1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang

100 438 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 870,12 KB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LÊ THỊ THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

LÊ THỊ THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HỌC TẬP

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GSTS LÊ NGỌC HÙNG

Hà Nội – Năm 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Ngọc Hùng, nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của Thầy mà tác giả có thể hoàn thành được luận văn của mình

Qua đây, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên tham gia giảng dạy các học phần trong khóa học vì đã cung cấp cho tác giả các kiến thức chuyên môn sâu rộng về chuyên ngành Đo lường – Đánh giá trong giáo dục và cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học

Tác giả xin cảm ơn toàn bộ thầy cô và những người đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này

Do những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp luận văn hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

 

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá chất lượng hoạt

động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang” hoàn toàn là kết quả

nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu, các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh theo đúng quy định

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2013

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Thảo

 

Trang 5

1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 

DANH MỤC CÁC BẢNG 4 

DANH MỤC CÁC HÌNH 5 

MỞ ĐẦU 6 

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 10 

1.1 Các khái niệm 10 

1.1.1.Tư vấn 10 

1.1.2 Tư vấn học tập 11 

1.1.3 Cố vấn học tập 12 

1.1.4 Chất lượng 14 

1.1.5 Khái niệm về chất lượng của hoạt động tư vấn học tập 16 

1.1.6 Khái niệm đánh giá 16 

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài 17  1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 17 

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25 

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 30 

2.1 Khái quát về trường Đại học Tiền Giang 30 

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tiền Giang 30 

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường 30 

2.1.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức 32 

2.1.4 Công tác đào tạo và quản lý sinh viên 33 

2.1.5 Công tác NCKH 34 

2.2 Sơ lược về hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang 34  2.2.1 Tổ chức đội ngũ tư vấn học tập 35 

2.2.2 Vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn học tập 35 

2.3 Thiết kế nghiên cứu 38 

2.3.1 Qui trình nghiên cứu 38 

2.3.2 Thiết kế công cụ đo lường 38 

2.3.3 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 39 

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 

3.1 Đánh giá thang đo 40 

3.1.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA 40 

3.1.2 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 44 

3.2 Đánh giá từ phía đội ngũ TVHT về chất lượng hoạt động TVHT 49 

3.2.1 Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập 49 

3.2.2 Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập 51 

3.2.3 Cơ sở vật chất 53 

3.2.4 Thông tin cung cấp từ phòng ban 54 

Trang 6

2

3.2.5 Đánh giá của đội ngũ tư vấn về chất lượng công tác quản lý hoạt

động tư vấn tại Trường Đại học Tiền Giang 55 

3.2.6 Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên 58 

3.2.8 Đánh giá của đội ngũ tư vấn về mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập60  3.2.9 Chất lượng hoạt động tư vấn học tập 62 

3.3 Đánh giá từ phía sinh viên về chất lượng hoạt động tư vấn học tập 63  3.3.1 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động TVHT 63 

3.3.2 Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập 64 

3.3.3 Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ tư vấn học tập 65 

3.3.4 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tư vấn học tập 67 

3.3.5 Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên 68 

3.3.6 Đánh giá của sinh viên về tính thuận tiện trong việc tổ chức hoạt động tư vấn học tập 71 

3.3.7 Đánh giá của sinh viên về ích lợi của hoạt động TVHT 74 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77 

I Kết luận 77 

II Khuyến nghị 78 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 

PHỤ LỤC 85   

Trang 8

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên 33 

Bảng 3.1 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 40 

Bảng 3.2 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 40 

Bảng 3.3 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố 41 

Bảng 3.4 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố 41 

Bảng 3.5 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát 42 

Bảng 3.6 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát 43 

Bảng 3.7 Kết quả phân tích Cronbach Alpha 45 

Bảng 3.8 Kết quả phân tích Cronbach Alpha 47 

Bảng 3.9 Sự tương quan giữa mức độ hài lòng về HĐ TVHT với chất lượng của HĐ TVHT 50 

Bảng 3.10 Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng HĐ TVHT và sự hài lòng của sinh viên về HĐ TVHT 50 

Bảng 3.11 Chất lượng công tác quản lý HĐ TVHT 57 

Bảng 3.12 Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT cho sinh viên với chất lượng của HĐ TVHT 58 

Bảng 3.13 Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng HĐ TVHT và đáp ứng nhu cầu tư vấn cho sinh viên 59 

Bảng 3.14 Sự tương quan giữa mức độ đạt mục tiêu tư vấn với chất lượng của HĐ TVHT 61 

Bảng 3.15 Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng HĐ TVHT và việc đạt mục tiêu TVHT 62 

Bảng 3.16 Sự tương quan giữa mức độ hài lòng về HĐ TVHT với chất lượng của HĐ TVHT 63 

Bảng 3.17 Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng HĐ TVHT và sự hài lòng của sinh viên về HĐ TVHT 64 

Bảng 3.18 Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT cho sinh viên với chất lượng của HĐ TVHT 69 

Bảng 3.19 Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng HĐ TVHT và đáp ứng nhu cầu tư vấn cho sinh viên 69 

Bảng 3.20 Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT đối với các nhóm nội dung 70 

Bảng 3.21 Sự tương quan giữa việc đánh giá ích lợi với chất lượng của HĐ TVHT 75 

Bảng 3.22 Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng và ích lợi trong việc tổ chức HĐ TVHT 76 

Trang 9

5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu 38 

Hình 3.1 Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập 49 

Hình 3.2 Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập 51 

Hình 3.3 Thâm niên làm công tác TVHT 52 

Hình 3.4 Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TVHT 53 

Hình 3.5 Mức độ hài lòng về nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban cho hoạt động TVHT 54 

Hình 3.6 Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên 58 

Hình 3.7 Thái độ của sinh viên đối với hoạt động TVHT 59 

Hình 3.8 Mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập 61 

Hình 3.9 Chất lượng hoạt động TVHT do đội ngũ tư vấn đánh giá 62 

Hình 3.10 Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập 65 

Hình 3.11 Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ TVHT 66 

Hình 3.13 Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT do sinh viên đánh giá 68 

Hình 3.14 Thời gian tổ chức tư vấn học tập 72 

Hình 3.15 Chuyên ngành CVHT phù hợp chuyên ngành của SV 74 

Trang 10

Bộ GD&ĐT về việc triển khai tư vấn cho học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội Mặc dù lĩnh vực tư vấn học tập đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến trong những năm gần đây, song bên cạnh những kết quả đạt được thì hiệu quả của hoạt động này vẫn còn nhiều điều đáng quan tâm Đặc biệt là đối với hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên trong trường đại học

Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục đại học có nhiều tiến triển vượt bậc so với trước, một trong những bước tiến đột phá đó là học chế tín chỉ được áp dụng ngày càng nhiều trong các trường đại học Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai

đoạn 2006-2020 đã chỉ rõ: “Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế

độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngoài” Thực hiện chủ trương trên, Bộ Giáo dục

Trang 11

7

và Đào tạo đã có Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 ban hành Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ Chính quy theo Hệ thống Tín chỉ Hiện nay, hầu hết các trường đại học trong cả nước đã áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ dưới những mức độ và cách làm khác nhau Một trong những công tác quan trọng nhằm thực hiện tốt việc chuyển đổi chương trình từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ là việc thành lập đội ngũ tư vấn học tập cho sinh viên trong mỗi trường đại học, ngoài việc hỗ trợ sinh viên hoạch định được mục tiêu học tập, xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, đội ngũ làm công tác tư vấn sinh viên còn là cầu nối giữa sinh viên với nhà trường, sinh viên với xã hội, hướng sinh viên đến mục tiêu đào tạo chung của nhà trường và đáp ứng chuẩn nghề nghiệp trong tương lai

Thông qua HĐ TVHT, sinh viên sẽ nắm bắt tốt hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, định hướng phát triển của trường, chương trình và yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ cũng như được tư vấn về chọn lựa môn học, đăng

ký môn học Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay HĐ TVHT chưa hoàn toàn đem lại hiệu quả, bởi đây là một hoạt động mới đối với hệ thống giáo dục Việt Nam Công tác tư vấn học tập cho sinh viên ở các trường đại học chỉ bắt đầu phổ biến khi chương trình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng ở bậc đại học Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang thực triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008 Đồng thời trong giai đoạn này, hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên tại Trường ra đời Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, trường Đại học Tiền Giang đã có những qui định cụ thể và rõ ràng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ tư vấn học tập Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ này được nhìn chung là chưa hiệu quả vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau Cho đến nay, thời gian thực hiện việc đào tạo theo tín chỉ

Trang 12

8

cũng như hoạt động tư vấn ở trường tuy chưa dài nhưng cũng đủ để nhà trường nhìn lại, đánh giá những gì được và chưa được để tiếp tục cải tiến, hoàn thiện góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường Do vậy cần nêu và trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây là: (1) Chất lượng hoạt động tư vấn học tập là gì? (2) đánh giá chất lượng hoạt động

tư vấn học tập như thế nào? Và (3) cần làm gì để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn?

