Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ trong khi thực hiệncác khâu của quy trình marketing: - Sản phẩm: cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các quốc gia khác nhau v
Trang 1CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ1.1 Khái quát về yếu tố thẩm mỹ và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1.1 Thẩm mỹ là gì
Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnhnhư nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnhthể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc
Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền vănhóa khác Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp vớiquảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc Âm nhạccũng khắc sâu trong văn hóa và phải được cân nhắc khi sử dụng nó làm tăng cảm xúc
Âm nhạc có thể được sử dụng theo nhiều cách rất thông minh và sáng tạo nhưng nhiềukhi cũng có thể gây khó chịu đối với người nghe Tương tự vậy, kiến trúc của các tòanhà và các công trình kiến trúc khác nhau cũng cần được nghiên cứu để tránh nhữngsai lầm ngớ ngẩn về sự tượng trưng của những hình dáng và hình thức cụ thể
1.1.2 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động marketing của doanh nghiệp
Những thương hiệu toàn cầu có thể có những lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưngnhững khác biệt về thẩm mỹ của mỗi quốc gia nơi các doanh nghiệp đang hoạt độngvẫn sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với các thị trường địa phương Bởi
vì yếu tố thẩm mỹ quy định rằng nhiều sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và nhữngđặc điểm của địa phương, nên hiểu biết về thẩm mỹ sẽ đưa các doanh nhân đến gầnhơn với nhu cầu và sở thích của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh
Các doanh nghiệp cần tính đến ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ trong khi thực hiệncác khâu của quy trình marketing:
- Sản phẩm: cùng một loại sản phẩm khi được bán ở các quốc gia khác nhau vàhướng tới những đối tượng người tiêu dùng khác nhau thì phải có những đặc điểm đặctrưng riêng Những đặc trưng đó được quy định bởi các yếu tố thẩm mỹ khác nhau củatừng nền văn hoá như màu sắc và hình ảnh của bao bì, vật liệu đóng gói hàng hóa sẽ
Trang 2tuỳ thuộc vào lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, giới tính, khu vực cư trú, trình độ văn hoá củangười tiêu dùng Có thể coi đó là những đòi hỏi của văn hoá tiêu dùng, các sản phẩmhàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được những đòi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêudùng và sẽ có sức sống trên thị trường Để đạt được điều đó, việc đóng gói, bao bìhàng hóa cần phải chú ý đến các yếu tố về màu sắc, hình ảnh phù hợp với sở thích vàyêu cầu của từng địa phương, nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phải những rào cản vềthị hiếu tiêu dùng đối với sản phẩm ở các quốc gia khác nhau.
- Xúc tiến thương mại
Ảnh hưởng dễ thấy nhất của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động xúc tiến thương mạithể hiện ở quảng cáo Cùng một kiểu quảng cáo có thể được đón nhận nồng nhiệt ở thịtrường này bởi một nhóm người tiêu dùng này nhưng lại bị tẩy chay ở thị trường khácbởi một tập thể người tiêu dùng khác Nguyên nhân của vấn đề này là do mỗi địaphương khác nhau có thể có những đặc thù khác nhau về yếu tố thẩm mỹ trong hìnhảnh và âm nhạc Có thể đối với quốc gia này thì âm nhạc và các hình ảnh tượng trưngcho quảng cáo sản phẩm được coi là đẹp, là hay nhưng đối với quốc gia khác thì lại coi
là không phù hợp với thẩm mỹ của họ Do đó việc nghiên cứu yếu tố thẩm mỹ của mỗiđịa phương khác nhau trong hoạt động quảng cáo sản phẩm, dịch vụ là một yếu tố cầnthiết phải xem xét trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp hiện nay.Ảnh hưởng tiếp theo của yếu tố thẩm mỹ đến hoạt động xúc tiến thương mại thểhiện ở việc xây dựng mối quan hệ công đồng của doanh nghiệp với các công chúng địaphương Như chúng ta đã biết, kiến trúc của các tòa nhà và các công trình kiến trúckhác nhau cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ trong văn hóa của cácquốc gia Do đó việc xây dựng các trụ sở, văn phòng làm việc và các cửa hàng củadoanh nghiệp ở các địa phương cần phải chú ý nghiên cứu để tránh những sai lầm ngớngẩn về sự tượng trưng của những hình dáng và hình thức cụ thể Việc chú ý đến thẩm
mỹ trong kiến trúc của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnhđẹp của mình không chỉ trong mắt của khách hàng mà cả công chúng liên quan Từ đógóp phần nâng cao hình ảnh đẹp của doanh nghiệp tại quốc gia mà`doanh nghiệp đanghoạt động
Trang 31.1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đối với hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Am hiểu thẩm mỹ của mỗi địa phương khác nhau cũng giúp cho doanh nghiệp cóthể quản lý nhân viên của mình tốt hơn bởi vì ở mỗi quốc gia khác nhau thì quan niệm
về màu sắc, hình ảnh, bố cục, kiến trúc tòa nhà cũng rất khác nhau Do đó việc quyđịnh màu sắc, kiểu dáng của đồng phục nhân viên, cách bố trí văn phòng làm việccũng tác động đến thái độ làm việc của nhân viên Nếu các yếu tố này không phù hợpvới đặc tính của từng quốc gia cụ thể thì sẽ vấp phải sự phản đối từ chính các nhânviên của công ty Từ đó họ sẽ cảm thấy không thoải mái trong công việc, làm cho hiệusuất hoạt động của công ty giảm đi Vì vậy, khi kinh doanh ở các quốc gia khác nhaucác doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố thẩm mỹ nhằm nâng cao khả năng quản lýnhân viên của mình
1.1.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố thẩm mỹ đối với hoạt động giao dịch, đàm phán trong kinh doanh quốc tế
Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện yếu tố thẩm mỹ trongvăn hóa của các quốc gia Chú ý đến hình thức là một phép lịch sự thể hiện việc giữgìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanhquốc tế Ở một số quốc gia, khi gặp gỡ đối tác, trang phục phù hợp là áo sơ mi và càvạt cho nam giới, bộ trang phục công sở hoặc váy với áo sơ mi cho nữ giới Màu sắc
và họa tiết, hoa văn trên trang phục cũng tùy thuộc vào quan điểm, tập quán của mỗiquốc gia khác nhau Vì vậy thông thường thì những người làm công việc giao dịch cầnphải đặc biệt lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ trong việc lựa chọn trang phục trong các buổigiao dịch với đối tác nước ngoài Việc gây ấn tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽbằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc có ảnh hưởng quan trọng đến uy tíncủa cá nhân và sau đó là uy tín của công ty Nếu ngay cả ấn tượng ban đầu mà cácdoanh nhân không tạo ra được với các đối tác nước ngoài thì rất khó có thể đi sâu hơnvào giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng với họ do họ không nhận thấy sự tintưởng vào đối tác thông qua ấn ượng ban đầu Đây là điều mà các doanh nhân khi đếnlàm việc với các đối tác nước ngoài cần phải hết sức chú ý
Trang 41.2 Khái quát về giao tiếp cá nhân và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh quốc tế
1.2.1 Giao tiếp cá nhân là gì
Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ,
tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết Hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại
suy nghĩ và hành động như vậy Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác nhau (ngoài ngônngữ thông thường) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đưa ra những thông tingây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn
1.2.1.1 Ngôn ngữ thông thường
Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin củamột nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết Sự khác nhau dễ thấynhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ thông thường Chúng ta sẽ phảilắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan để tìmđường Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó,
do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế
Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của họ Ví dụ, dân số Malaysiagồm có người Mã Lai (60%), Trung Quốc (30%) và Ấn Độ (10%) Tiếng Mã Lai làngôn ngữ quốc gia chính thức nhưng từng dân tộc lại có ngôn ngữ của riêng họ và tiếptục duy trì truyền thống của dân tộc đó Kết quả là đôi khi xảy ra những xung đột vềmặt sắc tộc giữa các nhóm sống trên đất nước này
1.2.1.2 Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế)
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùngnhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau Mặc dùchỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữchung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha.Tiếng thổ ngữ Quảng Đông của Trung Quốc được sử dụng ở Hồng Kông, tiếng QuanThoại được sử dụng ở Đài Loan, các vùng ở Trung Quốc cũng có những ngôn ngữchung khác nhau tùy theo sở thích của từng vùng Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn
Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây làthuộc địa của Anh
Trang 5Vì hoạt động ở nhiều quốc gia, mỗi nước có ngôn ngữ riêng, nên các công ty đaquốc gia phải chọn một ngôn ngữ chung thống nhất dùng cho giao tiếp trong nội bộ.Việc dịch đúng tất cả thông tin là hết sức quan trọng trong kinh doanh quốc tế.
1.2.1.3 Ngôn ngữ cử chỉ
Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nétmặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ Giống như ngôn ngữthông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm vànhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác
Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ýnghĩa của nó Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trongnhững nền văn hóa khác nhau Ví dụ, ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạpnhưng có nghĩa “mọi thứ được đấy” hoặc thậm chí là “tuyệt vời” ở Mỹ
1.2.2 Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động kinh doanh quốc tế
Đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế, khi mà đối tượng khách hàng lại là ởmột quốc gia nước ngoài thì không những các yếu tố văn hóa, giao tiếp cá nhân có ảnhhưởng lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp, mà có khi lại còn là rào cản chonhững thành công nếu không biết tận dụng những mặt ảnh hưởng tốt của nó
1.2.2.1 Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động giao dịch, đàm phán,
ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế
Ảnh hưởng trực tiếp của giao tiếp cá nhân lên hoạt động hoạt động giao dịch, đàmphán, ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế đó là tác động lên chính hành vi của các chủthể kinh doanh quốc tế Những hành vi đó sẽ in dấu lên các hoạt động của họ thôngqua những quy tắc xã giao, cách nói năng ứng xử, ngôn ngữ giao tiếp mà họ sử dụngtrong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng
Một yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rõ rệt đến giao tiếp trong hoạt động giao dịch,đàm phán, ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó chính là ngônngữ Hiểu biết về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo của thương nhân
là một thuận lợi hết sức to lớn trong việc giao tiếp với các thương gia nước ngoài,cũng như trong việc tìm hiểu từ phong tục tập quán, thói quen làm việc, nhu cầu tiêudùng cho đến môi trường chính trị, luật pháp của nước mà họ có quan hệ buôn bán.Nếu năng lực ngoại ngữ hạn chế, các thương nhân có thể gặp khó khăn trong khi đàmphán hoặc trao đổi ý tưởng kinh doanh, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau và gây ra sự trì
Trang 6hoãn trong hoạt động buôn bán song phương hay hợp tác kinh doanh Sự bất đồng vềngôn ngữ đôi khi là rào cản rất lớn trong việc giao tiếp với những thương nhân vàdoanh nghiệp nước ngoài Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng mẹ đẻ vẫn có thểhiểu lầm nhau, bởi thế giao tiếp bằng ngoại ngữ lại càng khó khăn hơn Ở một số quốcgia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay cả Việt Nam thì việc dùng chính ngônngữ địa phương trong giao tiếp vẫn dẫn đến nhầm lẫn do họ có nhiều cách nói khácnhau để diễn đạt cùng một nội dung
Hiện nay, ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp quốc tế là tiếngAnh, tuy nhiên việc biết tiếng địa phương vẫn là một thuận lợi, bởi phần lớn mọingười chuộng sự khác biệt trong ngôn ngữ riêng của họ và việc nói tiếng địa phương
có thể hình thành mối quan hệ tốt, rất quan trọng trong giao tiếp thương mại Thôngthường, doanh nghiệp hay nhà sản xuất không hiểu tiếng địa phương có thể phạm sailầm do dịch không chính xác các thông điệp mà đối tác nước ngoài muốn truyền tảidẫn đến những sai lầm đáng tiếc thậm chí bị mất hợp đồng và ảnh hưởng đến uy tínsau này của các doanh nghiệp
Ngay cả đối với ngôn ngữ chung thường sử dụng là tiếng Anh, tiếng Pháp, TâyBan Nha thì vẫn xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc do những biến thể của nó trong quátrình gia nhập các quốc gia khác nhau Chẳng hạn như tiếng Anh của người Mỹ khácvới tiếng Anh của người Anh, khác với tiếng Anh của người Úc và cả tiếng Anh củaSingapore Do đó khi sử dụng các ngôn ngữ quốc tế trong quá trình giao dịch, đàmphán cũng cần phải chú ý đến những cách thức sử dụng và ý nghĩa khác nhau của lờinói hay văn phong mà đối tác sử dụng để có thể có những cách thức giao tiếp phù hợpnhất
Bên cạnh những thông điệp được trình bày thông qua ngôn từ thì cần phải lưu ýđến những thông điệp ẩn sau ngôn ngữ, đó chính là ngôn ngữ cử chỉ Những hình thứccủa yếu tố ngoài ngôn ngữ trong giao tiếp chủ yếu bao gồm: Thái độ và tư thế, ra hiệubằng tay, tầm nhìn, nét mặt và vị trí, cự ly giữa hai bên… Những hình thức biểu đạtnày trong giao tiếp đều cần phải chú ý Việc sử dụng ngôn ngữ không lời có thể biểuđạt những ý muốn mà lời nói không thể tả hết được Việc không nắm được nhữngthông điệp ngoài ngôn từ của người đối thoại có thể gây nên những nhầm lẫn đángtiếc Việc hiểu ngôn ngữ không lời của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việcgửi đi những thông điệp không dự kiến hoặc gây phiều hà Chẳng hạn như ở Mỹ,
Trang 7khoảng cách theo phong tục mà các bên tham gia thảo luận về kinh doanh phải từ 5đến 8 bước chân, trong khi đó ở Mỹ Latin khoảng cách này là 3 đến 5 bước Kết quả
là nhiều người Bắc Mỹ cảm nhận một cách không ý thức rằng người Mỹ Latin đangchiếm vị trí con người họ và có thể lùi khỏi cuộc nói chuyện
Tóm lại, việc giao tiếp và đàm phán với đối tác nước ngoài không phải là một việc
dễ dàng Nó bị cản trở bởi một số điểm đặc trưng trong văn hóa mà cụ thể là yếu tốgiao tiếp cá nhân của mỗi quốc gia Một ngôn ngữ rất khác lạ, một thái độ dè dặt đặcbiệt hay ít nhất là phong cách giao tiếp giữa người với người rất khác biệt cũng khiếncho các đối tác khó giao dịch với nhau Chính điều này khiến cho quá trình đàm phánkinh doanh với các đối tác nước ngoài có những nét đặc thù riêng và ảnh hưởng đáng
kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp
1.2.2.2 Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Cùng với hoạt động kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, chuyện các nhóm làmviệc có nhiều người mang quốc tịch khác nhau đến từ chính các quốc gia địa phươnghoặc từ các dân tộc khác đã không còn xa lạ trong nhiều công sở Các nhóm làm việcbao gồm các thành viên đến từ những quốc gia, lãnh thổ khác nhau thường đòi hỏi nhàquản lý phải có những kỹ năng đặc thù, đặc biệt khi trong nhóm xảy ra mâu thuẫn đòihỏi nhà quản lý phải giải quyết êm thấm
Những khó khăn của nhà quản lý đối với các nhân viên của mình trực tiếp là doyếu tố ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia nơi doanh nghiệp đang hoạt động Nếudoanh nghiệp không am hiểu ngôn ngữ của nước bản địa thì không thể hiểu hết đượcnhững nhu cầu, mong muốn của nhân viên mình nên không thể đưa ra những chínhsách khuyết khích, tạo động lực làm việc với người lao động và khi có xung đột xảy rathì việc giải quyết gặp nhiều khó khăn do nhà quản lý không hiểu được các nguyênnhân của vấn đề
Ngay cả khi các doanh nghiệp sử dụng một ngôn ngữ chung thống nhất tại nơi làmviệc thì những rắc rối vẫn xảy ra do các ngôn ngữ chung này vẫn được người sử dụngnói theo các phương ngữ và lối diễn đạt khác nhau Mặc dù ngôn ngữ kinh doanh quốc
tế chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đôi khi vẫn xảy ra hiểu lầm do những người sử dụngnhấn mạnh sai trọng âm, không nói trôi chảy hoặc dịch sai ý Đặc biệt đối với cácdoanh nghiệp chú trọng công tác làm việc nhóm thì vấn đề ngôn ngữ lại càng quan
Trang 8trọng hơn Những nhân viên không nói thông thạo ngoại ngữ lại có thể là người giỏinhất trong lĩnh vực chuyên môn nhưng lại gặp những khó khăn trong giao tiếp khiếnmọi người không nhận ra Nếu đồng nghiệp coi thường hoặc không kiên nhẫn, mâuthuẫn chắc chắn sẽ xảy ra Những nhân viên không thông thạo ngoại ngữ có thể cảmthấy ít có động lực đóng góp vào thành công chung, hoặc lo lắng về những đánh giáhiệu quả công việc của mình và viễn cảnh công việc trong tương lai Vì vậy, nếu cácdoanh nghiệp không hiểu rõ được cách thức sử dụng ngôn ngữ của các nhân viên thìkhó có thể quản lý các hoạt động trong nhóm làm việc và sự phối hợp giữa các nhàquản lý với nhân viên của mình và giữa các nhân viên với nhau Một khi sự khônghiểu ý nhau xảy ra thì không chỉ dẫn đến xung đột nội bộ mà nặng hơn là sự truyền đạtcác ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp đến nhân viên của mình sẽ bị hiểu sai lệch
đi làm cho hình ảnh của doanh nghiệp bị giảm sút và ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài
Một trong những yếu tố không thể bỏ qua của giao tiếp cá nhân tác động đến hoạtđộng quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế đó là ngôn ngữ
cử chỉ Đây chính là yếu tố gây khó khăn nhất cho các nhà quản lý trong việc hiểu rõnhững suy nghĩ của nhân viên mình Nếu như yếu tố ngôn ngữ có thể cải thiện đượcthông qua việc học hỏi thì ngôn ngữ cử chỉ lại không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài nênrất dễ tạo sự nhầm lần cho các nhà quản lý Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngônngữ cử chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh
tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hànhđộng của mình một cách hợp lý Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ nănggiao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn.Những khó khăn trong giao tiếp luôn khiến việc chia sẻ thông tin bị hạn chế, tạo ramâu thuẫn giữa các cá nhân, từ đó cản trở hiệu quả làm việc trong công ty Đăc biệtđối với những công ty có những nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau thì nhữngcản trở về ngôn ngữ không lời này càng nặng nề hơn nữa Chẳng hạn như tại NhậtBản, đưa ra phản ứng gay gắt ngay trước mặt người khác là một điều cấm kỵ Tuynhiên nếu có một nhân viên đến từ một quốc gia phương Tây làm điều đó thì họ sẽ bịcác nhân viên Nhật Bản phản đối, rồi họ tìm cách tách khỏi anh ta, đưa ra dấu hiệu rõràng nhất rằng anh ta không thuộc cộng đồng của họ và họ chỉ giao tiếp với anh ta khicần nên làm cho hiệu quả phối hợp làm việc của các nhân viên bị giảm đi Vì vậy, yếu
Trang 9tố ngôn ngữ không lời cũng ảnh hưởng to lớn đến các nhà quản trị trong việc hiểu vànhận ra những mong muốn, nhu cầu của nhân viên từ đó có thể đáp ứng được các tâm
tư, nguyện vọng của họ cũng như biết cách giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra
1.2.2.3 Ảnh hưởng của giao tiếp cá nhân đến hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp
Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngônngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trườngnước ngoài Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không íttiền của để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôikhi chính những tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thịtrường của các doanh nghiệp bị phá sản
Bút bi Parker, một hãng bút nổi tiếng thế giới, khi tiến vào thị trường Mexico
đã tung hô rầm rộ khẩu hiệu "Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không làm thủng túi áobạn." Nhưng, một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong tiếngMexico, người dân nước này đã dịch khẩu hiệu này thành "Nó sẽ không đâm thủngnhưng làm bạn mang bầu." Tương tự như vậy, lời quảng cáo cho món gà rán đầy hấpdẫn của Kentucky, với mục đích là mang tới hương vị thơm ngon từ mười đầu ngóntay khi thưởng thức đã bị hiểu thành "Hãy ăn những ngón tay của bạn”
Rào cản về ngôn ngữ khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm đã trởthành một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quátrình tham gia vào thương mại quốc tế Điều này chứng tỏ rằng ngôn ngữ dành choquảng cáo là con dao hai lưỡi, chỉ cần doanh nghiệp mắc phải những điều tối kỵ trongngôn ngữ một vùng thì dù ý đồ quảng cáo của doanh nghiệp ấn tượng đến mấy cũng sẽ
bị phá sản khi chuyển sang ngôn ngữ vùng đó Cách tốt nhất để có thể vượt qua ràocản này là doanh nghiệp nên tìm người quản lý hiểu rõ ngôn ngữ và tập quán của nước
"chủ nhà," nhưng điều này cũng không phải là dễ bởi vì ngôn ngữ không chỉ làphương tiện giao tiếp mà nó còn là nét văn hoá của từng dân tộc, do đó dịch một nhãnhiệu ra tiếng nước ngoài rất khó giữ được sự tinh tế trong ý nghĩa của tên nhãn hiệu
Như vậy yếu tố thẩm mỹ và giao tiếp cá nhân có những ảnh hưởng đáng kể đếnhoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp, đòi hòi doanh nghiệp phải nghiêncứu kỹ lưỡng các đặc tính, yêu cầu của các yếu tố này tại các quốc gia trước khi doanh
Trang 10nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế Nếu không doanh nghiệp sẽ vấp phảinhững rào cản to lớn trong quá trình giao dịch, đàm phán với các thương nhân nướcngoài, gặp khó khăn trong việc tiến hành các hoạt động marketing, tiếp thị và quản lýnhân viên.
Trang 11CHƯƠNG 2:
ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ THẨM MỸ VÀ GIAO TIẾP CÁ NHÂN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM TẠI NHẬT BẢN2.1 Giới thiệu chung về Nhật Bản
2.1.1.2 Khí hậu
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới, ở cực đông bắc của khu vực khí hậu gió mùa chạy từ Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Đông Nam
Á đến tận Ấn Độ Khí hậu Nhật Bản nói chung ôn hoà, mặc dù rất khác nhau giữa các
miền Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có bốn mùa rõ rệt.Mùa hạ ấm và ẩm, bắtđầu khoảng giữa tháng 7 Trước đó là mùa mưa, thường kéo dài khoảng một tháng, trừ
Hokkaido, đảo lớn phía cực bắc hầu như không có mùa mưa Mùa đông ở phía Thái Bình Dương thường ôn hoà với nhiều ngày nắng, còn phía Biển Nhật Bản thường u
ám Vùng núi là một trong những vùng có nhiều tuyết nhất thế giới Thủ đô Tokyo có mùa đông tương đối ôn hoà, thỉnh thoảng có tuyết và độ ẩm thấp, khác hẳn với mùa hè
ẩm và nóng Còn mùa xuân và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm, khí hậu êm dịu và rực rỡ ánh mặt trời trên khắp đất nước.
2.1.1.3 .Xã hội, giáo dục
Quần đảo Nhật Bản có người cư trú từ hơn 100.000 năm trước đây, khi nó vẫn còn
là một phần của đại lục Châu Á Vào cuối thế kỷ thứ tư, Nhật Bản đã có quan hệ với Trung Quốc và Triều Tiên Hệ thống chính quyền Trung Quốc là mô hình được các
nhà cầm quyền Nhật Bản vận dụng xây dựng hệ thống riêng của mình