Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc tế thì hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế tài chính. Với vai trò chủ lực thì hệ thống ngân hàng đã góp một phần đáng kể cho công cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của Ngân hàng. Trong các sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là là một mảng quan trọng, cung ứng nguồn vốn cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn. Bên cạnh đó, thị trường cá nhân là một thị trường đầy sôi động, có sự tham gia của hầu hết tất cả các ngân hàng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định đã ngày càng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thay đổi của thị trường, cho ra đời nhiều sản phẩm mới đa dạng, lãi suất hấp dẫn…giúp cho hoạt động tín dụng cá nhân khởi sắc, hiệu quả theo đúng mô hình ngân hàng bán lẻ. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình cũng như hiệu quả của hoạt động của nó, từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động tín dụng cá nhân cũng như khắc phục những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài “ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH” để làm báo cáo thực tập của mình.
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG - CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quãng thời gian gần 4 năm theo học tại Khoa Tài chính – Ngân hàngtrường Đại học Tôn Đức Thắng, môi trường học tập nghiêm túc và năng động em đãhọc tập và tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho mình Em vô cùng biết ơn tập thểgiảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức từ nềntảng đến chuyên môn để em có thể vận dụng tốt vào cuộc sống và công việc sau nàycủa mình
Hơn hai tháng thực tập trôi qua, nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Đỗ ThịThanh Nhàn - giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng em đã hoàn thành tốt bài báocáo, em xin gởi đến Cô lời cảm ơn sâu sắc và lòng kính trọng Đồng thời, Em chânthành cảm ơn toàn thể các cán bộ, nhân viên tại Ngân Hàng Phương Đông – ChiNhánh Gia Định các anh chị phòng Tín dụng cá nhân đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạomọi điều kiện cho em thực tập, được trải nghiệm các nghiệp vụ thực tế của hoạt độngngân hàng Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến anh Nguyễn Đình HảiCVKH đã trực tiếp hướng dẫn, giải thích những tình huống thực tế phát sinh tronghoạt động tín dụng và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn mới
Cuối cùng, Em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Tài chính – Ngân hàng trườngĐại học Tôn Đức Thắng, các anh chị trong Ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh GiaĐịnh dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác
Tuy nhiên với kiến thức, trình độ, khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm thực tếchưa nhiều, báo cáo thực tập chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và khuyếtđiểm Em rất mong được sự góp ý, bổ sung chỉnh sửa của giảng viên hướng dẫn Thạc
sĩ Đỗ Thị Thanh Nhàn và các anh chị tại ngân hàng Phương Đông – Chi nhánh GiaĐịnh để đề tài này hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Xác nhận của cơ quan thực tập
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 6
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 72013 25
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định
giai đoạn 2011-2013 27
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo sản phẩm tại chi nhánh Gia
Định giai đoạn 2011-2013 29
Bảng 2.5: Tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cơ cấu cổ đông của OCB tại thời điểm đầu năm 2013 2
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phương Đông 4
Hình 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB giai đoạn 2011-2013 9
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của OCB - Chi nhánh Gia Định 11
Hình 1.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 14
Hình 2.1: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 26
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình dư nợ tín dụng cá nhân phân theo thời hạn nợ tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 28
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 30
Hình 2.4: Biểu đồ tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 31
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm tại Gia Định giai đoạn 2011-2013 33
Hình 2.6: Biểu đồ tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013
35
Trang 9MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG 1
1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Phương Đông 1
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng 1
1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Phương Đông 4
1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 5
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Phương Đông giai đoạn 2011-2013 8
1.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Gia Định 10
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10
1.2.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Gia Định 11
1.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận 11
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 16
2.1 Giới thiệu phòng ban thực tập – Phòng tín dụng cá nhân 16
2.2 Quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Gia Định 16
2.2.1 Quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Gia Định 16
2.2.2 Diễn giải quy trình thực hiện 18
2.2.2.1. Thẩm định và phê duyệt tín dụng 18
2.2.2.2. Thỏa thuận và ký hợp đồng với khách hàng 19
2.2.2.3. Giải ngân, giám sát hoạt động khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi 20
2.2.3 Nhận xét về quy trình tín dụng tại chi nhánh Gia Định 21
2.3 Các sản phẩm tín dụng cá nhân chủ yếu tại OCB – chi nhánh Gia Định 22
2.3.1 Vay xây/sửa nhà, mua bất động sản 22
2.3.2 Vay mua xe ô tô 22
2.3.3 Vay tiêu dùng thế chấp bất động sản 22
2.3.4 Vay thấu chi có tài sản đảm bảo- F1 23
2.3.5 Vay thấu chi không có tài sản đảm bảo- F2 23
2.3.6 Thẻ tín dụng OCB MasterCard 23
Trang 102.3.7 So sánh một số sản phẩm tín dụng cá nhân tại OCB – chi nhánh Gia Định và
VPBank 24
2.4 Thực trạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Đinh giai đoạn 2011 - 2013 25
2.4.1 Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh Gia Đinh giai đoạn 2011-2013 25
2.4.2 Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 27
2.4.2.1 Dư nợ phân theo thời hạn nợ 27
2.4.2.2 Dư nợ phân theo sản phẩm vay 29
2.4.3 Tình hình thu nợ tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 30
2.4.3.1 Tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay 30
2.4.3.2 Tình hình thu nợ tín dụng cá nhân theo sản phẩm 32
2.4.4 Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013 33
2.5 Thuận lợi và khó khăn của hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh Gia Định giai đoạn 2011 - 2013 36
2.5.1 Thuận lợi 36
2.5.2 Khó khăn 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH 40 3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định trong thời gian tới 40
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi Nhánh Gia Đinh 41
3.2.1 Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng nhằm mở rộng khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng 41
3.2.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng cá nhân 42
3.2.3 Gắn tăng trưởng tín dụng cá nhân đi đôi với nâng cao chất lượng 42
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra sau vay, theo dõi đôn đốc thu hồi và xử lý nợ quá hạn 42
3.2.5 Đẩy mạnh công tác Marketing, xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn 43
3.2.6 Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị nhằm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 44
3.2.7 Nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng 44
3.2.8 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 45
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc tếthì hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế -tài chính Với vai trò chủ lực thì hệ thống ngân hàng đã góp một phần đáng kể chocông cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóađất nước Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì hoạt động tín dụng là một hoạt độngquan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của Ngân hàng Trong các sảnphẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là là một mảng quan trọng,cung ứng nguồn vốn cho các cá nhân có nhu cầu vay vốn Bên cạnh đó, thị trường cánhân là một thị trường đầy sôi động, có sự tham gia của hầu hết tất cả các ngân hàng.Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánhGia Định đã ngày càng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân cùng với sự điềuchỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thay đổi của thị trường, cho ra đờinhiều sản phẩm mới đa dạng, lãi suất hấp dẫn…giúp cho hoạt động tín dụng cá nhânkhởi sắc, hiệu quả theo đúng mô hình ngân hàng bán lẻ
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân sẽ giúp chúng ta thấy được tìnhhình cũng như hiệu quả của hoạt động của nó, từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp
để thúc đẩy hoạt động tín dụng cá nhân cũng như khắc phục những khó khăn mà đơn
vị đang gặp phải Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài “ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH” để làm báo cáo thực tập của mình
Kết cấu bài báo cáo thực tập được trình bày như sau:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP PhươngĐông – Chi nhánh Gia Định
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG
1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Phương Đông
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng
- Hội sở chính: Số 45 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (08) 38 220 960 Fax: (08) 38 220 963
- Giấy phép hoạt động: Số 0061-NH/GP ngày 13/04/1996 do NHNN cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP
Hồ Chí Minh cấp
- OCB được thành lập vào ngày 10/06/1996 với số vốn ban đầu là 70 tỷ đồng, trảiqua 17 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của OCB 3.140 tỷ đồng (tính đến hết năm2013)
Các Cổ Đông Chính:
- OCB có cổ đông chiến lược là ngân hàng BNP Paribas (Pháp) hiện đang nắm giữvới 20% vốn điều lệ ngân hàng
- Cổ Đông lớn thứ hai là ông Chủ tịch hội đồng quản trị Trịnh Văn Tuấn nắm giữ18.64% vốn điều lệ
- Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX) nắm giữ 6,87%, Ngân HàngVietComBank nắm giữ 5,06%, ông Phan Trung thành viên của Hội Đồng Quản Trịnắm giữ 3,53% vốn điều lệ của ngân hàng
Trang 13Hình 1.1: Cơ cấu cổ đông của OCB tại thời điểm đầu năm 2013
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
OCB là một Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và hoạt động theoGiấy phép số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
và Quyết định thành lập số 1114/GP-UB ngày 08/05/1996 do Ủy ban nhân dân TP HồChí Minh cấp, với vốn điều lệ ban đầu là 70 tỷ đồng
OCB chính thức khai trương hoạt động từ ngày 10/06/1996, Hội sở chính đặt tại
số 45 đường Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Ngày 07/02/2002, OCB được phépthanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối theo Giấy phép số 149/NHNN-CNH doNgân hàng Nhà Nước cấp
Sau hơn 13 năm hoạt động, đến cuối năm 2008 tổng tài sản của OCB đạt mức10.095 tỷ đồng, vốn điều lệ đã tăng lên 1.474 tỷ đồng
Bắt đầu từ năm 2002, hoạt động của OCB phát triển với tốc độ khá nhanh và bềnvững, sự tăng trưởng này đã làm cho lợi nhuận của OCB và cổ tức cho cổ đông khôngngừng tăng lên trong những năm gần đây
Khi mới thành lập, OCB chỉ có Hội sở đặt Quận 1, TP Hồ Chí Minh Việc pháttriển mạng lưới được thực hiện từ năm 2001 với sự khai trương Chi nhánh Bến Thành
Trang 14và Phòng Giao dịch Hàm Nghi tại TP Hồ Chí Minh và từ năm 2003 OCB bắt đầu mởrộng hoạt động ra Thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành khác
Đến tháng 12/2008, mạng lưới giao dịch của OCB gồm 69 địa điểm giao dịchhiện diện tại các tỉnh thành trọng điểm trong cả nước: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, ĐàNẵng, Khánh Hòa, Đaklak, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng,Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp
Mạng lưới hoạt động được mở rộng đã góp phần quan trọng trong việc tăngtrưởng quy mô hoạt động, quảng bá thương hiệu OCB đến khách hàng trong cả nước
và quan trọng hơn là uy tín của OCB ngày càng được nâng cao
Để tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của mình thời gian tới trongđiều kiện hội nhập kinh tế thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hiện nay OCBđang tập trung sức vào việc tái cấu trúc bộ máy, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng vànhất là OCB đã ký thoả thuận liên minh chiến lược với Ngân hàng BNP Paribas nhằmtăng cường khả năng cạnh tranh và thực hiện việc quản trị ngân hàng theo thông lệquốc tế
Trang 151.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phương Đông
(Nguồn: http://www.ocb.com.vn)
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phương Đông
Trang 161.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS phù hợp với cácđiều kiện và tiêu chuẩn quy định của pháp luật
- Thông qua phương án thay đổi mức vốn điều lệ, quyết định loại cổ phần và tổng
số cổ phần từng loại được quyền chào bán
- Quyết định thành lập công ty trực thuộc
- Quyết định tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản ngân hàng
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Hội đồng quản trị (HĐQT)
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanhhàng năm của Ngân hang
- Phê duyệt và rà soát định kỳ chiến lược rủi ro về tín dụng, chiến lược tổng thể và
kế hoạch dài hạn cho hoạt động của ngân hàng
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của ngân hang
- Quyết định mua lại cổ phần của Ngân hàng theo quy định tại điều lệ
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ
- Xét duyệt tín dụng theo ủy quyền phán xét của HĐQT
- Các trường hợp giá trị các khoản tín dụng vượt quá mức phán quyết của TGĐ sẽđược trình lên hội đồng tín dụng xét duyệt
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác ủy quyền của HĐQT và theo quy định của phápluật
Ban kiểm soát
Trang 17- Giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng trongquản trị, điều hành Ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ĐHĐCĐ trongviệc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, tính trung thực và mức độ cẩntrọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,thống kê và lập báo cáo tài chính
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáutháng của ngân hàng; báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT lên ĐHĐCĐ tạicuộc họp thường niên
- Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của ngân hàng, các công việc quản lý,điều hành hoạt động của ngân hàng bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theoquyết định của ĐHĐCĐ
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của ngânhàng
ALCO (Ủy ban quản lý tài sản nợ - tài sản có)
- Nhiệm vụ chính của ALCO là xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản
nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thờigian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãisuất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất; và phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh
Khối khách hàng doanh nghiệp
Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch ngânsách trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, phân tích thị trường, lựa chọn thịtrường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, xây dựng chính sách khách hàng, chương trìnhtiếp thị để mở rộng kênh khách hàng và hoạt động kinh doanh
- Chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ vớikhách hàng, chịu trách nhiệm tiếp thị, hỗ trợ và bán các sản phẩm cho khách hàngdoanh nghiệp
- Trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá tài sản đảm bảo
nợ vay của các khách hàng doanh nghiệp quan hệ trực tiếp tại hội sở theo đúng quyđịnh, quy trình của OCB
Trang 18- Đầu mối để tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính, thương mại
và cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp
- Thiết lập các mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu
- Thực hiện các thủ tục pháp lý (công chứng tài sản đảm bảo, đăng ký giao dịchđảm bảo,…)
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năngnhiệm vụ của phòng
Khối khách hàng cá nhân
Phòng Marketing
Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban Điều Hành trong chỉ đạo điều hành và định hướng hoạtđộng Marketing sản phẩm cá nhân của OCB một cách có hiệu quả
- Chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường
- Xây dựng kế hoạch về hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân trong hệ thốngOCB
Nhiệm vụ:
- Xây dựng chính sách, kế hoạch Marketing trung hạn, hằng năm, đề xuất cácchương trình tổng thể; xây dựng kế hoạch Marketing với từng sản phẩm cá nhân cụ thểhoặc nhóm sản phẩm
Trang 19- Tổ chức nghiên cứu thị trường, phân tích và dự báo xu hướng phát triển của thịtrường đối với các sản phẩm cá nhân, phân tích đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triểncủa sản phẩm cá nhân trong nước, khu vực và quốc tế,…
- Đầu mối nghiên cứu nhu cầu của thị trường với từng sản phẩm cá nhân nhất định
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năngnhiệm vụ của phòng
Phòng phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân
Chức năng:
- Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc chỉ đạo điều hành, nghiên cứu, rà soátphát triển, quản lý các sản phẩm, dịch vụ của OCB dành cho khách hàng cá nhân (trừsản phẩm thẻ và các sản phẩm thuộc kênh phân phối ngân hàng hiện đại) và thúc đẩyviệc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cá nhân của OCB một cách có hiệu quả, đúng kếhoạch và trên cơ sở phát triển bền vững
Nhiệm vụ:
- Kiểm tra, theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ các Chi nhánh trong việc thựchiện kế hoạch kinh doanh và bán các sản phẩm tới khách hàng
- Đánh giá hiệu quả các sản phẩm mà OCB đang cung cấp cho khách hàng Quản
lý khả năng sinh lời từ sản phẩm do mình phụ trách
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều Hành giao hoặc thuộc chức năngnhiệm vụ của phòng
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông giai đoạn 2011-2013
Bảng1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phương Đông giai
đoạn 2011-2013
( đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức tăng Tốc độ tăng (%) 2012/
2011 2013/ 2012 2012/ 2011 2013/ 2012 Vốn chủ sở
Trang 20Tổng tài sản 25,424 27,424 32,795 2000 5,371 7.9 19.6
Lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất của OCB giai đoạn 2011-2013)
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hình 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của OCB giai đoạn 2011-2013
Nhìn vào bảng số liệu kết hợp với biểu đồ trên chúng ta thấy được các khoảnmục như tổng tài sản, doanh thu và vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều tăng tuy nhiênlợi nhuận ròng lại có sự biến động không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013 Cụ thể:
Tổng tài sản năm 2012 là 27,424 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ đồng so với năm 2011tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.9% Năm 2013, tổng tài sản đạt 32,795 tỷ đồng, tăngmạnh 5,372 tỷ đồng so với năm 2012 Nguyên nhân làm cho tổng tài sản tăng là dotiền mặt và các khoản tiền gởi, tiền cho các tổ chức tín dụng khác vay đều tăng mạnh.Trong năm, ngân hàng đã dùng nguồn vốn của mình để đầu tư và cho khách hàng vay
Doanh thu năm 2012 là 1,066 tỷ đồng, tăng 162 tỷ đồng so với năm 2011, tươngứng với tỷ lệ tăng là 17.9% Bước sang năm 2013, doanh thu tiếp tục tăng lên 1,229 tỷđồng, tăng 163 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.53% Nguyênnhân doanh thu tăng là do trong năm 2012, 2013 hiệu quả tín dụng của ngân hàngngày được nâng cao
Trang 21 Lợi nhuận năm 2012 đạt 230 tỷ đồng, giảm 73 tỷ đồng so với năm 2011 Đây cóthể xem là mức giảm đáng kể, tương ứng với 24.1% Bước sang năm 2013, lợi nhuậnròng đạt 241 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2012 Nguyên nhân dẫn đến sự sụtgiảm trên là do tình hình kinh tế bất ổn và lãi suất có nhiều biến động, doanh thu tuytăng nhưng chi phí sử dụng vốn cùng các loại chi phí khác đều tăng Trong giai đoạnnày, lãi suất huy động vốn càng ngày càng giảm từ mức 14%/năm xuống còn 7%/năm
kỳ hạn 12 tháng Cho thấy được ngân hàng phải huy động với lãi suất cao trước đó,nhưng lại cho vay với lãi suất điều chỉnh sau này Do đó, tuy doanh thu có tăng nhưngchi phí sử dụng vốn lại cao nên lợi nhuận ròng có sự biến động không ổn định tronggiai đoạn này
1.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Gia Định
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi Nhánh Gia Định tiền thân là Chi Nhánh
Gò Vấp (Khai trương ngày 26/5/2003), ra đời theo quyết định số 56/2006/QĐ-NHPĐngày 01/08/2006 của HĐQT OCB về việc thay đổi địa điểm và tên gọi Chi Nhánh GòVấp Theo quyết định này thì việc thay đổi tên và địa điểm giao dịch của Ngân HàngPhương Đông – Chi Nhánh Gò Vấp cụ thể như sau:
Tên cũ: Ngân Hàng Phương Đông – Chi nhánh Gò Vấp
Địa điểm: 663 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Tên mới: Ngân Hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định
Địa điểm: Tầng Trệt, tòa nhà Gilimex số 24C đường Phan Đăng Lưu, Phường 6,Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Hiện nay chi nhánh Gia Định có 03 phòng giao dịch và 01 phòng quỹ tiết kiệm:Phòng giao dịch Gò Vấp: 664 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM.Phòng giao dịch Xóm Mới: 695 Lê Đức Thọ, Quận Gò Vấp, TP HCM
Phòng giao dịch Duy Tân: 17 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP HCM
Quỹ tiết kiệm Trường Chinh: 71 Trường Chinh, Phường Tân Thới Nhất, Quận
12, TP HCM
Từ khi thành lập chi nhánh cho đến nay hoạt động của chi nhánh tương đối thuậnlợi, chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô và mạng lưới hoạt động, luôn hoàn thành
Trang 22mục tiêu của hội sở đề ra và nhận được bằng khen hoàn thành vượt kế hoạch trongnhiều năm liền.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Phương Đông - chi nhánh Gia Định
Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của OCB - Chi nhánh Gia Định
1.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận
Giám đốc chi nhánh
- Quản lý, kiểm soát, phê duyệt những khoản vay trong phạm vi được ủy quyềntheo quy định cho vay của ngân hàng nhà nước và OCB
- Kiểm soát các chứng từ, giao dịch chính xác kịp thời và đầy đủ Kiểm tra kiểmsoát séc trắng, sổ tiết kiệm trắng tại phòng
- Cập nhật biểu lãi suất, tham gia quản lý kho tiền, tư vấn cho khách hàng
- Duy trì các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống OCB để tìmhiểu nhu cầu của khách hàng, mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng caochất lượng phục vụ khách hàng
Trang 23 Phòng hành chính
- Kiểm soát, đánh giá tác phong làm việc của nhân viên như: nghỉ phép, tổ chứcsinh hoạt, vui chơi giải trí cho các cán bộ công nhân viên
- Kiểm tra, xem xét cung cấp các đồ dùng vật dụng văn phòng cho các phòng ban
- Tham mưu kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác tổ chức – cán bộ;văn thư – lưu trữ, hành chính – quản trị, bảo đảm an toàn, trật tự trong chi nhánh; phục
vụ công tác đối ngoại và các hoạt động chuyên môn của chi nhánh
- Tham mưu kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ: hạch toán kế toán theo các nghiệp vụ phát sinh vàtheo các báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính kế toánban hành Ngoài ra, bộ phận kế toán còn kiểm tra các chứng từ thanh toán của phòngtại phòng giao dịch, cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanhkhoản của phòng giao dịch
Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ: thực hiện nhập xuất tiền, bảo quản vận chuyểntiền, đảm bảo định mức tồn quỹ VNĐ, ngoại tệ, ngân phiếu và séc
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn, sử dụng hợp
lý các sản phẩm, dịch vụ của OCB, đàm phán với khách hàng về các điều kiện liênquan đến quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ (nếu cần)
- Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng về tất cả các sản phẩm, dịch vụ của OCB, đềxuất cấp có thẩm quyền quyết định việc đáp ứng nhu cầu khách hàng theo quy trình,quy định
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng theo quyđịnh và chính sách của OCB
Trang 24- Phân tích toàn diện các hồ sơ, đề xuất tín dụng/đề xuất đầu tư của khách hàng, ràsoát, đánh giá rủi ro tín dụng/đầu tư một cách độc lập Lập báo cáo thẩm định rủi ro vàtrình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phân tích, đánh giá, đo lường, kiểm soát rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lí vàthực hiện báo cáo
- Thực hiện hồ sơ tiến hành giải ngân cho các khoản tín dụng đã được phê duyệt,đồng thời theo dõi hoạt động của khách hàng đôn đốc thu hồi nợ
Phòng hỗ trợ tín dụng
Có nhiệm vụ duyệt giải ngân trên hệ thống T24 và phối hợp với phòng dịch vụkhách hàng thực hiện giải ngân trên cơ sở khế ước nhận nợ, đồng thời theo dõi ghinhận việc giải ngân và thu nợ ở trang sau khế ước nhận nợ ngay sau khi phát hành.Trường hợp tài sản đảm bảo được hình thành từ khoản vay, thì cán bộ hỗ trợ tín dụngtheo dõi, đôn đốc cán bộ quản lý khách hàng hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay theoquy trình thực hiện đảm bảo tiền vay của OCB
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn
2011-2013 đơn vị tính: (triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Mức tăng Tốc độ tăng (%) 2012/
2011 2013/ 2012 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng tài sản 354,623 372,794 389,137 18,170 16,343 5.12 4.38
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn 2011-2013)
Tình hình kinh tế trong nước năm 2011 đối mặt với một loạt những khó khăn vàthách thức như lạm phát tăng trở lại, kinh tế vĩ mô nhiều bất ổn nhưng Chi Nhánh Gia
Trang 25nhánh đạt 88,878 triệu đồng, lợi nhuận ròng đạt 16,734 triệu đồng Bước sang năm
2012, nền kinh tế vẫn chưa khởi sắc hơn khi tiếp tục bị ảnh hưởng của khủng hoảng tàichính và nợ công ở Châu Âu nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫngiữ vững được cho thấy bằng việc tổng doanh thu của chi nhánh tăng 4,554 triệu đồng,tương ứng với tăng 5.12%, lợi nhuận ròng tăng nhẹ 137 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệtăng là 0.82%
Với chiến lược phát triển mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng, doanh thu của chinhánh năm 2013 đã tăng lên 4.38% so với năm 2012 Lợi nhuận ròng trong năm 2013tăng 601 triệu đồng tương ứng với tăng 3.56% so với năm 2012 Và tổng tài sản củangân hàng liên tục gia tăng Năm 2011, chi nhánh quản lý tổng tài sản là 354,623 triệuđồng, đến năm 2012 tổng tài sản tăng lên là 372,794 triệu đồng, năm 2013 là 389,137triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0
Hình 1.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh Chi Nhánh Gia Định giai đoạn
2011-2013
Trang 26KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trải qua hơn 17 năm hoạt động và phát triển, hiện nay OCB là một trong nhữngngân hàng đang phát triển tại Việt Nam, đạt được nhiều danh hiệu do các tổ chức uytín trao tặng Với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược là ngân hàng BNP Paribas (Pháp),OCB hiện đang cung cấp các sản phẩm tài chính toàn diện cho các cá nhân, tổ chứckinh tế cũng như khách nước ngoài trên toàn quốc Trong những năm qua, mặc dù gặprất nhiều khó khăn nhưng OCB luôn xác định cho mình một chiến lược phát triển phùhợp, với sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ quản lý tài năng, có bề dày kinh nghiệm tàichính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia, OCB cam kết mang đến lợi ích cao nhất chokhách hàng, cán bộ nhân viên, cổ đông
Chi nhánh Gia Định được thành lập cách đây hơn 7 năm và là một trong nhữngchi nhánh có hoạt động kinh doanh tốt nhất của OCB Nhờ những điều kiện thuận lợitrên mà trong những năm vừa qua chi nhánh luôn đạt được những thành tựu đáng ghinhận Mặc dù những năm qua do khó khăn chung của tình hình kinh tế nhưng doanhthu và lợi nhuận đều tăng Lợi nhuận đạt được đến từ các hoạt động tín dụng, thu phídịch vụ và kinh doanh ngoại hối Chương 2 sẽ trình bày rõ hơn về hoạt động kinhdoanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng tại chi nhánh GiaĐịnh
Trang 272 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CHI NHÁNH GIA ĐỊNH
2.1 Giới thiệu phòng ban thực tập – Phòng tín dụng cá nhân.
Phòng tín dụng cá nhân (phòng kinh doanh) trực thuộc chi nhánh Gia Định, làmột trong những bộ phận quan trọng đóng góp trực tiếp vào kết quả kinh doanh củachi nhánh Từ ngày mới thành lập, phòng kinh doanh phục vụ tất cả các khách hàng cánhân và doanh nghiệp, thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cho vay đốivới các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, sau đề án tái cấu trúc của toàn bộ hệthống OCB thì hiện tại phòng kinh doanh – Chi nhánh Gia Định chỉ phục vụ kháchhàng cá nhân, các hồ sơ doanh nghiệp được chuyển lên chi nhánh để quản lý và hỗ trợ.Hiện nay, Phòng tín dụng cá nhân – Chi nhánh Gia Định gồm bốn (04) CVKHchuyên phụ trách mảng kinh doanh bán lẻ Các CVKH tại phòng đều là những ngườicòn rất trẻ, năng động, nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao Công việc hàngngày tại phòng là tìm kiếm khách hàng, tiếp thị, tư vấn khách hàng sử dụng sản phẩm
dịch vụ tại ngân hàng, xử lý hồ sơ và báo cáo kết quả tổng hợp cho GĐ chi nhánh Tùy
thuộc vào từng thời điểm cũng như chiến lược phát triển của GĐ chi nhánh cũng nhưOCB, CVKH lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, dài hạn và báo cáo kết quả đạtđược cho GĐ chi nhánh, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp
Bên cạnh sự phấn đấu để tăng trưởng trong kinh doanh, các nhân viên tại Phòngcòn tham gia tích cực trong các hoạt động phong trào do OCB tổ chức nhằm nâng caonghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng tinh thần tập thể, hỗ trợ nhau trong công việc
2.2 Quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Gia Định
2.2.1 Quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Phương Đông - Chi nhánh Gia Định
Trang 281.1 Tiếp nhận HS
1.2 Lập BC thẩm định
1.4 TĐ và phê duyệt 1.3 Kiểm soát Phối hợp ĐGiá TS
3.4 Hạch toán, duyệt và giải ngân
3.5 Chuyển tiền GN cho KH 3.6 KT sử dụng vốn, theo dõi HĐKD
3.7 Đôn đốc thu hồi gốc & lãi
TT Kiểm soát & hỗ trợ TD
P Kế toán
& ngân quỹ
K thẩm định
Trang 292.2.2 Diễn giải quy trình thực hiện
2.2.2.1 Thẩm định và phê duyệt tín dụng
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của khách hàng: CVKH tiếp nhận nhu cầu của kháchhàng, thu thập hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập các hồ sơ cần thiết theo quy địnhcủa ngân hàng OCB
- Hồ sơ khách hàng cá nhân bao gồm:
Hồ sơ khách hàng: CMND/ Hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn ( giấychứng nhận độc thân)…
Hồ sơ phương án vay: hợp đồng mua bán, hợp đồng đặt cọc, bảng báo giá, bảng
dự toán…
Hồ sơ nguồn thu: hợp đồng lao động, sao kê tài khoản, giấy xác nhận lương,quyết định bổ nhiệm, nâng lương, hợp đồng cho thuê…
Hồ sơ tài sản đảm bảo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai nộp thuế
Hồ sơ vay: Đơn xin vay vốn (theo mẫu ngân hàng)
- Thẩm định tín dụng: CVKH căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp, thu thập cácthông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với kháchhàng Thẩm định tín dụng bao gồm:
Thẩm định khách hàng vay vốn: Tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lựckinh doanh…
Thẩm định phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợcủa khách hàng
Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng
- Trong quá trình thu thập hồ sơ và thẩm định, CVKH nhận thấy khách hàngkhông cung cấp đủ những hồ sơ ngân hàng yêu cầu hoặc nhu cầu, năng lực của kháchhàng không phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng thì tiến hành từ chối cấptín dụng
- Việc thẩm định của CVKH phải được thể hiện bằng báo cáo thẩm định độc lập.Sau khi lập xong báo cáo thẩm định độc lập, CVKH chuyển báo cáo thẩm định kèm hồ
sơ vay vốn lên lãnh đạo phòng kinh doanh thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tíndụng
- Sau khi lãnh đạo phòng kinh doanh kiểm soát lại nội dung thẩm định tín dụng vàđồng ý với ý kiến phân tích của CVKH, CVKH tiến hành trình hồ sơ khoản vay lên