Đánh giá tập đoàn giống ngô lai mới tại thừa thiên huế

43 784 2
Đánh giá tập đoàn giống ngô lai mới tại thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây trồng có lịch sử lâu đời và phát triển nhanh chóng nhất, ngô bắt nguồn từ cây hoang dại có tên là Teosinte ở miền Trung Mêxhicô trên độ cao 1500 m của vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm. Trên thế giới ngô được xếp thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ nhất về năng suất. Trong lịch sử tiến hóa của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, có thể nói cây ngô là nột tròn những loài cây có khả năng phát triển nhanh chóng và có nhiều công dụng tốt. Từ châu Mỹ với sự lan truyền và khả năng thích ứng rộng nên cây ngô được trồng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, trải rộng trên 19 vĩ tuyến và chuyển sang châu Á, châu Âu và châu Đại Dương. Ngô chứa trong nó một phần dinh dưỡng khá cao bao gồm : Protein: 912%; Lipit: 3,57%; chất khoáng 1,3% và nhiều vitamin: A,B,C,E ... Không những vậy ngô còn được dùng làm thức ăn quan trọng cho gia súc. Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp, từ 70 – 90% sản lượng ngô tại đây được dùng để sản xuất thức ăn gia súc. Ngô là cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Từ ngô người ta có thể chế ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. Cây ngô có đặc tính sinh lý, sinh hóa ưu việt hơn so với nhiều loại cây lương thực khác, là cây quang hợp theo chu trình C4 và C3, không có hiện tượng hô hấp sáng, có điểm bù CO2 thấp, có hệ số sử dụng ánh sang cao, có sức sinh trưởng mạnh. Vì vậy, ngô được đánh giá là cây có tiềm năng cho năng suất cao nhất và thực tiển sản xuất đã chứng minh điều đó. Với đặc tính ưu việt, khả năng thích nghi cao, giá trị dinh dưỡng và thương phẩm với nhu cầu tiêu dùng của người dân nhiều nơi trên thế giới nên con người ngày càng chú trọng đến việc phát triển cây ngô. Các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu về cây ngô, trong đó đặc biệt chú trọng chọn lọc và lai tạo nhiều giống ngô ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên thế giới.

PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây trồng có lịch sử lâu đời và phát triển nhanh chóng nhất, ngô bắt nguồn từ cây hoang dại có tên là Teosinte ở miền Trung Mêxhicô trên độ cao 1500 m của vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm. Trên thế giới ngô được xếp thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ nhất về năng suất. Trong lịch sử tiến hóa của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, có thể nói cây ngô là nột tròn những loài cây có khả năng phát triển nhanh chóng và có nhiều công dụng tốt. Từ châu Mỹ với sự lan truyền và khả năng thích ứng rộng nên cây ngô được trồng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, trải rộng trên 19 vĩ tuyến và chuyển sang châu Á, châu Âu và châu Đại Dương. Ngô chứa trong nó một phần dinh dưỡng khá cao bao gồm : Protein: 9-12%; Lipit: 3,5-7%; chất khoáng 1,3% và nhiều vitamin: A,B,C,E Không những vậy ngô còn được dùng làm thức ăn quan trọng cho gia súc. Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp, từ 70 – 90% sản lượng ngô tại đây được dùng để sản xuất thức ăn gia súc. Ngô là cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Từ ngô người ta có thể chế ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. Cây ngô có đặc tính sinh lý, sinh hóa ưu việt hơn so với nhiều loại cây lương thực khác, là cây quang hợp theo chu trình C 4 và C 3 , không có hiện tượng hô hấp sáng, có điểm bù CO 2 thấp, có hệ số sử dụng ánh sang cao, có sức sinh trưởng mạnh. Vì vậy, ngô được đánh giá là cây có tiềm năng cho năng suất cao