Vì vậy, thị trường nước giải khát ViệtNam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệplớn trong nước và các công ti đa quốc gia.. Trong số đó, ngườ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong nền kinh tế hiện đại, Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng đối vớitất cả doanh nghiệp trên toàn cầu Các hoạt động Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng và kích thích hệ thống bán hàng phát triển, là cầu nối giữa doanh nghiệp vàngười tiêu dùng Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước giải khát đóng chai làmột thức uống không thể thiếu của người dân Việt Vì vậy, thị trường nước giải khát ViệtNam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệplớn trong nước và các công ti đa quốc gia Trong số đó, người tiêu dùng biết đến Công tiTrách nhiệm Hữu hạn PEPSICO Việt Nam, với các sản phẩm nước giải khát mangthương hiệu PEPSI, tiêu biểu là sản phẩm Pepsi-Cola là một doanh nghiệp có tiếng tămtrên thị trường Nhắc đến thương hiệu Pepsi, người ta thường nghĩ đến tinh thần trẻ trungsôi động Mặc dù Công ti Pepsi đã có lịch sử hơn một thế kỷ, nhưng tinh thần trẻ đó vẫnthấm sâu trong toàn Công ti, từ màu xanh tươi trẻ của logo, từ câu slogan nổi tiếng mộtthời “sự lựa chọn của thế hệ mới” đến những sản phẩm thiết kế bắt mắt, thời trang chogiới trẻ, những chiến dịch quảng cáo trẻ trung sôi động, những đại sứ nhãn hiệu trẻ, nổitiếng và những chiến lược kinh doanh xông xáo của đội ngũ các nhà quản lý trẻ xuất sắccủa Pepsi…
Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của công ti là những hoạt độngMarketing chuyên nghiệp và logic Các hãng nước giải khát ra đời ngày càng nhiều cũngchính là nguyên nhân nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường giải khát và đẩy mạnh hoạtđộng Marketing
Trang 2Sau khi tìm hiểu về những hoạt động cũng như chiến lược và mô hình Marketing củaPEPSICO Việt Nam, nhận thấy được sự cần thiết và hiệu quả của hoạt động Marketing tạiđây, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Chiến lược Marketing của thương hiệu nước giảikhát Pepsi-Cola tại thị trường Việt Nam” để nghiên cứu.
II MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Biết dùng hệ thống lý luận Marketing dịch vụ làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoạtđộng Marketing cho sản phẩm Pepsi-Cola của PEPSICO Việt Nam
- Nghiên cứu mô hình và đánh giá thực trạng Marketing tại công ti giải khátPEPSICO Việt Nam
- Phát hiện một số giải pháp Marketing góp phần nâng cao hình ảnh cũng như sốlượng bán sản phẩm cho PEPSICO Việt Nam
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Do còn một số giới hạn về tài liệu nên việc nghiên cứu chỉ xoay quanh vấn đề nghiên cứu
mô hình Marketing của công ti PEPSICO (với sản phẩm Pepsi-Cola) tại Việt Nam và một
số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động Marketing của công ti
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Phương pháp kết hợp lý thuyết và thực tế
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh
Trang 3- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, đánh giá.
