8. Kết cấu luận văn
3.2.2.3. Phân tích nhân tố lần 3
Kết quả kiểm định sự phù hợp của việc phân tích nhân tố lần 3
Bảng 3.9. Kiểm định KMO và BARTLETT lần 3
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,810 Bartlett's Test of
Sphericity Approx. Chi-Square 1,624E3
Df 78
Sig. 0,000
Tương tự như lần phân tích nhân tố thứ 1 và 2 thì kết quả kiểm định sự phù hợp của việc phân tích nhân tố cũng cho thấy dữ liệu đưa vào xử lý là hoàn toàn phù hợp do hệ số KMO = 0,810 và giá trị Sig của kiểm định Barlett’s là 0.
Trong lần phân tích nhân tố thứ 3 này thì phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến đều lớn hơn 0,5. Do đó sẽ không có biến nào bị loại ở tiêu chuẩn này.
Bảng 3.10. Phân tích phương sai được giải thích bởi yếu tố chung của các biến lần 3
Biến Phương saichuẩn hóa thích bởi yếu tố chungPhương sai được giải
Cau 1 1,000 0,576 Cau 2 1,000 0,525 Cau 3 1,000 0,541 Cau 4 1,000 0,552 Cau 5 1,000 0,543 Cau 6 1,000 0,557 Cau 7 1,000 0,542 Cau 10 1,000 0,567 Cau 11 1,000 0,542 Cau 17 1,000 0,548 Cau 18 1,000 0,591 Cau 20 1,000 0,754 Cau 21 1,000 0,748
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu năm 2012)
Do tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai đã thỏa nên tác giả xem xét đến tiêu chuẩn Eigenvalue (bảng Total variance Explained lần phân tích nhân tố thứ 3), có 4 nhân tố đầu được rút ra (4 nhân tố có Eigenvalue >1), có nghĩa là có 4 nhân tố của TTCHT chịu sự tác động của HĐNK. 9 nhân tố có Eigenvalue <
Bảng 3.11. Phân tíchtiêu chuẩn Eigenvaluescủa các biến lần 3
Nhân tố
Tiêu chuẩn Eigenvalues Tổng
% Phương sai được giải
thích bởi 1 nhân tố Mức giải thích lũy kế % 1 4,019 30,914 30,914 2 1,296 9,972 40,885 3 1,151 8,854 49,740 4 1,122 8,627 58,367 5 0,984 7,570 65,937 6 0,766 5,895 71,832 7 0,683 5,250 77,082 8 0,600 4,612 81,694 9 0,585 4,502 86,196 10 0,538 4,139 90,334 11 0,457 3,513 93,847 12 0,407 3,134 96,981 13 0,392 3,019 100,000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu năm 2012)
Do kết quả phân tích nhân tố lần 3 thỏa mãn các điều kiện nên đây cũng là lần phân tích nhân tố cuối cùng và kết quả của lần phân tích này sẽ làm cơ sở cho việc kiểm định giả thuyết H1.
Sau khi rút ra được 4 nhân tố của TTCHT chịu sự tác động của HĐNK, tác giả tiến hành xem xét 13 biến của mô hình sẽ tương ứng với 4 nhân tố đã rút ra. Để hỗ trợ cho việc sắp xếp các biến vào từng nhân tố một cách phù hợp và chính xác, tác giả dựa vào bảng Ma trận xoay nhân tố để xác định các biến của từng nhân tố.
Bảng 3.12. Ma trận nhân tố sau khi xoay Nhân tố F1 F2 Nhân tốF3 F4 Cau 1 0,586 -0,049 0,163 0,452 Cau 2 0,630 0,094 0,124 0,323 Cau 3 0,666 0,100 0,170 0,244 Cau 4 0,725 0,075 0,136 0,038 Cau 5 0,665 0,292 -0,072 -0,100 Cau 6 0,516 0,504 0,141 -0,130 Cau 7 0,264 0,686 0,029 0,034 Cau 10 0,136 0,204 0,060 0,710 Cau 11 0,084 0,126 0,059 0,718 Cau 17 0,106 0,660 0,243 0,206 Cau 18 -0,029 0,705 0,073 0,297 Cau 20 0,123 0,122 0,849 0,058 Cau 21 0,166 0,151 0,829 0,103
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu năm 2012)
Nhân tố F1: Có sáu biến tương quan chặt chẽ với nhau đó là các biến Cau_1 (Sau khi tham gia HĐNK, em biết lập thời gian biểu cho học tập một cách khoa học hơn); Cau_2 (Sau khi tham gia HĐNK, em biết tìm phương pháp học phù hợp với từng môn học); Cau_3 (Sau khi tham gia HĐNK, em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp) ; Cau_4 (Sau khi tham gia HĐNK, em chăm chú nghe GV giảng bài hơn); Cau_5 (Sau khi tham gia HĐNK, em ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình); Cau_6 (Sau khi tham gia HĐNK, em tích cực hơn trong phát biểu xây dựng bài). Các biến này đều thuộc yếu tố Khả năng chủ động và tên của nhân tố F1 cũng là Khả năng chủ động.
