ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCNGUYỄN THỊ THẢO TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THẢO
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ)
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS HOÀNG BÁ THỊNH
Hà Nội, tháng 5/2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Đảm bảo chất lượnggiáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chấtlượng đào tạo – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, quý Thầy, Côgiáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học vàtrong việc hoàn thành luận văn của mình
Em xin chân thành biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng BáThịnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập
và nghiên cứu thiết thực và quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp trong cơ quan
và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như đóng góp những ý kiến quýbáu cho em trong việc hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Thảo
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thống (Nghiên cứu trường hợp tại Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Thành Phố Cần Thơ)” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và
chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngườikhác Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quytắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩmnghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sửdụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và cácnội dung khác trong luận văn của mình
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thảo
Trang 5MỤC LỤC
Trang Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
7 Đóng góp mới của đề tài 5
8 Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích cực học tập 6
1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá 6
1.1.1.1 Định nghĩa hoạt động ngoại khoá 6
1.1.1.2 Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa 7
1.1.1.3 Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá 7
1.1.1.4 Nội dung của hoạt động ngoại khóa 8
1.1.1.5 Hình thức của hoạt động ngoại khóa 9
1.1.1.6 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa .10
1.1.1.7 Tác dụng của hoạt động ngoại khoá 12
1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập 14
1.1.2.1 Khái niệm tính tích cực học tập 14
1.1.2.2 Biểu hiện của tính tích cực học tập 19
1.1.2.3 Phân loại tính tích cực học tập 24
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 25
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập 26
1.2.1.1 Các công trình ở nước ngoài nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập 26
Trang 61.2.2 Các công trình nghiêu cứu về tính tích cực học tập 30
1.2.2.1 Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập 30
1.2.2.2 Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tính tích cực học tập 33
1.3 Mô hình nghiên cứu 39
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.43 2.1 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 43
2.1.1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ 43
2.1.2 Những đặc điểm tiêu biểu của trường 44
2.1.2.1 Thông tin chung 44
2.1.2.2 Thành tích của trường 45
2.1.2.3 Hoạt động ngoại khoá ở Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ 46
2.2 Phương pháp nghiên cứu 49
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 49
2.2.2 Quy trình nghiên cứu 51
2.2.3 Nghiên cứu sơ bộ 52
2.2.4 Nghiên cứu chính thức 54
2.2.5 Xây dựng thang đo 55
2.2.6 Cách chọn mẫu 60
CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TỚI TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHÂU VĂN LIÊM, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 62
3.1 Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu 62
3.2 Đánh giá thang đo 63
3.2.1 Kiểm định thang đo 65
3.2.2 Phân tích nhân tố 67
3.2.2.1 Kết quả phân tích nhân tố lần 1 68
3.2.2.2 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 70
3.2.2.3 Phân tích nhân tố lần 3 71
3.3 Phân tích ANOVA sự khác biệt về mức tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh thông qua các biến nhân khẩu học 77
3.4 Mô tả các biến thành phần của tính tích cực học tập chịu sự tác động của hoạt động ngoại khóa 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
03 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng lớp học theo khối lớp, chương trình học và 45
số lượng học sinh theo giới tính ở mỗi khối lớp, chương trình học 45
Bảng 2.2 Số lượng học sinh theo năm học từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2011 – 2012 45
Bảng 2.3 Số lượng mẫu khảo sát theo khối lớp, 61
chương trình học, giới tính 61
Bảng 3.1 Số học sinh theo giới tính ở các khối lớp 62
Bảng 3.2 Số học sinh theo học các ban theo khối lớp 63
Bảng 3.3 Các biến được mã hóa để xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 64
Bảng 3.4 Kết quả kiểm định thang đo 66
Bảng 3.5 Kiểm định KMO và BARTLETT lần 1 68
Bảng 3.6 Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến lần 1 69
Bảng 3.7 Kiểm định KMO và BARTLETT lần 2 70
Bảng 3.8 Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến lần 2 71
Bảng 3.9 Kiểm định KMO và BARTLETT lần 3 71
Bảng 3.10 Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến lần 3 72
Bảng 3.11 Phân tích tiêu chuẩn Eigenvalues của các biến lần 3 73
Bảng 3.12 Ma trận nhân tố sau khi xoay 74
Bảng 3.13 Ma trận điểm nhân tố 75
Bảng 3.14 Kết quả phân tích ANOVA 78
Bảng 3.15 Kết quả thống kê các biến thuộc thành phần TTCHT chịu sự tác động của HĐNK 80
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỉ của nền văn minh trí tuệ với tốc độ phát triển mạnh
mẽ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ Nước ta đang đứng trước cơhội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nướcđòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao Vì thế,Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục – Đào tạo là quyếtsách hàng đầu Phát triển Giáo dục là một trong những động lực quan trọngthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huynguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội Muốn đào tạonguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quantâm đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để HS phát triểnthành những con người năng động, sáng tạo, lành mạnh về thể chất lẫn tinhthần Một trong những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục của nhàtrường phổ thông là các HĐNK trong nhà trường
Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáodục thời kỳ Phục Hưng đã nhấn mạnh “Việc giáo dục phải bao hàm cả nộidung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ…ngoài việc học ở nhà, còn có cácbuổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, cácnghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn mộtngày.” (Rabơle in Dũng 2007)
Hay nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc Makarenco (1888 – 1939), cũng đãtừng nói “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dụckhông thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quátrình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét
Trang 11được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” (Rabơle
in Dũng 2007)
Những ý kiến trên đã khẳng định tầm quan trọng của HĐNK trong giáodục phổ thông, tuy nhiên xuất phát từ thực tế công tác ở Thành phố Cần Thơ,tôi thấy có nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên nơi đây về sự ảnh hưởng củaHĐNK tới HSTHPT như:
HĐNK có tác động TC đến HSTHPT: giúp các em có khả năng tiếp thukiến thức môn học tốt, tạo thái độ học tập TC, rèn các kỹ năng cần thiết chocác em, góp phần hình thành nhân cách của HS
Lại có ý kiến cho rằng HĐNK trong nhà trường phổ thông chưa đượctiến hành một cách đồng bộ, hình thức hoạt động còn đơn điệu, công tác kiểmtra thi đua, khen thưởng chưa kịp thời, hoạt động này chiếm nhiều thời gian,tiền bạc của HS, thậm chí nó còn gây nguy hiểm cho các em HĐNK chưamang lại hiệu qủa thực sự cho quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà trường
Vì vậy, nhằm đưa ra một quan điểm đầy đủ, đúng đắn về tác động củaHĐNK tới TTCHT của HSTHPT để tìm ra những giải pháp tổ chức cácHĐNK có ảnh hưởng TC đến HSTHPT, thu hút HS tham gia với niềm ham
mê, tự nguyện, thực sự phát huy được tính sáng tạo, TC học tập đồng thờihình thành được các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong cuộc sống cho HS
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông” (Nghiên cứu trường hợp tại Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ).
