1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các dạng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học phần tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ở trường trung học phổ thông

250 1,2K 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 27,99 MB

Nội dung

Đã có nhiều tác giả với nhiều công trình về bồi dưỡng HSG hóa học phổ thông, tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bài tập “tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” dùng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO THI THU HIEN

XAY DUNG CAC DANG BAI TAP BOI

DUONG HOC SINH GIOI HOA HOC PHAN TOC DO PHAN UNG VA CAN BANG HOA

HOC O TRUONG THPT

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn hóa học

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS CAO CỰ GIÁC

NGHE AN - 2013

Trang 2

Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác — Trưởng Bộ môn Lí luận và phương

pháp dạy học hoá học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã giao đề tài, tận tình

hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành

luận văn này

- Thầy giáo PGS.TS Lê Văn Năm và cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Hiền đã

dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn

- Ban chú nhiệm khoa Sau đại học, Ban chú nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá

học trường Đại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn

thành luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám

hiệu Trường THPT Tân Kỳ 1, THPT Đô Lương 1, THPT Lê Viết Thuật, bạn bè,

đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Nghệ An, tháng 10 năm 2013

Đào Thị Thu Hiền

Trang 3

Trang

"0710000575 1

2 Lich str van dé mghién ctr oo ccc cece cece ee esceeeseeceeeseeeeeeeeseeeeeees 2

3 Mục đích nghiên cứu - 5 22332221221 3251135111151 12211 ket 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu . c1 - 22 2322212231132 1552111531 xe 2

5 Khách thể và đối tuong nghién ctu .cecececcccccecceceseceeeeseeeseeseseees 3

6 Phương pháp nghiên cứu -:- - 2 2 222322 E22 £+zzEcszvxxsrsxs2 3

7 Giả thuyết khoa học 2 2 2 S23252552125252212121221212122212222 xe 3

8 Đóng góp mới của đề tài

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN 222-222 SE SE S222 52221se2 5

1.1 Một số quan niệm về học sinh IỎI, Q00 2022 21v nhe, 5

BI (" 5

`.) 6

1.2 Những phẩm chất và năng lực tư duy của một học sinh giỏi hoá học 7

1.3 Thực trạng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy học hoá

học ở các trường chuyÊn -. - - 2c 2212222112112 5111551512511 xxk2 8

143.1 Điều tra cơ bản àằ Hee 8

1.3.2 Giới thiệu về các kì thi Olympic hoá học quốc tế, khu vực, quốc

gia và các tỉnh thành c + - 2:3 122111221 312 1113211151 14

1.4 Phương pháp phát hiện và tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học 20

1.4.1 Phương pháp phát hiện ¿5 22 3222121222312 SzE£szzxerss 20 1.4.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi hoá - 5-52 S2 SzcSESxcEEexckrrrei 22

Co sé li thuyét hóa hỌC: cece ceceeeeeeeeececeecececeesesecseveseeeees 28

Diéu kién dong hoc xay ra phan ting hda hoc cecsceseeeeeeeeeeeeeees 28 Đường cong động học và tốc độ phản ứng: 2 2222222522 28 Bậc của phân ứng Một số phản ứng đơn giản 2 22 522 29

Sơ lược về phản ứng phức tạp - 252 S2 S2 SE SE ky 30 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng - 2+2 szszzz+2 31

Trang 4

2.4.1 Vào việc phát hiện học sinh giỏi .- 555555552525 <>ss52

2.4.2 Vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi "

W¡998%4509:10/9 c7

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 2 2S s2S2E#ESESEEEEEzszsrsrx

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm .- 5-2225: 53 22555 +52 211 3.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm - 55 5-5555 s>s++ 211 3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 25-22 5222322 s>s+s 211

3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm - 25252 + ++5+* +52 211

3.4.1 Chon mau thure nghi@m 0 cccccccscccccscceseseseeeeeeseeevstesesececeeeeee 211

3.4.2 Trao đối với giáo viên dạy thực nghiém cceeceeeeeeeeeeeeeeeeee 212

3.4.3 Tiến hành thực nghiệm và thực hiện kiểm tra đánh giÁ 213

3.5 Xử lý số liệu và kết quả thực nghiệm . 2-52 s2 sz+s2 214

IV 00090069270 )004:(Hdi'iẳỶ 228

PHỤ LỤC

Phu luc 1 : Bai kiểm tra thực nghiệm

Phụ lục 2 : Giáo án thực nghiệm

Trang 5

Điều kiện tiêu chuẩn

Định luật tác dụng khối lượng

Giáo dục Giáo viên Hoá học Học sinh

Học sinh giỏi

Nhà xuất bản Phương trình hóa học Sách giáo khoa Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm

Trang 6

1 Lido chon dé tai

Truyền thống từ ngàn xưa cha ông chúng ta đã rất coi trọng nhân tài, từ các

cuộc thi hương, thi hội, thí đình rồi tuyển chọn bảng nhãn thám hoa Qua đó đã phát

hiện những nhân tài cho đất nước Câu nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

đã được khắc trên bia đá của Văn Miếu Quốc Tứ Giám thể hiện được sự coi trọng nhân tài đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao thì

truyền thống đó càng khẳng định được giá trị Nghị quyết hội nghị lần thứ tư ban

chấp hành trung ương Đảng (Khóa VII) Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra

phương hướng “Giáo dục và đào tạo .là một động lực thúc đây và là một điều kiện

cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ

đất nước'ˆ Mục tiêu cao cả của giáo dục sẽ là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,

bôi đưỡng nhân tài”

Đề quán triệt quan điểm của Đảng bên cạnh nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho

thế hệ trẻ thì việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ngay ở bậc phổ thông là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng nguồn nhân tài tương lai cho đất nước Nhiệm vụ này được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học, qua các kỳ thi chon và bồi dưỡng HSG các cấp

Số lượng HSG các trường cũng là một trong những mặt dé khẳng định uy tín của giáo viên và vị thế của nhà trường Cho nên vấn đề này rất được các giáo viên

quan tâm Việc tổng kết và đúc rút kinh nghiệm bồi dưỡng HSG là rất cần thiết và

mang tính thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Đã có nhiều tác giả với nhiều công trình về bồi dưỡng HSG hóa học phổ thông, tuy nhiên hiện nay chưa có

nhiều công trình nghiên cứu về bài tập “tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” dùng

bồi dưỡng HSG một cách có hệ thống Trong chương trình hóa học phổ thông, nghiên cứu về phản ứng hóa học là một trong những nội dung trọng tâm Nhằm nghiên cứu mặt động học của các quá trình biến đổi chất Các khái niệm được xem

xét toàn diện về mặt định tính và định lượng Kiến thức về tốc độ phán ứng và cân

bằng hóa học là cơ sở đề hiểu các biện pháp kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất

hóa học Từ đó giúp học sinh có kiến thức đề lí giải những biện pháp qui trình kĩ

Trang 7

đáp ứng được yêu cầu về đổi mới dạy học gắn với thực tiễn lao động sản xuất Tuy nhiên học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểu chuyên sâu về vấn đề này,

và hầu như trong các kì thi học sinh giỏi các cấp (địa phương,quốc gia, .) kiến thức

về “tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” đã được đề cập rất nhiều

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây đựng các dạng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học phần tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học ở trường THPT” với mong muôn đây sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho bản thân, đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp các em học sinh đạt được ước mơ của mình

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài về bồi dưỡng học sinh giỏi hóa

học đã được bảo vệ: “Xây dựng các dạng bài tập hữu cơ” của Nguyễn Thị Hương:

“Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập phần kim loại” của Nguyễn Hữu Toàn;

“Xây dựng và sử dụng bài tập phần tổng hợp hữu cơ” của Phạm Thị Anh: “Hệ thống lí thuyết và bài tập phần cấu tạo chất ” của Phan Thị Vân: “Biên soạn chuyên

đề chiều diễn biến của phản ứng hóa học vô cơ ” của Trần Thị Thanh đã tập trung vào mặt nhiệt động học của phản ứng chứ chưa xét về mặt động học của phản ứng

Và chưa có đề tài nào đề cập trọn vẹn chuyên sâu về vấn đề “Tốc độ phản ứng và

cân bằng hóa học ”

