Chương ITổng quan về nghiệp vụ cho vay trong Ngân Hàng thương Mại 1- vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với Ngân hàng thương mại NHTM huy động tiền từ các cá nhân, các doanh nghiệp và các
Trang 1LUẬN VĂN:
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạI
Trang 2Lời mở đầu
Hệ thống các ngân hàng thương mại là một bộ phận của ngân hàng trung gian, chiếmmột vị trí quan trọng nhất về qui mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ Bởi lẽ nằmtrong hệ thống ngân hàng trung gian cho nên Ngân hàng Thương mại cũng có hoạt động thugom nguồn tích luỹ nhỏ từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân để tạo thành vốnkinh doanh của nó rồi tiến hành cho vay Cứ như vậy tạo nên dòng luân chuyển vốn trongnền kinh tế Điều đó một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của những người đi vay để phát triểnsản xuất, mặt khác lại làm gia tăng những khoản vốn nhàn rỗi, đồng thời cũng đem lại lợinhuận cho ngân hàng Hoạt động của Ngân hàng Thương mại bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp
vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian( dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn , thông tin…) Trong ba lĩnh vực này thì nghiệp vụ chovay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng Thương mại, đồng thời cũng lànghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro Nghiệp vụ này luôn được đặt trong mối quan tâm hàngđầu của Chính phủ và bản thân các Ngân hàng Thương mại bởi nó ảnh hưởng lớn đến sự tồntại và phát triển của Ngân hàng Thương mại cũng như đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế Do vậy, việc bảo đảm an toàn cho nó đang làvấn đề hết sức bức bối tại hầu hết các Ngân hàng Thương mại trên thế giới nói chung và tạiViệt Nam nói riêng Chính vì tầm quan trọng như vậy nên em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài
về cho vay để có thể tìm hiêủ thêm về bản chất và hoạt động của một nghiệp vụ chứa đầynhững yếu tố rủi ro bất ngờ này
Trang 3Chương I
Tổng quan về nghiệp vụ cho vay trong Ngân Hàng thương Mại
1- vai trò của nghiệp vụ cho vay đối với Ngân hàng thương mại
NHTM huy động tiền từ các cá nhân, các doanh nghiệp và các hình thức tín dụng
khác và đương nhiên ứng với mỗi loại tiền gửi do các ngân hàng phải chi trả cho một khoảnlãi nhất định Để đảm bảo khả năng chi trả, ngân hàng sẽ phải sử dụng phần lớn khoản tiềnhuy động đưa vào các hoạt động kinh doanh như cho vay, đầu tư … Trong đó cho vay làhoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng Sở dĩcho vay được coi là một trong những loại hình quan trọng nhất không thể thiếu được của cácngân hàng bởi lẽ chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp mọi chi phí mà các ngânhàng phải bỏ ra như: Chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, quản lý, thuế vàcác chi phí rủi ro đầu tư…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của tầng lớp dân cư các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế ngày càng lớn Do vậylượng cho vay của các NHTM càng tăng và kèm theo nó thì các loại hình cho vay ngày càngđược mở rộng và phát triển hết sức đa dạng ở các nước phát triển hàng đầu thế giới thì nhucầu vay dài hạn đã dần thay thế cho nhu cầu ngắn hạn Trong khi đó thì ở các nước đangphát triển, hầu hết cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ lệ lớn so với cho vay trung và dài hạn.Điều đó cũng có lẽ bởi các nước này vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục, hạn chế sựthiếu an toàn cho các khoản vay dài hạn Họ e sợ cùng với nền kinh tế đất nước còn yếukém, lạc hậu mà rủi ro của các khoản vay dài hạn đó xảy ra đồng thời sẽ dấn đến sự sụp đổ,
nợ nần của các NHTM ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế
Nói đến cho vay tức là nói đến rủi ro cao Đa phần rủi ro tín dụng xẩy ra đều bắtnguồn từ những khoản cho vay của NHTM Đối với những khoản cho vay càng lớn thì độrủi ro càng cao Mỗi một khoản rủi ro lớn xẩy ra nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động của
Trang 4ngân hàng Có thể nói nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ phức tạp, độ an toàn thấp,rủi rocao nhưng lại là hoạt động không thể thiếu được, quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến sựtồn tại và phát triển của NHTM Nó chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng tài sản của ngânhàng (trên , dưới 70%).
2 Phân loại Ngân hàng cho vay
Nghiệp vụ cho vay có rất nhiều căn cứ để phân loại, như: Căn cứ vào mục đích, căn
cứ vào thời hạn cho vay, căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, căn cứ vào hìnhthái giá trị của tín dụng … Ta có thể xem xét một số hình thức phân loại sau:
2.1-Phân loại dựa vào thời hạn cho vay.