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát và phân tích tác động củaHĐNK đến TTCHT của HS Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố CầnThơ
Trang 123 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
HĐNK và TTCHT của HS trường THPT
– Khách thể nghiên cứu
HS và GV Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
– Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHT của HS TrườngTHPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ?
Câu 2: Có sự tương đồng hay khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS
nữ, giữa HS các khối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham giaHĐNK?
– Giả thuyết nghiên cứu
H1: HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT ChâuVăn Liêm, Thành phố Cần Thơ qua các biểu hiện Khả năng chủ động,Phương pháp học tập, Ý thức học tập và khả năng vận dụng
H2: Có sự khác biệt về TTCHT giữa HS nam và HS nữ, giữa HS cáckhối lớp, giữa HS học các chương trình học sau khi tham gia HĐNK
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Cụ thể:
– Hồi cứu tài liệu: Các bài viết trên các tạp chí, sách, đề tài nghiên cứu v v liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
– Nghiên cứu định tính: Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đốitượng (02 cán bộ quản lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuậtngữ trong thang đo cho phù hợp
Trang 13– Nghiên cứu định lượng: Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng
sơ bộ với mẫu là 30 HS để đánh giá thang đo nháp, điều chỉnh thang đo nhápthành thang đo chính thức Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thứcthông qua phiếu khảo sát với kích thước mẫu là 540 HS
6 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi HS tham gia rèn luyện, học tập tại trường THPT thì sẽ có nhiều yếu
tố tác động, ảnh hưởng tới các em như: yếu tố gia đình, yếu tố phương phápgiảng dạy của GV, yếu tố HĐNK, yếu tố môi trường học, yếu tố bảnthân…nhưng ở đây tác giả đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu tác động củaHĐNK đến TTCHT của HS
Đề tài chọn địa bàn thực hiện tại Trường THPT Châu Văn Liêm số 58Ngô Quyền, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, năm học
2011 – 2012 Đây là nơi tôi đang công tác vì thế sẽ rất thuận lợi cho tôi trongviệc điều tra, khảo sát, thu thập số liệu
Đối tượng nghiên cứu: HĐNK và TTCHT của HS trường THPT
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả kết hợp phương pháp nghiên cứu địnhtính với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể: Phương pháp nghiên cứuđịnh tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu 20 đối tượng (02 cán bộ quản
lý giáo dục, 12 HS, 06 GV) để điều chỉnh các thuật ngữ trong thang đo chophù hợp; phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ với mẫu là 30 HS đểđánh giá thang đo nháp, điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức.Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức thông qua phiếu khảo sát vớikích thước mẫu là 540 HS
Giới hạn cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên các nghiên cứu ở nước ngoài cũngnhư ở Việt Nam về HĐNK, về TTCHT của HS, tác động của HĐNK đếnTTCHT của HS để xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình
Trang 147 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu cho thấy HĐNK có tác động như thế nào đến TTCHTcủa HS THPT Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa HS nam
và HS nữ, HS học chương trình cơ bản và HS học chương trình khoa học tựnhiên hay HS giữa các khối lớp về TTCHT sau khi tham gia HĐNK
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu thamkhảo, phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Những ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa tới tính tích cực họctập của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa và tính tích cực học tập
1.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khoá
1.1.1.1 Định nghĩa hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khoá (HĐNK) “Là dạng hoạt động của học sinh ngoàigiờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi qui định của chương trình bộ môn Hoạtđộng này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tácdụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa”(Khánh, Thảo & Hà 2003)
HĐNK được hiểu như là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ họccủa các môn học ở trên lớp HĐNK là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trênlớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhậnthức với hành động của học sinh, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạtđộng thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công ích, hoạtđộng xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thểthao, vui chơi giải trí, v v để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách(đạo đức, năng lực, sở trường) Như vậy, HĐNK là hoạt động giáo dục được
tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp Đây là một trong hai hoạt động giáodục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạchcủa nhà trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động họctập trên lớp, nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theomục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệtrẻ
Hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham giacủa các lực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt độngdạy - học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng Hoạt động này
Trang 16diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáodục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
1.1.1.2 Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa
HĐNK ở trường Trung học phổ thông có mục tiêu giúp cho học sinh:
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếpthu những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, khắc sâu các kiến thức đã họctrên lớp, mở rộng nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực của đời sống xãhội; có thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ýthức lựa chọn nghề nghiệp
- Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trung học
cơ sở để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếunhư: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lựchoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực tự kiểm trađánh giá kết quả
- Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịutrách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiệnsai trái của bản thân (để tự hoàn thiện mình) và của người khác; biết cảm thụ
và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
1.1.1.3 Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá
HĐNK là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức, có
kế hoạch, có phương hướng được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ởngoài giờ nội khóa dưới sự hướng dẫn của GV nhằm gây hứng thú và pháttriển tư duy, rèn luyện kỹ năng, bổ sung và mở rộng kiến thức cho HS
Theo tác giả Nguyễn Quang Đông ( 2009 ), HĐNK là một hình thức tổchức dạy học có đặc điểm:
Trang 17– HĐNK được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc
mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi HS trong khuônkhổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường
– HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp,dạng nhóm theo năng kiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì, dạngđột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội
– HĐNK có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại khóa,câu lạc bộ khoa học, dạ hội nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộvăn học…
– Nội dung ngoại khóa rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hóa, khoa họccông nghệ, thể dục thể thao, kĩ thuật…nhằm giúp HS mở rộng, đào sâu, làmphong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khóa của môn họctương ứng
– Ngoại khóa do GV bộ môn, GV chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh…và HS của một lớp, một số lớp hay HS toàn trường thựchiện
1.1.1.4 Nội dung của hoạt động ngoại khóa
Nội dung của HĐNK ở nhà trường phổ thông là theo chủ đề hàng tháng
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong sách giáo khoa Ngoài nội dungtrong sách giáo khoa về HĐGDNGLL, Ban Lãnh đạo nhà trường bổ sungthêm những hoạt động sinh hoạt của Quận/Huyện đoàn, địa phương, nhàtrường và những vấn đề mang tính thời sự vào nội dung sinh hoạt hàng tuần,hàng tháng Nội dung bao gồm tất cả các mặt văn hóa, xã hội, khoa học côngnghệ, thể dục thể thao, kỹ thuật Nội dung này phụ thuộc vào mục tiêu củatừng HĐNK Vì thế, các nội dung HĐNK phải đảm bảo tính thiết thực – bổích, tính thực tiễn – khả thi, tính ứng dụng – thực hành cao, tránh đưa vấn đề
Trang 18Nội dung HĐNK rất đa dạng và phong phú, thể hiện tập trung ở cácloại hình hoạt động sau đây:
- Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn;
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Hoạt động thể dục thể thao;
- Hoạt động lao động, khoa học, kĩ thuật, hướng nghiệp;
- Hoạt động vui chơi giải trí
1.1.1.5 Hình thức của hoạt động ngoại khóa
HĐNK ở trường phổ thông được tổ chức bằng nhiều hình thức phongphú đa dạng như:
Đố vui học tốt: Hình thức này bao quát được nội dung cần ôn tập cho
HS, mở rộng hiểu biết của HS về kiến thức đã học
Xây dựng các tiểu phẩm phục vụ cho công tác tuyên truyền, cổ động(tuyên truyền phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, tuyên truyền về antoàn giao thông, sức khỏe sinh sản vị thành niên )
Các hoạt động mang tính chất từ thiện xã hội: Ủng hộ quỹ quỹ giúpngười nghèo, đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, người già, người tàn tật; tổ chức vănnghệ gây quỹ xây nhà tình thương cho GV, HS; vận động gây quỹ “Cây mùaxuân” chăm lo cho HS nghèo hiếu học vào Tết Nguyên đán; vận động gâyquỹ học bổng cho HS nghèo vượt khó học tốt, thăm Bà mẹ Việt Nam Anhhùng, chăm sóc gia đình neo đơn có công với cách mạng
Hội khỏe Phù Đổng, Hội diễn văn nghệ
Làm báo tường, bản tin, tổ chức các chuyên đề giáo dục đạo đức,chuyên đề học tốt ở một môn học cụ thể, Hội thi ứng xử, Hội thi tìm hiểu, Hộithi vẽ tranh, lao động giữ gìn vệ sinh cảnh quang trường lớp và một số tuyếnđường của địa phương
Hoạt động hướng nghiệp
Trang 19Tổ chức các gameshow “vui học” ở các môn học giúp HS tự tin, năngđộng, thích thú trong học tập.