Nhân tố F2: Có ba biến tương quan chặt chẽ với nhau đó là các biến Cau_7 (Sau khi tham gia HĐNK, em có sự gắn kết nội dung các môn học với nhau); Cau_17 (Sau khi tham gia HĐNK, em tham gia thảo luận, học nhóm nhiều hơn); Cau_18 (Sau khi tham gia HĐNK, em ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học). Ba biến của nhân tố F2 đều nói về Phương pháp học tập, vì vậy F2
Nhân tố F3:Có hai biến tương quan chặt với nhau đó là biến Cau_20 (Sau khi tham gia HĐNK, em cố gắng đi học khi sức khỏe không được tốt); Cau_21 (Sau khi tham gia HĐNK, em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay cả khi sức khỏe không được tốt). Các biến này đều nói về ý thức học tập của học sinh, do đó F3 sẽ có tên là Ý thức học tập.
Nhân tố F4: Có hai biến tương quan chặt với nhau đó là biến Cau_10 (Sau khi tham gia HĐNK, mức độ hiểu nội dung bài học của em tăng lên); Cau_11 (Sau khi tham HĐNK, em trình bày lại được nội dung bài học theo cách hiểu của mình). Tương tự như F1, F2, F3; F4 sẽ có tên là Khả năng vận dụng.
Tuy đã xác định được các nhân tố của TTCHT chịu sự tác động của HĐNK, nhưng để xác định sự quan trọng của các biến trong mỗi nhân tố, tác giả tiến hành xem xét bảng ma trận nhân tố điểm (Component Score Coefficient Matrix). Bảng 3.13. Ma trận điểm nhân tố Nhân tố F1 F2 Nhân tố F3 F4 Cau 1 0,231 -0,221 0,007 0,260 Cau 2 0,253 -0,105 -0,033 0,137 Cau 3 0,277 -0,103 0,004 0,064 Cau 4 0,347 -0,098 -0,004 -0,101 Cau 5 0,324 0,112 -0,169 -0,208 Cau 6 0,185 0,263 -0,013 -0,261 Cau 7 0,010 0,428 -0,107 -0,108 Cau 10 -0,075 0,015 -0,075 0,505 Cau 11 -0,090 -0,032 -0,059 0,530 Cau 17 -0,121 0,386 0,061 0,031 Cau 18 -0,192 0,451 -0,066 0,134 Cau 20 -0,074 -0,057 0,607 -0,080 Cau 21 -0,061 -0,047 0,577 -0,052
Từ bảng trên ta có thể ước lượng được điểm nhân tố của 4 nhân tố F1, F2, F3, F4.
F1 = 0,231*CAU_1 + 0,253*CAU_2 + 0,277*CAU_3 +0,347*CAU_4+ 0,324*CAU_5 + 0,185*CAU_6
F2 = 0,428*CAU_7 + 0,386*CAU_17 +0,451*CAU_18
F3 =0,607*CAU_20+ 0,577*CAU_21 F4 = 0,505*CAU_10 +0,530*CAU_11
Xét điểm nhân tố trong từng phương trình ước lượng điểm nhân tố, nhân tố có điểm cao nhất sẽ có ảnh hưởng đến nhân tố chung nhiều nhất. Qua 4 phương trình ước lượng điểm nhân tố, ta thấy:
– Biến CAU_4 – Sau khi tham gia HĐNK, em chăm chú nghe GV giảng bài hơn, có điểm nhân tố cao nhất (0,347) nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F1.
– Biến CAU_18 – Sau khi tham gia HĐNK, em ghi nhớ tốt hơn nội dung bài học, có điểm nhân tố cao nhất 0,451 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F2.
– Biến CAU_20 – Sau khi tham gia HĐNK, em cố gắng đi học khi sức khỏe không được tốt, có đểm nhân tố cao nhất 0,607 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F3.
– Biến CAU_11 – Sau khi tham HĐNK, em trình bày lại được nội dung bài học theo cách hiểu của mình, có điểm nhân tố cao nhất 0,530 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F4.
Qua kết quả kiểm định thang đo và phân tích nhân tố cho ta thấy HĐNK có tác động đến TTCHT của học sinh Trường THPT Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ. Đồng thời kết quả phân tích nhân tố cho thấy HĐNK tác động động đến TTCHT qua các biểu hiện Khả năng chủ động; Phương pháp học
tập; Ý thức học tập; Khả năng vận dụng. Như vậy giả thuyết H1 được chấp nhận đúng với kỳ vọng của tác giả.
Việc làm đánh giá độ tin cậy của thang đo đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1 và kết quả kiểm định cho giả thuyết nghiên cứu 1. Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai và kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 2 sẽ có trong phần phân tích ANOVA sau đây.