KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch trong môi trường pha loãng
pha loãng
Bảng 4.2: Chất lượng tinh dịch của 2 giống gà Tre Tân Châu và gà Tre Thái Lan bảo tồn trong môi trường Ringer
Các chỉ tiêu đánh giá
Thời gian bảo quản (n = 9, Mean ±SEM)
0 giờ 3 giờ 6 giờ
A B A B A B Hoạt lực tinh trùng 81.48 a ± 1.37 81.85a ± 1.26 68.15ab ± 2.29 69.63ab ± 1.03 57.04c ± 1.80 57.04c ± 1.2 Tỷ lệ sống 75.00 a ± 0.8 78.33a ± 1.115 69.78b ± 0.61 72.19b ± 1.23 64.67c ±0.84 65.78c ± 1.34 Tỷ lệ kỳ hình 30.63 a ± 1.29 27.48b ± 1.08 35.89a ± 0.89 33.26ab ± 1.23 41.04c ± 0.91 40.11c ± 1.41
abc: Chữ cái trong cùng một hàng khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
Thông qua kết quả Bảng 4.2 chúng tôi thấy rõ sự giảm sút về hoạt lực tinh trùng, giảm tỷ lệ tinh trùng sống và tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của cả 2 giống gà ngay sau khi pha loãng tinh trùng trong môi trường Ringer (kiểm tra tại 0 giờ) khi so sánh với tinh tươi (Bảng 4.1). Thông qua đó chúng tôi thấy được chất lượng của tinh dịch phụ thuộc rất lớn vào môi trường bảo quản.
Để kiểm tra chất lượng tinh dịch của 2 giống gà có chịu sự ảnh hưởng của môi trường bảo quản hay không, chúng tôi tiến hành đánh giá các chỉ tiêu ngay sau khi pha loãng tinh dịch vào trong môi trường pha loãng (kiểm tra lúc 0 giờ). Chúng tôi thấy hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng sống của cả 2 giống gà trong thí nghiệm này có sự giảm sút rõ rệt, còn tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của 2 giống gà lại tăng lên đáng kể (Bảng 4.2) khi so sánh với các chỉ tiêu đánh giá của tinh tươi 2 giống gà (Bảng 4.1). Kết quả của sự suy giảm chất lượng tinh dịch này có thể do nhiều nguyên nhân cấu thành như: môi trường bảo quản chưa
phù hợp, chất lượng môi trường không tốt hay các tiến hành trong thí nghiệm còn thủ công...
Biểu đồ 4.1: Hoạt lực của 2 giống gà theo thời gian bảo quản
Sức hoạt động của tinh trùng là tỷ lệ % tinh trùng có hoạt động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong vi trường quan sát được. Việc đánh giá sức hoạt động của tinh trùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá phẩm chất tinh dịch. Thông qua Biểu đồ 4.1, chúng tôi thấy hoạt lực tinh trùng của 2 giống gà có sự tương đồng nhau về mặt số học cũng như không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0.05) tại cùng thời điểm kiểm tra (0; 3; 6 giờ).
Hoạt lực tinh trùng của giống gà Tre Tân Châu và hoạt lực tinh trùng giống gà Tre Thái Lan bảo quản trong môi trường Ringer giảm dần theo thời gian bảo quản tại các thời điểm kiểm tra khác nhau (Biểu đồ 4.1), tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê với mức ý nghĩa (P>0.05) khi so sánh hoạt lực tinh trùng của từng giống gà tại các thời điểm kiểm tra khác nhau (0; 3; 6 giờ).
Qua kết quả Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.2 chúng tôi thấy tỷ lệ tinh trùng sống của giống gà Tre Thái Lan tương đương với tỷ lệ tinh trùng sống của giống gà Tre Tân Châu tại các thời điểm kiểm tra (0; 3; 6 giờ), tuy nhiên không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0.05).
Đối với tỷ lệ sống của tinh trùng trong cùng một giống gà trong các thời điểm kiểm tra khác nhau (0; 3; và 6 giờ), tỷ lệ sống của tinh trùng giảm dần theo thời gian bảo quản, cụ thể là ở giống gà Tre Tân Châu giảm từ 75.00 ± 0.8 % (0 giờ) xuống 69.78± 0.61% (3 giờ) và 64.67±0.84% (6 giờ); tỷ lệ tinh trùng sống của giống gà Tre Thái Lan cũng giảm từ 78.33± 1.115% (0 giờ) xuống 72.19± 1.23% (3 giờ) và 65.78± 1.34% (6 giờ). Tỷ lệ sống của tinh trùng 2 giống gà giảm dần theo thời gian bảo quản và có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0.05) khi so sánh tỷ lệ tinh trùng sống của từng giống gà tại các thời điểm kiểm tra khác nhau.
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của 2 giống gà theo thời gian bảo quản
Nhìn chung, không có sự sai khác về tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng của hai giống gà tại cùng thời điểm bảo tồn: 0, 3 và 6h. Tuy nhiên, đối với từng giống gà, tỷ lệ kỳ hình tăng dần theo thời gian bảo quản.
- Thông qua biểu đồ 4.3, chúng tôi thấy tỷ lệ tinh trùng của giống gà Tre Tân Châu luôn tương đương với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của giống gà Tre Thái Lan tại cùng thời điểm kiểm tra khi được bảo quản trong môi trường Ringer (0; 3; 6 giờ). Chỉ thấy một sai khác về mặt thống kê có ý nghĩa khi so sánh tỷ lệ kỳ hình của 2 giống gà trong nghiên cứu này tại thời diểm ngay sau khi pha loãng tinh dịch vào trong môi trường Ringer (kiểm tra lúc 0 giờ, P =0.027); khi kiểm
tra tỷ lệ tinh trùng của 2 giống gà tại 3 giờ và 6 giờ thì không thấy sự sai khác về mặt thống kê (P>0.05)
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của giống gà Tre Tân Châu và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của giống gà Tre Thái Lan tỷ lệ thuận với thời gian bảo quản tinh trùng trong môi trường Ringer. Có nghĩa là tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của 2 giống gà tăng lên (có sự sai khác về mặt số học).
Các nghiên cứu của Lake (1979) và Machebe (2005) đã chứng minh rằng tinh dịch gà pha loãng trong môi trường bảo quản phù hợp có thể được lưu trữ lên đến 24 h mà không làm suy yếu khả năng tồn tại của nó và khả năng thụ tinh [30; 31]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả các nghiên cứu khác vì tỷ lệ sống của tinh trùng khá thấp từ 64.67% (gà Tre Tân Châu kiểm tra lúc 6 giờ) tới 65.78% , còn tỷ lệ kỳ hình lại quá cao 40.11% tới 41.04% trong khi chỉ mới bảo quản trong khoảng thời gian 6 giờ, kết quả đó không có ý nghĩa trong công tác thụ tinh nhân tạo.
Quá trình bảo quản lạnh tinh dịch 2 giống gà trong môi trường Ringer ở 40C sau 6 giờ dẫn đến giảm đáng kể hoạt lực tinh trùng, giảm số tinh trùng sống, tăng số tinh trùng kỳ hình lên cao khi so với tinh dịch gà trống tươi trong kết quả Bảng 5.2. Kết quả khiêm tốn của nghiên cứu này có thể do một số nguyên nhân khách quan sau:
- Các thí nghiệm được tiến hành trong thời tiết khá nắng nóng.
- Một số hóa chất sử dụng để pha loãng môi trường Ringer có thời gian lưu trú tại phòng thí nghiệm khá lâu. (chất lượng hóa chất kém).
- Các thí nghiệm đánh giá chất lượng tinh dịch chủ yếu dùng phương pháp thủ công.
- Tủ lạnh sử dụng không phải là tủ lạnh chuyên dụng trong phòng thí nghiệm (sử dụng tủ lạnh của bệnh xá thú y).
PHẦN 5