LỜI MỞ ĐẦUNgày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới,đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá, hoạt động
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-
-TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
XU HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA R&D CỦA CÁC TNC
Trang 2Hà Nội, Tháng 3/2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
A GIỚI THIỆU VỀ TNC VÀ HOẠT ĐỘNG R&D 3
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC) 3
1.Định nghĩa và khái niệm: 3
2 Chiến lược hoạt động của TNC 3
3 Vai trò chính của các TNC trong nền kinh tế toàn cầu 4
II GIỚI THIỆU VỀ R&D 7
1 Khái niệm R&D: 7
2 Chức năng của R&D: 7
B TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG R&D TRÊN THẾ GIỚI 10
C XU HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA HOẠT ĐỘNG R&D CỦA CÁC TNC 12
I TỔNG QUAN XU HƯỚNG 12
II NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THU HÚT CỦA XU HƯỚNG QUỐC TẾ HÓA R&D 14
II NGUYÊN NHÂN XU HƯỚNG 16
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới,đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá, hoạt động kinhdoanh quốc tế và các hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng, đã kéo theo sự phát triểnmạnh mẽ của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học - công nghệ (KH-CN) Từ đó xuất hiệnhoạt động của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Coporations - TNCs) Các công ty nàyđang và sẽ là lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác động đến mọi lĩnh vực củađời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi quốc tế Đây là lực lượng chủ chốt trong truyền tải khoahọc, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới Điểm khác biệt giữa một công ty đầu
tư bình thường và một TNC chính là bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) R&D của các TNC
là một dự án chứ không đơn thuần là bộ phận hay một phòng ban thường thấy ở các công ty khác.R&D là nơi nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo thử sản phẩm trước khi đưa vào thị trường toàn cầu;
nó có thể được xem như bộ não của các TNC
Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhiều nướctrong đó có Việt Nam luôn muốn lôi kéo ngày càng nhiều các TNC nước ngoài cùng hoạt độngR&D của họ đến nước mình Thực trạng hoạt động R&D của các TNC trên thế giới diễn ra nhưthế nào? Quốc tế hóa hoạt động R&D có phải là xu hướng và tương lai của nó ra sao? Nhữngnguyên nhân hay cơ hội nào đã thúc đẩy các TNC đầu tư R&D ra nước ngoài? Nắm bắt xuhướng này Việt Nam có những lợi thế gì? Nhận thấy đây là vấn đề có mang tính thực tiễn cao và
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, nhóm đã quyết định chọn đề tài “XUHƯỚNG QUỐC TẾ HÓA R&D CỦA CÁC TNC TRÊN THẾ GIỚI” Đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu về TNC và R&D
Chương 2: Tình hình hoạt động R&D của các TNC trên thế giới
Chương 3: Xu hướng quốc tế hoá R&D của các TNC và phân tích nguyên nhân
Nhóm xin chân thành cám ơn tới giảng viên Vũ Thị Kim Oanh đã hướng dẫn, đóng góp ýkiến, giải đáp những thắc mắc cho nhóm trong quá trình viết đề tài
Do thời gian có hạn và thông tin cùng các nghiên cứu về vấn đề này chưa phong phú, hơnnữa những kiến thức và sự hiểu biết của nhóm về R&D còn hạn chế nên đề tài này không tránhkhỏi những khiếm khuyết Nhóm rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của cô và các bạn để
đề tài này hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
A GIỚI THIỆU VỀ TNC VÀ HOẠT ĐỘNG R&D
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA (TNC)
1 Định nghĩa và khái niệm:
Trong các tài liệu về công ty xuyên quốc gia, có nhiều thuật ngữ được sử dụng như: công
ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia (Multinational Corporations/Enterprises – MNCs/MNEs), công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs), gầnđây lại xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu (Global Firm) Năm 2003, Hội nghị của Liên HiệpQuốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa về công ty xuyên quốc gia
như sau: “TNC là các công ty liên doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh
nước ngoài của chúng Công ty mẹ là công ty thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc quyền quản lý của chúng thông qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần Có tỷ lệ góp vốn cổ phần là 10% so với cổ phần gốc hoặc cao hơn, hay mức
cổ phần khống chế đối với các công ty liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được xem là ngưỡng để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác”
Vậy TNC và MNC có gì khác nhau? Theo các chuyên gia của Hội nghị về Thương mại vàPhát triển thuộc Liên hiệp quốc (UNCTAD), theo quan điểm nhấn mạnh vai trò của chủ sở hữu thìTNC là những công ty có chủ sở hữu vốn thuộc công ty mẹ của một quốc gia, còn MNC có chủ sởhữu vốn thuộc công ty mẹ của nhiều quốc gia Nhưng xét trên tổng thể (đặc điểm về quốc tế hoáhay toàn cầu hoá các hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức các chi nhánh ở nước ngoài…), TNC
và MNC về cơ bản không có sự khác nhau Để thống nhất cách tiếp cận và dễ dàng trong việcđánh giá vai trò của TNC, thuật ngữ TNC sử dụng trong bài viết này được hiểu là công ty tiếnhành FDI Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, công ty tiến hành FDI bao gồm một công
ty mẹ mang một quốc tịch nhất định với các công ty con thuộc sở hữu một phần hay toàn bộ hoạtđộng trong các dự án FDI tại nhiều quốc gia, trong đó công ty này có quyền quản lí hoặc kiềmsoát đáng kể Khi hiểu như vậy thì có thể coi khái niệm TNC và MNC là tương đương
2 Chiến lược hoạt động của TNC
Các công ty tham gia vào sản xuất quốc tế cần các chiến lược và cơ cấu tổ chức phù hợpvới hoạt động kinh tế Sự đa dạng của các chiến lược tăng lên cùng với thời gian vì các TNC phảnứng khác nhau với nhưng thay đổi trong môi trường kinh tế Tuy nhiên chúng ta có thể phân loạicác chiến lược này theo hai tiêu chí lớn sau:
Trang 52.1 Theo mức độ hội nhập các chức năng cơ bản của sản xuất quốc tế.
Với tiêu chí này, sự phát triển các chiến lược chức năng của các TNC được thể hiện thôngqua bảng sau:
Bảng: Các chiến lược chức năng của TNC
Dạng Loại liên kết
công ty
Mức độ hộinhập
Yếu Thành lập các công ty con
chủ yếu hoạt động tự chủtrong nền kinh tế chủ nhà
Đa thị trườngnội địa
Hội nhập đơn
giản
Sở hữu, côngnghệ, thị trường,tài chính…
Tương đối Chuyển giao một số hoạt
động giá trị gia tăng sang các
địa điểm khác
Tìm kiếmnguồn lựcbên ngoàiHội nhập phức
hợp
Tất cả các chứcnăng
Mạnh Chuyển dịch hoạt động sản
xuất và cung cấp tới nhữngđịa điểm sinh lời nhất
Mạng khuvực
Trong đó chiến lược hội nhập phức hợp ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ.Với nhiều công ty với khả năng tài chính lớn mạnh, sản xuất quốc tế có thể xảy ra tại bất cứ điểmnào của chuỗi giá trị Chiến lược này được các TNC áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, có thể kểđến là sản xuất, mua sắm, tài chính, kế toán, đào tạo…trong đó một trong những lĩnh vực được ưachuộng nhất đó là R&D
2.2 Theo phạm vi địa lí của chiến lược sản xuất quốc tế
Bảng: Các chiến lược sản xuất quốc tế phân loại theo phạm vi địa lí
Chiến lược Nội dung Cơ sở chiến lược
Đa thị trường nội
địa
Công ty con chủ yếu phục vụ thị trường nướcchủ nhà trong khi công ty mẹ kiểm soat công
ty con tại nhiều thị trường khác nhau
Các rào cản thương mại
Chiến lược khu
cầu
Mở rộng toàn cầu các sản phẩm và nhãnhiệu, có thể mở rộng cả về mặt địa lí
Áp lực cạnh tranh
Trang 63 Vai trò chính của các TNC trong nền kinh tế toàn cầu
