Phân loại tính tích cực học tập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 34)

8. Kết cấu luận văn

1.1.2.3. Phân loại tính tích cực học tập

Có nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về TTCHT của HS, SV theo những xu hướng khác nhau do đó cũng có nhiều căn cứ để phân loại TTCHT:

– Dựa theo tính chất tái tạo hay sáng tạo của kết quả hoạt động, G.I.Shukina, Trần Bá Hoành đã chia TTCHT gồm 3 loại :

+ TTC tái hiện, bắt chước là TTC chủ yếu dựa vào trí nhớ (HS tái hiện, thể hiện lại những gì đã nhận thức đã biết; tái tạo lại những kiến thức đã học, thực hiện được những thao tác, kỹ năng mà GV đã nêu ra).

+ TTC tìm tòi được đặc trưng bằng sự bình phẩm, phê phán, tìm tòi TC về mặt nhận thức, óc sáng kiến, lòng khao khát hiểu biết, hứng thú học tập.

+ TTC sáng tạo là mức độ cao nhất của TTC nhận thức được đặc trưng bởi sự khẳng định con đường riêng của mình không giống hoặc phát triển con đường mà mọi người đã thừa nhận, đã trở thành chuẩn hoá, để đạt được mục đích.

– Dựa vào hình thái của hoạt động, hành động, Skatkin, Đặng Thành Hưng đã chia TTC như sau:

+ Theo hình thái bên ngoài của TTCHT gồm các hoạt động quan sát, khảo sát, ứng dụng, thực nghiệm, đánh giá, thay đổi, dịch chuyển đối tượng…; được thể hiện ở nhịp độ, cường độ học tập cao, HS rất năng động luôn hoạt động và hoàn thành những công việc được giao, tập trung chú ý…

+ Theo hình thái bên trong học tập gồm các hoạt động trí óc (sự căng thẳng về trí lực, những hành động và thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…), tâm vận, các chức năng cảm xúc, ý chí, các phản xạ thần kinh cấp cao, các biến đổi về cường độ, độ bền vững…của nhu cầu, hứng thú, tình cảm…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tác động của hoạt động ngoại khóa đến tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)