Tổ chức cho HS tự tìm hiểu nghiên cứu về một đề tài khoa học
Câu lạc bộ văn học, thể dục thể thao, văn nghệ, tin học là nơi để HS bộc
lộ năng khiếu của mình
Tham quam dã ngoại: Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tíchlịch sử, các địa danh
Giao lưu với người nổi tiếng như nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nghiêncứu, những cựu HS thành đạt của nhà trường
Với những hình thức phong phú như thế, HĐNK đã tạo cho HS một
“sân chơi mà học” hấp dẫn
1.1.1.6 Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa.
Đầu năm học, các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhàtrường (Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Hội Cha mẹ HS),GVCN, Giám thị phải lên kế hoạch tổ chức HĐNK các tháng trong năm họctheo chủ đề quy định hàng tháng trong sách giáo khoa kết hợp với kế hoạchhoạt động của tổ chức, bộ phận, cá nhân mình Kế hoạch này phải thông qua
sự phê chuẩn ký duyệt của Ban Lãnh đạo nhà trường Trên cơ sở kế hoạchnày, hàng tháng các tổ chức đoàn thể, cá nhân phụ trách xây dựng kế hoạchhoạt động rõ ràng cụ thể cho tháng đó, đôi khi cũng có những hoạt động độtxuất từ Quận/Huyện đoàn, địa phương, phòng giáo dục và đào tạoquận/huyện, sở giáo dục và đào tạo Tùy theo tính chất của từng hoạt động mà
có sự kết hợp các tổ chức, bộ phận trong nhà trường để thực hiện hay cónhững hoạt động từng tổ chức đoàn thể, bộ phận, cá nhân GV tự tổ chức độclập
Trang 20HĐNK có thể được tiến hành thực hiện đối với một nhóm HS, một lớphọc, một khối lớp học hay toàn thể HS của trường Điều này tùy thuộc vàomục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện tổ chức hoạt động.
Theo GS Đặng Vũ Hoạt, Qui trình chung tổ chức một hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp (HĐNK) cho học sinh (qui mô lớp hoặc qui mô trường)nên tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dụccần phải đạt được
+ Trước hết, các nhà giáo dục cần xác định chủ đề của hoạt động, vìchủ đề chứa đựng nội dung hoạt động và định hướng cho việc lựa chọn hìnhthức hoạt động phù hợp với lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nhà trường
+ Sau khi lựa chọn chủ đề, cần xác định rõ mục tiêu giáo dục để chỉđạo triển khai hoạt động đúng hướng và có hiệu quả Việc xác định mục tiêuhoạt động phải căn cứ vào các nhiệm vụ của HĐNK, chú ý vào 3 yêucầu giáo dục:
Yêu cầu giáo dục về nhận thức: hoạt động sẽ cung cấp cho học sinhnhững hiểu biết, những thông tin gì? củng cố hoặc nâng cao những hiểu biết
- Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động Sau khi đã xác định chủ đề và mụctiêu hoạt động, hiệu quả của HĐNK phụ thuộc phần lớn vào việc chuẩn bị chohoạt động, cụ thể là:
Trang 21+ Vạch kế hoạch bao gồm: dự kiến thời gian chuẩn bị, thời gian tiếnhành hoạt động; dự kiến nội dung và hình thức hoạt động; dự kiến những điềukiện về kinh phí, phương tiện hoạt động và cơ sở vât chất cho hoạt động;
+ Dự kiến những công việc phải chuẩn bị và phân công lực lượng thamgia chuẩn bị Lực lượng tham gia chuẩn bị chủ yếu là học sinh; nhưng trongnhiều hoạt động cần có sự tham gia chuẩn bị của giáo viên bộ môn, cha mẹhọc sinh, Đoàn – Đội, các lực lượng ngoài xã hội ; xây dựng chương trìnhthực hiện hoạt động;
+ Bồi dưỡng đội ngũ cốt cán học sinh về kĩ năng tự quản, kĩ năng điềukhiển hoạt động;
+ Đôn đốc, kiểm tra việc chuẩn bị Trong quá trình chuẩn bị hoạt động,nhà giáo dục phải khuyến khích và lôi cuốn học sinh tham gia vào các côngviệc chuẩn bị, để học sinh là chủ thể tích cực hoạt động
- Bước 3: Tiến hành hoạt động Ở bước này, học sinh sẽ điều khiểnhoạt động theo chương trình đã được xây dựng từ trước Nhà giáo dục thamgia như một đại biểu và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để giúp học sinh giảiquyết những tình huống bất ngờ trong quá trình hoạt động
- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm Việcđánh giá kết quả HĐNK có liên quan tới kết quả giáo dục toàn diện của nhàtrường, của lớp Vì vậy, cần phải tổ chức đánh giá kết quả từng hoạt độngcũng như đánh giá sau một thời kì (học kì, năm học) để từ đó rút kinh nghiệmcho việc tổ chức các hoạt động tiếp theo
1.1.1.7 Tác dụng của hoạt động ngoại khoá
Theo Nguyễn Quang Đông ( 2009 ), HĐNK có vai trò quan trọng trongcông tác giáo dục ở nhà trường phổ thông góp phần nâng cao chất lượng giáodục trên tất cả các mặt, cụ thể:
Trang 22+ HĐNK góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làmchủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế Ngoại khóa được thực hiện
cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của HS cộng với sự giúp đỡ thích hợpcủa GV sẽ động viên HS nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra
+ HĐNK làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làmcho việc học tập của HS thêm hứng thú sinh động, tạo cho HS lòng hăng sayyêu công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của HS.Qua ngoại khóa, HS có điều kiện tự làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự tin
ở mình, có thể dám nghĩ dám làm
– Tác dụng giáo dưỡng:
+ HĐNK góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS Thông quaHĐNK, kiến thức HS thu nhận được sẽ sâu sắc hơn Trong khi tiến hànhHĐNK, HS được tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luậnvới bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng Chính vì thế, HĐNK góp phần đắc lựctrong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của HS
+ Vì điều kiện thời gian, trong chương trình nội khóa có những phần
GV không thể giới thiệu hết được Những phần này nếu được bổ sung bởiHĐNK thì kiến thức của HS sẽ được mở rộng thêm HS có thể thu nhận đượckiến thức dưới nhiều hình thức như: nhóm ngoại khóa, câu lạc bộ khoa học,hội thi…
– Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp: QuaHĐNK, HS được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên cứu một vấn đề,thuyết minh trình bày trước đám đông, tập sử dụng các công cụ, thiết bịthường gặp trong đời sống những máy móc từ đơn giản đến hiện đại Qua đó
sẽ nảy nở ở HS tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp
mà HS sẽ chọn trong tương lai
Trang 23Tóm lại, HĐNK có mục đích bao trùm là hỗ trợ cho dạy học nội khóa,giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách người học Đặc biệt, HĐNK góp phầnquan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có TTC, tự lực cao và có khảnăng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục ởnước ta trong giai đoạn hiện nay Qua cơ sở lý luận trên cho thấy hình thứcHĐNK quyết định ảnh hưởng đến TTCHT của HS.