nhất và thực tiển sản xuất đã chứng minh điều đó. Với đặc tính ưu việt, khả năng thích nghi cao, giá trị dinh dưỡng và thương phẩm với nhu cầu tiêu dùng của người dân nhiều nơi trên thế giới nên con người ngày càng chú trọng đến việc phát triển cây ngô. Các nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu về cây ngô, trong đó đặc biệt chú trọng chọn lọc và lai tạo nhiều giống ngô ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Điều này 1 đặt ra cho các nhà sản xuất và trồng trọt là cần tăng cường công tác nhập nội và khảo nghiệm một số giống ngô nhằm có những kết luận cụ thể để đưa ra các giống vào sản xuất một cách có hiệu quả cả về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế. Ngày nay với thành tựu khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, nghề trồng ngô không chỉ đạt mục đích tự cung, tự cấp mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Từ vai trò tác dụng to lớn đó, việc chú trọng nghiên cứu và chọn tạo giống ngô là điều kiện tất yếu trong điều kiện công nghệ sinh học và di truyền phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về lúa lai, ngô lai đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Nên trong những năm gần đây, nó đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu, góp phần đưa nghề trồng ngô ở nước ta, đưa người nông dân Việt Nam đứng trong hàng ngũ những nước tiên tiến ở Châu Á. Các giống ngô lai đưa vào sản xuất đã tạo ra sự tăng trưởng kỳ diệu về năng suất, ngô lai được coi là chìa khóa giải quyết bài toán khó khăn về lương thực trong nhiều năm qua. Nhưng năng suất ngô của các vùng vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn, trong thực tế sản xuất, những vùng nào có năng suất cao là do sử dụng nhiều giống ngô lai và tăng khả năng đầu tư thâm canh. Những năm gần đây hòa chung với xu thế phát triển ngô lai của cả nước, Miền Trung đang có chiều hướng tăng diện tích trồng ngô lai lên một cách đáng kể và khả năng mở rộng diện tích trồng ngô kết hợp với việc sử dụng các giống ngô lai sẽ mở rộng một hướng phát triển mới. như vậy, cần phải sớm xác định được bộ giống thích hợp với các tiêu chuẩn như năng suất cao, phẩm chất tốt và đặc biệt là khả năng chống chịu. Các giống mới có triển vọng thường đựơc quan tâm hàng đầu, tuy nhiên tuỳ theo mỗi vùng sinh thái nhất định mà chúng ta lựa chọn giống mới cho phù hợp với mỗi địa phương là vấn đề cần thiết và quan trọng, nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của mỗi giống, từ đó góp phần nâng cao năng suất, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm trên dải đất Miền Trung của Việt Nam có hơn ¾ diện tích đất đồi núi. Việc phát triển cây ngô ở đây là hướng đi thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của vùng, vì cây ngô được coi là 2 cây trồng dễ tính,chịu được đất nghèo dinh dưỡng, thiếu nước về mùa hè. Với mong muốn phát triển giống ngô lai, nhằm tìm ra những dòng ngô lai mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm và phục vụ chăn nuôi của địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, vì thế chúng tôi quan tâm tiến hành: Đánh giá tập đoàn giống ngô lai mới tại Thừa Thiên Huế. 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện thực hiện tại Thừa Thiên Huế, nhằm cung cấp vật liệu cho các nghiên cứu khảo nghiệm và so sánh tiếp the - Giữ giống tốt làm vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo 1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 1.3.1. Địa điểm Thí nghiệm được bố trí vào vụ xuân 2010, trên đất cát pha tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng trường Đại học nông lâm, Thị trấn Tứ Hạ, Tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.3.2. Thời gian bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành vào ngày 22/01/2010 và thu hoạch vào ngày 05/05/2010. 3 PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn gốc cây ngô Cây ngô (zea may L.) là một loại thực vật học Zea và chỉ thấy ở dạng cây trồng. Loại Zea thuộc chi Maydeae, họ hoà thảo (Graminace), bộ hoà thảo (Graminales), lớp một lá mầm (Monocoty edonea), nghành hạt kín (Angrosper matophyta), phân giới thực vật bậc cao (Comobionea). Ngô là loại cây ngũ cốc chính, cổ nhất, phổ biến rộng, cho năng suất cao, đem lại năng suất lớn cho loài người, nhưng nguồn gốc, quá trình thuần hoá ngô thành cây trồng, nghề trồng ngô xuất hiện đầu tiên ở đâu là những vấn đề được tranh cãi nhiều. Đến nay, đã có những kết luận khá rõ, nhưng cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã cho rằng Mehicô và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của ngô. Mêhicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet(Pêru)là trung tâm thứ hai, nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng. Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat, 1997;Wilkess, 1980;Kato,1984,1988). Có nhiều thông báo về sự tồn tại tiền Columbus của ngô và cây ngô ở Châu Phi (Jeffreys, 1953, 1963, 1964,) ở Châu Á (Stoner và Anderson, 1949; Suto và Yoshida, 1956, Li, 1961) và ở Châu Âu (Saucer, 1960). Song những thông báo đó chưa đủ bằng chứng để khẳng định sự hiện diện tiền Columbus của cây trồng này ở các lục địa trên (Mukherjee, 1990),(Cao Đắc Điểm), 1985[1]. Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới hầu như đã công nhận và thống nhất Mêhicô là trung tâm phát sinh cây ngô, thậm chí người ta còn cho rằng cái nôi đầu tiên là thung lũng Tehuaca-nằm ở bang Puebala Đông Nam Mêhicô. Bằng chứng thuyết phục cho nhận định này là các di tích về ngô được tìm thấy ở đây là cổ nhất và biểu hiện chuỗi tiến hóa rõ rệt nhất như đã trình bày ở trên. Mặt khác, vùng này cũng là vùng duy nhất còn tồn tại cây Teosinte-một cây họ hàng gần và được coi là thuỷ tổ của cây ngô ngày nay. 4 Theo Willkess, 1988 kết luận ngô bắt nguồn từ cây hoang dại ở Miền Trung Mêxicô trên độ cao 1500m ở vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350mm. Bằng chứng khảo cổ người ta đã tìm thấy hóa thạch của phấn ngô Teosinte và Tripsacum trong khai quật ở Bellas Antes thành phố Mêxicô. Mẫu phấn cổ nhất được tìm thấy ở độ sâu 70 m và được xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đây khoảng 60.000 năm. Hạt phấn ngô của Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74 m còn của Teosinte khoảng 3 - 6 m. Người ta đã tìm thấy cùi ngô dài 2 – 3 cm lúc khai quật ở hang động Bat Caves và xác định tuổi khoảng 3.600 năm trước công nguyên. Khai quật ở Đông Laperra Đông bắc Mêxicô đã chỉ rõ chuỗi tiến hóa qua các lớp từ thấp đến cao của hóa thạch tích tụ Những bằng chứng đó càng khẳng định Mêxicô là trung tâm phát sinh cây ngô (Trần Văn Mnh, 2004)[3]. Ở Việt Nam, Ngô vào theo hai hướng: từ Trung Quốc vào và hướng khác từ Inđônêxia và Miến Điện đến. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì khoảng cuối thế kỷ 17, Trần Thế Vinh người ở Sơn Tây đi sứ sang Trung Quốc thấy loại cây mới này đã mang về trồng ở Suối Hạt, Sơn Tây và gọi nó là “ngô”,( Cao Đắc Điểm, 1985)[1]. Theo Rumphius cho rằng năm 1946, người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Java có thể trực tiếp từ Nam Mĩ. Sau đó từ Inđônêxia ngô được chuyển sang Đông Dương và Myanma (Cao Đắc Điểm, 1985)[1], Có thể do hai con đường ngô vào nước ta đã tạo ra tập quán trồng ngô của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên là chọc lỗ, tra hạt còn đồng bào vùng núi phía Bắc lại gieo hàng. 2.2. Vị trí của cây ngô Người châu Âu biết đến cây ngô sau khi tìm ra châu Mỹ, nhưng đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển tiếp theo của nó. Ngô được đưa vào châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha trong chuyến thám hiểm thứ hai của Columbus vào khoảng năm 1494. Người châu Âu đã nhanh chóng nhận biết giá trị lương thực của ngô và nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Vào những năm đầu của thế kỷ XVI, bằng đường thuỷ các tàu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa dần cây ngô lan ra hầu khắp các lục địa của thế giới cũ, (Trần văn minh và cộng sự, 2004)[3]. 5 Sở dĩ cây ngô được toàn thế giới gieo trồng là do vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế nông nghiệp toàn cầu. Ngô góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới lại giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và gạo. Nhiều nước coi ngô là cây lương thực chính không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra ngô còn là thức ăn quan trọng của gia súc, là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, cho công nghiệp sản xuất cồn, tinh bột, dầu, glucoza, bánh kẹo, Hạt ngô có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt ngô có chứa tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho người và gia súc. Hạt ngô có hàm lượng protit và lipit nhiều hơn trong hạt gạo. Hiện nay ngô là cây thức ăn quan trọg trong phát triển chăn nuôi. Trên 70 % chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là ngô. Thân, lá cây được dùng làm thức ăn xanh cho gia súc hoặc ủ chua làm thức ăn cho gia súc giàu chất dinh dưỡng. Ở Liên Xô trước kia hàng năm trồng khoảng 20 triệu ha, trong đó chỉ có 3 triệu ha được trồng để lấy hạt, diện tích còn lại được trồng để làm thức ăn ủ chua. Cây ngô là cây cho khối lượng chất xanh lớn, với hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhất ở thời kỳ chín sữa. Ngô thường được thu hoạch vào giai đoạn chín sữa để làm thức ăn xanh và làm thức ăn ủ chua cho gia súc. Ngay cả khi cây ngô đã được thu hoạch bắp xong, chất dinh dưỡng trong cây ngô vẫn còn nhiều nên cây ngô được sử dụng như một nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Ngoài việc ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu dùng trong công nghiệp và các lĩnh vực khác. Ngô được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Bột ngô chiếm 65 - 83 % khối lượng hạt. Đó là nguyên liệu quan trong trong công nghiệp chế biến bột. 100 kg ngô hạt cho khoảng 20 - 21 kg gluten; 73 - 75 kg bột (có thể chế biến được 63 kg tinh bột hoặc 71 kg dextrin). Bột ngô được dùng để nấu cồn, sản xuất đường gluco, làm môi trường nuôi cấy nấm Penixellin, Streptomixin; sản xuất axit axetic. Lõi ngô được chế biến làm chất cách điện, sản xuất nhiều hợp chất hoá học như axeton; nhựa hoá học. Phôi 6 ngô chứa 17,2 - 56,8 % lipit nên có thể dùng ép dầu. Phôi ngô chiếm khoảng 10 % khồi lượng hạt. Tách mầm từ 100 kg hạt ngô có thể ép được 1,8 - 2,7 kg dầu ăn và khoảng 4 kg dầu khô. Trong phôi ngô có các chất khoáng, vitamin và 30 - 40 % dầu. Dầu ngô được dùng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp dược. Người ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghịêp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ, (Đường Hồng Duật và cộng sự, 2004)[2]. Trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn. Đó là nguồn lợi lớn của các nước xuất khẩu. Các nước xuất khẩu chính là Mỹ, Pháp, Achentina, Trung Quốc, Thái Lan. Các nước nhập khẩu chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Phi, Mêhicô 2.3. Tình hình sản xuất ngô 2.