1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO

91 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 691,85 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập này phân tích chi tiết về hoạt động thanh toán quốc tế của SACOMBANK chi nhánh Hưng Đạo

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

(SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO.

GVHD: TH.S BỬU THÙY SVTH: TRẦN MINH TRỌNG MSSV: B1100264.

KHÓA: ĐH K15.

TP.HCM, THÁNG 08 NĂM 2014

Trang 2

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Tôn Đức Thắng và thực tập tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hưng Đạo, nhận được sự tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức của các Thầy Cô Khoa Tài Chính - Ngân Hàng và các anh chị làm việc tại ngân hàng, bản thân em đã luôn nỗ lực tiếp thu, học hỏi và tích lũy kiến thức để hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến tập thể giảng viên khoa Tài Chính – Ngân Hàng đã quan tâm, chia sẻ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm hết sức bổ ích cho em làm hành trang sau khi rời giảng đường đại học Cảm ơn GVCN Ths Bùi Đức Nhã đã luôn kề cận, theo sát, hướng dẫn em trong suốt thời gian theo học ở trường Chúc Thầy nhiều sức khỏe, gặt hái thêm nhiều thành tựu mới, và luôn luôn quan tâm đến sinh viên chúng em như thế nữa.

Em xin chân thành biết ơn Ths Bửu Thùy, luôn luôn kề cận, nhắc nhở, nhiệt tình đôn đốc, hướng dẫn, và đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tiễn thật quý báu để em có thể hoàn thành báo cáo này Chúc thầy luôn luôn mạnh khỏe và công tác tốt.

Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hưng Đạo đã tạo điều kiện cho

em có cơ hội được trải nghiệm thực tế hoạt động của ngân hàng Cám ơn P.PKD chị Bùi Ngọc Hồng Anh, chị Phạm Thị Hoa, anh Lê Hoàng Nam, chị Nguyễn Thị Thu Hiền đã nhiệt tình hướng dẫn tỉ mỉ công việc thực tế về thanh toán quốc tế, giúp em làm quen với công việc trong những ngày đầu

bỡ ngỡ nhất Chúc các anh chị và toàn thể nhân viên tại Chi nhánh sức khỏe và công tác tốt.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

-o0o -

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

HƯỚNG DẪN

Trang 4

Trang 13

Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 08 năm 2014

Xác nhận của GVHD

-o0o - ………

………

………

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

PHẢN BIỆN

Trang 14

Tp.Hồ Chí Minh, Ngày… tháng 08 năm 2014

Xác nhận của GVPB

Trang 15

TT.TTQT Trung tâm thanh toán quốc tế.

Trang 16

DANH MỤC BẢNG BIỂU:

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2011- 2013 10

Bảng 2.1 Chênh lệch doanh số từ 2011 - 2013 28

Bảng 2.2 Tình hình thanh toán hàng NK từ 2011-2013 30

Bảng 2.3 Tình hình thanh toán hàng XK từ 2011-2013 30

Bảng 2.4 Phân tích doanh số theo đồng tiền thanh toán 31

Bảng 2.5 Phân tích chênh lệch và tỷ trọng của từng phương thức thanh toán 33

Bảng 2.6 Tỷ trọng và chênh lệch doanh số theo đối tượng khách hàng 35

Bảng 3.1 Bảng phân công trách nhiệm của từng bộ phận trong mô hình quản lý rủi ro: 54

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank 6

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Hưng Đạo 15

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận TTQT 19

Sơ đồ 2.2 Các dịch vụ TTQT mà Sacombank đang cung cấp 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu hoạt động 11

Biểu đồ 2.1 Doanh số TTQT từ 2011 - 2013 29

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng doanh số của từng phương thức TTQT 2011, 2012, 2013 34

Trang 17

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 11

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 1

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) 1

1.1.1 Giới thiệu về Sacombank 1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 2

1.1.3 Hệ thống tổ chức của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 6

1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6

1.1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 7

1.1.4 Các hoạt động chính của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 7

1.1.4.1 Họat động huy đông vốn 7

1.1.4.2 Họat động cho vay 7

1.1.4.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ 8

1.1.4.4 Hoạt động đầu tư - liên doanh 8

1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2011- 2013 8

1.1.6 Cơ hội và thách thức của Sacombank 12

1.1.6.1 Cơ hội 12

1.1.6.2 Thách thức 13

1.2 SƠ LƯỢC VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) -CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 13

1.2.1 Giới thiệu Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo 13

1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo 14

1.2.2.1 Nhiệm vụ của Chi nhánh Hưng Đạo 14

1.2.2.2 Chức năng của Chi nhánh Hưng Đạo 14

1.2.3 Hệ thống tổ chức của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) -Chi nhánh Hưng Đạo 15

1.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15

1.2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

Trang 18

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH

HƯNG ĐẠO 19

2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN TTQT TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 19