1.1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tính tích cực học tập
1.1.2.1 Khái niệm tính tích cực học tập
Hoạt động nhận thức của con người là quá trình phản ánh thế giới nhằmchiếm lĩnh các thuộc tính, qui luật, đặc điểm của sự vật hiện tượng xungquanh để cải tạo thế giới và đồng thời nhận thức và cải tạo chính bản thânmình Hoạt động nhận thức của con người tuân theo qui luật chung của quátrình nhận thức mà Lênin đã chỉ ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừutượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng đểnhận thức hiện thực khách quan” Quá trình nhận thức của HS, SV cũng tuântheo qui luật này nhưng khác với quá trình nhận thức chung của loài người ởchỗ là có sự hướng dẫn của GV, giảng viên, nhờ vậy HS, SV nhận thức thếgiới nhanh, ngắn gọn, hiệu quả Họ không phải mò mẫm, dò dẫm quanh conhư quá trình nhận thức của các nhà khoa học Chính vì hoạt động học tập làhoạt động đặc thù của con người được điều khiển một cách tự giác để lĩnh hộinhững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và nhữngdạng hoạt động nhất định Cho nên khái niệm hoạt động nhận thức rộng hơnkhái niệm học tập, học tập chỉ là một dạng hoạt động đặc thù của con người.Khi TTC cá nhân được huy động và hướng vào một lĩnh vực, một môi trường
cụ thể để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, nhằm những đối tượng và mụctiêu cụ thể thì nó ở trạng thái chuyên biệt Vì vậy, TTC cá nhân của người học
Trang 24– TTC trí tuệ: là một thành tố cơ bản của TTC cá nhân ở hình thái hoạtđộng bên trong (sinh lý và tâm lý), thường được gọi là hoạt động trí tuệ haytrí óc (tri giác, ghi nhớ, nhớ lại, tưởng tượng, tư duy…) Trong nhận thức vàhọc tập, hoạt động trí tuệ giữ vai trò thiết yếu vì vậy TTC trí tuệ là cốt lõi củaTTC nhận thức và cùng với TTC nhận thức tạo nên nội dung chủ yếu củaTTCHT (Hưng 2002)
– TTC nhận thức: là trạng thái hay dạng phân hoá của TTC cá nhânđược hình thành và thực hiện trong quá trình nhận thức của chủ thể Nó làTTC chung được huy động để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và nhằm đạtcác mục tiêu nhận thức Hình thái bên trong của TTC nhận thức gồm các hoạtđộng trí óc, tâm vận, các chức năng cảm xúc, ý chí, các phản xạ thần kinh cấpcao, các biến đổi của nhu cầu, hứng thú, tình cảm… Hình thái bên ngoài gồmcác hoạt động quan sát, khảo sát, ứng dụng thực nghiệm, đánh giá, thay đổi,dịch chuyển đối tượng…
– TTCHT: là TTC cá nhân được phân hoá và hướng vào việc giải quyếtcác vấn đề, nhiệm vụ học tập để đạt các mục tiêu học tập TTCHT bao gồmhai hình thái bên trong và bên ngoài Hình thái bên trong của TTCHT chủ yếubao hàm những chức năng sinh học, sinh lý, tâm lý, thể hiện rõ ở đặc điểm khíchất, tình cảm, ý chí, các chức năng và đặc điểm nhận thức như mức độ hoạtđộng trí tuệ, tư duy, tri giác, tưởng tượng… và các chức năng vận động thểchất bên trong (các nội quan, các quá trình sinh lý, sinh hoá) Hình thái bênngoài của TTCHT bao hàm các chức năng, khả năng, sức mạnh thể chất và xãhội, thể hiện ở những đặc điểm hành vi, hành động di chuyển, vận động vật lý
và sinh vật, nhất là hành động ý chí, các phương thức tiến hành hoạt độngthực tiễn và tham gia các quan hệ xã hội Nó được hình thức hoá bằng các yếu
tố cụ thể như cử chỉ, hành vi, nhịp điệu, cường độ hoạt động, sự biến đổi sinhlý… chúng ta có thể quan sát, đo đạc, đánh giá (Hưng 2002)
Trang 25Như vậy TTC nhận thức là khái niệm có phạm vi rộng nhất trong cáckhái niệm được nêu ở trên, nếu coi học tập là một quá trình nhận thức đặc biệtcủa HS, SV thì TTCHT và TTC nhận thức đều phải tiến hành các thao tác trítuệ cũng như sự tham gia của toàn bộ nhân cách HS, SV trong quá trìnhchiếm lĩnh tri thức nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân TTCnhận thức, TTC trí tuệ, TTCHT đều là TTC cá nhân nên đều thể hiện ở hìnhthái bên ngoài và hình thái bên trong.
