1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương hướng xây dựng gia đình việt nam hòa thuận – bình đẳng – hạnh phúc

14 416 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 178,5 KB

Nội dung

Gia đình cá thể là “ hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế – tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đố với sở hữu côn

Trang 1

Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam Hòa Thuận – Bình đẳng – Hạnh phúc

I Quan điểm của Chủ nghĩa Mac – Lê

Nin về vị trí và chức năng của gia đình

trong xã hội.

Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội

đặc biết, được hình thành, duy trì và củng cố

chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống

Đúng như CMac đã từng nói: “ … Hàng

ngày tái tạo ra đời sống của bản than mình,

con người bắt đầu tạo ra những người khác,

sinh sôi, nãy nở – đó là quan hệ giữa chồng,

và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”

Cho nên yếu tố huyết thống và tình cảm là

nét bản chất của gia đình Nhưng xét rộng ra

và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một

đơn vị tình cảm – tâm lý, mà còn là một tổ

chức kinh tế – tiêu dùng ( sở hữu, sản xuất,

thu nhập và chi tiêu…), một môi trường giáo

dục – văn hóa ( văn hóa gia đình và cộng

đồng), một cơ cấu – thiết chế xã hội ( có cơ

chế và cách thức vận động riêng)…

1 Vị Trí Gia Đình:

- Gia đình là “tế bào xã hội” Điều này trước

hết chỉ ra rằng, gia đình và xã hội có mối

quan hệ mật thiết với nhau Trong mối quan

hệ mật thiết ấy, trình độ phát triển về mọi

mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và quy mô gia đình CMac nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo, gia đình, Nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật… chi là những hình thức đặc thù của sản xuất

Thực tế lịch sử cho thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau Theo Ăngghen, trong

xã hội công xã nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể, cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt… đã tạo nên hình thức gia đình tập thể – quần hôn Mỗi bước tiến của xã hội cộng đồng nguyên thủy và kết quả do đào thải tự nhiên lại đưa đến những dạng mới, mang sắc thái tiến bộ hơn cho hình thái gia đình này Giai đoạn đầu của xã hội cộng đồng nguyên thủy có gia đình cùng dòng máu ( huyết thống ), các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ Đến giai đoạn giữa của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ xuất hiện gia đình

punaluna ( bạn thân), trong đó quan hệ tỉnh

giao giữa anh ẹm trai với chị em gái đã bị hủy bỏ và giai đoạn cuối cùng của xã hội này đã hình thành gia đình cặp đôi ( đối ngẫu), trong đó kết hôn từng cặp đã tồn tại

Trang 2

( tuy còn lõng lẻo); trong số vợ rất đông của

mình, người đàn ông có một người vợ chính,

và trong số nhiều người chồng khác, anh ta

lại là người chồng chính của người đàn bà

ấy Những kiểu trên cúa gia đình tập thể –

quần hôn đều có đặc trưng là: tính giao tập

thể, kinh tế cộng đồng nguyên thủy, chế độ

mẫu hệ, không có áp lực và bất bình đẳng

giữa các thành viên

Bước sang chế độ nô lệ, trong xã hội nãy

sinh hình thức gia đình cá thể – một vợ một

chồng Đó là kết quả trực tiếp của việc hình

thành chế độ sở hữu tư nhân và sự phân hóa

giai cấp Gia đình cá thể là “ hình thức gia

đình đầu tiên không dựa trên những điều

kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện

kinh tế – tức là trên thắng lợi của sở hữu tư

nhân đố với sở hữu công cộng nguyên thủy

và tự phát ( tất nhiên, kết quả vẫn do tác

động của quy luật đào thải tự nhiên, ngoài ra

còn có thêm một nguyên nhân nữa là nguyên

nhân tình cảm, thể hiện ở người đàn ông

nhất định)

Như vậy gia đình là sản phẩm của lịch sử

Nhưng với tư cách là tế bào của xã hội, gia

đình tác động tích cực đến tiến trình phát

triển của xã hội Ph Ăngghen nhận định: “

Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định

trong lịch sử, quy đến cùng là sản xuất và

tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng

bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt; thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác

là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.”

