8. Kết cấu luận văn
2.2.3. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với 12 HS, 06 GV, 02 cán bộ quản lí giáo dục (tất cả đều chọn ngẫu nhiên). Nghiên cứu này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi/phiếu khảo sát để điều chỉnh một số thuật ngữ cho thích hợp trước khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Kết quả phỏng vấn sâu cô Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, 53 tuổi, là Nhà giáo ưu tú và cô Hiệu trưởng, 54 tuổi của Trường THPT Châu Văn Liêm vào ngày 03/4/2012 thì 02 cô cho rằng HĐNK trong nhà trường rất đa dạng, dưới nhiều loại hình, được tổ chức quanh năm, theo đợt thi đua, chủ điểm tháng. HS tham gia với thái độ tích cực, qua HĐNK rèn cho HS nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, phân công công việc. HS thích những hoạt động mang tính tập thể vì nó tạo mối đoàn kết, hình thành sự phân công công việc, nhiều ý kiến sáng tạo, có sự quyết tâm, cùng chia sẻ trong HS. Chính vì thế hoạt động này có tính giáo dục cao. Dù là ngoại khóa nhưng nó cũng nằm trong kế hoạch giảng dạy và giáo dục của nhà trường nên nhà trường đã chủ động lên kế hoạch từ đầu năm học, đầu tháng, có lịch hoạt động cụ thể phổ biến đến HS do đó nó không ảnh hưởng đến thời gian, kết quả học tập của HS, HS chủ động tham gia. Hai cán bộ quản lý giáo dục này cho rằng HĐNK tác động đến TTCHT của HS theo chiều hướng tốt chẳng hạn như phong trào làm tên lửa giúp HS củng cố lý thuyết, Hội thi Tuyên truyền giới thiệu sách giúp HS hiểu sâu về tác phẩm , tác giả và rèn các kỹ năng ứng xử, thuyết trình. Đồng thời họ đã đưa ra nhận định đánh giá HĐNK là rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Kết quả phỏng vấn sâu 06 GV Trường THPT Châu Văn Liêm vào ngày 06/4 và 07/4/2012 thì tất cả thầy cô đều cho rằng HĐNK trong trường mình
tháng có rất nhiều hoạt động (tháng 11, tháng 2 và tháng 3) và HS thì rất tích cực tham gia các hoạt động này. Theo các GV này thì HS yêu thích các hoạt động tập thể, thể dục thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện xã hội, các gameshow “vui học”, các chuyên đề học tốt ở các môn học. Họ đều cho rằng việc tham gia HĐNK không ảnh hưởng đến thời gian học tập, kết quả học tập của HS vì các hoạt động này đều có kế hoạch cụ thể rõ ràng, không chiếm thời gian chính khóa và nó dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của HS. Không những thế, nó còn giúp HS vận dụng kiến thức tìm hiểu được vào môn học, có động lực để học tốt, giáo dục ý thức học tập, lý luận chính trị, tư vấn định hướng nghề nghiệp, tư vấn về tâm sinh lý cho HS. Về tác động của HĐNK đến TTCHT của HS thì có 2 các ý kiến trái chiều nhau, cụ thể: Cô giáo chủ nhiệm lớp 10D2 năm nay 30 tuổi thì cho rằng có một số HS dành thời gian nhiều cho HĐNK nên nghỉ học thêm, nghỉ học phụ đạo, bỏ bê việc học, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Còn 5 ý kiến (Thầy giáo chủ nhiệm 12B4, 45 tuổi; Thầy giáo giảng dạy môn Toán, 55 tuổi; Cô giáo giảng dạy môn Địa lý, 53 tuổi; Cô Bí thư Đoàn trường, 32 tuổi; Thầy Phó Bí thư Đoàn trường, 30 tuổi) lại cho rằng HĐNK tác động đến TTCHT của HS theo chiều hướng tốt, giúp HS đạt kết quả học tập cao, các em có ý thức xây dựng bài, vượt khó vươn lên trong học tập, chủ động tìm hiểu thêm về kiến thức đã học thông qua thầy cô, bạn bè và ở các phương tiện truyền thông. Cả 6 GV trên đều đánh giá HĐNK trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết và quan trọng.
Qua kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và GV ở trên, ta thấy họ đều khẳng định mức độ cần thiết và quan trọng của HĐNK trong trường phổ thông và 7 trong 8 ý kiến cho rằng HĐNK có ảnh hưởng tốt đến TTCHT của HS.
Kết quả phỏng vấn sâu 12 HS vào các ngày 10/4 đến 12/4/2012 thì các em đều cho rằng HĐNK giúp mình tăng cường tính thực hành, HS vận dụng kiến thức đã học vào lời nói, bài thuyết trình, hội thi, hội diễn; thông qua HĐNK đã rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết; giáo dục và vun đắp ở HS lòng yêu thương con người, quan tâm đến mọi người xung quanh, lòng yêu nước, yêu dân tộc. Những ý kiến đó của các em đã góp phần củng cố nhận định đánh giá ảnh hưởng TC của HĐNK đến TTCHT của HS.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được tiến hành trên 30 HS để đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm, loại bỏ biến có tương quan thấp và thang đo có độ tin cậy thấp thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA (Exploratory factor Analysis).
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan tổng phải lớn hơn 0,3. Theo Nunally và Burnstrin (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và bị loại bỏ khỏi thang đo.
Phân tích nhân tố EFA dùng để khẳng định giá trị khái niệm của thang đo. Các biến có trọng số thấp (nhỏ hơn 0,5) sẽ bị loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 0,5.