1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản

57 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang trở thành thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Chăn nuôi gia cầm phát triển cung cấp nguồn thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Tận dụng tối đa phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất, công chăm sóc ít và đồng vốn quay vòng nhanh. Nó đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nước ta. Năm 2011, đàn gia cầm có 293,7 triệu con 41. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người càng tăng cả về số lượng và chất lượng gia cầm, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu ra các biện pháp lai tạo giống mới. Hiệu quả sinh sản là một chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi động vật. Lợi nhuận thu được trong chăn nuôi chính là số lượng các cá thể con trên một mẹ giống. Sự phát triển hay bị tuyệt chủng của loài phụ thuộc vào khả năng tự bảo tồn và tăng số lượng của loài đó 4. Trong chăn nuôi gia cầm, để sản xuất giống khả năng sinh sản của gia cầm là rất quan trọng; còn trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, để sản xuất được nhiều thịt, cần tạo ra những dòng gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất và chất lượng thịt cao. Mặt khác cũng cần phải sản xuất ra nhiều gia cầm giống trong cùng một thời gian. Để có nhiều gia cầm giống, con mái phải cho nhiều trứng giống, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở phải đạt cao. Việc lai tạo ra các giống mới có đặc điểm trội hơn so với giống gà ban đầu, góp phần giải quyết nhu cầu con giống, khắc phục nhược điểm sinh sản kém, tạo được sản phẩm hàng hóa dễ tiêu thụ, hợp thị hiếu người tiêu dùng đang là yếu tố rất cần thiết 4. Trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp hiện tượng những con đực và con cái gặp gỡ nhau, giao phối với nhau để đẻ ra động vật non. Về hình thức đó, là biểu hiện sinh lý bình thường của động vật để duy trì nòi giống. Hoạt động sinh dục để tạo ra đời sau được thực hiện dựa trên các phản xạ sinh dục mang tính chất tự nhiên và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất của hoạt động duy trì nòi giống đó là sự gặp gỡ và đồng hóa lẫn nhau giữa các giao tử đực và cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, thai và trở thành động vật non 8. Truyền giống nhân tạo là quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng ở vị trí và thời gian thích hợp bằng các dụng cụ đặc biệt, do con người thực hiện để xảy ra quá trình thụ tinh, hoặc là đưa trứng đã được thụ tinh từ cơ thể động vật cái này chuyển sang cơ thể động vật cái khác mà làm cho trứng đó vẫn phát triển bình thường, cuối cùng sinh ra động vật non. Quá trình này được thực hiện dựa trên các học thuyết khoa học về sinh lý sinh trướng, phát triển, sinh lý sinh sản, các học thuyết về gen, di truyền.... của cơ thể con đực và con cái 3. Khi tầm quan trọng của thụ tinh nhân tạo trong sinh sản gia cầm ngày càng tăng sẽ trở thành vấn đề quan tâm của các nhà điều tra, nhà khoa học. Trong đó, phát triển các điều kiện thích hợp bảo tồn tinh dịch trong môi trường (thời gian ngắn) và đông lạnh (thời gian dài) trở thành vấn đề đang được quan tâm. Khả năng pha loãng và bảo tồn tinh trùng gia cầm sẽ làm cho công việc của các nhà nhân giống gia cầm dễ dàng hơn nhiều, cho phép vận chuyển tinh dịch đến các trang tại xa xôi để thụ tinh nhân tạo trên nhiều con mái và để cải thiện việc sử dụng tinh dịch từ những con đực tốt. Các quy định thông thường nhất đối với bảo tồn tinh dịch gia cầm trong thời gian ngắn (ở nhiệt độ mát) yêu cầu giảm thiểu sự hoạt động của tinh trùng trong môi trường pha loãng để duy trì khả năng tồn tại của chúng trong ống nghiệm. So sánh tinh dịch được bảo tồn trong môi trường pha loãng và không được pha loãng cho thấy việc áp dụng môi trường pha loãng là cần thiết để duy trì tốt chất lượng tinh trùng 23. Người ta đã chứng minh rằng tinh dịch gà pha loãng có thể được lưu trữ lên đến 24 giờ mà không làm suy yếu khả năng tồn tại của nó và khả năng thụ tinh 30; 31.

Trang 1

“Đánh giá chất lượng tinh dịch gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản”.

Trong chăn nuôi gia cầm, để sản xuất giống khả năng sinh sản của giacầm là rất quan trọng; còn trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt, để sản xuất đượcnhiều thịt, cần tạo ra những dòng gia cầm có tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất

và chất lượng thịt cao Mặt khác cũng cần phải sản xuất ra nhiều gia cầm giốngtrong cùng một thời gian Để có nhiều gia cầm giống, con mái phải cho nhiều

Trang 2

trứng giống, tỷ lệ có phôi và tỷ lệ ấp nở phải đạt cao Việc lai tạo ra các giốngmới có đặc điểm trội hơn so với giống gà ban đầu, góp phần giải quyết nhu cầucon giống, khắc phục nhược điểm sinh sản kém, tạo được sản phẩm hàng hóa dễtiêu thụ, hợp thị hiếu người tiêu dùng đang là yếu tố rất cần thiết [4].

Trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp hiện tượng những con đực vàcon cái gặp gỡ nhau, giao phối với nhau để đẻ ra động vật non Về hình thức đó,

là biểu hiện sinh lý bình thường của động vật để duy trì nòi giống Hoạt độngsinh dục để tạo ra đời sau được thực hiện dựa trên các phản xạ sinh dục mangtính chất tự nhiên và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Bản chất củahoạt động duy trì nòi giống đó là sự gặp gỡ và đồng hóa lẫn nhau giữa các giao

tử đực và cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành phôi, thai và trởthành động vật non [8]

Truyền giống nhân tạo là quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng ở vị trí vàthời gian thích hợp bằng các dụng cụ đặc biệt, do con người thực hiện để xảy raquá trình thụ tinh, hoặc là đưa trứng đã được thụ tinh từ cơ thể động vật cái nàychuyển sang cơ thể động vật cái khác mà làm cho trứng đó vẫn phát triển bìnhthường, cuối cùng sinh ra động vật non Quá trình này được thực hiện dựa trêncác học thuyết khoa học về sinh lý sinh trướng, phát triển, sinh lý sinh sản, cáchọc thuyết về gen, di truyền của cơ thể con đực và con cái [3]

Khi tầm quan trọng của thụ tinh nhân tạo trong sinh sản gia cầm ngàycàng tăng sẽ trở thành vấn đề quan tâm của các nhà điều tra, nhà khoa học.Trong đó, phát triển các điều kiện thích hợp bảo tồn tinh dịch trong môi trường(thời gian ngắn) và đông lạnh (thời gian dài) trở thành vấn đề đang được quantâm Khả năng pha loãng và bảo tồn tinh trùng gia cầm sẽ làm cho công việc củacác nhà nhân giống gia cầm dễ dàng hơn nhiều, cho phép vận chuyển tinh dịchđến các trang tại xa xôi để thụ tinh nhân tạo trên nhiều con mái và để cải thiệnviệc sử dụng tinh dịch từ những con đực tốt Các quy định thông thường nhấtđối với bảo tồn tinh dịch gia cầm trong thời gian ngắn (ở nhiệt độ mát) yêu cầugiảm thiểu sự hoạt động của tinh trùng trong môi trường pha loãng để duy trì

trong môi trường pha loãng và không được pha loãng cho thấy việc áp dụng môitrường pha loãng là cần thiết để duy trì tốt chất lượng tinh trùng [23] Người ta

đã chứng minh rằng tinh dịch gà pha loãng có thể được lưu trữ lên đến 24 giờ

mà không làm suy yếu khả năng tồn tại của nó và khả năng thụ tinh [30; 31]

Gần đây, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngoài thú nuôi chim cácảnh, chó cảnh, nhiều người còn say mê thú nuôi gà cảnh Đó là những loại gà

Trang 3

nhỏ con, đẹp và gáy hay, giống như gà tre nhưng nhỏ hơn, màu sắc đa dạng vàphong phú hơn Đa phần người chơi gà cảnh hiện nay thường sưu tầm và pháttriển các giống gà có nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, đặc biệt là gà Tân Châu

- Việt Nam [35]

Xuất phát từ thực tế, để phương pháp thụ tinh nhân tạo ở gà cảnh đạt

tinh dịch gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản”.

1.2 Mục tiêu đề tài

Đánh giá các chỉ tiêu của tinh dịch gà nuôi làm cảnh

Đánh giá chất lượng tinh dịch gà trong môi trường pha loãng theo thờigian bảo quản

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới

Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thếgiới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua Sản lượng thịt và trứng gia cầmtăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn Năm 1970, sản lượng thịt gia cầmthế giới chỉ đạt 15,1 triệu tấn, thịt lợn là 38,3 triệu tấn, thịt bò 60,4 triệu tấnnhưng đến năm 2005 sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là: 81;102,5 và 60,4 triệu tấn Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sảnlượng thịt lợn và bằng 25% sản lượng thịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượngthịt gia cầm đã tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn Trứng giacầm tăng từ 19,5 triệu tấn năm 1970 lên 59,2 triệu tấn năm 2005 [40]

Sản lượng thịt và trứng của các nước đang phát triển cao hơn các nướcphát triển Hiện tại, sản lượng thịt của các nước đang phát triển chiếm 55% sảnlượng thịt thế giới, sản lượng trứng chiếm 68% Mặt khác, do tốc độ phát triểnnhanh nên đã tạo ra sự mất cân đối: Bắc, Trung Mỹ và Châu Âu bị chia sẻ thịphần bởi các nước châu Á, Mỹ La tinh như: Trung Quốc, Brazil [40]

Sản lượng trứng ở các nước đang phát triển trong những năm đầu của thập

kỷ 90 vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sản lượng trứng thế giới.Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực Châu Á chiếm hơn 60% và chủyếu là đóng góp của Trung Quốc (sản lượng trứng của nước này chiếm 41% sản

Trang 4

lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%, khu vực Bắc và Trung

Mỹ chiếm 13,6% Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnh được thị trường từ năm

1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường vì họ chỉ tập trung tăng trưởng vềsản lượng Sản lượng trứng của 10 nước đứng đầu chiếm 72,4% tổng lượngtrứng thế giới và tập trung ở khu vực có các nước dẫn đầu về sản lượng thịt [40]

Ngược lại với năm 1970, có 6 nước châu Âu có sản lượng trứng cao nhấtnhưng đến năm 2005 chỉ còn lại Pháp nằm trong số các nước có sản lượng trứnglớn nhất thế giới 5 vị trí còn lại trong 10 nước là Ấn Độ, Mexico, Brazil,Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ Như vậy, sản lượng trứng thế giới hầu hết được sảnxuất từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản Năm 2005, trong 10 nước cósản lượng trứng cao nhất thế giới có 4 nước ở Châu Á và 2 nước thuộc Châu Mỹ

La tinh Điều đó cho thấy chăn nuôi gia cầm cho trứng chuyển từ Châu Âu sangNam và Đông Á Khu vực sản xuất nhiều trứng cũng chuyển từ Châu Âu năm

1970 sang Châu Á năm 2005 Cụ thể là: năm 1970 có 6 nước châu Âu nằmtrong số 10 nước có sản lượng trứng cao nhất thế giới và chỉ có 2 nước châu Ánhưng đến năm 2005 có 5 nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó sản lượngtrứng của 3 nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật chiếm gần 50% sản lượng trứngthế giới) [40]

Trong mấy thập kỷ gần đây, vùng chăn nuôi gia cầm chuyển từ Bắc vàTrung Mỹ, Châu Âu sang khu vực Nam và Đông Á Nếu năm 1970 chỉ có 2quốc gia châu Á trong 10 quốc gia đứng đầu về chăn nuôi gia cầm đó là TrungQuốc và Nhật Bản, thì đến nay Mỹ vẫn đứng ở vị trí đầu (chiếm 22,9%), nhưngTrung Quốc và Brazil đã ở vị trí thứ 2 và 3 Năm 2005, sản lượng thịt gia cầm ởcác nước đang phát triển chiếm 54,7% sản lượng thịt gia cầm thế giới Thị phầncủa Bắc, Trung Mỹ và châu Âu bị chia sẻ bởi các nhà sản xuất lớn khác ở châu

Á và Nam Mỹ đó là Trung Quốc và Brazil Năm 1970, sản lượng thịt của khuvực Bắc và Trung Mỹ, Châu Âu (EU) và Liên bang Nga chiếm hơn 71% sảnlượng thịt gia cầm thế giới, còn châu Á và Nam Mỹ chiếm ít hơn 24% Đến năm

2005, tỷ lệ này là gần 50%, tốc độ tăng trưởng cao nhất là ở khu vực châu Á gần

25 triệu tấn trong giai đoạn 1975-2005, sau đó là Nam Mỹ 12 triệu tấn [33]

Tốc độ tăng trưởng của thương mại gia cầm tăng nhanh hơn so với khảnăng sản xuất, cụ thể là: năm 1970 chỉ có 521 tấn thịt gia cầm được xuất khẩunhưng đến năm 2004 đã tăng lên 9,7 triệu tấn Ngược lại, năm 1970 thịt gia cầmchỉ chiếm 3,5% trong tổng sản lượng thịt thì đến nay tỷ lệ này là 12% Trong

Trang 5

cùng thời gian này, thương mại trứng gia cầm tăng từ 0,4 triệu tấn lên 1,4 triệutấn Ngược lại với thịt gia cầm, trứng gia cầm chỉ xuất khẩu được 12% năm

2004 và 1,8% lượng trứng gia cầm sản xuất ra được đưa ra thị trường thế giới docác nguyên nhân như: vận chuyển trứng khó khăn, trứng thường được tiêu thụ ởnội địa [40]

Xuất khẩu trứng gia cầm tăng từ 400.000 tấn năm 1970 lên hơn 1 triệutấn năm 2004 Thị phần của các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 10,5%đến 24,5% chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ cao hơn so với sản lượng Năm 1990,sản lượng trứng xuất khẩu của các nước châu Âu chiếm 82% sản lượng trứngxuất khẩu trên thế giới nhưng đến năm 2004 giảm xuống còn 68% năm 2004.Năm 1970, lượng trứng gia cầm xuất khẩu của Hà Lan và Bỉ chiếm 41,5%; 8quốc gia đứng đầu về xuất khẩu trứng gia cầm đều thuộc khu vực châu Âu và 2nước thuộc khu vực châu Á Năm 2004, Hà Lan và Tây Ban Nha đứng ở vị tríthứ 1 và 2 chiếm 35,4% sản lượng trứng gia cầm xuất khẩu của thế giới., sau đó

là Trung Quốc Ngoài ra, còn có một số nước không phải là nước xuất khẩutrứng gia cầm lớn những năm 1970 nhưng đến năm 1970 đã trở thành nhữngnước xuất khẩu trứng gia cầm lớn nhất thế giới năm 2004 như: Tây Ban Nha,

Mỹ, Malaysia và Ấn Độ Mặc dù nhu cầu tiêu thụ trứng tăng cao song thị phầntiêu thụ trứng của các nước đang phát triển chỉ chiếm 24-35% Bên cạnh đó,trong thập kỷ qua Châu Phi trở thành thị trường hấp dẫn Lượng trứng xuất khẩucủa Châu Phi và các nước Nam Mỹ có vai trò quan trọng trong thương mại củangành trứng gia cầm [35]

Trong giai đoạn 1970-2004, số lượng các quốc gia nhập khẩu trứng giacầm tăng lên Năm 1970, 1/3 lượng trứng gia cầm trên thị trường được nhậpkhẩu từ Đức và trong 3 thập kỷ qua, quốc gia này vẫn luôn ở vị trí dẫn đầu(chiếm 25,4%) Nếu năm 2001, Đức không áp dụng các quy định nhằm hạn chếnhập khẩu trứng gia cầm được nuôi tại các trang trại chăn nuôi tập trung trênchuồng lồng nhiều tầng thì ước tính đến năm 2012, lượng trứng nhập khẩu sẽđạt khoảng 10-100 tỷ quả Năm 2004, có những thay đổi về chính sách này,nên trứng của những gia cầm được nuôi trong các chuồng nhỏ bắt đầu pháttriển Mặc dù, các quy định này ngặt nghèo hơn quy định của các nước EU và

có thể ảnh hưởng tới số lượng gia cầm đẻ trứng [33]

Yêu cầu cụ thể với chuồng nuôi gia cầm đẻ trứng ít nhất cao 60 cm vàcách mặt đất 35 cm Nếu đặt 25 cm cho chỗ thu phân thì chỉ có thể đặt được 2

Trang 6

dãy chuồng thay vì 3-4 dãy như thiết kế trước đây Ngành chăn nuôi gia cầm

có biến động mạnh trong vòng 35 năm qua: sản lượng tăng mạnh theo thờigian, sản lượng thịt và trứng gia cầm của các nước đang phát triển tăng caohơn so với các nước phát triển Các nước ở khu vực Châu Á và Nam Mỹ đặcbiệt là Trung Quốc và Brazil là những nước phát triển mạnh về chăn nuôi giacầm Sản lượng trứng gia cầm năm 2004 của các nước đang phát triển chiếm68% tổng sản lượng trứng thế giới, chỉ riêng Trung Quốc chiếm 41,1%; Sảnlượng thịt chiếm 55% sản lượng thịt thế giới Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh ởmột số nước Đông, Nam Á và Nam Mỹ như Trung Quốc và Brazil [30]

Ngược với Trung Quốc, Brazil là quốc gia có nhiều hạn chế về khả năngcung cấp nguồn nguyên liệu thức ăn cho gia cầm như khô dầu đậu tương Dovậy để duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi gia cầm như hiện nay cóthể đẩy giá khô dầu đậu tương lên cao làm cho giá gia cầm thế giới cũng tăngtheo và đây cũng là bài học giống như đối với thị trường thép trong mấy nămqua Tuy nhiên, ngành ch nuôi gia cầm có thể bị giảm mạnh nếu dịch cúm giacầm không được ngăn chặn Dịch xảy ra tại Châu Âu và Châu Phi vào quý 1năm 2006 đã làm cho người tiêu dùng lo ngại không dám ăn thịt và trứng giacầm Theo ước tính của FAO, do dịch cúm gia cầm nên lượng tiêu thụ thịt giacầm năm 2006 giảm 3 triệu tấn, đó là tổn thất nặng nề đối với các nhà chế biếncác sản phẩm gia cầm xuất khẩu Tiêu thụ thịt, trứng của một số nước trongkhu vực: Trung Quốc năm 2006 xuất khẩu 350 nghìn tấn thịt gia cầm, nhậpkhẩu 370 nghìn tấn, tiêu thụ nội địa 8 kg/người/năm, bình quân 320 quả trứng/người/năm [34]

2.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

Trước khi xẩy ra dịch cúm gia cầm, số lượng gia cầm của nước ta hàngnăm tăng trưởng ở mức cao Tổng đàn gia cầm cả nước năm 2001 là 216 triệucon, năm 2003 là 254 triệu con và năm 2005 chỉ còn 220 triệu con Tốc độ tăngđàn 2001-2003 là 8,5% năm ĐBSH từ 46,9 triệu năm 2001 tăng lên 65,5 triệunăm 2003 Số liệu các vùng còn lại tương ứng như sau: ĐB 45,6; 41,64 triệu,

TB 6,8; 7,8 triệu; BTB 27,2; 36,7 triệu; DHMT 14,4; 16,2 triệu, TN 5,6; 10,1triệu; ĐNB 24,9; 24,7 triệu; ĐBSCL 46,7; 51,5 triệu con Từ cuối năm 2003,

do dịch cúm gia cầm đã làm giảm tổng đàn gia cầm xuống còn 219 triệu connăm 2004, giảm 13,8% Mười tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn là Hà Tây10,8 triệu con; Nghệ An 10,9; Thái Bình 8,2; Hưng Yên 6,50; Phú Thọ 7,9;

Trang 7

Đồng Nai 5,2; Hà Tĩnh 4,9; Thái Nguyên 4,7; Hải Phòng 4,6 và Vĩnh Long 4,6triệu con [40].

Năng suất và sản lượng thịt, trứng: sản lượng thịt trong giai đoạn

2001-2005 đạt 372,7 nghìn tấn, trứng đạt 4,85 tỷ quả Bình quân thịt, trứng gia cầmtrên đầu người của nước ta năm 2003 là: 4,5 kg thịt hơi/người/năm tươngđương 2,94 kg thịt xẻ/người/năm, 60 quả trứng, tương đương 3,4 kgtrứng/người/năm Trước dịch cúm H5N1, sản lượng thịt gia cầm hàng nămchiếm 16-17% tổng khối lượng thịt hơi các loại [40]

Theo Báo cáo tổng kết chăn nuôi của Cục Chăn nuôi (2006), các số liệunói trên cho thấy mức tiêu thụ thịt và trứng bình quân của nước ta còn rất thấp,nếu biết rằng hiện nay mức tiêu thụ bình quân đầu người về trứng gia cầm củatoàn thế giới là khoảng 8,0 kg trứng; các nước phát triển là trên 300 quả thìngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm của nước ta nói riêng còn phảiphấn đấu rất nhiều mới có đủ sản phẩm cung cấp cho nhân dân, nhằm gópphần cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có đủ trí lực và thể lực trong

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [38]

2.3 Đặc điểm sinh lý của gia cầm mái

2.3.1 Sinh lý sinh dục con mái

Sự hình thành mầm của tuyến sinh dục cái xảy ra vào thời kỳ đầu của sựphát triển phôi: phôi gà vào ngày thứ 3, ở vịt và ngỗng ngày thứ 4 - 5 Thời kỳphân biệt bộ sinh dục ở phôi gà được nhận thấy vào ngày ấp thứ 6 - 9 Tớingày ấp thứ 9, ở buồng trứng đã thể hiện sự không đối xứng, buồng trứng bênphải ngừng phát triển và thoái hoá dần Buồng trứng trái tiếp tục phát triển,phân ra thành lớp vỏ và lớp tuỷ ở vỏ xảy ra quá trình sinh sản của các tế bàosinh dục đầu tiên - noãn bào Vào ngày thứ 9, ở phôi gà đếm đ ược 28 nghìn,ngày thứ 17 - 680 nghìn, đến cuối kỳ ấp số l ượng chúng giảm còn 480 nghìn

tế bào sinh dục Đến ngày ấp thứ 12, ống dẫn trứng được phân thành loa kèn,phần tiết lòng trắng và tử cung

Buồng trứng nằm ở phía trái của khoang bụng, về phía trước và hơi thấphơn thận trái, được đỡ bằng các nếp gấp của màng bụng từ trên xuống Kíchthước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào trạng thái chức năng và tuổi giacầm Ở gà con 1 ngày tuổi, buồng trứng có dạng phiến mỏng, kích thước 1 - 2

Trang 8

mm với khối lượng 0,03 g, còn 4 tháng tuổi - phiến hình thoi có khối lượng2,66 g Gà trong thời kỳ đẻ mạnh, buồng trứng có hình chùm nho, khối lượngđạt 55 g, vào thời kỳ thay lông, khối lượng buồng trứng giảm còn 5g

Buồng trứng có miền vỏ và miền tuỷ Bề mặt vỏ đ ược phủ bằng một lớpbiểu mô có lớp tế bào hình trụ hay lăng trụ thấp Dưới chúng có 2 lớp nang vớicác tế bào trứng Nằm ở lớp ngoài là những nang nhỏ có đ ường kính đến 400micron, trong lớp sâu hơn có những nang lớn hơn với đường kính 800 micron hay

và kích thước của nó mà còn thay đổi cả bộ máy thể nhiễm sắc của nhân tế bào

Thời kỳ sinh sản xảy ra trong quá trình phát triển phôi và kết thúc khi gà

nở Như đã kể trên, do kết quả của rất nhiều lần phân chia liên tiếp, số lượngnoãn nguyên bào trong buồng trứng đạt đến 480 000 chiếc, nhưng phần lớn các

Trang 9

noãn bào này bị thoái hoá nên đến khi thành thục, số lượng của chúng bị giảm đirất nhiều Trước khi bắt đầu đẻ trứng, trong buồng trứng gà mái đếm được 3500 -

4000 noãn nang, ở thuỷ cầm 1250 - 1500 Khác với tế bào sinh trưởng, trong noãnbào có nhân to với hạt nhân nhỏ và thể nhiễm sắc, không có trung thể Sau khi kếtthúc quá trình sinh sản, các tế bào sinh dục được hình thành gọi là noãn bào cấp I

Thời kỳ sinh trưởng được chia thành thời kỳ sinh trưởng nhỏ và thời kỳsinh trưởng lớn Thời kỳ sinh trưởng nhỏ kéo dài từ khi gà nở đến khi thành thụcsinh dục Đầu tiên là sự phát triển chậm của noãn bào cấp I Ở gà 1 ngày tuổi,đường kính noãn bào chỉ là 0,01 - 0,02 mm, tới 45 ngày tuổi nó đạt 1 mm Thờigian này, nhân vẫn nằm ở trung tâm tế bào trứng, sau đó tương bào đượcchuyển sang bên cạnh và tạo đĩa phôi Ở gà con 2 tháng tuổi, quá trình tích luỹlòng đỏ trong tương bào bắt đầu Lòng đỏ được đắp vào bởi những lớp màu sáng

và màu sẫm ở tâm có lòng đỏ sáng hình phễu, từ nó có vệt nhỏ đi ra rìa tế bàotrứng - đó là rãnh lòng đỏ Phía trên lòng đỏ là đĩa phôi Các tế bào nang xungquanh noãn bào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lòng đỏ

Thời kỳ sinh trưởng lớn dài 4 - 13 ngày và đặc trưng bằng sự lớn rấtnhanh của lòng đỏ Trong thời gian này lòng đỏ tích lỹ 90 - 95% vật chất,thành phần của nó gồm protein, phospholipid, mỡ trung tính, các chất khoáng

và vitamin Đặc biệt, lòng đỏ được tích luỹ mạnh nhất ở ngày thứ 9 đến ngàythứ 4 trước khi trứng rụng Vào thời kỳ này trên bề mặt tế bào trứng hình thànhlớp vỏ lòng đỏ đàn hồi với một hệ mao mạch phát triển, chúng mang chất dinhdưỡng đi vào lòng đỏ làm cho nó lớn lên rất nhanh Việc tạo lòng đỏ có tínhchu kỳ Lòng đỏ sẫm được tích luỹ trong cả ngày đến nửa đêm, khi nồng độcaroten trong máu còn cao; còn lòng đỏ sáng - trong phần còn lại của đêm, khilượng sắc tố trong máu đã giảm đi rất nhiều Việc tăng quá trình sinh trưởng của

tế bào trứng là do ảnh hưởng của folliculin, việc chế tiết nó ở buồng trứng tăngđồng thời với lúc bắt đầu thành thục sinh dục Vào cuối thời kỳ phát triển của tếbào trứng, giữa vỏ lòng đỏ và thành nang xuất hiện khoang gần lòng đỏ, chứa đầylimpho Trong đó noãn bào bơi tự do và các cực của nó nằm theo cực hướngtâm: cực animal (cùng đĩa phôi) hướng lên trên, còn cực thực vật xuống dưới.Noãn nang đã hình thành của gà mái chính là lòng đỏ, có đường kính 35 – 40

mm Màu của lòng đỏ phụ thuộc vào các sắc tố trong máu: carotenoit, carotin vàxantofil Màu đậm nhất của lòng đỏ thường gặp ở gia cầm được ăn đầy đủcarotenoit trong thức ăn

Trang 10

Thời kỳ chín của noãn bào: xảy ra 2 lần phân chia liên tiếp của tế bào sinhdục, số nhiễm sắc thể giảm đi 2 lần, vì vậy sự phân chia này được gọi là giảmnhiễm hay phân bào giảmnhiễm Trước khi bắt đầu phân chia chia lần thứnhất, trong nhân của noãn bào cấp I (noãn nguyên bào) xảy ra việc kéo dàinhiễm sắc thể và số lượng của chúng tăng gấp đôi Nhân tiến dần đến bề mặtcủa noãn bào Những nhiễm sắc thể giống nhau xích gần nhau để tạo thànhtừng cặp, còn màng nhân biến mất Kết quả lần phân chia thứ nhất tạo thành 2

tế bào: noãn bào cấp II và tiểu thể thứ nhất (thể cực thứ nhất) mà trong hạtnhân của chúng có bộ nhiễm sắc thể 1n Quá trình này được hoàn thành ởbuồng trứng trước khi trứng rụng Sự phân chia lần thứ hai ở phễu của ống dẫntrứng Khi đó từ noãn bào cấp II tạo nên tế bào trứng chín và tiểu thể thứ hai(cực cầu) cũng có bộ nhiễm sắc thể đơn bội 1n Như vậy, do kết quả phânchia giảm nhiễm, trong tế bào trứng chín có một nửa số nhiễm sắc thể Tiểuthể thứ nhất có thể phân chia làm hai cực cầu khác Các cực cầu không pháttriển và dần dần bị tiêu biến

Quá trình thoát khỏi buồng trứng của tế bào trứng chín gọi là sự rụngtrứng Trong nang đã chín, áp suất thẩm thấu của dịch nang tăng lên, dẫn tới sựphá vỡ vách nang tại vùng lỗ thở (đai trứng - stigma) - chỗ đối diện với đĩa phôi,vách nang mỏng đi do những thay đổi thoái hoá dưới tác dụng của các hormone,nên nó bị vỡ ra Có ý kiến khác cho ằng, lỗ thở bị kéo ra bằng các sợi cơ riêng,khi đó các mạch máu ở vùng lỗ thở co lại và nang vỡ không bị chảy máu Nang

vỡ trong khoảnh khắc Qua kẽ nứt mới được tạo ra, tế bào trứng rơi vào loa kènhay là phễu của ống dẫn trứng Do chuyển động liên tục của thành phễu mà phễuthu được trứng ở đây Nếu có tinh trùng thì việc thụ tinh tế bào trứng sẽ xảy ra ởngay trên thành phễu

Sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là sau khi gà đẻ trứng

30 phút Nếu gà đẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ chuyển đến buổi sáng ngàyhôm sau nữa Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm ngừng trệ sự rụng trứngtiếp theo Nếu lấy trứng ra khỏi tử cung, thì cũng không làm tăng nhanh sự rụngtrứng được Sự rụng trứng ở gà thường xảy ra trong thời gian từ 2 tới 14 giờ hàngngày

Tính chu kỳ của sự rụng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiệnnuôi dưỡng và chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm việc nuôidưỡng kém, không đủ ánh sáng và nhiệt độ không khí trong chuồng cao cũng

Trang 11

làm chậm sự rụng trứng và đẻ trứng Người ta đã biết được mối liên quan giữaviệc rụng trứng và chế độ ngày chiếu sáng Nếu nuôi gà ban ngày trong nhàtối, còn ban đêm cho ánh sáng nhân tạo, thì sự rụng trứng và đẻ trứng sẽchuyển sang ban đêm

Sự rụng trứng ở gia cầm chịu sự điều khiển của các nhân tố hormone Cáchormoen FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và sự chín của các tế bào sinh dụctrong buồng trứng Phần mình, các tế bào nang tiết estrogen trong khi trứngrụng, kích thích hoạt động của ống dẫn trứng Estrogen ảnh hưởng lên tuyếnyên, ức chế việc tiết FSH, như vậy sẽ làm chậm việc chín tế bào trứng ở buồngtrứng Hormone LH điều khiển việc rụng trứng của gia cầm Tuyến yên ngừngtiết nó khi trong ống dẫn trứng có trứng, do đó ức chế sự rụng trứng của tế bàotrứng chín tiếp theo LH chỉ được tiết vào buổi tối, sự chiếu sáng làm ngừng trệviệc tiết nó, do vậy, sự rụng trứng sẽ bị ngừng lại Người ta cho rằng ở gà từ lúcbắt đầu tiết LH đến lúc rụng trứng kéo dài khoảng 6 - 8 giờ Vì vậy việc chiếusáng thêm vào các giờ buổi chiều và tối làm chậm việc tiết LH, do đó làm chậmquá trình rụng và đẻ trứng 3 - 4 giờ Tăng giờ chiếu sáng lên 14 - 17 giờ/ ngàylàm tăng sản lượng trứng của gia cầm mái nhưng không nên tăng vào buổi chiều

và buổt tối là vì vậy

2.4 Đặc điểm sinh lý sinh dục gia cầm trống

2.4.1.Cấu tạo cơ quan sinh dục

Cơ quan sinh dục của gà trống gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫntinh và cơ quan giao cấu (bộ phận này khá phát triển ở thuỷ cầm, đà điểu)

Tinh hoàn là cơ quan đôi, hình ôvan hoặc hình hạt đậu, màu trắng ngà, nằmtrong khoang bụng, ở vị trí trước thận Ở gà trống trưởng thành, trong thời kỳhoạt động sinh dục, tinh hoàn dài tới 4,7, đường kính 2,5 - 2,7 cm, khối lượng 17– 19 g Thời kỳ thay lông, khối lượng giảm tới 3 – 5 g Ở ngỗng và vịt trống có sựthay đổi theo mùa của khối lượng tinh hoàn Vào khoảng tháng 12, tinh hoàn củavịt trống có khối lượng 2,6 g, còn trong tháng 6: 3,9 g Tinh hoàn được bọc mộtlớp màng trắng, từ lớp màng này ăn sâu vào là những sợi liên kết yếu Những ốngsinh tinh gấp khúc nối với nhau, tạo thành mạng lưới dày Những phần riêng biệtcủa ống sinh tinh hơi phình to Ở đây diễn ra sự hình thành tế bào sinh dục Trên

bề mặt cắt ngang của ống gấp khúc, ta thấy lớp ngoài cùng là mô liên kết hìnhsợi, mô này tạo ra màng đáy Bên trong nó có 5 - 6 lớp tế bào tạo thành độ dàythành ống Giữa các lớp đó có những tế bào hình chóp - tế bào Sertoiy, chân

Trang 12

những tế bào này nằm ở màng đáy, còn đỉnh của chúng hướng vào giữa ống.Những tế bào này đảm nhiệm chức năng dinh dưỡng, giữa chúng có tế bào tinhtrùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau Gần màng đáy, ống sinh tinh lànguyên bào tinh (spermatogonium), trên nó là tinh bào sơ cấp (cấp I) và tinh bàothứ cấp (cấp II), sau đó là tiền tinh trùng và tinh trùng Tinh trùng trưởng thànhxâm nhập vào ống dẫn tinh, từ đó vào mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh Màotinh hoàn của gia cầm phát triển yếu, một số lượng lớn ống dẫn từ mạng lướitinh hoàn ăn sâu vào đó Những ống dẫn nhỏ này tạo thành ống dẫn, là nơi bắtđầu của ống dẫn tinh Trong mào tinh hoàn, tinh trùng tiếp tục hoàn thiện vàtăng thêm khả năng thụ tinh của chúng Tinh dịch được hình thành ở nhữngống gấp khúc trong tinh hoàn Nó tạo ra môi trường cần thiết để đảm bảo hoạtđộng sống của tế bào sinh dục ống dẫn tinh có dạng hình ống, nhỏ, gấp khúc,thành ống cấu tạo bởi lớp niêm mạc, cơ và thanh mạc Ống dẫn tinh nối với ốngdẫn của mào tinh hoàn và vào tận phần giữa của ổ nhớp Phần cuối cùng ống dẫntinh là chỗ phình to hình bong bóng Đây là nơi tích tụ tinh dịch Trong huyệt, ốngdẫn tinh được kết thúc bằng những gờ nhỏ nằm ở phía ngoài ống dẫn nước tiểu Cấutạo của ống dẫn tinh thay đổi phụ thuộc vào trạng thái chức năng của bộ máy sinhdục Trong thời gian hoạt động sinh dục, ống dẫn tinh to ra, thành ống dày lên, tăng

số lượng gấp khúc [9]

Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục của con trống

Trang 13

Cơ quan giao cấu của gà trống và gà tây không phát triển Nó chỉ là chỗ phình hình bong bóng của ống dẫn tinh, nó nở to khi có kích thích sinh dục Ngoài ra, khi tinh hoàn hoạt động còn có sự tham gia của những nếp nhăn limpho

và những thể ống, nằm ở tận cùng của ống dẫn tinh Khi giao cấu, ổ nhớp con trống áp sát với lỗ huyệt con mái Lúc này âm đạo được bộc lộ ra và tinh trùng được phóng vào lỗ huyệt của con mái

Ở ngỗng đực, cơ quan sinh dục ngoài cấu tạo từ hai thể xơ, nó phồng lênkhi bị cương cứng bởi dòng limpho Giữa các thể này có các lớp niêm mạc tạothành rãnh dọc, tinh dịch được dẫn theo rãnh này Lúc bình thường, bộ phận sinhdục nằm trong ổ nhớp trên ruột già, khi giao cấu, nó lồi ra từ ổ nhớp do sự co bópcủa cả 2 cơ đặc biệt [2]

2.4.2 Sự tạo thành tinh trùng

Quá trình phát triển tế bào sinh dục đực được chia làm bốn giai đoạn: sinhsản, sinh trưởng, trưởng thành và chín Cũng như quá trình hình thành trứng, trongtất cả các giai đoạn này có sự cấu trúc lại thể nhiễm sắc của nhân tế bào sinh dục

và giảm số lượng nhiễm sắc thể Do đó trong tinh trùng cũng như trong tế bào trứngđều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội

Các giai đoạn tạo tinh trùng của gà phát triển đồng thời với sự trưởng thành

và biệt hoá bộ máy sinh dục, dưới tác động của hệ thống thần kinh và hormone

Ở gà trưởng thành, tính chất chu kỳ của sự tạo tinh trùng có thay đổi theo mùacủa hoạt động sinh dục

Trong giai đoạn sinh sản, nguyên bào ở màng đáy thành ống, được phânchia nhiều lần bằng cách gián phân nhằm làm tăng số lượng Sau đó, chúngngừng sinh sản và bắt đầu vào giai đoạn thứ hai - giai đoạn sinh trưởng Những

tế bào này nằm trong vùng sinh trưởng, ống dẫn chất dinh dưỡng to ra, và tế bàotăng về kích thước Những tế bào như vậy gọi là tinh bào thứ nhất Trong nhânnhững nhân tế bào này, thể nhiễm sắc của nhân hình thành từng cặp, sau đó xảy raquá trình tiếp hợp nhiễm sắc Trong thời điểm này, chất dinh dưỡng vào nguyênbào chậm dần và giai đoạn sinh trưởng cũng không được tiến hành nữa

Trang 14

Hình 2.3: Tinh trùng của các loài gia cầm trống

A - Gà trống, B - Vịt đực, C - Đầu tinh trùng ngỗng đực

1 Đầu, 2 Cổ, 3 Phần liên kết, 4 -Phần giữa, 5- ĐuôiTrong nhân tế bào xuất hiện những nhiễm sắc tứ liên, trong lúc đó sốlượng nhiễm sắc tứ liên trùng với số đôi nhiễm sắc trong nguyên bào tinh Tiếptheo là giai đoạn trưởng thành Giai đoạn này gồm hai lần phân chia liên tiếp.Sau lần chia thứ nhất, mỗi tinh bào thứ nhất tạo thành 2 tinh bào thứ hai Sau đóbắt đầu phân chia lần thứ hai và mỗi tinh bào thứ hai tạo thành hai tế bào mới -tiền tinh trùng, trong nhân của nó có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (1n) Tiền tinhtrùng có hình cầu và nhân tròn Trong giai đoạn thứ 4, tiền tinh trùng dần dần biếnthành tinh trùng Nhân lệch về một phía Tương bào dài ra Tâm tế bào nằmvuông góc với bề mặt của nhân Nhân được bao phủ chỉ bởi một lớp mỏngtương bào Phần này của tế bào tạo thành phần đầu tinh trùng Trong phần kéodài của tế bào hình thành đuôi, quanh nó có tương bào co bóp được Tinh trùnghình thành hoàn chỉnh được bao bọc đầu (chỏm) trong tương bào tế bào Sertoli,nơi mà sau một thời gian ngắn, tinh trùng hoàn thiện, sau đó từ ống sinh tinh gấpkhúc, tinh trùng đi vào mào tinh hoàn và vào ống dẫn tinh

Khả năng chuyển động và thụ tinh của tinh trùng ở các phần khác nhaucủa bộ máy sinh dục con trống không giống nhau Tinh trùng từ ống sinh tinhcủa tinh hoàn, không chuyển động và không có khả năng thụ tinh Tinh trùng từ

Trang 15

ống của mào thụ tinh được 13%, còn từ ống dẫn tinh - 74% Tinh trùng từ mào củatinh hoàn ít chuyển động Tinh trùng ở ống dẫn tinh có khả năng chuyển độngmạnh nhất Thời gian tạo tinh trùng ở gà trống là 14 - 15 ngày, tức là bằng mộtnửa thời gian tạo tinh trùng của gia súc khác [3]

Ở con trống đang phát triển, hormone tuyến yên kích thích sự phát triển tếbào sinh dục, sự phát triển ống sinh tinh và sự tạo thành tế bào sinh dục tăng lên.Thời gian sinh trưởng sinh dục của con trống phụ thuộc vào giống, điều kiệnthức ăn, chăn nuôi và nhiều nhân tố khác Yếu tố tác động mạnh nhất là ánhsáng, nó tác dụng tới tuyến yên, và thông qua nó, tác dụng tới tuyến sinh dục.Thời gian kéo dài và mức độ chiếu sáng có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng vàphát triển của tinh hoàn ở động vật non và quá trình hình thành tinh trùng củacon trống trưởng thành Thành phần quang phổ của ánh sáng cũng có ý nghĩa.Mức độ tác động lên tuyến yên và tuyến sinh dục được sắp xếp theo thứ tự sau:

đỏ, da cam, vàng, xanh lục và xanh da trời

Thời gian trải qua các giai đoạn khác nhau của sự tạo tinh tinh trùng ở gàcon, gà dò phụ thuộc vào khả năng phát dục của giống Như là trống Plymouthrock, nguyên bào thứ nhất xuất hiện vào tuần thứ 6, nguyên bào thứ 2 vào tuầntuổi thứ 10, tiền tinh trùng vào tuần tuổi thứ 12, còn tinh trùng vào tuần tuổi thứ

16 - 20 Trống Leghorn, tinh trùng xuất hiện vào tuần tuổi thứ 12, còn vào tuầntuổi 24 - 26, tinh trùng hoàn toàn có khả năng thụ tinh được [3]

2.4.3 Cơ chế điều hoà quá trình hình thành tinh trùng

Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên thí FSH kích thích nang dịchhoàn, ống sinh tinh và tế bào sertaly phát triển và tăng sinh ra tế bào sinh dụcđực Thời gian thành thục sinh dục đực của con trống phụ thuộc vào giống, thức

ăn và môi trường Ánh sáng là yếu tố tác động mạnh nhất đến tuyến yên, tiết rahoocmon hướng sinh dục [7]

2.4.4 Đặc điểm hình thái và sinh lý của tinh trùng

Tinh trùng gia cầm, cũng như của động vật có vú đều có ngoại hình nhưnhau: đầu, cổ, thân và đuôi Các loại gia cầm khác nhau thì tinh trùng của chúngkhác nhau về chiều dài và hình dạng của đầu Độ dài của tinh trùng trung bình là

40 - 60 micron Đầu tinh trùng của ngỗng dài, trên phần chỏm thì nhọn hoặc cóhình xoắn Đầu tất cả các loại tinh trùng, trừ phần trước của nó - hình mũ chụp vàchứa nhân đồng nhất Phía trước nhân có tiểu thể nhỏ, tiểu thể này là sản phẩmcủa bộ Golgi Cổ - phần không lớn lắm, hơi bị thắt lại, nối với đầu và thân Phía

Trang 16

trên cổ, ở dưới nhân có trung thể Gần nó là nơi bắt đầu sợi trục, sợi này cấu tạobởi những sợi fibrin nhỏ kéo dài xuống tới đuôi Quanh trục này có 2 sợi fibrinquấn quanh như hình lò xo Hai sợi này dễ tách ra ở thân và đuôi Phần tròn củađuôi chỉ có sợi trục, bao quanh nó là một lớp mỏng bào tương Phần tạo ra cửđộng chính của tinh trùng là sợi trục Càng gần tới phần cuối của đuôi, độ cong

và tốc độ chuyển động sóng của sợi trục càng ít Tinh trùng gia cầm cũng nhưcủa những động vật thụ tinh trong, đều chuyển động thẳng do những chuyểnđộng quay quanh trục dọc của đuôi [3]

Tốc độ chuyển động của tinh trùng gia cầm trung bình là 1 - 1,5mm/phút Để chuyển động được, tinh trùng cần phải có lượng năng lượng lớn,được tạo ra ở phần giữa của đuôi khi xảy ra quá trình oxi hoá phospholipid vàcarbonhydrate Tính chuyển động của tinh trùng chỉ tồn tại trong những điềukiện thích hợp, quan trọng nhất là nhiệt độ và pH môi trường Ở nhiệt độ trên 48o

C và dưới 0oC gây ảnh hưởng không tốt Môi trường thích hợp nhất là trung tính,kiềm yếu hoặc axit yếu [3]

Khối lượng tinh phóng ra của con trống khi giao cấu không giống nhau ởcác loại gia cầm khác nhau Gà trống trong một lần giao cấu phóng ra 0,6 – 2 mltinh dịch, trong 1 ml tinh có 3,2 tỷ tinh trùng; ngỗng trống khối lượng tinh phóng

ra là 0,1 – 2 ml với nồng độ 340 - 350 triệu tinh trùng/ml; vịt đực 0,1 - 1ml và 0,7

3,5 triệu/ml Tinh trùng gà trống màu trắng, pH 7,04 7,27; của vịt đực pH 6,6 7,8 [3]

-Khối lượng tinh phóng ra và nồng độ tinh trùng là những chỉ số đánh giáchức năng của dịch hoàn, phụ thuộc vào đặc điểm cá thể của con trống, số lầngiao cấu, mùa trong năm và những yếu tố khác Kết quả cho thấy rằng trong suốtmột ngày đêm, lượng tinh trùng sản xuất ra không bằng nhau, tăng lên vào banđêm và sáng sớm, ban ngày sự tạo tinh trùng giảm Số lượng và chất lượng tinhtrùng trong tinh dịch phóng ra của con trống phụ thuộc vào tỷ lệ trống máitrong đàn [3]

2.5 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tới sức sống của tinh trùng

2.5.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sức sống của tinh trùng, là yếu tốđiều khiển quá trình sán sinh ra tinh trùng Thực tế cho thấy có một số loàiđộng vật sinh sản theo mùa Ví dụ: Ngựa, mùa động dục và sinh sản là mùaxuân; chó mèo chỉ có một mùa sinh sản trong năm vào mùa xuân hoặc thu; cừu

Trang 17

sinh sản vào mùa thu-đông và ngay cả đối với lợn, bò là động vật sinh sảnquanh năm, nhưng ở những lúc thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh) thìkhả năng sinh sản cũng giảm [2].

Những nghiên cứu sâu hơn chứng minh rằng: nếu bọc dịch hoàn giasúc bằng nhiều lớp vải màn thì khả năng sinh tinh trùng giảm, nếu kéo dàithời gian bọc dịch hoàn bằng vải màn có thể dẫn tới vô sinh

Trong tự nhiên, nhiệt độ dịch hoàn động vật thường thấp hơn nhiệt độ

dịch hoàn có khả năng co giãn lớn để điều hòa nhiệt, mặt khác các mao mạchđến dịch hoàn cũng có khả năng co giãn để điều hòa nhiệt

Ở gia cầm, dịch hoàn tuy nằm trong xoang bụng nhưng nó được bố trí gầncác túi khí nên nhiệt độ của dịch hoàn vẫn thấp hơn nhiệt độ cơ thể

Tinh dịch sau khi được phóng ra ngoài cơ thể thì nhiệt độ vẫn là yếu tốquan trọng ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng Ở nhiệt độ cao từ 30-

350C, tinh trùng hoạt động rất mạnh và rất chóng chết; nếu nâng nhiệt độ caohơn nữa (từ 47-480C) có thể làm biến tính protein bào tương của tinh trùng,dẫn đến chết tinh trùng Vì vậy, trong khai thác tinh dịch bằng âm đạo giả,người ta để nhiệt độ của âm đạo giả không lớn hơn 420C

Trái lại, khi hạ nhiệt độ của môi trường xuống còn 10-120C, tinh trùng hoạtđộng yếu và thời gian sống dài hơn Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ môi trường xuống

tiềm sinh (trao đổi chất xấp xỉ bằng 0) do enzym bị ức chế gần như hoàn toàn và

cơ chất không chuyển động nữa Tuy nhiên, việc hạ nhiệt độ môi trường phải làmmột cách từ từ để tránh hiện tượng "sốc" lạnh đối với tinh trùng Trong trườnghợp bảo tồn ở nhiệt độ rất thấp, người ta cần đưa vào môi trường những chấtchống lạnh cho tinh trùng, như là lòng đỏ trứng, glyxerin [2]

2.5.2 Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu có ảnh hương trực tiếp tới hình thái, cấu trúc của tinhtrùng Ỏ môi trường đẳng trương (áp suất thẩm thấu của môi trường tươngđương với áp suất thẩm thấu trong bào tương của tinh trùng), tinh trùng sống vàhoạt động tốt nhất, trong khi đó các môi trường nhược trương và ưu trương đều

có ảnh xấu tới sức sống của tinh trùng, thậm chí có thể làm chết tinh trùng Bởi

vì, trong môi trường nhược trương, nước từ môi trường đi vào bào tương làmcho tế bào tinh trùng bị trương phồng lên và ngược lại, ở môi trường ưu

Trang 18

trương, nước từ trong tế bào tinh trùng đi ra môi trường, dẫn đến sự tóp xẹpcủa tế bào tinh trùng [2].

Mg2+ không có ảnh hưởng xấu tới sức sống của tinh trùng Trái với các cationkim loại nặng, các anion đa hóa trị, như PO43-, C6H5O73- , SO42- Có tác

dụng kéo dài thời gian sống của tinh trùng Vì vậy, trong pha chế và bảo tồntinh dịch, người ta thường cho thêm các anion này vào trong môi trường Tuynhiên, ion Cl- có ảnh hưởng xấu tới sức sống của tinh trùng [5]

Do dịch tiết của các tuyến sinh dục phụ chứa nhiều ion Cl-, nên môitrường pha loãng tinh dịch chứa càng nhiều tinh thanh thì tinh trùng càngnhanh chết Cho nên, trong trường hợp có thể loại bỏ được tinh thanh, trong thụtinh nhân tạo càng loại được nhiều tinh thanh càng tốt [5]

2.5.4 Độ pH

Nồng độ H+ có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của tinh trùng Môitrường kiềm yếu thúc đẩy sự vân động của tinh trùng do các enzym được hoạthóa, trái lại môi trường axit kìm hãm sức vận động của tinh trùng

Các axit hữu cơ yếu (axit lactic) có thể kìm hãm sự vận động của tinhtrùng ngay cả khi độ pH của môi trường chỉ hơi toan (pH=6,6-6,8), trong khi đócác axit vô cơ và hữu cơ mạnh như H2SO4 HCl và axit axetic chỉ kìm hãm sựvận động của tinh trùng khi độ pH của môi trường rất toan (pH= 4-4,5) Đặcbiệt axit H2CO3 Có khả năng ức chế sự vận động của tinh trùng ngay cả khi

pH xấp xỉ bằng 7 Vì vậy, trong bảo tồn tinh dịch, người ta có thể dùng khíCO2 để kìm hãm sự trao đổi chất của tinh trùng Tinh dịch của loài động vật

có pH hơi toan (6,6-6,8) thì thời gian sống của tinh trùng dài hơn so với tinhdịch có pH hơi kiềm trong cùng một điều kiện bảo tồn [5]

Trang 19

2.5.5 Ánh sáng

- Ánh sáng nhiễu xạ và ánh sáng đèn điện ít ảnh hưởng tới sức sốngcủa tinh trùng Tác dụng của ánh sáng này, trong thời gian ngắn không gây hạicho tinh trùng Tuy nhiên, nếu bảo quản tinh trùng trong nhiều giờ hoặc vàingày thì cần thiết phải bảo quản tinh dịch ở nơi tối [5]

- Ánh sáng trực xạ của mặt trời có thể giết chết tinh trùng trong vòng

2.5.7 Các vi sinh vật

Nhìn chung các vi sinh vật đều có hại đối với tinh trùng, bởi vì:

Vi sinh vật cướp các chất dinh dưỡng của tinh trùng

Thải ra môi trường các chất độc làm thay đổi các đặc tính lý, hóa họccủa môi trường

Có một số vi sinh vật dùng tinh trùng làm thức ăn (thực bào)

2.6 Phản xạ sinh dục và động tác giao cấu

Gà trưởng thành sinh dục khi cơ quan sinh sản phát triển, đã hoàn chỉnh

và bắt đầu có phản xạ sinh dục Phản xạ sinh dục không điều kiện phức tạp củagia cầm cũng như của động vật có vú bao gồm: a) Phản xạ lại gần; b) Chuẩn bị

cơ quan giao hợp; c) Phản xạ giao hợp; d) Phóng tinh

Những phản xạ sinh dục có liên quan với nhau, phản xạ giao hợp khôngxuất hiện khi không có phản xạ lại gần Để có được hiện tượng phóng tinh, cần

có sự chuẩn bị của cơ quan giao hợp Nếu như một phản xạ nào đó mất đi thì cáctổng hợp phản xạ không thể có được

Phản xạ tiến lại gần của con trống ở dạng săn sóc sinh dục Gà trống cóđiệu nhảy sinh dục rất điệu nghệ, khi nó xoè một cánh xuống và vỗ vỗ, đinhững bước rất ngắn và uyển chuyển quanh gà mái, đồng thời cất tiếng kêu đặcbiệt nhằm mê hoặc con mái Dạng khác của phản xạ lại gần là săn sóc ăn uống

Gà trống kiếm hạt thức ăn hoặc một vật gì đó, cũng nâng lên hạ xuống liên hồi vàkêu những tiếng đặc trưng nhằm quyến rũ gà mái Những dạng khác của phản xạ

Trang 20

tiến lại gần cũng có thể có Gà trống có thể giao cấu 25 - 41 lần/ngày Nếu gàtrống bị nhốt riêng, khi gặp gà mái, có thể giao phối tới 13 - 29 lần/giờ

Nếu hiện tượng giao cấu xảy ra nhiều thì sẽ giảm lượng tinh phóng ra vànồng độ tinh trùng, nghĩa là giảm tỷ lệ thụ tinh Trong một đàn nhiều trống mái,thường có hiện tượng chọn lọc trong giao phối giữa một số cá thể với nhau Hiệntượng này phổ biến ở đàn ngỗng vì tỷ lệ thụ tinh của ngỗng thấp [1]

Phản xạ giao hợp ở gà là sự dính sát vào nhau của 2 ổ nhớp Ở thuỷ cầm và

đà điểu là sự xâm nhập cơ quan giao cấu của con trống vào ổ nhớp của con mái

Độ sạch của ổ nhớp có ý nghĩa rất quan trọng trong phản xạ giao cấu và ảnhhưởng rất rõ đến tỷ lệ thụ tinh Trong chăn nuôi, cần hết sức chú ý đến vấn đềnày Theo kinh nghiệm của nông dân, để trứng có tỷ lệ thụ tinh cao, mỗi tuần cầnrửa sạch phân ở khu vực xung quanh lỗ huyệt của cả gà trống và mái, thậm chí,nhổ bớt lông xung quanh lỗ huyệt của gà trống nhằm làm cho lỗ huyệt của cả hai

áp sát vào nhau khi đạp mái Gà trống sẽ phóng hết tinh vào lỗ huyệt gà mái dễdàng và trọn vẹn [1]

Khi phóng tinh, con trống thường phóng ít một nhờ cơ của cơ quansinh dục co bóp Trung tâm thần kinh của sự phóng tinh nằm ở phần hông tuỷsống Thần kinh phó giao cảm đi tới tận cơ quan sinh dục, kích thích nhữngthần kinh này làm giảm sự phóng tinh, còn kích thích thần kinh giao cảm làmtăng sự phóng tinh

Ở gia cầm, ngoài phản xạ không điều kiện, có thể tạo phản xạ có điềukiện trong trường hợp, nếu một vật kích thích nào đó từ môi trường xungquanh trùng với phản xạ không điều kiện trong cùng một thời gian Người tathường tạo ra các phản xạ có điều kiện để khai thác tinh dịch của gia cầm trống

để thụ tinh nhân tạo [1]

2.7 Sự thụ tinh

Sau khi phóng tinh, tinh trùng di chuyển vào ống dẫn trứng,đến cổ phiễuhình loa kèn.Tốc độ di chuyển của tinh trùng phụ thuộc vào chất lượng củachúng lúc co bóp cơ ống dẫn trứng và độ nhớt của ống dẫn trứng Sau 1-2 giờgiao phối tinh trùng còn ở trong âm đạo, sau 72-75 giờ tới phễu Sau 4-5 ngàygiao phối, tinh trùng số lượng lớn ở tử cung và cuống phễu, một số có thể sốngtới 30 giờ ở phễu [2]

Cơ chế thụ tinh: Tinh trùng gặp trứng ở phễu và thụ tinh ở đó.Tế bào

Trang 21

trứng có khả năng thụ tinh sau 15-20 phút rụng trứng

Khi tinh trùng gặp tế bào trứng, chúng tiết ra chất tiền tố làm tan mànglòng đỏ: Đầu, cổ và thân tinh trùng di chuyển vào tương bào, còn đuôi nằmngoài tế bào trứng Sự hình thành hợp tử là do có quá trình đồng hoá giữa nhân

tế bào trứng và nhân của tinh bào [3]

2.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất tinh dịch

Có nhiều biến thể vốn có trong tinh dịch sản xuất giữa các loài khác nhaucủa gia cầm và giữa các cá thể trong phạm vi chủng và giống [10] Khác với cácloài động vật có vú, gà trống tơ tinh trùng nói chung là thành thục trước khi xuấttinh [11] Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sản xuất tinh dịch và kiến thức

về sinh lý sinh sản của gà trống non là điều cần thiết để cho phép một sự hiểubiết về khả năng sinh sản của gà trống [12] Ngoài ra còn có nhiều yếu tố bênngoài và nội bộ có thể có ảnh hưởng đến con trống và có thể ảnh hưởng đến sảnxuất tinh dịch Các chức năng sinh sản của con trống do tinh hoàn và nội tiết tốtuyến yên điều khiển ở một mức độ nhất định, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố bên ngoài

Một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản trong gà trống

có thể được nhóm lại thành hai loại, trước hết, ảnh hưởng trực tiếp của chế độ ănuống, quản lý, và quá trình sinh lý bình thường có điều hòa hoạt động sinh tinh

và thứ hai yếu tố ảnh hưởng đến mức độ mà gà trống sẽ phản ứng với các kỹthuật massage trong bộ sưu tập tinh dịch [13]

2.8.1 Nhiệt độ

Trực tiếp các yếu tố khí hậu tác động lên các cá thể bao gồm nhiệt độ môitrường cao và độ ẩm tương đối, dẫn đến stress nhiệt nghiêm trọng Nhiệt độ môitrường biến động có thể là một trong những hạn chế chính sản xuất gia cầm vàsinh sản, đặc biệt là ở những vùng có nhiệt độ trung bình cao Nhiệt độ môitrường cao đặt ra một mối đe dọa cho sức khỏe chung của các gà trống Sự giatăng nhiệt độ trong cơ thể mà không có bồi thường nhanh chóng mất nhiệt, nếu

cơ thể vẫn tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ môi trường cao, có thể gây ra một sựthay đổi trong nhiệt độ cơ thể của gà trống, dẫn đến suy giảm đáng kể sức sảnxuất tinh dịch và sinh sản Các cường độ và thời gian của stress nhiệt kết hợpvới độ ẩm tương đối cũng có thể ảnh hưởng đến hành vi, nội tiết và sinh lý họccủa gà trống Hiệu ứng bất lợi như vậy hạn chế đặc điểm sinh sản của con trốngsinh tinh do đó ức chế và giảm tiết gonadotrophins [14; 16] Nhiệt độ cơ thể

Trang 22

tăng, quá trình trao đổi chất của tinh trùng, vận động của tinh trùng và chấtlượng tinh trùng thường thấp hơn trong gà trống Mặc dù nghiên cứu liên quanđến tăng thân nhiệt trên đặc điểm tinh dịch là thiếu, một số nhà nghiên cứu đãphát hiện ra rằng tinh trùng có thể hoạt động ở nhiệt độ cơ thể bình thường [15].Froman Feltmann (2005) thấy tinh trùng là có thể cử động dể dàng ở nhiệt độ cơthể của 41˚C, và suy giảm với thời gian sau khi xuất tinh Stress nhiệt có thểđược đánh giá bằng cách đo nhiệt độ trực tràng là thực sự phản ánh của nhiệt độ

mẻ là tốt nhất [19] Các giống gia cầm cũng góp phần vào một sự khác biệttrong khả năng sản xuất tinh dịch Việc sản xuất tinh dịch cũng khác nhau trongcác mùa, được quy định chủ yếu bởi thời gian chiếu sáng của ánh sáng banngày Mùa sinh sản của gà thường bắt đầu vào mùa xuân khi thời gian ánh sángban ngày là dài do hiệu lực của thấu kính tác dụng lên tuyến yên [20]

Gia cầm bắt đầu sinh sản xảy ra khi có ánh sáng, lúc đó tế bào nhận kíchthích ánh sáng vào trong não, não được kích thích cung cấp các tín hiệu thầnkinh giúp hệ thống nội tiết sinh sản nhận thức như một sự thay đổi chiều dài ánhsáng ban ngày, đủ để bắt đầu sinh sản [11] Các tín hiệu thần kinh với thời gianduy trì không tiết gonadotrophin, mặc dù tiếp tục kích thích ánh sáng Sức chịunhiệt trong sinh sản của gia cầm được đặc trưng bởi sự suy giảm dần dần LH,gây ra sự suy giảm dần dần trong sản xuất trứng cho đến khi tuyến yên có thểkhông còn tiết ra đủ LH Cơ chế này hồi quy buồng trứng xuất hiện cư trú tạivùng dưới đồi luteinizing hormone giải phóng hormone (LHRH) được tổng hợp

Trang 23

sinh sản trong gà trống trưởng thành Các yêu cầu dinh dưỡng của gà trốngthường nhận được ít sự quan tâm hơn, và nó là một thực tế phổ biến mà gà trốngcùng chung một chế độ ăn đã được xây dựng cho gà mái Điều này ảnh hưởngđến các gà trống , chúng thường bị bệnh gút mãn tính do một lượng lớn canxi vàprotein vượt quá của các yêu cầu chuyển hóa Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởngđến sản xuất tinh dịch, trong đó sản xuất tinh dịch giảm, mặc dù các đặc điểmtinh dịch không bị ảnh hưởng Tiêu thụ nam giới ít hơn số lượng protein trongcác lần xuất tinh chế độ ăn uống thường xuyên hơn, tuy nhiên, tinh trùng của họsuốt đời sản lượng vượt xa nam giới tiêu thụ lượng protein cao hơn [22].

2.9 Phương pháp lấy tinh gà

Gà trống được chọn lựa đạt tiêu chuẩn giống, thể trọng, khỏe mạnh không

có khuyết tật, có tính hăng Tùy theo mức độ thành thục tính dục của giống và

cá thể, có thể huấn luyện để lấy tinh gà khi đạt quãng 25-30 tuần tuổi Trước khihuấn luyện 3-5 ngày, cần nuôi tách gà trống khỏi gà mái, và nhốt trên lồng tầnghoặc nuôi trên nền (nhốt chung hoặc nhốt cá thể là tùy theo điều kiện chuồngtrại, nhưng với yêu cầu là không để gà trống đá lẫn nhau) Trước khi đưa huấnluyện lấy tinh, gà trống nên được làm quen với người chăn nuôi và người lấytinh qua màu áo quần và thái độ tiếp xúc ôn hòa, nhẹ nhàng Đồng thời chú ý cắt

bỏ bớt phần lông tơ che phủ lỗ huyệt gà trống

Có nhiều cách lấy tinh như sau:

(1) Cho gà trống trèo lên lưng gà mái để “đạp mái” và hứng tinh dịch gàtrống phóng ra Phương pháp này tạo cho gà trống có phản xạ gần giống vớiphối giống tự nhiên, nhưng sẽ gặp một số trở ngại như gà trống dễ làm tổnthương gà mái, những con trống dữ dễ có phản ứng khi có người dứng gần hoặcnếu thao tác lấy tinh không chính xác, tinh dịch sẽ phóng ra ngoài hoặc phóngvào đường sinh dục của con mái [1]

(2) Một người ngồi trên ghế và kẹp gà trống giữa hai đầu gối., đuôi gàhướng về phía trước nơi người thứ hai chuẩn bị hứng tinh Người thứ nhất vuốtlưng gà trống xuôi về phía phao câu Sau vài lần làm động tác mat-xa như vậy,

gà trống được kích thích, hơi cong đuôi lên Người thứ hai dùng một tay vénlông đuôi gà lên phía lưng để bộc lộ vùng hậu môn gà Đồng thời người thứ nhấtdùng tay ép vào vùng lỗ huyệt, gà sẽ xuất tinh và người thứ hai dùng dụng cụ đểhứng tinh dịch phóng ra Phương pháp này hơi bất tiện là phải có ghế để ngườilấy tinh ngồi và gà trống được đặt ở tư thế thấp (giữa hai đầu gối) nên khó thao

Trang 24

tác khi nặn lỗ huyệt Vì vậy, phương pháp sau đây sẽ bổ khuyết cho 2 nhượcđiểm vừa nêu [1].

(3) Cũng cần hai người phối hợp với nhau (tư thế đứng) Người thứ nhấtnhẹ nhàng bắt gà trống và kẹp vào nách trái (nếu thuận tay phải), cho đuôi gàhướng về phía trước Luồn bàn tay trái dưới lườn gà trống và cố định hai đùi gà(gà không quẩy được nhưng vẫn thoải mái và 2 chân được thả lỏng) Dùng bàntay phải vuốt trên lưng gà xuôi về phía phao câu nhằm kích thích phản xạ xuấttinh Khi gà trống hơi cong đuôi lên chứng tỏ gà đáp ứng kích thích và chuẩn bịphóng tinh Bấy giờ dúng ngó tay cái và ngón tay trỏ (tay phải) bóp nhẹ vàovùng lỗ huyệt và hơi ấn nhẹ vào vùng bụng dưới lỗ huyệt để tăng thêm kíchthích Cùng lúc này, người thứ hai dùng một tay vén ngược đuôi gà lên để bộc lộvùng lỗ huyệt và đỡ vướng tay phải người thứ nhất vào thời điểm này, gà trống

sẽ phóng tinh dịch (màu trắng) ra ngoài và người thứ hai kịp thời dùng dụng cụ

để hứng tinh dịch Sự phối hợp giữa hai người phải nhịp nhàng và khớp vớinhau, nếu không sẽ làm cho gà trống ức chế phản xạ xuất tinh, hoặc tinh dịchphóng ra bên ngoài cốc hứng tinh Cũng cần chú ý một số gà trống thải phâncùng lúc với tinh dịch (nhất là những gà được ăn trước khi lấy tinh, vì vậy cầntránh việc hứng phân vào dụng cụ hứng tinh [1]

Lần đầu tiên huấn luyện, có thể do gà trống chưa quen nên sau 60-120giây mới đáp ứng kích thích, nhưng sau 3 ngày huấn luyện (mỗi ngày 1-2 lần)thời gian này rút xuống quãng 30-60 giây trên 80% gà trống xuất tinh thuầnthục [1]

2.10 Tần số lấy tinh và thời điểm lấy tinh

Số lượng tinh trùng và lượng tinh dịch thu nhập được có sự biến động tuỳtheo giống, tuổi, tần số lấy tinh Muốn lấy được tinh đạt yêu cầu dùng cho thụtinh nhân tạo, cần nuôi tách riêng con trống và cho ăn theo khẩu phần “dựngđẻ”, có protein động vật

Có thể lấy tinh 2-3 lần trong ngày (gà) hoặc 2 lần trong tuần (thuỷ cầm).Tần số lấy tinh cao hơn, chất lượng tinh dịch sẽ kém hoặc con trống sẽ khônxuất tinh Tuỳ theo diễn biến của chất lượng tinh dịch mà điều chỉnh tần số lấytinh cho phù hợp

Thuỷ cầm thường đẻ ban đêm (vịt) hoặc kéo dài tới 8 giờ sáng Còn gàthường đẻ trong buổi sáng Sức sống của tinh trùng gia cầm (nói chung) khônglâu khi được bảo tồn ngoài cơ thể (quãng 3-6 giờ), vì vậy sau khi lấy tinh xong,

Trang 25

nên dẫn tinh trong vòng 3-5 giờ, và dẫn tinh sau khi con mái đã đẻ (để tránh làm

vỡ trứng trong tử cung con mái) [1]

2.11 Pha loãng bảo tồn tinh dịch

dạng lỏng thì thời gian sống của tinh trùng gia cầm thuỷ cầm nói chung thìkhông được lâu (quãng 3-6 giờ) Vì vậy cần tính toán thời điểm đẻ trứng củamỗi loại mà bố trí thời điểm lấy tinh (trước đó quãng 3-4 giờ) cho phù hợp Ví

dụ gà thường đẻ trứng trong buổi sáng thì lấy tinh gà trống vào buổi chiều, phaloãng xong đưa dẫn tinh luôn Với thuỷ cầm thường đẻ trứng vào ban đêm thìlấy tinh con trống vào buổi sáng, pha loãng xong dẫn tinh cho gà mái

Sau khi lấy tinh, cần đánh giá giá chất lượng tinh dịch từng con trống, connào không đạt yêu cầu thì loại bỏ mẻ tinh tinh dịch đó

Nếu cần dẫn tinh theo gia đình (hoặc cá thể) thì pha loãng tinh dịch riêngtừng con trống nếu dẫn tinh cho đàn thương phẩm, có thể dồn 4-5 mẻ tinh dịchvào với nhau, kiểm tra hoạt lực rồi pha loãng Sau khi pha loãng, cần kiểm tralại hoạt lực tinh trùng trước khi đãn tinh Không nên để tinh nguyên (chưa phaloãng) lâu quá 30 phút

Một số công thức môi trường pha loãng tinh dịch gia cầm và thuỷ cầm(chưa ghi các kháng sinh tố) được pha trong 100ml nước cất 2 lần:

1/ Dung dịch nước muối sinh lý: dùng chung cho các loại: NaCl 0.85g2/ Môi trường Lorenz: dùng cho gà nhà, ngan:

3/ Môi trường Ringer: dung cho gà nhà, gà tây: NaCl 0.68g, KCl 0.1733g,CaCl2 0.0642g, MnSO4 0.025g, NaHCO3 0.0245g

Mức độ pha loãng có thể từ 1:1 đến 1:5 tuỳ theo chất lượng tinh dịch vàcần đảm bảo số lượng tinh dịch tiến thẳng (VAC) trong một liều dẫn

Nhiệt độ bảo tồn cho tinh dịch dạng lỏng của gia cầm, thuỷ cầm nên ở

10-150 C (để sử dụng trong vòng 3-6 giờ) Bảo tồn trên 150 C, sức sống tinh trùngnhanh chóng giảm sút [1]

2.12 Dẫn tinh cho gia cầm và thuỷ cầm

Đối với gia cầm mái hầu như đẻ hằng ngày (ví dụ gà), khoảng thời gian từlúc trứng rụng đến khi đẻ quả trứng ra ngoài quãng 24-26 giờ Cần chú ý đặcđiểm này để bố trí thời điểm dẫn tinh thích hợp nhằm đạt tỷ lệ trứng có phôi cao

Chỉ khi trứng sắp rụng thì việc dẫn tinh mới có hiệu quả, nhất là nhữnggia xầm thủy cầm sinh sản theo mùa vụ Cách nhận biết: khi buồng trứng có

Trang 26

nhiều nang trứng chuẩn bị rụng trứng, do lượng hormone tác động, làm cho conmái có những biểu hiện như mào đỏ hơn, có trạng thái tìm ổ đẻ, chịu cho contrống đạp mái… Trong giai đoạn này, phần cơ dưới bụng mềm hơn độ rộngháng lớn (với gà, có thể đặt vừa 3 ngón tay) Nếu người chạm đến con mái, nó

sẽ nằm xuống và vểnh đuôi lên Tốt nhất, những con mái nào bắt đầu đẻ bói thìđẫn tinh [1]

2.12.1 Dụng cụ dẫn tinh

Nguyên tắc cấu tạo đơn giản: gồm bộ phận chứa tinh dịch và một đoạnống nhựa (dẫn tinh quản) Tốt nhất dùng xơranh thủy tinh (2 hoặc 5ml), lắpthêm một đoạn vỏ gen đầu tròn dùng trong dẫn tinh (dạng cọng rạ) cho gia súcnhai lại Độ dài của đoạn ống dẫn tinh quản này quãng 4-5 cm (cho gà, gà tây)hoặc 8-10 cm (cho vịt) hay 12-15 cm (cho ngan, ngỗng) [1]

2.12.2 Dẫn tinh cho gà mái

Gà nuôi lồng tầng (mỗi ô nhốt 1-2 con): trường hợp này có thuận lợi

vì không phải dồn bắt gà (nên tránh được stress cho gà) và chỉ cần 1 ngườithao tác

Các bước tiến hành: lấy tinh dịch (đã pha loãng) vào xiranh Sau khi mởcửa ô lồng, một tay vuốt nhẹ lên lưng gà mái (tạo cảm giác như được gà trốngnhảy), xoay cho đuôi gà quay về phía cửa ô lồng Nhẹ nhàng vén đuôi gà lên đểbộc lộ lỗ huyệt (ổ nhớp) Sẽ nhìn thấy miệng lỗ âm đạo hơi chếch về phía bêntrái so với lỗ huyệt người dẫn tinh nhẹ nhàng dung tay kia đưa đầu dẫn tinhquản (đã lắp xiranh có tinh dịch) vào trong miệng âm đạo gà mái (0,5-1 cm) vàbơm tinh dịch Sau đó buông đuôi để gà mái được tự do (có thể xù lông va giũđôi cánh như khi được gà trống đạp mái) Đóng cửa ô lồng và dẫn tinh cho conkhác [1]

Gà nuôi chuồng nền: cần 2 người và tránh làm gà sợ hãi nhảy lung tung.Dùng mảnh lưới (hoặc tấm cót) nhẹ nhàng dồn gà vào một góc chuồng Ngườithứ nhất: nhẹ nhàng luồn tay luồn tay dưới lườn gà mái cho ra ngoài tấm lướingăn Ôm gà như tue thế lấy tinh gà trống Dùng tay còn lại vén nhẹ đuôi gà lên

để bộc lộ vùng lỗ huyệt Người thứ hai: bơm tinh vào trong miệng âm đạo gànhư cách dẫn tinh gà mái nuôi lồng tầng Sau đó nhẹ nhàng thả gà ra để dẫn tinhcho con khác [1]

2.13 Các chỉ tiêu và phương pháp đánh đánh giá phẩm chất tinh dịch

2.13.1 Lượng xuất tinh (V)

Trang 27

2.13.1.1 Khái niệm: thể tích tinh dịch (lượng xuất tinh) là lượng tinh dịchtrong mọt lần xuất tinh sau khi đã lọc bỏ keo phèn Đây là chỉ tiêu quan trọng vì

nó cấu thành nên chỉ tiêu tổng VAC [2]

2.13.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới thể tích

2.13.1.7 Điều kiện sức khỏe

Gia súc ở trong tình trạng sức khỏe bình thường thì xuất tinh tốt và cholượng tinh dịch nhiều hơn gia súc trong tình trạng bệnh tật

2.13.1.8 Kỹ thuật lấy tinh

Khi lấy tinh nếu các điều kiện cần và dủ cho gia súc xuất tinh đảm bảo thìgia súc xuất tinh thoải mái tinh dịch sẽ thu dược nhiều hơn

2.13.1.9 Thời tiết, mùa vụ

Điều kiện thời tiết khí hậu và mùa vụ cũng ảnh hưởng đến thể tích tinhdịch, trong điều kiện ở Việt Nam chúng ta thấy vào vụ đông xuân thì lượng xuấttinh thường cao hơn vụ hè thu

2.13.1.10 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng:

Đây là yếu tố rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến lượng tinh dịch Vìvậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta cần chú ý dén chế độ ăn uống, vậnđộng, tắm chải,…

2.14 Màu sắc của tinh dịch

Màu sắc của tinh dịch quyết định bởi nồng độ của tinh trùng và các hạt lipoit

có trong tinh dịch Xác định được màu sắc của tinh dịch ta có thể sơ bộ biết đượcphẩm chất của tinh dịch, màu càng đậm thì nồng độ tinh dịch càng cao

2.14.1 Màu bình thường

Màu sắc tinh dịch của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau TheoMachebe & Ezekwe (2005) màu của tinh dịch như sau

Trang 28

Bảng 2.1: Màu sắc tinh trùng của một số vật nuôi [41].

- Màu xanh lam thường do lẫn mủ, nó thường xẩy ra trong trường hợp giasúc bị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục

- Màu vàng thường do lẫn nước tiểu Để khắc phục trong trường hợp nàycần chú ý khi lấy tinh tránh hứng cả nước tiểu vào trong tinh dịch

- Màu đen, màu này thường do lẫn phân hoặc các chất bẩn

Chúng ta chỉ được phép sữ dụng những mẫu tinh dịch có màu bìnhthường [3]

2.15 Mùi của tinh dịch

2.15.1 Mùi bình thường: Bình thường tinh dịch có mùi nồng, hắc, tanh.Mùi của tinh dịch chủ yếu là do chất tiết của các tuyến sinh dục phụ quyết định

2.15.2 Mùi khác thường

- Mùi khai do có lẫn nước tiểu

- Mùi thối do tinh dịch có lẫn phân

- Mùi thói khẳn là do lẫn dịch của tuyến nacosi

Chú ý: chúng ta chỉ được sử dụng những mẫu tinh dịch có mùi bìnhthường [5]

2.16 Độ pH của tinh dịch

- Độ pH của một chất lỏng được xác định bởi nồng độ ion H+ có trong đó

Số lượng ion H+ càng tăng thì càng toan và ngược lại thì kiềm tính Theo H.H.Cole và P T Cupps (1977) thì tinh dịch của các loài gia súc khác nhau thì có độ

Ngày đăng: 22/08/2014, 12:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Tấn Anh, 2003. Thụ tinh nhân tạo cho gia súc-gia cầm. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Khác
[2]. Đào Đức Thà, 2006. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vật nuôi, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội Khác
[3]. Nguyễn Đức Hùng, 2003. Giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Khác
[4]. Nguyễn Đức Hưng, 2010. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Đại Học Huế Khác
[5]. Phan Vũ Hải, 2012. Giáo trình sinh sản vật nuôi. Nhà xuất bản Đại Học Huế Khác
[6]. Lê Xuân Phương, 2004. Phương pháp thí nghiệm vi sinh vật học. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ Khác
[7]. Nguyễn Công Toản, 2009. Giáo trình sinh lý sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Khác
[8]. Nguyễn Thị Mai, 2009. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
[9]. Hoàng Toàn Thắng,2006. Giáo trình sinh lý học động vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội Khác
[10]. Lake, P. E. 1983. Factors affecting the fertility level in poultry, with special reference to artificial insemination. World’s Poult. Sci. J. 39:106–117 Khác
[11]. Hafez, B. & Hafez, E.S.E., 2000. Reproduction in Farm Animals. 7 th ed. New York. Lippincott Williams & Wilkins, USA Khác
[12]. Anderson, J., 2001. The semen of animals and its use for artificial insemination. Greenworld publishers India Khác
[13]. Maule, J.P., 1962. The semen of animals and artificial insemination. Common Wealth Agricultural Bureaux England Khác
[14]. Bah, G.S., Chaughari, S.U.R. & Al-Amin, J.D., 2001. Semen characteristics of local breeder cocks in the Sahel region of Nigeria. Revue Elev. Med. Vet. Pays trop. 54, 153-158 Khác
[15]. Karaca, A. G., Parker, H.M. & McDaniel, C.D., 2002. Elevated body temperature directly contributes to heat stress infertility of broiler breeder males. Poult. Sci. 81, 1892-1897 Khác
[16]. Ayo, J.O. & Sinkalu, V.O., 2007. Effects of ascorbic on diurnal variations in rectal temperature of shaver brown pullets during the hot dry season. Int. J. Poult. Sci. 6, 642-646 Khác
[18]. Etches, R.J., 1996. Reproduction in poultry. 1 st Ed. CAB International, Cambridge, UK Khác
[19]. Peters, S.O., Shoyebo, O.D., Ilori, B.M., Ozoje, M.O., Ikeobi, C.O.N. & Adebambo, O.A., 2008. Semen quality traits of seven strain of chickens raised in humid tropics. Int. J. Poult. Sci. 7, 949-953 Khác
[20]. Gordon, I., 2005. Reproductive technologies in farm animals. CABI Publishing UK Khác
[22]. Perry, E.J., 1960. The Artificial Insemination of Farm Animals. Rutgers University Press, New Jersey Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ hệ sinh dục của gia cầm mái - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Hình 2.1. Sơ đồ hệ sinh dục của gia cầm mái (Trang 8)
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục của con trống - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Hình 2.2 Sơ đồ cấu tạo cơ quan sinh dục của con trống (Trang 12)
Hình 2.3: Tinh trùng của các loài gia cầm trống - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Hình 2.3 Tinh trùng của các loài gia cầm trống (Trang 14)
Bảng 2.1: Màu sắc tinh trùng của một số vật nuôi [41]. - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Bảng 2.1 Màu sắc tinh trùng của một số vật nuôi [41] (Trang 28)
Hình 2.4: Giống gà Tre Tân Châu Hình 2.5: Giống gà Tre Thái Lan - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Hình 2.4 Giống gà Tre Tân Châu Hình 2.5: Giống gà Tre Thái Lan (Trang 31)
Hình 3.2: Phương pháp đếm tinh trùng thông qua buồng đếm hồng cầu - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Hình 3.2 Phương pháp đếm tinh trùng thông qua buồng đếm hồng cầu (Trang 39)
Bảng 4.1: Chất lượng tinh dịch 2 giống gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan - Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản
Bảng 4.1 Chất lượng tinh dịch 2 giống gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w