1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Giáo dục kĩ năng sống qua công tác Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

22 15,3K 147

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay.Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,...

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO DUY XUYÊN

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ KIM ĐỒNG

………… o0o…………

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

Đồng tác giả: Trương Đức Tấn Nguyễn Mậu Hồng Ảnh

Tổ: Văn phòng

Duy Xuyên tháng 4 năm 2011

ĐỀ TÀI :

Trang 2

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA

CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

ĐẶT VẤN ĐỀ I) Lý do chọn đề tài :

Vấn đề con trẻ thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ,

vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trởlớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay

Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin,luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các emkhông biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ

từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt,

Thêm nữa, trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì

kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luônlấy sức mạnh cơ bắp hoặc đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan,

Như chúng ta biết rằng, Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhiViệt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS HồChí Minh, lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi Đội lấy 5 điềuBác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho độiviên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền vàbổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Đội TNTP Hồ ChíMinh với mục đích tập hợp, giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi,đội viên tốt, trở thành người công dân có ích trong tương lai Việc giáo dục

Trang 3

đội viên là nhiệm vụ chủ yếu, trực tiếp của tổ chức Đội Tham gia các hoạtđộng Đội, các em luôn được rèn luyện trong không khí thi đua thân ái, “học

mà chơi, chơi mà học”, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, chất lượng họctập từ đó cũng được nâng lên đáng kể Khi tham gia sinh hoạt Đội, các emđược hoạt động trong tổ chức của chính mình, do đó các em sẽ có tính độc lậpcao, giúp các em trở thành những con người chủ động trong cuộc sống saunày Cũng trong môi trường này, các em có điều kiện để khẳng định sởtrường, năng lực và phát triển năng khiếu; rèn luyện kỹ năng ứng xử, giaotiếp

Từ đặc điểm đặc thù của công tác Đội, chúng tôi nhận thấy rằng ngoàiviệc giáo dục về tư tưởng đạo đức cho đội viên, học sinh thì giáo dục kĩ năngsống cho đội viên cũng là một nhiệm vụ của Đội trong giai đoạn mới Đề tài

“Giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác Đội” nhằm đóng góp một số

kinh nghiệm rút ra được thực tiễn mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệpnhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trởthành những con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộngđồng, và có ích cho xã hội

II) Mục đích và phạm vi nghiên cứu:

1 Mục đích nghiên cứu:

Giáo dục kĩ năng sống là một trong những nội dung ,nhiệm vụ quan

trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm,đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dụctrong thời kì hội nhập

Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho

học sinh là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang bị chohọc sinh kiến thức, kỹ năng sống và phát triển trong một môi trường pháttriển bền vững

Đề tài : “Giáo dục kĩ năng sống thông qua công tác Đội” nhằm:

- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường

trung học cơ sở theo khung chương trình chung của Bộ giáo dục và Đào tạođạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

ở địa phương, thực tế nhà trường

- Đề ra các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng sống

có hiệu quả trong nhà trường THCS

- Đổi mới phương pháp công tác Đội và NGLL một cách hiệu quả, thuhút được nhiều đội viên tham gia

2 Đối tượng và phạm vi đề tài.

Trang 4

Việc giáo dục kỹ năng sống cần được tiến hành ở mọi cấp học, tùy theolứa tuổi, giới tính chúng ta cần có những vấn đề khác nhau để đưa vào nộidung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.

Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống xoay quanh các hoạt động ĐộiTNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường

Phạm vi đề tài nay chỉ giới hạn trong lứa tuổi trung học cơ sở, vì đây làlứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý, và cũng vì đây là đối tượng chủ yếutrong nhà trường phổ thông

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :

1 Khái niệm kỹ năng sống

Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết nhữngnhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả

(*) Theo WHO (1993) Kỹ năng sống là “Năng lực tâm lý xã hội là khảnăng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộcsống Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khoẻmạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua hành vi phù hợp và tích cực khi tươngtác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh Năng lựctâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khoẻ theo nghĩarộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xã hội Kỹ năng sống là khả năng thểhiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này”

(*) Theo UNICEF, giáo dục dựa trên Kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi Ngắn gọn nhất đó là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào, hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)

(*): trích dẫn trong sách Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên – tác giả Nguyễn Thị Oanh – Nhà xuất bản Trẻ

Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúpgiải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả(cách sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (quakiến thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xaxưa cha ông ta đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vềchương trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảmnhẹ hoặc xao nhãng Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-

Trang 5

ĐT đã nhận thấy việc giáo dục (rèn luyện) kỹ năng sống cho học sinh là việccấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh THCS vì:

Ở lứa tuổi này:

+ Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốthay xấu

+ Đây là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lí dẫn đến cácquan hệ không dúng mực trong quan hệ khác giới

+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnhhưởng tới sức khỏe, tinh thần

+ Các em cần lựa chọn nghề nghiêp phù hợp với năng lực của mình ->cần đưa ra quyết định đúng đắn

+ Thích bộc lộ cái tôi…

Năm học 2010 – 2011 là năm đầu tiên Bộ GD - ĐT đưa KNS vào giảngdạy đại trà trong các trường học, bậc học qua nhiều hình tức khác nhau Với

HS THPT là thì cần rèn luyện kĩ năng gì?

2 Kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học cơ sở:

Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹnăng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở là:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân

- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời

- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc

- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân

- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ

- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông

- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống

- Kỹ năng đánh giá người khác

Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị củacuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo,tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết

II/ CƠ SỞ THỰC TIỂN :

Trường THCS Kim Đồng là một trường chuẩn Quốc gia, đóng tại xãDuy Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam Là một ngôi trường có bề dày truyềnthống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục Học sinh của trường đa

số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn Tuy

Trang 6

nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tìnhtrong các hoạt động tập thể và công tác xã hội

Trong nhiều năm liền, trường Kim Đồng là một trong những đơn vị dẫnđầu của Ngành giáo dục huyện nhà, trường luôn đạt danh hiệu Tập thể laođộng tiên tiến Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹhọc sinh, Ban chăm sóc thiếu nhi xã, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịpthời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội - Ngoài giờ lên lớp đạt kết quả

Dưới sự chỉ đạo của Ngành Giáo dục & Đào tạo, Hội đồng Đội Huyện,

sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các ban ngành địa phương và côngtác chỉ đạo thực hiện nhuần nhuyễn từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn,các đoàn thể trong nhà trường đến giáo viên, học sinh nên công tác giáo dụccủa nhà trường ngày càng có những khởi sắc vượt bậc Mọi hoạt động của nhàtrường được xây dựng khép kín và hoạt động theo đợt thi đua, tháng, tuần có

sự phê duyệt, giám sát chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường theo nội dungchương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự chỉ đạo cụ thể của Ngànhgiáo dục

Trong những năm trước đây, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng đã có

sự quan tâm của nhà trường Thể hiện ở chỗ nhà trường cũng đã quan tâm đếnviệc giáo dục toàn diện cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa,ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, hoạt động đoàn thể: bảo

vệ môi trường, an toàn giao thông, giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội,phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp; xâydựng trường học thân thiện học sinh tích cực…

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh

tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người Nếunhư trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và đượccác cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt vàthay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa cácnền văn hóa, văn minh khác nhau Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởngđến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhấtđịnh Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế khôngthể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập Trongnhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lựcđối với học sinh Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồnthông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đang đứng trước nhiều tháchthức khi hòa nhập xã hội Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức,thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống Tình trạng họcsinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất

Trang 7

hiện ngày một nhiều Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là do nhậnthức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiếu kỹ năng sống Học sinhtrường THCS Kim Đồng cũng không tránh khỏi quy luật đó Đây là vấn đềđược Ngành giáo dục rất quan tâm, nhưng việc thực hiện vẫn còn gặp nhiềuthách thức lớn Để đáp ứng được với những biến đổi nhanh chóng của xã hộithì nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ hiện nay là một việc làm cầnthiết

Trường THCS Kim Đồng có truyền thống đi đầu trong công tác triểnkhai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của Bộ củaNgành Do đó ngay từ đầu năm học 2008-2009, khi Bộ giáo dục phát độngphong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trườngchúng tôi đã được Phòng GD&ĐT chọn làm một trong những đơn vị điểmtriển khai phong trào và giáo dục kỹ năng sống là một trong những yêu cầuquan trọng trong phong trào này Công tác giáo dục kỹ năng sống được triểnkhai thông qua các hoạt động lồng ghép vào chương trình học, các môn học

và các hoạt động của nhà trường như:

Giáo dục lồng ghép thông qua các môn học như: Giáo dục công dân,Văn học, Sử học, Sinh học, Thể dục

Giáo dục chuyên đề thông qua các hoạt động Đội, sinh hoạt dưới cờnhư: Nói chuyện, thuyết trình, tham luận, thi tìm hiểu

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận ra rằng, việc giáodục kỹ năng sống của nhà trường và việc rèn luyện kỹ năng sống của các emvẫn còn nhiều hạn chế, đó là:

Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học vẫn chưa đượclàm thường xuyên, do yêu cầu kiến thức bài học nên giáo viên đôi lúc ngạiđưa chương trình kỹ năng sống vào

Các hoạt động giáo dục kĩ năng sống do Ban HĐNL, liên đội tổ chứcvẫn chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có sự đầu tư thích đáng nên chưa đánhđộng được ý thức tự giác, tích cực rèn luyện của học sinh

Ngay từ đầu năm học 2010-2011, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục

và đào tạo đã chỉ rõ “ Triển khai tài liệu hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống

trong một số môn học và hoạt động giáo dục Phổ cập kỹ năng bơi an toàn và chống đuối nước cho học sinh Ngăn chặn các tác động tiêu cực của Internet, đặc biệt là trò chơi điện tử trực tuyến (game online) đối với học sinh Có các giải pháp phối hợp tích cực ngăn chặn hiện tượng học sinh đánh nhau Tăng cường công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy và các tệ nạn xã hội trong nhà trường ” Từ nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra, dưới sự chỉ đạo của ngành giáo

dục, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục kỹ

Trang 8

năng sống trong nhà trường Ngoài việc truyền tải giáo dục kỹ năng sốngthông qua các môn học chính khóa thì hoạt động Đội là hoạt động nòng cốttrong việc giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống nhằm thực hiện công tác giáodục toàn diện của nhà trường.

III/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1 Nội dung giáo dục kỹ năng sống qua công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh :

Việc đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông đã được đưa ra bàn bạc trước đây và theo như nội dungcuộc trao đổi giữa Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác họcsinh, sinh viên Bộ GD-ĐT và giới báo chí thì:

"Bộ đã triển khai nhiều phong trào vào trường học như sức khỏe, an toàn

giao thông, kỹ năng sống đặc biệt, phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các thầy cô giáo, học sinh hưởng ứng tích cực đã giảm được phần nào tình trạng trên Năm học tới Bộ sẽ đưa kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy trong nhà trường."

"Để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy trong trường học, Bộ GD-ĐT đã phải

xác định, nếu đưa vào giảng dạy đại trà thì kỹ năng sống gồm những nội dung gì? Đưa vào như thế nào? Người dạy và thời gian như thế nào?.

Tuy nhiên, về vấn đề đưa như thế nào, trong 3 phương án, thứ 1, là lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà trường; thứ 2 đưa vào thành một môn và dạy giống các môn học khác; thứ 3, đưa vào tất cả các môn, môn nào cũng vận dụng Bộ đã chọn phương án thứ nhất

là lồng ghép vào chương trình học, các môn học, các hoạt động trong nhà trường."

Như vậy xu hướng hiện nay ở một số nhiều trường Dân lập, trườngQuốc tế và các trường THPT là không đi chệch hướng với quyết định lựachọn của Bộ giáo dục

Vấn đề là chọn nội dung nào và lồng ghép ra sao thì có vẻ như cònnhiều lúng túng

Một vài trường đã cho thực nghiệm đưa nội dung giáo dục kỹ năngsống vào nội dung giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp,như trường Trần Khai Nguyên (TP Hồ Chí Minh) đã thực hiện, được xemnhư là một ví dụ cần nhân rộng

Ở các trường Quốc tế và một ít trường THPT đã áp dụng hình thức học nhóm, sinh hoạt nhóm, chia sẻ nội dung kiến thức theo nhóm cũng nhằmphát huy khả năng làm việc nhóm, qua đó giáo dục học sinh kỹ năng giao

Trang 9

tiếp, kỹ năng trình bày, kỹ năng phản hồi ý kiến, kỹ năng hội họp, kỹ năng tổchức và giải quyết công việc

Nhưng hầu hết chỉ ở dạng tự phát, cá nhân và mức độ thấp để có thể nâng cao và ứng dụng đại trà việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào giáo dụccần có một sự thống nhất ở các cấp lãnh đạo, trong đó, cần thiết và quyếtđịnh tính thiết thực chính là vai trò của cấp lãnh đạo nhà trường phổ thông

Đối với trường THCS Kim Đồng, chương trình giáo dục kỹ năng sốngthông qua công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm các nhóm kỹ năng sau :

- Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân ( Tôi là ai?, Tôi có những điểmmạnh và điểm yếu gì?, Ước mơ của tôi?, Mục đích của cuộc đời tôi?, Ngườikhác đánh giá về tôi như thế nào?, Tư duy tích cực )

- Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường học đường, với bố mẹ, người lớn tuổi)

- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ (kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xungđột trong học đường)

- Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành

vi dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục )

· Trò chơi, bài hát, nghe nhạc,

· Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa

· Thư giãn

· Thực tập

· Tham quan

3 Chương trình giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác Đội TNTP

Hồ Chí Minh đã được nhà trường thực hiện trong thời gian qua 3.1 Xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng sống thành quy trình khép kín và có kế hoạch, nội dung thực hiện cụ thể:

Từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo cho Ban HĐNGLL, liên độicùng với các tổ chuyên môn xây dựng nội dung chương trình khép kíntheo các chuyên đề, chủ đề, phân công các bộ phận thực hiện theo kếhoạch sau: (Trích kế hoạch khép kín Công tác Đội NGLL năm 2010-2011.)

Trang 10

Từ chương trình khép kín này, nhà trường đã chuyển tải những kỹ năngsống cần thiết đến cho học sinh một cách có hiệu quả và nhận được sự đồngthuận của toàn thể giáo viên và học sinh, các hoạt động diễn ra sôi nổi, có tácdụng giáo dục cao.

3.2 Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ Phương pháp 1: Giáo viên hoặc học sinh trình bày về các đề tài mà xã hội

và học sinh đang quan tâm Các đề tài được đưa ra đó là “Ứng xử của họcsinh trong nhà trường”, “Kỹ năng tự học”, “Kỹ năng giao tiếp”

Qua phương pháp này chúng tôi đã rút ra được những ưu điểm vànhược điểm đó là:

Ưu điểm:

 Có thể truyền đạt nhiều nội dung trong thời gian ngắn

 Người trình bày chủ động về nội dung trình bày

 Thời gian chuẩn bị ngắn

Nhược điểm:

 Khó kêu gọi sự tập trung của học sinh theo dõi

 Người trình bày có thể sẽ kéo dài thời gian do ý muốn trình bày nhiềunội dung

 Cần một người trình bày có khả năng thuyết trình thật tốt

Rút kinh nghiệm

Phương pháp này thích hợp khi muốn chia sẻ nhanh một vấn đề ngắn,

và thời gian thuyết trình cũng không nên quá 15' Nên biến bài thuyết trìnhthành câu chuyện kể để tăng phần lôi cuốn Người trình bày có thể đứng gầnhọc sinh hơn để rút ngằn khoảng cách với người nghe

Luôn đặt câu hỏi để lôi kéo sự quan tâm của học sinh

Có thể áp dụng phương pháp này trong nhiều trường hợp, cần ít thờigian cho sự chuẩn bị

Phương pháp 2: Học sinh làm tiểu phẩm, hoặc đưa ra tình huống về các đề

tài do Nhà trường gợi ý trước

Các đề tài gợi ý tùy theo nhu cầu và tình hình xã hội, có thể là

Trang 11

Các tiêu phẩm này thường diễn ra trong khoảng 5' - 10', và nên giao lần lượt cho các lớp trình bày Xây dưng thành một buổi sinh hoạt tuyên truyền, tăng cường giao tiếp giữa nhóm người trình bày với học sinh toàn trường hoặc 1 khối lớp bằng cách đặt các câu hỏi yêu cầu người xem trả lời, thảo luận nhanh, chia sẻ những suy nghĩ của các nhân với vấn đề được gợi ý.

Giáo viên sẽ duyệt qua nội dung tiểu phẩm, hệ thống câu hỏi và chuẩn bị trước cho các nhóm trình bày kỹ năng định hướng, giải quyết các tình huống bất ngờ nhằm lôi kéo cho người xem đi theo nội dung của nhóm đã định trước

Trong buổi trình bày, nhà trường chuẩn bị trước 1 số quà nhỏ (kẹo, bánh,

đồ dùng học tập ) để làm phần thưởng cho những câu trả lời hoặc câu hỏi

do người xem nêu ra

Sau buổi trình bày, giáo viên Tổng phụ trách hoặc giáo viên được giaotrách nhiệm chuyên đề phải có kết luận cho vấn đề được nêu ra trong buổisinh hoạt đồng thời cám ơn nhóm học sinh đã trình bày tiêu phẩm, cám ơntoàn thể học sinh đã tích cực tham gia buổi sinh hoạt, sau đó thông báo nộidung sinh hoạt lần kế tiếp, để học sinh có thể chuẩn bị trước

Ở phương pháp 2 còn có thêm ưu điểm là để học sinh phát triển tư duyphê phán tích cực, các em có cơ hội rèn luyện kỹ năng thế vai, tạo sự năngđộng và giúp học sinh có cơ hội cùng chung làm việc với nhau trong nhóm,phát huy khả năng lãnh đạo trong học sinh

Khó khăn có thể gặp phải khi đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt dưới cờ và những điều cần lưu ý:

1 Học sinh không tập trung theo dõi nội dung sinh hoạt:

Trước hết cần khẳng định: học sinh chỉ chăm chú lắng nghe và xem khithấy nội dung cần thiết, lôi cuốn và có tốc độ diễn ra vừa phải hơi nhanh mộtchút

Do vậy việc chọn cho được nhóm trình bày và cách trình bày tiểu phẩmhết sức quan trọng

Nhóm trình bày không được quá 5 người, thời gian trình bày hoặc diễn ratiểu phẩm không được quá 10', âm thanh phải rõ ràng, cần chuẩn bị ít nhất 2

em học sinh giữ nhiệm vụ chuyển micro đến các bạn học sinh làm khán giả.Việc giữ trật tự cũng cần phải quan tâm nhờ đội ngũ giáo viên chủ nhiệmcác lớp cũng cần có mặt để biết được nội dung này

Ngay sau giờ sinh hoạt dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm có biện pháp chấn chỉnh trực tiếp với lớp khi có hiện tượng vi phạm, ồn ào hoặc mất tập trung tiếp đó giáo viên chủ nhiệm cần đề cập đến nội dung đã sinh hoạt và muốn

Ngày đăng: 18/08/2014, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w