2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận thanh toán quốc tế 19

2.1.2 Chức năng từng vị trí 19

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 20

2.2.1 Hoạt động TTQT tại Sacombank 20

2.2.1.1 Sự ra đời và phát triển 20

2.2.1.2 Thành tựu 21

2.2.2 Quy trình thực hiện các phương thức TTQT tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo 22

2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền (T/T) 23

2.2.2.1.1 Chuyển tiền doanh nghiệp 23

2.2.2.1.2 Chuyển tiền cá nhân 23

2.2.2.2 Quy trình nhờ thu 24

2.2.2.2.1 Nhờ thu NK 24

2.2.2.2.2 Nhờ thu XK 25

2.2.2.3 Quy trình tín dụng chứng từ (L/C) 25

2.2.2.3.1 Quy trình tín dụng chứng từ NK 25

2.2.2.3.2 Quy trình tín dụng chứng từ XK 27

2.2.3 Phân tích hoạt động TTQT tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo 28

2.2.3.1 Phân tích chung 28

2.2.3.2 Phân tích theo loại tiền 31

2.2.3.3 Phân tích theo phương thức thanh toán 33

2.2.3.4 Phân tích theo đối tượng 35

2.2.4 Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo 36

2.2.4.1 Những kết quả đạt được tại Chi nhánh 36

2.2.4.2 Những hạn chế 38

2.2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38

Trang 19

2.2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan 39

2.2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan 41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 44

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 44

3.1.1 Chiến lược nguồn nhân lực 44

3.1.2 Chiến lược công nghệ Ngân hàng 45

3.1.3 Chiến lược tài chính 45

3.1.4 Chiến lược kênh phân phối 45

3.1.5 Chiến lược kinh doanh (huy động, cho vay) 46

3.1.6 Chiến lược sản phẩm, dịch vụ 46

3.1.7 Chiến lược quản trị - điều hành: 46

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 47

3.2.1 Tăng cường hoạt động Marketing 47

3.2.2 Nâng cao chất lượng và da dạng hóa dịch vụ TTQT 48

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT 48

3.2.2.2 Đa dạng hóa các dịch vụ TTQT 49

3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ thanh toán của ngân hàng 49

3.2.4 Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ nhân viên TTQT 50

3.2.5 Tư vấn cho khách hàng trong nghiệp vụ TTQT 51

3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động TTQT 53

3.2.7 Xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong TTQT 53

3.2.8 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng XNK 54

3.2.8.1 Hoạt động tài trợ XK 54

3.2.8.2 Hoạt động tài trợ NK 55

3.2.9 Đảm bảo an toàn trong hoạt động TTQT 55

3.2.10 Giải pháp khác 57

3.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

3.3.1 Kết luận 57

Trang 20

3.3.2 Kiến nghị 58

3.3.2.1 Đối với Sacombank 58

3.3.2.1.1 Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với NHNNg 58

3.3.2.1.2 Tạo điều kiện cho Chi nhánh có đủ thẩm quyền thực hiện TTQT cho khách hàng 59

3.3.2.1.3 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán qua hệ thống ngân hàng 60

3.3.2.1.4 Soạn thảo chi tiết các quy định trong TTQT 61

3.3.2.2 Đối với Nhà nước 62

3.3.2.2.1 Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT 62

3.3.2.2.2 Cải thiện cán cân TTQT 62

a) Đẩy mạnh hoạt động XNK, cải thiện cán cân thương mại quốc tế 62

b) Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài 63

3.3.2.3 Đối với doanh nghiệp XNK 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 69

Trang 21

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bướchội nhập sâu với nền kinh tế thế thế giới Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung vàhoạt động đầu tư thương mại nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã vàđang mở rộng phát triển hết sức phong phú, ngày càng khẳng định đầy đủ hơn vị trí vàvai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Việc mở rộng quan hệ ngoại thương vàđầu tư quốc tế đòi hỏi phải phát triển các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụngân hàng quốc tế, các NHTM đóng vai trò như là cầu nối cho các quan hệ kinh tế nóitrên

