Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
52,58 KB
Nội dung
BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm Bài tập nhóm : Hiểu thế nào là giao tiếp cá nhân trong kinh doanh quốc tế? Bằng một ví dụ cụ thể hãy phân tích sự tác động và ứng xử của doanh nghiệp trong môi trường tự do cá nhân . I. LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ: 1.1. Giao tiếp cá nhân là gì: Ngày nay trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Và thông thường để biểu thị hành vi trong giao tiếp con người thường diễn tả chính thông qua ngôn ngữ. Chính vì vậy hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại suy nghĩ và hành động như vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác nhau (ngoài ngôn ngữ thông thường) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn đồng thời nhằm đạt được nhiều hiệu quả cao trong ngoại giao và công việc. Đó cũng chính là những hành trang cơ bản để việc thực hiện giao tiếp cá nhân có thể mang lại kết quả tốt nhất, vì vậy việc lựa chọn các ngôn ngữ và sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là một trong những yếu tố then chốt để việc giao tiếp có thể thuận lợi và hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng. 1.1.1. Ngôn ngữ thông thường: Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết. Sự khác nhau dễ thấy nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thường. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìm đường. Chỉ có thể 1 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó, do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế. Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của họ. Ví dụ, dân số Malaysia gồm có người Mã Lai (60%), Trung Quốc (30%) và Ấn Độ (10%). Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia chính thức nhưng từng dân tộc lại có ngôn ngữ của riêng họ và tiếp tục duy trì truyền thống của dân tộc đó. Kết quả là đôi khi xảy ra những xung đột về mặt sắc tộc giữa các nhóm sống trên đất nước này. 1.1.2. Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế): Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù chỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Tiếng thổ ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng Quan Thoại được sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữ chung khác nhau tùy theo sở thích của từng vùng. Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là thuộc địa của Anh. Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đa quốc gia phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ. Việc dịch đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế. 1.1.3. Ngôn ngữ cử chỉ: Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ. Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý nghĩa của nó. Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong những nền văn 2 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm hóa khác nhau. Ví dụ ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp nhưng có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc thậm chí là “tuyệt vời” ở Mỹ. 1.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động kinh doanh quốc tế Đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế, khi mà đối tượng khách hàng lại là ở một quốc gia nước ngoài thì không những các yếu tố văn hóa, giao tiếp cá nhân có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp mà có khi lại còn là rào cản cho những thành công nếu không biết tận dụng những mặt ảnh hưởng tốt của nó. 1.2.1. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế Ảnh hưởng trực tiếp của giao tiếp cá nhân lên hoạt động hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế đó là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh quốc tế. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các hoạt động của họ thông qua những quy tắc xã giao, cách nói năng ứng xử ngôn ngữ giao tiếp mà họ sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng. Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó chính là ngôn ngữ. Hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của thương nhân là một thuận lợi hết sức to lớn trong việc giao tiếp với các thương gia nước ngoài, cũng như trong việc tìm hiểu từ phong tục tập quán, thói quen làm việc, nhu cầu tiêu dùng cho đến môi trường chính trị, luật pháp của nước mà họ có quan hệ buôn bán. Nếu năng lực ngoại ngữ hạn chế, các thương nhân có thể gặp khó khăn trong khi đàm phán hoặc trao đổi ý tưởng kinh doanh, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và gây ra sự trì hoãn trong hoạt động buôn bán song phương hay hợp tác kinh doanh. Sự bất đồng về ngôn ngữ đôi khi là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp với những thương nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn có thể hiểu lầm nhau, bởi thế giao tiếp bằng ngoại ngữ lại càng khó khăn hơn. Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung 3 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm Quốc hay cả Việt Nam thì việc dùng chính ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp vẫn dẫn đến nhầm lẫn do họ có nhiều cách nói khác nhau để diễn đạt cùng một nội dung. Hiện nay ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế là tiếng Anh, tuy nhiên việc biết tiếng địa phương vẫn là một thuận lợi, bởi phần lớn mọi người chuộng sự khác biệt trong ngôn ngữ riêng của họ và việc nói tiếng địa phương có thể hình thành mối quan hệ tốt rất quan trọng trong giao tiếp thương mại. Thông thường doanh nghiệp hay nhà sản xuất không hiểu tiếng địa phương có thể phạm sai lầm do dịch không chính xác các thông điệp mà đối tác nước ngoài muốn truyền tải dẫn đến những sai lầm đáng tiếc thậm chí bị mất hợp đồng và ảnh hưởng đến uy tín sau này của các doanh nghiệp. Ngay cả đối với ngôn ngữ chung thường sử dụng là tiếng Anh, tiếng Pháp, Tây Ban Nha thì vẫn xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc do những biến thể của nó trong quá trình gia nhập các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn như tiếng Anh của người Mỹ khác với tiếng Anh của người Anh, khác với tiếng Anh của người Úc và cả tiếng Anh của Singapore. Do đó khi sử dụng các ngôn ngữ quốc tế trong quá trình giao dịch, đàm phán cũng cần phải chú ý đến những cách thức sử dụng và ý nghĩa khác nhau của lời nói hay văn phong mà đối tác sử dụng để có thể có những cách thức giao tiếp phù hợp nhất. Bên cạnh những thông điệp được trình bày thông qua ngôn từ thì cần phải lưu ý đến những thông điệp ẩn sau ngôn ngữ, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ. Những hình thức của yếu tố ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp chủ yếu bao gồm: Thái độ và tư thế, ra hiệu bằng tay, tầm nhìn, nét mặt và vị trí, cự ly giữa hai bên… Những hình thức biểu đạt này trong giao tiếp đều cần phải chú ý. Việc sử dụng ngôn ngữ không lời có thể biểu đạt những ý muốn mà lời nói không thể tả hết được. Việc không nắm được những thông điệp ngoài ngôn từ của người đối thoại có thể gây nên những nhầm lẫn đáng tiếc. Việc hiểu ngôn ngữ không lời của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc gửi đi những thông điệp không dự kiến hoặc gây phiều hà Chẳng hạn như ở Mỹ khoảng cách theo phong tục mà các bên tham gia thảo luận về kinh doanh phải từ 5 đến 8 bước chân, trong khi đó ở Mỹ Latin khoảng cách này là 3 đến 5 bước. Kết quả là nhiều người Bắc Mỹ cảm nhận 4 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm một cách không ý thức rằng người Mỹ Latin đang chiếm vị trí con người họ và có thể lùi khỏi cuộc nói chuyện. Tóm lại việc giao tiếp và đàm phán với đối tác nước ngoài không phải là một việc dễ dàng. Nó bị cản trở bởi một số điểm đặc trưng trong văn hóa mà cụ thể là yếu tố giao tiếp cá nhân của mỗi quốc gia. Một ngôn ngữ rất khác lạ, một thái độ dè dặt đặc biệt hay ít nhất là phong cách giao tiếp giữa người với người rất khác biệt cũng khiến cho các đối tác khó giao dịch với nhau. Chính điều này khiến cho quá trình đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài có những nét đặc thù riêng và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. 1.2.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế: Cùng với hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, chuyện các nhóm làm việc có nhiều người mang quốc tịch khác nhau đến từ chính các quốc gia địa phương hoặc từ các dân tộc khác đã không còn xa lạ trong nhiều công sở. Các nhóm làm việc bao gồm các thành viên đến từ những quốc gia, lãnh thổ khác nhau thường đòi hỏi nhà quản lý phải có những kỹ năng đặc thù, đặc biệt khi trong nhóm xảy ra mâu thuẫn đòi hỏi nhà quản lý phải giải quyết êm thấm. Những khó khăn của nhà quản lý đối với các nhân viên của mình trực tiếp là do yếu tố ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu doanh nghiệp không am hiểu ngôn ngữ của nước bản địa thì không thể hiểu hết được những nhu cầu, mong muốn của nhân viên mình nên không thể đưa ra những chính sách khuyết khích, tạo động lực làm việc với người lao động và khi có xung đột xảy ra thì việc giải quyết gặp nhiều khó khăn do nhà quản lý không hiểu được các nguyên nhân của vấn đề. Ngay cả khi các doanh nghiệp sử dụng một ngôn ngữ chung thống nhất tại nơi làm việc thì những rắc rối vẫn xảy ra do các ngôn ngữ chung này vẫn được người sử dụng nói theo các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau. Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc tế chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụng nhấn mạnh sai 5 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chú trọng công tác làm việc nhóm thì vấn đề ngôn ngữ lại càng quan trọng hơn. Những nhân viên không nói thông thạo ngoại ngữ lại có thể là người giỏi nhất trong lĩnh vực chuyên môn nhưng lại gặp những khó khăn trong giao tiếp khiến mọi người không nhận ra. Nếu đồng nghiệp coi thường hoặc không kiên nhẫn, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Những nhân viên không thông thạo ngoại ngữ có thể cảm thấy ít có động lực đóng góp vào thành công chung, hoặc lo lắng về những đánh giá hiệu quả công việc của mình và viễn cảnh công việc trong tương lai. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không hiểu rõ được cách thức sử dụng ngôn ngữ của các nhân viên thì khó có thể quản lý các hoạt động trong nhóm làm việc và sự phối hợp giữa các nhà quản lý với nhân viên của mình và giữa các nhân viên với nhau. Một khi sự không hiểu ý nhau xảy ra thì không chỉ dẫn đến xung đột nội bộ mà nặng hơn là sự truyền đạt các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp đến nhân viên của mình sẽ bị hiểu sai lệch đi làm cho hình ảnh của doanh nghiệp bị giảm sút và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Một trong những yếu tố không thể bỏ qua của giao tiếp cá nhân tác động đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó là ngôn ngữ cử chỉ. Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho các nhà quản lý trong việc hiểu rõ những suy nghĩ của nhân viên mình. Nếu như yếu tố ngôn ngữ có thể cải thiện được thông qua việc học hỏi thì ngôn ngữ cử chỉ lại không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài nên rất dễ tạo sự nhầm lần cho các nhà quản lý. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cử chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn. Những khó khăn trong giao tiếp luôn khiến việc chia sẻ thông tin bị hạn chế, tạo ra mâu thuẫn giữa các cá nhân, từ đó cản trở hiệu quả làm việc trong công ty. Đăc biệt đối với những công ty có những nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì những cản trở về ngôn ngữ không lời này càng nặng nề hơn nữa. Chẳng hạn như tại Nhật Bản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt 6 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm người khác là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên nếu có một nhân viên đến từ một quốc gia phương Tây làm điều đó thì họ sẽ bị các nhân viên Nhật Bản phản đối, rồi họ tìm cách tách khỏi anh ta, đưa ra dấu hiệu rõ ràng nhất rằng anh ta không thuộc cộng đồng của họ và họ chỉ giao tiếp với anh ta khi cần nên làm cho hiệu quả phối hợp làm việc của các nhân viên bị giảm đi. Vì vậy yếu tố ngôn ngữ không lời cũng ảnh hưởng to lớn đến các nhà quản trị trong việc hiểu và nhận ra những mong muốn, nhu cầu của nhân viên từ đó có thể đáp ứng được các tâm tư, nguyện vọng của họ cũng như biết cách giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra. 1.2.3. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp: Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn ngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường nước ngoài. Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không ít tiền của để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôi khi chính những tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp bị phá sản. Chúng ta có thể đơn cử một ví dụ về một hãng bút nổi tiếng thế giới Parker, khi tiến vào thị trường Mexico đã tung hô rầm rộ khẩu hiệu "Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không làm thủng túi áo bạn." Nhưng một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong tiếng Mexico, người dân nước này đã dịch khẩu hiệu này thành "Nó sẽ không đâm thủng nhưng làm bạn mang bầu." Tương tự như vậy lời quảng cáo cho món gà rán đầy hấp dẫn của Kentucky với mục đích là mang tới hương vị thơm ngon từ mười đầu ngón tay khi thưởng thức đã bị hiểu thành "Hãy ăn những ngón tay của bạn”. Rào cản về ngôn ngữ khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm đã trở thành một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trình tham gia vào thương mại quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ngôn ngữ dành cho quảng cáo là đôi khi 7 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm lại là con dao hai lưỡi, chỉ cần doanh nghiệp mắc phải những điều tối kỵ trong ngôn ngữ một vùng thì dù ý đồ quảng cáo của doanh nghiệp ấn tượng đến mấy cũng sẽ bị phá sản khi chuyển sang ngôn ngữ vùng đó. Cách tốt nhất để có thể vượt qua rào cản này là doanh nghiệp nên tìm người quản lý hiểu rõ ngôn ngữ và tập quán của nước "chủ nhà," nhưng điều này cũng không phải là dễ bởi vì ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãn hiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu. Như vậy yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân có những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp, đòi hòi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc tính, yêu cầu của các yếu tố này tại các quốc gia trước khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải những rào cản to lớn trong quá trình giao dịch, đàm phán với các thương nhân nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động marketing, tiếp thị và quản lý nhân viên. II. GIỚI THIỆU VỀ QUỐC GIA, DOANH NGHIỆP VÀ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ. II.1. Giới thiệu về đất nước Trung Quốc II.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý Trung Quốc: Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á Tiếp giáp 14 quốc gia với đường biên giới dài 21500 Km. Phía đông tiếp giáp với biển Hoàng Hải, Hoa Đông, Biển Đông của Thái Bình Dương, với đường bờ biển dài 9000 Km Thuận lợi: Phía Đông bờ biển dài 9000 km, mở rộng ra TBD nên thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế và phát triển các ngành kinh tế biển. 8 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm Gần các quốc gia, khu vực kinh tế phát triển năng động như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực ASEAN Là điều kiện để hợp tác, giao lưu kinh tế. Khó khăn: Đa số phần lớn đường biên giới là núi cao nên việc đi lại, giao lưu với các nước láng giềng gặp nhiều khó khăn; khó khăn trong việc đảm bảo an ninh cho đất nước. II.1.2. Đặc điểm lãnh thổ Trung Quốc Diện tích Trung Quốc đứng thứ 4 thế giới sau Liên Bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính. Thiên nhiên đa dang thuận lợi phát triển các lĩnh vực kinh tế. Dân cư, xã hội II.1.3. Dân Cư: Đặc điểm dân cư Trung Quốc: + Đông dân nhất thế giới: hơn 1,3 tỉ người (2005), chiếm 1/5 dân số thế giới. + Dân số tăng nhanh qua các thời kỳ, hiện nay đã có xu hướng tăng chậm lại. + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm, tuy nhiên số người tăng thêm hàng năm vẫn cao + Có trên 50 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Hán Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm Trung Quốc. + Đa dạng về bản sắc văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch Khó khăn: Gây sức ép lên tài nguyên, môi trường, giải quyết việc làm, tệ nạn xã hội II.1.4. Tính cách dân tộc. Đất nước Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài, gắn với những cuộc đấu tranh tranh giành lãnh thổ của các bộ tộc, bộ lạc nhằm thống nhất đất nước. Các bộ tộc, bộ lạc 9 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm ai cũng cho mình là mạnh nhất, xứng đáng để làm chủ đất nước. Do ảnh hưởng của lịch sử người Trung Quốc luôn đề cao dân tộc mình và bản thân mình. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ là thứ nhất. Vì vậy khi nói về Trung Quốc người ta thường nói đến số 1, số 1 ngoài việc là số trung tâm đó còn là còn số duy nhất, tức là người Trung Quốc cho rằng mình là duy nhất xứng đáng làm chủ thế giới này. Do ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh, người Trung Quốc có cấu kết dân tộc rất cao. Họ rất trung thành với chính quyền, với Đảng mà mình đã lựa chọn. Hị không bao giờ phản bội hay đi ngược lại lý tưởng mà mình đã chọn lựa. Người Trung Quốc rất thâm thuý. Người ta thường nói: “Người Trung Quốc giống như cái hố sâu, ở bên trong thì chứa đựng nhiều thứ nhưng mặt nước lại êm ả, không gợn sóng”. Khó ai hiểu được người Trung Quốc nghĩ gì, muốn gì. Họ còn được coi là con sư tử mà người ta thường nói: “Không nên đánh thức con sư tử đang ngủ” vì khi thức dậy không biết con sư tử đó sẽ làm gì. Người Trung Quốc rất giỏi, họ có thể làm mọi thứ mà người khác khó có thể làm được. Nhiều người từ đó mà nhận xét rằng người Trung Quốc rất giỏi lừa đảo vì những mặt hàng nhái mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. Người Trung Quốc rất coi trọng những giá trị cổ truyền, đôi khi còn tới mức bảo thủ. II.2. Đặc điểm giao tiếp: Người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Hán nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán. Ngoài ra, do Trung Quốc rất rộng lớn, lại có nhiều dân tộc khác nên ngoài tiếng Hán, người Trung Quốc còn có tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số khác. Do chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và Đạo giáo, người Trung Quốc rất coi trọng những cử chỉ hành động khi giao tiếp. Nó nói lên tính cách riêng của người Trung Quốc. Thường khi giao tiếp với người lạ, họ cũng hành động giống như các dân tộc khác trên thế giới, họ thường bắt tay và trao card. Thái độ của họ thường dè dặt kín đáo vì thế khi tiếp xúc với họ, đối phương khó có thể biết được cảm xúc thật của họ. 10 NHÓM 11 [...]... THỂ SỰ TÁC ĐỘNG VÀ ỨNG XỬ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐỀ CAO TỰ DO CÁ NHÂN Phân tích ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân Trung Quốc ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế: III.1 Quá trình vận dụng lý thuyết về mô hình áp dụng tự do cá nhân trong hoạt động quốc tế của Trung Quốc Một trong những học thuyết được áp dụng nhiều trong việc đề cao tính tự do trong quan hệ quốc tế là học thuyết... Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá kinh doanh của Trung Quốc một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn hoá và lịch sử lâu đời Vì vậy trong tương lai hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay” với các doanh nhân người Hoa để có hiệu quả tốt nhất đối với Việt Nam nói... tập trung vào biến đổi vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, kéo theo việc hạn chế sử dụng chi tiêu của chính phủ và đánh thuế để điều hòa chu kỳ kinh doanh, nới lỏng hoặc hủy bỏ điều tiết của chính phủ đối với hành vi của tư bản trong các lĩnh vực trong nước 15 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm và quốc tế, tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước và tiện ích công, cắt... diện: Văn hóa kinh doanh Trung quốc: uy tín và địa vị xã hội hoàn toàn dựa vào việc giữ thể diện Khái niệm thể diện của người Trung quốc cũng giống khái niệm phẩm giá, uy tín của người Mĩ Thể diện xác định chỗ đứng, là thước đo quan trọng nhất của giá trị cá nhân trong xã hội Nó là sự giàu có, trí thông minh, sự hấp dẫn, kĩ năng, địa vị xã hội, có quan hệ rộng, vì vậy làm đối tác kinh doanh Trung quốc... Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng) Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương 2.3 Các yếu tố quan trọng trong đàm phán kinh doanh của người Trung Quốc: - Mối quan hệ: 11 NHÓM 11 BT.Nhóm Môn: QTKD Quốc tế GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm Trong khi người Mĩ coi trọng mạng lưới quan hệ, thông tin, vào thể chế,... Sự thắng lợi của nền kinh tế theo chủ nghĩa tự do mới được minh chứng bằng sự thăng hoa của nền kinh tế Mỹ nửa sau thập kỷ 90 với tăng trưởng kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp khá thấp và ít lạm phát, sản lượng và năng suất cao hơn Mô hình kinh tế tự do mới đề cao vai trò cá nhân Thật vậy một xã hội muốn phát triển thịnh vượng trước hết phải phát huy tính độc lập, sáng tạo của mọi cá nhân và muốn làm được... khả năng tự chủ, sáng tạo của cá nhân Chính sách kinh tế dựa trên tư tưởng thị trường tự do với yếu tố chủ đạo của tư tưởng này là cần hạn chế vai trò của chính phủ và thay thế bằng các lực lượng thị trường Mô hình kinh tế tự do mới giúp tăng tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp dẫn đến nền sản xuất sẽ hiệu quả hơn, hàng hóa sẽ đa dạng và phong phú hơn Mô hình kinh tế tự do mới giúp cho đồng vốn... hình kinh tế tự do mới không thể tránh khỏi những hạn chế nghiêm trọng Mô hình kinh tế tự do mới làm cho các nước dễ tổn thương trước việc đồng vốn bỏ đi nơi khác, đồng tiền không ổn định và do đó làm cho cả nền kinh tế cũng trở nên bấp bênh, nếu không có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước Mô hình kinh tế tự do mới dẫn đến nền tài chính mong manh và khủng hoảng bằng cách tạo nên đầu cơ thay vì một nền kinh. .. phát triển gặp khó khăn trong việc thi hành những chính sách kinh tế và xã hội độc lập Cụ thể, chủ nghĩa tự do mới áp dụng ở các nước châu Mỹ Latinh đã gây ra những hậu quả tiêu cực rõ rệt, như cắt giảm chi phí của Nhà nước cho phúc lợi xã hội, giảm thu nhập của công nhân; tư nhân hóa hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước; làm hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ phá sản; tài nguyên quốc gia lọt vào tay tư... lý, sự tương đồng về cơ cấu kinh tế, những sự thiếu hụt hay dư thừa về một số chủng loại nguyên, nhiên vật liệu, hàng hóa ở cả 2 nước cần có giao thương, trao đổi để bù đắp và cũng đã đem đến những hiệu quả nhất định Tuy nhiên, đã có những cảnh báo cần sớm có điều chỉnh để tránh một sự phụ thuộc, mất cân bằng trong quan hệ kinh tế với quốc gia này Bởi sự bất tương xứng trong quan hệ thương mại hai . là giao tiếp cá nhân trong kinh doanh quốc tế? Bằng một ví dụ cụ thể hãy phân tích sự tác động và ứng xử của doanh nghiệp trong môi trường tự do cá nhân . I. LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN TRONG. động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. 1.2.2. Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế: Cùng với hoạt động kinh doanh. tiếp cá nhân đến hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế Ảnh hưởng trực tiếp của giao tiếp cá nhân lên hoạt động hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh