II/ Theo ĐB tiền vay
3.3.1 Phân tích dư nợ hộ nông dân theo ngành kinh tế.
Nhờ bám sát chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, định hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương, cơ chế chính sách của nhà nước và của ngành, tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng quy mô đầu tư, dư nợ tín dụng có bước tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt là ngành nông nghiệp và thương nghiệp-dịch vụ
Nhìn vào bảng 6 ta thấy năm 2006 dư nợ ngành nông nghiệp tăng 8.616 triệu đồng (18,25%) so với năm 2005. Năm 2007 tăng 11.893 triệu đồng (21,30%). Kết quả này có được là do ngân hàng đã bám sát mục tiêu kinh tế-xã hội của địa phương để đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý, kịp thời cho nhân dân. Mặt khác ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp đẩy mạnh tín dụng như việc thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, đơn giản hoá thủ tục, mở rộng quy mô hoạt động đến từng thôn xã. Hai năm gần đây giá cả tương đối ổn định, thị trường lương thực, thực phẩm được mở rộng...Khuyến khích người dân sản xuất hơn
Thương nghiệp và dịch vụ cũng có dư nợ tăng đều qua các năm. Năm 2006 đạt 66.915 triệu đồng, chiếm 40,87% của tổng dư nợ, tăng 15.710 triệu đồng (30,68%) so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tiếp tục tăng mức tăng là 6.066 triệu đồng (9,07%). Có thể
thấy rằng nhu cầu về vốn đối với ngành này là khá cao, việc quan tâm đầu tư cho ngành này là rất cần thiết
Cùng với sự tăng lên về dư nợ của các ngành nói trên thì nhu cầu vốn đối với ngành thuỷ sản và diêm nghiệp cũng có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2006 đạt 15.521 triệu đồng, tăng 660 triệu đồng (4,44%) so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 13.001 triệu đồng, giảm 2.520 triệu đồng (16,24%) so với năm 2006, điều này là do năm 2007 có 4 xã bãi ngang tách về huyện mới, vì thế số hộ vay đối vói ngành này giảm xuống dẫn đến doanh số cho vay giảm và dư nợ giảm là điều tất yếu.
Đối với ngành lâm nghiệp dư nợ cũng tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao nhất vào năm 2007 là 3.370 triệu đồng (22,69%)
Nhu cầu tiêu dùng đối với người dân ngày càng cao do đó cho vay đời sống ngày càng được mở rộng, tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Điều này là hợp lý với định hướng cho vay của ngân hàng
Ngân hàng đã có những cân đối hợp lý về lượng vốn đầu tư cho các ngành đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đồng đều cho huyện nhà. Sự tăng trưởng về dư nợ bình quân ở mỗi ngành khác nhau như vậy đã phản ánh được quy mô hoạt động tín dụng của ngan hàng. Song ngân hàng cần phải chú trọng nhiều hơn đến các đơn vị vay vốn, cần có biện pháp thích hợp kiểm soát sử dụng vốn vay nhằm hạn chế đến mức có thể rủi ro xảy ra