- Cho vay ngắn hạn
Loại cho vay này có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưuđộng của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Tại các NHTMViệt Nam hiện nay thì tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất
- Cho vay trung hạn
Loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 hoặc 5 năm , được sử dụng chủ yếu để đầu tưmua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinhdoanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Trong côngnghiệp thì chủ yếu là cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng: máy cày , bơm nước,xây dựng các vườn cà phê, điều
- Cho vay dài hạn
Đây là loại vay có thời hạn trên 3 hoặc 5 năm, là loại tín dụng cung cấp để đáp ứngcác nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, xây dựng các xí nghiệp mới, mua sắm các thiết bị,phương tiện vận tải với quy mô lớn.Hiện nay các NHTM đang cố gắng nâng cao tỷ trọngcho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng Mặc dù độ rủi ro gặp phải làrất lớn nhưng bù lại lãi suất cho vay rất cao, có khả năng đem lại lợi nhuận lớn cho ngânhàng
Trang 52.2 Phân loại dựa trên mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay không có đảm bảo:
Là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của ngườithứ ba mà việc cho vay được thực hiện chỉ dựa trên uy tín của bản thân khách hàng Đối vớikhách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệuquả thì ngân hàng có thể tin tưởng sẵn sàng cấp tín dụng mà không cần một nguồn thu nợthứ hai bổ sung Hình thức cho vay này sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho ngân hàng nếu như có
sự nhầm lẫn, sơ ý trong việc đánh giá, phân tích, thẩm định hồ sơ khách hàng
- Cho vay có bảo đảm
Cho vay có bảo đảm là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải đi kèmtheo tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba Ngân hàng thực sựthiếu tin tưởng đối với khách hàng nên sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng cóthêm một nguồn thu thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất nếu như xảy ra một sự cốnào đó trong hoạt động kinh doanh của khách hàng
3- Quy Trình cho vay.
3.1-Hợp đồng cho vay.
3.1.1-Khái niệm hợp đồng cho vay.
Hợp đồng cho vay là cơ sở pháp lý để xác lập mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng
và khác hàng đồng thời cũng là công cụ để quản lý tiền cho vay và những rủi ro có thể xẩyra
Hợp đồng cho vay thường được viên cố vấn pháp lý của ngân hàng chuẩn bị và đượcluật sư của người vay duyệt lại Các điều khoản trong mỗi hợp đồng sẽ được điều chỉnh thayđổi ứng với từng tình huống riêng biệt Hợp đồng cho vay được coi như công cụ pháp lýquản trị tín dụng Do vậy, nếu cấu trúc của một hợp đồng cho vay vừa bao quát vừa, vừa chitiết và chặt chẽ sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ lợi ích cho chính ngân hàng Tuy
Trang 6nhiên trên thực tế, trong hầu hết hợp đồng cho vay hiện nay thiếu những nội dung mà chophép ngân hàng giám sát các khoán cho vay tốt hơn, để kịp thời ra tay thực hiện những biệnpháp cần thiết cứu nguy cho các khoản vay có dấu hiệu cảnh báo có thể đưa đến chỗ rủi ro.
3.1.2- Các yếu tố cấu thành hợp đồng cho vay.
Một hợp đồng cho vay thường chứa đựng các thành phần căn bản sau:
- Lời mở đầu:
Đôi khi nêu tên của các bên và đưa ra lời tuyên bố rằng đang thực hiện hợp đồng.Tuy nhiên cũng có khi nêu lên mục đích của khoản cho vay
- Số lượng và kỳ hạn của khoản vay
Trong phần này sẽ nêu lên khối lượng của khoản cho vay, cách thức người vay rút tiền,lãi suất cho vay, ngày đáo hạn, số chi phí (nếu có) và các điều khoản liên quan đến cáckhoản chi trả trước Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro trong phần này bằng cách tổ chứccác khoản vay theo phương thức trả dần hoặc áp đặt một số dư đặt cọc Các ngân hàng nóichung thường không phạt trong trường hợp trả trước khoản trả góp hoặc trả hết toàn bộkhoản vay trước hạn nếu như nguồn vốn có được từ các vụ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng, từ việc thu nợ, hay bán các tích sản Tuy nhiên nếu như việc hoàn trả sớmkhoản vay được thực hiện do khách hàng đi vay của ngân hàng khác thì một mức phạt đốivới hành vi đó sẽ được áp dụng
- Xin vay và bảo đảm
ở phần này người vay sẽ trình bày và cam kết là các báo cáo tài chính mà kế hoạch
đã nộp cho ngân hàng nhằm hình thành các quyết định tín dụng là đúng và thực sự phản ánhđược tình hình tài chính hiện tại của người vay
- Các điều kiện cho vay
ở phần này cũng liên quan đến sự đảm bảo của khách hàng đó là tính hợp pháp củacác điều kiện phải tồn tại Các tài liệu giấy tờ cần thiết về khách hàng phải được giao chongười vay trước khi khoản vay được thực hiện Đương nhiên, để suất bất cứ khoản tiền nàocho vay thì những tài liệu đó phải đáp ứng được nhu cầu mong muốn của cố vấn pháp lýcho ngân hàng về khách hàng cần vay vốn Nếu như trong hợp đồng yêu cầu cung cấp một
Trang 7khoản tín dụng tuần hoàn theo sau khoản vay định kỳ thì nhân viên yêu cầu người vay phảicung cấp thêm thông tin trước mỗi lần xuất tiền để ngân hàng có thể xác định rằng những gì
đã trình bày có bảo đảm trước đây vẫn chính xác, không có dấu hiệu nào cho thấy là kháchhàng sẽ không trả được cho họ theo như thoả thuận
- Mô tả vật thế chấp:
Các khoản vay ngân hàng có thể được đảm bảo hoặc không được đảm bảo Nếu nhưtrong trường hợp khoản vay phải có bảo đảm thì hợp đồng phải mô tả chi tiết vật thế chấpcũng như phải được xử lý như thế nào Trong nhiều trường hợp thì vật thế chấp được coinhư phòng tuyến cuối cùng bảo vệ lợi ích của ngân hàng Do vậy trong hợp đồng cần cóđiều khoản minh bạch, rõ ràng khi nào, bằng cách nào ngân hàng có thể chấp hữu tài sản thếchấp để thu hồi khoản vay nếu như khách hàng có nguy cơ không trả được và khi thẩm địnhtài sản thế chấp cần chú ý quan tâm đến các đặc điểm sau:
+ Có tính thanh khoản tốt
+ Không bị mất giá bởi bất cứ nguyên nhân nào
+Có giá trị cao hơn giá trị khoản vay càng lớn càng tốt
+ Có quyền sở hữu rõ ràng, hợp pháp
+ Chưa bị đem sử dụng để đảm bảo cho một khoản vay khác
- Các cam kết của người vay:
Phần này xác định những cam kết nào đó mà người vay phải thực hiện hoặc khôngđược thực hiện sau khi đã thoả thuận với ngân hàng Đây là phần rất quan trọng của hợpđồng cho vay Số lượng và chi tiết của các điều cam kết nhiều hay ít tỷ lệ nghịch với sứcmạnh tài chính của người đi vay và chất lượng quản lý của họ Xét về góc độ quản lý tíndụng và rủi ro liên quan thì đây là phần tập trung thể hiện sự giám sát của ngân hàng đối vớingười vay trong suốt quá trình khoản vay còn hiệu lực, đảm bảo được tính hiệu quả trongviệc sử dụng vốn vay cũng như trả nợ của khách hàng đồng thời căn cứ vào cam kết nàyngân hàng có thể can thiệp cần thiết khi một phần hay toàn bộ các thoả thuận không đượctôn trọng làm ảnh hưởng đến lợi ích của ngân hàng Có hai loại cam kết
*Cam kết thực hiện là những giao ước áp dụng đối với quản lý, yêu cầu người vay phải thựchiện một số hành động nào đó, như: Cung cấp các báo cáo tài chính trong phạm vi 60 ngày
Trang 8sau khi kết thúc năm tài chính, Ngân hàng được phép thanh tra tồn kho, các khoản thu và tàisản khác nếu thấy cần thiết theo định kỳ, người vay phải thông báo cho ngân hàng bất cứtranh chấp pháp lý hoặc sai quyền nào làm ảnh hưởng đến sự thực hiện nghĩa vụ của mìnhđối với ngân hàng….
*Cam kết không thực hiện là những hành động mà người vay đồng ý không thực hiện trongsuốt thời hạn của khoản vay trừ phi được sự đồng ý của ngân hàng cho vay Mục tiêu củacam kết nhằm ngăn ngừa sự phung phí các tài sản làm suy yếu sức mạnh tài chính của ngânhàng, có thể làm suy yếu khả năng chi trả của người vay
- Các điều khoản hạn chế
Các điều khoàn này cho phép các hành động nhất định nhưng giới hạn phạm vi củachúng Để đảm bảo nâng cao năng lực tài chính trong kinh doang, các doang nghiệp vay sẽgiữ lại một phần lợi tức, các giới hạn thường được đặt trên số cổ tức có thể được chi trả.Nếu như ngân hàng nhận tháy doanh nghiệp vay cần vốn ngắn hạn để thoả mãn nhu cầutheo thời vụ thì những khoản vay như thế được cho phép nhưng thông thường một giới hạnđược áp dụng đối với tổng số tiền vay cả dài hạn lẫn ngắn hạn Nếu người vay mắc nợ cácngười khác những khoản nợ dài hạn , sự giới hạn cũng được áp dụng đối với số lượng đượcdùng để chi trả hàng năm Mục đích của nó là ngăn ngừa tình trạng đặt ngân hàng vào vị tríngười cuối cùng được chi trả cũng như là việc doanh nghiệp sử dụng vốn của ngân hàng đểtrả hết cho một người cho vay khác
- Trường hợp không trả được nợ
Tất cả các khoản cho vay định kỳ có các điều khoản về việc không trả được nợ khiếncho toàn bộ khoản cho vay lập tức hết hạn và có thể được trả dưới các địa chỉ nhất định.Nếu các địa chỉ nhất định không được đáp ứng thì toàn bộ khoản cho vay lập tức được coi làđáo hạn Việc này sẽ tiết kiệm ít phiền hà hơn là chờ cho đến khi mỗi khoản tích góp đáohạn mới áp dụng hành động pháp lý
3.2- Lãi suất cho vay ở các Ngân hàng Thương mại.
3.2.1- Khái niệm lãi suất cho vay
Trang 9Lãi suất cho vay là tỉ lệ % giữa số tiền mà người đi vay phải trả thêm cho người chovay sau một thời hạn nhất định sử dụng số tiền vay đó Lãi suất cho vay có thể được tínhtheo tháng hoặc theo năm ( ở Việt Nam thường tính theo tháng còn hầu hết các nước khácđều tính theo năm).
Lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi thông thường biến động cùng chiều: khi lãi suấttiền gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay nâng lên và ngược lại, làm sao dung hoà được haiyêu cầu: nâng lãi suất huy động để thu hút được nguồn vốn và kiềm chế lạm phát Hạ lãisuất tiền gửi để hạ lãi suất cho vay, nâng đỡ sản suất
Lãi suất cho vay trung bình phải cao hơn lãi suất huy động trung bình Khoản chênhlệch chính là “lãi gộp” của ngân hàng để bù đắp chi phí, thuế, phí dự trữ bắt buộc, đề phòngrủi ro và có lãi Có thế mới hạn chế được hiện tượng vay ồ ạt mang tính bao cấp do lãi suátvay quá thấp, buộc người vay phải đảm bảo hài hoà 3 mặt lợi ích của người gửi, người vay
và bản thân ngân hàng
3.2.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại
Lãi suất cho vay được đàm phán giữa người vay và ngân hàng cho vay giữa các ngânhàng khác nhau thì lãi suất cho vay cũng khác nhau Chúng phản ánh cả dặc tính cá biệt củakhoản cho vay lẫn cung cầu về tín dụng trên thị trường tiênf tệ Lãi suất cho vay chịu tácđộng của nhiều yếu tồ Nó thay đổi theo sự biến động cuă các yếu tố như: Lãi phải trả chongười gửi, chi phí ngân hàng, rủi ro tín dụng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng số dư tiềngửi của người vay và các chứng khoán ….Lãi suất cho vay luôn luôn phải lớn hơn lãi suấttiền gửi, có như vậy mới bảo đảm được hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, mới
bù đắp được những chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra trước đó Hay cạnh tranh giữa các ngânhàng, đây cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lãi suất Để đảm bảo thu hút được kháchhàng về phía mình các ngân hàng luôn luôn phải cân nhắc, giảm lãi suất cho vay đến mộtmức độ nhất định hòng giành khách hàng với các ngân hàng khác Nói chung khả năng chovay của ngân hàng tuỳ thuộc vào mức dự trữ thặng dư trong hệ thống Ngân hàng Nếu nhucầu về tín dụng ngân hàng tương đối ổn định, các khoản dự trữ thặng dư gia tăng, lãi suấtcho vay sẽ giảm khi các ngân hàng tìm kiếm các tích sản sinh lợi Tuy nhiên nếu có nhu
Trang 10cầu mạnh được tín dụng ngân hàng và khoản dự trữ thặng dư tiếp tục ổn định hay phát triểnchậm hơn nhu cầu tin dụng, lãi suất sẽ tăng lên Thái độ con người cũng ảnh hưởng đến lãisuất Nếu người ta có cái nhìn bi quan về kinh tế thì các giám đốc Ngân hàng không hạ mứclãi suất mặc dù nguồn vốn cho vay có thể bảo đảm Nếu lạc quan nghĩa là họ thấy rằng hệthống dự trữ sẽ cấp thêm vốn cần đến, lãi suất không bị tăng lên một cách rõ rệt, mặc dù dựtrữ thặng dư tương đối thấp lãi suất thị trường cũng chịu sự can thiệp của Ngân hàng Nhànước theo chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng Nếu Ngân hàng Nhà nước muốn mởrộng tiền tệ thì lãi suất thị trường giảm để thu hút người vay và ngược lại khi Ngân hàngNhà nước muốn thắt chặt tiền tệ thì lãi suất sẽ tăng lên để hạn chế tín dụng Ngoài ra, lãisuất còn chịu sự chi phối của kỳ hạn vay Kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng cao, thanh toánkhó khăn nên lãi suất cao để bù đắp những khó khăn có thể xảy ra.
3.3 Quy trình cho vay
Quy trình cho vay của các ngân hàng thông thường diễn ra qua 5 bước sau:
a) Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục xin vay vốn
Nếu lần đầu xin vay thì khách hàng phải cung cấp cho ngân hàng những tài liệuchứng minh tính pháp lý của mình Gửi đơn xin vay, trong đó điền đầy đủ những thông tincần thiết Ngoài ra, người xin vay phải nộp kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác định nhucầu, cung cấp cho ngân hàng những hợp đồng kinh tế liên quan đến việc thực hiện kế hoạch,
dự án để xác định tính khả thi của dự án Nộp báo cáo tài chính kinh doanh hiện tại củakhách hàng, kèm theo những tài liệu chứng minh về đảm bảo an toàn tiền vay như : giấy tờ
sở hữu, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
b)Ngân hàng tiến hành thu thập thông tin
Căn cứ vào các tài liệu trên thì ngân hàng tiến hành kiểm tra về tính pháp lý của cáctài liệu, uy tín của khách hàng, khả năng sinh lời của dự án, quyền sở hữu tài sản để xem
Trang 11khách hàng có đảm bảo đủ độ tin cậy hay không Ngân hàng có thể kiểm tra thông qua cáccách sau:
+Phỏng vấn người xin vay:
Qua phỏng vấn người xin vay, nhân viên tín dụng sẽ biết được lý do vay, biết đượcyêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi khác nhau do các chính sách cho vay củangaan hàng ấn định không Qua phỏng vấn, nhân viên tín dụng có mmột ý niệm nào đó vềtính thật thà và khả năng của người vay và coa thể có ý kiến xem có cần thiết phải có vật thếchấp hay không Những thông tin về lịch sử và sự phát triển của ngành kinh doanh, bản chấtcủa các sản phẩm dịch vụ, nguồn nhiên liệu, thế cạnh tranh và các kế hoạch trong tương lai
có thể có được qua phỏng vấn
+Kiểm tra qua sổ sách của ngân hàng
Một ngân hàng có thể lưu trữ tập trung của cả người ký thác và người vay, từ đó cóthể nhận được thông tin về tín dụng Thậm chí, nếu người xin vay chưa từng là khách hàngcủa ngân hàng, hồ sơ tập trung cũng có một số thông tin nào đó
+ Điều tra nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay
Người xin vay phải cho phép một nhân viên tín dụng đến tham quan nơi kinh doanhcủa mình Một nhân viên tín dụng có kinh nghiệm sẽ biết được một cách đáng kể về mức độphát triển hiện nay trong kinh doanh của người vay cũng như trình độ quản lý thông quatham quan các tiện nghi của nó
+ ĐIều tra qua việc thẩm định các báo cáo tài chính
Việc đánh giá chính xác thông tin phản ánh trong những báo cáo tài chính là rấtquan trọng trong phân tích tín dụng Ngân hàng dựa trên báo cáo tài chính để đánh giá cáckhoản mục tài sản, tài sản và vốn tự có, đánh giá báo cáo lãi lỗ, những thay đổi tình hình tàichính
Nếu không chấp nhận thì gửi giấy báo từ chối trong vòng 10 ngày Chấp nhận thì ra quyếtđịnh cho vay
c)Ra quyết định cho vay
Trang 12Khi ra quyết định cho vay thì ngân hàng sẽ ấn định mức cho vay căn cứ vào nhu cầuxin vay vốn của khách hàng và khả năng có thể đáp ứng được của ngân hàng, xác định thờihạn cho vay, kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ của những kỳ hạn Những đIều này thể hiện trênhợp đồng cho vay được ký kết giữa ngân hàng với khách hàng.