Trong hệ thống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau ( dân tộc, giai cấp, giới…); nhiều thiết chế lớn nhỏ ( Nhà nước, ngành, đoàn thể…) với tính là tế bào của xã hội, gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thiết chế nhỏ nhất Cơ cấu thiết chế nhỏ nhất này lại

đa dạng phong phú; trong quá trình vận động, vừa tuân thủ theo những quy luật của

cơ chế chung vừa theo tính quy định và tổ chức riêng của mình

2 Chức năng của gia đình:

Trong thực tế, vị trí vai trò to lớn của gia đình với tính các là tế bào xã hội được thể hiện ở các chức năng cơ bản như chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng giáo dục và chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý của các thành viên trong gia đình

Như vậy, gia đình là thiết chế đa chức năng Trên đây là những chức năng cơ bản nhất Thông qua việc thực hiện những chức năng này mà gia đình vẫn tồn tại và phát triển,

Trang 3

đồng thời tác động đến tiến bộ chung của xã

hội Các chức năng được thực hiện trong sự

thúc đẩy, hổ trợ lẫn nhau Việc phân chia

những nội dung của chúng chỉ là tương đối

Nhiều khi, các chức năng được thể hiện tổng

hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt

động của gia đình Ở từng nơi và các giai

đoạn lịch sử khác nhau nội dung và vị trí của

mỗi chức năng có sự biến đổi phù hợp

II Thực trạng gia đình hiện nay ở Việt

Nam

Hôn nhân là sự kết hợp giữa người đàn ông

và đàn bà nhằm xác lập quan hệ vợ chồng,

xây dựng gia đình, từ khi trong xã hội có

Nhà nước, quan hệ hôn nhân không chỉ phản

ánh ý chí của các cá nhân tham gia vào quan

hệ đó mà còn là ý chí của Nhà nước Trong

những giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào

cơ sở kinh tế xã hội, Nhà nước đặt ra những

nguyên tắc của Hôn nhân gia đình để định

hướng cho những quan hệ xã hội đó phát

triển theo mục tiêu đã định Việc xây dựng

gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc đã

trở thành một đòi hỏi tất yếu của xã hội

Tuy nhiên trong những năm qua số liệu

thống kê cho thấy gia đình Việt Nam hiện

nay còn tồn tại nhiều những vấn đề xã hội

cần quan tâm hơn nữa

Dưới đây là các số liệu thống kê mà em đã tìm hiểu từ rất nhiều các cồng thông tin khác nhau khi tiếp nhận đề tài này

Dân số Việt Nam năm 2005 là 83.121.700

người, thấp hơn so với dự báo là ( 83,139 triệu người )

Tỷ lệ tăng dân số là 1,33% , so với 2004 ( 1,40%) giảm 0,07%

(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê – TCTK – 25/01/2006, Dân số và phát triển, 01/2006,

tr 18)

Tổng tỷ xuất sinh: (TER)

Năm 2005 là 2,11 – 2004 là 2,23 – 2003 là 2,12

Tại thành thị TER 2005 là 1, 73 và tại nông thôn là 2,28

Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh ( IMR) tính theo

phần ngàn như sau:

2002:26 – 2003:21 – 2004 :18 – 2005 :17,8

Số nhân khẩu trong gia đình:

1993: 4,97 – 1998: 4,70 – 2001 -2001: 4,40 – 2002 -2004: 4,36

Bình quân tại nông thôn, số người trong một gia đình là 4,41 (2004) tại thành thị là 2,36

Trang 4

( ít hơn 1,05 người), nhân khẩu trong các gia

đình nghèo nhất là 4,8; giàu nhất là 2,3

( Nguồn TCTK 01/2006)

Thu nhập bình quân

Năm 2004, bình quân cả nước 484,4 nghìn

đồng/người/ tháng Tăng 36% so với năm

2001 -2002

(Nguồn DS&PT, 02/2006 tr 11 -19)

Tỷ lệ trẻ em chết trước 5 tuổi tính theo

phần ngàn:

1999:48,6 – 2001: 32,9 – 2002: 26,0 – 2003:

21,0 – 2004: 18,0 – 2005: 17,8

Tỷ lệ trẻ em chết trước 1 tuổi tính theo

phần ngàn:

2000: cả nước : 31,2 – thành thị: 20,1 –

nông thôn: 34,6

2001: cả nước: 31,0 – thành thị 20,4 – nông

thôn 32,5

2002: cả nước: 26,0 – thành thị 17,0 – nông

thôn: 28,8

2003: cả nước: 21,0 – thành thị: 13,0 – nông

thôn: 21,0

( nguồn: www.vpcfc.gov.vn)

