Còn về phần người nhượng quyền thương mại, tưtưởng kinh doanh của họ và cách thức hoạt động đối với các vùng, các sản phẩm vàdịch vụ khác nhau cũng được mở rộng.. Điều kiện sử dụng hình
Trang 1VAYBÀI TẬP NHÓM 9 Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
1 Định nghĩa nhượng quyền thương mại:
Nhượng quyền thương mại là hệ thống marketing dọc trong đó một công ty cungcấp một cá nhân hoặc công ty khác (bên được nhượng thương mại) quyền thương mại
để kinh doanh trong một vùng địa lí kèm theo sự hỗ trợ về mặt tổ chức, đào tạo,thương mại và quản lý
Quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm ba mối quan hệ:
- Quan hệ pháp lí: Trụ cột của quan hệ pháp lí chính là hợp đồng giữa ngườinhượng quyền và người được nhượng quyền Mối quan hệ pháp lí này quy định rằngmỗi bên phải tuân thủ và đảm đương những trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể
- Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại gắn kết các đối tác nhượng quyềnthương mại với nhau thông qua các hoạt động hàng ngày cần thiết nhằm cung cấp sảnphẩm và dịch vụ được khách hàng chấp nhận Bên nhận quyền thương mại hoạt độngkinh doanh chủ yếu dưới thương hiệu và theo chiến lược marketing của bên nhượngquyền Trong khi quan hệ pháp lí cần được ổn định, quan hệ thương mại lại linh động;quan hệ này có xu hướng thay đổi để thích ứng với tình hình thị trường khác nhau.Những thay đổi này thường dẫn đến mâu thuẫn giữa bên nhượng quyền và bên đượcnhượng quyền Tuy nhiên, miễn là hai bên cùng cam kết thoả mãn nhu cầu thị trường
và dựa vào nhau để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, những mâu thuẫnnày có thể được giải quyết
- Quan hệ phi thương mại: Quan hệ phi thương mại là sợi dây liên kết bền chặt,hướng đến tương lai và mang tính hợp tác hiện hữu giữa hai thành viên kênh độc lập-bên nhượng quyền thương mại và bên được nhượng quyền thương mại - mỗi bên hoạt
Trang 2động với tư cách cá nhân cho lợi ích cao nhất của mình Khi mà khía cạnh luật pháp
và thương mại đều được thực hiện tốt, mỗi thành viên kênh sẽ nhận ra rằng thành côngcủa mình luôn gắn liền với thành công của đối tác Các bên nhượng quyền thương hiệu vàbên được nhượng thực chất luôn liên hệ qua lại lẫn nhau
Những hệ thống nhượng quyền thương mại bao gồm mạng lưới người nhượngquyền và người được nhượng quyền Trong hệ thống này, bên được nhượng quyềnthương mại nhận được sự đào tạo, hướng dẫn và sự chuẩn bị sử dụng bí mật thươnghiệu, quy trình hoạt động cũng như khuyến mãi trên toàn hệ thống nhằm phát triển vàduy trì doanh nghiệp có lợi nhuận Còn về phần người nhượng quyền thương mại, tưtưởng kinh doanh của họ và cách thức hoạt động đối với các vùng, các sản phẩm vàdịch vụ khác nhau cũng được mở rộng
2 Điều kiện sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại:
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyềncho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá cungứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- (1) Việc mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức và
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hànghoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinhdoanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
- (2) Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyềntrong việc điều hành công việc kinh doanh”
3 Các hình thức nhượng quyền thương mại:
Có hai hình thức nhượng quyền chính:
- Nhượng quyền sản phẩm/tên thương mại: Là hình thức đòi hỏi người được
nhượng phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của người nhượng Loại hình nhượngquyền này phổ biến trong lĩnh vực phân phối xe hơi, xăng dầu lẻ và nước ngọt Loạihình này chiếm hơn 50% doanh số nhượng quyền và khoảng 33% đơn vị nhượngquyền ở Mĩ
Trang 3- Nhượng quyền mô hình kinh doanh: được giới thiệu vào thế kỉ 20 bởi công ty
Nhà hàng A&W Loại hình nhượng quyền này tìm kiếm người được nhượng sao lạimột khái niệm kinh doanh hoàn chỉnh - bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu
và phương thức hoạt động - tại cộng đồng địa phương của họ Hơn 2000 loại chủnhượng hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp dịch vụ hiện đang sử dụng các
mô hình kinh doanh Nhượng quyền mô hình kinh doanh đã chiếm phần lớn trongtăng trưởng nhượng quyền thương mại ở Mỹ và nước ngoài kể từ năm 1950 Trongnhững thập kỉ gần đây, loại hình nhượng quyền thương hiệu này ngày càng chiếm vịtrí quan trọng trong các đơn vị nhượng quyền, hiện đang hoạt động trong khoảng 70phân loại kinh doanh cụ thể và 19 loại hình kinh doanh rộng hơn
Nhằm đáp ứng với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường, người nhượng quyềnthương mại đã liên tục thay đổi hình thức ban đầu của loại hình nhân rộng này Theocông ty nghiên cứu thị trường Arthur Anderson & Co., khoảng 90% nguyên mẫunhượng quyền hiện nay đều đã được phát triển trong vòng 10 năm qua Nguyên nhândẫn đến cách tân loại hình thương hiệu bắt nguồn từ mong muốn phân đoạn những thịtrường cũ, yếu, chiếm thiểu số và thích ứng với những xu hướng kinh tế xã hội mớinổi lên Điều này phù hợp với CRM luôn thôi thúc các thành viên kênh phải nhạy cảmvới nhu cầu thay đổi của thị trường
4 Lợi ích và Rủi ro trong nhượng quyền thương mại có thể được xem xét từ hai phía:
4.1 Bên nhượng quyền:
Bên nhượng quyền thực hiện việc nhượng quyền thường là đã đạt được sự thànhcông nhất định trong kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ; xây dựng được uy tín,thương hiệu trên thị trường Bên nhượng quyền có thể tự tìm kiếm các đối tác hoặccác đối tác tự tìm đến đề nghị nhượng quyền Do vậy, họ luôn ở thế chủ động, chiếm
ưu thế so với bên nhận nhượng quyền Việc thực hiện nhượng quyền có thể đem lạinhiều lợi ích, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro Có khi chỉ cần một sơ xuất nhỏ cóthể làm sụp đổ cả hình ảnh, thương hiệu mà doanh nghiệp dày công xây dựng Vì vậy,
Trang 4khi nhượng quyền thương mại doanh nghiệp không thể không cân nhắc đến vấn đềnày
Đối với bên nhượng quyền thì lợi ích và rủi ro khi thực hiện nhượng quyềnthương mại thể hiện ở những điểm sau:
4.1.1 Lợi ích khi thực hiện nhượng quyền:
Đem lại các cơ hội trong việc phân phối nhanh chóng, hiệu quả hàng hoá hoặcdịch vụ hơn là việc tự bỏ vốn, đào tạo lao động và tự thực hiện việc marketing, tổchức mua - bán và phân phối;
Việc sử dụng nguồn vốn của người nhận nhượng quyền sẽ tạo ra sự linh hoạttrong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh hơn là việc doanh nghiệp tự phải tìm nguồnvốn;
Rất nhiều công ty trong mạng lưới phân phối hoặc cung cấp dịch vụ sử dụngnhân công của họ sẽ mong muốn khuyến khích người lao động thông qua việc kết hợptiền lương của người lao động với doanh thu bán hàng mà họ đạt được Nhượngquyền sẽ thúc đẩy quá trình này;
Thu được nhiều lợi nhuận hơn và tăng uy tín, thương hiệu nhờ việc gia tănglượng mua - bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ
4.1.2 Rủi ro đối với người nhượng quyền:
Mất quyền kiểm soát tuyệt đối đối với bí mật kinh doanh và nhãn hiệu hànghoá/dịch vụ;
Một phần lợi nhuận sẽ bị chia sẻ với bên nhận nhượng quyền trong hệ thốngphân phối;
Yêu cầu đối với các kỹ năng và kỹ thuật để kiểm soát bên nhận nhượng quyền
và các hỗ trợ cho bên nhượng quyền khác với việc thực hiện hoạt động kinh doanhvới chính những người lao động của mình
Bởi vậy, khi thực hiện việc nhượng quyền doanh nghiệp nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Thương hiệu của mình liệu có được bảo vệ khi thực hiện việc nhượngquyền? Các doanh nghiệp chỉ nên thực hiện việc nhượng quyền khi thương hiệu của
Trang 5mình đã được bảo vệ an toàn tức là có một cơ chế bảo vệ và xử lý khi có những hành
vi xâm phạm đến thương hiệu (như đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký quyền sở hữucông nghiệp) Khi xây dựng được một thương hiệu mạnh, có uy tín, mới nên thựchiện việc nhượng quyền
- Hợp đồng nhượng quyền được soạn thảo như thế nào? Khi thực hiện việcnhượng quyền doanh nghiệp cần dự liệu và phải có biện pháp phòng ngừa những rủi
ro phát sinh như ràng buộc trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền, quy định các chếtài,
- Bản giới thiệu của bên nhượng quyền mang tính tiết lộ thông tin liệu cóđảm bảo tính bí mật cho hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp?
- Việc đăng ký nhượng quyền tại cơ quan nhà nước được thực hiện theo cơchế nào?
Vì vậy, trước khi thực hiện nhượng quyền doanh nghiệp cần phải có sự tư vấncủa các chuyên gia về thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tài chính, kế toán,
vv
4.2 Bên nhận nhượng quyền:
4.2.1 Lợi ích khi tiến hành kinh doanh bằng nhượng quyền
Không cần phải có sẵn một cơ sở kinh doanh nói chung, kỹ năng quản lý hoặc
sự hiểu biết chuyên sâu theo các yêu cầu của hoạt động thương mại;
Có được thuận lợi nhờ tên thương mại, uy tín và danh tiếng mà bên nhượngquyền đã xây dựng lên Điều này có thể rút ngắn thời gian cho bên nhận nhượngquyền so với việc tự mình xây dựng một thương hiệu và đạt được thành công trongkinh doanh;
Nhu cầu đầu tư về vốn thường ít hơn khi nhận nhượng quyền so với việc tựkhởi sự kinh doanh vì các nhà tài chính luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn cho bên nhậnnhượng quyền vì tiềm năng thành công của việc nhượng quyền Vì thế, việc huy độngvốn sẽ dễ dàng hơn;
Rủi ro trong kinh doanh cũng sẽ được giảm thiểu;
Trang 6Bên nhận nhượng quyền có thể sử dụng hiệu quả tiềm lực kinh doanh của bênnhượng quyền và có thể thu thêm lợi ích khác nhờ quy mô kinh doanh của bênnhượng quyền;
Việc quảng cáo, tiếp thị được sự hỗ trợ từ người nhượng quyền;
Trong thời gian nhượng quyền, người nhận chuyển nhượng còn được sự hỗ trợ
và đào tạo khác từ bên nhượng quyền;
Một số lợi ích khác theo thoả thuận giữa các bên
4.2.2 Rủi ro khi nhận nhượng quyền:
Rủi ro đối với bên nhận nhượng quyền xuất phát từ sự bất cân xứng về thôngtin giữa bên nhượng quyền (chiếm ưu thế về tài sản, vốn, thị trường) và bên nhậnnhượng quyền Đó là:
Bên nhận nhượng quyền sẽ phải chịu sự kiểm soát từ người nhượng quyền.Khác với việc tự tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách độc lập thì việc nhậnnhượng quyền sẽ có nhiều hạn chế đặt ra đối với người nhận nhượng quyền
Người nhận nhượng quyền sẽ phải trả tiền phí nhượng quyền, tiền bản quyềntác giả; đóng góp vào việc quảng cáo và các chi phí cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ
Người nhận nhượng quyền có thể bị hạn chế về việc bán hoặc chuyển nhượnghoạt động thương mại đã nhận nhượng quyền hoặc phải được sự chấp thuận của bênnhượng quyền Hơn nữa người nhượng quyền có thể sẽ yêu cầu một khoản tiền để bênnhận nhượng quyền có thể chuyển giao hoạt động kinh doanh cho một bên khác
Việc kinh doanh của người nhận nhượng quyền có thể bị ảnh hưởng trực tiếp
từ các hoạt động hoặc sự phá sản của người nhượng quyền
Bên nhận nhượng quyền luôn ở vị trí yếu thế so với bên nhận nhượng quyền nên khi nhận nhượng quyền cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố sau:
- Có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ nhượng quyền và các sản phẩm/ dịch vụ
đó có còn được ưa chuộng, có tiềm năng khai thác hay không?
- Bên nhượng quyền đã thực hiện việc kinh doanh được bao lâu; bản giớithiệu của họ và lợi nhuận mà họ thu được như thế nào?
Trang 7+ Có bao nhiêu người đã thực hiện việc nhận nhượng quyền, bao nhiêu thoảthuận nhượng quyền đã chấm dứt và tình hình kinh doanh, lợi nhuận của họ thu đượcnhư thế nào?
+ Hiệu quả của những sự hỗ trợ từ phía bên nhượng quyền khi bên nhậnnhượng quyền yêu cầu;
+ Mức độ cạnh tranh như thế nào? Bên nhượng quyền có cạnh tranh hoặccho phép một bên thứ ba khác cũng nhận nhượng quyền cạnh tranh với bên nhậnnhượng quyền hay không?
+ Nguồn vốn để thực hiện việc nhận nhượng quyền?
+ Người nhượng quyền có tiến hành chọn lựa những người sẽ được chấpnhận làm người nhận nhượng quyền hay không?
+ Việc đánh giá lợi ích và mức độ rủi ro của cả hai bên trong nhượng quyền
sẽ quyết định sự thành công của một thương vụ nhượng quyền quyền thương mại
II XU THẾ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:
1 Lịch sử nhượng quyền thương mại:
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượngquyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu
Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại)được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19,khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinhdoanh đầu tiên cho đối tác của mình
Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến
II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thốngkinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thươnghiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theophương thức này Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanhthịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khácnhư Anh, Pháp, Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ vàmột số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn – nhà hàng
Trang 8đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới Ngày nay, franchise
đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàngkinh doanh theo phương thức nhượng quyền
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã
có các chính sách khuyến khích phát triển franchise Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luậthoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinhdoanh theo phương thức franchise Chính phủ các nước phát triển khác như Anh,Pháp, Đức, Nhật, Ý, cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy,phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việcbán franchise ra nước ngoài Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách vềfranchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các đại học cũng có riêng chuyênngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế
Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác độngcủa franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tấtyếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quanđến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển Năm 1992,Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanhnhượng quyền (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượngdoanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy vàphát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia Singapore, quốc gia láng giềngcủa Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt độngnhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn –nhà hàng,… Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã cócác chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệpThái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế
Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước ngoàinhư: Mc Donald's, KFC, Hard Rock Cafe, Chilli's đồng thời đây là cứ địa đầu tiên
để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á Thông qua đó, hoạt động franchisecủa Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái
Trang 9độ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều thương hiệu đang được “đánh bóng” trênthị trường quốc tế thông qua các cuộc mua bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạchđẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra bên ngoài, được xem là một trong những độngthái quan trọng để phát triển nền kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc.
Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ vàquảng bá hoạt động franchise đã được thành lập Điển hình là Hội đồng Franchise Thếgiới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có thành viên là các hiệp hộifranchise của nhiều quốc gia Ngoài ra, một tổ chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hộiFranchise Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập năm 1960, cókhoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise Thông quacác tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốcgia đã được thực hiện như:
Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế
- Xây dựng niên giám franchise khu vực, và trên toàn thế giới
- Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thôngtin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise
- Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise
2 Các xu thế nhượng quyền thương mại trên thế giới năm 2011:
Nhìn chung trong năm 2011, hình thức marketing nhượng quyền thương mại quatruyền thông xã hội chắc chắn sẽ còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa; và ngày càngnhiều doanh nghiệp nhượng quyền thương mại bắt đầu chuyển đổi sản phẩm và dịch
vụ theo hướng thân thiện hơn với môi trường trong năm tới
Hình mẫu kinh doanh nhượng quyền (nhượng quyền thương mại) đã có ảnhhưởng rất lớn đến nền kinh tế kể từ những năm 1850, khi doanh nghiệp nhượng quyềnthương mại đầu tiên ra đời bởi Singer Sewing Machine Company Tuy nhiên, giờ đâylại có một sự đảo ngược khá lớn Nền kinh tế đang ảnh hưởng đến ngành nhượngquyền thương mại, và đó là một xu hướng chính cần phải xem xét
Điều đầu tiên, đó là sự thiếu hụt liên tiếp của các khoản kinh phí hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ mới thành lập Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các chủ sở hữu
Trang 10nhượng quyền thương mại tiềm năng, khiến họ không thể trở thành một chủ sở hữunhượng quyền thật sự Một số người linh hoạt hơn thì tìm kiếm các khoản vay khác,
và đã thành công trong việc thành lập một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại.Thứ hai, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, và chưa có một dự đoán nào về sự tăngmạnh của việc làm trong năm 2011 được đưa ra Các doanh nghiệp nhượng quyềnthường hay hướng đến một đội ngũ quản lý và nhân viên tinh giản nhất có thể Nhómmục tiêu này thường được hưởng một gói trợ cấp thôi việc đủ để trang trải cuộc sốngtrong một thời gian, và họ cũng có khả năng dành dụm được một khoản đáng kể để làmtăng giá trị ròng (Các doanh nghiệp nhượng quyền luôn quan tâm đến giá trị ròng và coi
đó là một tiêu chí hàng đầu để hợp tác kinh doanh)
Bất động sản thường là phần chính trong bản báo giá trị ròng của các ứng viênmuốn tham gia nhượng quyền thương mại Đó chính là vấn đề khi giờ đây giá trị nhàđang ở mức thấp, thậm chí có nhiều trường hợp còn xuống rất thấp (Ví dụ như ở LasVegas, thị trường nhà đất đi xuống đến 80%)
Từ những lý do trên ta có thể nhận thấy:
- Sẽ có nhiều người lao động sau khi phải thôi việc mong muốn được nhượngquyền thương mại để kinh doanh, tuy nhiên sẽ có ít người đủ điều kiện tài chính đểđược chủ doanh nghiệp nhượng quyền cũng như các ngân hàng chấp thuận
- Bên cạnh đó, cũng khó có thể hy vọng các ngân hàng sẽ trở nên linh hoạt hơntrong thời gian ngắn Cuộc khủng hoảng tín dụng đã gây ra một ảnh hưởng đáng kểđến nhượng quyền thương mại, và mặc dù đã có những tác động của các nhóm vậnđộng hành lang như Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (InternationalFranchise Association) nhằm nới lỏng tín dụng và các khoản vay, thị trường tín dụngvẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan Những người dũng cảm và thực sự muốn trởthành chủ doanh nghiệp sẽ vẫn có thể tìm ra cách để được nhượng quyền kinh doanhtrong năm 2011 Tuy nhiên họ sẽ cần phải kiên nhẫn, bởi vì quá trình đó sẽ tiếp tụcdiễn ra với tốc độ chậm
Xu hướng nhượng quyền thương mại chuyển đổi:
Trang 11- Có một xu hướng đang xảy ra như một kết quả của cuộc khủng hoảng tíndụng: đó là nhượng quyền thương mại chuyển đổi Nhìn chung, các doanh nghiệpnhượng quyền thương mại chuyển đổi dễ nhận được hỗ trợ tài chính hơn nhờ doanhthu từ công việc kinh doanh vốn có cộng với thương hiệu của người nhượng quyền.
Sự phổ biến của loại hình kinh doanh này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai
- Trong một nền kinh tế đang đi xuống (như những gì thế giới đang chứng kiếntrong hai năm vừa qua), người tiêu dùng luôn phải "thắt lưng buộc bụng" và hầu nhưtránh sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ được coi là xa xỉ Họ thường tập trung vàonhững gì mình cần hơn là những gì mình muốn Do đó không khó để có thể nhận ramột số xu hướng xuất hiện những loại hình nhượng quyền thương mại như:
Nhượng quyền thương mại các quán ăn:
- Các doanh nghiệp nhượng quyền hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thựcphẩm vốn rất phổ biến, và mỗi năm, những ý tưởng và phương pháp mới lại được đưa
ra thử nghiệm Năm 2011 sẽ chứng kiến sự phát triển của một hình thức khá mớitrong ngành này: đó là nhượng quyền thương mại của các quán ăn di động
- Quán ăn di động là một hình thức kinh doanh khá phổ biến ở một số nơi, vàtrên khía cạnh đầu tư thì đây là một cách để những người muốn kinh doanh nhà hàng
có thể bắt đầu với một số tiền nhỏ (Nếu so với việc mở một nhà hàng có diện tíchkhoảng 500 mét vuông)
- Một ý tưởng về quán ăn lưu động là Sauca Foods tại Washington DC, mớiđây đã được giải Nhất trong cuộc thi Ý tưởng Nhượng quyền thương mại mới.ZooHoos Eatery là một doanh nghiệp nhượng quyền quán ăn di động khác, nhưng chútrọng hơn đến yếu tố môi trường Nhiều khả năng ngành kinh doanh này sẽ có nhiều ýtưởng mới xuất hiện trong năm 2011
2011 cũng sẽ là năm mà ngày càng nhiều doanh nghiệp nhượng quyền thương mại bắt đầu chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ theo hướng thân thiện hơn với môi trường:
- Subway - doanh nghiệp nhượng quyền sandwich dài lớn nhất thế giới - đã bắtđầu một số động thái mang ý nghĩa bảo vệ môi trường Các bát đựng sa lát của hãng
Trang 12này được làm một phần từ vỏ lon soda và vỏ chai nước tái chế Subway còn thành lậpcác trung tâm phân phối với mục đích đóng gói những vật dụng mà các cửa hàngđược nhượng quyền có thể sử dụng được Bằng cách này, diện tích của các xe tải chởhàng cũng như số chuyến xe sẽ được tiết kiệm tối đa, và nhờ đó nhiên liệu cũng đượctiết kiệm.
- Nhượng quyền thương mại các tấm pin mặt trời đã xuất hiện từ vài nămtrước, và hình thức này sẽ tiếp tục phát triển, cho dù chậm Khi ngày càng nhiềungười biết được tiềm năng của năng lượng mặt trời và cách mà nó có tiết kiệm tiềncho họ (trong một khoảng thời gian dài), các doanh nghiệp nhượng quyền như SolarUniverse và Lighthouse Solar sẽ tiếp tục nhận được sự chú ý trong năm 2011
Marketing qua phương tiện truyền thông xã hội:
- Thử thách lớn nhất cho các chủ thương hiệu nhượng quyền là thu thập đượcdanh sách những đối tác tiềm năng "có chất lượng" Có rất nhiều website về cácdoanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh, và ở mỗi trang đều có các mẫu đơn "yêu cầuthêm thông tin" Tuy nhiên giữa số lượng đối tác tiềm năng mà doanh nghiệp nhượngquyền phải liên hệ với số đối tác thực sự tham gia hệ thống nhượng quyền là mộtkhoảng cách quá lớn
- Ngày càng có nhiều chủ thương hiệu nhượng quyền sử dụng các biện phápmarketing qua phương tiện truyền thông xã hội Biện pháp này sẽ phần nào giúp thuhẹp khoảng cách nói trên Tuy nhiên chủ thương hiệu nhượng quyền cũng sớm nhận
ra rằng tốn không ít thời gian để thực hiện một chiến dịch truyền thông xã hội thànhcông
- Các doanh nghiệp nhượng quyền cũng hiểu rằng để thành công trong lĩnh vựctruyền thông xã hội, những công cụ nhất định để điều hành chiến dịch là một điềukhông thể thiếu Trong năm 2011, hình thức marketing nhượng quyền thương mại quatruyền thông xã hội chắc chắn sẽ còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa Nếu nhữngngười cho vay bắt đầu hoạt động trở lại, và các doanh nghiệp được nhượng quyền làmtăng được giá trị ròng của mình, năm 2011 có thể sẽ là một năm tốt đẹp hơn so với
2010 Chúng ta hãy cùng hy vọng vào điều đó
Trang 133 Xu thế nhượng quyền thương mại ở Việt Nam:
3.1 Sự chiếm lĩnh của các đại gia nhượng quyền thương mại nước ngoài:
Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam dự báo, doanh thu của ngành nàytại Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới, khả năng sẽ đạt hơn 36 triệuUSD (khoảng 642 tỉ đồng) vào năm 2010 Điều đáng nói là xét trong bối cảnh kinh tếhiện nay, việc có được tốc độ tăng trưởng ở mức 35% vào năm tới là một điều hết sứckhả quan
3.2 Sức nóng của thị trường:
Ông Lý Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty Phở 24, cho biết sức hút của dân sốtrẻ năng động là một trong các yếu tố thúc đẩy ngành bán lẻ và nhượng quyền thươngmại tại Việt Nam tăng mạnh Tuy nhiên, thực tế là hàng chuỗi cửa hàng KFC, Lotteriarồi BBQ… đang cạnh tranh nhau quyết liệt phần nào đã tác động đến kết quả kinhdoanh của nhiều doanh nghiệp trong nước
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, các thương hiệu lớn đổ bộ vào Việt Namnhanh nhất đều theo đường nhượng quyền thương hiệu Họ có bề dày thương hiệu,khả năng tài chính mạnh đi đôi với kinh nghiệm Và quan trọng hơn là họ thườngnghiên cứu rất kỹ thị trường trước khi “xuất quân”
Những con số mà Hiệp hội kinh doanh nhượng quyền Việt Nam đưa ra có thểmang lại sự lạc quan về tốc độ phát triển của ngành kinh doanh non trẻ này, nhưng khinhìn sâu xa hơn, không ít chuyên gia kinh tế lo ngại cho số phận của các doanhnghiệp nội
Trước đây, cà phê Trung Nguyên nổi bật với chuỗi cửa hàng mang phong cáchriêng trên toàn quốc Sau đó, Trung Nguyên lại bị o ép bởi sự nhập cuộc của cà phêHigh Land, khi đối thủ nội này lập tức chiếm giữ những vị trí đẹp ở các thành phố lớnvới phong cách “ngoại” Các đại gia ngoại đến sau cũng không bỏ lỡ thời gian đểchiếm lĩnh thị trường Chẳng hạn như thương hiệu cà phê nổi tiếng của Úc - GloriaJean's đã tiến vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng nhượng quyền thươnghiệu với Viet Lifestyle Starbuck Coffee cũng đã nhập cuộc…
Trang 14Có thể nói, các vị trí đắc địa đều đã bị các đại gia ngoại chiếm lĩnh, thậm chíngay từ tay của các doanh nghiệp nội.
3.3 Chắc trên sân nhà:
Theo chuyên gia Nguyễn Văn Trung, nhượng quyền thương hiệu ngày càng pháttriển mạnh mẽ vì một số điểm như: chi phí thấp, ít rủi ro và việc chia sẻ gánh nặng vềquản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu trên thị trường.Lúc này, lời khuyên ông Trung đưa ra là: nhượng quyền thương mại là cách đểgia tăng sức mạnh cho các thương hiệu Việt Nam và cũng chính là cách tốt nhất đểquảng bá, tạo nội lực cho thương hiệu đó Muốn vậy, doanh nghiệp cần củng cố hệthống đại lý nhượng quyền
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đangtriển khai mở cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó sẽ nhượng quyền, mà hai đơn vị tiênphong là Kinh Đô và Vissan Công ty Cổ phần Kinh Đô là một trong những doanhnghiệp rất thành công với mô hình này, với mạng lưới 150 nhà phân phối và trên30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước
Ở phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội) có một cửa hàng Kinh Đô vốn rất bề thế Mộtngày, người ta thấy biển hiệu được gỡ xuống, và không lâu sau đó là hình của ông giàđeo tạp dề - biểu tượng giờ quá quen thuộc của KFC Chẳng bao lâu sau, cách mộtquãng đường, lại thấy Kinh Đô xuất hiện, tuy có khiêm tốn hơn nhưng vẫn là một sựhiện diện Chỉ một đoạn đường ngắn thôi đã cho thấy sự giằng co, cạnh tranh quyếtliệt giữa các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền trong ngành công nghiệp thựcphẩm Có nhiều doanh nghiệp nội ý thức rất rõ việc bám đường, bám thị trường nhưthế nào
Vậy nhưng, ông Lý Quý Trung cũng chia sẻ, phát triển hệ thống kinh doanhnhượng quyền của doanh nghiệp Việt Nam không nên làm theo kiểu phong trào, màcần có sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề và làm ăn bài bản để tạo ra sự khác biệt trongtâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền vững với hệ thống của nước ngoài Bởi hệthống nhượng quyền có thể suy sụp rất nhanh do hiệu ứng dây chuyền đặc trưng
3.4 Khai phá sân khách:
Trang 15Hiện nay có một xu hướng đang ngày một mạnh lên là nhượng quyền thươnghiệu tại các thị trường ngoài nước Sử dụng nhượng quyền thương hiệu để mở rộng rathị trường thế giới và vươn tới đẳng cấp quốc tế là con đường hoàn toàn khả thi chocác doanh nghiệp Việt Nam Thực tế đã có những công ty thành công trên con đườngnày và café Trung Nguyên là một điển hình - nhờ nhượng quyền thương hiệu mà trởnên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước và thế giới Tất nhiên để đạt đượcthành công không dễ, bởi thị trường quốc tế đòi hỏi cao về chất lượng, khác hẳn vớithị trường trong nước còn khá "dễ tính" của người tiêu dùng Do vậy, chỉ doanhnghiệp nào hoạt động thực sự chuyên nghiệp mới có thể gia nhập thị trường quốc tếthông qua con đường này.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc củaBình An Fishco Bianfish cho biết, lô hàng đầu tiên của công ty đã chính thức ra thịtrường, bắt đầu đưa thương hiệu này vào thị trường Francisco (Mỹ) Với tổng mứcđầu tư ban đầu khoảng 10 triệu USD, và sẽ tăng lên khoảng 30 triệu USD, cho chuỗicửa hàng thức ăn nhanh nhượng quyền với thương hiệu Bianfish trong giai đoạn từnay đến năm 2012, việc bám trụ lâu dài tại thị trường Mỹ của thương hiệu này đã bắtđầu
Bước kế tiếp sẽ là đầu tư chế biến thức ăn tại Mỹ từ nguồn nguyên liệu của ViệtNam thay vì nhập khẩu toàn bộ Bản thân Phở 24 cũng đã thực hiện nhượng quyềnthương hiệu ở vài châu lục và cũng tự tin vào con đường này cho dù ông Lý QuýTrung khẳng định, nhượng quyền ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trongnước Đó là thị hiếu tiêu dùng có nhiều khác biệt nên làm sao để giữ được bản sắcriêng của doanh nghiệp nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu, văn hóa, tranh thủ thiện cảm
và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại
Bà Diệu Hiền thì chỉ đưa ra một lưu ý duy nhất, bảo tồn giá trị thương hiệu làsống còn Muốn vậy, chi nhánh được nhượng quyền phải hoạt động tốt Chính vì vậyvấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm cần phải được chú trọng Tuy nhiên,điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì ở nước ngoài còn khó khăngấp bội