d) Giải ngân
Việc tiến hành cho vay diễn ra căn cứ vào mức cho vay đã được xác định Ngân hàng
mở tài khoản xin vay vốn của khách hàng Rồi tiền hành chuyển tiền cho khách hàng mộtlần hoặc nhiều lần
e)Kiểm tra giám sát khách hàng
Sau khi trao tiền vào tay khách hàng, ngân hàng vẫn phải tiếp tục thường xuyên theodõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng Ngân hàng cần kiểm tra xem người vay
có sử dụng tiền đúng mục đích như đã cam kết hay không? kinh doanh có hiệu quả không?Nếu có dấu hiệu của thua lỗ, khó có thể vớt vát được thì lập tức còn rút vốn về nhằm hạnchế những tổn thất có thể xảy ra, và có những hình phạt thích đáng đối với những cá nhân vìlợi ích của bản thân mà đang tâm lừa đảo chiếm đoạt
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại.
Mục đích lớn nhất của ngân hàng là lợi nhuận Do vậy, tất cả các ngân hàng đều xemxét đến yếu tố quan trọng này,các chính sách tín dụng thường tìm cách nâng cao tỉ phần sinhlợi của tài sản,đặc biệt là nâng cao khả năng cung cấp tín dụng Các ngân hàng có nhu cầu
Trang 13lớn hơn về lợi nhuận thường áp dụng chính sách cho vay năng động hơn so với các ngânhàng không xem lợi nhuận là quan trọng nhất Chẳng hạn như các ngân hàng này sẽ cho vayvốn với khối lượng lớn hơn, mức lãi suất cao hơn so với cho vay ngắn hạn mặc dù biết làmình có nguy cơ gặp phải rủi ro nhiều hơn.
4.2 Tính ổn định của các khoản ký thác
Ngân hàng luôn xem xét sự biến động của các khoản ký thác khi quyết định chínhsách cho vay Khi các khoản ký thác ổn định ngân hàng có thể hoạch định chính sách tíndụng mà ở đó quy mô thơì hạn tín dụng được ổn định, tỉ phần sinh lợi của tài sản co cũng cóthể được hoạch định cao hơn Tuy nhiên nếu sự ký thác không ổn định thì buộc các ngânhàng phải xem xét đến tính sử dụng của các khoản ký thác,luôn luôn phải dự trữ hiện kim và
dự trữ thứ cấp để đảm bảo thanh toán khi cần thiết
4.3 Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế được coi là một yếu tố khách quan thể hiện sự tăng trưởng hay trìtrệ của nền kinh tế Một nền kinh tế đang ở trong một hoàn cảnh ổn định thuận lợi , sức muacao, xuất khẩu dễ dàng cho phép các NHTM bành chướng tín dụng, thực hiện một chínhsách cho vay tự do Ngược lại, với một nền kinh tế bị trì trệ lệ thuộc vào các biến động thời
vụ và chu kỳ thì tín dụng sẽ bị co hẹp lại Các khoản ký thác trong nền kinh tế không ổnđịnh thường chao đảo , biến động mạnh so với các khoản ký thác trong một nền kinh tế ổnđịnh, điều kiện kinh tế có thể thể hiện qua toàn bộ hoạt động kinh tế cũng có thể thể hiện ởcác ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế
4.4 Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
Chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước bao gồm các chính sách như dự trữpháp định, chính sách chiết khấu, chính sách thị trường mở…Những chính sách này mangtính cưỡng chế của pháp luật, áp dụng lên toàn bộ nền kinh tế nên các NHTM buộc phảituân theo Nếu các chính sách tài chính tiền tệ được mở rộng thì hệ thống NHTM được cấpthêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của ngân hàng được gia tăng Ngược lại, khi Nhà nước
Trang 14muốn hạn chế tín dụng, sử dụng chính sách thắt chặt thì buộc các ngân hàng cũng phải hạnchế tín dụng.