Khi xem xét TTC nhận thức của HS, SV có nhiều ý kiến khác nhau:Một số tác giả coi TTCHT là một dạng của TTC nhận thức Chẳng hạn
họ xem “sự học tập là trường hợp riêng của sự nhận thức, một sự nhận thức
đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”(Kharlomop 1979) Vì vậy, nói tới TTCHT, thực chất là nói tới một dạng củaTTC nhận thức “Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở
sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” (Hoành 1991)
Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành đượcbằng hoạt động của bản thân HS sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trảiqua hoạt động nhận thức TC của mình, trong đó các em đã phải có những cốgắng trí tuệ
V.Ôcôn cho rằng “Tính tích cực là lòng mong muốn hành động đượcnảy sinh một cách không chủ định và gây nên những biểu hiện bên ngoài hoặcbên trong của sự hoạt động” (ÔKun 1976)
I F.Kharlamôp xem TTC là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa làcủa người hành động “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động củahọc sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực caotrong quá trình nắm vững kiến thức” (Kharlamốp 1979)
Trang 26Một số tác giả khác lại cho TTCHT là một hành động ý chí hay mộtphẩm chất nhân cách: Chẳng hạn R.A.Nizamôp: Cho TTCHT là một hànhđộng ý chí, một trạng thái hoạt động đặc trưng bởi sự tăng cường nhận thứccủa cá nhân Mà biểu hiện của nó là hứng thú toàn diện, sâu sắc đối với kiếnthức, với nhiệm vụ học tập, sự cố gắng bền bỉ, tập trung chú ý, huy động thểlực, trí tuệ để đạt mục đích (An 1990) Nhìn chung, tác giả đã thiên về chiềuhướng coi TTC là hành động ý chí.
Dưới góc độ Tâm lý học trên quan điểm tiếp cận hoạt động – nhân cách– giao tiếp thì các nhà Tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc (1988),Nguyễn Quang Uẩn (1997), Trần Trọng Thuỷ (1997), Nguyễn Ánh Tuyết(1990)…đều thống nhất cho rằng TTC là một phẩm chất nhân cách điển hìnhcủa con người Các thành tố tâm lý của TTC là nhu cầu, động cơ, hứng thú,niềm tin, lý tưởng Bởi vậy đã nói tới TTC có nghĩa nói tới tính chủ thể tronghoạt động, nói tới tính tương đối ổn định và bền vững của thuộc tính tâm lýnày TTC là đặc trưng hoạt động của con người
TTCHT đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiềugóc độ khác nhau Ở góc độ Tâm lý học, một tác giả có công trình nghiên cứumột cách sâu sắc về vấn đề này là L.Aristôva Bà cho rằng bản chất TTC nhậnthức – học tập của người lớn nói chung và trẻ em nói riêng như là thái độ cảitạo của chủ thể đối với khách thể, đối với những sự vật, hiện tượng trong thếgiới khách quan Theo bà, TTCHT là một cấu trúc toàn vẹn gồm nhiều yếu tốcấu thành, đó là:
– Tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức: chủ thể tỏ thái độmột cách có ý thức với đối tượng nhận thức (có động cơ, hứng thú…đối vớimôn học, tri thức cần nắm vững)
Trang 27– Chủ thể đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ, cách thức cần giải quyếtsau khi đã lựa chọn đối tượng nhận thức (xác định rõ mục đích, nhiệm vụ,cách thức học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo).
– Chủ thể cải tạo đối tượng trong hoạt động nhằm giải quyết vấn đề:chủ thể thực hiện hành động giải quyết nhiệm vụ chiếm lĩnh đối tượng nhậnthức, tạo ra sản phẩm của hoạt động học tập
Theo L.Aristôva, các thành tố này có mối liên hệ chặt chẽ, tác độngqua lại lẫn nhau Bà viết: "Hoạt động mà thiếu những nhân tố đó thì chỉ có thểnói đó là sự thể hiện trạng thái hành động nhất định của con người, mà khôngthể là tính tích cực nhận thức được Hiện tượng tích cực và trạng thái hànhđộng tích cực của con người về bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về bảnchất Tính tích cực khi được thể hiện trong hoạt động cải tạo đòi hỏi phải thay đổi
mà trước tiên là trong ý thức của chủ thể hành động Trong khi đó trạng thái hànhđộng không đòi hỏi một sự cải tạo như vậy" (Aristôva 1968)
Các thành tố này kết hợp với nhau tạo nên hai hình thái cơ bản củaTTCHT: bên trong và bên ngoài
TTCHT bên trong được thể hiện ở sự căng thẳng về trí lực, những hànhđộng và thao tác nhận thức từ cảm giác, tri giác…đến tư duy, tưởng tượng,đồng thời còn thể hiện ở nhu cầu bền vững đối với đối tượng nhận thức, ở thái
độ độc lập ra quyết định trong những tình huống có vấn đề, tìm kiếm conđường, phương tiện để giải quyết vấn đề, sự độc đáo trong giải quyết vấn đề.TTCHT bên ngoài được thể hiện ở đặc điểm hành vi như: nhịp độ,cường độ học tập cao, người học rất năng động, luôn hoạt động và hoàn thànhnhững công việc được giao với sự chú ý cao độ
Dựa vào cơ sở lý luận về TTC, TTCHT và TTCHT của HS, SV được
trình bày ở trên theo chúng tôi: Tính tích cực học tập của học sinh là sự ý
Trang 28thức tự giác của học sinh về mục đích học, thông qua đó học sinh huy động
ở mức độ cao các chức năng tâm lý để giải quyết các nhiệm vụ học tập có hiệu quả.
1.1.2.2 Biểu hiện của tính tích cực học tập
Xuất phát từ chỗ có nhiều tác giả nhìn nhận TTCHT ở nhiều góc độkhác nhau mà có nhiều quan niệm khác nhau về biểu hiện của TTCHT:
Ô.Côn cho rằng TTCHT của HS được biểu hiện như sau:
– Hình dung những mục đích, mà để đạt tới nó người ta cần khắc phụckhó khăn
– Đi đến quyết định
– Thực hiện quyết định
– Đạt tới mục đích (Ôkôn 1976)
Còn I F Kharlamôp lại cho rằng TTCHT được biểu hiện ở:
– Khát vọng học tập (nhu cầu, hứng thú, động cơ và phương hướng của
tổ chức các hình thức ấy mới kích thích được TTCHT của các em
Theo G.I.Sukina (1979), TTC hoạt động trí tuệ được biểu hiện bởi cácdấu hiệu sau:
– HS khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổsung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đềnêu ra
Trang 29– HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trìnhbày chưa đủ rõ.
– HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học đểnhận thức các vấn đề mới
– HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn những thông tin mớilấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, mônhọc
Ngoài những biểu hiện nói trên mà GV dễ nhận thấy còn có những biểuhiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hayngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài họchoặc khi tìm ra lời giải cho một bài tập Những dấu hiệu này biểu hiện khácnhau ở từng cá thể HS, bộc lộ rõ ở các lớp HS bé và kín đáo ở các HS lớptrên
G I Sukina còn phân biệt những biểu hiện của TTCHT về mặt ý chínhư:
– Tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì làm cho xong các bài tập.– Không nản trước những tình huống khó khăn
– Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ, cố làm choxong hoặc vội vàng gấp vở chờ được lệnh ra chơi
Trần Bá Hoành thì lại cho rằng TTCHT của HS được biểu hiện ở sựkhao khát học, hay nêu thắc mắc, chủ động vận dụng, sự tập trung chú ý, sựkiên trì vượt mọi khó khăn để đạt mục đích Và TTCHT được thể hiện ở cácmức độ khác nhau đó là: tái hiện, tìm tòi, sáng tạo (Hòa 1997; Hoành 2000)Hai tác giả này đã chỉ ra tương đối đầy đủ các thành phần tâm lý củaTTCHT ở lứa tuổi HS phổ thông
Theo Th.S Lê Thị Xuân Liên, các hình thức biểu hiện của TTCHT đó là:
Trang 30– Xúc cảm học tập: Thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầucủa giáo viên, hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên; thích phát biểu ýkiến của mình trước vấn đề nêu ra Hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽnhững vấn đề chưa đủ rõ.
– Chú ý: Thể hiện ở việc tập trung chú ý học tập, lắng nghe, theo dõimọi hành động của GV
– Sự nỗ lực của ý chí: Thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó khănkhi giải quyết nhiệm vụ nhận thức Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nảnlòng trước những tình huống khó khăn Có quyết tâm, có ý chí vươn lên tronghọc tập
– Hành vi: Hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập:hay giơ tay phát biểu ý kiến, bổ sung các câu trả lời của bạn; ghi chép cẩnthận, đầy đủ, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy
– Kết quả lĩnh hội: nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vậndụng được kiến thức, kỹ năng khi gặp tình huống mới để nhận thức nhữngvấn đề mới
Đặc biệt, TTCHT có mối liên hệ nhân quả với các phẩm chất nhâncách của người học như:
+ Tính tự giác: đó là sự tự nhận thức được nhu cầu học tập của mình và
có giá trị thúc đẩy hoạt động có kết quả
+ Tính độc lập tư duy: Đó là sự tự phân tích, tìm hiểu, giải quyết cácnhiệm vụ nhận thức Đây là biểu hiện cao của TTC
+ Tính chủ động: Thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn bộhoặc trong từng giai đoạn của quá trình nhận thức như đặt ra nhiệm vụ, lập kếhoạch thực hiện nhiệm vụ đó, tự đọc thêm, làm thêm các bài tập, tự kiểmtra… Lúc này, TTC đóng vai trò như một tiền đề cần thiết để tiến hành cáchoạt động học tập của người học
Trang 31+ Tính sáng tạo: Thể hiện khi chủ thể nhận thức tìm ra cái mới, cáchgiải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có Đây là mức độ biểu hiệncao nhất của TTC (Liên 2005)
Khi nghiên cứu TTC nhận thức của HS, Thái Duy Tuyên đã chỉ ra biểuhiện của TTCHT như sau:
– Biết vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn
– Đọc thêm, làm thêm các bài tập khác
– Tốc độ học tập nhanh và hứng thú trong học tập
– Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập
– Có sáng tạo trong học tập
Ngoài ra ông còn chỉ ra các mức độ TC của HS, đó là:
– Có tự giác học tập không hay bị bắt buộc bởi những tác động bênngoài (gia đình, bạn bè, xã hội…)
– Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa.– TC nhất thời hay thường xuyên, liên tục
– TC ngày càng tăng hay giảm dần
– Có kiên trì, vượt khó hay không (Tuyên 1999)
Từ những ý kiến trên, theo chúng tôi, TTCHT của HS được biểu hiện ởcác mặt sau:
Trang 32– Mặt nhận thức: Để có thái độ học tập đúng đắn, trước hết HS phảinhận thức đối tượng học, tức là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần nắm vững, cácyêu cầu và ý nghĩa của nó.
– Mặt thái độ (thái độ học tập đúng đắn):
+ Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập, có nhu cầu nhận thức cao;+ Có động cơ học tập đúng đắn: học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹxảo và hoàn thiện nhân cách theo yêu cầu của xã hội;
+ Có hứng thú học tập
– Mặt hành động: Huy động tối đa các chức năng tâm lý để từ đó tìm raphương pháp học tập phù hợp, có sự vận dụng TC các chức năng tâm lí nhưtri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý… vào việc học tập
– Hành động học có hiệu quả: biểu hiện ở kết quả học tập, ở sự biến đổitoàn bộ nhân cách đặc biệt là hoạt động nhận thức
– Về mức độ TC của SV trong quá trình học tập có thể không giốngnhau, GV có thể phát hiện được điều đó nhờ dựa vào một số dấu hiệu sau đây:+ Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (giađình, bạn bè, xã hội)
+ Thực hiện yêu cầu của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa?+ TC nhất thời hay thường xuyên liên tục?
+ TC tăng lên hay giảm dần?
+ Có kiên trì vượt khó hay không?
Từ những cơ sở lý luận trên, theo tôi, TTCHT của HS được thể hiện quamột số dấu hiệu cơ bản sau:
+ Biết lập thời gian biểu cho việc học một cách khoa học;
+ Có phương pháp học phù hợp với từng môn học;
+ Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp;
+ Chăm chú nghe GV giảng bài;
Trang 33+ Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình;
+ TC phát biểu xây dựng bài;
+ Có sự gắn kết nội dung các môn học với nhau;
+ Tự giác làm thêm bài tập ngoài yêu cầu của GV;
+ Tìm những ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn nội dung bài học;
+ Hiểu rõ nội dung bài học;
+ Trình bày lại được nội dung bài học theo cách hiểu của mình;
+ Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc giải bài tập;
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao;
+ Chủ động phát hiện và tìm cách lấp chỗ hổng kiến thức của mình;+ Sử dụng thư viện hoặc Internet hoặc phương tiện truyền thông khác
để bổ sung kiến thức đã học trên lớp;
+ Dành nhiều thời gian buổi tối cho việc học tập;
+ Tham gia thảo luận, học nhóm;
+ Ghi nhớ tốt nội dung bài học;
+ Kiên trì hoàn thành các bài tập khó;
+ Cố gắng đi học khi sức khỏe không được tốt;
+ Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay cả khi sức khỏe khôngđược tốt;
+ Tự tin trong trao đổi với GV khi có quan điểm khác với quan điểmcủa GV;
+ Tham khảo kinh nghiệm học tập của HS khá, giỏi
1.1.2.3 Phân loại tính tích cực học tập
Có nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học trong nước và nước ngoài nghiêncứu về TTCHT của HS, SV theo những xu hướng khác nhau do đó cũng có nhiềucăn cứ để phân loại TTCHT:
Trang 34– Dựa theo tính chất tái tạo hay sáng tạo của kết quả hoạt động,G.I.Shukina, Trần Bá Hoành đã chia TTCHT gồm 3 loại :
+ TTC tái hiện, bắt chước là TTC chủ yếu dựa vào trí nhớ (HS tái hiện,thể hiện lại những gì đã nhận thức đã biết; tái tạo lại những kiến thức đã học,thực hiện được những thao tác, kỹ năng mà GV đã nêu ra)
+ TTC tìm tòi được đặc trưng bằng sự bình phẩm, phê phán, tìm tòi TC
về mặt nhận thức, óc sáng kiến, lòng khao khát hiểu biết, hứng thú học tập.+ TTC sáng tạo là mức độ cao nhất của TTC nhận thức được đặc trưngbởi sự khẳng định con đường riêng của mình không giống hoặc phát triển conđường mà mọi người đã thừa nhận, đã trở thành chuẩn hoá, để đạt được mụcđích
– Dựa vào hình thái của hoạt động, hành động, Skatkin, Đặng ThànhHưng đã chia TTC như sau:
+ Theo hình thái bên ngoài của TTCHT gồm các hoạt động quan sát,khảo sát, ứng dụng, thực nghiệm, đánh giá, thay đổi, dịch chuyển đốitượng…; được thể hiện ở nhịp độ, cường độ học tập cao, HS rất năng độngluôn hoạt động và hoàn thành những công việc được giao, tập trung chú ý…+ Theo hình thái bên trong học tập gồm các hoạt động trí óc (sự căngthẳng về trí lực, những hành động và thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát hoá…), tâm vận, các chức năng cảm xúc, ý chí, các phản
xạ thần kinh cấp cao, các biến đổi về cường độ, độ bền vững…của nhu cầu,hứng thú, tình cảm…
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, sau đây
là phần giới thiệu tóm tắt một số đề tài nghiên cứu khoa học, những khảo sát,bài báo, tư liệu có liên quan đến đề tài
Trang 351.2.1 Các công trình nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập
1.2.1.1 Các công trình ở nước ngoài nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập
Qua một cuộc khảo sát 292 sinh viên đại học khi nghiên cứu HĐNK ởtrường trung học và trường cao đẳng đại học của Mary Rombokas (1995), bà
đã phát hiện có tương quan dương giữa việc tham gia các HĐNK ở trườngtrung học và thành quả học tập ở đại học của sinh viên, các SV tham gia hoạtđộng thể thao đạt điểm trung bình cao hơn so với những SV không tham gia,
có 74,6 % SV đồng ý rằng các đội nhóm thể thao trong nhà trường mà họ đãtham gia là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách Theo bà trường họcnên khuyến khích HS, SV tham gia HĐNK vì nó có lợi cho HS, SV rất nhiều,
nó cung cấp cho HS, SV những bài học có giá trị trong suốt cuộc đời
Khi nghiên cứu về tác động của các HĐNK tới kết quả học tập, Cheung
và Kwok (1998) và Keup (2006) đã ghi nhận việc tham gia vào các hoạt độngthể thao và đoàn thể có mối liên hệ TC với kết quả trung bình chung học tậpcủa SV
Khi nói về vai trò của HĐNK và tác động tích cực của nó lên HS, SVvới nhiều nhóm HS, SV kể cả những HS, SV trên bờ vực bỏ học, tác giả ErinMassoni (2011) đã đưa ra những tác động của HĐNK như sau: Tác động đầutiên là đến ý thức hành vi tích cực trong học tập; tác động thứ hai là giúp HS,
SV đạt điểm cao hơn trong học tập và có thái độ tích cực đối với nhà trường;
kế đến là giúp SV hoàn thành khóa học; làm HS tích cực trong suy nghĩ vàhành động do đó các em trở nên năng động, tích cực hơn trong học tập (các
em học cách làm việc theo nhóm, làm lãnh đạo, học cách lập kế hoạch, quản
lý, phân tích, giải quyết vấn đề); hiệu quả cuối cùng mà HĐNK có trên SV là
Trang 36thành phần khác nhau, chia sẻ nhiều mối quan tâm sẽ giúp các em học tậpđược nhiều điều bổ ích) Tác giả khẳng định HĐNK là một phần cuộc sốnghàng ngày của HS, SV Nó đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của HS,
SV Nó có tác dụng TC đối với cuộc sống của HS, SV bằng cách cải thiệnhành vi, kết quả học tập, hoàn thành khóa học, làm cho lớn hơn, trưởng thànhhơn và thành công hơn trong tương lai
Kết quả của nghiên cứu của Nikki Wilsonn (2009) với nội dung chính
là nói lên những tác động tích cực, những lợi của hoạt động ngoại khóa đốivới học sinh, sinh viên cho thấy HĐNK có tác động tích cực đến đến học sinh,sinh viên qua các biểu hiện: điểm số cao hơn, đạt được điểm cao trong nhữngbài kiểm tra với tiêu chuẩn cao; nhận được trình đô học vấn cao hơn; đi họcthường xuyên hơn (ý thức tự giác cao); học tập được cách làm việc trongnhóm, các kỹ năng cần thiết và cách làm người lãnh đạo; giảm khả năng củaviệc sử dụng rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp và hành vi liên quan đếnvấn đề này; đạt điểm trung bình lớp cao, giảm sự vắng mặt, và tăng sự kết nốiđối với nhà trường
Nội dung chính luận án tiến sĩ của Janet Young Miranda (2001) lànghiên cứu về ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ nhà trường và hoạt động ngoại khóatrên thành tích học tập của sinh viên tại một trường tư ở phía Bắc trung tâmTexas Kết quả của cuộc nghiên cứu này nói lên vai trò tích cực của HĐNKnhư âm nhạc, hội họa…và sự hỗ trợ của nhà trường đến kết quả học tập củahọc sinh từ lớp 9 đến lớp 12, kết quả là học sinh tham gia HĐNK tăng điểm
số, đạt kết quả học tập cao hơn, tư duy sang tạo hơn và trở nên năng độnghơn, có định hướng tương lai và nghề nghiệp tốt hơn
Nội dung chính báo cáo của Joseph (2003) nói về tác động của hoạtđộng ngoại khóa đến học sinh, sinh viên đặc biệt trong sự phát triển nhận thức
xã hội Qua nghiên cứu, chứng minh được hoạt dộng ngoại khóa đã nâng cao
Trang 37được ý thức tự giác đến trường, ý thức tự học, hạn chế tỷ lệ bỏ học sớm, giảm
tỷ lệ phạm tội (đặc biệt đối với nam sinh), nâng cao kết quả và chất lượng họctập
1.2.1.2 Các công trình ở Việt Nam nghiên cứu về tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập
Khi bàn về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong các trường THPT giaiđoạn 2008 – 2013, ông Lê Quán Tần (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, BộGiáo dục – Đào tạo) đã nhận định: Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổthông, HĐGDNGLL, HĐNK thực sự là một bộ phận quan trọng trong việcthực hiện mục tiêu giáo dục Một mặt, nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổsung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở rộng kiến thức; mặt khácthông qua các HĐGDNGLL, HĐNK người học nâng cao tầm hiểu biết vànhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộcsống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống và tínhthẩm mỹ Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa,
xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những cáihay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại Thứ hai: Với những đặc điểmriêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL,HĐNK thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thựctiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinh nghiệm giao tiếp, làm giàuthêm vốn sống cho mình Thứ ba: HĐGDNGLL, HĐNK nếu tổ chức các hoạtđộng trò chơi dân gian, tham gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuậttruyền thống dân tộc và chăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ thì càng
có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý:
Trang 38“Uống nước nhớ nguồn ”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Lòng tự hào dântộc”.