Trang 4NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần 1: PHÂN TÍCH 5C
I. CLIMATE – MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường kinh doanh bao gồm những yếu tố phức tạp, không lệ thuộc và không bị Pepsichi phối Sau khi phân tích những môi trường này, nhóm chúng tôi sẽ mang đến một cáinhìn tổng quát về việc sản phẩm Pepsi-Cola của hãng PepsiCo Việt Nam chịu tác động từmôi trường bên ngoài như thế nào
1 Môi trường chính trị
1.1 Sự ổn định về mặt chính trị, pháp luật Việt Nam
Bằng việc tích lũy và bổ sung thêm các luật quốc tế: Luật chống độc quyền, quyền sở hữutrí tuệ, bằng phát minh sáng chế…pháp luật Việt Nam dần hoàn thiện tạo sự cạnh tranhlành mạnh giữa các công ti trong và ngoài nước
Hiện nay, vị thế của người tiêu dùng Việt lại ngày một tăng do sự phát triển mạnh mẽ củacác nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
1.2 Các chính sách hỗ trợ
Nhà nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, việc khuyến khích đầu tư là hết sức cần thiết nhờvào các chính sách ưu đãi: thuế, đất đai, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ…
Trang 5Các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư của Nhà nước tạo ra những cơ hội cũng nhưthách thức cho PepsiCo và các doanh nghiệp nói chung phát triển:
Mở rộng quy mô sản xuất ra Toàn quốc
nhờ vào việc vay vốn từ các ngân hàng Nhà
nước
Sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn công
ti khác
Thông qua các dịch vụ, các kênh quảng cáo
để mang sản phẩm của mình gần đến công
chúng
Cần phải đảm bảo nhu cầu an toàn thựcphẩm từ người tiêu dùng, quảng cáo trungthực, có văn hóa trong hoàn cảnh vị thế
người tiêu dùng được nâng cao
2 Môi trường xã hội và nhân khẩu học
2.1 Dân số Việt Nam
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới với mức độgia tăng bình quân mỗi năm 947 nghìn người.Việt Nam có 54 dân tộc và chủ yếu là ngườidân tộc Kinh Người dân phân bố trên khắp các miền Tổ quốc và tập trung ở 2 khu côngnghiệp trọng điểm là Thủ Đô Hà Nội và TP HCM
Việc xác định sự phân bố dân cư có tác động mạnh mẽ đến các chiến lược Marketing củatập đoàn PEPSI về thị trường mục tiêu tại Việt Nam
2.2 Kết cấu dân số
Trang 6Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổilao động cao xấp xỉ hai lần nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc.
Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, khả năng tiếp thu KH - KT tốt, năng động,thích ứng với nền kinh tế thị trường, có lao động dự trữ, đảm bảo lao động cho an ninhquốc phòng
Khó khăn: Gây sức ép lên vấn đề việc làm, tỉ lệ thất nghiệp cao
Nảy sinh tình trạng xuất khẩu lao động và chảy máu chất xám
Nhiệm vụ khó khăn cho Pepsi là tuyển chọn những lao động lành nghề, có năng lực từ lựclượng lao động đông đảo đó
2.3 Chính sách dân số
Năm 2011, ngành Dân số chủ động duy trì mức sinh thấp, nâng cao chất lượng giống nòi,giảm mất cân bằng giới tính thông qua việc tuyên truyền vận động các khẩu hiệu: “Dù gáihay trai chỉ hai là đủ” , “Dân số – Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗigia đình và sự phát triển bền vững của cả đất nước”
Xác định các chính sách của dân số có tác dụng phát triển chiến lược Marketing dài hạn
về nước giải khát, ngoài ra Pepsi còn có thể định hướng phát triển trong tương lai dựa trêngiới tính người tiêu dùng
2.4 Thu nhập bình quân
Số liệu cho biết thu nhập bình quân của người Việt Nam tính đến cuối năm 2010, đạt
Trang 7Dự đoán phấn đấu năm 2011, thu nhập bình quân nước ta đạt 1.300 USD Thu nhập củangười Việt tăng dẫn đến việc người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn để đảm bảo mứcthỏa mãn của mình.
Nhận xét:
Môi trường xã hội nhân khẩu học là một trong những môi trường nghiên cứu đầu tiên củamỗi công ti trước khi tiến hành quá trình Marketing ngắn hạn và dài hạn
3 Môi trường kinh tế
3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Theo đà phục hồi năm 2010, dự đoán Việt Nam có nhiều triển vọng đạt được tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao hơn vào năm 2011, với mức tăng trưởng 7,0-7,5% (theo dự báo củaChính phủ và nhiều tổ chức quốc tế khác)
Nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng sẽ khiến chi tiêu của khách hàng cho nhu cầu thiếtyếu nhiều hơn, Pepsi có thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình để tăng lợi nhuận
3.2 Nhu cầu về nước giải khát tại Việt Nam
Trang 8Theo như GS Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam thì “Việt Nam là một trongnhững thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thếgiới.”
Số liệu khảo sát cho thấy, trung bình mỗi năm, một người Việt Nam uống khoảng 3 lítnước giải khát đóng chai không cồn Dự báo đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ởViệt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007 để phục vụ nhu cầu nước giải khát của ngườitiêu dùng Tuy nhiên, mức tăng trưởng này cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu còn quá lớntrong thời điểm hiện nay Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục An toàn Vệ sinh Thựcphẩm (Bộ Y tế), cho biết, miếng bánh của thị trường nước giải khát Việt Nam còn khánhiều đối với các doanh nghiệp
Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Pepsi phát triển thị phần
4 Môi trường văn hóa
Người tiêu dùng Việt Nam có những điểm đặc trưng sau:
- Chú trọng đến sức khỏe: thói quen ăn uống của người Việt ta ngày một thay đổitheo xu hướng tích cực hơn Ngoài chuyện ăn ngon, ăn no, người tiêu dùng Việt còn quantâm đến việc ăn uống để giữ gìn sức khỏe
Pepsi cần đưa ra những chính sách cam đoan về độ an toàn chất lượng sản phẩm Bêncạnh đó, các nhà hoạch định chiến lược cần nhấn mạnh hơn về vấn đề sức khỏe
Trang 9- Khẩu vị của người Việt Nam khác với người phương Tây Người tiêu dùng Việtthích nước ngọt có ga mang vị ngọt đậm đà, nồng độ gaz mạnh tạo cảm giác sảng khoái,trong khi người phương Tây ưa vị nhạt hơn.
Pepsi đã đáp ứng được thói quen khẩu vị của người Việt
- Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và yêu thể thao, đặc biệt là yêu bóng đá và cótâm lí tự hào dân tộc cao
Pepsi đã nắm bắt được nét văn hóa này và cho ra những show quảng cáo phù hợp Rõnét nhất là khi tung khẩu hiệu “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn
ra đấu trường quốc tế”, doanh số bán ra của Pepsi lập tức tăng vọt, cảm tình của ngườiViệt với Pepsi cũng được gia cố
- Bộ phận giới trẻ Việt thích khám phá những điều mới mẻ, thích trải nghiệm bảnthân Ngoài ra giới trẻ ngày càng yêu thích việc giải trí bằng các trò chơi điện tử
Đây là cơ hội cho Pepsi thu hút và nhận được sự quan tâm của giới trẻ nếu nắm bắtđược nhu cầu này Thực tế cho thấy, không chỉ riêng Pepsi mà đố thủ nặng kí Coca Cola,hay thậm chí trên lĩnh vực thực phẩm, McDonald’s cũng đã bước vào cuộc chiếnmarketing, tìm cách đưa các sản phẩm của mình vào mẩu quảng cáo trong các trò chơiđiện tử
5 Môi trường khoa học kĩ thuật
Ngày nay, khoa học kĩ thuật được ứng dụng ngày càng nhiều trong mọi lĩnh vực Riêng vềngành giải khát, các thương hiệu phần lớn chú trọng vào quy trình sản xuất và cải tiến bao
Trang 10bì, đồng thời nỗ lực giảm lượng nước và năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như táichế chai, lọ…Đây là mảng thiết yếu để tối đa hóa doanh thu.
Một trong những công nghệ đang được ngành giải khát chạy theo là ý tưởng vỏ chai thânthiện với môi trường (giúp giảm lượng khí thải CO2 so với các loại vỏ chai PET làm từdầu mỏ ngày nay), dễ tái chế mang tên PlantBottle Loại vỏ chai này làm từ nhựa và 30%thành phần từ mía, mật đường tinh chế, có khả năng tái chế 100% Ý tưởng cho loại chainày mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng với cùng một sản phẩm
Theo như thông tin mới nhất, PepsiCo Inc vừa tuyên bố, họ đã thành công trong việctạo ra loại vỏ chai được làm hoàn toàn từ các loại cây, về hình dáng, cảm giác cầm và khảnăng bảo vệ thức uống bên trong không khác gì so với những mẫu vỏ hiện tại Điều nàygiúp họ tiến trước đối thủ Coca-Cola một bước trong việc sử dụng các vật liệu thân thiệnvới môi trường
Vào năm 2012, khoảng vài trăm nghìn vỏ chai Pepsi mới sẽ được tung ra thị trường Với
sự tiên phong trong công nghệ này, khả năng phát triển tại thị trường Việt Nam của Pepsirất lớn so với các đối thủ cạnh tranh
6 Môi trường tự nhiên
Các doanh nghiệp ngày nay cần lưu ý đến những vấn đề tự nhiên đang tác động trực tiếpcũng như gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của mình Đơn cử một vài thách thức từ môitrường như sau:
- Nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác của con người
Trang 11 Pepsi cần xúc tiến mạnh hơn cho việc tái chế hiểu quả vỏ chai, vỏ lon nước ngọt củamình.
- Chi phí năng lượng ngày một tăng
Pepsi cần tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhằm tiết kiệm chi phísản xuất, song vẫn phải đảm bảo dây chuyền sản xuất được vận hành hiệu quả
- Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước ngày một nặng nề, do lượng khí thải
và chất thải hàng ngày của công ti
Pepsi nên tranh thủ tâm lí người tiêu dùng để tạo ra các sản phẩm thân thiện với thiênnhiên, điển hình là triển khai vỏ chai PlantBottle
II. COMPANY – CÔNG TI
Ở phần này, chúng ta sẽ tiếp cận bối cảnh nội bộ doanh nghiệp, ở đây chứa đựng nhữngyếu tố mà công ti PepsiCo Việt Nam có thể kiểm soát được
1 Bản thân công ti Pepsi tại Việt Nam
1.1 Lịch sử phát triển và hệ thống quản trị
24/12/1991 – Công ti Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanhgiữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%
1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla
2003 – Pepsi-Cola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ti Nướcgiải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam
Trang 12 2005 – Chính thức trở thành công ti có thị phần về nước giải khát lớn nhất ViệtNam
Hiện công ti có 5 nhà máy tại Việt Nam, gồm các nhà máy ở Cần Thơ (hoạt độngvào giữa năm 2010), Bình Dương (hoạt động vào năm 2009), TPHCM, Quảng Nam vàmột nhà máy liên kết tại Hưng Yên
05/01/2011: khởi công xây dựng nhà máy mới ở Bắc Ninh
Khi nhắc đến những thành công vang dội của PepsiCo Việt Nam, người ta liên tưởngngay đến “linh hồn của công ti” – Ông Phạm Phú Ngọc Trai, nguyên CEO của PepsiCoViệt Nam Ông được xem như người “đảo ngược cuộc chiến Xanh-Đỏ” ở Việt Nam.PepsiCo Việt Nam cũng trở thành văn phòng chính quản lý khu vực Đông Nam Á Công
ti PepsiCo Việt Nam có hơn 1.000 quản lý và nhân viên, trong đó có đến 99,8 % là ngườiViệt Nam
1.2 Tình hình tài chính
Sau 15 năm hoạt động, từ chỗ là một đối tác trong liên doanh, PepsiCo Việt Nam đã mualại phần hùn của các bên để trở chủ sở hữu 100% vốn Quy mô vốn của công ti nay đãtăng gấp 20 lần, từ 5 triệu USD lúc ban đầu lên đến 130.000.000 USD, vốn pháp định90.000.000 USD, vốn đầu tư thực hiện 85.000.000 USD Tính đến năm 2002, doanh thuđạt đến con số khổng lồ 31.352.266 USD
Năm 2003, sản lượng tiêu thụ tăng hơn 10 lần, với vận tốc trung bình trong 3 năm qua đạthơn 21% Trong vòng 3 năm trở lại, công ti đã hoạt động có lãi với doanh số đạt trên 100triệu USD/năm, mức tăng trưởng của PepsiCo Việt Nam đạt trên mức 20%, tăng gấp ba
Trang 13lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp nước giải khát trongnước Năm 2004, Pepsi dẫn đầu ở thị trường nước giải khát Việt Nam
1.3 Trình độ công nghệ
Công ti có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyền lon và chai, công suất 220 triệu lít/năm),Quảng Nam (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ thống vô chai, đóng lonhoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm đạt trình độ tiêntiến trên thế giới
Đầu năm 2010, Nhà máy sản xuất nước giải khát PepsiCo Cần Thơ được khánh thành vàchính thức đi vào hoạt động Đây là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất Đồng bằngsông Cửu Long được trang bị công nghệ hiện đại, bao gồm 4 dây chuyền có tổng côngsuất 12 triệu két thùng
2 Những nhà cung ứng: Tất cả các nguồn nguyên liệu của Pepsi đều được nhập khẩutrực tiếp từ Châu Âu với chất lượng cao và ổn định
Trang 143 Các nhà môi giới: hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh KFC, Công ti cổ phần Kinh
Đô, Subway – Hệ thống nhà hàng bánh mỳ kẹp thịt của Mỹ…
III. COMPETITORS – ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Tính trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì Coca luôn làđối thủ cạnh tranh lớn nhất của Pepsi Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn Pepsi, riêng tại Việt Nam, đặc biệt khu vực TP Hồ ChíMinh, tình hình như có vẻ ngược lại
Chính vì vậy, Pepsi càng phải nâng cao vị thế của mình qua những chiến lược Marketinghiệu quả, nhằm mục đích chiếm thị phần tại Việt Nam cao hơn Coca – một kì tích đingược lại với thống kê trên toàn thế giới
IV. CUSTOMER – KHÁCH HÀNG
Trang 15Từ khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường nước giải khát Việt Nam cho đến nay, PepsiCo
đã xác định rõ: khách hảng tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm nước giải khát Pepsi-Cola
là lứa tuổi teen(13-19 tuổi)
Vậy tại sao khách hàng tuổi teen lại là khách hàng mục tiêu của Pepsi-Cola?
