8. Kết cấu luận văn
2.1.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Trường trung học phổ
phổ thông Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ
– Năm 1917, trường Collège de My Tho mở một chi nhánh ở Cần Thơ với tên gọi Collège de Can Tho, đến những năm 1924 – 1926, khi đã mở đủ các lớp thuộc bậc Cao đẳng tiểu học, Collège de Can Tho mới được tách riêng ra.
– Tháng 8 – 1945, trường chính thức mang tên Trung học Phan Thanh Giản. Giai đoạn 1956 – 1975 là giai đoạn có số lớp học cao nhất trong lịch sử của trường, gồm 112 lớp Ðệ Nhất cấp (tương đương trung học cơ sở hiện nay) và Ðệ Nhị cấp (tương đương trung học phổ thông hiện nay).
– Từ 1975, Trường bố trí học sinh học ở 2 địa điểm: học sinh cấp ba ở khu mới (Trường Đoàn Thị Điểm), học sinh cấp hai học ở địa điểm cũ mang tên An Cư I (nay là Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm). Đến năm 1983, Cấp 3 trở lại Trường Phan Thanh Giản cũ (Trường An Cư 1) và cấp 2 học rải rác trong nhiều phường, gọi là Phổ thông Cơ sở. Trường Đoàn Thị Điểm cũ mang tên Phổ thông cơ sở An Cư 1 còn Trường cấp 3 (Phan Thanh Giản cũ) mang tên Trường Phổ thông Trung học Cần Thơ.
– Qua nhiều lần đổi tên, vào tháng 11 năm 1985 trường chính thức mang tên liệt sĩ Châu Văn Liêm, một học trò thuộc thế hệ đầu tiên, người con ưu tú của cả nước nói chung và của Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng.
– Và cũng từ mái trường này đã trưởng thành lớp lớp học sinh ưu tú cống hiến tri thức, tài năng và cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc: Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Tạ Thanh Sơn, Lương Định Của, Phạm Văn Bạch, Trần Bửu Kiếm, Sơn Nam, Viễn Phương, Trần Kiết Tường... Lòng yêu nước nồng nàn ấy càng đuợc phát huy cao hơn khi nhà
trường có những HS ưu tú đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam và đã thành lập Chi bộ Đảng từ những năm 1937 – 1938.