8. Kết cấu luận văn
1.1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập
Xuất phát từ chỗ có nhiều tác giả nhìn nhận TTCHT ở nhiều góc độ khác nhau mà có nhiều quan niệm khác nhau về biểu hiện của TTCHT:
Ô.Côn cho rằng TTCHT của HS được biểu hiện như sau:
– Hình dung những mục đích, mà để đạt tới nó người ta cần khắc phục khó khăn.
– Đi đến quyết định. – Thực hiện quyết định.
– Đạt tới mục đích (Ôkôn 1976)
Còn I. F. Kharlamôp lại cho rằng TTCHT được biểu hiện ở:
– Khát vọng học tập (nhu cầu, hứng thú, động cơ và phương hướng của sự hoạt động).
– Cố gắng trí tuệ (tư duy tích cực). – Nghị lực cao (Kharlamốp 1979)
Cả hai tác giả trên đều chỉ ra những biểu hiện của TTCHT của HS nhưng đều đi sâu nghiên cứu các cách thức tổ chức hình thành chúng chứ chưa đi sâu vào lĩnh vực tâm lý của nó. Đó là cơ sở tâm lý nào và tại sao phải tổ chức các hình thức ấy mới kích thích được TTCHT của các em.
Theo G.I.Sukina (1979), TTC hoạt động trí tuệ được biểu hiện bởi các dấu hiệu sau:
– HS khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra.
– HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa đủ rõ.
– HS chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức các vấn đề mới.
– HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn những thông tin mới lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
Ngoài những biểu hiện nói trên mà GV dễ nhận thấy còn có những biểu hiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc khi tìm ra lời giải cho một bài tập. Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá thể HS, bộc lộ rõ ở các lớp HS bé và kín đáo ở các HS lớp trên.
G. I .Sukina còn phân biệt những biểu hiện của TTCHT về mặt ý chí như:
– Tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì làm cho xong các bài tập. – Không nản trước những tình huống khó khăn.
– Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ, cố làm cho xong hoặc vội vàng gấp vở chờ được lệnh ra chơi.
Trần Bá Hoành thì lại cho rằng TTCHT của HS được biểu hiện ở sự khao khát học, hay nêu thắc mắc, chủ động vận dụng, sự tập trung chú ý, sự kiên trì vượt mọi khó khăn để đạt mục đích. Và TTCHT được thể hiện ở các mức độ khác nhau đó là: tái hiện, tìm tòi, sáng tạo (Hòa 1997; Hoành 2000)
Hai tác giả này đã chỉ ra tương đối đầy đủ các thành phần tâm lý của TTCHT ở lứa tuổi HS phổ thông .
– Xúc cảm học tập: Thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầu của giáo viên, hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên; thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra. Hay thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ.
– Chú ý: Thể hiện ở việc tập trung chú ý học tập, lắng nghe, theo dõi mọi hành động của GV.
– Sự nỗ lực của ý chí: Thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó khăn khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước những tình huống khó khăn. Có quyết tâm, có ý chí vươn lên trong học tập.
– Hành vi: Hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập: hay giơ tay phát biểu ý kiến, bổ sung các câu trả lời của bạn; ghi chép cẩn thận, đầy đủ, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy.
– Kết quả lĩnh hội: nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vận dụng được kiến thức, kỹ năng khi gặp tình huống mới để nhận thức những vấn đề mới.
Đặc biệt, TTCHT có mối liên hệ nhân quả với các phẩm chất nhân cách của người học như:
+ Tính tự giác: đó là sự tự nhận thức được nhu cầu học tập của mình và có giá trị thúc đẩy hoạt động có kết quả.
+ Tính độc lập tư duy: Đó là sự tự phân tích, tìm hiểu, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức. Đây là biểu hiện cao của TTC.
+ Tính chủ động: Thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn bộ hoặc trong từng giai đoạn của quá trình nhận thức như đặt ra nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó, tự đọc thêm, làm thêm các bài tập, tự kiểm tra… Lúc này, TTC đóng vai trò như một tiền đề cần thiết để tiến hành các hoạt động học tập của người học.