TNC với tiềm lực và khả năng lớn mạnh của mình đã sản xuất và phân phối hàng hóa vàdịch vụ qua biên giới quốc gia, thống lĩnh cơ cấu cơ bản của nền kinh tế toàn cầu: sản xuất, tàichính, công nghệ, thương mại… Đây có thể được coi là nhân tố chính của toàn cầu hóa Số lượngcác TNC tăng nhanh một cách chóng mặt trong thập kỉ này Theo UNCTAD, năm 1994 tổng sốcác TNC trên thế giới vào khoảng 38.000 thì con số này đầu năm 2014 là hơn 100.000 công ty.Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, các công ty xuyên quốc gia đã có những tác động to lớn đến
sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như các nền kinh tế thế giới của từng quốc gianói riêng; đồng thời các công ty xuyên quốc gia cũng có tác động tích cực đến hoạt động thươngmại đầu tư chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực
3.1 Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới
Một trong những vai trò nổi bật của TNC là thúc đẩy thương mại quốc tế Công ty xuyênquốc gia giúp thúc đẩy thương mại thế giới phát triển bằng cách tăng cường lưu thông hàng hoá
và dịch vụ quốc tế, đồng thời góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước Trao đổi giữacác chi nhánh trong nội bộ TNC ở các nước ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trongtổng giá trị thương mại của nhiều nước Trong những năm gần đây với chiến lược đa quốc gia vàtạo ra các liên kết giữa thương mại và đầu tư, các công ty mẹ thường chuyển giao trực tiếp các
Trang 7của các chi nhánh TNC ở nước ngoài tăng nhanh Đó là chưa kể đến hai dòng lưu thông hàng hóa
cơ bản khác là hàng hóa nhập khẩu từ công ty mẹ và hàng hóa bán ra từ các chi nhánh nước ngoài.Nhờ hoạt động của TNC, dòng FDI ra gia tăng và đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trongnền kinh tế thế giới.Tuy những năm gần đây dòng FDI này giảm đáng kể do ảnh hưởng sau cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những nămtiếp theo
(Nguồn: UNCTAD) 3.2 Thúc đẩy đầu tư và hội nhập quốc tế
Hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện qua kênh TNCs Theo báo cáođầu tư thế giới của UNCTAD, đầu tư của TNCs chiếm đến 90% lượng FDI của thế giới Năm
2011 đầu tư của TNCs là 1524 tỷ USD Với lợi thế của mình về nhiều vốn kỹ thuật hiện đại quản
lý tiên tiến và mạng lưới thị trường rộng lớn các TNC luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối
Trang 8đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu Xu hướng gia tăng việc sát nhập và thôn tính các công tyngoại quốc của tnc trong đó chủ yếu ở mỹ và tây âu là một trong những nguyên nhân quan trọnggây bùng nổ đầu tư nước ngoài Với sự phát triển mạnh của thị trường tài chính quốc tế, TNC thúcđẩy nhanh tiến trình tự do hoá đầu tư nước ngoài thông qua tham gia sâu rộng vào quá trình quốc
tế hoá sản xuất Các TNC chiếm khoảng 25% tổng giá trị sản xuất của toàn thế giới
3.3 Nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ.
TNC là chủ thể chính và góp phần quan trọng trong việc phát triển và chuyển giao công
nghệ trên thế giới Các công ty này chuyển giao công nghệ trong nội bộ thông qua FDI cho cáccông ty con nước ngoài hoặc cho công ty khác thông qua nhiều phương thức Nắm giữ hơn 80%
số bằng phát minh sáng chế, với năng lực tài chính và khoa học mạnh, TNCs luôn dùng vốn, côngnghệ mới…để giảm thiểu chi phí, chuyển giao những công nghệ cũ, sang các nước đang phát
Trang 93.4 Vai trò đối với nước nhận đầu tư.
Khi đầu tư vào một nước bất kì, đặc biệt là các nước đang phát triển, các TNC đã góp phầnlàm tăng nguồn lực tài chính và đầu tư cho nước này Mặt khác các công ty này cũng giúp nângcao năng lực công nghệ thông qua chuyển giao công nghệ và các hoạt động sáng tạo công nghệ.Bên cạnh đó, TNC cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu vàthương mại của quốc gia; tạo việc làm và nâng cao chất lượng việc làm TNC cũng gây tác độnglên nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế như môi trường, cơ cấu thị trường và cạnh tranh…
II GIỚI THIỆU VỀ R&D.
