Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
141,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6 3. Điểm mới của Luận văn 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 8 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 9 Chương 1 11 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 11 1.1. KHÁI NIỆM HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 11 1.1.1. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 11 1.1.1.1 Quyền của cha, mẹ 11 1.1.1.2. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 11 1.1.2. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 12 1.1.2.1. Khái niệm hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 12 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có một số đặc điểm sau: 12 1.1.2.2. Quan điểm lập pháp của Việt Nam về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 12 1.2. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 13 1.2.1. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trước năm 1945 13 1.2.2. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên giai đoạn từ 1945 đến năm 1975 13 1.2.3. Quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong giai đoạn từ năm 1976 đến nay 13 Chương 2 14 HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON 14 CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ 14 GIA ĐÌNH NĂM 2000 14 2.1. CĂN CỨ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 14 2.1.1. Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con 14 2.1.2. Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con 14 2.1.3. Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con 14 2.1.4. Cha, mẹ có lối sống đồi trụy 14 2.1.5. Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội 14 2.2. THỦ TỤC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 14 2.2.1. Thẩm quyền giải quyết 14 2.2.2. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 14 2.2.3. Thủ tục giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 15 2.3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 15 2.3.1. Người cha, người mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên không được trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật đối với người con đó 15 2.3.2. Người bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con 15 2.3.3. Cha, mẹ chỉ bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời gian nhất định 15 Chương 3 15 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ 15 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 15 3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 15 3.1.1. Thực trạng giải quyết hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên tại Toà án 15 3.1.2. Nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 15 3.1.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 16 Những quy định của pháp luật được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn khi có những cơ chế thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam còn thiếu những điều kiện để áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 16 NIÊN 16 KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trẻ em là tương lai của đất nước. Từ khi sinh ra trẻ em cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và xã hội. Các em cần được sống trong môi trường phát triển lành mạnh và hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em không còn là việc làm mang tính tự nhiên, mà trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình và xã hội. Xuất phát từ quan điểm trên, đồng thời để có cơ sở thực hiện và bảo vệ tốt quyền trẻ em, pháp luật quốc tế đã có những văn bản ghi nhận quyền trẻ em như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hoá, đặc biệt được quy định đầy đủ và bao quát nhất là Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở Việt Nam, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp, truyền thống này ngày càng được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Việt Nam là một trong những nước tích cực tham gia và phê chuẩn các công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, trong đó có ý nghĩa và đáng ghi nhận nhất là việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào năm 1990. Đồng thời, Việt Nam đã xây dựng các văn bản pháp luật quy định về bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp năm 1992 quy định: “trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục” (Điều 65). “…Cha, mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt…” (Điều 64)…. Những nguyên tắc hiến định về quyền trẻ em này được cụ thể hoá trong những văn bản pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình. Bảo vệ trẻ em và con chưa thành niên là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật, được cụ thể hoá bằng những quy định về nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định cụ thể các quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm đảm bảo các quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội Qua những quy phạm pháp luật trên đã khẳng định bảo vệ quyền trẻ em là trách nhiệm của gia đình, xã hội, mà trước tiên là trách nhiệm của chính cha, mẹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít người cha, người mẹ thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con chủ yếu là dựa trên bản năng, thực sự chưa coi đó là nghĩa vụ pháp lý. Do đó quyền trẻ em nói chung và quyền của con chưa thành niên nói riêng chưa được bảo đảm một cách tốt nhất. Số lượng trẻ em không được cha, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng rất lớn. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2004 nước ta có 126.309 trẻ em bị khước từ bởi sự chăm sóc từ cha, mẹ đẻ của mình, 23.000 trẻ em phải lao động, 20.000 trẻ em làm nghề mại dâm, 21.000 trẻ em đường phố, 13.000 trẻ em vi phạm pháp luật [4, tr12]. Chính vì vậy, bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con, pháp luật còn quy định biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm, trong đó có biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trên cơ sở kế thừa những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy vậy, quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chưa thực sự được áp dụng có hiệu quả. Nguyên nhân là do người dân chưa nhận thức đúng và đầy đủ về quy định này. Mặt khác, pháp luật còn có những khiếm khuyết, vướng mắc và thiếu cơ chế để thực hiện. Do đó, nghiên cứu “Vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu, có thể xác định được nguyên nhân dẫn tới việc áp dụng những quy định này trong thực tế còn hạn chế, qua đó tìm ra những biện pháp giải quyết để quy định này được áp dụng có hiệu quả hơn, bảo vệ tốt nhất quyền của con chưa thành niên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một chế tài đối với cha, mẹ khi cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phá tán tài sản của con, có lối sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội Đó là một biện pháp bảo vệ và tạo cho con chưa thành niên có một môi trường sống tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa có nhiều. Xét dưới góc độ xã hội, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và những chương trình hành động để bảo vệ, chăm sóc trẻ em như các báo cáo chung phân tích tình hình trẻ em các năm gần đây của tổ chức UNICEF Việt Nam. Ngoài ra còn có những nghiên cứu về đối tượng trẻ em như trẻ em nghèo, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị HIV, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,…Tuy nhiên, trong các báo cáo và các công trình nghiên cứu này chưa có những nghiên cứu về trách nhiệm của cha, mẹ và hạn chế quyền của cha, mẹ khi cha, mẹ để con mình lâm vào hoàn cảnh đó. Xét dưới góc độ khoa học pháp lý cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong giáo trình giảng dạy Luật Hôn nhân và gia đình của trường đại học, cũng như một số sách chuyên khảo và tham khảo có đề cập tới vấn đề này như: “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện do Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2004, Bộ Tư Pháp. Tuy nhiên, những tài liệu này mới đưa ra vài khía cạnh như các trường hợp và hậu quả của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên mà chưa đi sâu phân tích vấn đề này. Các khoá luận tốt nghiệp đại học và luận văn cao học cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Một số báo và tạp chí có đề cập tới hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, nhưng không cụ thể và dưới dạng đưa thông tin về các vụ việc mà không phân tích và nghiên cứu về các quy định của pháp luật. Sách chuyên khảo: “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thị Hồi (chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp (2009) có bài viết của Tiến sĩ Luật học Ngô Thị Hường: “Áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia đình” đã đề cập đến thực trạng vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Từ những khảo cứu trên có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thanh niên là rất ít, có một số công trình đề cập tới vấn đề này nhưng chưa nghiên cứu một cách toàn diện và đi sâu vào vấn đề này. 3. Điểm mới của Luận văn Là công trình khoa học nghiên cứu tuơng đối toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luận văn có một số đóng góp mới sau: - Xây dựng khái niệm về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Phân tích quan điểm của nhà lập pháp Việt Nam về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Phân tích những điểm hợp lý và khiếm khuyết của quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; - Phân tích thực trạng áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong thực tiễn; - Nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng các quy định này. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm những vấn đề sau: + Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất liên quan tới hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. + Thứ hai, nội dung pháp luật hiện hành về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, các quy phạm chủ yếu được xem xét là những quy phạm được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 những quy phạm pháp luật có liên quan khác. + Thứ ba, nghiên cứu về thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ các quy định của pháp luật, từ đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý cũng như có những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế đảm bảo áp dụng có hiệu quả quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong thực tế. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, tìm hiểu và phân tích thực trạng áp dụng quy định này trong thực tiễn. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, giống như các công trình nghiên cứu khoa học xã hội khác là dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở. Ngoài ra, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê và khảo sát cũng được sử dụng để thực hiện đề tài nghiên cứu. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn được xây dựng gồm: Lời nói đầu, 03 chương và kết luận: Chương 1. Những vấn đề lý luận về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Chương 2. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Chương 3. Thực trạng áp dụng pháp luật và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. [...]... NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 1.1 KHÁI NIỆM HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 1.1.1 Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1.1.1.1 Quyền của cha, mẹ Quyền của cha, mẹ có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, quyền của cha, mẹ gắn với tư cách của cha, mẹ - Thứ hai, quyền của cha, mẹ không phải là một quyền đơn thuần mà bao gồm nhiều quyền. .. mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình - Thứ hai, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên - Thứ ba, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn chế một số quyền của cha, mẹ chứ không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ và con Hạn chế quyền của. .. ba, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con - Thứ tư, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con - Thứ năm, cha, mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con 1.1.2 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1.1.2.1 Khái niệm hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có một số đặc điểm sau: - Thứ nhất, hạn chế quyền của cha, mẹ. .. định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ và con mà chỉ không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định” 1.1.2.2 Quan điểm lập pháp của Việt Nam về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1.2 KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT... LUẬT VIỆT NAM 1.2.1 Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trước năm 1945 1.2.2 Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên giai đoạn từ 1945 đến năm 1975 1.2.3 Quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong giai đoạn từ năm 1976 đến nay Tóm lại, đối với con chưa thành niên, cha, mẹ có những quyền và đồng... con chưa thành niên ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì được pháp luật quy định khác nhau Chương 2 HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 2.1 CĂN CỨ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN Theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có thể thấy Toà án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành. .. HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 2.2.1 Thẩm quyền giải quyết 2.2.2 Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên + Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên + Cơ quan bảo vệ trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ 2.2.3 Thủ tục giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 2.3 HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA... CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 2.3.1 Người cha, người mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên không được trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật đối với người con đó 2.3.2 Người bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con 2.3.3 Cha, mẹ chỉ bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên. .. quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Qua đó bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của con chưa thành niên trong mối quan hệ với cha mẹ Trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay thì yêu cầu đặt ra là cần có những quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoàn thiện hơn Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên còn... cha, mẹ có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với con chưa thành niên, thì cha, mẹ sẽ không được thực hiện một số quyền nhất định đối với con Việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp chế tài của nhà nước áp dụng đối với người cha, người mẹ trong những trường hợp thật sự cần thiết để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho con chưa thành niên Việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con . VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 1.1. KHÁI NIỆM HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 1.1.1. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1.1.1.1 Quyền. 11 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 11 1.1. KHÁI NIỆM HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 11 1.1.1. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa. và kết luận: Chương 1. Những vấn đề lý luận về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Chương 2. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia