Pha loãng bảo tồn tinh dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản (Trang 25)

Ngoại trừ đông lạnh và bảo tồn ở -1960 C, còn pha loãng và bảo tồn ở dạng lỏng thì thời gian sống của tinh trùng gia cầm thuỷ cầm nói chung thì không được lâu (quãng 3-6 giờ). Vì vậy cần tính toán thời điểm đẻ trứng của mỗi loại mà bố trí thời điểm lấy tinh (trước đó quãng 3-4 giờ) cho phù hợp. Ví dụ gà thường đẻ trứng trong buổi sáng thì lấy tinh gà trống vào buổi chiều, pha loãng xong đưa dẫn tinh luôn. Với thuỷ cầm thường đẻ trứng vào ban đêm thì lấy tinh con trống vào buổi sáng, pha loãng xong dẫn tinh cho gà mái.

Sau khi lấy tinh, cần đánh giá giá chất lượng tinh dịch từng con trống, con nào không đạt yêu cầu thì loại bỏ mẻ tinh tinh dịch đó.

Nếu cần dẫn tinh theo gia đình (hoặc cá thể) thì pha loãng tinh dịch riêng từng con trống. nếu dẫn tinh cho đàn thương phẩm, có thể dồn 4-5 mẻ tinh dịch vào với nhau, kiểm tra hoạt lực rồi pha loãng. Sau khi pha loãng, cần kiểm tra lại hoạt lực tinh trùng trước khi đãn tinh. Không nên để tinh nguyên (chưa pha loãng) lâu quá 30 phút.

Một số công thức môi trường pha loãng tinh dịch gia cầm và thuỷ cầm (chưa ghi các kháng sinh tố) được pha trong 100ml nước cất 2 lần:

1/ Dung dịch nước muối sinh lý: dùng chung cho các loại: NaCl 0.85g 2/ Môi trường Lorenz: dùng cho gà nhà, ngan:

3/ Môi trường Ringer: dung cho gà nhà, gà tây: NaCl 0.68g, KCl 0.1733g, CaCl2 0.0642g, MnSO4 0.025g, NaHCO3 0.0245g.

Mức độ pha loãng có thể từ 1:1 đến 1:5 tuỳ theo chất lượng tinh dịch và cần đảm bảo số lượng tinh dịch tiến thẳng (VAC) trong một liều dẫn.

Nhiệt độ bảo tồn cho tinh dịch dạng lỏng của gia cầm, thuỷ cầm nên ở 10- 150 C (để sử dụng trong vòng 3-6 giờ). Bảo tồn trên 150 C, sức sống tinh trùng nhanh chóng giảm sút [1].

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tinh dịch gà tre tân châu và gà tre thái lan trong môi trường pha loãng theo thời gian bảo quản (Trang 25)