Điểm khác biệt giữa nhà đầu tư bình thường và một TNC chính là bộ phận nghiên cứu vàphát triển (R&D) R&D của các TNC là một dự án chứ không đơn thuần là bộ phận hay mộtphòng ban thường thấy ở các công ty R&D, nơi nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo thử sản phẩmtrước khi đưa vào thị trường toàn cầu, được ví như bộ não của các TNC Chưa bao giờ vấn đềnghiên cứu - phát triển (R&D) lại được đề cập nhiều trong các công ty như hiện nay khi các công
ty này ý thức được rằng R&D gắn bó mật thiết với việc tạo ra những sản phẩm và những côngnghệ mới, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của mình
1 Khái niệm R&D:
R&D là từ viết tắt của Research & Development – nghiên cứu và phát triển R&D bao gồmviệc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình tồntại và phát triển của doanh nghiệp Công tác nghiên cứu và phát triển cũng nhằm khám phá nhữngtri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ, sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sảnphẩm, quá trình và dịch vụ mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thịtrường tốt hơn R&D và cải tiến công nghệ luôn là mục tiêu và là chìa khóa thành công của cáccông ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới
2 Chức năng của R&D:
2.1 Nghiên cứu - phát triển sản phẩm (Product R&D)
Đây là chức năng nghiên cứu và phát triển thuần túy về mặt sản phẩm nhằm cho ra đờinhững sản phẩm có thiết kế, chất liệu, đặc tính, công dụng mới Chẳng hạn, sản phẩm nước mắmlàm từ cá hồi, bột nêm làm từ rong biển,…Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn baogồm cả việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có
2.2 Nghiên cứu - phát triển bao bì (Packaging R&D)
Đối với một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các loại hàngtiêu dùng nhanh, bộ phận R&D có chức năng nghiên cứu, phát triển các loại chất liệu bao bì mới(khác với thiết kế kiểu dáng, màu sắc, trang trí, in ấn bao bì - thường do bộ phận marketing đảm
Trang 10nhiệm).Chẳng hạn một công ty nước giải khát tung ra các sản phẩm trà xanh đóng chai, đượcchiết rót ở nhiệt độ cao, buộc phải có một loại chai nhựa làm bằng chất liệu chịu nhiệt mà không
bị biến dạng, không độc hại Bộ phận R&D của công ty phải nghiên cứu một loại chất liệu phùhợp với chi phí hợp lý nhất cho sản phẩm này.Đôi khi, việc nghiên cứu, phát triển bao bì còn baogồm cả các kiểu dáng đặc biệt của bao bì cũng như cách thức đóng gói bao bì tối ưu
2.3 Nghiên cứu - phát triển công nghệ (Technology R&D)
Một trong những chức năng quan trọng của bộ phận R&Dlà nghiên cứu, tìm kiếm côngnghệ sản xuất, chế biến tối ưu để cho ra đời sản phẩm với chất lượng và giá thành tối ưu Ví dụ,công nghệ lên men tự nhiên khác với công nghệ thủy phân bằng a-xít trong sản xuất nước tương,công nghệ sản xuất bia tươi, công nghệ pha chế hương liệu trong ngành thức uống… Nghiên cứu -phát triển công nghệ bao gồm cả hoạt động “tình báo công nghệ”, nghiên cứu bí quyết công nghệcủa đối thủ để bắt chước hoặc phát triển công nghệ mới cho mình
2.4 Nghiên cứu - phát triển quá trình (Process R&D)
Bản chất của chức năng này là nghiên cứu, tìm kiếm các quá trình sản xuất, chế biến, lắpráp, vận hành, phối hợp… tối ưu, được thể hiện bằng các quy trình cụ thể mang tính ứng dụngcao, đem lại hiệu suất và hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp Điển hình cho hoạt động này làviệc nghiên cứu để cải tiến, phát triển các quy trình sản xuất (đối với sản phẩm), quy trình phục vụ(đối với dịch vụ), … Hoạt động này có thể được xem là hoạt động nghiên cứu - phát triển “phầnmềm” của sản phẩm, khác với “phần cứng” là chất liệu, công thức, bao bì sản phẩm, công nghệsản xuất, chế biến…
Bên cạnh đó, để chính hoạt động R&D trở nên hiệu quả cũng cần một quy trình thật khoahọc, thật hợp lý, thường được gọi là “quy trình nghiên cứu - phát triển” Quy trình này quy địnhtrình tự các bước thực hiện trong hoạt động nghiên cứu - phát triển và mô tả sự phối hợp giữa bộphận R&D với các bộ phận khác trong doanh nghiệp
Như vậy, hoạt động nghiên cứu và phát triển cần được hiểu rộng ra, không giới hạn trongkhuôn khổ thuần túy và cứng nhắc của sản phẩm hoặc dịch vụ Với cách hiểu này, chức năng củamột phòng R&D sẽ được mở rộng, tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển
để nhờ đó các tập đoàn, công ty tận dụng được nguồn lực và tiết kiệm chi phí
3 Vai trò của R&D đối với sự phát triển của TNC.
R&D có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và của cácTNC trên thế giới nói riêng Các TNC luôn coi R&D là bộ phận không thể thiếu đối với mình.Trong tất cả các chức năng kinh doanh của TNC, việc đầu tư vào R&D thường đem lại những kếtquả ngoạn mục nhất Hoạt động R&D giúp TNC tạo ra những bước tiến, có thể là đột phá về lợithế cạnh tranh Những khả năng đặc biệt tạo ưu thế cạnh tranh cho công ty thường do sự kết hợpmật thiết giữa chiến lược và các kỹ năng R&D Chỉ có nghiên cứu và phát triển những gì riêng