1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu tập huấn về mô hình trường học kiểu mới VNEN 2014

41 9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 907 KB

Nội dung

I. Mục tiêu tập huấn: Tập huấn đánh giá học sinh tiểu học trong VNEN nhằm giúp cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học: Nhận thức được yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh trong VNEN, nắm vững tinh thần chỉ đạo đổi mới đánh giá học sinh của Bộ giáo dục và đào tạo, góp phần đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông; Nắm vững yêu cầu nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN; Thực hành các kỹ thuật cơ bản trong đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

TÀI LIỆU TẬP HUẤN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM

Người thực hiện: Hoàng Thị Chanh

PHT trường: TH Lạc Đạo A - Văn Lâm - Hưng Yên

Trang 2

Lạc Đạo, ngày 9 tháng 8 năm 2014

Phần thứ nhất

Giới thiệu chung

I Mục tiêu tập huấn:

Tập huấn đánh giá học sinh tiểu học trong VNEN nhằm giúp cán bộ quản lí và

giáo viên tiểu học:

- Nhận thức được yêu cầu đổi mới đánh giá học sinh trong VNEN, nắm vững

tinh thần chỉ đạo đổi mới đánh giá học sinh của Bộ giáo dục và đào tạo, góp phần

đổi mới đánh giá giáo dục phổ thông;

- Nắm vững yêu cầu nội dung và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học theo

VNEN;

- Thực hành các kỹ thuật cơ bản trong đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN

II Tài liệu phương tiện:

* Tài liệu gồm:

1 Công văn số 5737/BGDĐT- GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc

hướng dẫn Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học

mới Việt Nam

2 Hướng dẫn thực hiện Công văn số 5737/BGDĐT- GDTH ngày 21 tháng 8

năm 2013 về việc đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học mới Việt Nam

* Đồ dùng: Giấy tô ki, bút dạ, giấy in A4, băng dính

III Phương pháp tập huấn:

Theo tinh thần tập huấn của VNEN: Tự nghiên cứu - Thực hành

- Học viên tự nghiên cứu tài liệu;

- Trao đổi trong nhóm học tập và trước lớp;

- Tổng kết thảo luận và kết luận

IV.Nội dung tập huấn:

1 Công văn số 5737/BGDĐT- GDTH ngày 21 tháng 8 năm 2013 về việc

hướng dẫn Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học mô hình trường học

mới Việt Nam

2 Kĩ thuật đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN:

- Đánh giá thường xuyên;

- Đánh giá định kì;

- Đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học

3 cách ghi nhật kí giáo viên

4 Cách ghi phiếu đánh giá của phụ huynh

5 Sử dụng kết quả đánh giá, hồ sơ đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN

V Nhiệm vụ của học viên: Học viên tập huấn đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nghiêm túc, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nội quy lớp học;

- Tích cực chia sẻ, trao đổi cùng đồng nghiệp;

Trang 3

- Nắm vững cơ sở lý luận và các kỹ thuật cơ bản;

- Đủ khả năng tổ chức tập huấn và tổ chức lớp học tại địa phương 2

* Các nhóm lấy tài liệu: Công văn 5737 và hướng dẫn đánh giá HSTH

1 Nghiên cứu Công văn 5737/BGDĐT- GDTH

Trao đổi, thảo luận về đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN (Mục đích, yêu cầu đánh giá, nguyên tắc đánh giá, nội dung đánh giá, hình thức đánh giá, đối tượng tham gia đánh giá, hồ sơ đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá, khen thưởng HS)

2 Trả lời các câu hỏi:

2.1 Bạn hãy nêu những điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học trong Công văn 5737/BGDĐT- GDTH

2.2 Bạn hãy nêu những điều tâm đắc nhất khi nghiên cứu Công văn 5737/BGDĐT- GDTH

Hoạt động thực hành

Hoạt động ứng dụng

Trang 4

2 Lập kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện Công văn 5737/BGDĐT- GDTHtại địa phương 3

Nội dung 2:

Hướng dẫn kĩ thuật đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN

(Đánh giá thường xuyên, Đánh giá định kì, Đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học).

Hoạt động cơ bản

* Hoạt động nhóm:

1 Bạn hãy nghiên cứu nội dung đánh giá trong tài liệu Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam Trao đổi trong nhóm về cácnội dung sau:

- Một số đặc điểm của đánh giá thường xuyên;

- Một số kĩ thuật chính sử dụng trong đánh giá thường xuyên;

- Đánh giá thường xuyên theo chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục các môn học và hoạt động giáo dục;

- Một số biểu hiện để đánh giá về năng lực, phẩm chất;

- Hướng dẫn ghi nhật kí đánh giá của giáo viên;

- Hướng dẫn ghi phiếu đánh giá của phụ huynh

2 Bạn hãy nghiên cứu nội dung đánh giá định kì trong Tài liệu Hướng dẫn đánhgiá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam Trao đổi trong nhóm các nội dung sau:

- Các mức độ đánh giá trong đề kiểm tra định kì;

- Cách ghi phiếu đánh giá tổng hợp cuối kì I, cuối năm học

*Các nhóm làm vào giấy tô ki

1 Đại diện các nhóm báo cáo

Hoạt động thực hành

Trang 5

2 Mỗi nhóm làm một phiếu đánh giá tổng hợp cuối năm cho một

HS của lớp mình vào giấy tô ki

4

* Lớp chia sẻ:

Hoạt động ứng dụng

* Bạn hãy nêu những vấn đề còn băn khoăn khi thực hiện đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì theo Công văn 5737 ? Cần giải quyết vấn đề này như thế nào?

