KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trước khi bảo tồn trong môi trường
trong môi trường
Bảng 4.1: Chất lượng tinh dịch 2 giống gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan trước khi bảo tồn trong môi trường Ringer
Các chỉ tiêu
đánh giá Đơn vị
Nghiệm thức (n=9; Mean±SEM) Gà Tre Tân Châu Gà Tre Thái Lan
Thể tích (V) ml 0.24 ± 0.01 0.24 ± 0.03
Mùi - Hắc tanh Hắc tanh
Màu sắc - Trắng sữa Trắng sữa
pH - 7.28 ± 0.04 7.23 ± 0.03
Nồng độ (C) Tỷ/ml 3.44 ± 0.09 3.51 ± 0.06
Hoạt lực (A) % tiến thẳng 91.11 ± 1.11 89.62 ± 1.41 Tỷ lệ sống (Sg) % 83.89 ± 0.58 83.85 ± 0.36 Tỷ lệ kỳ hình (K) % 23.11 ± 0.66 22.11 ± 0.62
Đánh giá chất lượng tinh dịch là vô cùng quan trọng trong công tác thụ tinh nhân tạo. Kết quả trong Bảng 4.1 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tinh trùng sống và chết, nồng độ tinh dịch và tỷ lệ phần trăm tinh trùng kỳ hình có ý nghĩa (P <0,05) giữa hai giống gà khác nhau.
Tất cả các lần khai thác, lượng tinh dịch ghi nhận được trong thử nghiệm hiện tại này của giống gà Tre Tân Châu 0.24 ± 0.01 và lượng tinh dịch giống gà Tre Thái Lan 0.24 ± 0.03. Các kết quả này là nhỏ hơn 0,7 ml so với nghiên cứu của Tuncer et al.(2008); và có thể có nhiều lý do ảnh hưởng tới lượng xuất tinh của 2 giống gà trong nghiên cứu này, ví dụ: giống, tuổi tác, sự khác biệt của cá thể, trọng lượng cơ thể, kích thích quá mức, mùa và nhiều yếu tố môi trường bao gồm cả quản lý và yếu tố con người. Những kết quả về lượng xuất tinh này là tương tự như kết quả thu được bởi các nhà nghiên cứu khác và trong phạm vi chấp nhận được cho việc thụ tinh nhân tạo gia cầm [14; 24; 19; 25].
Độ pH của tinh dịch giống gà Tre Tân Châu 7.28 ± 0.04 và gà Tre Thái Lan 7.23 ± 0.03 là hơi có tính kiềm. Kết quả trên là tương đương với các nghiên cứu khác về độ pH của tinh dịch gà trống là 7,02 ± 0,01, 7,4 ± 0,2 và
7,68 ± 0,01 [25; 14; 21]. Điều này có thể do các dịch tiết của các tuyến phụ sinh dục gà trống nói chung là kiềm [25; 14; 21]. Kỹ thuật khai thác tinh dịch là một yếu tố có thể đóng vai trò kích thích các tuyến sinh dục phụ tiết ra các dịch trong tinh dịch.
Màu sắc của tinh dịch trong các lần khai thác tinh ở gà trống không khác biệt đáng kể giữa 2 giống nghiên cứu, tinh tươi của 2 giống gà trong nghiên cứu này đều có màu trắng sữa phù hợp với nghiên cứu của Machebe & Ezekwe (2005) [42]. Điều đó cho thấy các kỹ thuật massage được sử dụng có thể được chấp nhận cho việc khai thác tinh dịch gà trống, để có được chất lượng tinh dịch tốt. Những quan sát này phù hợp với nghiên cứu của Peters và cộng sự (2008) [19].
Nồng độ tinh trùng giống gà Tre Tân Châu (3.44± 0.09 tỷ/ml) là nhỏ hơn với nồng độ tinh trùng giống gà Tre Thái Lan (3.51± 0.06 tỷ/ml). Từ kết quả này của nghiên cứu chúng tôi thấy sự khác biệt về nồng độ tinh dịch trong các lần khai thác tinh có thể được quy cho thực tế rằng các giống được sử dụng từ các dòng di truyền khác nhau thì khác nhau về tính trạng sản xuất. Tổng nồng độ tinh trùng có thể tiếp tục phụ thuộc vào các yếu tố như giống, tuổi, mùa vụ, cá thể, hiệu suất và tần số thu thập tinh dịch. Tuy có sự khác nhau về nồng độ tinh trung giữa 2 giống gà nhưng không thấy sự sai khác về mặt thống kê (p>0.05).
Hoạt lực của tinh trùng gà trống từ 2 giống gà nghiên cứu dao động từ 91.11 ± 1.11 % (gà Tre Tân Châu) tới 89.63 ± 1.41 % (gà Tre Thái Lan), không có sự sai khác về mặt số học cũng như sai khác về mặt thống kê (P>0.05) giữa giống gà Tre Tân Châu với gà Tre Thái Lan. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bah et al (2001); Siudzinska và Lukaszewicz (2008) đã ghi nhận hoạt lực trong các mẫu tinh trùng tươi gà trống tương ứng là 84,9 ± 0,2% và 92,2 ± 0,6% [26; 14].
Tỷ lệ tinh trùng sống được ghi nhận là cao, dao động từ 83.89 ± 0.580 % (gà Tre Tân Châu) và 83.85 ± 0.356% (gà Tre Thái Lan). Bình thường hình thái còn nguyên vẹn của tinh trùng nằm trong khoảng từ 77,3 ± 17,1% tới 84,8 ± 9,2% [24]. Tselutin et al (1999) [25] cho rằng số lượng tinh trùng sống mà không có bất kỳ bất thường trong tinh dịch gà trống thay đổi từ 91 đến 94%, là cao hơn so với nghiên cứu này. Tuy nhiên, Siudzinska và Lukaszewicz (2008) [27] đã ghi nhận tinh trùng hình thái bình thường từ 58% đến 70% sống, và
Lukaszewics et al (2008) [28] cho rằng 70-80% tinh trùng bình thường sống, một lần nữa lại phù hợp hơn với kết quả thu được trong nghiên cứu này.
Kết quả đánh giá tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được ghi lại trong nghiên cứu của chúng tôi của 2 giống gà dao động giữa 22.11 ± 0.62% (gà Tre Tân Châu) đến 23.11 ± 0.66% (gà Tre Thái Lan) - khá phù hợp ghi nhận trong nghiên cứu của Van Wambeke et al (1972) [29] ở mức 18 đến 24%. Các hình thái tinh trùng kỳ hình nói chung đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con trống.