Trẻ em lang thang: Năm 1998 là 19,048 –

năm 2000 là 22,423

Trẻ em nghiện ma túy: Năm 1998 là 2, 755

– năm 2000 là 2.008

Bình quân mỗi năm có 11.768 em dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật, nếu tính theo tổng số toàn dân , tỷ lệ đó là 16.000 em trong 100.000 dân

Bạo lực gia đình:

Nghiên cứu tại Việt Nam 1999 cho thấy từ

1995 đến 2000 có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn đến chết người, trong đó người phụ

nữ là nạn nhân chiếm đến 80%

Năm 2001 có 1.100 vụ giết người trên toàn quốc thì có 16 % số vụ do người thân giết nhau

Các vụ ly hôn do Tòa án xét xử có tỷ lệ do bạo lực gia đình khá cao:

1978 có 17.834 vụ ly hôn, thì có 15.570 (87,5%) vì bạo lực gia đình

1991 có 22.634 vụ ly hôn 70,1% số vụ vì bạo lực gia đình

1992 có 29.225 vụ ly hôn thì 65,2% số vụ vì bạo lực gia đình

Trang 5

200 có 30.000 vụ ly hôn thì có 70,0% vì bạo

lực gia đình

(Nguồn: Phòng ngừa tội phạm thanh thiếu

niên, Bộ Công An 10/2004 tr 232 và 378)

HIV/ AIDS:

Theo ước tính của Bộ Y Tế, mỗi ngày lại có

thêm 100 người bị nhiểm HIV tại Việt Nam,

tình trạng nhiễm HIV đã xảy ra ở tất cả 64

tỉnh thành phố

Số người sống chung với HIV/AIDS ở Việt

Nam đã tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn

2000 – 2005

Thế giới hiện có 40 triệu người bị nhiẻm

HIV và hơn 30 triệu người bị tử vong vì

AIDS

(Nguồn: Thông cáo báo chí của UNDP Hà

Nội ngày 28/11/2005 DS%PT, 12/2005)

Ước tính và dự báo:

2005: HIV: 197.500 – AIDS: 48.864 – tử

vong: 44.102

2006: HIV: 207.375 – AIDS: 59.400 – tử

vong: 54.132

2007: HIV: 256.184 – AIDS: 70.974 – tử

vong: 65.171

2008: HIV: 284.227 – AIDS: 83.516 – tử vong: 77.228

2009: HIV: 315.568 – AIDS: 97.175 – Tử vong: 90.436

2010: HIV: 350.970 – AIDS: 112.227 – Tử vong: 104.703

( nguồn: Dịch tễ học và chiến lược quốc gia

phòng chống HIV/AIDS, BYT – WHO – LHQ 2001)

Nguyên nhân và tình trạng trên

Theo điều tra quốc gia về vị thành niên từ và thành niên ở Việt Nam cho kết quả và nhận định sau:

- Môi trường kinh tế và xã hội ngày càng chuyển biến đem đến nhiều thử thách khiến thanh niên phải tìm cách thích ứng

- Thanh niên được sự hổ trợ lớn lao từ gia đình mặc dù có một số nhỏ có xung đột với gia đình Gia đình nông thôn đông người nhưng lại ít có quyền lực

- 1/3 nam thanh niên thành phố sống độc thân

Phần đông không chấp nhận quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, tuy nhiên tỷ lệ

Trang 6

nữ đã có gia đình có QHTD trước hôn nhân

cao hơn so với nữ chưa lập gia đình

- Các phương tiện tránh thai được các cặp

vợ chồng sử dụng nhiều Những người độc

thân có QHTD thì không sử dụng thường

xuyên

- 2/3 nữ còn hiểu biết hạn chế về thời điểm

dễ có thai nhất

- Nam thanh niên có nhiều hành vi gây nguy

cơ ( QHTD ngẫu hứng, đua xe, tụ tập gây

rối, …) hơn nữ

- Một số thanh niên lo lắng về tương lai: 1/5

đã từng có cảm giác thất vọng, chán trường

về tương lai

- Nhìn chung nam giới lạc quan hơn nữ giới

về bản thân, gia đình và tương lai

- Ước vọng hàng đầu của thanh thiếu niên về

tương lai là: thu nhập, việc làm và thành đạt

về kinh tế Gia đình và hạnh phúc đứng hàng

thứ hai

(nguồn: Savy – survey assessment off

VietNam Youth 2003 DS&PT 09/2005,

giữa WHO, UNICEF và TCTK trên 7584

thanh niên 14 -25 tuổi ở 42 tỉnh thành ở Việt

Nam)