Câu trả lời là: Lứa tuổi teen năng động, thích tham gia các hoạt động ngoài trời, thể thaonên Pepsi-Cola được coi là sản phẩm giúp hạ nhiệt cái nóng, “đập tan cơn khát” cũng như
bù đắp lại lượng nước đã tiêu hao Bên cạnh đó, giới trẻ có sở thích vừa nhấm nháp thức
ăn, vừa thưởng thức đồ uống – đây chính là điểm đặc trưng mà Pepsi-Cola tập trung khaithác Ngoài ra, Việt Nam có dân số trẻ nên lượng khách hàng ở nhóm tuổi này có sốlượng lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho Pepsi-Cola tiếp cận
Song song với đối tượng chính là lứa tuổi teen, sản phẩm Pepsi-Cola ngày càng mở rộngthị trường đến đối tượng khách hàng nhỏ tuổi (< 13 tuổi) và nhóm khách hàng có tuổi lớnhơn 19 Lí giải cho việc lựa chọn đối tượng khách hàng mới này là vì PepsiCo nắm đượctâm lý thích uống nước có vị ngọt và cảm giác thích thú khi có hơi gas lan tỏa, xộc lênmũi.Tuy nhiên hai đối tượng khách hàng này không mang lại giá trị cao Nguyên nhâncủa điều này xuất phát từ: việc sợ con em mình béo phì của cha mẹ nhóm tuổi dưới 13 và
sự sợ bệnh tiểu đường của khách hàng nhóm tuổi trên 20
V. COLLABORATORS – CỘNG TÁC
Không thể phủ nhận PepsiCo là một thương hiệu mạnh của thế giới và có sức ảnh hưởnglớn đến bất cứ lĩnh vực, bất cứ thị trường nào mà họ xâm nhập Tuy nhiên, để có thể pháttriển một cách nhanh chóng, cạnh tranh với sự tiến bộ vượt bậc của các hãng giải khát đầy
Trang 16tiềm lực như Coca Cola hay Wahaha thì một mình PepsiCo khó có thể thực hiện được.Nói ra để thấy rằng, chính các nhà lãnh đạo của PepsiCo cũng thấu hiểu được điều đó khitriển khai ngày càng nhiều những chương trình liên kết, những bản hợp đồng với các đốitác xung quanh mình Mở rộng thị phần, quảng bá thương hiệu mạnh mẽ luôn là điềuPepsiCo hướng đến Tất nhiên, PepsiCo Việt Nam cũng không nằm ngoài những dự tínhấy.
Nhìn nhận tại thị trường nước giải khát Việt Nam, rõ ràng PepsiCo đã tạo được một chỗđứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh của mình
1 Tribeco và Chương Dương
Năm 1993, luật thương mại ở VN không cho phép các doanh nghiệp thành lập có vốn100% nước ngoài Do đó, tập đoàn PepsiCo phải tìm đến các đối tác nội địa, và ChươngDương – Tribeco chính là sự lựa chọn hàng đầu của PepsiCo
Thời điểm này, Tribeco đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường bánh kẹo và thức uống giảikhát tại Việt Nam Việc hợp tác với Tribeco không chỉ là bước đà để PepsiCo chiếm lĩnhthị trường nhanh chóng mà còn giúp PepsiCo nắm được tường tận nhu cầu, thị hiếu củangười tiêu dùng tại Việt Nam
Trang 172 Hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh KFC
Được biết, Gà rán KFC được tập đoàn PepsiCo mua lại vào tháng 10/1986 KFC đã mởrộng hoạt động trong 57 nước và suốt năm 1989, KFC mở thêm 3000 đơn vị ở nướcngoài, trở thành chuỗi nhượng quyền thương mại ra nước ngoài lớn nhất của Mỹ
Tại Việt Nam, tính đến năm 2011, KFC có hơn 82 cửa hàng, tập trung chính ở các tỉnhthành lớn như Hà Nội hay TP HCM Trong thực đơn của KFC, nước giải khát Pepsi luôn
là một trong những nhân tố chính, được ưa thích và thu hút nhiều thực khách Hình ảnh lyPepsi bên cạnh phần gà rán thơm giòn đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Namhiện nay Có thể nói, liên kết cùng KFC là một bước ngoặc thành công của PepsiCokhông chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới
3 Công ti cổ phần Kinh Đô
Trang 18Ngày 7/9/2004, Công ti PepsiCo Việt Nam đã cùng Công ti cổ phần Kinh Đô ký kết thỏathuận hợp tác kinh doanh, mở đầu cho sự hợp tác kinh doanh giữa công ti nước giải khátthuộc tập đoàn đa quốc gia (PepsiCo) và công ti thực phẩm bánh kẹo có uy tín tại nội địa.
Kinh Đô vẫn được biết đến như một trong những “ông trùm” của thị trường bánh kẹo tạiViệt Nam Sự kết hợp này đã mang lại cho PepsiCo những thị phần mới và ngày càngchứng tỏ được tiềm lực của mình với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Cocacola hayWahaha
4 Subway – Hệ thống nhà hàng bánh mỳ kẹp thịt của Mỹ
PepsiCo Việt Nam đã nhanh tay thỏa thuận và ký hợp đồng liên kết cùng Subway – mộtthương hiệu mạnh về bánh mỳ kẹp thịt của Mỹ - trong đầu năm 2011
Trang 19Vào ngày 1/4/2011 vừa qua, cửa hàng đầu tiên của Subway tại Việt Nam đã khai trương,nuôi tham vọng sẽ triển khai 50 cửa hàng Subway tại Việt Nam đến năm 2015 Với sựhợp tác này, PepsiCo có thể cung cấp cho khách hàng chuỗi sản phẩm đa dạng của mìnhtrong đó có các sản phẩm tốt cho sức khỏe, như: Pepsi-Cola, Pepsi Light, nước tinh khiếtđóng chai Aquafina, nước uống Isotonic 7up Revive… tại tất cả cửa hàng của Subway.
Dù làm việc với đối tác nào, PepsiCo cũng luôn giữ vững được thương hiệu và mở rộngthị phần của mình Chắc chắn trong tương lai, tập đoàn PepsiCo Việt Nam sẽ mang đếnnhững nét mới, đặc sắc trong văn hóa và thói quen ăn uống của nước ta
Trang 201 Sức mạnh thương hiệu
Thành lập vào năm 1898, Pepsi đã trải qua gần một thế kỉ phát triển trước khi vào ViệtNam Cho đến khi gia nhập thị trường nước ta năm 1991, sản phẩm Pepsi-Cola đã mangtầm vóc là một sản phẩm của thế giới
Trang 21Bước vào thị trường mới, tiếp xúc với khách hàng mới với thị hiếu và sở thích tiêu dùngcũng rất mới, thương hiệu chính là vốn mạnh nhất của PepsiCo, song song với lượng vốntài chính của họ.
III Đội ngũ tổ chức người Việt am hiểu con người quê hương mình
Trang 22Trong quá trình phát triển ở Việt Nam, một điểm mạnh mà Pepsi luôn phát huy chính là:không chỉ biết nắm bắt sở thích, thị hiếu của khách hàng Việt mà còn biết khai thác nguồnlực lao động nội địa Người Việt Nam được tiếp xúc, được làm việc cho một thương hiệulớn vào loại hàng đầu thế giới, họ mang niềm tự hào, sự đam mê và cả những hiểu biết vềquê hương mình vào PepsiCo, góp phần giúp thương hiệu gần gũi và thích hợp hơn vớingười Việt Nam.
Nước giải khát Pepsi-Cola, trong những năm qua đã chiếm được thị phần lớn và ổn định tại thị trường Việt Nam nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung Tuy nhiên, bản thân sản phẩm này vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để
1 Cách thức phân phối hạn chế
Chuỗi cửa hàng phân phối của Pepsi chủ yếu là những cửa hàng thức ăn nhanh, các tiệmcoffe, hệ thống bán lẻ tại siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi Thế nhưng, Pepsi lại bỏ quahình thức bán dạo, đưa sản phẩm mình đến từng ngõ hẻm, ngóc ngách trong các khu phố,như đối thủ Coca Cola đã áp dụng
Trang 23Đặc thù Việt Nam ta thì hình thức bán dạo khá phổ biến và tiếp cận cực tốt với đủ loạithành phần, tầng lớp người trong xã hội Vẫn biết phân phối sản phẩm như thế không phải
là thế mạnh mà Pepsi hướng tới, tuy nhiên, thị phần của Pepsi đã giảm rất nhiều khikhông quan tâm đến hình thức bán dạo này
2 Giá cả không linh hoạt
Pepsi là thương hiệu nước giải khát đã tạo được uy tín nhất định với người tiêu dùng Tuynhiên, giá cả cho một sản phẩm đến tay người dân Việt Nam cũng chưa hẳn hoàn toànphù hợp với thu nhập bình quân như hiện nay
Trong khi ấy, ngày càng nhiều loại sản phẩm, thức uống có hương vị và chất lượng tốtxuất hiện với tần suất cao tại Việt Nam chỉ bằng mức giá ngang hoặc thấp hơn Pepsi (DrThanh, C2, V-fresh,…) Tuy đã có sự điều chỉnh giá theo từng mẫu mã, hình thức đóngchai hay lon khác nhau, nhưng có lẽ Pepsi cần linh hoạt hơn với bảng giá của mình để tiếptục tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường màu mỡ nhưng lại không kém phần khắcnghiệt như Việt Nam
3 Sức mạnh thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm
Một lưu ý đặc biệt: Nếu chịu khó tìm hiểu về Pepsi-Cola thì tên gọi và slogan quảng cáocho sản phẩm này thường cố định và áp dụng cho mọi quốc gia mà mình đặt chân đến
Trang 24Có lẽ Pepsi quyết giữ thương hiệu, tên gọi của mình để tạo nét riêng cho tất cả người tiêudùng trên toàn thế giới Điều đó vô hình chung lại tạo ra hạn chế cho Pepsi trong quá trìnhquảng cáo và quảng bá thương hiệu mình đến từng quốc gia riêng biệt Mỗi quốc gia lại
có đặc thù văn hóa, truyền thống xã hội khác nhau Từ đấy, quá trình tiếp cận sản phẩmđến với khách hàng cũng ít nhiều có phần khó khăn
PepsiCo đến với Việt Nam trong giai đoạn nước ta bước vào thời kì đổi mới, bắt đầu mởcửa giao dịch thương mại quốc tế Vì vậy, Pepsi nắm được những cơ hội lớn để phát triểntrên thị trường, và duy trì đến tận ngày nay
1 Chính sách mở cửa phát triển kinh tế thị trường
Trong thời kì đổi mới, Việt Nam chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thịtrường định hướng XHCN, mở rộng thúc đẩy thương mại Đó là một cơ hội lớn cho Pepsiphát triển rộng rãi và truyền bá thương hiệu của mình trên khắp Việt Nam
Bên cạnh đó, phát triển thương mại góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn, conngười cũng từ đó mà linh động và nhộn nhịp hơn Điều này rất phù hợp với đối tượng giớitrẻ mà sản phẩm Pepsi-Cola đã theo đuổi từ trước trên trường thế giới
2 Nét văn hóa ẩm thực Việt
Mang âm hưởng văn hóa Á Đông, người Việt có khẩu vị ngọt hơn so với các quốc giaphương Tây Đây cũng là một điểm góp phần cho thành công của Pepsi-Cola Vị ngọtđậm cộng với gas làm tê đầu lưỡi mỗi khi thưởng thức vừa cho người Việt cảm giác thân