thay thế, đe dọa sảnphẩm truyền thống, làm tăng áp lực cạnh tranh trong ngành Sự bùng nổ của khoahọc công nghệ làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, đòi hỏi doanhnghiệp phải rút ngắn thời gian khấu hao, rút ngắn quy trình R&D so với trước
Như vậy, chỉ có những doanh nghiệp nào biết nắm bắt nhanh nhạy và ápdụng kịp thời những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới tránh khỏi những thách thứccủa sự đổi mới công nghệ mang lại, từ đó tận dụng cơ hội thành công trên thươngtrường
1.3.1.5 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các đặc điểm như vị trí địa lý, tài nguyên thiênnhiên, khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ…có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh tronghoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp
Ta có thể thấy rõ rằng một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên sẽ có điều kiệnphát triển sản xuất trong nước thậm chí dư thừa để tiến hành hoạt động xuất khẩu.Chẳng hạn như Việt Nam ta với điều kiện đất, nước, địa hình, khí hậu thích hợp choviệc trồng lúa Nhờ đó đẩy mạnh sản xuất lương thực không chỉ đáp ứng nhu cầu thịtrường trong nước mà có xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Tuy thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều giá trị nhưng cũng mang đếnnhững thử thách Hàng năm vẫn có rất nhiều cơn bão, sóng thần, động đất Điềunày tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Ví dụ thấy rõnhất là việc hàng hóa trên của các doanh nghiệp xuất khẩu thường được vận chyển
Trang 37bằng đường biển, thiên tai bất ngờ xảy ra làm chậm chễ tiến trình giao hàng, và cóthể làm tàu gặp nạn, gây tổn thất nặng nề Bởi thế, trong rất nhiều trường hợp, chínhcác điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnhtranh của các sản phẩm và dịch vụ.
Tóm lại, các yếu tố môi trường vĩ mô có tác động rất lớn tới hoạt động xuấtkhẩu, trực tiếp tạo nên những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Vì thế, cácdoanh nghiệp phải thấu hiểu và dự báo được sự thay đổi của các yếu tố này trongtừng giai đoạn để có những chiến lược xuất khẩu phù hợp giúp doanh nghiệp tồn tại
và phát triển
1.3.2 Nhóm các nhân tố môi trường vi mô
Các nhân tố cơ bản thuộc môi trường vi mô gồm: nhà cung cấp, khách hàng,đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các ngành công nghiệp phụ trợ
1.3.2.1 Nhà cung cấp
Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnhhưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu, đến chi phí, thậm chí cả sự khác biệt hóa sảnphẩm Trong hoạt động xuất khẩu, nhà cung cấp trước hết và đóng vai trò đặc biệtquan trọng là các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào.Doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách bảo đảm có được nguồn cung ứng nhậplượng đều đặn, chất lương cao với giá hạ Bởi các nguồn nhập lượng đầu vào có thểảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà về số lượng, năng suất, chấtlượng và hiệu quả do đó thể làm giảm độ tin cậy của doanh nghiệp xuất khẩu trênthị trường quốc tế Vì thế, cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng và doanhnghiệp tham gia hoạt động sản xuất, xuất khẩu
1.3.2.2 Khách hàng
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Kháchhàng là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp Chính vì lẽ đó, việc thỏa mãnnhu cầu của khách hàng được xem là tối cần thiết của doanh nghiệp Sản phẩm củadoanh nghiệp muốn tồn tại phải đáp ứng được thị hiếu của khách hàng Trong hoạtđộng xuất khẩu, khách hàng của doanh nghiệp càng có quy mô rộng và có nhiều
Trang 38nhu cầu, sở thích khác nhau Việc tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng nhu cầu của kháchhàng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Hơn thế, mỗi doanhnghiệp không chỉ dừng lại ở bảng danh sách khách hàng hiện tại mà còn phảithường xuyên cập nhật, nghiên cứu khách hàng tiềm năng nhằm gia tạo ra cho sảnphẩm đón đầu thị trường xuất khẩu.
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranhtiềm ẩn Trong đó đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh nghiệp đang hoạt độngchung lĩnh vực với doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp cókhả năng gia nhập ngành trong tương lai Cạnh tranh được xác định là động lực thúcđẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoảmãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển Vìthế , theo, Porter (1985, tr 42), lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được; mức độ khókhăn, hay thuận lợi của việc gia nhập ngành phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữacác doanh nghiệp trong ngành Trong mậu dịch quốc tế, đối thủ cạnh tranh càngnhiều thì mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn, do đó khả năng thâm nhập thịtrường càng khó khăn và thị phần của doanh nghiệp càng có nguyên cơ bị thu hẹp
Vì thế, các nhà kinh doanh xuất khẩu cần xác định cho riêng mình một chiến lượccạnh tranh tối ưu thì mới có thể đứng vững trên thị trường quốc tế Các chiến lượcgiúp doanh nghiệp có thể tận dụng được các ưu thế và hạn chế đối thủ hiện hữu vàtiềm ẩn có thể là chiến lược khác biệt hóa, chi phí thấp, hoặc tận dụng các hiệu ứng
về đường cong kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
1.3.2.4 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có cùng tính năng, giá trị dụng, hoặctương đương với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho thị trường Sựxuất hiện của sản phẩm thay thế có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán, giảm sảnlượng tiêu thụ, do đó làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, doanhnghiệp phải dự báo và phân tích khuynh hướng phát triển của các sản phẩm thay thế
để nhận diện các mối đe dọa đối với doanh nghiệp Những sản phẩm thay thế
Trang 39thường là kết quả của việc cải tiến hoặc bùng nổ công nghệ mới Các doanh nghiệpmuốn đạt lợi thế cạnh tranh phải dành nguồn lực phát triển hoặc áp dụng công nghệmới và chiến lược phát triển kinh doanh của mình hoặc tập trung cho chiến lượcnghiên cứu và phát triển sản phẩm.
1.3.2.5 Các ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụkiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm, hoặc thực hiện các dịch vụ logistics đểcung cấp các yếu tố đầu vào và dịch vụ đầu ra cho ngành công nghiệp sản xuất, chếbiến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.Tại Việt Nam, ngành công nghiệp này khá non trẻ và mức độ gia nhập vào thịtrường quốc tế còn thấp Chính vì thế, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của cácdoanh nghiệp đa phần phải nhập từ nước ngoài; đồng thời sử dụng các dịch vụ choxuất khẩu, nhập khẩu của đối tác nước ngoài Điều này, một tăng làm tăng chi phí,mặt hàng hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗicung ứng giá trị toàn cầu
1.3.3 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.3.1 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự thành côngđối với mọi tồ chức và điều này càng không phải là ngoại lệ đối với doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu Vì, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanhxuất nhập phải chịu sức ép cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp kinh doanhnội địa Theo đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sở hữu đội ngũ nhân viên, bêncạnh có năng lực thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu vững vàng, là phải có nănglực hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế; năng lực sử dụng ngoại ngữ thànhthạo; có kiến thức và năng lực vận dụng luật thương mại quốc tế, đồng thời am hiểucác nền văn hóa là thị trường xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hơn thế nữa, tất cảchỉ có thể phối hợp một cách trơn tru và vận hành một cách hiệu quả khi doanhnghiệp được điều hành bởi những nhà quản trị tài ba Vì thế, đầu tư nâng cao chất
Trang 40lượng nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên hàng đầu là năng lực của các nhà quản trịcấp cao và cấp trung là đầu tư tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.3.3.2 Tiềm lực tài chính
Được đặc trưng bởi khối lượng, chất lượng các khối tài sản tài chính trongdoanh nghiệp Trong đó, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp là khối lượng và cơcấu của khối tài sản và nguồn vốn được huy động để hình thành nên khối tài sản đó.Tiềm lực tài chính có vai trò quyết định quy mô, năng lực kinh doanh của mộtdoanh nghiệp Vì thế, kiểm soát và gia tăng năng lực tài chính là điều kiện để doanhnghiệp ổn định sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu
1.3.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chiphí giá thành và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu Vì thế, cơ sở vậtchất kỹ thuật và công nghệ cũng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến khả năngcạnh tranh, tận dụng cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.Khi đối tác nước ngoài lựa chọn đối tác để ký hợp đồng nhập khẩu một phần sẽ cânnhắc là về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ của các bạn hàng Bởi nó tácđộng nhiều đến số lượng, chất lượng thành phẩm thậm chí thời hạn giao hàng Vì lẽ
đó, các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu cần phải tìm kiếm và
ưu tiên nguốn lực đầu tư để hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ
1.3.3.4 Chiến lƣợc Marketing
Các chiến lược Marketing là cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằmtìm kiếm đầu vào, đầu ra và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.Một doanh nghiệp xuất khẩu muốn tạo được chỗ đúng ở thị trường nước ngoài thìviệc sản phẩm có chất lượng thôi chưa đủ, mà còn cần phải có chiến lược marketingđúng đắn Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến ngườitiêu dùng, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng và tạođiều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp Chiến lược marketing, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, chiến