4.5 Khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên
Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để vạch ra các chính sách kinhdoanh của ngân hàng nói chung và chính sách tín dụng nói riêng Tùy thuộc vào khả năngchuyên môn, khả năng quản lý của nhân viên mà các NHTM mở rộng tín dụng vào nhữngphạm vi mà nhân viên của mình có thể quản lý được Bởi lẽ, cho vay luôn đi liền với nhữngrủi ro nếu như các nhân viên không đủ trình độ, khả năng đánh giá sự trung thực của các hồ
sơ khách hàng, tính khả thi của các dự án xin vay thi sẽ đem lại rủi ro rất lớn cho hoạt độngcủa ngân hàng
4.6 Nhu cầu của khu vực phục vụ
Các ngân hàng muốn đực cấp giáy phép hoạt động thì cần phải đáp ứng phục vụđược nhu cầu tín dụng của cộng đồng Tại khu vực mà nền kinh tế chủ yếu là trồng trọt,chăn nuôi thì đương nhiên ngân hàng không thể từ chối những khoản xin vay như vậy màtrái lại phải điều chỉnh hoạt động, đIều chỉnh các chính sách để đáp ứng được nhu cầu hoạtđộng của khu vực kinh tế này Do vậy, trong mỗi một môi trường sông khác nhau, các ngânhàng luôn phải cố gắng tìm hiểu nhu cầu, điều kiện sống của dân chúng và nền kinh tế củađịa phương mà có chính sách phục vụ cho phù hợp Có như vậy thì ngân hàng mới có thểtồn tại và phát triển được
4.7 Rủi ro và khả năng sinh lợi của các khoản cho vay khác nhau
Thông thường một khoản tín dụng có khả năng cho vay sinh lợi cao thì độ rủi rocũng cao và ngược lại Chẳng hạn như đối với những khoản cho vay dài hạn, với một khốilượng tiền lớn, đi kèm theo một độ rủi ro cao do vậy các ngân hàng thương mại thường đặt
ra một mức lãi suất cho vay cao đối với các khoản vay dài hạn Hay cho vay nông nghiệpcũng là hình thức cho vay gặp rủi ro rất lớn Rủi ro xảy ra cho nông nghiệp thường không
Trang 15dự tính trước được bởi lẽ nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và khí hậu Thiên taidịch bệnh bất ngờ xảy ra có thể mất trắng toàn bộ….
Trong hoạt động cho vay thường gặp rủi ro thông tin không cân xứng Thông thườngcác ngân hàng muốn có những thông tin về khách hàng của mình nhưng những thông tinnày thường không đầy đủ và không chính xác
Có hai loại rủi ro thường gặp: Thứ nhất là rủi ro do lựa chọn sai đối nghịch tức làchọn sai khách hàng cần cho vay, có độ rủi ro cao thường không thu hồi được vốn Loại thứhai là rủi ro đạo đức: là rủi ro xảy cho những người có vốn cho vay do đạo đức của nhữngngười vay vốn gây ra Họ cố tình cung cấp những thông tin không chính xác, những thôngtin giả để thuyết phục những người có vốn cho vay và chiếm dụng luôn số vốn vay đó hoặc
sử dụng sai mục đích với những cam kết ban đầu nên không thu hồi được vốn để trả nợ chongân hàng
Rủi ro là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng, đến sự tồntại, phát triển của ngân hàng Do vậy, các ngân hàng thường xuyên phải tìm kiếm các giảipháp để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của rủi ro nhằm bảo đảm an toàn chocác khoản vốn cho vay của mình
5 Nguyên tắc quản lý tiền cho vay
Rủi ro xảy ra là điều khó có thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay của ngân hàngnhưng không phải là không có cách để hạn chế nó Quản lý tiền cho vay bao gồm sàng lọc
và giám sát khách hàng, thế chấp tài sản và số dư bù, hạn chế tín dụng, quan hệ khách hànglâu dài và quy tắc tính dụng là một trong những cách mà các ngân hàng luôn luôn sử dụng
để kìm chế sự xuất hiện của các loại rủi ro
5.1 Sàng lọc và giám sát
Thông tin không cân xứng có mặt trong các thị trường cho vay bởi những người đivay thường không muốn cung cấp đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sản xuất kinh
Trang 16doanh hiện nay của mình cho người cho vay Tình trạng này đưa đến hai hoạt động sản xuấtthông tin do các ngân hàng thực hiên: Sàng lọc và giám sát.