Theo tác giả Nguyễn Quang Đông (2009), HĐNK có vai trò quan trọngtrong công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục trên các mặt: giáo dục, giáo dưỡng, giáo dục kỹ thuật tổng hợp –định hướng nghề nghiệp Nó có tác dụng hỗ trợ cho dạy học nội khóa, giúpphát triển và hoàn thiện nhân cách người học, góp phần quan trọng trong việcđào tạo nguồn nhân lực có TTC, tự lực cao và có khả năng sáng tạo tốt trongcông việc
Kỷ yếu Hội thảo “Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường phổ thông”, Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng10/2007 tập hợp nhiều bài viếtliên quan đến vấn đề tìm hiểu đánh giá hiệu quả của HĐNK đối với việc nângcao chất lượng giảng dạy – học tập trong nhà trường phổ thông của các nhàquản lý giáo dục cấp Sở, cấp Phòng, cấp trường
http://thanhhoa.gov.vn/vivn/vpubnd/Pages/Article.aspx?ChannelId=3&articleID=23 truy cập ngày 02/5/2013 viết về những tác động tích cực từ cáchoạt động ngoại khóa ở Trường THPT Bá Thước Linh hoạt ngoại khóa làmột trong những hoạt động cung cấp, củng cố kiến thức cho học sinh, tạo chocác em niềm hứng thú, say mê với môn học hay các vấn đề xã hội Vì vậy,những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh công tác chuyên môn TrườngTHPT Bá Thước luôn coi trọng hoạt động ngoại khóa Năm học 2010 – 2011,nhà trường có 31 lớp, với tổng số 1.572 học sinh thuộc 3 khối lớp, ngay từđầu năm học, cùng với việc đẩy mạnh công tác chuyên môn, Ban Giám hiệunhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa dựa trên
cơ sở những hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, đặc biệt căn cứ vào đặc thù nhà trường cũng như đối tượng học sinh
Trang 39để tổ chức các hoạt động một cách hiệu quả Em Định Thị Hạnh, lớp 12A1nói: “Từ những buổi học ngoại khóa, chúng em có điều kiện ôn lại kiến thức
đã học, đồng thời học hỏi thêm nhiều điều bổ ích từ thực tế, qua đó tạo chomình ý thức vươn lên và năng động hơn trong cuộc sống” Nhiều phụ huynh
và các em học sinh thừa nhận và khẳng định rằng, chương trình hoạt độngngoại khóa, văn thể của nhà trường đã giúp các em phát triển hài hòa, vừa bảođảm kiến thức nền tảng, vừa giúp các em cảm thụ những giá trị tinh thần hữuích Do đó, hàng năm, nhà trường đã có gần 90% học sinh được xếp loại hạnhkiểm khá, tốt; trên 45% học sinh có học lực khá, giỏi Kết thúc học kỳ I nămhọc 2010 – 2011, toàn trường có 47,5% học sinh có học lực khá, giỏi
1.2.2 Các công trình nghiêu cứu về tính tích cực học tập
1.2.2.1 Các công trình ở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập
Khi nghiên cứu về TTCHT - nhận thức các tác giả L.X.Vưgôtxki,X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiep, P.Ia.Galperin và J.Piaget cho rằng: Dựa trênquan điểm cá nhân luôn hoạt động, không có hoạt động thì cá nhân không tồntại trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình Chỉ có trong hoạtđộng thì TTC cũng như tâm lý, ý thức của con người mới bộc lộ, nảy sinh,hình thành và phát triển Học là một hoạt động, một hành vi TC chứ khôngchỉ là tiếp nhận, có động cơ cá nhân chứ không phải không có sự khác biệt cánhân, do xã hội qui định chứ không phải nội sinh và phụ thuộc cao độ vàophương pháp Hoạt động học tập là một hoạt động TC Bởi sự khác biệt cơbản giữa các quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó và các quá trình tiếpthu, lĩnh hội là ở chỗ quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi cácthuộc tính của loài và năng lực của cơ thể và hành vi loài của cơ thể Quátrình tiếp thu hay lĩnh hội thì khác Đó là quá trình mang lại kết quả là cá thểtái tạo lại được những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá
Trang 40thân thì người thầy phải tổ chức cho HS, SV TC tham gia vào hoạt động (Hạc1978; Lêonchiev 1998).
Các nhà Tâm lý học, Giáo dục học phương Tây tiếp thu thành tựunghiên cứu sinh lý học, triết học, tâm lý học Macxit đã coi học là một hoạt
động Trong tác phẩm “Dạy trẻ học” của mình, Robert Fisher đã giới thiệu
công trình nghiên cứu 10 chiến lược dạy học Xuất phát từ quan điểm “nhữngngười học thành công không chỉ giàu kiến thức mà họ còn biết phải học thếnào”; mục đích của công trình là làm cho người học có tư duy để học tập cóhiệu quả Tác giả đã trình bày khung hình cho một chính sách học tập TC cho
HS, SV Đó là “1 Tư duy để học; 2 Đặt câu hỏi; 3 Lập kế hoạch; 4 Thảoluận; 5 Vẽ sơ đồ nhận thức; 6 Tư duy đa hướng; 7 Học tập hợp tác; 8 Kèmcặp; 9 Kiểm điểm; 10 Tạo nên một cộng đồng học tập” Tác giả đã nêu lêncác cách thức học tập hiệu quả và một hệ thống bài tập để HS, SV bộc lộ,hình thành, phát triển các cách thức học tập đó, một thành phần của hoạt độnghọc tập, đó là hành động TC lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loạichuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân (Robert 2003)
Carrol.E.Jzard trong tác phẩm “Những cảm xúc của người” đã công
bố công trình nghiên cứu về hệ thống thái độ của con người – thành phầnkhông thể thiếu của TTC của con người, bởi “có thể phán đoán vị trí xã hộitrên bậc thang văn minh theo mức độ phổ biến tính tò mò trong các thành viêncủa nó, rằng sự phát triển và sự sụp đổ của các nền văn minh có liên quan ởmức độ nào đó, đến những bộ óc vĩ đại của những nền văn minh này theođuổi khát vọng khái quát lý luận và tìm kiếm cái mới, chứ không phải là suyngẫm những thành tựu của quá khứ” (Carroll 1992) Tác giả đã trình bày ảnhhưởng chi phối của cảm xúc với ý thức, mức độ phát triển cao của TTC Tácgiả còn nghiên cứu sâu sắc thành phần tâm lý quan trọng của TTC của conngười mà biểu hiện từ mức độ thấp là “tính tò mò” và ở mức độ cao là “khao