1 Dựa vào kết quả cuối học kì I, cuối năm học của một học sinh lớp bạn, hãy nêu cách xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học cho học sinh đó

2 Bạn hãy nêu những minh chứng nào trong bộ hồ sơ đánh giá học sinh tiểu học theo VNEN cuối năm học trả về để phụ huynh HS lưu giữ

3 Bạn hãy nêu cách hoàn thiện hồ sơ cho một học sinh lớp bạn để bàn giao chuyển sang năm học tiếp theo

Trang 6

* Đại diện các nhóm báo cáo

Trang 8

7

HỎI - ĐÁP DÀNH CHO GIÁO VIÊN VỀ MÔ HÌNH VNEN

1 Lớp học VNEN khác lớp học thông thường ở điểm nào?

Lớp học VNEN hướng vào phát triển con người Lớp học VNEN biến hoạtđộng giáo dục của nhà trường thành hoạt động tự giáo dục của học sinh

Như vậy học sinh thực hiện mọi hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động:

tự tổ chức, tự điều hành, tự quản, tự học, tự đánh giá, Hai hoạt động đặc trưngnhất của lớp học VNEN là:

- Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ khi cần thiết

Mỗi bài học trong VNEN được thiết kế gồm 3 hoạt động chính:

 Hoạt động cơ bản - Hình thành kiến thức mới;

 Hoạt động thực hành - Củng cố, thực hành vận dụng kiến thức tạilớp;

 Hoạt động ứng dụng - Liên hệ kiến thức với thực tế và ứng dụngkiến thức vào cuộc sống tại gia đình, địa phương có sự giúp đỡcủa người lớn

Hai hoạt động học đặc trưng nổi bật của VNEN là:

Hoạt động cơ bản: Học sinh trải nghiệm, khám phá; tự đọc tài

liệu, trao đổi với bạn ngồi cạnh, báo cáo kết quả trước nhóm, góp

ý cho bạn, lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn; nhóm thống nhất ýkiến chung về bài học; học sinh tự học nhưng luôn có sự trợ giúpcủa giáo viên khi cần thiết

Hoạt động ứng dụng: Học sinh tự thực hành, tự liên hệ kiến thức

với thực tế, phát hiện và giải quyết các vấn đề, ứng dụng kiếnthức đã học trong cuộc sống với sự giúp đỡ của người lớn Họcsinh ứng dụng kiến thức tại gia đình, cộng đồng và qua đó giúptrẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa thực tiễn của kiến thức trong cuộcsống cụ thể như : Biết tự chăm sóc bản thân; quan tâm đến ông,

bà, cha, mẹ; ứng xử tốt với mọi người; tính toán chi tiêu thu nhậpcủa gia đình; dọn dẹp nhà cửa; chăm sóc cây cối, vật nuôi; bảo vệmôi trường; có kĩ năng sống an toàn, khỏe mạnh, vui vẻ…

Trang 9

Gia đình là nhân tố quyết định thành công của Hoạt động ứngdụng, đảm bảo gắn kết Học với Hành, gắn kết Nhà trường với Giađình và Cộng đồng

Trong lớp học VNEN học sinh là “trung tâm”, là “chủ thể” của mọi hoạtđộng giáo dục Mọi học sinh được tạo cơ hội và môi trường thể hiện nănglực, phẩm chất cá nhân để góp phần phát triển con người toàn diện

2 Tại sao lớp học VNEN phải tổ chức ở lớp học 2 buổi/ngày?

Lớp học VNEN chuyển từ hoạt động giáo dục của nhà trường sanghoạt động tự giáo dục của học sinh; kế hoạch dạy học không bố trí theo họctiết mà bố trí học theo bài (có thể 2 đến 3 tiết); học sinh chuyển từ nghegiáo viên giảng bài, truyền thụ sang hình thức các em tự học Chính vì vậycần có thời gian để học sinh làm quen với cách học mới - Tự học Buổi họcthứ hai giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức học đã học ở buổi một và

hỗ trợ cho những học sinh yếu theo kịp tốc độ chung của lớp Trong buổihọc thứ hai giáo viên đặt ra những câu hỏi, những tình huống có vấn đề chohọc sinh suy nghĩ, khuyến khích các em trả lời, tự giải quyết những vướngmắc để nắm vững kiến thức của bài học Thời gian vật chất của buổi họcthứ hai giúp cho những học sinh yếu tránh gặp phải rủi ro trong quá trìnhchuyển đổi từ nghe giảng sang Tự học, đảm bảo chất lượng học tập

Trong trường hợp giáo viên, học sinh đã quen với mô hình trườnghọc mới, thì yêu cầu học 2 buổi/ngày không còn bắt buộc với tất cả cáctrường, các lớp VNEN

Như vậy lớp học VNEN có thể tổ chức cho lớp học một buổi có hiệuquả nếu giáo viên có kinh nghiêm tổ chức hoạt động học tốt cho học sinh

3 Hội đồng tự quản (HĐTQ) là gì?

HĐTQ là tổ chức tự quản lớp học của học sinh trong mỗi lớp học

HĐTQ là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh điều hành

HĐTQ các lớp bầu ra trên nguyên tắc dân chủ và tự nguyện

HĐTQ gồm Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch Dưới HĐTQ là các Ban cũng dohọc sinh bầu ra ( Ban Học tập, ban Lao động, ban Quyền lợi học sinh, banĐối ngoại, ban Văn Thể, ban Cộng đồng,…) Số lượng các Ban do học sinhtrong lớp quyết định Trong sơ đồ của Hội đồng tự quản có tất cả các thànhviên của lớp, mỗi người đảm nhận một vị trí, một công việc khác nhau

a Bầu cử

Mọi thành viên trong lớp có quyền ứng cử vào vị trí mình muốn đảmnhận, cùng với một Kế hoạch xây dựng, phát triển lớp trong năm học; kếhoạch này được trình bày trước lớp Căn cứ khả năng của mỗi ứng cử viên,lớp tổ chức bầu chọn bằng phiếu kín, ai cao phiếu nhất là người trúng cử

b Hoạt động

Trang 10

Các thành viên trong các Ban HĐTQ cụ thể hóa các hoạt động của mìnhbằng các tiêu chí, trình bày trước lớp để cả lớp góp ý, bổ sung và thôngnhất các nội dung, các tiêu chí Sau khi đã thống nhất mọi thành viên phảithực hiện những quy định đã thống nhất Sau một thời gian nếu cần bổ sungđiều gì học sinh tiếp tục bàn và đưa vào quy định chung để thực hiện

Giáo viên chỉ tư vấn, hướng dẫn, không áp đặt đối với HĐTQ Hãy

để học sinh nghĩ ra những việc cần làm, việc nên làm, việc không nên làmtheo suy nghĩ của các em Giáo viên chủ nhiệm hãy để học sinh tự điềuhành hoạt động, không nôn nóng, áp đặt; không can thiệp thô bạo vào hoạtđộng tự quản của học sinh Học sinh có thể làm tốt hoạt động điều hành, tựquản lớp học nếu được giáo viên tạo điều kiện và khuyến khích các em

4 Vai trò của giáo viên trong lớp học VNEN như thế nào?

Giáo viên trong lớp học VNEN là cố vấn về tổ chức và tự quản; làngười tổ chức, hướng dẫn tự học; hỗ trợ kịp thời học sinh vượt qua khókhăn trong học tập, rèn luyện

Giáo viên không trực tiếp, mà hướng dẫn học sinh tự điểu hành, tựquản mọi hoạt động của lớp có định hướng

Giáo viên không giảng bài mà hướng dẫn học sinh tự học, tự hoànthành nhiệm vụ học tập; phát hiện vướng mắc và hỗ trợ kịp thời giúp họcsinh

Về hình thức giáo viên không phải soạn bài, không phải giảng bàinhưng thực chất giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ cho mỗi bài học:

- Hiểu sâu sắc lô gic kiến thức, lô gic phương pháp của bài học;

- Chuẩn bị đồ dùng học tập;

- Dự kiến các tình huống sư phạm và cách giải quyết;

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học;

- Phản ứng linh hoạt các tình huống phát sinh;

- Điều chỉnh nội dung, yêu cầu học tập;

- Kiểm soát hoạt động học của các nhóm và việc học của từng học sinh;

- Hỗ trợ kịp thời học sinh gặp khó khăn;

- Khuyến khích mọi học sinh tham gia hoạt động;

- Đánh giá quá trình, kết quả học tập, các biểu hiện về năng lực, phẩmchất của học sinh,…

Giáo viên trong lớp học VNEN phải biến năng lực của mình thànhnăng lực tự quản, tự học, tự đánh giá của mỗi học sinh

Giáo viên không là diễn viên, mà là đạo diễn mọi hoạt động học tập,kiểm soát được lớp học; hỗ trợ kịp thời học sinh

5 Vai trò tổ chức, hướng dẫn học cho học sinh của giáo viên được hiểu như thế nào?

Lớp học VNEN, học sinh học theo nhóm và theo sách hướng dẫn học.Sách hướng dẫn học chỉ là hướng dẫn khái quát chung, học sinh khó thực hiệnthành công nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên Để tổ chức hướng dẫnhọc cho học sinh, nhiệm vụ của giáo viên chuyển các chữ trong câu lệnh ngắngọn, khái quát của sách thành hệ thống các hoạt động học cụ thể cho học sinh

Trang 11

Sau đó hướng dẫn để nhóm trưởng điều hành hoạt động của nhóm theo đúngthứ tự các hoạt động đó.

Công việc này, có thể hiểu là những hiểu biết và năng lực của giáo viênđược chuyển hóa thành hệ thống hoạt động học và năng lực điều hành củanhóm – giúp học sinh hình thành kiến thức Nguyên tắc thiết kế hoạt động họcphải được quán triệt là:

Thứ nhất: Cá nhân tự trải nghiệm, khám phá, phát hiện là chính;

Thứ hai: Tương tác, chia sẻ trong cặp đôi, trong nhóm là quan trọng;Thứ ba: Giáo viên chỉ giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết

Vai trò tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên được thể hiện trong hệthống hoạt động học do giáo viên thiết kế và điều hành của các nhóm

Ví dụ: Toán 4, bài 13 Tìm số trung bình cộng

A HĐCB

1 Đọc các bài toán và viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm

Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất 6 l dầu, rót vào can thứ hai 4 l dầu.

Hỏi nếu số lít dầu đó rót đều vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lítdầu?

Bài toán 2: ( ba bạn hái nấm lần lượt được 11, 15 và 10 cây… )

Logo hoạt động nhóm và lệnh ” Đọc bài toán và viết tiếp số thích hợpvào chỗ chấm” như trong sách hướng dẫn học quá chung chung, thông thườnghọc sinh không biết làm thế nào cho đúng Có thể:

- Cả nhóm nghe một người đọc, nhóm bàn bạc viết số thích hợp vào chỗchấm;

- Từng cá nhân đọc, rồi trao đổi nhóm viết tiếp vào chỗ chấm;

- Từng cá nhân đọc kĩ, tự điền vào chỗ chấm, hoàn thiện bài toán, rồitrao đổi nhóm;

- Từng cá nhân đọc kĩ, viết tiếp số thích hợp, hoàn thiện bài toán, rồichia sẻ trong cặp đôi, tiếp đến là trao đổi nhóm để thống nhất kết quả và cáchlàm chung của nhóm

Như vậy vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên chính là xây dựng, lựachọn hệ thống hoạt động học tối ưu, phù hợp để học sinh nắm vững kiến thức(cá nhân làm việc tích cực nhất, tương tác học sinh với học sinh nhiều nhất,nghe được nhiều ý kiến nhận xét nhất,…)

Cụ thể trong hoạt động này, để học sinh nắm chắc kiến thức, giáo viên

cụ thể hóa câu lệnh trong sách hướng dẫn học thành các hoạt động học nhưsau:

a HS tự làm việc cá nhân (khoảng 5 phút):

+ Đọc kĩ bài toán;

Trang 12

+ Điền số thích hợp vào chỗ ;+ Tính;

+ Hoàn thiện bài giải

b Chia sẻ cặp đôi (khoảng 2phút):

+ Đổi và kiểm tra bài làm của bạn;

+ Nghe bạn giải thích cách làm;

+ Góp ý cho bài làm và nhận xét giải thích của bạn;

+ Sửa lại kết quả (nếu có lỗi)

c Trao đổi nhóm (khoảng 2 phút):

+ Nhóm trưởng mời từng cặp nói kết quả và giải thích cáchlàm;

+ Các cặp khác nhận xét kết quả và giải thích của các bạn;+ Nhóm thống nhất kết quả và giải thích cách làm của nhóm;+ Báo cáo giáo viên nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ 1 củaHĐCB

Như vậy, về lý thuyết Hoạt động 1, trong HĐCB của bài học đã đượcphân giải thành Hệ thống các hoạt động nhỏ nhất (kèm dự kiến thời gian),giúp học sinh hình thành kiến thức vững chắc nhất Logo học nhóm vẫncho phép giáo viên tổ chức hoạt động cá nhân, cặp đôi trước khi tiến hànhtrao đổi nhóm

Tuy nhiên, trên thực tế giáo viên có thể lược bỏ một số hoạt độngthêm bớt thời gian cho phù hợp với trình độ học sinh và đảm bảo kế hoạchdạy học

6 Hoạt động trên lớp của giáo viên trong lớp học VNEN được thực hiện như thế nào?

Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học theo sáchHướng dẫn học Giáo viên chọn vị trí tốt nhất để :

- Theo dõi được các nhóm và tất cả học sinh; nhắc nhở học sinh tậptrung vào nhiệm vụ học tập, tự nghiên cứu cá nhân, chia sẻ cặp đôi,trao đổi nhóm;

- Phát hiện những vướng mắc của các nhóm hoặc cá nhân để kịp thời

hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn đó

- Kiểm soát được việc học của từng học sinh thông qua quan sát, traođổi trực tiếp, kiểm tra kết quả; kiểm soát được hoạt động chia sẻtrong cặp, trao đổi trong nhóm

- Tuyệt đối không để học sinh khá làm thay, học thay; học sinh yếu

bị bỏ rơi, đứng ngoài hoạt động của nhóm

- Cuối bài học giáo viên đánh giá được từng học sinh, từng nhóm;đánh giá được những biểu hiện có tiến bộ về năng lực và phẩm chấtcủa mỗi học sinh

Công việc chủ yếu của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ kịpthời hoạt động học của từng cá nhân, từng nhóm; đánh giá được tinh thần,thái độ, kết quả học tập, năng lực học tập, điều hành của mỗi cá nhân, mỗinhóm

7 Tổ chức hoạt động học theo nhóm được hiểu như thế nào?

Trang 13

Nhóm học tập là đặc trưng của lớp học VNEN Mọi hoạt động họchầu như diễn ra ở nhóm Mỗi nhóm học tập có từ 4 đến 6 học sinh, chiathành 2 hoặc 3 cặp đôi Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên,điều hành hoạt động của nhóm và báo cáo kết quả học tập của nhóm vớigiáo viên Tuy nhiên hoạt động nhóm đa số theo tiến trình sau:

- Trước hết học sinh phải tự học, thông qua tự trải nghiệm, khámphá, nghiên cứu tài liệu để có được những hiểu biết cá nhân về vấn đề họctập;

- Sau nghiên cứu cá nhân là chia sẻ trong cặp đôi Học sinh có thểđổi vở để kiểm tra bài làm của bạn; nói cách nghĩ, cách làm bài cho bạnnghe; tiếp thu góp ý của bạn; điều chỉnh ý kiến, kết quả của mình Chia sẻtrong cặp đôi giúp học sinh kiểm tra hiểu biết của bản thân, tiếp thu góp ýcủa bạn, bảo vệ chính kiến của mình, giúp học sinh tiếp cận vấn đề theonhững góc độ khác nhau;