5.1.1 Sàng lọc
Bởi lẽ ngân hàng luôn phải đối đầu với những thông tin bất đối xứng, do vậy ngânhàng phải tiến hành sàng lọc những khách hàng có nhu cầu vay vốn để cho ra những kháchhàng có đủ độ tin cậy để cho vay Để sàng lọc thì ngân hàng phải tổ chức, thu thập nắm giữnhững thông tin từ tất cả các khách hàng có nhu cầu vay vốn ( tài sản thế chấp, cầm cố,thuyết trình tỷ lệ nợ của khách hàng, bản báo cáo tài chính…) Sau đó ngân hàng tiến hànhsàng lọc bằng cách phân tích, thẩm định đánh giá độ chính xác của các hồ sơ Đối với những
hồ sơ thoả mãn tiêu chuẩn của ngân hàng thì người có trách nhiệm đối với khoản tín dụng sẽ
ký quyết định cho khách hàng vay và vay bao nhiêu
5.1.2 Giám sát
Chỉ sàng lọc không thôi cũng chưa đảm bảo rằng ngân hàng sẽ không gặp phải mộtrủi ro nào khác nữa sau khi tiền được xuất ra khỏi ngân hàng, bởi lẽ ngân hàng còn gặp phảirủi ro về đạo đức Để giảm bớt những rủi ro về đạo đức, các ngân hàng phải viết ra nhữngđiều khoản cam kết trong các hợp đồng cho vay để nhằm hạn chế người vay không đượcthực hiện những hoạt động làm phát sinh rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng tiến hành kiểmtra, phân tích, theo dõi khách hàng trước và sau khi cho vay, kiểm tra xem liệu người vay cóthi hành đúng những quy định trong hợp đồng không và sẽ có những biện pháp cưỡng chếđối với cá nhân vì lợi ích bản thân mà cố tình vi phạm cam kết
5.2- Thế chấp tài sản và số chi bù
Vật thế chấp là vật sở hữu được hứa cho người cho vay nếu người vay vỡ nợ, làmgiảm bớt hậu quả của lựa chọn đối nghịch bởi vì nó giảm các tổn thất của người cho vaytrong trường hợp xẩy ra vỡ nợ Sự bắt buộc về vật chất tài sản đối với khoản tiền vay là mộttrong những công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro Nếu người vay vỡ nợ, không đủ khả năng
để hoàn trả lại ngân hàng thì ngân hàng có thể bán tài sản thế chấp và dùng tiền thu được để
Trang 17bù đắp lại những tổn thất của mình do món cho vay đó gây ra Thông thường đảm bảo bằngtài sản thế chầp thì mức cho vay của ngân hàng thấp hơn bởi tính lỏng của loại tài sản cốđịnh rất thấp Họ chỉ xem xét cho vay 70% giá trị của tài sản thế chấp tại thời điểm cho vay.
Khi người vay nhận được tiền vay, NHTM yêu cầu người vay phải giữ một số tốithiểu bắt buộc trong các tài khoản ở ngân hàng gọi là “số dư bù” Đây là một dạng riêng củavật thế chấp bắt buộc khi một ngân hàng cho vay thương mại Nếu khách hàng không trảđược nợ thì Ngân hàng sẽ thu nợ từ “số dư bù” Cho vay “số dư bù” thì người vay phải cótài khoản tại ngân hàng cho vay Do vậy có lợi cho ngân hàng là có thể giám sát được kháchhàng vay thông qua hoạt động tài khoản của họ Bất kỳ thay đổi quan trọng nào trong cácthủ tục thanh toán của người vay đều là một tín hiệu báo cho Ngân hàng vay phải tiến hànhđiều tra
5.3- Hạn chế tín dụng
Đây là một phương pháp cũng giúp cho ngân hàng đối phó với lựa chọn đối nghịch
về rủi ro đạo đức Hạn chế tín dụng có hai dạng: Dạng thứ nhất là ngân hàng hoàn toàn từchối một khoản cho vay nếu qua sàng lọc kiểm tra thấy độ rủi ro cao, khách hàng khôngđáng tin cậy với số lượng bất kỳ nào đối với người vay, ngay cả khi người vay này sẵn lòngthanh toán một lãi suất cao hơn Dạng thứ hai diễn ra khi một ngân hàng không từ chối hoàntoàn, vẫn cho vay nhưng hạn chế mức vay đó dưới mức mà vay muốn Với khoản cho vaynhỏ như thế thì ngân hàng vẫn có thể thu lãi suất và người đi vay cũng có đủ khả năng thanhtoán
5.4- Quan hệ khách hàng lâu dài và quy tắc tín dụng
Để thu nhập được thông tin về người vay tiền, ngân hàng có thể dựa trên quan hệkhách hàng lâu dài Người vay tiền có tài khoản séc hay tài khoản tiết kiệm hoặc đã từngvay ở ngân hàng trong một thời gian dài thì ngân hàng sẽ biết được nhiều thông tin về họbởi người phụ trách việc cho vay sẽ căn cứ vào hoạt động quá khứ đối với tài khoản đó màtìm hiểu về khách hàng Chẳng hạn như ngân hàng sẽ biết người vay tiền này không vững