Xuất phát từ phân tích trên đề tài “Đánh giá chất lượng hoạt động tư

vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang” được thực hiện

2 Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng HĐ TVHT và tiến hành đánh giá chất lượng HĐ TVHT tại Trường đại học Tiền Giang Qua đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đồng thời, tác giả khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp góp phân nâng cao hơn nữa chất lượng HĐ TVHT tại Trường Đại học Tiền Giang

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Đội ngũ làm công tác tư vấn học tập chuyên trách và kiêm nhiệm (bao gồm cả cố vấn học tập), cán bộ quản lý hoạt động tư vấn học tập tại Trường

Đại học Tiền Giang

Sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Tiền Giang

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng của hoạt động tư vấn học tập Trường Đại học Tiền Giang

5 Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu

Trang 13

9

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Chất lượng của hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang

hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang?

6 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp chuyên gia, phương

pháp phỏng vấn, phương pháp khảo sát điều tra

- Các công cụ sau được sử dụng để nghiên cứu:

+ Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu

+ Bộ phiếu bán cấu trúc để phỏng vấn

+ Phần mềm chuyên dụng để sử lý số liệu SPSS

7 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với đội

ngũ làm công tác tư vấn chuyên trách và kiêm nhiệm, cán bộ quản lý HĐ TVHT, sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Tiền Giang

- Thời gian triển khai nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài được tiến hành kể

từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2013

8 Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn gồm các nội dung sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương1: Cơ sở lý luận và tổng quan

Chương 2: Thiết kế và tổ chức nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Phần kết luận và khuyến nghị

Trang 14

được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định

Theo tài liệu tư vấn tâm lý học đường của Kiến Văn – Lý Chủ Hưng cho rằng tư vấn là cung cấp thông tin, làm rõ những điều nghi hoặc uẩn khúc,

đưa ra những lời khuyên chân tình

Theo tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế tư vấn là một dịch vụ cho lời khuyên theo hợp đồng và phục vụ cho các tổ chức bởi những người có đủ trình độ chuyên môn và được đào tạo đặc biệt để giúp đỡ một cách khách quan và độc lập với tổ chức khách hàng Hoặc bạn sẽ làm tư vấn khi nào bạn đang cố gắng thay đổi hoặc cải tiến một tình huống, nhưng không trực tiếp

điều khiển việc thực hiện

Trên thế giới khái niệm tư vấn không đơn thuần chi hiểu theo nghĩa cho lời khuyên (như công việc của một chuyên gia, hay cố vấn), là sự khuyên bảo

từ một tổ chức hay những người có trình độ chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, như một hình thức góp ý kiến.Trong đó, người xin tư vấn thường là người chủ động, tích cực, còn người được tư vấn thì có thể là người thụ động trong

việc giải quyết vấn đề của họ

Hiệp hội Tư vấn Hoa Kì (1998) đã định nghĩa tư vấn là: mối quan hệ giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và người, nhóm người hoặc một chỉnh

Trang 15

Tư vấn là một quá trình mang đến cho sinh viên sự hướng dẫn, hỗ trợ

và khuyến khích (Tư vấn là một quá trình hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích sinh viên) (Noel Levitz, năm 1997, trang 3) [14]

Tư vấn học tập là một quá trình tương tác giữa nhà tư vấn và sinh viên nhằm giúp sinh viên đề ra mục tiêu học tập và đạt được mục tiêu đó thông qua việc tiếp thu thông tin từ các dịch vụ có liên quan, đồng thời hỗ trợ sinh viên đưa ra các quyết định phù hợp với sở thích, mục tiêu, khả năng và thỏa mãn các yêu cầu Định hướng nghề nghiệp hoặc bồi dưỡng sau tốt nghiệp cũng là một phần của quá trình tư vấn Việc tư vấn nên được cá nhân hóa để có thể xem xét các nhu cầu đặc biệt của từng sinh viên bao gồm cả việc cung cấp thông tin thích hợp

Tư vấn học tập là quá trình giúp đỡ sinh viên thực hiện mục tiêu và nhu cầu học tập phù hợp với nguồn lực của nhà trường, đồng thời hỗ trợ để họ tích lũy thật nhiều kinh nghiệm khi còn ngồi trên giảng đường đại học, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống sau này Nhà tư vấn (CVHT) giúp sinh viên lập kế hoạch học tập của mình thông qua việc tạo ra các mối quan hệ Hỗ trợ sinh viên trong việc đăng ký học phần, giải quyết các vấn đề học tập, và đưa ra những lời khuyên mang tính học thuật Cố vấn học tập giúp sinh viên lập kế hoạch thực tập và tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực của họ Ngoài ra,

Trang 16

12

các cố vấn học tập nên lắng nghe và thận trọng xem xét các vấn đề liên quan đến cá nhân của sinh viên khi họ bày tỏ, đồng thời giới thiệu sinh viên đến các

cơ quan có liên quan khi cần thiết.(College of New Jersey (2002) [14]

Tư vấn là một quá trình hỗ trợ sinh viên giảm đi những khó khăn trong môi trường học mới, đồng thời giúp họ làm rõ mục tiêu học tập của mình và thụ hưởng được nền giáo dục tốt nhất (Noel Levitz, năm 1997, trang 3) [14]

Từ những định nghĩa khác nhau về tư vấn đã trình bày ở trên chúng tôi rút ra định nghĩa về tư vấn học tập làm khái niệm công cụ để tiến hành nghiên cứu này như sau: Tư vấn học tập là việc chia sẻ, cung cấp thông tin, trao đổi ý kiến, đưa ra lời khuyên, chỉ bảo hay hướng dẫn về hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đang học tập tại trường

1.1.3 Cố vấn học tập

Cố vấn học tập (CVHT) được biết đến khi học chế tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard, Hoa Kỳ Ở nước ta, cố vấn học tập mới được quan tâm đến từ vài năm trở lại đây khi các trường đại học bước vào hình thức đào tạo theo tín chỉ

Ở Mỹ, Cố vấn học tập được hiểu là: “Nhà tham vấn hoặc một thành

viên làm việc trong khoa của trường đại học, người được đào tạo để chuyên trợ giúp sinh viên trong việc cung cấp thông tin về đào tạo để sinh viên có thể thích ứng trong lớp học và đạt được mục tiêu học tập” [13]

Ở Úc, Cố vấn học tập theo định nghĩa của Đại học Victoria là: “Cán bộ của phòng hỗ trợ sinh viên, là những người cung cấp thông tin, tư vấn và giới thiệu, trợ giúp cho sinh viên trong các vấn đề trọng điểm và các quy trình ở bậc đại học có ảnh hưởng đến họ Theo yêu cầu của sinh viên, Cố vấn học tập còn là người đại diện, lắng nghe các vấn đề của sinh viên liên quan đến quá trình học tập, những bất bình và phương pháp rèn luyện” [10]

Trang 17

13

Ở Pháp, Trường đại học Toulouse Le Mirail cho rằng: “Cố vấn học tập

là người đi theo và giúp đỡ cho sinh viên trong suốt năm đầu tiên ở giảng đường đại học Thông qua các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp với sinh viên, cố vấn học tập có vai trò tư vấn cho sinh viên trong việc xây dựng kế hoạch học tập Ngoài ra họ cũng giúp cho sinh viên về mặt xã hội một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục đại học” [12]

Ở Việt Nam theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, Cố vấn học tập là giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên, có ít nhất hai năm trực tiếp giảng dạy, am hiểu chương trình đào tạo và được Chủ nhiệm khoa phân công Trách nhiệm của cố vấn học tập được nêu rõ là: Tham gia phát hiện năng lực, sở trường của người học để định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoặc học tập, hỗ trợ điều kiện để phát triển năng lực, sở trường đó; tìm hiểu chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký các môn học; hướng dẫn phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên, thường xuyên theo dõi kết quả học tập của sinh viên; giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắt trong học tập, nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập giảm sút; phối hợp với các giảng viên, các đơn vị công tác liên quan để giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên học tập, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên

Ở một số trường khác như đại học Cần Thơ, đại học Sài Gòn… việc định nghĩa cố vấn học tập không quá chú trọng vào chức danh, hay học hàm cũng như thời gian công tác mà tập trung vào nhiệm vụ một cố vấn học tập cần hoàn thành Cố vấn học tập được hiểu là: “Người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra

Trang 18

14

một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên” Như vậy, từ cách hiểu về cố vấn học tập của một số trường, theo chúng tôi nhận thấy cố vấn học tập là người được trông đợi trước hết vào việc giúp

đỡ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập Bên cạnh đó, một số trường mở rộng vai trò của cố vấn học tập trong việc tư vấn cho sinh viên những vấn đề

liên quan đến đời sống cá nhân

Dưới đây là một số cách hiểu về khái niệm “chất lượng”

Chất lượng là “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật khác” [32]

Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm sự vật này khác sự vật kia” [31] Chất lượng là

“mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” [31] Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có trong đó yêu cầu được hiểu

là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc (Định nghĩa của ISO 9000 – 2000)

Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN – ISO 8402)

Chất lượng được hiểu theo quan niệm truyền thống:

Trang 19

15

Một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra và hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền Sản phẩm đó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sở hữu nó Với khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh giá chất lượng giảng dạy đại học nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo nói chung Chất lượng với nghĩa này có thể tương đồng với chất lượng đào tạo của các trường đại học danh tiếng thế giới như Havard, Oxford, Cambridge Nếu mỗi trường đại học được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như đã sử dụng cho các trường trên thì đa số các trường đại học còn lại đều là những trường chất lượng kém

Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) Cách tiếp cận này xuất phát từ thực tế kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất dịch vụ Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem như là công cụ đo lường hoặc bộ thước đo, một phương tiện trung gian để miêu tả đặc tính cần

có của một sản phẩm hay dịch vụ Trong giáo dục đại học cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường đại học muốn nâng cao chất lượng đào tạo có thể đề

ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học và phấn đấu theo các tiêu chuẩn đó Nhược điểm của cách tiếp cận này là không nêu rõ các tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở nào Trong một số trường hợp tiêu chuẩn trong GDĐH được hiểu là những thành tựu của sinh viên khi tốt nghiệp là chất lượng trong GDĐH Tức là được sử dụng để nói đến đầu ra của GDĐH với ý nghĩa là trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt được của sinh viên sau 4 - 5 năm học tập tại trường

Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao động được đào tạo)

Trong 2 thập kỉ gần đây, người ta không chỉ nói tới việc sản phẩm phải phù hợp với các thông số kĩ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà còn nói tới sự đáp ứng nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó

Trang 20

16

Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường học Theo cách hiểu này, một trường đại học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ sứ mạng (mục đích) của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và năng suất nhất

1.1.5 Khái niệm về chất lượng của hoạt động tư vấn học tập

Trên cơ sở tổng hợp các khái niệm về chất lượng và tư vấn học tập, trong nghiên cứu này chất lượng của hoạt động tư vấn học tập là sự hài lòng

và thỏa mãn nhu cầu của sinh viên về việc chia sẻ, cung cấp thông tin, trao đổi

ý kiến, đưa ra lời khuyên, chỉ bảo hay hướng dẫn về hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên đang học tập tại trường đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập của sinh viên , tại trường đại học có thể được thực hiện thông qua các tiêu chí về mức độ hài lòng của sinh viên, tính khả thi, ích lợi, thuận tiện của hoạt động tư vấn học tập Đồng thời, đo lường chất

lượng của hoạt động tư vấn học tập cũng được thực hiện thông qua các tiêu

chí về mức độ hài lòng của đội ngũ tư vấn, đạt mục tiêu tư vấn và đáp ứng yêu cầu tư vấn học tập của sinh viên

1.1.6 Khái niệm đánh giá

Đánh giá trong giáo dục đại học được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng trong nghiên cứu này thống nhất sử dụng quan niệm của Owen & Rogers: đánh giá là khái niệm để chỉ việc thu thập thông tin một cách có hệ

thống và đưa ra những nhận định trên cơ sở các thông tin thu được

- Đánh giá là một quá trình bao gồm:

+ Chuẩn bị kế hoạch;

+ Thu thập, phân tích thông tin và thu được kết quả;

Trang 21

17

+ Chuyển giao các kết quả thu được đến những người liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá

+ Xây dựng các chuẩn mực (mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt cái gì, ở mức độ nào);

+ Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo các tiêu chí và đối chiếu với chuẩn mực;

Tổng hợp và phân tích các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác

Như vậy, đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, xử lý, phân tích dữ liệu từ đó đưa ra những nhận định, quyết định xác thực làm cơ sở

đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn

học tập

1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, ở nước ta hoạt động tư vấn học tập cũng đã được các trường đại học quan tâm và có một số bài viết điển hình trên các sách,

Trang 22

18

báo, tạp chí, websites, kỷ yếu hội thảo, hội nghị chuyên ngành về lĩnh vực tư vấn học tập trong trường học Tuy nhiên các công trình được giới thiệu sau đây chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề vai trò và cách thức để hoạt động tư vấn học tập trong trường học đạt hiệu quả Tác giả tìm thấy 01công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đánh giá chất lượng của hoạt động này

a Nghiên cứu về hoạt động tư vấn học tập trong trường học

Bài viết đăng trên báo Giáo dục và Thời đại năm 2010 về “Vai trò của

giảng viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, của tác giả

Trần Văn Hùng, Trường Đại học Duy Tân Trong bài viết này, tác giả khẳng định rằng cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ Đồng thời tác giả cũng cho rằng đội ngũ cố vấn học tập cần có các chức năng và nhiệm vụ trong việc tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội

Tiếp đến, tạp chí giáo dục số 268 năm 2011có bài “Một số nội dung

của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, của Phạm Thị Thanh Hải ,Trường Đại học

Vinh Trong việc bàn về nội dung của công tác cố vấn học tập tác giả đã đi sâu vào phân tích vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác tư vấn học tập

đó là:

- Giúp sinh viên chọn chuyên ngành chính Tác giả cho rằng vai trò của đội ngũ làm công tác tư vấn học tập rất quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình để lựa chọn các chuyên ngành phù hợp

Trang 23

19

- Giúp sinh viên lựa chọn, bổ sung hoặc thay thế hoặc bỏ các môn học Tác giả cho rằng sinh viên không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để chọn các môn học phù hợp cho chuyên ngành của mình vì vậy sự tư vấn của cố vấn học tập trong trường hợp nầy rất cần thiết

- Để sinh viên tích lũy đủ số tính chỉ và tốt nghiệp đúng thời hạn cố vấn học tập phải lưu trữ hồ sơ, kiểm tra chương trình học của sinh viên đại học năm thứ ba và nhắc nhở các em các môn học còn lại mà các em phải học

- Đồng thời cố vấn học tập còn phải giúp sinh viên tiếp cận với các nguồn lực để gặt hái thành công cả trong và ngoài giảng đường

Bên cạnh đó bài viết về “Hướng dẫn xây dựng tư vấn học tập theo

học chế tín chỉ” của Huỳnh Xuân Nhựt, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định

Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục Trong bài viết này tác giả

khẳng định tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học là khâu vô cùng quan trọng và cần thiết trong quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, khâu này chỉ có thể thực hiện tốt ở cấp khoa với sự tham gia của Ban Chủ nhiệm khoa và đội ngũ giảng viên cơ hữu vì đây là đội ngũ hiểu rõ nhất và có chuyên môn nhất đối với các môn học và chương trình đào tạo của khoa Tác giả cũng chỉ rõ để thực hiện tốt khâu này, nhà trường cần có những quy định và chính sách thích hợp cho đội ngũ tư vấn và phải xem công tác này là khâu không thiếu trong quy trình đào tạo tại trường Bên cạnh đó tác giả đề xuất đơn vị tổ chức tư vấn, cách thức tổ chức đội ngũ tư vấn và hoạt động tư vấn học tập trong trường đại học

“Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Văn Thu trên

tạp chí giáo dục số 268 năm 2011 đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ tư vấn học tập trong việc phát huy tính chủ động của sinh viên trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ Tác giả cho rằng thông qua hoạt động tư vấn học tập,

Trang 24

20

đội ngũ làm công tác tư vấn cần rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng học tập cần thiết như:

Tổ chức hướng dẫn sinh viên lớp mình phụ trách nghiên cứu tìm hiểu

sổ tay sinh viên nhằm giúp SV tìm hiểu nắm vững quá trình phát triển, hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý của nhà trường, nắm vững chức năng cụ thể của các bộ phận quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong việc liên hệ các công việc liên quan tới học tập và sinh hoạt

Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu các quy chế, quy định về công tác học sinh, sinh viên của Bộ, của trường; các loại mẫu đơn,… nhằm giúp cho sinh viên định hướng và lập kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân

Thực hiện sinh hoạt lớp định kì, nội dung chủ yếu là tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của nhà trường, các hoạt động đoàn thể chính trị, đặc biệt quan tâm tới công tác tư vấn, hướng dẫn sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập, hướng dẫn và rèn luyện các kỹ năng lập kế hoạch tự học…

Cũng trên tạp chí giáo dục số 268 năm 2011 bài viết “Một số vấn đề

về học chế tín chỉ và quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng” của Trương Thị Thu Hà Bên cạnh việc cho thấy

sự cần thiết cũng như tình hình áp dụng HCTC vào CTĐT tại các trường đại học, cao đẳng, tác giả cũng đã cho thấy tầm quan trọng của công tác tư vấn học tập trong việc thực hiện thành công HCTC và những khó khăn mà công tác này đang phải đối mặt như thiếu đội ngũ làm công tác tư vấn vì vậy việc duyệt kế hoạch học tập của đội ngũ này ở nhiều trường chỉ mang tính chất hình thức Những người đảm nhiệm công tác trên không thể kiểm soát được tình hình học tập của sinh viên dẫn đến tình trạng không hiếm trường hợp khi đến đợt xét tốt nghiệp thì sinh viên mới biết mình quên còn vài học phần chưa đăng ký hoặc sinh viên học những môn chưa thỏa mãn điều kiện tiên quyết

Trang 25

21

“Bàn thêm về đào tạo theo học chế tín chỉ” của Hồ Thị Nga trên tạp

chí giáo dục số 267 năm 2011 Khi bàn về một số vấn đề trong đào tạo theo HCTC tại các trường ĐH địa phương nói chung và trường ĐH Hà Tĩnh nói riêng, tác giả cũng khẳng định rằng không thể có một quy trình đào tạo theo HCTC nếu thiếu đi đội ngũ TVHT Vì vậy, tác giả đã kiến nghị các trường

ĐH địa phương nói chung và trường ĐH Hà Tĩnh nói riêng phải tuyển chọn, đào tạo một đội ngũ TVHT tinh thông về nghề nghiệp, giỏi về kỹ năng mềm, nhiệt tình và yêu nghề Đặc biệt đội ngũ TVHT phải là những người được đào tạo các kỹ năng TV

Tạp chí giáo dục số 244 năm 2010 có bài “Một số giải pháp nâng cao

khả năng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của Phạm Minh Hùng cho rằng giờ tư

vấn học tập là một trong những hình thức tổ chức dạy học được sử dụng phổ biến trong đào tạo theo HCTC Đồng thời, tác giả đã đề cập đến mục đích và

ý nghĩa của giờ tư vấn học tập Theo tác giả mục đích chính của giờ tư vấn là tạo cơ hội hỗ trợ cho sinh viên trao đổi, giải đáp thắc mắc, hệ thống hóa, cũng

cố những vấn đề lý thuyết mà sinh viên chưa nắm vững Tác giả cũng đã khẳng định rằng giờ tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo theo HCTC khi trong quá trình học tập có rất nhiều vấn đề sinh viên cần được tư vấn: từ đăng ký học đến xác định lộ trình tích lũy các môn học, học thêm ngành hai, học tích lũy lại để cải thiện kết quả học tập

Song song đó, chúng ta cũng có được tư liệu qua một số bài tham luận của các tác giả trường Đại học Cần Thơ trong hội nghị nâng cao vai trò cố vấn học tập tổ chức vào tháng 6 năm 2011

Với bài tham luận về “Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh

hưởng đến sự thành công của sinh viên” của Trần Thị Xuân Mai (2011),

Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học Tác giả đã đưa ra rất cụ

Trang 26

- Nhiệm vụ trọng tâm của CVHT đối với SV năm thứ hai và năm thứ ba: tư vấn học tập - nghiên cứu khoa học; tư vấn kỹ năng giao tiếp; tư vấn hướng làm luận văn tốt nghiệp – Báo cáo luận văn tốt nghiệp

- Nhiệm vụ trọng tâm của CVHT đối với sinh viên năm cuối là tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên

Không chỉ đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ làm công tác tư vấn học tập mà tác giả còn đưa ra kế hoạch để thực hiện hoạt động tư vấn học tập một cách khả thi Đồng thời tác giả cũng phân tích hiệu quả của việc thực hiện các công việc trên giúp nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn học tập nói riêng và nâng cao chất lượng của hoạt động đào tạo theo hình thức tín chỉ nói chung

Trong bài tham luận về “Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong

đào tạo theo tín chỉ” của Đào Ngọc Cảnh (2011), Khoa Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ cũng đưa ra nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn học tập nhưng tác giả tiếp cận một cách tổng quát Tác giả cho rằng Cố vấn học tập có ba nhiệm vụ đó là: tư vấn sinh viên trong lĩnh vực học tập, thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên từng học kỳ, tư vấn sinh viên các lĩnh vực khác Trong ba nhiệm vụ trên, tác giả đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tư vấn cho sinh viên trong học tập Tác giả cho rằng tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập

kế hoạch học tập và đăng ký học phần một cách hợp lý, phù hợp với năng lực

và điều kiện của từng sinh viên là công việc khó khăn và phức tạp

Trang 27

23

“Cố vấn học tập trong học chế tín chỉ - Vai trò và một số đề xuất”

của Trần Ngân Bình (2011), Khoa Công nghệ Thông tin &Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ Tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò của một CVHT trong năm đầu tiên là hết sức quan trọng để giúp sinh viên bước vào ngưỡng cửa đại học không phải bâng khuâng và bỡ ngỡ Đồng thời vai trò của cố vấn học tập cũng thể hiện rõ trong việc giúp các em nhanh chóng làm quen với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới mà quan trọng hơn là phải nhanh chóng nắm bắt và làm quen với cách học mới, với những kỹ năng mới

Bài viết về “Vai trò của cố vấn học tập đối với hoạt động học tập và

rèn luyện của sinh viên”, Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Khoa NN&SHƯD

đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của đội ngũ tư vấn học tập về việc giới thiệu

cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên là điều cần thiết, giúp các

em có “cái nhìn” tổng quát về ngành nghề mình theo học Lòng yêu nghề, sự

am hiểu chuyên môn của cố vấn sẽ giúp sinh viên có thêm nhiệt huyết, đam

mê trong học tập Đồng thời cố vấn học tập phải là người am hiểu về quá trình, kế hoạch đào tạo của ngành học để tư vấn cho sinh viên kế hoạch học tập hợp lý

Cũng nghiên cứu về “Vai trò của cố vấn học tập” tác giả Trần Kim

Định, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ chủ yếu nhấn mạnh đến nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến sinh viên như:

- Quy định về công tác học vụ dành cho sinh viên

- Các văn bản liên quan đến các công tác sinh viên, đánh giá hoạt động rèn luyện của sinh viên

- Các văn bản quy định về sinh viên nội trú, ngoại trú

- Các chế độ chính sách, tín dụng sinh viên

- Một số quy trình xử lý công việc về công tác sinh viên

- Một số mẫu biểu mẫu quản lý sinh viên

Trang 28

24

Gần đây tạp chí Quản lý giáo dục số 32 năm 2012 có bài “Công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo học chế tín ở trường Đại học Mỏ - Địa chất” của các tác giả Nguyễn Minh Mẫn, Bùi Xuân Nam, Phạm Thị Thu Hường Bài viết này cũng đề cập đến nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác tư vấn học tập là cố vấn cho một lớp sinh viên về chương trình, về kế hoạch học tập, đăng ký môn học, lựa chọn ngành nghề Tuy nhiên, bài viết này đã đặc biệt đề cập đến vai trò của đội ngũ tư vấn học tập trong việc quản lý, theo dõi sinh viên về ý thức tu dưỡng, phấn đấu trong học tập, thái độ chính trị khi đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

b Các nghiên cứu về đánh giá hoạt động tư vấn học tập trong trường học

Nghiên cứu “Văn bản quy định và hoạt động thực tế của cố vấn học

tập” của tác giả Trần Thị Minh Đức (2010) Nghiên cứu này đã tiến hành

khảo sát trên 1564 sinh viên của 17 trường đại học trong cả nước và 244 giảng viên đang đảm nhiệm công tác tư vấn học tập tại các trường Nghiên cứu đã tiến hành đối chiếu các quy chế được ghi trong các văn bản với thực tế hoạt động tư vấn học tập tại các trường, tập trung vào các vấn đề như: Những quy định về chức danh của đội ngũ tư vấn học tập; Tiêu chí lựa chọn đội ngũ

tư vấn học tập và hướng dẫn nhiệm vụ cho đội ngũ này; Điều kiện hỗ trợ hoạt động và quyền lợi cho những người làm công tác tư vấn học tập

“Thực trạng hoạt động cố vấn học tập ở các trường đại học” (2012)

của Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy, nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như: nhu cầu tư vấn của sinh viên đại học; kỹ năng tư vấn của đội ngũ tư vấn; đánh giá của đội ngũ tư vấn, của sinh viên và những người có liên quan về kết quả của hoạt động tư vấn học tập

“Hoạt động cố vấn học tập ở trường đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hằng Phương, tác giả đã trình

Trang 29

25

bày một số nét đặc trưng chung nhất, phổ biến nhất ở cả 2 trường đại học lớn này về hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập và những đánh giá của cố vấn học tập và sinh viên về hoạt động này Đặc biệt tác giả đã đề xuất mô hình hoạt động của cố vấn học tập kết hợp giữa đội ngũ cố vấn học tập và đội tư vấn sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này cho hai trường trên

“Hoạt động cố vấn học tập tại một số trường đại học trực thuộc Đại học Huế” của tác giả Hoàng Thị Nam Phương đã tiến hành điều tra trên 50

giảng viên và 100 sinh viên trực thuộc ba trường Đại học Sư Phạm Huế, Đại học Ngoại Ngữ Huế và Đại học Kinh Tế Huế Trong nghiên cứu nầy tác giả

đã đánh giá một số nội dung sau: khối lượng công việc của đội ngũ tư vấn; đánh giá tính chủ động của sinh viên trong hoạt động tư vấn học tập; cơ sở vật chất và điều kiện làm việc hiện nay tại các trường trực thuộc đại học Huế

Trong bài tham luận “Cố vấn học tập” của Trần Thị Kim Hồng (2011),

Khoa Môi trường &Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ Nghiên cứu

này đánh giá chung về công tác cố vấn học tập tại Khoa Môi trường & Tài

nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ Tác giả tiến hành khảo sát hơn 70 sinh viên, kết quả cho thấy: đa số các cố vấn học tập trong khoa có đầu tư cho công việc của mình thể hiện qua 85.71% ý kiến nhận xét vấn đề tổ chức quản

lý lớp là hợp lý Song song đó vấn đề về kế hoạch học tập có 61.43% ý kiến sinh viên cho rằng gặp nhiều thuận lợi trong việc lập kế hoạch học tập từng học kỳ là do có sự giúp đỡ của cố vấn học tập và các bạn trong lớp Vấn đề

đăng ký học phần có tới 67.14% sinh viên gặp khó khăn trong việc đăng ký

học phần do nhiều nguyên nhân khác nhau

1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, hoạt động tư vấn học tập trong trường học xuất hiện từ rất sớm, khoảng đầu cuối thế kỷ XIX, vì vậy có có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động tư vấn học tập

Trang 30

26

Một số tác giả ở nước ngoài có công trình nghiên cứu đề cập đến hoạt động tư vấn trong trường học như: John Dewey, Ajit K Das, Stephen Y Chow and Bruce Rutherford, Constantine, Madonna G, Lairio, Marjatta; Nissilä, Pia, Sears, Susan Jones Najilah Ali, Lazovsky, Rivka, Shimoni, Aviva, Peter Blos

Tuy cùng bàn về vai trò của tư vấn học tập nhưng Aviva thì nhấn mạnh đến quan niệm sai lầm tiêu biểu của người làm công tác tư vấn cho sinh viên Đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm thực tế của người làm công tác tư vấn cho sinh viên trong một ngành học cụ thể đó là ngành công nghệ thông tin

(Najilah Ali, The Role Of The Student Consultant, 2006)

Còn tác giả Lazovsky, Rivka, Shimoni, Aviva với nhận thức về vai trò công tác tư vấn và thực hiện vai trò nầy trên thực tế, tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 02 nhóm cố vấn giàu kinh nghiệm và nhóm cố vấn tập sự Kết quả nghiên cứu đề cao vai trò cố vấn chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm

(Lazovsky, Rivka, Shimoni, Aviva , The on – site Mentor of counseling

Interns: Perceptions of Ideal Role and Actual Role Performance, 2007)

Cũng nghiên cứu về vai trò của tham vấn nhưng tác giả John Dewey đề cao việc phát huy kinh nghiệm cho người học trong môi trường giáo dục Nghiên cứu cho thấy cần đổi mới phương pháp giáo dục, ứng xử tại trường học thay cho phương pháp giáo dục áp đặt thời bấy giờ Nghiên cứu này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu tham vấn cho người học, đặc biệt là sinh viên

Carlson, Laurie A, Portman, Tarrell Awe Agahe; Bartlett, Jan R đưa ra phương pháp tiếp cận công nghệ vào công tác tư vấn chuyên nghiệp trong các trường ở Mỹ cho thấy việc tiếp cận công nghệ vào công tác tư vấn ở trường chuyên nghiệp rất hiệu quả đồng thời được sự ủng hộ cao của các tư vấn viên Lairio, Marjatta; Nissila, Pia với nghiên cứu hướng tới kết nối mạng cho công tác tư vấn trong trường học ở Phần Lan hướng đến việc thiết lập

Trang 31

27

mạng lưới tư vấn trong và ngoài nhà trường để hoạt động tư vấn được hiệu quả hơn Đồng thời tác giả cũng khẳng định công việc của nhân viên tư vấn trong trường học đã mở rộng và trở nên đa dạng hơn Bài viết này còn phân tích sự thay đổi về nhiệm vụ và các vấn đề cốt lõi của tư vấn cũng như những thách thức mới mà công tác tư vấn ở Phần Lan đang phải đối mặt

Các tác giả Ponec, Debra, Poggi, James A Dickel, C Ti – mô – thê (1998) cho thấy sự cần thiết của việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trường

và những người làm công tác tư vấn trong cộng đồng , đồng thời tác giả còn nhấn mạnh mối liên hệ hệ chặt chẽ giữa trường học với tư vấn cộng đồng đây cũng là cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn

Đặc biệt, Constantine, Madonna G đã đưa ra định hướng cho công tư vấn

ở các trường học đa văn hóa tại Hoa Kỳ Nghiên cứu nhấn mạnh sự đồng cảm giữa giảng viên cố vấn với sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn trong trường

Cùng với các nghiên cứu về vai trò của hoạt động tư vấn trong trường học cũng như với các nghiên cứu về các thức để họat động này đạt hiệu quả thì còn có các nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp trong trường học của các tác giả như Jesse Davis, Eli Weaver, F Parsons

Tác giả F Parsons (1854 – 1908) là người có công đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp và tạo ra sắc thái tham vấn rõ rệt trong định hướng nghề F Parsons không chỉ là người thực hành trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp mà còn là nhà nghiên cứu xây dựng lý thuyết toàn diện về tư vấn hướng nghiệp với những quy tắc và quy trình khá toàn diện Đặc biệt ông đã cho ra đời cuốn sách hướng nghiệp (Vocation Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả Những nghiên cứu này của ông đã góp phần rất lớn để phát triển tư vấn hướng nghiệp và ông cũng đã hình dung

Trang 32

28

công tác tư vấn hướng nghiệp trong trường học Bên canh đó, Jesse cũng là người có các nghiên cứu thực tiễn và thiết lập trung tâm tham vấn hướng nghiệp tại Detroit vào năm 1989 Sau này ông cũng đề xuất chương trình đào tạo hướng nghiệp có tính lý luận tổng thể vào năm 1907 Cũng vào giai đoạn này, Eli Weaver đã tổng hợp những nghiên cứu của mình và cho ra đời cuốn

“Choosing a career”, nhằm tham vấn cho thanh niên, học sinh chọn nghề phù hợp với bản thân

1.3 Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các cơ sở sau:

- Một là quan niệm về sự hài lòng của các tác giả dưới đây

+ Sureshchandar (2002) cho rằng: Sự hài lòng của khách hàng được vận hành theo các yếu tố tương tự như chất lượng dịch vụ

+ Cronin và Taylor, 1992; Gotlieb và ctv, 1996; Lee và ctv, 2000 khẳng định rằng: Chất lượng dịch vụ là tiền đề cho sự hài lòng của khách hàng

+ Hishamuddin Fitri Abu Hasan và ctv (2008) xác nhận có một mối quan

hệ có ý nghĩa giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của SV

+ Ehsan Malik và ctv (2010) cũng kết luận rằng: chất lượng dịch vụ có một sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của SV

- Hai là Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson là lý thuyết mô tả các cấu trúc xã hội và các chức năng tương ứng với mỗi loại hình cấu trúc đó Sơ đồ AGIL trong lý thuyết cấu trúc chức năng là cơ sở tác giả đưa ra mô hình đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập trong trường đại học Trong sơ đồ AGIL, Talcott Parson cho rằng có bốn yêu cầu tất yếu đối với một hệ thống đó là: sự thích nghi (A), sự đạt mục tiêu (G), sự hòa hợp (I), sự tiềm tàng (L) Một hệ thống phải thực hiện đầy đủ bốn chức năng:

Trang 33

29

+ Thích nghi (Adaption): một hệ thống phải đương đầu với những nhu cầu khẩn yếu của hoàn cảnh bên ngoài Nó phải thích nghi với môi trường và làm cho môi trường phải thích nghi với các nhu cầu của nó

+ Đạt được mục tiêu (Goal attainment): một hệ thống phải xác định và đạt mục tiêu cơ bản của nó

+ Phối hợp (Integration): một hệ thống phải điều hòa mối tương quan của các thành tố bộ phận đồng thời điều hành mối quan hệ trong ba yếu tố tất yếu chức năng còn lại (A, G, L)

+ Sự tiềm tàng (Latency): một hệ thống phải cung cấp, kiến tạo và duy trì động lực thúc đẩy [10]

Mô hình nghiên cứu

Đội ngũ

tư vấn

Hài lòng mục Đạt

tiêu

tư vấn

Đáp ứng nhu cầu

tư vấn của

sv

Sự hợp tác của sinh viên Chất lượng hoạt động tư

vấn học tập

Trang 34

30

Chương 2 THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về trường Đại học Tiền Giang

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Tiền Giang

- Trường ĐHTG được thành lập theo quyết định số 132/QĐ –TTg ngày

6 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở trường Cao Đẳng Sư Phạm Tiền Giang và trường Cao Đẳng Cộng Đồng Tiền Giang, là trường đào tạo nguồn lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong vùng

- Sứ mạng: Trường ĐHTG đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Đồng Bằng Sông cửu Long, mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến

- Định hướng phát triển: Trường ĐHTG phát triển theo định hướng ứng dụng – nghề nghiệp, kiểm định chất lượng đào tạo và được xếp hạng trong hệ thống đại học của Quốc Gia

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường

Trang 35

31

- Hội đồng Trường: Hội đồng Trường được thành lập theo Quyết định số

3947/QĐ –UBND ngày 23 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Tiền Giang, Hội đồng gồm 27 thành viên, bao gồm Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường, đại diện các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục có uy tín trong và ngoài Trường, các tổ chức chính trị - xã hội trong Trường, các tổ chức cá nhân tham

gia đầu tư xây dựng Trường

Hội đồng Trường quyết nghị các chủ trương lớn để thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Trường Đại học theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ GD &ĐT

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo: Hội đồng Khoa học và Đào tạo được thành lập theo Quyết định số420/QĐ –ĐHTG ngày 24 tháng 4 năm 2006 của Hiệu trưởng trường ĐH Tiền Giang Hiện nay hội đồng có 24 thành viên bao gồm các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường và Trưởng các Phòng, Khoa, Ban, Trung tâm

Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường ĐH Tiền Giang có chức năng tư vấn cho Hiệu trưởng về định hướng chung; xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường

- Các khoa chuyên ngành và các ngành đào tạo thuộc khoa

+ Khoa Khoa học Cơ bản: Đào tạo giai đoạn đại cương các trình độ Cử nhân bậc cao đẳng và đại học khối ngành ngoài Sư phạm

+ Khoa Sư phạm: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành

chuyên ngành Sư phạm

+ Khoa Kinh tế - Xã hội: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các

ngành chuyên ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh và đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn

Trang 36

32

+ Khoa Công nghệ Thông tin: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các

ngành chuyên ngành Công nghệ Thông tin Giảng dạy khối kiến thức về Tin

học đại cương, tin học cơ sở cho sinh viên bậc trung cấp, cao đẳng, đại học + Khoa Ngoại ngữ: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành

chuyên ngành Sư phạm Tiếng anh, Cử nhân Tiếng anh Giảng dạy khối kiến

thức về Ngoại ngữ cho sinh viên bậc trung cấp, cao đẳng và đại học

+ Khoa Xây dựng: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng

+ Khoa Kỹ thuật Công nghiệp: Đào tạo Cử nhân bậc cao đẳng các ngành

chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô,

Công nghệ May

+ Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm: Đào tạo Cử

nhân bậc cao đẳng, đại học các ngành chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm,

Nuôi trồng Thủy sản, Phát triển Nông thôn, Dịch vụ Thú y

+ Khoa Lý luận Chính trị: Giảng dạy khối kiến thức về Lý luận chính trị cho sinh viên bậc trung cấp, cao đẳng và đại học

2.1.3 Cơ cấu đội ngũ cán bộ viên chức

Đội ngũ cán bộ công chức nhà trường tăng dần về số lượng, trong đó đội ngũ cán bộ viên chức có trình độ sau đại học phát triển nhanh đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu năng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội

Thực hiện Chỉ thị số 40 –CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc

“Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”

và Quyết định số 09/2005/QĐ –TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 -2010”, Trường đã đạt được những kết quả nhất định, trình độ CBVC nhà trường không ngừng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ CBGD có trình độ sau ĐH phát triển mạnh

Trang 37

33

Đến thời điểm tháng 8/2012, Trường có 587 cán bộ viên chức (có 355

CBGD), trong đó cán bộ có trình độ tiến sĩ: 16 người, thạc sĩ: 167 người (có

16 NCS), đại học: 322 người (có 101 cao học) và trình độ khác: 82 Đội ngũ

có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm tỉ lệ 52,47% trên tổng số CBGD và chiếm 30,76% trên tổng số cán bộ viên chức của trường

Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên

2.1.4 Công tác đào tạo và quản lý sinh viên

Chất lượng dạy và học, nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh, sinh viên (HSSV) ngày càng được nâng lên Trường cơ bản hoàn tất chuyển sang hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, triển khai đào tạo liên thông; hoạt động đổi mới dạy và học là một nét nổi bật trong việc đổi mới đào tạo của nhà trường Tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng được tăng cường, công tác kiểm định chất lượng GD đang trong quá trình triển khai thực hiện

Quy mô đào tạo của Trường hiện nay là 10.471 HSSV, tăng 3,02 lần (10.471/3.465 HSSV) với khi mới thành lập Trường; tăng gấp 1,57 lần (10.471/6.670 HSSV) so với đề án thành lập Trường và nếu quy đổi sang sinh viên chính quy thì tăng gấp 1,72 lần (9.438/5.500 HSSV)

- Trường cơ bản hoàn tất việc thực hiện chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với tất cả các bậc CĐ, ĐH sớm hơn 2 năm so và với quy định của Bộ GD & ĐT.Việc chuyển đổi hình thức

Trang 38

độ chính sách cho HSSV được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước Công tác hỗ trợ HSSV vay vốn để học tập; Quỹ học bỗng “Đồng hành cùng sinh viên” thu hút sự quan tâm ủng hộ của các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, giúp nhiều HSSV vượt khó vươn lên học tốt

2.1.5 Công tác NCKH

Công tác NCKH của nhà trường từng bước đi vào nề nếp, thu hút ngày càng đông CBVC, sinh viên tham gia và bước đầu mang lại hiệu quả; NCKH hướng và phát triển chương trình đào tạo, chuyển giao KH-CN và ứng dụng thực tiễn sản xuất

Nhìn chung, 5 năm qua cùng với việc gia tăng về số lượng CBVC tham gia NCKH, các đề tài được nghiệm thu cũng tăng hằng năm

2.2 Sơ lược về hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tiền Giang đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2006 Đây

là một phương thức đào tạo mới Cho đến nay trường đào tạo hơn 67 chương trình giáo dục từ trung cấp đến đại học Hệ thống đào tạo này phát huy vai trò tự chủ của người học trong quá trình theo học tại trường Vai trò này thể hiện trong hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ là cho phép sinh đăng ký học theo tiến độ nhanh hay chậm tùy hoàn cảnh và khả năng học lực của mình Khi đã tích lũy đủ số tính chỉ tối thiểu theo quy định của chương trình đang học thì sinh viên xin xét tốt nghiệp Do đó việc sinh viên nắm vững chương trình giáo dục của mình và biết cách đăng ký học phần, biết cách

Trang 39

35

thức nhà trường đánh giá kết quả học tập và rèn luyện là điều hết sức quan trọng Ngoài ra, đối với những sinh viên năm nhất việc biết được hệ thống tổ chức trong trường, trong đó các đơn vị chức năng giúp cho sinh viên biết quyền và nghĩa vụ của mình

Để hỗ trợ sinh viên nắm vững được những công việc nêu trên cũng như

để có thể xây dựng hệ thống đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà Trường tổ chức một trong những khâu quan trọng là thành lập bộ phận phụ trách công tác tư vấn về học tập cho sinh viên để giúp các em ra quyết định chọn ngành học, môn học phù hợp với nhu cầu, khả năng, sở thích, kế hoạch cá nhân và xã hội

ở hiện tại và tương lai

2.2.1 Tổ chức đội ngũ tư vấn học tập

Đội ngũ tư vấn của trường được thành lập và từng bước hoạt động có nề nếp Hiện tại, trường có 171 CVHT bao gồm: CV chuyên trách và CV kiêm nhiệm Ngoài ra, ban chủ nhiệm khoa, GV, CB phòng đào tạo, giáo vụ khoa phụ trách công tác cố vấn cũng được nhà trường huy động cùng tham gia vào hoạt động tư vấn học tập

2.2.2 Vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn học tập

2.2.2.1 Tư vấn, trợ giúp SV trong học tập, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp

- Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT

và các quy định về đào tạo của trường;

- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị liên quan trong công tác sinh viên để hướng dẫn sinh viên cách tìm hiểu thông tin, liên hệ công việc liên quan đến công tác học tập và rèn luyện;

- Tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo: mục tiêu, nội dung,…

;đồng thời tư vấn cho sinh viên chương trình đào tạo toàn khóa, chương trình

Trang 40

36

đào tạo chuyên ngành và cách lựa chọn học phần tuân thủ các đều kiện tiên quyết của từng học phần

- Tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho học

kỳ, cho toàn khóa học đảm bảo sự phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của sinh viên;

- Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho sinh viên đăng ký học phần, hủy đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập cá nhân;

- Tư vấn cho sinh viên về phương pháp học đại học, phương pháp tự học, phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên; hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động học thuật; các hoạt động văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích;

- Giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong học tập Thường xuyên theo dõi kết quả học tập của SV trong từng học kỳ, nhắc nhở SV khi thấy kết quả học tập bị giảm sút;

- Hướng dẫn cho sinh viên tham gia các hoạt động học thuật, nghiên cứu khoa học;

- Tư vấn hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên;

2.2.2.2 Quản lý SV

- Bầu ban cán sự lớp, tổ chức sinh hoạt lớp định kỳ

- Phối hợp với Khoa và các tổ chức chi đoàn, hội SV để theo dõi đánh giá toàn diện về học tập và rèn luyện của SV; nhận xét và tham gia cho điểm rèn luyện theo quy định về đánh giá, xếp loại SV

- Phối hợp với phòng Công tác Chính trị và SV giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong lối sống của SV và giải quyết các chế độ chính sách cho SV

Ngày đăng: 23/08/2014, 04:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Ngân Bình (2011), “Cố vấn học tập trong học chế tín chỉ - Vai trò và một số đề xuất” Khoa Công nghệ Thông tin &Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cố vấn học tập trong học chế tín chỉ - Vai trò và một số đề xuất
Tác giả: Trần Ngân Bình
Năm: 2011
2. Đào Ngọc Cảnh (2011), “Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ”, Khoa KHXH & NV, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ
Tác giả: Đào Ngọc Cảnh
Năm: 2011
4. Định Trần Kim Định (2011), “Vai trò của cố vấn học tập”, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của cố vấn học tập
Tác giả: Định Trần Kim Định
Năm: 2011
5. Trần Thị Minh Đức (2010) “Quy trình Tư vấn của Cố Vấn học tập” Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình Tư vấn của Cố Vấn học tập” "Cố vấn học tập trong các trường Đại học
6.Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy (2010) “Thực trạng hoạt động cố vấn học tập ở các trường đại học” Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hoạt động cố vấn học tập ở các trường đại học” "Cố vấn học tập trong các trường Đại học
7. Phạm Thị Thanh Hải (2011), “Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và Kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả: Phạm Thị Thanh Hải
Năm: 2011
8. Trương Thị Thu Hà (2011) “Một số vấn đề về học chế tín chỉ và quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng” Tạp chí giáo dục, (số 268) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về học chế tín chỉ và quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng” "Tạp chí giáo dục
9. Trần Thị Kim Hồng (2011), “Cố vấn học tập” Khoa Môi trường &Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cố vấn học tập
Tác giả: Trần Thị Kim Hồng
Năm: 2011
10. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
11. Phạm Minh Hùng (2010) “Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” Tạp chí giáo dục (số 244) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” "Tạp chí giáo dục
12. Trần Văn Hùng (2010), “Vai trò của giảng viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”,Trường Đại học Duy Tân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của giảng viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Tác giả: Trần Văn Hùng
Năm: 2010
13. Lại Ngọc Khánh (2011) “Một số ý kiến trao đổi với các CVHT với mong muốn nhanh chóng tìm ra các biện pháp hiệu quả để quản lý và tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học theo hệ tín chỉ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến trao đổi với các CVHT với mong muốn nhanh chóng tìm ra các biện pháp hiệu quả để quản lý và tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học theo hệ tín chỉ
14.Trần Thị Xuân Mai (2011), “Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng đến sự thành công của sinh viên”, Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng đến sự thành công của sinh viên
Tác giả: Trần Thị Xuân Mai
Năm: 2011
15. Cao Thị Diễm Na (2010) “Cố vấn học tập – yêu cầu từ sinh viên” trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cố vấn học tập – yêu cầu từ sinh viên
16. Hồ Thị Nga (2011), “Bàn thêm về đào tạo theo học chế tín chỉ”, Tạp chí giáo dục, (số 267) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn thêm về đào tạo theo học chế tín chỉ”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Hồ Thị Nga
Năm: 2011
17. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
18. Huỳnh Xuân Nhựt (2011), “Hướng dẫn xây dựng tư vấn học tập theo học chế tín chỉ”, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn xây dựng tư vấn học tập theo học chế tín chỉ
Tác giả: Huỳnh Xuân Nhựt
Năm: 2011
19. Hoàng Thị Nam Phương (2010) “Hoạt động cố vấn học tập tại một số trường đại học trực thuộc Đại học Huế” Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động cố vấn học tập tại một số trường đại học trực thuộc Đại học Huế” "Cố vấn học tập trong các trường Đại học
20. Nguyễn Thị Hằng Phương (2010) “Hoạt động cố vấn học tập ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng” Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động cố vấn học tập ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng” "Cố vấn học tập trong các trường Đại học
21. Bùi Thị Hồng Thái (2010) “Cố vấn học tập trong các trường Đại học” Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cố vấn học tập trong các trường Đại học” "Cố vấn học tập trong các trường Đại học

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên (Trang 37)
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 3.1 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett  (Phiếu khảo sát sinh viên) - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.1 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett (Phiếu khảo sát sinh viên) (Trang 44)
Các con số trong bảng Rotated Component Matrix (Bảng 3.5, Bảng 3.6)  thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của  mỗi biến quan sát - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
c con số trong bảng Rotated Component Matrix (Bảng 3.5, Bảng 3.6) thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn nhất của mỗi biến quan sát (Trang 45)
Bảng 3.5 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát  (Phiếu khảo sát sinh viên) - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.5 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát (Phiếu khảo sát sinh viên) (Trang 46)
Bảng 3.6 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát  (Phiếu khảo sát đội ngũ tư vấn học tập) - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.6 Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát (Phiếu khảo sát đội ngũ tư vấn học tập) (Trang 47)
Bảng 3.7 Kết quả phân tích Cronbach Alpha  (Phiếu khảo sát đội ngũ tư vấn học tập) - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.7 Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Phiếu khảo sát đội ngũ tư vấn học tập) (Trang 49)
Bảng 3.8 Kết quả phân tích Cronbach Alpha  (Phiếu khảo sát sinh viên) - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.8 Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Phiếu khảo sát sinh viên) (Trang 51)
Hình 3.1  Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.1 Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn học tập (Trang 53)
Hình 3.2  Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.2 Chất lượng đội ngũ tư vấn học tập (Trang 55)
Hình 3.3  Thâm niên làm công tác TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.3 Thâm niên làm công tác TVHT (Trang 56)
Hình 3.4  Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.4 Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TVHT (Trang 57)
Hình 3.5  Mức độ hài lòng về nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban  cho hoạt động TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.5 Mức độ hài lòng về nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban cho hoạt động TVHT (Trang 58)
Bảng 3.11. Chất lượng công tác quản lý HĐ TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.11. Chất lượng công tác quản lý HĐ TVHT (Trang 61)
Hình 3.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.6. Mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên (Trang 62)
Hình 3.7. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.7. Thái độ của sinh viên đối với hoạt động TVHT (Trang 63)
Hình 3.8. Mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.8. Mức độ đạt mục tiêu tư vấn học tập (Trang 65)
Hình 3.9. Chất lượng hoạt động TVHT do đội ngũ tư vấn đánh giá - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.9. Chất lượng hoạt động TVHT do đội ngũ tư vấn đánh giá (Trang 66)
Bảng 3.15. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất  lượng hoạt động TVHT và việc đạt mục tiêu tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.15. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng hoạt động TVHT và việc đạt mục tiêu tư vấn học tập (Trang 66)
Bảng 3.17. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất  lượng hoạt động TVHT và sự hài lòng của sinh viên về hoạt động TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.17. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng hoạt động TVHT và sự hài lòng của sinh viên về hoạt động TVHT (Trang 68)
Hình 3.10. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.10. Mức độ hài lòng về đội ngũ tư vấn học tập (Trang 69)
Hình 3.11. Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.11. Mức độ hài lòng về lời khuyên của đội ngũ TVHT (Trang 70)
Hình 3.12. Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ HĐ TVHT - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.12. Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ HĐ TVHT (Trang 72)
Hình 3.13. Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT do sinh viên đánh giá - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.13. Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT do sinh viên đánh giá (Trang 72)
Bảng 3.19. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất  lượng hoạt động TVHT và đáp ứng nhu cầu tư vấn cho sinh viên - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.19. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng hoạt động TVHT và đáp ứng nhu cầu tư vấn cho sinh viên (Trang 73)
Bảng 3.18. Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập  cho sinh viên với chất lượng của hoạt động tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.18. Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập cho sinh viên với chất lượng của hoạt động tư vấn học tập (Trang 73)
Bảng 3.20. Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT đối với các nhóm nội dung  Descriptive Statistics - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.20. Mức độ đáp ứng nhu cầu TVHT đối với các nhóm nội dung Descriptive Statistics (Trang 74)
Hình 3.14. Thời gian tổ chức tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.14. Thời gian tổ chức tư vấn học tập (Trang 76)
Hình 3.15. Chuyên ngành CVHT phù hợp chuyên ngành của SV - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Hình 3.15. Chuyên ngành CVHT phù hợp chuyên ngành của SV (Trang 78)
Bảng 3.21. Sự tương quan giữa việc đánh giá ích lợi với chất lượng   của hoạt động tư vấn học tập - đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang
Bảng 3.21. Sự tương quan giữa việc đánh giá ích lợi với chất lượng của hoạt động tư vấn học tập (Trang 79)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w