+ Tính sáng tạo: Thể hiện khi chủ thể nhận thức tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có. Đây là mức độ biểu hiện cao nhất của TTC (Liên 2005)
Khi nghiên cứu TTC nhận thức của HS, Thái Duy Tuyên đã chỉ ra biểu hiện của TTCHT như sau:
– Các em có chú ý học tập.
– Hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động (thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép..).
– Hoàn thành những nhiệm vụ được giao. – Ghi nhớ tốt những điều đã học.
– Hiểu bài học và có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng của mình.
– Biết vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn. – Đọc thêm, làm thêm các bài tập khác.
– Tốc độ học tập nhanh và hứng thú trong học tập. – Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập. – Có sáng tạo trong học tập.
Ngoài ra ông còn chỉ ra các mức độ TC của HS, đó là:
– Có tự giác học tập không hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội…).
– Thực hiện nhiệm vụ của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa. – TC nhất thời hay thường xuyên, liên tục.
– TC ngày càng tăng hay giảm dần.
– Có kiên trì, vượt khó hay không (Tuyên 1999)
Từ những ý kiến trên, theo chúng tôi, TTCHT của HS được biểu hiện ở các mặt sau:
– Mặt nhận thức: Để có thái độ học tập đúng đắn, trước hết HS phải nhận thức đối tượng học, tức là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần nắm vững, các yêu cầu và ý nghĩa của nó.
– Mặt thái độ (thái độ học tập đúng đắn):
+ Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập, có nhu cầu nhận thức cao; + Có động cơ học tập đúng đắn: học để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hoàn thiện nhân cách theo yêu cầu của xã hội;
+ Có hứng thú học tập.
– Mặt hành động: Huy động tối đa các chức năng tâm lý để từ đó tìm ra phương pháp học tập phù hợp, có sự vận dụng TC các chức năng tâm lí như tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, chú ý… vào việc học tập.
– Hành động học có hiệu quả: biểu hiện ở kết quả học tập, ở sự biến đổi toàn bộ nhân cách đặc biệt là hoạt động nhận thức.
– Về mức độ TC của SV trong quá trình học tập có thể không giống nhau, GV có thể phát hiện được điều đó nhờ dựa vào một số dấu hiệu sau đây: + Tự giác học tập hay bị bắt buộc bởi những tác động bên ngoài (gia đình, bạn bè, xã hội).
+ Thực hiện yêu cầu của thầy giáo theo yêu cầu tối thiểu hay tối đa? + TC nhất thời hay thường xuyên liên tục?
+ TC tăng lên hay giảm dần? + Có kiên trì vượt khó hay không?
Từ những cơ sở lý luận trên, theo tôi, TTCHT của HS được thể hiện qua một số dấu hiệu cơ bản sau:
+ Biết lập thời gian biểu cho việc học một cách khoa học; + Có phương pháp học phù hợp với từng môn học;
+ Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp; + Chăm chú nghe GV giảng bài;
+ Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình; + TC phát biểu xây dựng bài;
+ Có sự gắn kết nội dung các môn học với nhau; + Tự giác làm thêm bài tập ngoài yêu cầu của GV;
+ Tìm những ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn nội dung bài học; + Hiểu rõ nội dung bài học;
+ Trình bày lại được nội dung bài học theo cách hiểu của mình; + Vận dụng tốt các kiến thức đã học vào việc giải bài tập; + Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập được giao;
+ Chủ động phát hiện và tìm cách lấp chỗ hổng kiến thức của mình; + Sử dụng thư viện hoặc Internet hoặc phương tiện truyền thông khác để bổ sung kiến thức đã học trên lớp;
+ Dành nhiều thời gian buổi tối cho việc học tập; + Tham gia thảo luận, học nhóm;
+ Ghi nhớ tốt nội dung bài học; + Kiên trì hoàn thành các bài tập khó;
+ Cố gắng đi học khi sức khỏe không được tốt;
+ Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay cả khi sức khỏe không được tốt;
+ Tự tin trong trao đổi với GV khi có quan điểm khác với quan điểm của GV;
+ Tham khảo kinh nghiệm học tập của HS khá, giỏi.