3 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng, tuyển chọn các dạng bài tập cơ bản, nâng cao về tốc độ phản ứng

và cân bằng hóa học dùng bồi dưỡng HSG hóa học THPT

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài: tìm hiểu hệ thống lý luận về bồi đưỡng học sinh giỏi hóa học: thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi

hóa học và việc sử dụng các chuyên đề dùng bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT

- Nghiên cứu chương trình hóa phô thông ban cơ bản, ban KHTN, chương trình chuyên hóa học, phân tích các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, các

đề thi Olimpic 30-4 kì thi hóa học quốc tế

Trang 8

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng và khá năng áp dụng của đề tài

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thê nghiên cứu

Quá trình dạy học, bồi dưỡng HSG hóa học THPT

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống lý thuyết, các dạng bài tập cho học sinh khá, giỏi phần “Tốc độ

phản ứng và cân bằng hóa học”

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa hóa học ban cơ

ban, ban KHTN lớp 10, 11, 12; chuong trình chuyên hóa hoc phan đại cương và đồng thời căn cứ vào tài liệu hướng, dẫn nội dung thi chọn HSG tỉnh Nghệ An, chọn

học sinh giỏi quốc gia của Bộ GD & ĐT

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Tìm hiểu quá trình dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở khối THPT

(quan sát, phỏng vấn, điều tra ) từ đó đề xuất vấn đề nghiên cứu

- Trao đổi, tổng kinh nghiệm về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi với các giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này ở khối THPT

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

+ Mục đích: nhằm xác định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, tính hiệu

quả của các nội dung đã đề xuất

+ Phương pháp xử lý thông tin: dùng phương pháp thống kê toán học trong

khoa học giáo dục

7 Giả thuyết khoa học

Nêu xây dựng được hệ thống bài tập phần tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

dùng bồi dưỡng học sinh giỏi thì sẽ nâng cao hiệu quá quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi

hóa ở bậc phô thông

Trang 9

- Để tài đã nêu bật được một số quan niệm về học sinh giỏi, những phẩm chất và năng lực của một học sinh giỏi hóa học Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể

dé phat hiện và bồi dưỡng HSG hóa học hiện nay ở các trường phổ thông

- Dé tai đã tổng kết, mở rộng, phân tích, xây dựng các dạng bài tập thành một hệ thống bài tập phần “tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” làm chuyên đề bồi dưỡng HSG hóa học ở trường phổ thông

8.2 VỀ mặt thực tiễn

- Nội dung đề tài giúp cho GV và HS có thêm tư liệu bổ ích trong việc dạy

và học bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường phô thông hiện nay

- Đề tài còn giúp GV có thêm định hướng trong việc xây dựng các chuyên đề bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT

Trang 10

1.1 Một số quan niệm về học sinh giỏi

1.1.1 Ở các nước

Trên thế giới việc phát hiện và bồi dưỡng HSG đã có từ rất lâu Ở Trung

Quốc, từ đời nhà Đường, những trẻ em có tài năng đặc biệt được mời đến sân Rồng

để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt Từ năm 1985, Trung

Quốc thừa nhận phải có một chương trình GD đặc biệt dành cho hai loại đối tượng HS yếu kém và HSG, trong đó cho phép HSG có thể học vượt lớp

Ở châu Âu trong suốt thời Phục hưng, những người có tài năng về nghệ thuật,

kiến trúc, văn học đều được nhà nước và các tổ chức, cá nhân bảo trợ, giúp đỡ

Và trong suốt thế ki XX, HSG đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ với hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng HSG ra đời Nước Anh

thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia dành cho HSG, tài năng trẻ và Hiệp hội

quốc gia dành cho HSG, bên cạnh Website hướng dẫn GV day cho HSG va HS tai nang (http:/Awww.nc.uk.net/gt)

Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình GD phô thông Nhiều nước ghi riêng thành một mục dành cho HSG, một số nước coi đó là một dạng của giáo

dục đặc biệt hoặc chương trình đặc biệt

Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau

và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG

dé phát triển và đáp ứng tài năng của họ

Từ điển bách khoa Wikipedia trong muc gido duc HSG (gifted education) nêu lên các hình thức sau đây:

- Lớp riêng biệt: HSG được rèn luyện trong một lớp hoặc một trường học riêng, thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu

- Phương pháp Mông-te-xơ+ri: Trong một lớp HS chia thành ba nhóm tuổi, nhà trường mang lại cho HS những cơ hội vượt lên so với các bạn cùng nhóm tuổi Phương pháp này hết sức có lợi cho những HSG trong hình thức học tập với tốc độ cao

Trang 11

- Tăng gia tốc: Những HS xuất sắc xếp vào một lớp có trình độ cao hơn với

nhiều tài liệu tương ứng với khả năng của mỗi HS

- Học tách rời: Một phần thời gian theo học lớp HSG, phân còn lại học lớp thường

- Làm giàu tri thức: Toàn bộ thời gian HS học theo lớp bình thường, nhưng nhận tài liệu mở rộng để thử sức, tự học ở nhà

- Dạy ở nhà: Một nửa thời gian học tại nhà, học lớp, nhóm, học có cố vấn hoặc một thầy một trò và không cần day

- Truong mua hé: Bao gồm nhiều khóa học được tổ chức vào mùa hè

- Sở thích riêng: Một số môn thể thao như cờ vua được tô chức dành đề cho

HS thử trí tuệ sau giờ học ở trường

Phần lớn các nước đều chú ý bồi dưỡng HSG từ bậc học Tiểu học Cách

tổ chức dạy học cũng rất đa dạng: có nước tổ chức thành lớp, trường riêng một

số nước tổ chức dưới hình thức tự chọn hoặc khóa học mùa hè, một số nước do các

trung tâm tư nhân hoặc các trường đại học đảm nhận

1.1.2 O' Viét Nam

O Viét Nam, hoc sinh giỏi chú yếu được rèn luyện, học tập trong một lớp hoặc một trường học riêng thường gọi là lớp chuyên lớp năng khiếu hoặc trường chuyên Từ năm 1998 trở về trước, ở tất cả các cấp học đều có các trường năng khiếu Hiện nay chỉ duy trì một số các trường năng khiếu ở cấp THCS còn ở cấp THPT thì phổ biến nhất là các trường THPT chuyên hoặc khối phổ thông chuyên (khối năng khiếu) thuộc các trường đại học lớn trên toàn quốc Hầu hết ở mỗi tỉnh, thành phó đều có một trường THCS năng khiếu và một trường THPT chuyên đề đáp

ứng nhu cầu học tập của các học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu Ngoài ra, một số

ít học sinh giỏi được học tập trong các lớp chuyên (lớp khối) ở các trường THPT không chuyên Với hình thức học tập này, học sinh vẫn theo học chương trình THPT bình thường hoặc phân ban, ngoài ra được bồi dưỡng nâng cao thêm với các buổi học tự chọn, phụ đạo Các kiến thức giáo viên giảng dạy về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, tìm hiểu của học sinh nhưng không thể cung cáp đầy đủ nền tảng lý thuyết chuyên sâu như ở các trường THPT chuyên

Sau đây là danh sách một số các trường THPT chuyên trên toàn quốc:

- Trường THPT Hà Nội - Amsterdam (Ha N6i)

Trang 12

- Khối chuyên Hóa, Đại học Quốc gia Hà Nội (Hà Nội)

- Khối chuyên Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội (Hà Nội)

- Trường THPT Năng khiếu (TP Hồ Chí Minh)

- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh)

- Trường THPT Quốc học (Chất lượng cao) (Huế)

- Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng)

- Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)

- Trường THPT chuyên, Đại học Vĩnh (Nghệ An)

- Trương THPT chuyên Tran Phi (Hai Phong)

- Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương)

- Trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh)

1.2 Những phẩm chất và năng lực tư duy của một học sinh giỏi hoá học Theo PGS.Bùi Long Biên (ĐHBK) thì: “HSG hóa học phải là người nắm

vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bán đã được học, vận

dụng tối ưu các kiến thức cơ bán đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới (do chưa được học hoặc chưa gặp bao giờ) trong các kì thi đưa ra”

Theo PGS.TS.Trần Thành Huế (ĐHSP Hà Nội): căn cứ vào kết quả bài thi dé

đánh giá thì một HSG hóa học cần hội tụ đủ các yếu tố sau:

- Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững các khái niệm, định nghĩa, định

luật, quy tắc đã được quy định trong chương trình, không thể hiện thiếu sót công thức, phương trình hóa học