Nguyên nhân trẻ em phạm pháp:

- Đang độ tuổi sung sức, năng động, phát triển mạnh về tâm sinh lý trí tuệ nhưng chưa chín chắn nên dễ vi phạm, những quy tắc đạo đức, hành chính và hình sự

- Dễ bị lôi kéo, kích động và lợi dụng

- Sự phát triển mạnh mẽ những phương diện thông tin, trong đó có rất nhiều những thông tin độc hại Hơn nữa, bị áp lực bởi sự tò mò trong khi người lớn lại quá bận rộn, không

có thời gian để gần gủi, hướng dẫn phát hiện ngăn ngừa

- Thiếu hiểu biết về pháp luật

- Chương trình giáo dục pháp luật ở nhà trường có tính chất sơ lược, học sinh dễ có quan niệm là môn học phụ nên học cho có, học đại khái

(nguồn: Văn phòng tư vấn trẻ em, Ủy ban

dân số, gia đình và trẻ em TP.HCM)

Những sai lầm thường thấy trong các gia đình:

- Cha mẹ không thông cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành niên Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời

- Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền ít có thời gian chăm sóc tới gia đình, con cái

Trang 7

- Nuôi nấng cực khổ, tốn kém mà dường

như chúng không nghe lời, càng lớn, càng

hư, hay cãi cải lại…

- Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối

với thanh thiếu niên, nếu không được điểm

cao thì thường được cha mẹ đem ra so sánh

với bạn bè, lo mắng gây nên tâm lý căng

thẳng của thế hệ này

- Do tính chất đặc thù của xã hội hiện đại vợ

chồng thường ít có thời gian gần gủi quan

tâm tới nhau hơn Tỷ lệ các cuộc ly hôn

không ngừng tăng trong những năm qua

cũng đã ảnh hưởng tới chất lượng gia đình

Việt Nam hiện đại

- Những mâu thuẫn của vợ chồng đã ảnh

hưởng không tốt tới suy nghĩ và hành động

của con trẻ làm chúng có những khái niệm

sai lệch về gia đình

- Bạo hành trong gia đình cũng làm cho mối

quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

rạn vỡ nó là nguyên nhân tan vỡ của nhiều

gia đình hiện nay

(nguồn: Văn phòng tư vấn trẻ em, Ủy ban

dân số, gia đình và trẻ em TP.HCM)

III Những định hướng để xây dựng gia

đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc.

1 Gia đình mới hiện đại ra đời trên sự kế thừa những truyền thống và tiếp thu những tiến bộ của gia đình mới hiện đại

Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc Bước vào thời kỳ mới gia đình ấy bộc lộ cả những mặt tích cực và tiêu cực do vậy Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa các ban ngành lên quan phải xác định, duy trì những nét đẹp có ích: đồng thời, tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ Tất nhiên, kết thừa không phải là “ phục cổ” Nhưng những gì tiếp thu của gia đình quá khứ đều nhằm bổ sung và làm phong phú thêm gia đình mới hiện nay

Gia đình còn liên quan và chịu ảnh hưởng của tình hình quốc tế, nhất là ngày nay, khi

có những phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng giao lưu quốc tế Nhiều hiện tượng tiêu cực khắp các châu lục đang diễn

ra, những lo lắng cho mọi người và tác hại đến sự phát triển gia đình lành mạnh của gia đình ở nhiều quốc gia, như tính thực dụng trong tình yêu, quan hệ tình dục phóng đãng… nhưng, xã hội mới cũng mang lại nhiều nội dung tiến bộ đến cho gia đình như: dân chủ hóa các quan hệ trong gia đình, sự tôn trọng nhân cách của các thành viên khác, hiện đại hóa nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình, cộng đồng hổ trợ gia đình phát

Trang 8

triển, hình thức gia đình hạt nhân tăng lên,

thu hẹp quy mô gia đình …

Để xây dựng gia đình mới phải ngăn chặn

những hiện tượng tiêu cực, mạnh dạn lựa

chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới

nãy sinh, và quan trọng hơn, là biết tiếp thu

những nội dung tiến bộ của thời đại Xử lý

và tiếp thu những vấn đề của thời đại không

phải là cách tân đơn giản mà phải phù hợp

với truyền thống của dân tộc, của gia đình

và sự phát triển chung của xã hội

2 Thực hiện hôn nhân tiến bộ là một

trong những phương hướng quan trọng

để hình thành gia đình mới hòa thuận –

bình đẳng – hạnh phúc.

Hôn nhân tiến bộ coi tình yêu là cơ sở tinh

thần chủ yếu, là yếu tố quyết định nhất của

hôn nhân Tình yêu là phạm lớn của vấn đề

hôn nhân và gia đình Những yếu tố cơ bản

về một tình yêu chân chính đã được Ph

Ăngghen nêu ra trong tác phẩm “ Nguồn

gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của

Nhà nước” Theo Ăngghen, tình yêu là trạng

thái say mê rất hiện thực nhưng không rơi

vào tầm thường, dung tục Nó khác hẳn với

tình dục đơn thuần Tình yêu thực sự phải

phù hợp với đạo đức, có trách nhiệm và

nồng nhiệt với cả hai phía của lứa đôi Tình

yêu lành mạnh phải tíến tới hôn nhân, với

Ph.Ăngghen cho rằng việc yêu và lấy nhau – hình thành gia đình là một nghĩa vụ chân chính Còn khi nói về bản chất của tình yêu, Người nhấn mạnh hơn cả đến sự chung thủy… Bởi vậy, những quy định phong kiến quá khắt khe, cũng như kiểu tự do tư sản trong quan hệ nam nữ đã hạn chế và ngăn cản tình yêu chân chính

Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm nguyên tắc tự nguyện Hôn nhân tự nguyện đảm bảo tối đa cho tình yêu tiến tới hôn nhân một cách hiện thực Để cho nam nữ tự do tìm hiểu, đến với nhau có ý nghĩa là họ tự định đoạt lấy tương lai hạnh phúc Sau khi thành lập gia đình, họ

có trách nhiệm với nhau trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn Hôn nhân tự nguyện là điều kiện của hạnh phúc và sự vững bền của gia đình Nhân loại ngày càng nhận thức được về hôn nhân tự nguyện như một nội dung quan trọng của nhân quyền và tiến bộ

xã hội Xây dựng gia đình mới cần khắc phục và loại trừ tệ nạn cưỡng ép và quan

điểm ; “ bố mẹ đặt đâu con ngồi đó” trong

hôn nhân Tất nhiên, trong xã hội mới, hạnh phúc lứa đôi rất cần sự hướng dẫn, khuyên nhủ của người thân, bạn bè họ có thể tìm hiểu và quyết định vấn đề phù hợp nhất

Hôn nhân tiến bộ là hình thức gia đình một

vợ một chồng Bản chất của tình yêu đòi hỏi

hôn nhân tất yếu phải là hôn nhân cá thể

Trang 9

Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục duy

trì tình yêu sau hôn nhân

Điều 64 HP 1992 có quy định “ gia đình là

tế bào của xã hội, Nhà nước bảo hộ hôn

nhân và gia đình, hôn nhân theo nguyên tắc

tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình

đẳng” trên cơ sở đó Luật Hôn nhân gia đình

2000 đã khẳng định nguyên tắc cơ bản đầu

tiên của chế độ HNGD là “ hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình

đẳng” ( Khoản 1 Điều 2) Nguyên tắc này

được thể hiện cụ thể trong những quy định

về kết hôn, thực hiện quan hệ vợ chồng, ly

hôn nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ,

một vợ, một chồng

Quyền về hôn nhân và gia đình biểu hiện

quyền con người trong một lĩnh vực cụ thể

của đời sống xã hội Nhà nước thừa nhận và

bảo vệ quyền tự do cá nhân được xác lập

chấm dứt trong quan hệ hôn nhân Điều 4

khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2000 quy

định “ cấm tảo hôn, cưởng ép kết hôn, càn

trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ: cấm kết

hôn giả tạo lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm

cưởng ép ly hôn, ly thân giả tạo, cấm yêu

sách trong cưới hỏi” Việc kết hôn của nam

và nữ do chính họ tự quyết định trên cơ sở

tình yêu chân chính Khi quyết định đăng ký

kết hôn Luật HNGD quy định “ việc kết hôn

do nam nữ tự nguyện, không bên nào được

ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưởng ép hoặc cản trở” ( Khoản 2 Điều 9)

Được coi là nam nữ tự nguyện trong việc kết hôn khi sự bày tỏ ý muốn kết hôn hoàn toàn phù hợp với ý chí của họ, nghĩa là xuất phát

từ nội tâm, từ nguyện vọng muốn trở thành

vợ, thành chồng với người mình yêu

Sự tự nguyện kết hôn của nam nữ là yếu tố quan trọng để hoàn thành quan hệ vợ chồng

về mặt pháp lý, là cơ sở để duy trì hạnh phúc Đồng thời tự nguyện kết hôn một chế

độ hôn nhân và gia đình dân chủ

Quyền tự do trong hôn nhân còn được thể hiện ở quyền tự do ly hôn Nếu như không thể ép buộc họ tiếp trục duy trì cuộc sống vợ chồng, khi cuộc sống đã hoàn toàn là dối trá, hôn nhân của họ đã đổ vỡ gây cho họ những mất mát và đau khổ của vợ và chồng trong mọi trường hợp Luật chỉ quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn hôn của người chồng

vì bảo vệ chính đáng quyền lợi của phụ nữ

và con nhỏ: “ trong trường hợp vợ có thai

hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn ( Điều 85) Trong trường hợp hạn chế này không áp

dụng đối với người vợ, nghĩa là dù trong tình trạng mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn nếu có lý do chính đáng

Trang 10

Hôn nhân một vợ một chồng là phù hợp với

sự phát triển kinh tế – xã hội chủ nghĩa và là

một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo

sự bền vững của hôn nhân Chính vì vậy,

hôn nhân một vợ một chồng được Luật Hôn

nhân gia đình khẳng định là nguyên tắc cơ

bản của chế độ Hôn nhân và gia đình ( Điều

2) Bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình một vợ

một chồng Luật Hôn nhân gia đình 2000 quy

định “ cấm người đang có vợ, chồng mà kết

hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có

chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ

chồng với người đang có chồng, có vợ”

( Điều 4 – Luật Hôn nhân gia đình 2000)

Quan hệ vợ chồng bình đẳng: Vợ và chồng

là các bên chủ thể trong một quan hệ pháp

luật được Nhà nước bảo hộ, có các nghĩa vụ

và quyền về nhân thân, tài sản ngang nhau

trong gia đình cũng như ngoài xã hội Trong

chế độ xã hội chủ nghĩa nam và nữ kết hôn

với nhau trên cơ sử tình yêu nhằm chung

sống suốt đời, cùng xây dựng gia đình ấm

no, hạnh phúc, bền vững (Nam, nữ chính

thức trở thành vợ chồng kể từ khi việc kết

hôn của họ được cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền công nhận bằng thủ tục đăng kí kết

hôn theo quy định của pháp luật ) Điều mà

vợ chồng quan tâm nhất là lợi ích chung của

gia đình, cho nên vợ chồng cùng “chung

sức chung lòng” vun đắp cho hạnh phúc gia

đình Vì thế vợ chồng đều có trách nhiệm như nhau trong việc xây dựng gia đình Pháp luật không căn cứ vào giới tính để quy định nghĩa vụ và quyền riêng cho mỗi bên vợ, chồng mà chỉ quy định nghĩa vụ và quyền chung của họ Những quy định về nghĩa vụ

và quyền chung của vợ chồng là khung pháp

lý cho những xử sự của vợ, chồng trong tất

cả các trường hợp thực hiện quan hệ gia đình và chính là sự thể hiện sự bình đẳng có bảo đảm giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền

Sự bình đẳng giữa vợ và chồng về phải được thể hiện đầy đủ trên các mặt của đời sống gia đình cũng như ngoài xã hội Trong nhiều chế định, Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 đã quy định, vợ chồng bình đẳng với những nghĩa vụ về quyền nhân thân và về tài

sản Điều 19 quy định “ vợ chồng bình đẳng

với nhau, có nhiệm vụ và quyền ngang nhau

về mọi mặt trong gia đình”

Về nhân thân, Luật quy định vợ, chồng có nhiệm vụ và quyền đối với nhau khi thực hiện các hành vi trong gia đình cũng như ngoài xã hội Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau ( Điều 18), vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau ( Điều 22), vợ chồng tôn trọng và giữ gì danh dự, nhân

Ngày đăng: 18/08/2014, 06:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w