Như một mắt xích không thế thiếu được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạtđộng TTQT của các ngân hàng càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem làcông cụ; là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mạigiữa các nước trên thế giới TTQT ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưngthương mại quốc tế có tồn tại được hay không lại còn phụ thuộc vào khâu thanh toán

có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác

Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam, cóquy mô lớn vốn lớn nhất trong hệ thống NH TMCP Có thể nói đây là một ngân hàng

có uy tín nhất trong lĩnh vực tài chính Và đặc biệt trong cả lĩnh vực TTQT Điều đóđược chứng minh bằng các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tếtrao tặng cho ngân hàng về lĩnh vực này, điển hình như: ngân hàng được nhận giảithưởng "Ngân hàng có hoạt động TTQT tốt nhất 2006", “Ngân hàng có dịch vụ ngoạihối tốt nhất Việt Nam năm 2006” và "Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanhtoán quốc tế năm 2007

Nhận thấy hoạt động TTQT của Sacombank mạnh mẽ như vậy, nhưng không biết

là đằng sau thành công ấy Sacombank đã làm như thế nào, thuận lợi và khó khăn rasao cũng như những giải pháp giải quyết khó khăn Bên cạnh sự quan tâm đó cùng với

ý thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT và có cơ hội được thực tập tại

Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo, em đã mạnh dạn chọn: “PHÂN TÍCH HOẠT

ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO” làm đề tài báo cáo thực tập của

mình

Trang 22

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng TTQT

Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo trong thời gian qua Qua đó, có thể rút ra đượcnhững thành quả đạt được, cũng như những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân củanhững hạn chế Từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm phát triển hoạt độngTTQT tại Chi nhánh

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TTQT tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín

-Chi nhánh Hưng Đạo

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động TTQT của NH TMCP Sài

Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chi nhánh Hưng Đạo từ 2011-2013 Hoạt độngTTQT có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, nhưng trong báo cáo này chỉ tậptrung nghiên cứu ba phương thức thanh toán chính đó là: Chuyển tiền, nhờ thu, tíndụng chứng từ

Bố cục của báo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO.

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO.

Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian thực tập có hạn và khả năng của bản thân cònnhiều hạn chế, bài báo cáo thực tập này của em không tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để nội dung được hoàn thiện

và phong phú hơn

Trang 23

Chương 1:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP

SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO

SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt: SACOMBANK

Hội sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá;

Trang 24

 Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;

 Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng;

 Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, TTQT;

 Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác;

 Hoạt động bao thanh toán

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển:

Cho đến nay NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã trải qua 23 năm xây dựng vàphát triển với những bước thăng trầm Để đạt được những thành quả như ngày hômnay, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín cũng có lịch sử hình thành và phát triển như baongân hàng khác

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thành lập vào ngày21/12/1991, trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xãtín dụng: Tân bình – Thành Công – Lữ Gia, với số vốn điều liện ban đầu là 2.9 tỷđồng, với 1 hội sở và 3 chi nhánh giao dịch, hoạt động chủ yếu tại Tp.HCM, tình hìnhtài chính và nhân sự không thật sự mạnh mẽ

Sau gần 23 năm hoạt động và phát triển, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín đã trởthành NH TMCP hàng đầu Việt Nam, lần lượt thành lập các công ty liên doanh hoạtđộng trong lĩnh vực quản lý tài sản, chuyển tiền kiều hối, cho thuê tài chính, chứngkhoán, đầu tư và quản lý quỹ Ngân hàng đã thành lập chi nhánh tại Lào vàCampuchia

Sự kiện Sacombank chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoánTp.HCM ngày 12/07/2006 đã đánh dấu 1 bước phát triển quan trọng của thị trường tàichính Việt Nam Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam niêm yết cổ phiếu,với tổng mức vốn hóa thị trường gần 2 tỷ đô la Mỹ, Sacombank đã và đang mang lạithu nhập hấp dẫn cho cổ đông

Sacombank định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ViệtNam Ngân hàng đặt mục tiêu xây dựng nền tảng khách hàng vững chắc thông qua xâydựng niềm tin, uy tín và chất lượng phục vụ Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm tíndụng để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng

Mạng lưới hoạt động trải dài khắp đất nước đem đến khách hàng Sacombanknhững tiện ích ngân hàng tối ưu

Trang 25

Hành trình phát triển:

1991: Sacombank là một trong những NH TMCP đầu tiên được thành lập tại

Tp.HCM việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xãtín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia

1993: Là NH TMCP đầu tiên của Tp.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội,

phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội điTp.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trungtâm kinh tế lớn nhất nước

1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000

đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia gópvốn

1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank

trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân

và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế

2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp

10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần củaCông ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc WorldBank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005 Nhờ vào sự hợp tác này màSacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngânhàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lượcnước ngoài

2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác

tài sản Sacombank - SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩmdịch vụ tài chính trọn gói

2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản

lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanhgiữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốnđiều lệ)

2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty

Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển cácdịch vụ ngân hàng điện tử

Trang 26

2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ

nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Namhiện đại

2006: Là NH TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại

HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng Thành lập các công ty trực thuộcbao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS

2007: Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho

cộng đồng Hoa ngữ Phủ kín mạng lưới hoạt động tại các tỉnh, thành phố miền TâyNam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên

2008: Tháng 3, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center)

hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu

dự phòng Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ Tháng 12,

là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào

2009: Tháng 5, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ

phiếu vàng của Việt Nam Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịchchứng khoán Tp.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâmcủa các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tháng 06, khai trương chi nhánh tại PhnômPênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cựctrong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào

và Campuchia Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệthống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả cácđiểm giao dịch trong và ngoài nước

2011: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2011 với tốc độ

tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình táicấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ cácnguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2012 - 2020

2012: Ngày 03/03/2012, khai trương hoạt động Trung tâm Dịch vụ Quản lý tài

sản Sacombank Imperial nhằm cung cấp những giải pháp tài chính trọn gói phục vụđối tượng khách hàng là cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi và tài sản lớn nhằm đáp ứngnhu cầu quản lý và phát triển tài sản một cách có hiệu quả nhất Ngày 05/10/2012,Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước

Trang 27

chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt độngcủa Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương Ngày 20/12/2012,Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vìnhững thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-2011, góp phần vào sự nghiệp xâydựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng

12 năm 2012

2013: Ngày 03/02/2013, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu

VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) công bố Các cổ phiếu đượclựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do vàtính thanh khoản cao Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trongtổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổphiếu STB trên thị trường Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (corebanking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đadạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank Ngày10/12/2013, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiêntại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS)theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăngcường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đếncác khách hàng

Trang 28

1.1.3 Hệ thống tổ chức của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): 1.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

(Nguồn: Sacombank.com.vn)

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank.

Trang 29

1.1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và

định hướng lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành.Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một sốhội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập

Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ

thống Sacombank về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngành ngân hàng

và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Sacombank Qua đó, Ban kiểm toán nội

bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Banđiều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có

Ban điều hành: Ban điều hành gồm có Tổng Giám đốc có trách nhiệm điều hành

chung và có các Phó Tổng Giám đốc trợ giúp cho Tổng Giám đốc Ban điều hành cóchức năng cụ thể hoá chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra,bằng các kế hoạch, phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị về cácvấn đề chiến lược, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng

1.1.4 Các hoạt động chính của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín:

1.1.4.1 Họat động huy đông vốn:

Là hoạt động mang lại nguồn tiền chủ yếu giúp ngân hàng có cơ sở thực hiện cáchoạt động kinh doanh khác

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi

Vay vốn của NHNN và từ các Tổ chức tín dụng khác

Tiếp nhận nguồn vốn đầu tư phát triển từ Nhà nước hoặc tiếp nhận các nguồnvốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế như FMO, RDF II,SMEDF,

1.1.4.2 Họat động cho vay:

Đây là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, hoạt độngcho vay của Ngân hàng chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:

- Phân chia theo thời hạn cho vay, có 3 loại sản phấm cho vay bao gồm sản phẩmcho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Cho vay ngắn hạn (thời gian cho vay dưới 12tháng) Cho vay trung hạn (thời gian cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng) Cho vay dàihạn (thời gian cho vay lớn hơn 60 tháng)

Trang 30

- Phân chia theo hình thức cho vay, có 2 loại sản phấm cho vay bao gồm cho vaytheo món và cho vay theo hạn mức.

- Phân chia theo đối tượng cho vay, có 3 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay

cá nhân, cho vay doanh nghiệp và cho vay tập thể hay Hợp tác xã

1.1.4.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ:

Ngân hàng ngày càng chú trọng đến các loại hình hoạt động này vì các hoạt độngdịch vụ thường mang lại cho ngân hàng nguồn lợi lớn trong khi rủi ro ít Các hoạtđộng dịch vụ đã được Sacombank triển khai là:

 Dịch vụ TTQT dưới các hình thức mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, thu

hộ bằng D/P và D/A, chi hộ bằng T/T và M/T, tài trợ xuất khẩu…

 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc với các nghiệp vụ phái sinh liên quannhư swap, future, option,

 Dịch vụ chuyển tiền

 Một số hoạt động dịch vụ khác như: bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, cáchoạt động chi hộ, quản lý ngân quỹ, e-banking (SMS, SMA),

1.1.4.4 Hoạt động đầu tư - liên doanh:

Sacombank hiện đã đầu tư xây dựng một số công ty trực thuộc chuyên doanh một

số sản phẩm chủ yếu như:

 Công ty quản lý Nợ và khai thác tài sản – AMC

 Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBS

 Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal

 Công ty Kinh doanh Kiều hối Sài Gòn Thương Tín – Sacomrex

 Công ty Cho thuê Tài Chính Sài Gòn Thương Tín - Sacom Leasing

 Trung Tâm thẻ Sài Gòn Thương Tín

Ngoài ra Sacombank cỏn liên doanh thành lập công ty Liên doanh Quản lý Quỹđầu tư chứng khoán Việt Nam - VMF với tỷ lệ góp vốn là 51% Thời gian sắp tới,Sacombank dự kiến sẽ tiếp tục thành lập một số công ty liên doanh khác như công tyliên doanh vàng, công ty liên doanh thẻ, công ty liên doanh Bảo hiểm

1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2011- 2013:

Năm 2013, tình hình kinh tế chung vẫn tiếp tục rất khó khăn cho hoạt động củangành ngân hàng Với quyết tâm to lớn, Hội đồng quản trị đã thường xuyên tổ chứchọp giao ban hàng tuần với Ban điều hành để đưa ra những chỉ đạo kịp thời giúp Ban

Trang 31

điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh doanh Về phía Ban điều hành đã rất nổ lực trongviệc hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2013 của Sacombank, lợi nhuậntrước thuế đạt 101,3% so với kế hoạch đề ra Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Banđiều hành đã phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra giám sát hoạt động, Ban điềuhành đã cung cấp đầy đủ các thông tin báo cáo và dữ liệu liên quan để Ban Kiểm soátthực hiện nhiệm vụ

Những kết quả tích cực nói trên đã được thể hiện trên bảng Tổng kết tài sản củaSacombank năm 2013 theo đúng như quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt độngtheo luật các Tổ chức tín dụng năm 2011 và Thông tư 13/2011/TT-NHNN ngày20/05/2011, cụ thể như sau:

Tỷ lệ khả năng chi trả ngay trong mức 18,87% (quy định là >15%);

Tỷ lệ khả năng chi trả 1 tuần tiếp theo của VNĐ là 129,9% (quy định là

Trang 32

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2011- 2013.

Thuế TNDN hoãn lại - - 308,915 100%

Lợi nhuận sau thuế 1,798,560 2,033,185 987,404 -51.44%

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của Sacombank năm 2011, 2012,2013).Trong năm 2012, với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và môi trườnghoạt động kinh doanh nhiều rủi ro của ngành ngân hàng nói riêng, Sacombank đã chủđộng thực hiện chủ trương không chú trọng về các chỉ số tăng trưởng mà tập trungphát triển an toàn, hiệu quả Do đó, chỉ tiêu về tổng tài sản không biến động so vớinăm 2011 Bên cạnh đó, do thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn để phùhợp với diễn biến của thị trường nên tốc độ tăng trưởng cho vay của Sacombank trongnăm 2012 cũng ở mức không quá cao

Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ cho vay đạt 79.429 tỷ đồng, tăng 1.943 tỷ đồng,tương ứng tăng 2,51% so với đầu năm, chiếm 56,68% tổng tài sản Sang năm 2013, dùtình hình thị trường còn nhiều khó khăn do những biến động mạnh về lãi suất trongnăm nhưng hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn tiếp tục đạt được những kết quảkhá khả quan Tính đến ngày 31/12/2013 tổng tài sản của Sacombank đạt 151.282 tỷđồng, tăng 11.145 tỷ đồng, tương đương tăng 7,95% so với đầu năm Với việc tiếp tụcduy trì quan điểm kinh doanh an toàn - hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank đượcđiều hành tăng trưởng một cách chặt chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng củaNHNN Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí antoàn: Nguồn tiền huy động từ thị trường 1 tăng 24,29% so với cuối năm 2012, chiếm

tỷ trọng 75,93% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn

Trang 33

sàng đáp ứng các biến động của thị trường Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn vàcho vay cũng đạt được nhiều kết quả tăng trưởng tốt

ĐVT: Triệu đồng.(Nguồn: BP.TTQT Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo)

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ thể hiện một số chỉ tiêu hoạt động.

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng nguồn huy động toàn ngân hàng đạt 123.753 tỷđồng, tăng 10,98% so đầu năm Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt114.863 tỷ đồng tăng 24,29% so đầu năm, chiếm khoảng 4% thị phần Huy động bằngVND cũng đạt mức tăng trưởng cao so với đầu năm đồng thời vượt mức kế hoạch đã

đề ra Như vậy, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng đượccác tiêu chí hoạt động của Sacombank và theo đúng quan điểm điều hành tiền tệ củaNhà nước: tập trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài; tăng tỷtrọng tiền gởi VND tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của đồng bản tệ ngàycàng được củng cố Song song đó, hoạt động cho vay của Sacombank trong năm 2013cũng đạt được những kết quả rất khả quan Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thờiđiểm 31/12/2013 đạt 98.728 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng tài sản và tăng 24,3% sovới cùng kỳ Như vậy, tốc độ tăng trưởng này là cao gần 3 lần so với tốc độ tăng toànngành (khoảng 8,91%) Ngoài ra, thị phần cho vay của Sacombank đạt 3,17%, tăngnhẹ so với đầu năm (2,86%) Ngay từ đầu năm, với việc dự báo tình hình kinh tế nóichung và thị trường ngân hàng nói riêng còn nhiều khó khăn, Sacombank đã có những

nỗ lực cao trong phát triển hoạt động kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội thị trường, duytrì lãi suất biên tế ở mức hợp lý, tiết kiệm chi điều hành để nâng cao hiệu suất, mở

Trang 34

rộng thị phần theo đúng định hướng ổn định - bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất.Kết quả trong năm 2013, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 1.315 tỷ đồng, bằng38,7% kế hoạch năm 2013 Kết quả này mặc dù khá thấp so với kỳ vọng ban đầu,nhưng so với mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng cùng quy mô thì đây làcon số khả quan trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn Mặt khác, để đảmbảo an toàn hoạt động, ngân hàng đã trích đủ 100% các khoản dự phòng theo quyđịnh Đây cũng là nguyên nhân chính, có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanhtoàn ngân hàng

1.1.6 Cơ hội và thách thức của Sacombank:

1.1.6.1 Cơ hội:

Trong nỗ lực kiềm chế lạm phát của chính phủ, các giải pháp kiềm chế lạm phátđược triển khai đồng loạt và kiên quyết trong thời gian vừa qua đã có những kết quảkhả quan nhất định Tỷ lệ lạm phát có dấu hiệu chững lại và dự báo đến cuối năm 2014

tỷ lệ này vẫn ở mức một con số Các vấn đề về tỷ giá và thâm hụt thương mại cũngđược Chính phủ tập trung xử lý triệt để Bức tranh nền kinh tế Việt nam năm 2014được dự báo không quá khởi sắc nhưng có phần lành mạnh sẽ là điểm tựa cho sự pháttriển an toàn và bền vững của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như mởcửa thị trường tài chính, đã giúp cho các ngân hàng trong nước có cơ hội tiếp cận vớithị trường tài chính quốc tế, có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản trị, điềuhành, và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như kỹ năng kinh doanh, đặc biệt

là các hoạt động nghiệp vụ mà các ngân hàng trong nước có ít kinh nghiệm như:TTQT, kinh doanh ngoại hối, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử,quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro Ngoài ra, việc tăng vốn của ngân hàngcũng dễ dàng thực hiện hơn Và, quan trọng là ngân hàng có thể tiếp thu kiến thức,kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại bằng việc ký kết với các đối tác chiến lược

là các ngân hàng danh tiếng trên thế giới

Sự ổn định về chính trị – xã hội và đặc biệt là với khuôn khổ pháp lý về hoạtđộng ngân hàng ngày càng hoàn thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch hơn, là nềntảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành ngân hàng

1.1.6.2 Thách thức:

Trang 35

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu như hiện nay, tình hìnhkinh tế thế giới năm 2014 được dự báo là vẫn gặp nhiều khó khăn Việc này dẫn đếnnhững ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là xuấtkhẩu, và hệ quả là cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng

Quy trình quản trị của các ngân hàng thương mại chưa phù hợp với các nguyêntắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch còn thấp; việc cải thiện môi trường làm việc

và văn hóa kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức

Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của khu vực ngânhàng nói riêng còn rất thấp Đây là một thách thức lớn đối với ngân hàng trong việc tậndụng một cách có hiệu quả nhất luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày cànglớn

-CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO:

1.2.1 Giới thiệu Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo :

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hưng Đạo được thành lậptheo giấy phép số 309739 cấp ngày 04/12/1998 thay đổi lần thứ 03 ngày 21/12/2004

do Sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hưng Đạo đặt tại 99ANguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5, Tp.HCM, là một trong bốn đơn vị cơ sở đầu tiênhình thành nên NH TMCP Sài Gòn Thương Tín Cùng với sự thăng trầm củaSacombank, trải qua bao nhiêu khó khăn và thử thách, Chi nhánh Hưng Đạo ngày càng

ổn định, hoạt động hiệu quả, trở thành một trong những chi nhánh lớn mạnh hàng đầutrong toàn hệ thống Sacombank

Quận 5 là một trong các quận thuộc khu trung tâm Tp.HCM Ngân hàng có thuậnlợi rất lớn về địa điểm nằm trong khu vực có đa số dân cư sinh sống là người Hoa, tậptrung đông đúc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh diễn

ra sôi nổi, là nơi được xem là trung tâm hàng hóa của thành phố với nhiều chợ đầu mốilớn, do đó nhu cầu về vốn trên địa bàn này là rất lớn

Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh hiện nay:

 Phòng giao dịch tiềm năng Đồng Khánh

 Phòng giao dịch Lê Đại Hành

 Phòng giao dịch Nguyễn Thị Minh Khai

Trang 36

1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo: 1.2.2.1 Nhiệm vụ của Chi nhánh Hưng Đạo:

Hoạt động chính của chi nhánh là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo cáchình thức gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thácđầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung vàdài hạn; chiết khấu thương phiếu; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; thanhtoán quốc tế, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác

Thực hiện lưu chuyển tiền tệ giữa các thành phần kinh tế trong xã hội, thu hútnguồn vốn nhàn rỗi trong cư dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanhnghiệp tiếp cận với nguồn vốn cho vay, các sản phẩm tín dụng, dịch vụ của ngân hàng

để phục vụ tiêu dùng hay bổ sung nguồn vốn kinh doanh, sản xuất

Thông qua việc sử dụng các phương thức tín dụng, sản phẩm của ngân hàng đãgóp phần nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cóthể giải quyết được vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh Mặt khác do liên kết vớingân hàng nên doanh nghiệp còn được ngân hàng tài trợ về vốn và thông tin về nhucầu của khách hàng đối với hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp từ đó điều chỉnhhoạt động kinh doanh tốt hơn

1.2.2.2 Chức năng của Chi nhánh Hưng Đạo:

Theo quyết định số 372/2005/QĐ-HĐQT ngày 07/10/2005 của Hội đồng quản trịSacombank đã ban hành quy chế về chức năng hoạt động của chi nhánh như sau: thựchiện các nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợptheo quy định của NHNN và quy định về phạm vi hoạt động được phép của chi nhánh,các quy định, quy chế của ngân hàng liên quan đến từng nghiệp vụ

Trang 37

Tổ chức công tác hạch toán kế toán và an toàn kho quỹ theo quy định của NHNN

và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm soát

và thường xuyên thực hiện công tác tự kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh và

các đơn vị trực thuộc theo quy định và quy chế của ngân hàng

Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thương hiệu,

nghiên cứu và đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động

Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hướng kế hoạch phát

triển chung tại khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kì

Tổ chức công tác hành chính, quản trị nhân sự phục vụ cho hoạt động của đơn vị

Thực hiện công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc thân

thiện, phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của các bộ nhân viên toàn hệ thống

một cách tốt nhất

1.2.3 Hệ thống tổ chức của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

- Chi nhánh Hưng Đạo:

1.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Hưng Đạo.

PGĐ nội nghiệp

PGĐ QL các PGD

PGD Minh Khai

PGD Lê Đại Hành

PGD Lê Đại Hành

PGD.Đồng Khánh

PGD.Đồng Khánh

PGD Hồng Bàng PGD Hồng Bàng

Trang 38

1.2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

Ban giám đốc:

Giám đốc: thực hiện chức năng lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của ngân hàngtheo quy định của pháp luật và quyết định của hội đồng quản trị phê duyệt thực hiệnquyền quyết định mọi hoạt động của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc theo sự ủy quyền của giám đốc, lãnh đạohoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo sự phân công, giám sát tình hình hoạt động củacác phòng ban trực thuộc được phân công thực hiện đúng các quy chế đề ra

Phòng kinh doanh:

Khách hàng doanh nghiệp:

Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triến thị phần và chămsóc khách hàng hiện hữu Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đếncho vay, bảo lãnh Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương

án vay vốn, khả năng quản lỷ, tài sản đảm bảo của khách hàng Phân tích, thẩm định,

đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh Hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ

sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vaycủa ngân hàng đến khách hàng Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cốthế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố Lập chứngthư bảo lãnh đối với ghiệp vụ bảo lãnh nội địa Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuấtsau khi cho vay Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn Đề xuất các biệnpháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định củangân hàng Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đềxuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác

Khách hàng cá nhân:

Cũng giống như bộ phận tín dụng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng thứ ba được

bổ sung như sau: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả

nợ, tài sản đảm bảo, của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham giathực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên theoquy định của ngân hàng

Bộ phận TTQT:

Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến TTQT Kiểm tra vềmặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và

Trang 39

trong thực hiện các phương thức TTQT khác Lập thủ tục và thanh toán cho nướcngoài và nhận thanh toán từ nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng Thực hiện việcchuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài Quản lý và lưu trữ hồ sơ TTQT theo quyđịnh Xây dựng kế họach tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuấtcho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

Kinh doan tiền tệ: Thu nhận và tra đổi ngoại tệ với khách hàng Thực hiện các

nghiệp vụ như kiều hối, phát triển các nghiệp vụ thanh toán ngoại tệ cho ngân hàng,thu hút ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, đa dạng hóa các loại ngoại tệ, đa dạng hóacác hình thức giao dịch ngoại tệ

Bộ phận giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ

khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ

kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch;

thu đối ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế theo yêu cầu của khách hàng Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách Hướng dẫn và giới thiệu tư vấn tất cả các sản phẩm của Chi nhánh Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử

dụng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan Thu thập, tổnghợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của Chi nhánh

Phòng kế toán và hành chính: Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán

đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh Đảm nhận công tác thanh toán của chi

nhánh đối với nội bộ ngân hàng và với các ngân hàng khác Tổng hợp kế hoạch kinh

doanh tài chính toàn Chi nhánh Quản lý kho quỹ Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi Nhánh Thực hiện mua

sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phổi các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động

tại Chi nhánh Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã được duyệt Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự

hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh.Phối hợp với Phòng nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh Quản lýcác vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ phép, tạiChi nhánh Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nộiquy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn Chi nhánh

Trang 40

tệ của NHNN và Chính phủ Vì vậy, việc đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, bềnvững luôn là trách nhiệm hàng đầu mà các ngân hàng cần tập trung trong năm tới.Trong bối cảnh tình hình nền kinh tế thế giớ tuy có dấu hiệu hồi phụ nhưng chưa thật

sự vững chắc, đồng thời tồn tại một số vần đề nội tại mà nền kinh tế vẫn còn phải giảiquyết Trên cơ sở đánh giá các lợi thế so sánh của Sacombank, sự kỳ vọng của cổ đôngcùng các nhà đầu tư và ban điều hành, Sacombank đã đặt ra phương hướng nhiệm vụcủa ngân hàng trong năm 2014 tập trung vào các nội dung chủ yếu như: Phấn đấu tăngnăng lực tài chính và nâng cao quy mô tổng tài sản theo xu hướng phát triển vừa đảmbảo tính hiệu quả và vừa an toàn; tiếp tục hoàn thiện việc tái cấu trúc ngân hàng trong

đó ưu tiên việc tái cấu trúc cơ cấu sản phẩm dịch vụ hướng về đáp ứng các nhu cầu củakhách hàng làm nhiệm vụ hàng đầu trong năm 2014, để trên cơ sở đó tái cấu trúc thunhập theo hướng tăng nhanh thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng

40

Ngày đăng: 21/08/2014, 23:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Xuân Trình, Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB GD Khác
2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Báo cáo thường niên 2011-2013 Khác
3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín -Các quy trình, quy định về TTQT và tài trợ ngoại thương Khác
4. Nguyễn Thị Thu Thảo, Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, NXB Tài chính, 2009 5. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại, Học viện Ngân hàng, NXK Thống kê Khác
6. Tổng hợp doanh số TTQT 2011,2012, 2013 do Bp.TTQT cung cấp Khác
7. Trần Hoàng Ngân, Thanh toán quốc tế, NXB Kinh tế, TP Hồ Chí Minh, 2013 Khác
8. Website: Sacombank.com.vn 9. Và một số tài liệu khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank. - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Sacombank (Trang 16)
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2011- 2013. - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2011- 2013 (Trang 20)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức: (Trang 26)
Sơ đồ 2.1:  Sơ đồ tổ chức bộ phận TTQT (Nguồn: tại Chi nhánh Hưng Đạo). - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ phận TTQT (Nguồn: tại Chi nhánh Hưng Đạo) (Trang 30)
Sơ đồ 2.2 Các dịch vụ TTQT mà Sacombank đang cung cấp. - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Sơ đồ 2.2 Các dịch vụ TTQT mà Sacombank đang cung cấp (Trang 33)
Bảng 2.1 Chênh lệch doanh số từ 2011 – 2013. - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Bảng 2.1 Chênh lệch doanh số từ 2011 – 2013 (Trang 39)
Bảng 2.3 Tình hình thanh toán hàng XK từ 2011-2013. - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Bảng 2.3 Tình hình thanh toán hàng XK từ 2011-2013 (Trang 41)
Bảng 2.4  Phân tích doanh số theo đồng tiền thanh toán. - BCTT PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TỆ TẠI NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO
Bảng 2.4 Phân tích doanh số theo đồng tiền thanh toán (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w