- Vận dụng sắc bén, có sáng tạo, đúng kiến thức cơ bản

- Tiếp thu và dùng được ngay một số ít vấn đề mới do đầu bài đưa ra Những vấn đề mới này là những vấn đề chưa được cập nhật hoặc đã đề cập đến mức độ nào

đó trong chương trình hóa học phô thông nhưng nhát thiết vấn đề đó phải liên hệ mật thiết với các nội dung của chương trình

- Bài làm cần được trình bày rõ ràng, khoa học

Theo PGS.TS.Cao Cự Giác (Đại học Lĩnh): Một học sinh giỏi hóa học phải hội đủ “ba có”:

- Có kiến thức cơ bản tốt, thể hiện nắm vững kiến thức cơ bản một cách sâu

sắc có hệ thống

Trang 13

- Có khả năng thực hành thí nghiệm tốt: Hóa học là khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, không thể tách rời lý thuyết với thực nghiệm Phải biết vận đụng

lý thuyết để điều khiển thực nghiệm và từ thực nghiệm kiểm tra các vấn đề của lý thuyết, hoàn thiện lý thuyết

Theo các tài liệu về tâm lí học, phương pháp dạy học hóa học, những bài viết

về vấn đề học sinh giỏi hóa học thì những phẩm chất và năng lực tư duy mà HSG

hóa học cần có là:

- Năng lực tiếp thu kiến thức

- Năng lực suy luận logic

- Có năng lực tư duy hóa học: Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát

hóa cao, có khả năng sử dụng phương pháp mới (qui nạp, diễn dịch, loại suy )

- Có khả năng quan sát, nhận xét, nhận thức các hiện tượng tự nhiên

- Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, mềm đẻo những kiến thức cơ bản và

hướng nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn

1.3 Thực trạng của việc bồi đưỡng học sinh giỏi và dạy học hoá học ở các trường chuyên

1.3.1 Diều tra cơ bản

1.3.1.1 Mục địch điều tra

Tiến hành điều tra cơ bản để biết được thực trạng việc sử dụng chuyên đề

“tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” trong công tác bồi dưỡng HSG hóa học của các giáo viên ở các trường THPT hiện nay

Trang 14

1.3.1.2 Đối tượng — Địa bàn điêu tra

- Đối tượng điêu tra: Giáo viên trực tiếp giảng dạy hóa học (đặc biệt các GV

đã, đang tham gia bồi dưỡng HSG hóa học) và HS tham gia vào đội tuyển HSG ở các trường THPT

- Địa bàn điêu tra: Các trường THPT chuyên, không chuyên trên địa bàn

tỉnh Nghệ An, Ha Tĩnh

1.3.1.3 Nội dung điều tra

- Đánh giá về mức độ sử dụng các dạng bài tập thành chuyên đề dùng đề bồi dưỡng HSG hóa học của giáo viên THPT

- Việc xây dựng các dạng bài tập trong chuyên đề tốc độ phản ứng và cân

bằng hóa học dùng để bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT

Nội dung điều tra được cụ thể hóa thành các câu hỏi thể hiện trên phiếu điều tra, yêu cầu GV và HS hoàn thành các câu trả lời

1.3.1.4 Kết qua diéu tra:

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2013, chúng tôi đã:

- Dự giờ bồi dưỡng HSG của một số GV dạy hóa học ở các trường THPT

trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Gửi 100 phiếu điều tra tới GV đạy bộ môn hóa học và 400 phiếu điều tra

tới HS THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đó là các trường: THPT Tân Kỳ 1, THPT

Lê Viết Thuật , THPT Đô Lương 1

Kết quả được tổng hợp như sau:

Bảng 1.1 Kết quả điều tra việc xây dựng các dạng bài tập thành những chuyên đề hóa học phục vụ công tác dạy học của giáo viên THPT

Trang 15

Bang 1.2 Kết quả điều tra mục đích sử dụng chuyên đề hóa học về “ toc độ phản ứng và cân bằng hóa học” phục vụ công tác dạy học của giáo viên THPT

B Chương trình học ngoại khóa (học thêm, LTĐH) 18/100 18%

C Bồi dưỡng học sinh giỏi 43/100 43%

D Thảo luận chuyên môn ở Tô, nhóm 11/100 11%

C Kì thi Quốc Gia 21/100 21%

Bảng 1.4 Kết quả điều tra lí do khiến giáo viên thích xây dựng các đạng

bài tập phần “ác độ phản ứng và cân bằng hóa học” nhằm phục vụ công tác

A Tập trung nhiều kiến thức tổng hợp 19/100 19%

B Tổ hợp được các dạng bài tập quan trọng 17/100 17%

D Chuyên đề là tài liệu tham khảo bồ ích 9/100 9%

Trang 16

Bảng 1.5 Kết quả điều tra về nội dung kiến thức mà giáo viên xem là hay và khó cần bồi đưỡng cho học sinh

A Cau tao chat 10/100 10%

B Phan img héa hoc (danh giá chiều phản ứng, viết va

cân bằng oH của han ứng ° ° 9/100 “

D Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 18/100 18%

G Ý kiến khác Bảng 1.6 Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên về việc xây dựng các 26/100 26%

dang bai tap phan “ téc dé phan ứng và cân bằng hóa học” dùng bồi đưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

Bảng 1.7 Kết quả điều tra về hứng thú của giáo viên khi sử dụng chuyên

đề dùng bồi đưỡng học sinh giỏi ở trường THPT

Trang 17

Bảng 1.8 Kết quả điều tra về nội dung kiến thức mà học sinh xem là

hay và khó cần được bồi dưỡng

Kết quả Phan tram

B Phán ứng hóa học (đánh giá chiều phản

ứng, viết và cân bằng PTHH của phản ứng) 13/400 10.75%

D Tốc độ phản ứng và cân băng hóa học 57/400 14,25%

A Kiên thức tông hợp và rèn luyện tư duy khoa học 14/400 3,5%

B Tông hợp hệ thông các dạng bài tập đên các kì th HSG 76/00 19%

C Phát huy được hiệu quả học tập 17/400 4.25%

D Giúp vận dung được các kiên thức thực tê 64/400 16%

Trang 18

1.3.1.4.1 Đánh giá kết quả điều tra

Qua số liệu ở các báng điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Nội dung về các dạng bài tập về “tốc độ phán ứng và cân bằng hóa học” là một trong những nội dung quan trọng có tỉ lệ cao trong nội dung hóa học nhằm thực hiện nhiệm vụ bồ dưỡng HSG (chiếm 18% trong những nội dung khó và quan trọng)

- Trong đó phần kiến thức này nhằm bồi đưỡng HSG là 43% Như vậy kiến

thức về “tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học” chiếm tỉ trọng ít trong chương trình hóa học phố thông, các kiến thức chỉ đề cập ở mức độ cơ bản nhưng trong bài tập nhằm bôi dưỡng HSG lại cần kiến thức chuyên sâu và mớ rộng

- Vì nền kiến thức có tính ứng dụng thực tế rộng rãi nên học sinh cảm thấy rất hứng thú khi học (chiếm 83,75%) Nên chúng tôi đã có gắng tổng hợp một cách đầy đủ các dạng toán nhằm đáp áp ứng yêu cầu của giáo viên và học sinh

1.3.1.4.2.Thuận lợi

Trong quá trình điều tra đã được sự ủng hộ và hợp tác cao của các GV và

HS, các đối tượng điều tra đã đang có đóng góp trong công tác bồi đưỡng HSG nên

nội dung điều tra được triển khai nhanh, kết quả thu được nhanh chóng

1.3.1.4.3 Khó khăn

Chi điều tra trên một đối tượng vừa phải đang thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HSG nên kết quả điều tra còn hạn ché Vì thời gian có hạn nên phiếu điều tra chỉ đề cập một số van dé quan trọng trong việc nắm thái độ và tư tưởng chứ chưa điều tra

được nội dung cụ thể những vấn đề đề tài nghiên cứu Một số GV và HS chưa thấy

hết ý nghĩa của việc điều tra nên hiệu quả điều tra chưa cao

1.3.1.4.4 Giải pháp

+ Cần tiến hành điều tra ở nhiều đối tượng, giáo viên ở các trường khác

nhau, địa bàn khác nhau

+ Đối với học sinh thì cần làm việc trước để các em thấy được tầm quan trọng của công tác điều tra

+ Hệ thống câu hỏi đưa ra phải có đầy đủ các phương án trả lời có thể có của cau hoi

+ Người nghiên cứu phải có kiến thức sâu về vấn đề cần điều tra va cần tiến hành điều tra thứ.

Trang 19

1.3.2 Giới thiệu về các kì thi Olympic hoá học quốc tế, khu vực, quốc gia

và các tỉnh thành

1.3.2.1 Kì thi Olympie Hóa học Quốc tế (IChO)

Olympic Hóa học Quốc tế (tiếng Anh: International Chemistry Olympiad, viết tắt là IChO) là một kì thi học thuật quốc tế hóa học hàng năm dành cho các học

sinh THPT

a)Lịch sử kì thi

IChO lần đầu tiên được tổ chức ở Prague — Tiép Khắc vào năm 1968 với

mục đích tăng số lượng liên lạc quốc tế và trao đổi thông tin giữa các quốc gia, giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa thanh thiếu niên từ các quốc gia khác nhau, khuyến khích hợp tác và hiểu biết quốc tế Từ đó kỳ thi được tổ chức hàng năm trừ năm 1971 Các đoàn đại biểu tham dự lần đầu tiên hầu hết là các nước thuộc khối phía Đông cũ Cho đến năm 1980, Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 12 được tổ

chức bên ngoài khối, ở Áo IChO lần thứ 44 (năm 2012) đã được tổ chức ở

'Wasington, Mỹ vào cuối tháng 7 vừa qua với 72 quốc gia tham dự

b) Thành phần đoàn đự thi mỗi nước

Mỗi đoàn đại biểu gồm tối đa bón học sinh và hai có vấn Học sinh phải dưới

20 tuổi và không được ghi danh là sinh viên chính quy trong các tô chức giáo dục sau trung học Trung tâm Thông tin Quốc tế của Olympic Hóa học quốc tế có trụ sở

tai Bratislava, Slovakia

Các nước muốn tham gia IChO phải gửi các quan sát viên đến hai kỳ Olympic liên tiếp trước khi học sinh nước họ có thể tham gia vào sự kiện này Tổng

cộng có 72 quốc gia đã tham gia vào IChO lần thứ 44 ở Mỹ năm 2012

©) Nội dung thi, ban giám khảo và giải thưởng

Kỳ thi bao gồm hai phần thi là một bài kiểm tra lý thuyết và một bài kiểm tra

thực hành Cả hai phần đều có thời gian thi là 5 giờ và được tổ chức vào những ngày riêng biệt Bài kiểm tra thực hành thường diễn ra trước khi kiểm tra lý thuyết

Việc kiểm tra lý thuyết có giá trị là 60 điểm và kiểm tra thực hành có giá trị là 40

điểm Mỗi bài kiểm tra được đánh giá độc lập, tổng điểm các phần thi là kết quả chung cuộc của thí sinh Một bồi thâm đoàn khoa học được thành lập bởi nước chủ

nhà, sẽ đề nghị các đề thi Ban giám khảo quốc tế, trong đó bao gồm 2 có vấn từ

Trang 20

mỗi nước tham gia, sẽ thảo luận về những đề thi và dịch chúng sang ngôn ngữ mẹ

đẻ của học sinh nước họ

Nội dung thi bao gồm nhiều môn thuộc các lĩnh vực khác nhau trong hóa học gồm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa ly, hoa phân tích, hóa sinh và quang phô học Mặc

dù đa số các môn này đã được bao gồm trong hầu hết các chương trình hóa học trung học, nhưng chúng được đánh giá ở mức độ sâu hơn và nhiều môn có thể

đòi hỏi trình độ kiến thức và sự hiểu biết tương đương giáo dục sau trung học

Ngoài ra, hàng năm nước chủ nhà IChO sẽ đưa ra một tập hợp các bài toán chuẩn

bị cho Olympic, trước khi kỳ thi này diễn ra Việc chuẩn bị cho Olympic Hóa học quốc tế đòi hỏi trình độ cao về sự hiểu biết và sự quan tâm đến hóa học, cũng như khá năng xuất sắc để có thể liên kết các chuyên ngành hóa học với

nhau và với thế giới thực tế

Tất cả thí sinh được xếp hạng dựa theo điểm cá nhân của họ và không có

điểm chính thức cho đội Huy chương Vàng được trao cho 10% số học sinh đạt điểm cao nhất, Huy chương Bạc được trao cho 20% số học sinh tiếp theo, và

Huy chương Đồng được trao cho 30% số học sinh tiếp đó Bằng danh dự được trao cho thí sinh mà không giành được huy chương nhưng đạt điểm só tối đa một bài toán trong phan thi lý thuyết hoặc phần thi thực hành Một giải đặc biệt được trao cho thí sinh có tổng điểm cao nhất Hai giải thưởng riêng đặc biệt được dành cho những thí sinh có được điểm số tốt nhất trong các phần thi lý

thuyết và thực hành Thính thoảng, một giải thưởng đặc biệt khác được trao cho

nữ thí sinh đạt điểm cao nhất

d) Viét Nam tai Olympie Hóa học Quốc tế

Việt Nam bắt đầu tham dự kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế từ năm 1996 (lần

thứ 28), tương đối muộn Tuy vậy những năm gần đây đoàn Việt Nam luôn ở nhóm các quốc gia có kết quả thi cao nhất

IChO lần thứ 46 sẽ được tô chức ở Việt Nam vào năm 2014 Đây là lần thứ

ba Việt Nam đăng cai tô chức một kỳ thi Olympic Khoa học Quốc tế đành cho học

sinh trung học phổ thông Trước đó Việt Nam đã tô chức Olympic Toán học vào năm 2007 và Olympic Vật lý vào năm 2008

Trang 21

Từ khi tham gia đến nay, đoàn học sinh Việt Nam đã giành được tổng số 12

huy chương vàng, 27 huy chương bạc, 22 huy chương đồng 2 giải khuyến khích, 3 bằng khen và một giấy chứng nhận đặc biệt

Trong kỳ thi IChO lần thứ 44 (năm 2012) tô chức tại Mỹ, 4 thành viên của đội tuyển Việt Nam đều giành được huy chương (1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng)

Và trong kì thi IChO lần thứ 45 (năm 2013) tô chức tại Nga, 4 thành viên đội

tuyển đều dành huy chương (1 huy chương vàng, 3 huy chương đồng)

1.3.2.2 Kì thi chọn học sinh giỏi Quốc Gia

Ky thi chon học sinh giỏi quốc gia THPT là kỳ thi dành cho học sinh lớp 11

và lớp 12 đo Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3 hàng năm Những học sinh đạt giải cao nhất trong kỳ thi này được lựa chọn vào các đội tuyén Quốc gia Việt Nam tham dự Olympic quốc tế Những học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba được

ưu tiên tuyển vào các trường đại học Những học sinh đạt giải Khuyến khích được

ưu tiên tuyển vào các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Kỳ thi này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng học tập giữa học sinh các tính

thành ở Việt Nam

Môn Hóa học là một môn thi được tổ chức hằng năm trong kì thi HSG Quốc gia

a) Mục đích kỳ thi

Thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người

học phat huy nang luc sang tao, day gidi, hoc gidi

Gop phan thúc đây việc cải tiền, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng

công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục

Phát hiện người học có năng khiếu về môn học dé tao nguồn bồi dưỡng, thực

hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước

Chọn học sinh giỏi cấp quốc gia bậc học trung học phổ thông của Việt Nam Chọn đội tuyên dự thi Olympic quốc tế trong số những người đạt giải cao nhát

b) Đối tượng dự thi, thời gian và địa điểm tổ chức kỳ thi

Đối tượng dự thi là học sinh đang học lớp I1 hoặc lớp 12 ở Việt Nam đã

tham gia kỳ thi chon học sinh giỏi cấp cơ sở (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

và một số trường THPT chuyên thuộc các trường Đại học) và được chọn vào đội

Trang 22

tuyển của đơn vị dự thi Đối với ky thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đội tuyển mỗi

môn thi của từng đơn vị dự thi có tối đa 06 thí sinh Các đội tuyển có không dưới 06 thí sinh dự thi và có 80% số thí sinh trở lên đoạt giải trong 02 kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia liên tiếp ngay trước năm tổ chức kỳ thi, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo xét tăng đến tối đa 10 thí sinh

Ky thi chọn học sinh giỏi quốc gia có 02 budi thi cho các môn có thi quốc tế,

01 buổi thi cho các môn còn lại Thời gian làm bài thi là 180 phút đối với mỗi môn

thi tự luận, 90 phút đối với mỗi môn thi trắc nghiệm, 90 phút tự luận và 45 phút trắc

nghiệm đối với môn thi có cả tự luận và trắc nghiệm

Kỳ thi được tô chức thi tại đơn vị dự thi hoặc các đơn vị dự thi liên kết tổ

chức thi chung tại một địa điểm

c) Các môn thi, nội dung thi, cán bộ coi thi và ban giảm khảo

Các môn thi gồm có: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ van, Lich str, Dia ly, Tiéng Anh, Tiéng Nga, Tiéng Phap, Tiéng Trung Quốc

Nội dung thi được thực hiện theo hướng dẫn nội dung dạy học các môn

chuyên trường trung học phô thông chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, áp dụng từ năm học 2001-2002

Cán bộ coi thi là các giáo viên trung học phô thông của các tỉnh Cán bộ coi thi tỉnh này được cử đi coi thi tính khác

Trưởng ban là lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục

Phó Trưởng ban là Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học

Các giám khảo là các chuyên gia khoa học, chuyên viên, giảng viên có uy tín

khoa học và năng lực chuyên môn ở một số đại học, học viện, trường đại học, cơ

quan, cơ sở giáo dục ở Trung ương Mỗi môn thi có một trưởng môn chấm thi phụ trách

d) Giải thưởng và quyên lợi của người đạt giải

Có các giải thưởng sau: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích Chỉ xếp giải cá nhân theo từng môn thi Người đạt các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến

khích trong kỳ thi này được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp bằng chứng

nhận Học sinh giỏi cấp quốc gia trung học phổ thông

Trang 23

Những người đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi này được ưu tuyển vào trường đại học có khối ngành phù hợp với môn đã dự thi Những người đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi này được ưu tiên tuyên vào trường cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp nào có khối ngành phù hợp với môn đã dự thi

1.3.2.3 Ki thi Olympic truyén thong 30-4

Ky thi Olympic truyền thống 30 tháng 4 là một kỳ thi học sinh giỏi hàng năm

dành cho học sinh khối 10 và 11 của các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình đến Cà

Mau) Ky thi nay do trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành

phó Hồ Chí Minh) sáng lập và được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1995 tại chính

ngôi trường này

Môn Hóa học là một trong số 10 môn thi được tổ chức hằng năm trong kì thi Olimpic 30/4 nay

a) Muc dich ky thi

Ky thi được tô chức với mục đích phát hiện các học sinh có năng khiếu thuộc các khối lớp 10 và 11, tạo điều kiện giao lưu giữa các học sinh giỏi và trao đối

chuyên môn giữa các thầy cô dạy lớp chuyên của các tinh phía Nam, chuẩn bị đội ngũ cho kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, đồng thời cũng để nhằm kỷ niệm ngày 30 tháng 4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

b) Thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi

Kỳ thi Olympic 30-4 được tổ chức mỗi năm vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy

và Chủ nhật trong tuần lễ đầu tiên của tháng 4 tại trường THPT đăng cai

Trong 17 lần tổ chức từ 1995 đến 2011 thì có 13 lần tô chức tại trường THPT

chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh, 1 lần tại trường Quốc học Huế năm 2007, 2 lần tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng vào năm 2005 và

2006, 1 lần tại trường trung học phô thông chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm

2011 Kì thi lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Vũng Tàu

c) Cách thức thi và trao giải thưởng

Cuộc thi gồm có 10 môn: Toán, Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Tin

và Tiếng Pháp Mỗi trường chỉ được cử tối đa 3 học sinh thuộc tham gia thi mỗi môn

mỗi khối Vì vậy, mỗi trường có thê tham dự tối đa là 60 học sinh (30 học sinh lớp 10

và 30 học sinh lớp 11) Mỗi trường sẽ cử một giáo viên phụ trách một môn cho cả hai

khối 10 và 11, nên mỗi trường sẽ có tối đa 10 giáo viên phụ trách 10 bộ môn.

Trang 24

Hội đồng ra đề của mỗi môn gồm có 6 người, phụ trách ra đề môn đó cho cả

2 khối 10 và 11 6 thành viên của hội đồng này sẽ do các giáo viên phụ trách bộ

môn đó của tất cá các trường tham gia chọn ra vào mỗi năm Do đó, có tổng cộng

60 người thuộc hội đồng ra đề và có thê thay đổi hàng năm Hội đồng chấm thi của mỗi môn có số thành viên không nhất định Con số này phụ thuộc vào lượng học sinh tham gia dự thi môn đó và thay đổi theo các năm Các thành viên này cũng do

hội đồng giáo viên phụ trách bộ môn đó chọn ra

Giải thưởng có 3 loại huy chương: vàng bạc và đồng Ở mỗi môn của mỗi

khối, huy chương vàng được trao cho 10% số học sinh dự thi có điểm cao nhất, huy

chương bạc là 15% và huy chương đồng là 159

Cũng ở mỗi môn của mỗi khối, 3 học sinh cao điểm nhất sẽ được tặng danh

hiệu Thủ khoa, Á khoa và Tam khoa Vì vậy một môn thi sẽ có 2 Thủ khoa, 2 Á khoa

và 2 Tam khoa của 2 khối 10 va 11 Đồng thời, cũng ở mỗi môn của mỗi khối, ban tổ chức sẽ trao danh hiệu tập thể xuất sắc nhất môn của khói cho nhóm 3 học sinh

dự thi cùng một môn của một trường, thuộc cùng một khối và có tổng điểm thi cao

nhất trong tất cả các nhóm dự thi cùng môn, cùng khối đó của các trường dự thi d) Giới thiệu vê một sé ki thi Olympic 30-4

Năm học 1994-1995 (lần I), lần đầu tiên kì thi được tổ chức thí điểm tại trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Thành phó Hồ Chí Minh Lúc đó, ngoài

trường đăng cai chỉ có các trường THPT Chuyên của một số tỉnh, thành phó phía

trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đăng cai tổ chức (lần đầu tiên tổ chức năm

1998 — 1999, lần V) Ở kì thi lần này có 60 trường THPT Chuyên và không chuyên từ 28 tỉnh, thành phó tham dự: với 2109 học sinh ở cả hai khối lớp 10, 11

và tổ chức thi đủ 10 môn Tổng số huy chương được trao là 838, trong đó có 212

Trang 25

Huy chương Vàng, 314 Huy chương Bạc và 314 Huy chương Đồng Riêng bộ môn Hóa học, có 12 Huy chương Vàng, 34 Huy chương Bạc và 3§ Huy chương Đồng đã được trao thưởng

Năm học 2009 — 2010, ki thi Olympic 30/4 lần thứ XVI lại được tổ chức tại

trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Thành phó Hồ chí Minh Kì thi này có qui

mô rất lớn gồm 2900 thí sinh của 90 trường thuộc 30 tỉnh thành tham gia tranh tài

đủ 10 môn thi

Tháng 4 năm 2011 (năm học 2010 — 1011), kì thi Olympic 30/4 lần thứ XVII

được tô chức tại trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Thành phố Cần Thơ Ở ki thi

này, có 3257 học sinh tham dự đại diện cho 94 trường THPT Chuyên và không

chuyên tranh tài đú 10 môn thi

Nam hoc 2011 — 2012, kì thi Olympic 30/4 lần thứ XVIII được tổ chức tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Thành phố Vũng Tàu Kì thi này có qui mô rất

lớn gồm 3856 thí sinh của 114 trường tham gia tranh tài đủ 10 môn thi

Năm học 2012-2013, ki thi Olympic 30/4 lan thir XIX được tổ chức tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành phó Hồ Chí Minh

1.4 Phương pháp phát hiện và tô chức bồi đưỡng học sinh giỏi hoá học

1.4.1 Phương pháp phát hiện

Để phát hiện được những cá nhân học giỏi thì nhà trường, giáo viên phụ trách thông qua:

- Hồ sơ cá nhân học sinh (học bạ):

+ Kết quả học tập môn hóa (ké cả các môn khoa học tự nhiên) ở bậc THCS

(đối với học sinh lớp 10); hoặc ở năm học trước (đối với học sinh lớp 11,12)

+ Các kì thi HSG môn hóa mà học sinh tham gia: Học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh

+ Nền tảng gia đình, ảnh hưởng giáo dục từ gia đình

- Biểu hiện của học sinh trong các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa: + Có khả năng tư duy toán học, khả năng quan sát nhận thức van đề nhanh rõ ràng

+ Luôn hào hứng trong các tiết học, nắm bài mới nhanh, trả lời được

các câu hỏi khó giáo viên đưa ra và tự đặt ra các câu hỏi hay đề tham gia thảo luận trên lớp

Trang 26

+ Lĩnh hội và vận dụng tốt các khái niệm, định luật hóa học Giải các bài

toán hóa học đúng, nhanh và sáng tạo Vận dụng thành thạo các phương pháp giải bài tập và đề xuất được các phương pháp giải mới

+ Tiến hành thí nghiệm đúng trình tự, khoa học Thao tác thí nghiệm rõ ràng,

đứt khoát, chuẩn

+ Các bài kiểm tra, bài thi đều đạt điểm cao

+ Tham gia tích cực và đạt kết quả tốt các buổi ngoại khóa hóa học, các cuộc thi cia Câu lạc bộ Hóa học do nhà trường tổ chức, các bài thi trên các tạp chí chuyên môn (Tạp chí Hóa học ứng dụng, .)

- Căn cứ vào các tiêu chí về HSG hóa học như đã nêu trên, giáo viên bồi

dưỡng HSG cần phải xác định được:

+ Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ, chính xác của học

sinh so với yêu cầu của chương trình hóa học phổ thông

+ Mức độ tư duy của từng học sinh và đặc biệt là đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh một cách linh hoạt, sáng tạo

- Trong quá trình đạy học hóa học, giáo viên cần:

+ Làm rõ mức độ đầy đủ chính xác của kiến thức, kỹ năng kỹ xảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa Muốn vậy, cần phải kiểm tra học sinh ở nhiều phần của chương trình, kiêm tra cả kiến thức lý thuyết,

bài tập và thực hành Có thể linh hoạt thay đổi một vài phần trong chương trình,

nhằm mục đích đo khả năng tiếp thu của mỗi học sinh trong lớp Và giảng dạy lý thuyết là một quá trình trang bị cho học sinh vốn kiến thức tối thiểu (phần cứng)

trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài học sinh thông qua

các câu hỏi củng có, nghiên cứu, các lời phát biểu

+ Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng học sinh bằng nhiều

phương pháp và nhiều tình huống Tạo ra nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của từng học sinh Đặc biệt đánh giá khá năng vận

dụng kiến thức một cách linh hoạt, sang tao

+ Soạn thảo và lựa chọn một số bài tập đáp ứng hai yêu cầu trên đề phát triển học sinh có năng lực trở thành HSG hóa học

- Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thê phát hiện HSG hóa học theo các tiêu chí:

Trang 27

+ Mức độ đầy đủ, rõ ràng về mặt kiến thức

+ Tính logic trong bài làm của học sinh đối với từng yêu cầu cụ thể

+ Tính khoa học, chỉ tiết, độc đáo được thể hiện trong bài làm của học sinh + Tính mới, tính sáng tạo (những đề xuất mới, những giải pháp có tính mới

về mặt ban chất, cách giải bài tập hay ngắn gọn )

+ Mức độ làm rõ nội dung chủ yếu phải đạt được của toàn bài kiểm tra + Thời gian hoàn thành bài kiểm tra

1.4.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi hoá

Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quá bồi dưỡng mà còn tránh bỏ

sót HSG và không bị quá sức đối với những em không có tố chất

1.4.2.2 Ké hoạch tô chức bồi dưỡng

a) Kích thích động cơ học tập của học sinh

Để việc bồi dưỡng HSG có hiệu quả thì không thể không chú ý tới việc kích

thích động cơ học tập của học sinh tham gia vào đội tuyển HSG Giáo viên dạy đội tuyển HSG có thê tham khảo các đề xuất sau:

- Hoàn thiện những yêu cầu cơ bản:

+ Tạo môi trường dạy — học phù hợp

+ Thường xuyên quan tâm tới đội tuyển

+ Giao các nhiệm vụ vừa sức cho học sinh và làm cho các nhiệm vụ đó trở

nên thực sự có ý nghĩa với bản thân họ

- Xây dựng niềm tin và những kỳ vọng tích cực trong mỗi học sinh:

+ Bắt đầu công việc học tập, công việc nghiên cứu vừa sức đối với học sinh

+ Làm cho học sinh thấy mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể và có thể đạt tới được + Thông báo cho học sinh rằng năng lực học tập của các em có thể được nâng cao hoặc đã được nang cao Dé nghị các em cân cô găng hơn nữa

Trang 28

- Lam cho học sinh tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào

đội tuyên học sinh giỏi

+ Việc học trong đội tuyển trở thành niềm vui, niềm vinh dự

+ Tác dụng của phương pháp học tập, khối lượng kiến thức thu được khi tham gia đội tuyển có tác dụng như thế nào đối với môn hóa học ở trên lớp, với các môn học khác và với cuộc sống hằng ngày

+ Giải thích mối liên quan giữa việc học hóa học hiện tại và việc học hóa học

mai sau

+ Sự ưu ái của gia đình, nhà trường, thầy cô và phần thưởng giành cho các

học sinh đạt giải

b) Xây dựng chương trình

Nhà trường xây dựng chương trình bồi đưỡng môn hóa học cho HSG Trên

cơ sở đó, giáo viên trực tiếp giảng dạy xây dựng chương trình bồi dưỡng môn hóa học dưới sự chỉ đạo và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường

Hiện nay, có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, internet

song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chỉ tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt Giáo viên cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt HS từ kiến thức cơ bản của nội dung chương trình học chính khóa, tiến dần tới chương trình nâng cao (tức là trước hết phải khắc sâu kiến

thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng để mở rộng và nâng

cao dần)

Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp Đồng thời cũng phải có ôn tập cúng có

Soạn thảo một tiết học bồi dưỡng môn hóa học, gồm có:

- Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà

- Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết, ví dụ từ kiến thức cơ bản đến nâng cao)

- Bài tập vận dụng

- Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà (bài tập về nhà luyện tập thêm,

tương tự bài ở lớp)

Trang 29

Một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống được mà đòi hỏi phải có sự trợ giúp của giáo viên

Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư thời gian tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng Cần lưu ý rằng: Tùy thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít

Đối với trường THPT chuyên, học sinh các lớp chuyên được học theo chương trình do Bộ GD & ĐT biên soạn Các em được học toàn diện về các môn

như các học sinh trường THPT không chuyên khác Tuy nhiên, để tăng thời lượng cho các môn chuyên, một số môn học khác được xếp giảng dạy rút gọn, học đủ kiến thức trong thời gian ngắn hơn

Sau khi học hết học kỳ 1 của lớp 10, các giáo viên phát hiện các HSG của lớp chuyên, tách các học sinh này theo nhóm đề dạy nâng cao

Nhóm học sinh xuất sắc được đưa thêm kiến thức, khuyến khích tự học, đây

nhanh quá trình tích lũy kiến thức đề sang lớp 11 có đủ kiến thức của lớp 12 tham

gia thi HSG quốc gia 12

Nhóm thứ hai được bồi dưỡng ở mức độ chậm hơn, chắc chắn và chuyên sâu

sẽ tham gia thi HSG quốc gia khi các em sang học lớp 12

Việc bồi dưỡng HSG được chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Cuối lớp 10, học các kiến thức cơ bản, chuyên sâu của chương

trình THPT

- Giai đoạn 2: Bồi dưỡng nâng cao tiếp cận với các vần đề của kỳ thi HSG

quốc gia, quốc tế

c) Nội dung và phương pháp giảng day

Giáo viên cần phải tổng kết và đúc rút những nội dung chính mà các bài thi HSG tỉnh và HSG quốc gia môn hóa học thường đề cập để giúp học sinh có định

hướng một cách khái quát Ví dụ:

- Phần hóa đại cương:

+ Cấu tạo nguyên tứ

+ Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

Trang 30

+ Nhiệt động hóa học (đề cập tới cân bằng hóa học)

+ Động hóa học (chủ yếu cho vòng 2 HSG tỉnh và HSG quốc gia)

+ Dung dich va dung dịch điện li

+ Phản ứng oxi hóa — khử

+ Điện hóa (về pin điện, điện phân)

- Phần hóa vô cơ:

+ Phản ứng của các chất vô cơ

+ Nhận biết các chất vô cơ

+ Một số các bài toán vô cơ

- Phần hóa hữu cơ:

