Các công trìn hở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

8. Kết cấu luận văn

1.2.2.1. Các công trìn hở ngoài nước nghiên cứu về tính tích cực học tập

Khi nghiên cứu về TTCHT - nhận thức các tác giả L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiep, P.Ia.Galperin và J.Piaget cho rằng: Dựa trên quan điểm cá nhân luôn hoạt động, không có hoạt động thì cá nhân không tồn tại trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Chỉ có trong hoạt động thì TTC cũng như tâm lý, ý thức của con người mới bộc lộ, nảy sinh, hình thành và phát triển. Học là một hoạt động, một hành vi TC chứ không chỉ là tiếp nhận, có động cơ cá nhân chứ không phải không có sự khác biệt cá nhân, do xã hội qui định chứ không phải nội sinh và phụ thuộc cao độ vào phương pháp. Hoạt động học tập là một hoạt động TC. Bởi sự khác biệt cơ bản giữa các quá trình thích nghi theo đúng nghĩa của nó và các quá trình tiếp thu, lĩnh hội là ở chỗ quá trình thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thể và hành vi loài của cơ thể. Quá trình tiếp thu hay lĩnh hội thì khác. Đó là quá trình mang lại kết quả là cá thể tái tạo lại được những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá

thân thì người thầy phải tổ chức cho HS, SV TC tham gia vào hoạt động (Hạc 1978; Lêonchiev 1998).

Các nhà Tâm lý học, Giáo dục học phương Tây tiếp thu thành tựu nghiên cứu sinh lý học, triết học, tâm lý học Macxit đã coi học là một hoạt động. Trong tác phẩm “Dạy trẻ học” của mình, Robert Fisher đã giới thiệu công trình nghiên cứu 10 chiến lược dạy học. Xuất phát từ quan điểm “những người học thành công không chỉ giàu kiến thức mà họ còn biết phải học thế nào”; mục đích của công trình là làm cho người học có tư duy để học tập có hiệu quả. Tác giả đã trình bày khung hình cho một chính sách học tập TC cho HS, SV. Đó là “1. Tư duy để học; 2. Đặt câu hỏi; 3. Lập kế hoạch; 4. Thảo luận; 5. Vẽ sơ đồ nhận thức; 6. Tư duy đa hướng; 7. Học tập hợp tác; 8. Kèm cặp; 9. Kiểm điểm; 10. Tạo nên một cộng đồng học tập”. Tác giả đã nêu lên các cách thức học tập hiệu quả và một hệ thống bài tập để HS, SV bộc lộ, hình thành, phát triển các cách thức học tập đó, một thành phần của hoạt động học tập, đó là hành động TC lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại chuyển thành tâm lý, ý thức của bản thân (Robert 2003)

Carrol.E.Jzard trong tác phẩm “Những cảm xúc của người” đã công bố công trình nghiên cứu về hệ thống thái độ của con người – thành phần không thể thiếu của TTC của con người, bởi “có thể phán đoán vị trí xã hội trên bậc thang văn minh theo mức độ phổ biến tính tò mò trong các thành viên của nó, rằng sự phát triển và sự sụp đổ của các nền văn minh có liên quan ở mức độ nào đó, đến những bộ óc vĩ đại của những nền văn minh này theo đuổi khát vọng khái quát lý luận và tìm kiếm cái mới, chứ không phải là suy ngẫm những thành tựu của quá khứ” (Carroll 1992). Tác giả đã trình bày ảnh hưởng chi phối của cảm xúc với ý thức, mức độ phát triển cao của TTC. Tác giả còn nghiên cứu sâu sắc thành phần tâm lý quan trọng của TTC của con người mà biểu hiện từ mức độ thấp là “tính tò mò” và ở mức độ cao là “khao

khát nghiên cứu”, khao khát khám phá cũng như tính lựa chọn trong tri giác và chú ý …Trong tác phẩm này, tác giả đã tiếp thu thành tựu của các tác giả nghiên cứu về các hiện tượng trên một cách có chọn lọc, có phê phán như Freud, Tomkins, Murphy, Mc Dougall, Berlyne, Shand…(Carroll 1992)

Các nhà Tâm lý học ở Đức như H.Hipsơ, M. Forvec, S. Franz… cũng đã nghiên cứu về thái độ, thái độ học tập và các biểu hiện của nó một cách công phu, cụ thể. Đặc biệt nghiên cứu của S.Franz về những biểu hiện thái độ học tập TC đã được công nhận và sử dụng rộng rãi đó là: 1. Trên lớp chú ý nghe giảng; 2. Học bài và làm bài đầy đủ; 3. Cố gắng vươn lên học được nhiều; 4. Không vội vàng phản ứng tiêu cực nếu có chỗ nào chưa hiểu hoặc không nhất trí với bài giảng; 5. Đảm bảo kỷ luật để học tốt; 6. Cố gắng đạt thành tích học tập tốt và nâng cao thành tích học tập của mình một cách trung thực; 7. Thích độc lập thực hiện nhiệm vụ học tập; 8. Hăng hái nhiệt tình trong giờ thảo luận và chữa bài tập; 9. Hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc; 10. Giữ gìn tài liệu học tập cẩn thận. Cơ sở lý luận này đã được Đào Lan Hương vận dụng “Nghiên cứu sự tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán của sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Nội” khá thành công (Hiệp 1997; Hiệp & Long 1991; Hương 1991)

V.B.Kôminxkaia cùng các đồng nghiệp đã tìm hiểu mối quan hệ giữa TTC nhận thức và dạy học. TTC của trẻ phụ thuộc vào mức độ kiến thức. Càng hiểu biết về thế giới xung quanh và càng nắm vững các kỹ năng, kỹ xảo bao nhiêu thì trẻ càng TC và chủ động sáng tạo bấy nhiêu. Do đó nhà sư phạm phải biết kích thích lòng say mê hoạt động, ham hiểu biết, TTC, tính sáng tạo của trẻ.

V.Ôcôn trong cuốn “Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề” cho rằng TTC là lòng mong muốn hành động được nảy sinh một cách không chủ

định và gây nên những biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong của sự hoạt động. Chủ thể đã ý thức được mục đích hành động (Ôkôn 1976).

K.Đ .Usinxki, nhà giáo dục Nga đề cập tới TTC độc lập trong quá trình dạy học như là “Cơ sở vững chắc cho mọi sự học tập có hiệu quả” (Kômenski in Chương 1997)

G.Pôlia (1977), Iu.K.Babanxki (1981), I.F.Kharlamôp (1979) đã cho rằng TTC là trạng thái hoạt động của chủ thể.

Như vậy, các nhà Giáo dục học và Tâm lý học đều cho rằng TTC của HS là sự huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời cũng nhận thức và cải tạo chính bản thân mình. TTCHT của HS chỉ có thể được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động, và bằng hoạt động. Muốn đào tạo con người đáp ứng được yêu cầu xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” thì chỉ có thể để cho người học tự chiếm lĩnh và khám phá ra tri thức từ đó tự rèn luyện, hoàn thiện bản thân dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của GV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)