Đánh giá của sinh viên về tính thuận tiện trong việc tổ chức hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang (Trang 75 - 100)

hot động tư vn hc tp

Trong nghiên cứu này việc tổ chức hoạt động tư vấn học tập thuận tiện cho sinh viên cũng được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động.

Kết quả khảo sát cho thấy có 56.6% sinh viên đánh giá hoạt động tư

vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang tổ chức thuận tiện cho họ. Tuy nhiên, cũng có đến 43.4% cho rằng chưa tổ chức thuận tiện cho sinh viên. vấn đề này đội ngũ tư vấn và nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa, phải tiến hành cải cách cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên.

72

Kết quảđiều tra cũng cho thấy có 47.8% sinh viên cho biết thời gian tổ

chức tư vấn học tập chưa phù hợp, 52.2% cho rằng thời gian tổ chức tư vấn học tập là phù hợp với sinh viên. Trao đổi với những sinh viên cho rằng thời gian tổ chức hoạt động tư vấn chưa phù hợp chúng tôi được biết: “Cố vấn học tập của lớp em thường tổ chức họp lớp vào 12 giờ trưa, đây là thời gian mà tụi em học xong buổi sáng nên rất mệt mỏi, ai cũng muốn về nên không tập trung nghe cô thông báo những nội dung quan trọng như thời hạn đăng ký học phần, đóng học phí,... vì muốn được ra về nên tụi em rất ít hỏi cô những vấn

đề mà mình còn thắc mắc” (sinh viên khoa Kinh tế Xã hội). Hay như trường hợp của các sinh viên khoa Công nghệ Thông tin gặp phải: “Thay vì đầu học kỳ, trước khi đăng ký học phần cố vấn học tập gặp gỡ để tư vấn cho sinh viên nhưng cố vấn học tập để đến khi sinh viên đăng ký xong học phần gặp trục trặc thì lúc đó mới chịu gặp lớp”.

Về phía đội ngũ tư vấn lý giải việc thời gian tổ chức tư vấn học tập chưa như mong muốn của sinh viên như sau: “Vì học theo tín chỉ rất khó tập hợp sinh viên đông đủ nên chúng tôi thường chọn thời gian sau khi học xong tiết cuối của buổi sáng để tổ chức họp lớp để tập hợp các em đông đủ hơn”.

73

Bên cạnh đó, cố vấn học tập không chịu trách nhiệm tư vấn cho sinh viên suốt khóa học cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động tư

vấn học tập. Có đến 48.3% sinh viên cho rằng cố vấn học tập thay đổi qua các năm học, 51.7% cho rằng cố vấn học tập không thay đổi theo năm học.

Như nhận xét của một lãnh đạo khoa KHCB: “Tất cả sinh viên năm nhất là do Khoa KHCB quản lý vì vậy đội ngũ tư vấn cũng do khoa này lựa chọn những người trong khoa đảm nhiệm, tuy nhiên qua đến năm 2 các sinh viên này sẽ do các khoa chuyên ngành quản lý vì vậy đội ngũ tư vấn sẽ do từng khoa chuyên ngành phân công. Điều này dẫn đến tình trạng những người làm công tác tư vấn học tập không thể nắm rõ tình hình lớp mình tư vấn mặc dù khoa đã tổ chức bàn giao các lớp về cho các khoa chuyên ngành nhưng chủ

yếu chỉ là thủ tục hành chính”. Ngoài ra, theo đánh giá của sinh viên cố vấn học tập không nắm được tình trạng học tập cũng như hoàn cảnh của sinh viên trong lớp: “Năm rồi cố vấn học tập của lớp em là một thầy làm công tác giáo vụ ở khoa KHCB, năm nay cố vấn học tập là một cô công tác tại khoa Xây dựng vì vậy cô không thể nắm rõ được hoàn cảnh, đặc điểm năng lực và sở

trường của từng sinh viên trong lớp, do đó cô không thể tư vấn sâu và điều chỉnh kế hoạch học tập cho chúng em” (Sinh viên khoa Xây dựng)

Như vậy việc thay đổi cố vấn học tập theo từng năm sẽ khiến cố vấn học tập mới phải bắt đầu lại công việc làm quen, thu thập ý kiến và thông tin mà mình tư vấn và rất khó cho cố vấn trong việc bao quát suyên suốt.

Ngoài ra, chuyên ngành của đội cố vấn học tập phù hợp với chuyên ngành của lớp mà mình đảm nhiệm tư vấn cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn. Tuy nhiên, tại trường Đại học Tiền Giang ngoài 60% những người làm công tác tư vấn học tập có chuyên ngành phù hợp thì vẫn còn 40% chuyên ngành không phù hợp với lớp sinh viên mà họ đảm

74

nhiệm tư vấn. Điều nầy dẫn đến thực trạng là cố vấn học tập không am hiểu sâu về chuyên môn, không nắm rõ nội dung chính của các học phần trong chương trình đào tạo, về ngành nghề vì vậy không thể tư vấn tốt cho sinh viên trong việc lựa chọn học phần cũng như lập kế hoạch toàn khóa. Như

chia sẽ của sinh viên: “Em học ngành xây dựng nhưng cố vấn của lớp em có chuyên ngành công nghệ thông tin vì vậy thầy không thể tư vấn cho SV chọn các học phần tự chọn phù hợp với khả năng và chuyên ngành mà SV

đang theo học dẫn đến tình trạng các bạn trong lớp học ngành xây dựng nhưng chọn học phần tự chọn là món ăn Việt Nam để học, việc chọn lựa những học phần tự chọn như trên không giúp ích gì cho các em trong nghề

nghiệp ở tương lai cả.”

Một vị lãnh đạo khoa cho biết: “Ở khoa còn nhiều giảng viên không trả đủ giờ chuẩn do một số ngành không tuyển sinh được vì vậy dù biết chuyên ngành của các thầy cô này không phù hợp với chuyên ngành của lớp đảm nhiệm cố vấn nhưng vẫn phải phân công làm công tác tư vấn để họ chia sẽ

công việc cũng như tạo điều kiện cho các thầy cô này trả giờ chuẩn.”

Hình 3.15. Chuyên ngành CVHT phù hợp chuyên ngành của SV

3.3.7. Đánh giá ca sinh viên v ích li ca hot động tư vn hc tp

Nhìn chung, hoạt đông TVHT rất ích lợi cho sinh viên (T B:3.599). Có 70% nhận thấy hoặc hình dung ra được ích lợi của hoạt động tư vấn học tập

75

đem lại cho họ. Bên cạnh ích lợi về trợ giúp liên quan đến vấn đề học tập, hoạt động tư vấn học tập còn trợ giúp cho sinh viên thông tin về định hướng nghề nghiệp, việc làm; trợ giúp liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên; trợ giúp về tâm lý – tình cảm cho sinh viên.

Điều này cho thấy hoạt động tư vấn học tập ở Trường Đại học Tiền Giang trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả và đã giúp ích khá nhiều cho sinh viên.

Thực hiện kiểm định Chi-bình phương để thấy được mối liên hệ giữa việc đánh giá ích lợi và chất lượng của hoạt động tư vấn học tập. Kết quả

kiểm định được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.21. Sự tương quan giữa việc đánh giá ích lợi với chất lượng của hoạt động tư vấn học tập

Ích lợi TVHT (%)

Chất lượng hoạt động TVHT (%)

Dưới trung

bình Trung bình Khá Tốt Rất tốt

Hoàn toàn không ích lợi 33.3 4.9 1.1 5.3 0

Không ích lợi 0 10.8 6.7 8.0 0

Tương đối ích lợi 0 11.8 15.2 17.3 0

Ích lợi 66.7 72.5 76.4 69.3 100

Rất ích lợi 0 0 0.6 0 0

Trong bảng kiểm chéo trên ta thấy 100% số sinh viên đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập là rất tốt cho rằng hoạt động tư vấn học tập mang lại ích lợi cho sinh viên. Ta xem bảng kiểm định Chi-bình phương để

76

Bảng 3.22. Kiểm định Chi – bình phương về sự tương quan giữa chất lượng và ích lợi trong việc tổ chức hoạt động TVHT

Giá trị df Mức ý nghĩa quan sát

Pearson

Chi – bình phương 18.296(a) 16 .027

Likelihood Ratio 15.584 16 .482

Linear-by-Linear Association .517 1 .472

N of Valid Cases 362

Trong bảng kiểm định ta thấy Chi-bình phương có mức ý nghĩa quan sát (Sig.) bằng 0.027.

Như vậy ta có thể kết luận rằng có mối quan hệ giữa chất lượng hoạt

động tư vấn học tập với việc đánh giá lợi ích của hoạt động tư vấn học tập.

Tiểu kết chương 3

Nhìn chung chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang chưa được đội ngũ tư vấn và sinh viên đánh giá cao. Mặc dù hoạt động này đã đáp ứng phần nào nhu cầu tư vấn của một bộ phận sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn những bất cập trong hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang như: đội ngũ tư vấn còn non trẻ về kinh nghiệm và chưa được trang bị kỹ năng làm việc với sinh viên; cơ sở vật chất và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động này; cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập chưa tạo điều kiện thận lợi cho sinh viên; sự phối hợp giữa các phòng, khoa chưa kịp thời chặt chẽ; về phía sinh viên tính chủđộng giải quyết công việc trong hoạt động học tập của mình chưa cao còn trong chờ vào sự trợ giúp của đội ngũ tư vấn.

77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I. Kết luận

Trên cơ sở tổng quan các vấn đề lý luận, thực tiễn và những số liệu thu

được sau khi đã được xử lý và phân tích trong chương 3, tác giả xin đưa ra một số những kết luận sau:

Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động tư vấn học tập ở trường Đại học Tiền Giang đã tương đối đi vào nề nếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chất lượng của hoạt động này được đánh giá ở mức cận tốt (TB: 3.444). Ngoài 51.3% đánh giá chất lượng của HĐ TVHT mức khá có

đến 41% giảng viên đánh giá chất lượng của HĐ TVHT ở mức rất tốt và tốt. Mức độ hài lòng, mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn học tập, mức độ đạt mục tiêu tư vấn, sự hợp tác của sinh viên, tính ích lợi, tính thuận tiện ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TVHT tại trường ĐH Tiền Giang.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học Tiền Giang cũng còn nhiều điều cần phải quan tâm.

Thứ nhất, chất lượng đội ngũ tư vấn chưa cao do có khá nhiều thầy cô làm công tác tư vấn là những giảng viên, chuyên viên trẻ mới được giữ lại trường chưa lâu nên còn thiếu kinh nghiệm. Đồng thời đội ngũ nầy chưa

được trang bị những kỹ năng làm việc với sinh viên. Ngoài 60% những người làm công tác tư vấn học tập có chuyên ngành phù hợp thì vẫn còn 40% chuyên ngành không phù hợp với lớp sinh viên mà họ đảm nhiệm tư vấn.Vì vậy, có đến 48.7% những người làm công tác tư vấn học tập cho rằng chất lượng đội ngũ tư vấn chỉ ở mức trung bình, 45% sinh viên không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng vềđội ngũ tư vấn học tập

Thứ hai, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc hiện nay tại trường Đại học Tiền Giang chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động tư vấn học tập. Các khoa, phòng ban không có phòng riêng dành cho hoạt động tư vấn. Phần

78

mềm UIS mà nhà trường đang sử dụng đểđáp ứng yêu cầu của hoạt động tín chỉ thường bị lỗi, hệ thống đăng ký học phần hiện nay thường gặp trục trặc và thiếu ổn định; hệ thống mạng được sử dụng ở trường còn yếu khiến cả sinh viên và đội ngũ tư vấn đều gặp khó khăn. 44.4% những người làm công tác TVHT không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về cơ sở vật chất phục vụ

cho hoạt động tư vấn học tập, 32.3% ít hài lòng. Còn đối với sinh viên thì 42,3% sinh viên đánh giá không hài lòng và hoàn toàn không hài lòng về chất lượng CSVC.

Thứ ba, cách thức tổ chức hoạt động tư vấn học tập ở trường chưa tạo

điều kiện thuận tiện cho sinh viên. Ngoài 56.6% sinh viên đánh giá hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang tổ chức thuận tiện cho họ thì có

đến 43.4% cho rằng chưa tổ chức thuận tiện. Điều này được chứng minh ở

thời gian tổ chức tư vấn học tập chưa phù hợp, cố vấn học tập thay đổi qua các năm học.

Thứ tư, chất lượng công tác quản lý hoạt động tư vấn học tập tại trường

Đại học Tiền Giang được đội ngũ tư vấn đánh giá chỉđạt từ mức trung bình đến cận khá. Từ khi tiến hành hoạt động tư vấn học tập đến nay, nhà trường chưa thực hiện khảo sát, thăm dò năng lực đội ngũ tư vấn cũng như chưa tiến hành

đánh giá chất lượng của hoạt động này. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường còn thiếu đồng bộ (TB: 2.41). Việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn đội ngũ tư vấn học tập cũng chưa được đánh giá cao (TB: 2.45).

II. Khuyến nghị

Trên cơ sở thực tiễn hoạt động TVHT tại trường ĐHTG, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Nâng cao mức độ hài lòng của đội ngũ TVHT và sinh viên về hoạt

79

đạt mục tiêu TVHT. Đồng thời tổ chức hoạt đông TVHT phải tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên.

- Nâng cao năng lực đội ngũ tư vấn học tập.

- Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động TVHT - Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động TVHT ở trường.

-Thực hiện chế độ chính sách thỏa đáng và khen thưởng kịp thời cho

đội ngũ TVHT.

Tóm lại, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, công trình này vẫn còn nhiều hạn chế: Bộ công cụ sử dụng theo mô hình nghiên cứu của luận văn này nên sử dụng thang đo theo số nhưng luận văn đang sử dụng thang đo theo phạm trù nên khi phân tích số liệu làm giảm chất lượng của thông tin. Đây là mặt hạn chế lớn nhất của luận văn.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1.Trần Ngân Bình (2011), “Cố vấn học tập trong học chế tín chỉ - Vai trò và một số đề xuất” Khoa Công nghệ Thông tin &Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Đào Ngọc Cảnh (2011), “Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong

đào tạo theo tín chỉ”, Khoa KHXH & NV, Trường Đại học Cần Thơ. 3. ĐHQGHN, Quy chếđào tạo ởĐH QGHN, 2010.

4. Định Trần Kim Định (2011), “Vai trò của cố vấn học tập”, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.

5. Trần Thị Minh Đức (2010) “Quy trình Tư vấn của Cố Vấn học tập”

Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

6.Trần Thị Minh Đức, Lê Thị Thanh Thủy (2010) “Thực trạng hoạt động cố vấn học tập ở các trường đại học” Cố vấn học tập trong các trường Đại học, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Phạm Thị Thanh Hải (2011), “Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và Kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Trường Đại học Vinh.

8. Trương Thị Thu Hà (2011) “Một số vấn đề về học chế tín chỉ và quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng” Tạp chí giáo dục, (số 268).

9. Trần Thị Kim Hồng (2011), “Cố vấn học tập” Khoa Môi trường &Tài nguyên thiên nhiên, Đại học Cần Thơ.

81

10. Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

11. Phạm Minh Hùng (2010) “Một số giải pháp nâng cao khả năng thích

ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ

thống tín chỉ” Tạp chí giáo dục (số 244).

12. Trần Văn Hùng (2010), “Vai trò của giảng viên cố vấn học tập trong

đào tạo theo học chế tín chỉ”,Trường Đại học Duy Tân.

13. Lại Ngọc Khánh (2011) “Một số ý kiến trao đổi với các CVHT với mong muốn nhanh chóng tìm ra các biện pháp hiệu quảđể quản lý và tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học theo hệ tín chỉ”

14.Trần Thị Xuân Mai (2011), “Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng đến sự thành công của sinh viên”, Viện nghiên cứu và phát

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại trường đại học tiền giang (Trang 75 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)