+ Hóa lập thể chất hữu cơ (gluxit protein, peptit và gluxit)

+ Cấu trúc và tính chất vật lý

+ Cấu trúc và tính chất axit — bazơ

+ Nhận biết các chất hữu cơ

+ Phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng

+ Xác định cấu tạo chất hữu cơ (từ tính chất)

+ Tổng hợp hữu cơ (sơ đồ)

+ Một số các bài toán hữu cơ

Tùy theo từng giai đoạn cụ thể, từng khối lớp mà giáo viên soạn thảo nội

dung bồi dưỡng phù hợp Nội dung dạy học gồm hệ thống lý thuyết và hệ thống bai

tập tương ứng Trong đó, hệ thống lý thuyết phải được biên soạn đầy đủ, ngắn gọn,

dễ hiểu, bám sát yêu cầu của chương trình; soạn tháo, lựa chọn hệ thống bài tập

phong phú, đa dạng giúp học sinh nắm vững kiến thức, đào sâu kiến thức, rèn luyện

kỹ năng và đồng thời phát triển được tư đuy cho học sinh

Sử dụng phương pháp dạy học hợp lý sao cho học sinh không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và quá tải đồng thời phát huy được tối đa tính tích cực, tính sáng tạo

và nội lực tự học tiềm ấn trong mỗi học sinh: như: thuyết trình, thảo luận, tự học, tự

nghiên cứu

d) Huong dẫn học sinh tự học và tổng kết

Trong quá trình bồi dưỡng, GV yêu cầu HS: Đọc trước các phần lý thuyết cơ

bản trong SGK, trong một số tài liệu tham khảo tập hợp lý thuyết cơ bản để hỗ trợ

Trang 31

giải quyết các vấn đề theo các chủ điểm liên quan Tiếp tục xây dựng các câu hỏi và bài tập theo các nội dung lý thuyết đã học

Giao các bài tập nhỏ, bài tập lớn, bài tập chuyên đề cho cá nhân và nhóm học sinh Tài liệu giúp HSG tự học tốt nhất là vở của các HSG năm trước được giữ lại cho các HSG nim sau Cac dé thi Olympic, HSG tinh, quốc gia, quốc tế và các cuốn sách chuyên khảo đặc biệt được sưu tầm và nhân bản Hướng dẫn học sinh thu thập các tài liệu qua nhiều kênh, tạp chí hóa hoc, hoa hoc tng dung, internet Nho do, các GV đã rèn luyện cho HS ý thức và phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo, tính tư duy độc lập

Tất cả các HSG đều phải viết các bài tổng kết lớn đối với các kiến thức đã

học đưới sự hướng dẫn của giáo viên Nhờ công việc này, mỗi học sinh được rèn luyện các khả năng phân tích và tổng hợp Nhiều học sinh có thể xây dựng được các bài tập khó đề bước đầu rèn luyện khả năng sáng tạo

1.4.2.3 Sàng lọc đội tuyén

Giáo viên cần xác định đây là công việc thường xuyên, liên tục dé nâng cao

chất lượng của đội tuyển HSG, thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các học sinh

Trong quá trình dạy đội tuyển, giáo viên có thé đánh giá khả năng, kết quả học

tập của học sinh qua nhiều hình thức như quan sát hành động của từng em trong quá trình học tập; kiểm tra hoặc phỏng vấn, trao đổi Hiện nay, các giáo viên thường đánh giá kết quả học tập của học sinh trong đội tuyển bằng các bài kiểm tra, bài thi (bài tự luận hoặc bài thi hỗn hợp) Tuy nhiên cần chú ý là các câu hỏi trong bài thi nên được biên soạn sao cho có nội dung khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh 1.4.2.4 Chính sách hỗ trợ, động viên, xã hội hoá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (khuyến học)

1.4.2.4.1 Xã hội hóa công tác bồi dưỡng HSG

Kết quả bồi đưỡng HSG còn phụ thuộc rất nhiều vào các lực lượng giáo dục trong xã hội Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch hoạt động đề thu hút các lực lượng này quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi đưỡng HSG Cụ thẻ là:

- Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, các cấp lãnh đạo

- Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội

- Tham mưu với các cáp chính quyền địa phương

Trang 32

- Thực hiện tốt việc dân chủ hóa trong nhà trường

1.4.2.4.2 Tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác bôi dưỡng IISG

a) Đối với học sinh

Những học sinh có thành tích cao trong đợt thi HSG các cấp sẽ được tuyên dương và nhận phần thưởng xứng đáng với thành tích đạt được

Theo thông tin mới nhất về kì thi tuyên sinh Đại học — Cao đăng năm 2012,

có bổ sung quyền lợi của HSG quốc gia như: Tuyển thăng HSG quốc gia đạt giải nhất, nhì, ba vào đại học và giải khuyến khích vào cao đẳng các ngành đúng hoặc ngành gần đúng theo môn học sinh đạt giải

Việc này khích lệ rất lớn tới phong trào học tập trong nhà trường

b) Dối với giáo viên

Những giáo viên có thành tích cao trong các đợt hội thi giáo viên giỏi, các giáo viên có thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG đều được nhận những phần thưởng về vật chất và tinh thần tương xứng với công sức bỏ ra dành cho công tác giáo dục Đây là việc làm cần thiết để đây mạnh phong trào thi đua “day tét hoc tốt” trong tập thể sư phạm nhà trường

e) Đối với tập thê nhà trường

Những tập thể nhà trường có thành tích cao trong bồi dưỡng HSG thì được

Bộ GD - ĐT, Sở GD - ĐT, Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng

Ngoài ra, hằng năm sau mỗi kỳ thi HSG quốc gia, HSG tỉnh đều có thống kê

kết quả thi của các trường Điều này giúp khích lệ sự phấn đấu, thi đua giữa các trường, giúp đầy mạnh phong trào bồi đưỡng HSG trên toàn quốc

TIỂU KÉT CHƯƠNG 1

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã nêu ra được:

- Một số quan niệm về HSG, những phẩm chất và năng lực tư duy cân có của

một HSG hóa học, biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG hóa học

- Tâm quan trọng của đê tài khi xây dựng các dạng bài tập phần tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học nhằm bồi dưỡng IISG hóa học

- Giới thiệu vê một số kì thi IISG hóa học các cắp (tính, khu vực, quốc gia và

quốc tế)

- Dé tai cũng nêu lên được thực trạng của việc bồi dưỡng HISƠ va day hoc hóa học ở các trường chuyên

Trang 33

Chương 2

XÂY DUNG CAC DANG BAI TAP BOI DUONG HOC SINH GIOI HOA HOC PHAN TOC DO PHAN UNG VA CAN BANG HOA HOC

GO TRUONG TRUNG HOC PHO THONG

2.1 Co sé li thuyét héa hoc

2.1.1 Điều kiện động học xảy ra phản ứng hóa học

Phản ứng hóa học chỉ có thể xảy ra nêu có va chạm giữa các phân tử có đủ năng lượng là nội dung của định luật tác dụng khối lượng hay định luật - phương trình tốc độ phản ứng (thực nghiệm): V=kC~C?

Theo li thuyét phản ứng và thực nghiệm: Va chạm hoạt động là các va chạm

giữa các hạt có đủ năng lượng vượt qua năng lượng hoạt hóa E hay Ea

2.1.2 Đường cong động học và tốc độ phản ứng

Đường cong động học:

Khi xét một phản ứng: Ví dụ A-> B

Khi đó Cạ giảm dần, Cp tăng dần theo thời gian phản ứng t Nếu biễu diễn C

theo t ta có đường cong động học:

Cc

Tốc độ của phản ứng hóa học:

Xét phản ứng trong hệ đồng thể: nA + mB + =n A' +mB' +

Tốc độ của phân ứng đã cho được xác định như sau: Vạ = d[A ]/dt

Tốc độ của phản ứng được đo bằng độ biến thiên nồng độ tức thời của sản phẩm theo thời gian

TNJA] + apy satay + apy

v=

Trang 34

Bậc và phân tử số của phản ứng:

Đối với phản ứng với các hệ số hợp thức đã cho ở trên, biêu thức tốc độ được

cho bởi phương trình động học:

v= k [A]* [BP

k là hằng số tốc độ chỉ phụ thuộc nhiệt độ

a, là bậc riêng phần đối với chất A và chất B

Tổng ơ + B+ là bậc toàn phần của phản ứng: Bậc của phản ứng có thể là số nguyên, phân số, dương hoặc âm và có thể bằng không

2.1.3 Bậc của phản ứng, một số phản ứng đơn giản

Khi thoi gian t= 0: [A] = Co= a

Nồng độ A bị mắt sau thời gian dt là x, lúc đó Cụ = a-x

Có hai trường hợp về loại phản ứng này:

Trường hợp 1: Sơ đồ chung là

2A — Sản phẩm A+B -› Sản phẩm

Trang 35

Với nồng độ ban đầu của A và B bằng nhau

Phương trình động học dạng tích phân:

1x ta(a—x)

- Hoặc là phản ứng tạo ra sản phẩm được quan tâm nhất

b) Phân ứng nối tiếp

Sơ đồ đơn giản nhất có dạng

A—>B—=>D

A: Chat dau; B: Chat trung gian; D: Chất cuối

kị kạ là hằng số tốc độ của hai giai đoạn phân ứng nối tiếp đó

Trang 36

Tại thời điểm: vụ = 0 —> vị = vạ ta có cân bằng hóa học

d) Phan tng liên hợp:

So dé phan ứng liên hợp có dạng

A+B>M A+DON

(Nghĩa là một phản ứng chỉ xảy ra được đồng thời với phản ứng kia)

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

2.1.5.1 Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng Định luật tác dụng khói

lượng Cmldberg-waage

Xét phán ứng đồng thể: aA + bB — Sản phẩm

Guldberg-waage đã tìm ra định luật sau:

“Tóc độ của phản ứng hóa học tỉ lệ thuận với tích SỐ nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mĩ bằng những con số thu được từ thực nghiệm ”

— Phương trình động học: v = k CẠ.Cÿ

Trong do: Ca , Cp la nong độ mol của A và B ở thời điểm tính tốc độ phản ứng x, y là những con số xác định bằng thực nghiệm

Tổng x+ y: Bậc của phản ứng

k: hing số tốc độ phản ứng chí phụ thuộc vào nhiệt độ

2.1.5.2 Ảnh hướng của nhiệt độ đến tóc độ của phản ứng

2.1.5.2.1 Qui tac Van’t Hoff

Bằng thực nghiệm: Van't hoff nhận thay rằng: Cứ tăng nhiệt độ lên 10C, thì tốc độ phản ứng tăng lên khoảng từ 2 đến 4 lần

Con sé chi số lần tăng lên của tốc độ phân ứng khi nhiệt độ ting thém 10°C

gọi là hệ số nhiệt độ của tốc độ phán ứng và được kí hiệu là +

Nêu tăng nhiệt độ từ tị lên t; ta có: - y

2.1.5.2.2 Phuong trinh Arrhenius

Bằng thực nghiệm Arrhenius rút ra phương trình về ảnh hưởng của nhiệt độ đến v chính xác hơn:

Trang 37

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phán ứng mà không bị tiêu hao trong

phản ứng hóa học, nghĩa là sẽ phục hồi, tách khỏi sản phẩm phản ứng mà không bị

biến đổi về tính chất lẫn về lượng

Vai trò của xúc tác là làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng đề tăng tốc độ phan img

2.1.5.4 Ảnh hưởng của diện tích bê mặt chất rắn

Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng

2.1.6 Phản ứng thuận nghịch

Phản ứng thuận nghịch là phán ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện (trong phương trình phản ứng hóa học ta dùng mỗi tên hai chiều)

Ví dụ: N;+3H;ạ“ 2NH;

2.1.7 Cân bằng hóa học

Trong phản ứng thuận nghịch các chất tham gia phản ứng tác dụng với nhau tạo thành các sản phẩm phản ứng, đồng thời các sản phẩm cũng tác dụng với nhau tạo lại các chất đầu Khi nào lượng các chất mắt đi theo phản ứng thuận bằng lượng của chúng được tạo thành theo phản ứng nghịch thì ta nói phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng hóa học Lúc này thành phần các chất trong phản ứng

không biến đổi nữa

Đây là cân bằng động vì phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra nhưng với vận tốc bằng nhau

2.1.7.1 Điều kiện cân bằng của một phản ứng hóa học

Xét phản ứng hóa học : aA +bB ` cC+đD

Trang 38

Xuất phát từ biểu thức AG của phản ứng ở điều kiện thí nghiệm (không chuẩn):

A*Cp

Khi T, P = const > AG? = const

Tai thời điểm cân bằng ta có: AG =0

Kc gọi là hằng số cân bằng biểu thị qua nồng độ mol/I

Nếu phản ứng xảy ra trong pha khí ta thay nồng độ bởi áp suất riêng phần, ta

có Kp — hằng số cân bằng biểu thị theo áp suất:

PÊx pd A^bB

Nêu tính theo nông độ phân sô mol Xi em: có:

n

1 © vd

X¬XxX

K; re (5)

A**B Xét mối quan hé gitta Kc, Kp, Kx:

Ta giá sử PẠ Pg Pc Pp là áp suất riêng phần của khí A, B, C, D tại lúc cân

bằng và nạ, ng, nc, np là số mol tương ứng trong thể tích V lít:

Ta cé: Py mage T=[A]RT > [A]¬

Trang 39

Tương tự: [B] -‹) ee | - thay vào (3) ta có:

Theo định luật Dalton: P; = x;P

Trong đó: P; là áp suất riêng phần khí ¡

P= YP; là áp suất toàn phần của hệ (áp suất chung)

xị là nồng độ phân số mol chat i

Với ai = P/Pọ gọi là hoạt áp của khí ¡ Thường chấp nhận Pọ = latm, khi đó a¡

là một hư số có gia tri aj = P; Do đó, K là đại lượng không có thứ nguyên

Tương tự, trong dung dịch ta có hoạt độ a¡ = C/Cọ (Cọ = Imol/1)

2.1.7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Một hệ cân bằng được giữ nguyên chỉ khi các thông số trạng thái đặc trưng cho hệ không bị biến đổi Nếu một trong các thông số này bị biến đổi thì cân bằng của hệ bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái cân bằng khác gọi là sự chuyên dịch cân bằng Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng là nhiệt

do, ap suất và nồng độ.

Trang 40

e Ảnh hưởng của nhiệt độ: Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta tăng

nhiệt độ của hệ thì cân bằng sẽ chuyền dịch theo chiều thu nhiệt, còn khi giám nhiệt

độ thì cân bằng chuyền dịch theo chiều tỏa nhiệt

AG? = AH? -TAS®= -RTInK

AH? AS

RT R

=> InK=

Néu coi gan ding AH’ va AS’ khong thay đổi theo nhiệt độ ta thấy:

- Nếu phân ứng tỏa nhiệt (AH? < 0) thì khi tăng nhiệt độ hằng số cân bằng K

sẽ giảm: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

- Nếu phán ứng thu nhiệt (AH” > 0) thì khi tăng nhiệt độ, hằng số cân bằng K

sẽ tăng: Cân bằng chuyền dịch theo chiều thuận

e Ảnh hưởng của áp suất: Một hệ trạng thái cân bằng , nếu ta tăng áp suất của hệ lên thì cân bằng sẽ chuyền dịch sang chiều giảm áp suất của hệ (có số mol khí ít hơn) ngược lại nếu ta giảm áp suất của hệ thì cân bằng sẽ chuyền dịch sang chiều giảm áp suất (có số mol khí ít hơn)

e Ảnh hưởng của nồng độ: Một hệ đang ở trạng thái cân bằng , nếu ta tăng

nồng độ của một chất nào đó trong hệ thì cân bằng sẽ chuyền dịch theo chiều giảm

nồng độ chất đó, và ngược lại nếu ta giảm nồng độ một chất nào đó trong hệ thì cân bằng sẽ chuyền địch sang phía tăng nồng độ của chất đó lên

Nhu vay dấu của AG được quyết định bởi tỉ se

Cc

- Nếu Q < Kc —> AG <0 : phán ứng xảy ra theo chiều thuận là chiều có tác

dụng làm Q tăng cho tới khi Q = Kc thì cân bằng được thiết lập

-Néu Q > Kc > AG >0 : phản ứng xảy ra theo chiều nghịch là chiều có tác

dụng làm Q giảm cho tới khi Q = Ke thi can bằng được thiết lập.

Ngày đăng: 20/08/2014, 05:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w