- Trao đổi nhóm là cơ hội để mỗi cá nhân hoặc mỗi cặp báo cáo kếtquả học tập Sau khi chia sẻ trong cặp đôi, học sinh tự tin hơn khi báo cáotrước nhóm Các thành viên trong nhóm nhận xét trình bày của bạn cũng làdịp thể hiện hiểu biết và ý kiến của mình về vấn đề học tập Nguyên tắchoạt động nhóm trong lớp học VNEN là tất cả mọi người được báo cáo, aicũng được nhận xét, ai cũng tham gia vào công việc chung; không có ngườiđứng ngoài, không có người làm thay việc của người khác

Học nhóm trong lớp học VNEN đòi hỏi tự giác của mỗi cá nhân, tựquản của tập thể nhóm Tự học - chia sẻ cặp đôi - trao đổi nhóm là quytrình hoạt động nhóm trong lớp học VNEN

8 Trong học nhóm học sinh yếu có bị bỏ rơi, bị cuốn theo hoạt động của học sinh khá ?

Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc học nhóm của VNEN thì không có hiệntượng nêu trên Học nhóm VNEN tuân theo quy trình: Cá nhân tự học – chia

sẻ cặp đôi – trao đổi nhóm

Trong học tập, hoạt động tự học là quan trọng nhất, tự học để có hiểu biết

về vấn đề học tập của riêng mình Ban đầu những hiểu biết này có thể đúng, cóthể chưa đúng, nhưng nhất thiết mỗi cá nhân phải có kết quả học tập của riêngmình Chia sẻ trong cặp đôi để học sinh kiểm tra nhận thức, kết quả của mình

và của bạn; điều chỉnh nhận thức để có kết quả đúng Trao đổi nhóm một mặt

để kiểm tra kết quả nghiên cứu bài của học sinh, một mặt để học sinh đượctrình bày, bảo vệ chính kiến, tiếp thu ý kiến của bạn Như vậy trao đổi nhóm là

cơ hội để phát triển khả năng trình bày, diễn đạt, giao tiếp và hợp tác cho họcsinh

Hoạt động nhóm tạo môi trường, động lực để mỗi học sinh thể hiện khảnăng nhận thức, giao tiếp, chia sẻ, hợp tác của mình Hoạt động nhóm khôngthể thay thế tự học của cá nhân Tự học tạo ra nội lực Cá nhân có hiểu biếtmới có thể chia sẻ trong cặp đôi hay trao đổi trong hoạt động nhóm Trên thực

tế khả năng, và tốc độ học của học sinh không đều nhau, giáo viên chú ý hỗ trợhọc sinh yếu để các em học yếu, nhút nhát được tham gia nhiều hơn trong hoạt

Trang 14

động trao đổi nhóm, có như vậy các em mới có thêm hiểu biết và tự tin trongquá trình học tập

9 Học sinh lớp 1 trong trường học VNEN học như thế nào?

Học sinh lớp 1 chưa biết đọc nên chỉ cho các em làm quen với các hoạtđộng của mô hình VNEN như: tổ chức lớp học, bầu Hội đồng tự quản, cácban, chia thành các nhóm học tập Để học theo VNEN, sau khi học xong lớp 1học sinh phải có khả năng đọc nhanh, đọc hiểu tốt và vốn tiếng Việt phongphú Để chuẩn bị tích cực cho học sinh học theo VNEN, Bộ Giáo dục và Đàotạo đã có chủ trương khuyến khích các trường theo mô hình VNEN cho họcsinh lớp 1 học Tiếng Việt theo tài liệu Trung tâm Công nghệ giáo dục củaGiáo sư Hồ Ngọc Đại

Trong dạy học các môn học khác ở lớp 1 giáo viên có thể tham khảosách hướng dẫn học các lớp 2,3,4,5 để tổ chức hoạt động học cho học sinhbằng thực hiện những câu lệnh, hoạt động học theo “lệnh nói” của giáo viên sẽ

dễ dàng chuyển sang quen với “lệnh viết” trong sách hướng dẫn học ở lớp 2.lớp 3 Những yếu tố Tự quản, tự giác, tự học được chuẩn bị từ lớp 1 sẽ giúphọc sinh học tốt mô hình VNEN ở các lớp trên

10 Làm thế nào để học sinh lớp 2 quen với lớp học VNEN?

Để học sinh lớp 2 làm quen với mô hình trường học mới, trước hếtdành cho các em khoảng 2 tuần chuẩn bị để:

- Thành lập nhóm học tập để các em quen sinh hoạt nhóm;

- Cho các em tập đọc hiểu các lệnh trong sách hướng dẫn;

- Giáo viên làm mẫu cách điều hành của nhóm trưởng, bồi dưỡngcho nhóm trưởng cách điều hành nhóm

- Khuyến khích học sinh mạnh dạn trước nhóm, tự tin, chủ động chia

sẻ, giao tiếp với các bạn trong nhóm và với giáo viên

- Khoảng một tháng đầu giáo viên hướng dẫn kĩ cả lớp hiểu rõ cáchhọc nhóm theo đúng quy trình: cá nhân tự học – chia sẻ cặp đôi – trao đổinhóm

- Hướng dẫn các em báo cáo kết quả tự học trước nhóm, chia sẻtrong cặp đôi;

- Hướng dẫn nhóm trưởng điều hành nhóm đảm bảo nguyên tắc mọihọc sinh được tham gia

11 Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo lôgo như thế nào?

Các lôgo trong sách chỉ dẫn cho giáo viên cách thức tổ chức các hoạtđộng của học sinh trong bài học Học sinh căn cứ lôgo thực hiện các hoạtđộng tự học theo sách hướng dẫn

Có lôgo làm việc cá nhân, lôgo làm việc theo cặp đôi, lôgo nhóm,lôgo làm việc lớp có giáo viên, lôgo học có hướng dẫn của người lớn, lôgobáo cáo kết quả học tập với giáo viên Trong tài liệu học chủ yếu là lôgohọc nhóm, điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng hoạt động nhóm trong lớphọc VNEN Tuy nhiên quy trình học nhóm đã bao hàm cả hoạt động tự học

cá nhân và hoạt động chia sẻ trong cặp đôi, để đảm bảo mọi học sinh phải

có hiểu biết về các vấn đề học tập của riêng mình trước khi trao đổi nhóm.Giáo viên chỉ dựa vào lôgo để hướng dẫn việc học, tùy đặc điểm học sinh

Trang 15

hay bài học giáo viên có quyền điều chỉnh lôgo hoạt động để việc học cóhiệu quả, không máy móc, cứng nhắc theo các lôgo trong sách

12 Nhóm trưởng điều hành nhóm như thế nào?

Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm theo hướng dẫn của giáo viên

và sách hướng dẫn, phổ biến yêu cầu học tập cho nhóm Nhìn chung nhómtrưởng điều hành nhóm theo quy trình học nhóm:

- Cho từng cá nhân đọc nhẩm mục tiêu bài học ;

- Mời một bạn đọc to mục tiêu bài học cho cả nhóm;

- Cho nhóm thực hiện Hoạt động cơ bản:

+ Nhiệm vụ 1:

 Cá nhân tự học (trải nghiệm, đọc tài liệu, khám phá, )

 Chia sẻ cặp đôi (nói cách làm, kết quả, kiểm tra bài củabạn, tiếp thu, chỉnh sửa sau góp ý, hoàn thiện kết quả );

 Trao đổi nhóm: Cặp 1 báo cáo, cặp 2 góp ý; cặp 2 báo cáo,cặp 3 góp ý; cặp 3 báo cáo cặp 1 góp ý ( lưu ý đảm bảo cả

6 thành viên đều tham gia hoặc báo cáo, hoặc góp ý)

 Trong trường hợp nhóm có vướng mắc, nhóm trưởng giơthẻ cứu trợ mời giáo viên giúp đỡ, nếu không có vướngmắc cho nhóm chuyển sang nhiệm vụ 2

+ Nhiệm vụ 2, 3,… làm tương tự

Khi cả nhóm hoàn thành Hoạt động cơ bản, nhóm trưởng (hoặcnhóm chỉ định một người) báo cáo giáo viên kết quả học tập của nhóm

Hoạt động Thực hành thực hiện tư ơng tự

Hoạt động ứng dụng do giáo viên điều khiển

Chú ý:

- Vì trong lớp có nhiều nhóm cùng hoạt động, nên khi trao đổi trongcặp đôi hoặc trong nhóm các học sinh chỉ nói đủ nghe ở trong nhóm, khôngnói to để ảnh hưởng đến các nhóm khác

- Thông thường trong mỗi nhiệm vụ đều có thời gian cho hoạt động

cá nhân, cặp đôi, nhóm Nếu là trò chơi có thể chỉ có hoạt động nhóm; nếubài tập áp dụng có thể chỉ làm cá nhân và cặp đôi; nếu là vấn đề học tậphoặc bài tập vận dụng có thể có cả 3 mức độ trên Linh hoạt trong điềuhành là yêu cầu, là đặc trưng học của giáo viên dạy lớp học VNEN

- Nhóm trưởng cần được luân phiên thay đổi để mọi học sinh đượcrèn luyện khả năng điều hành nhóm Ban đầu có thể chọn những học sinhhọc khá, tự tin, mạnh dạn để làm nhóm trưởng, sau đó luân phiên điều hànhnhóm

13 Đồ dùng học tập của học sinhtrong lớp học VNEN gồm những gì ?

Đồ dùng học tập chủ yếu cho lớp học VNEN là sách hướng dẫn học,sau đó các thẻ trắng, các phiếu học tập, bài tập trong sách học, bảng nhóm.Thẻ trắng, bảng nhóm giáo viên có thể huy động cha mẹ học sinh làm, mỗihọc sinh cần 10 thẻ trắng (hình chữ nhật, kích thước 10 cm x 20cm épPlastic) để góp vào nhóm học tập, như vây mỗi nhóm có 60 thẻ trắng

Trang 16

Để có thể sử dụng các phiếu học tập, bài tập trong sách, mỗi học sinhcần một giấy bóng trong khổ A4 (hoặc túi Clear trắng) đặt lên trang bàitập, dùng bút bi nước viết trên giấy trong để giải các bài tập (làm phiếu họctập) đó Nếu làm như vậy giáo viên không phải in, chụp hàng trăm trangbài tập, phiếu học tập cho học sinh mỗi tháng.

Học các môn TN- XH học sinh có thể có thể đem cây, hoa, quả,…Học trên những vật thật là cách học hiệu quả nhất; học môn Khoa học giáoviên hướng dẫn học sinh chuẩn bị những dụng cụ đơn giản để làm thínghiệm (cốc, chén, lọ, băng dính,…) Học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử vàĐịa lí giáo viên có thể sử dụng công nghệ thông tin để lấy các hình ảnh,những đoạn phim về động đất, sóng thần, nhật thực, nguyệt thực, tranh ảnh,

sơ đồ, lược đồ… là đồ dùng học tập có gía trị khi học tập các môn học này

Giáo viên khuyến khích học sinh làm, sưu tầm, chia sẻ đồ dùng họctập cũng là cách học bổ ích với học sinh Đặc biệt huy động những sángkiến, công sức của phụ huynh và công đồng trong việc làm đồ dùng dạyhọc

14 Giáo viên kiểm soát việc học của học sinh như thế nào?

Lớp học VNEN, giáo viên không giảng bài mà là người tổ chức, theodõi, kiểm soát, đánh giá quá trình và kết quả học tập học sinh Hoạt độngcủa giáo viên hướng vào các nội dung sau:

- Chọn ví trí thuận lợi để quan sát được mọi hoạt động của tất cả họcsinh trong lớp;

- Theo dõi hoạt động của từng cá nhân, kiểm tra được kết quả tự họccủa mỗi cá nhân thông qua kết quả làm bài trên phiếu học tập, vở bàitập, trao đổi trong cặp đôi và trong nhóm;

- Theo dõi hoạt động của các cặp đôi, kiểm tra 2, 3 cặp đôi, đánh giá

sự tương tác trong cặp đôi;

- Theo dõi trao đổi nhóm: không để có cá nhân làm thay, làm hộhoặc đứng ngoài hoạt động nhóm Đảm bảo ai cũng được báo cáohoặc được nhận xét bạn trong trao đổi nhóm

- Ưu tiên học sinh yếu, học sinh nhút nhát được tham gia nhiều ởnhóm Học sinh khá giúp bạn chỉnh sửa, hoàn thiện kết quả

- Khuyến khích học sinh nói nhiều, hỏi nhiều, trao đổi nhiều

15 Hoạt động học của học sinhđược tiến hành như thế nào?

Sách hướng dẫn học chia mỗi bài học làm 3 hoạt động chủ yếu:

A Hoạt động cơ bản – Hình thành kiến thức mới;

Trang 17

Hoạt động thưc hành là củng cố, vận dụng kiến thức thông qua cácbài tập Các bài tập này dưới dạng áp dụng trực tiếp hoặc vận dụng vào tìnhhuống tương tự, nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh.

Hoạt động ứng dụng ví như hoạt động thực hành tại gia đình, cha mẹnhư là giáo viên thực hành, hướng dẫn học sinh liên hệ, ứng dụng kiến thứcvào cuộc sống gia đình qua các hoạt động cụ thể của học sinh như: tínhtoán chi tiêu trong gia đình, giúp đỡ cha mẹ, quan tâm đến người thân, dọndẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, chăm sóc cây cối, vật nuôi, mở rộng vốn

từ ngữ, tìm hiểu văn hóa địa phương,…Hoạt động ứng dụng nhiều khiđược thực hiện ngay tại lớp, đó là vận dụng kiến thức vào những tìnhhuống mới, hoàn cảnh mới, vật liệu mới

Cuối bài học giáo viên giao bài tập ứng dụng cho học sinh, nhắc các

em chuẩn bị cho bài học sau Đầu giờ của bài học sau giáo viên cho họcsinh báo cáo kết quả thực hành phần ứng dụng ở nhà của bài học trước đểkiểm tra, nhắc nhở học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng ở nhà tốt hơn

16 Phát huy khả năng học sinh khá, giỏi trong lớp học VNEN như thế nào?

Lớp học VNEN coi trọng việc phát huy năng lực của moiox học sinh.Chấp nhận có sự khác nhau về yêu cầu và tốc độ học của học sinh Trongbài học VNEN sau khi hoàn thành Hoạt động cơ bản (Hoạt động thựchành) học sinh mới báo cáo kết quả học tập với giáo viên Trên thực tếtrong khi cả lớp đang thực hiện các nhiệm vụ của Hoạt động cơ bản một sốhọc sinh đã hoàn thành hoạt động này Giáo viên cần có nhiều phương ánphù hợp với những học sinh này, Cụ thể:

- Cho chuyển sớm sang các hoạt động tiếp theo;

- Giúp đỡ các bạn học yếu trong nhóm;

- Giúp giáo viên kiểm tra, hỗ trợ hoạt động của các nhóm;

- Làm thêm các bài tập phát triển do giáo viên đã chuẩn bị

Như vậy giáo viên có thể phát huy hết khả năng của học sinh giỏi tronghoạt động học tập để các em không thấy nhàm chán và thấy mình có tácdụng tích cực với tập thể Giáo viên cần nói để cha mẹ những học sinh giỏihiểu rằng: con em họ giúp bạn trong học tập cũng là cách giúp con em họhọc tốt hơn; đồng thời giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn còn là phẩm chất cầnthiết cần có ở mỗi con người

17 Giáo viên chuẩn bị bài học như thế nào?

Chuẩn bị bài của giáo viên VNEN hướng vào các nội dung sau

- Trước hết giáo viên phải hiểu mục tiêu rõ Mục tiêu bài học đểhướng mọi hoạt động học nhằm thực hiện mục tiêu bài học

- Hiểu rõ lôgic nội dung và lôgic phương pháp của bài học

- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho hoạt động nhóm

- Chuyển từ những câu lệnh trong sách hướng dẫn thành dãy hoạtđộng học của cá nhân, cặp đôi, nhóm của học sinh

- Hình dung những vướng mắc học sinh dễ gặp phải, cách tháo gỡkhó khăn đó

Trang 18

- Đối tượng cần ưu tiên được kiểm tra, đánh giá và cách thức kiểmsoát, kiểm tra, đánh giá học sinh

- Điều chỉnh nội dung, yêu cầu học tập phù hợp đối tượng

- Giải pháp ứng xử với học sinh giỏi, học sinh yếu

18 Khi dự giờ lớp học VNEN người giáo viên cần quan tâm vần đề nào?

Dự giờ trong lớp học VNEN chủ yếu quan sát học sinh tự học, học sinhtương tác với bạn, tương tác nhóm và giáo viên; vai trò tổ chức, hướng dẫn,kiểm soát và hỗ trợ kịp thời của giáo viên

a Đối với học sinh

- Học sinh tự giác, sẵn sàng tự học ( chuẩn bị tài liệu, chấp hành sựđiều hành của nhóm trưởng, nghiên cứu tài liệu, khám phá,…), cóđược thực hiện đúng kế hoạch học tập;

- Tương tác với bạn: Chia sẻ cách làm, kết quả với bạn; góp ý chobài làm của bạn; lắng nghe tôn trọng ý kiến của bạn; chỉnh sửa, hoànthiện kết quả;

- Tương tác trong nhóm: Chấp hành sự điều hành của nhóm trưởng;báo cáo kết quả trước nhóm (nói to, rõ ràng, đầy đủ); góp ý cho bàilàm của bạn, bài làm của cặp đôi khác; tích cực trao đổi nhóm, thamgia hoàn thành sản phẩm học tập của nhóm; báo cáo với giáo viên,với lớp nếu được phân công;

- Tương tác với giáo viên: Lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ họctập; chủ động nhờ giáo viên giải đáp, hỗ trợ; trình bày bảo vệ ý kiếncủa mình trước giáo viên; chỉnh sửa, hoàn thiện kết quả sau trao đổi;

- Có nắm được bài, báo cáo kết quả học tập với giáo viên

b Đối với giáo viên

- Tổ chức lớp học ( chuẩn bị tài liệu, dụng cụ học tập, giao nhiệm vụ

rõ ràng);

- Quan sát được hoạt động của các nhóm, của từng học sinh;

- Phát hiện những sai sót, vướng mắc trong học tập của học sinh;

- Hỗ trợ kịp thời cá nhân, nhóm cần giúp đỡ;

- Kiểm soát được quá trình, kết quả học của học sinh;

- Điều chỉnh nội dung, yêu cầu, lôgo học tập (nếu cần);

- Đánh giá được học sinh, các nhóm, lớp;

- Động viên, khuyến khích, nhắc nhở học sinh

19 Đánh giá tiết học của lớp học VNEN như thế nào?

Đánh giá tiết học VNEN là đánh giá hoạt động học của học sinh và khảnăng tổ chức, kiểm soát lớp học của giáo viên Một số tiêu chí để đánh giá:

a Học sinh

- Tự giác, tự học của học sinh;

- Điều hành, tự quản của nhóm;

- Tương tác học sinh với học sinh;

- Tương tác học sinh với giáo viên;

- Chủ động tham gia hoạt động nhóm của mọi thành viên;

- Có sản phẩm học tập tốt

Trang 19

b Giáo viên

- Chuẩn bị bài (Kế hoạch tổ chức, đồ dùng học tập, các tình huống)

- Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học cho học sinh;

- Có giải pháp cho học sinh yếu, học sinh giỏi;

- Điều chỉnh nội dung, yêu cầu học tập hợp lí;

- Đề ra nhiều câu hỏi và khuyến khích học sinh trả lời, trao đổi vớicác bạn và giáo viên;

- Kiểm soát, theo dõi, hỗ trợ học sinh;

- Đánh giá mỗi học sinh, nhóm và cả lớp học;

- Rút kinh nghiệm tổ chức bài học;

- Có ý thức vận dụng kinh nghiệm vào bài học sau

Trang 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 5737/BGDĐT-GDTH

V/v: Hướng dẫn thí điểm

đánh giá học sinh tiểu học

Mô hình trường học mới Việt

Kính gửi: Ông (Bà) Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo

Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Mô hình trườnghọc mới Việt Nam (VNEN) tại 1447 trường tiểu học Từ năm học 2013-2014 sẽ

có thêm nhiều trường áp dụng VNEN Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ vềhình thức tổ chức, phương pháp và đánh giá giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạohướng dẫn việc triển khai thí điểm đổi mới đánh giá học sinh tiểu học VNEN nhưsau:

ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạnchế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của họcsinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học

2 Học sinh có khả năng tham gia đánh giá, tự đánh giá, rút kinh nghiệm, tựđiều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn

3 Cha mẹ học sinh, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá quátrình học tập, rèn luyện; quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực củacon em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục

4 Cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục,phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáodục cao nhất

II Nguyên tắc đánh giá

1 Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyếnkhích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của các em; đảm bảo kịpthời, công bằng, khách quan và toàn diện

2 Đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực của học sinh theo mụctiêu giáo dục tiểu học; đánh giá dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kĩnăng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; áp dụng các kĩ thuật đánh giáphù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình hoạt động dạy học/giáo dụctrong VNEN

Ngày đăng: 18/08/2014, 16:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp. Đây là những PP và - Tài liệu tập huấn về mô hình trường học kiểu mới VNEN 2014
Hình th ức học cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp. Đây là những PP và (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w