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngô là loại cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trên thế giới cây ngô đứng thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và đứng thứ nhất về năng suất. Năm 2000, diện tích ngô trên thế giới khoảng 138,4 triệu hecta, tỷ lệ sử dụng giống ngô lai bình quân khoảng 63 - 65%, năng suất bình quân khoảng 4,2 tấn/ha. (bảng 2.1); đến năm 2008 diện tích tăng lên đáng kể (đạt 161,0 triệu ha). Tỷ lệ tăng trưởng về diện tích ngô của thế giới trong gần 10 năm qua là 0,7%, về năng suất là 2,4% và về tổng sản lượng là 3,1%. Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây tồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua luá nước, với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn và sản lượng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn (FAOSTAT, USDA 2008). 7 Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ngô trên thế giới từ năm 2000 - 2008 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2000 138,4 4,2 592,6 2005 147,0 4,7 692,0 2008 161,0 5,1 882,2 Nguồn: FAOSTAT, USDA, 2009 Từ đầu thế kỷ XX đến nay, năng suất ngô của thế giới tăng liên tục, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới đạt 4,2 tấn/ha, đến năm 2005 thì năng suất đã lên tới 4,7tấn/ha, do đó sản lượng đã tăng từ 592,6 triệu tấn lên 692,0 triệu tấn trong khi đó diện tích tăng từ 138,4 triệu ha lên 138,4 triệu ha. Năm 2008, theo USDA, diện tích trồng ngô của thế giới đã lên đến 161,0 triệu ha, năng suất đạt kỷ lục là 5,1 tấn/ha, sản lượng lên đến 882,2 triệu tấn. Như vậy, hiện nay trên thế giới ngô đã trở thành cây lương thực đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô của 10 nước đứng đầu thế giới, năm 2008 Tên nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) Thế giới Mỹ Trung quốc Brazil Ấn Độ Argentina Indonesia Mêhicô Nigeria Pháp Rumani 161,0 32,6 29,9 14,4 8,3 3,4 4,0 7,3 3,8 1,7 2,4 5,1 9,7 5,6 4,1 2,3 6,5 4,1 3,3 2,0 9,3 3,2 822,7 307,4 166,0 59,0 19,3 22,0 16,3 24,3 7,5 15,8 7,8 Nguồn: Fao, 2009 8 Nhìn vào bảng 2.2 chúng tôi thấy: hiện nay trên thế giới có ba nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới đó là: Mỹ với diện tích là 32,6 triệu ha, Trung Quốc là 29,9triệu ha, và Brazin là 14,4triệu ha. Nước có năng suất cao nhất thế giới là Mỹ với năng suất là 9,7tấn/ha, tiếp đến là pháp với 9,3 tấn/ha, và thứ ba là Argentina với 6,5 tấn/ha cao hơn năng suất trung bình của thế giới (5,1 tấn/ha). Và Mỹ cũng là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới (307,4 triệu tấn). Để có được những thành tựu trên thì trước hết phải nhờ vào ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải tạo các biện pháp kỹ thuật canh tác, nhờ vậy đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa nước và lúa mì. Như vậy với diện tích ngày càng mở rộng, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên, cây ngô đã trở thành cây lương thực có vai trò quan trọng trong chiến lược sản xuất lương thực, thực phẩm của nhân loại. Vì vậy phải thâm canh tăng năng suất ngô mà trọng tâm là sử dụng các giống ngô lai năng suất cao phù hợp với từng vùng sinh thái nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy mạnh nghề trồng ngô thế giới lên một tầm cao mới. 2.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở trong nước Ở Việt Nam việc trồng và sản xuất ngô làm lương thực đã có từ 300 năm trước, măc dù là một trong những cây lương thực chính nhưng cây ngô chưa được chú trọng phát triển, nên chưa phát huy được tiềm năng của nó.Chỉ trong những năm gần đây nhờ có chính sách khuyến khích và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cây ngô đã có những bước tiến về cả 3 mặt diện tích, năng suất và sản lượng. Theo số liệu thống kê, diện tích trồng ngô ở nước ta năm 2005 là 1.052.600 ha, năng suất 36tạ/ha và sản lượng đạt 3.787.000 tấn. Để đạt được những thành tựu đó phải kể đến những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong công tác chọn lọc, lai tạo để tạo được những giống ngô có ưu thế lai cao, phù hợp với nhiều sinh thái khác nhau của cả nước . Cho đến nay khi sản lượng lúa hàng năm ở nước ta đã đạt mức an toàn lương thực, nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới thì cây ngô đứng ở vị trí thứ 2, với mức gai tăng sản lượng lớn, ổn định dã góp phần tăng nhanh tổng sản lượng lương thực trong cả nước, tạo nên bước đột phá trong 9 các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Do cây ngô có khả thích nghi rộng nên được phân bố khắp cả nước. Ngô là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất, có khả năng chống hạn tốt và trồng được nhiều vụ trong năm , nên diện tích trồng ngô không ngừng tăng lên. Hiện nay, nước ta đã có những vùng chuyên canh và sản xuất ngô hàng hoá góp phần tăng nhanh cả về năng suất và sản lượng. Tính đến năm 2006 diện tích trồng ngô của nước ta đã đạt được 1.031.600 ha, tổng sản lượng là 3.819.400 tấn (FAO,2006).Nhìn chung, năng suất đạt được vẫn còn thấp hơn các nước đang phát triển, nguyên nhân chính do trồng các giống ngô địa phương năng suất thấp. Như vậy để đạt được sản lượng cao nhất chúng ta vừa phải đảm bảo tăng năng suất, vừa phải tăng về diện tích trồng. Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam từ 2005 – 2008 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (Tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2005 995,0 3,52 3,5000 2006 1.031,8 3,70 3,8192 2007 1.072,7 3,96 4,2509 2008 1.125,9 4,025 4,5312 Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2009‌‌|, April 2009 Hiện nay ngô lai đã chiếm đến 60 - 70 % diện tích trồng ngô của cả nước. Về diện tích ngô năm 2008 là 1.125,9 nghìn ha so với 2005 chỉ 995,0 nghìn ha. Năng suất ngô năm 2008 đạt 4,025 tấn/ha so với năm 2005 chỉ mới đạt 3,52 tấn/ha.Sản lượng ngô năm 2008 là 4,5312 triệu tấn so với năm 2005 mới chỉ đạt 3,5000 triệu tấn. Có thể nói trong những năm gần đây, người nông dân đã chú trọng không những về đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và các loại giống ngô mới vào sản xuất thâm canh cho năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, mà còn chú trọng đến vấn đề mở rộng diện tích sản xuất ngô. 10 [...]... sâu, bệnh của từng loại giống, do đó để chọn ra giống tốt, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất tốt là cần thiết, vì thế chúng tôi quan tâm tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tập đoàn giống ngô lai mới tại Thừa Thiên Huế 13 PHẦN THỨ BA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu, phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Vật liệu nghiên cứu Tên giống ngô và nguồn gốc STT Công thức Giống Nguồn gốc 1 I TQ 0901... thích nghi rộng Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Thừa Thiên Huế Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 1,2 22,5 2,7 2005 1,8 28,4 5,1 2008 1,6 34,0 5,3 Năm Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế, 2008 Nguyên nhân làm cho năng suất ngô ở Thừa Thiên Huế trong những năm trước thấp là do tập quán của người dân ở đây là sử dụng các giống ngô địa phương năng suất thấp Tuy nhiên trong... của cây lai Có thể ở tính trạng này ưu thế lai biểu hiện mạnh hơn còn ở một số tính trạng khác ưu thế lai biểu hiện yếu hoặc không có Ưu thế lai ở ngô thể hiện rất rõ khi lai giữa các giống và các dòng tự phối thuần Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy trong điều kiện tương tự, ngô lai giữa các giống tăng 10 – 20%, ngô lai giữa các dòng tự phối thuần tăng 20 – 30% và hơn nữa so với các giống địa... nhau Hiện nay ở nước ta tập đoàn giống ngô rất đa dạng và phong phú tuy nhiên các giống khác nhau thì có những yêu cầu về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phân bón không giống nhau Tại Thừa Thiên Huế với đất đai đa dạng, trong đó cây ngô được trồng chủ yếu trên đất phù sa được bồi đắp hàng năm dọc theo các con sông, nhưng do điều kiện khắc nghiệt nên chỉ trồng ngô được hai vụ: ngô đông xuân và xuân Hè Ở... tương ứng với số lá trên cây Để đánh giá dạng lá bi chúng tôi đánh giá bằng cách cho điểm, các giống có lá bi dao động từ 1-2 điểm, giống có dạng lá bi tốt nhất là giống TQ 0907 và LNS222(1 điểm) ,giống có lá bi xấu nhất là các giống TQ 0901,TQ 0902 và Pacific 60 (2 điểm) * Màu sắc hạt: Màu sắc hạt và lõi của giống được quyết định bởi yếu tố di truyền của từng giống Giống TQ 0901 và LNS222 có màu sắc... ngô tiên tiến đều trồng các giống ngô lai giữa các dòng tự phối thuần, vì thế nói đến ngô lai chỉ nói đến giống lai loại này là chủ yếu (Trần Văn Minh, 2008)[4] 2.4.2 Cơ sở thực tiễn Nước ta trải dài từ Bắc vào Nam với địa hình bị chia cắt nhiều nên ở mỗi vùng khác nhau lại chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên cũng thích hợp với một số giống khác nhau Hiện nay ở nước ta tập. .. trưởng phát triển của các giống ngô lai tại Thừa Thiên Huế - Nghiên cứu các đặc trưng hình thái của các giống - Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận khác 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm bố trí theo kiểu tuần tự không nhắc lại vì bố trí kiểu tập đoàn 14 3.3.2.Sơ đồ thí nghiệm... lọc, lai tạo, gây đột biến mà thành công nhất là việc sử dụng ưu thế lai để tạo giống mới ,hiên nay ngô lai có tiềm năng năng suất lớn nhất là việc sử dung ưu thế lai vào sản xuất đã tạo ra một bước đột phá, một cuộc cách mạng trong nông nghiệp Ưu thế lai là hiện tượng cây lai có sức sống mạnh hơn, tính chống chịu cao hơn, năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn so với bố mẹ của chúng Hiện tượng ưu thế lai. .. đã có truyền thống trồng ngô nếp từ lâu đời, nhưng năng suất, sản lượng chưa mang lại hiệu quả cao Những năm gần đây được sự quan tâm hỗ trợ chính sách của nhà nước, sự nhận thức của người dân trong việc trồng ngô ngày càng tiến bộ, nguời dân đã biết áp dụng các giống ngô lai vào thực tiễn sản xuất, nên hàng năm diện tích và năng suất trồng ngô lai ngày càng tăng Việc đánh giá được khả năng sinh trưởng,... Trong đó, TQ 0901 là cao nhất (2,7 lá/10 ngày), thấp nhất là giống 0907 (1,4 lá/10 ngày) Biểu đồ 4.2: Động thái ra lá của các giống ngô 4.2.Chỉ tiêu về hình thái của các giống ngô lai Hình thái bên ngoài là yếu tố tác động gián tiếp đến khả năng cho năng suất và phẩm chất của hạt Hình thái cũng là chỉ tiêu quan trọng để xác định một giống tốt Giống tốt trước tiên phải có đặc điểm ngoại hình đẹp: chiều . tỉnh Thừa Thiên Huế, vì thế chúng tôi quan tâm tiến hành: Đánh giá tập đoàn giống ngô lai mới tại Thừa Thiên Huế. 1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô. loại giống, do đó để chọn ra giống tốt, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất tốt là cần thiết, vì thế chúng tôi quan tâm tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tập đoàn giống ngô lai mới tại Thừa. thế lai ở ngô thể hiện rất rõ khi lai giữa các giống và các dòng tự phối thuần. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy trong điều kiện tương tự, ngô lai giữa các giống tăng 10 – 20%, ngô lai

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Năm

  • Diện tích

  • Năng suất

  • Sản lượng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan