1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

62 610 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Một trong những mục tiêu cơ bản của việc phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước là tạo nên cơ sở cho sự phát triển bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước để tăng nhanh tốc độ xây dựng, xử lý các thông tin phục vục công tác quản lý nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng với mục tiêu chuyển sang nền kinh tế tri thức. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một lĩnh vực đang có sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc trên thế giới. GIS đang là một công cụ hữu ích cho các cơ quan Chính phủ, các tổ chức kinh tế và cộng đồng trong việc hỗ trợ ra quyết định về sử dụng tài nguyên, môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng và tra cứu thông tin. Từ những bản đồ giấy như trước đây, thông tin địa lý đã và đang được chuyển đổi sang các thông tin dạng số. Việc phát triển của công nghệ phần mềm, nâng cao dung lượng lưu trữ và sự giảm giá thành sản xuất liên tục của phần cứng máy tính đã làm cho hệ thống thông tin địa lý trước đây chỉ thực hiện trên nền tảng các hệ thống phần cứng lớn và đắt tiền nay có thể sử dụng được trên các máy tính cá nhân.

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Một trong những mục tiêu cơ bản của việc phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước là tạo nên cơ sở cho sự phát triển bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước để tăng nhanh tốc độ xây dựng, xử lý các thông tin phục vục công tác quản lý nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng với mục tiêu chuyển sang nền kinh tế tri thức. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một lĩnh vực đang có sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc trên thế giới. GIS đang là một công cụ hữu ích cho các cơ quan Chính phủ, các tổ chức kinh tế và cộng đồng trong việc hỗ trợ ra quyết định về sử dụng tài nguyên, môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng và tra cứu thông tin. Từ những bản đồ giấy như trước đây, thông tin địa lý đã và đang được chuyển đổi sang các thông tin dạng số. Việc phát triển của công nghệ phần mềm, nâng cao dung lượng lưu trữ và sự giảm giá thành sản xuất liên tục của phần cứng máy tính đã làm cho hệ thống thông tin địa lý trước đây chỉ thực hiện trên nền tảng các hệ thống phần cứng lớn và đắt tiền nay có thể sử dụng được trên các máy tính cá nhân. Các tổ chức chính phủ từ các cơ quan Trung ương đến địa phương có thể sử dụng hệ thống thông tin địa lý như một công cụ để quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, quản lý thông tin môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội và cơ sở hạ tầng. Các tổ chức kinh tế có thể sử dụng các thông tin địa lý để quản lý công việc kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp thị. Cộng đồng dân cư có thể sử dụng hệ thống thông tin địa lý để tra cứu thông tin. Thu tiền sử dụng đất là một công tác không thể thiếu trong quản lý tài chính về đất đai của Nhà nước để đảm bảo việc công bằng trong sử dụng đất. Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất là diện tích đất, giá đất và thời hạn sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, công tác tính và thu tiền sử dụng đất thực hiện trong những năm vừa qua hoàn toàn theo 1 phương pháp truyền thống, việc tính toán, tra cứu khi tính tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình và các tổ chức thường mất rất nhiều thời gian. Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng với nền kinh tế khó khăn, phát triển tương đối chậm so với cả nước vì vậy để hòa chung và theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì bước đầu tiên cần thiết là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Chính vì sự cần thiết đó chúng tôi tiến hành nghiên cứa đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường An Hoà của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm cơ sở giúp cho công tác thu tiền sử dụng đất được thuận lợi và có thể cập nhật bổ sung kịp thời khi có những thay đổi. 1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích chung Khai thác vai trò của hệ thống thông tin địa lý (GIS) cụ thể là phần mềm Mapinfo xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác thu tiền sử dụng đất tại phường An Hoà của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm giảm nhẹ, đẩy nhanh và nâng cao độ chính xác trong công tác thu tiền sử dụng đất. 1.1.2. Mục đích cụ thể - Xây dựng được cơ sở dữ liệu không gian gồm: bản đồ hiện trạng hệ thống giao thông, bản đồ vị trí thửa đất, bản đồ giá đất. - Xây dựng được cơ sở dữ liệu thuộc tính gồm: các thông tin chi tiết cho từng thửa đất, cho từng tuyến đường. - Từ cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính sử dụng các công cụ của phần mềm Mapinfo tìm kiếm thông tin phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất. 1.3. YÊU CẦU - Nắm được những khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu đất đai. - Nắm những kiến thức cơ bản về công nghệ GIS. - Sử dụng tốt phần mềm Mapinfo. - Có đủ tài liệu địa chính liên quan đến việc thu tiền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước. - Ứng dụng được phần mềm Mapinfo vào quản lý thông tin liên quan đến công tác thu tiền sử dụng đất. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CÔNG NGHỆ GIS VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ 2.1.1. Khái niệm GIS • Ngày nay với sự phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt từ khi xuất hiện ngành đồ họa vi tính cũng như sự gia tăng vượt bậc những khả năng phần cứng, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã ra đời và phát triển nhanh chóng cả về mặt công nghệ cũng như ứng dụng. GIS đã chứng tỏ khả năng ưu việt hơn hẳn các hệ thông tin bản đồ truyền thống nhờ vào khả năng tích hợp thông tin mật độ cao, cập nhật thông tin dể dàng cũng như khả năng phân tích, tính toán của nó. Do đó, GIS đã nhanh chóng trở thành một công cụ trợ giúp quyết định cho tất cả các ngành từ quy hoạch đến quản lý. Tất cả các lĩnh vực từ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đất đai, hạ tầng kỷ thuật đến xã hội nhân văn. Có thể nói ngày nay không có lĩnh vực nào không có hoặc không thể ứng dụng công nghệ GIS. Cũng chính vì thế, công nghệ thông tin địa lý được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau nên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS, nhưng chúng đều có nhiều điểm giống nhau như: bao hàm khái niệm dữ liệu không gian, phân biệt giữa hệ thông tin quản lý (management information system – MIS) và GIS. [8] • Về khía cạnh bản đồ học thì GIS là kết hợp của lập bản đồ trợ giúp máy tính và công nghệ cơ sở dữ liệu. So với bản đồ thì GIS có lợi thế về lưu trữ dữ liệu và biểu diễn chúng là hai công cụ tách biệt nhau. Do vậy GIS có khả năng quan sát từ nhiều góc độ khác nhau trên cùng tập dữ liệu. GIS là thuật ngữ viết tắt của từ tiếng Anh “Geographic Information System” và được dịch là hệ thống thông tin địa lý. GIS ra đời từ đầu thập niên 60 trong các cơ quan địa chính Canada và suốt thời gian hai thập niên 60-70 của thế kỷ 20, GIS cũng chỉ được một vài cơ quan chính quyền khu vực Bắc Mỹ quan tâm nghiên cứu, cho mãi đến đầu thập niên 80, khi phần cứng máy tính phát triển mạnh với những tính năng cao, giá lại rẻ, đồng thời sự phát triển nhanh về lý thuyết và ứng dụng cơ sở dữ liệu cùng với nhu cầu cần thiết về thông tin đã làm cho công nghệ càng được quan tâm hơn. [8] 3 Sau đây là một số định nghĩa GIS hay được sử dụng: • Định nghĩa của dự án Geographer’s Craft, khoa địa lý trường đại học Taxas GIS là cơ sở dữ liệu số chuyên dụng trong đó hệ trục tọa độ không gian là phương tiện tham chiếu chính. GIS bao gồm các công cụ để thực hiện các công việc sau: - Nhập dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay, số liệu điều tra và các nguồn khác. - Lưu trữ dữ liệu, khai thác, truy vấn cơ sở dữ liệu… - Biến đổi dữ liệu, phân tích, mô hình hóa, bao gồm cả dữ liệu thống kê và dữ liệu không gian. - Lập báo cáo, bao gồm bản đồ chuyên đề, các bảng biểu, biểu đồ và kế hoạch. [8] • Định nghĩa của Viện Nghiên cứu Hệ thống Môi trường ESRI, Mỹ. GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để lập bản đồ và phân tích những cái đang tồn tại và các sự kiện xảy ra trên Trái Đất. Công nghệ GIS tích hợp các thao tác cơ sở dữ liệu như truy vấn và phân tích thống kê với lợi thế quan sát và phân tích thống kê bản đồ. [8] • Định nghĩa của David Cowen, NCGIA, Mỹ. GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu quy chiếu không gian để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp. [8] • Theo Burrough (năm 1986): “GIS là một tổ hợp công cụ cho việc thu thập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các số liệu mang tính chất không gian từ thế giới để phục vụ các mục đích cụ thể”. [8] • Theo Arnoff (năm 1989): GIS là một hệ thống máy tính cơ bản tạo ra 4 khả năng để lưu trữ dữ liệu: dữ liệu vào, quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, sản phẩm dữ liệu. Tuy nhiên chúng ta có thể định nghĩa GIS như sau: GIS là một tập hợp có tổ chức của các phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu thập, lưu trữ, quản lý, xử lý, 4 phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra. [8] 2.1.2. Các lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan đến GIS GIS được xây dựng trên các tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau để tạo ra ngành khoa học mới. Trong đó: • Ngành địa lý: là ngành liên quan mật thiết đến việc hiểu thế giới và vị trí của con người trong thế giới. Nó có truyền thống lâu đời về phân tích không gian và nó cung cấp các kỹ thuật phân tích không gian khi nghiên cứu. [8] • Ngành bản đồ (cartography): Thông tin địa lý là thông tin tham chiếu không gian, có nghĩa rằng chúng liên quan đến ngành bản đồ. Ngày nay nguồn dữ liệu đầu vào chính cho GIS là các bản đồ. Ngành bản đồ có truyền thống lâu đời trong việc thiết kế bản đồ, do vậy nó là khuôn mẫu quan trọng nhất của đầu ra GIS. [8] • Công nghệ viễn thám (remote sensing): Các ảnh vệ tinh và ảnh máy bay là nguồn dữ liệu địa lý quan trọng cho hệ GIS. Viễn thám bao gồm cả kỷ thuật thu thập và xử lý dữ liệu mọi vị trí trên quả địa cầu với giá rẻ. Các dữ liệu đầu ra của hệ thống ảnh vệ tinh có thể được trộn với các lớp dữ liệu của GIS. [8] • Ảnh máy bay: Ảnh máy bay và kỷ thuật đo chính xác của chúng là nguồn dữ liệu chính về độ cao bề mặt Trái đất được sử dụng làm đầu vào của GIS. [8] • Bản đồ địa hình: Cung cấp dữ liệu có chất lượng cao về vị trí của ranh giới đất đai, nhà cửa…[8] • Khoa đo đạc: Nguồn cung cấp các vị trí cần quản lý có độ chính xác cao cho GIS. [8] • Ngành thống kê: Rất nhiều kỷ thuật thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu GIS. Ngành thống kê đặc biệt quan trọng trong việc hiểu các lỗi hoặc tính không chắc chắn trong dữ liệu GIS. [8] • Khoa học tính toán: Tự động thiết kế bằng máy tính cung cấp kỷ thuật nhập, hiển thị, biểu diễn dữ liệu. Đồ họa máy tính cung cấp các công cụ để quản lý, hiển thị các đối tượng đồ họa. Quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) đóng góp phương pháp biểu diễn dữ liệu dưới dạng số, các thủ tục để thiết kế hệ 5 thống, lưu trữ, xâm nhập, cập nhật khối dữ liệu lớn. Trí tuệ nhân tạo sử dụng máy tính lựa chọn dựa trên cơ sở các dữ liệu có sẳn bằng phương pháp mô phỏng trí tuệ con người. Máy tính hoạt động như một chuyên gia trong việc thiết kế bản đồ, phát sinh các đặc trưng bản đồ. [8] • Ngành truyền thông thông tin: Các thông tin trong các hệ GIS chỉ có thể trao đổi với nhau thông qua các phương tiện truyền thông. Sự phát triển của ngành này sẽ cung cấp cho GIS năng lực liên kết mạng máy tính, tạo ra các hệ GIS đa ngành. Nếu trước đây phần lớn GIS được sử dụng độc lập với nhau thì ngày nay hầu hết đã được thành mạng máy tính sử dụng chung cho các cơ quan khác nhau đã làm cho các nhà quản lý thấy rõ thêm hiệu quả đầu tư và lợi ích của công nghệ GIS [8] • Toán học: Một vài ngành toán học như hình học, lý thuyết đồ thị được sử dụng trong thiết kế hệ GIS và phân tích dữ liệu không gian. [8] 2.1.3. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS Tại Việt Nam công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và đến nay được ứng dụng trong khá nhiều ngành như quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lưu giữ tư liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị… đã mang lại hiệu quả bước đầu cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta và đang có nhiều triển vọng phát triển nhanh thời gian sắp tới. a. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS 6 Bảng 2.1. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS Lĩnh vực Ứng dụng GIS 1. Quản lý và lập kế hoạch giao thông đường phố - Tìm kiếm địa chỉ - Tìm vị trí khi biết trước địa chỉ đường phố - Điều khiển đường đi - Lập kế hoạch lưu thông xe cộ - Phân tích vị trí, chọn địa điểm xây dựng các công trình công cộng - Lập kế hoạch phát triển đường giao thông - Dịch vụ y tế 2. Giám sát tài nguyên, thiên nhiên, môi trường - Trong quản lý đất nông nghiệp, quản lý rừng, nguồn nước và đất ẩm ướt - Phân tích tác động môi trường - Vị trí các công trình công cộng - Nghiên cứu thích hợp mùa vụ - Giám sát các thảm họa thiên nhiên và giảm nhẹ các ảnh hưởng - Giám sát chất thải trong môi trường 3. Hổ trợ trong quản lý - Hổ trợ trong định vị ống ngầm, cáp ngầm - Hổ trợ trong quy hoạch - Trong mạng lưới dịch vụ viễn thông - Trong quy hoạch và sử dụng năng lượng 4.Quy hoạch và xây dựng - Quy hoạch đô thị - Quy hoạch vùng - Tuyến, vị trí xa lộ - Phát triển dịch vụ công cộng 5. Hệ thống thông tin đất - Quản lý địa chính - Thuế - Quy hoạch sử dụng đất - Hiệu quả sử dụng đất 7 b. Một số ứng dụng của công nghệ GIS ở Việt Nam trong những năm gần đây: - Xây dựng cơ sở dữ liệu phụ vụ đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long; sử dụng bản đồ nền địa hình kết hợp với ảnh vệ tinh và bản đồ quy hoạch. - Xây dụng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa hình thủy văn cơ bản phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long và vùng lân cận (Nguyễn Đình Dương, Lê Thị Thu Hiền, Lê Kim Thoa, Nguyễn Hạnh Quyên). - Ứng dụng của công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị Hà Nội (Đinh Thị Bảo Hoa). - Xây dựng và sử dụng một cơ sở dữ liệu địa lý để quản lý đất đai và môi trường, áp dụng cho các tỉnh miền núi của Việt Nam (Nguyễn Trần Cầu). - Ngoài ra, có một số công trình khoa học ứng dụng công nghệ GIS như Bước đầu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để xây dựng bản đồ ô nhiễm Cadimi và chì trong đất nông nghiệp (Hồ Thị Lam Trà, Phạm Văn Vân – 2003). - Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý chất lượng đất xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên (Hồ Thị Lam Trà, Phạm Văn Vân - Đề tài khoa học cấp trường – 2004). - Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Đại Đồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên (Hồ Thị Lam Trà, Phạm Văn Vân – 2005). - Hệ thống thông tin địa lý (GIS) liên kết với hệ thống hỗ trợ quyết định DSSAT hỗ trợ đánh giá quy hoạch sử dụng đất (Võ Quang Minh, Ngô Ngọc Hưng – 2004). -Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Trị (Trần Văn ý, Ngô Đăng Trí, Mạc Văn Chiến, Lê Chí Thịnh, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Hạnh Quyên – 2005). - Một số vấn đề về hệ thống quản lý đất đai (Nguyễn Đình Bồng – 2005). 8 - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám (RS) trong việc đánh giá xói mòn đất trên lưu vực sông Đồng Nai.(Lê Huy Bá, Huỳnh Tiến Đạt, Thái Lê Nguyên, Võ Đình Long, Thái Văn Nam). - Ứng dụng GIS đánh giá môi trường tự nhiên, phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển Nam Bộ.(Lê Huy Bá, Lê Văn Hòa, Nguyễn Thị Trốn, Trương Công Bảo). - Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho công tác quản lý và quy hoạch đô thị thành phố Cần Thơ (CTGIS). (Nguyễn Tấn Dược, Lê Đức Toàn, Nguyễn Hiếu Trung). - Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ công tác tôn giáo tỉnh Cần Thơ (TGCTGIS). (Trần Hữu Hợp, Nguyễn Minh Thương, Nguyễn Hiếu Trung, Lê Đức Toàn). - Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) quản lý tổng hợp tài nguyên nước đồng bằng sông Cửu Long. (Nguyễn Hiếu Trung ). 2.1.4. Tính chất, thành phần, chức năng của GIS 2.1.4.1. Tính chất - Xử lý đồng thời dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian (thuộc tính). Đây chính là tính chất tạo ra sự khác biệt lớn giữa GIS và các hệ thống khác. - Thể hiện mối quan hệ không gian giữa các vật thể (topology). Mối quan hệ này được thể hiện qua 3 tính chất sau: • Tính liên tục: Thể hiện các cung đường trên bản đồ đều có điểm xuất phát và điểm kết thúc. • Tính tạo vùng: Thể hiện 1 đối tượng trên bản đồ là một tập hợp của một loạt các đường thẳng tạo thành. • Tính tiếp giáp: Thể hiện mối quan hệ giữa một đối tượng trên bản đồ với các đối tượng kề cận. [12] 2.1.4.2. Thành phần GIS thường có 5 phần chính như sau: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người, phương pháp. 9 Hình 2.1. Thành phần của GIS • Phần cứng (Hardware): GIS đòi hỏi các thiết bị ngoại vi đặc biệt như bàn số hóa, máy vẽ, máy quét ảnh để vào/ra dữ liệu. Các thiết bị này có thể được nối với nhau thông qua thiết bị truyền tin hay mạng cục bộ. • Phần mềm (Software): Có 5 nhóm chức năng là nhập và thẩm định số liệu, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu tạo ra sản phẩm, chuyển đổi số liệu, tác động tới người sử dụng. Một số phần mềm ứng dụng trong GIS như: Arc/info. Arcview, Mapinfo, Ilwis, AcrGis… Một hệ thống GIS bao gồm nhiều môdun phần mềm (hình 2.2). Khả năng lưu trữ, quản lý dữ liệu không gian bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu địa lý là khía cạnh quan trọng nhất của GIS. Các môdun khác là công cụ phân tích dữ liệu, làm báo cáo và truyền tin. Hình 2.2. Phần mềm của GIS 10 Giao diện người dùng Phân tích không gian Thu thập CSDL Chuyển đổi dữ liệu Hiển thị, làm báo cáo Quản trị CSDL địa lý [...]... cấp về đất đai [15] Nhà nước khi thực hiện các quyền giao đất, cho thu đất, công nhận quyền sử dụng đất đều được thu tiền sử dụng đất, tiền thu đất, lệ phí trước bạ Trong đó thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất được Nhà nước giao không thu tiền sang đất được giao có thu tiền sử dụng đất, chuyển từ hình thức thu đất sang hình... công tác giao đất trong những năm qua + Thu thập bảng giá đất theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế + Thu thập các báo cáo của UBND phường liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất - Thu thập dữ liệu không gian bao gồm: bản đồ địa chính phường An Hoà ở dạng số 3.2.2 Xây dựng dữ liệu - Xây dựng dữ liệu thu c tính + Đưa các dữ liệu thu thập được về thửa đất và chủ sử dụng lưu trữ dưới dạng số - Xây. .. thu c tỉnh Thừa Thiên Huế do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp vào ngày 1/1/2009, kèm theo quyết định số 2896/2008/QD – UBND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Bản đồ địa chính Hồ sơ địa chính Dữ liệu không gian Dữ liệu thu c tính Hệ cơ sở dữ liệu người sử dụng đất Người quản lý Tra cứu thông tin Quản lý thông tin Thu tiền sử dụng đất Hình 4.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thu tiền sử dụng đất. .. tiền sử dụng đất khi chuyển từ thu đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất (Điều 7), thu tiền sử dụng đất khi cấp GCNQSDĐ (Điều 8), thu tiền sử dụng đất đối với khu công nghiệp (Điều 9), thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 10) Chương III của Nghị định quy định các trường hợp được miễn giảm tiền sử dụng đất Cụ thể: Điều 12 quy định các trường hợp được miễn tiền. .. về đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai trong đó có thu tiền sử dụng đất Luật Đất đai năm 2003 đã quy định cụ thể hơn các trường hợp được giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, miễn giảm tiền sử dụng đất và các trường hợp thu tiền sử dụng đất khác Tại Điều 33, Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. .. sử dụng đất và các thông tin thửa đất từ hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính liên quan đến việc thu tiền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước - Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đất đai - Sử dụng phần mềm Mapinfo trong hệ thống công nghệ GIS để lưu trữ và tìm kiếm thông tin đó khi tiến hành thu tiền sử dụng đất 3.1.2 Phạm vi 3.1.2.1 Phạm vi không gian: Phường An Hòa thành phố Huế, . .. đất 4.2.2 Xây dựng dữ liệu không gian Do điều kiện thời gian nên dữ liệu không gian và dữ liệu thu c tính phục vụ cho công tác thu tiền sử dụng đất trên địa bàn chỉ được xây dựng ví dụ cho một tờ bản đồ đó là tờ bản đồ số 25 (hay tờ 40 củ) Bản đồ thu thập được trên nền phần mềm Microstation nhưng bản đồ cần là bản đồ trên nền phần mềm Mapinfo để xây dựng dữ liệu phục vụ thu tiền sử dụng đất Nhờ chức... Thu thập dữ liệu Dữ liệu thô CSDL Lưu trử và khai thác Xử lý sơ bộ dữ liệu Dữ liệu có cấu trúc Tìm kiến& phân tích Diễn giải 12 Hiển thị& tương tác Thiết bị đồ họa 2.1.5 Hệ cơ sở dữ liệu của GIS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống quản lý, lưu trữ, bảo trì toàn bộ cơ sở dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng cung cấp các công cụ cho phép người dùng hỏi đáp, tra cứu và tác động vào cơ sở dữ liệu Cơ. .. tin liên quan đến công tác thu tiền sử dụng đất Ví dụ khi thu thập được các báo cáo tình hình kinh tế, xã hội hay báo cáo của lĩnh vực địa chính chỉ chọn lọc các thông tin như tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương, giao đất cho thu đất, tình hình cấp giấy phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu thu tiền sử dụng đất - Phương pháp kế thừa: Lĩnh hội về số liệu, tài liệu tham khảo từ các tài liệu khoa... người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thu đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Vì vậy, thị trường đất đai sơ cấp chính là thị trường giữa một bên giao dịch là Nhà nước và một bên là người sử dụng đất [15] NHÀ NƯỚC Giao đất không thu tiền Giao đất có thu tiền Cho thu đất Thu hồi đất CÁC CHỦ SỬ DỤNG ĐẤT Hình 2.6 . cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường An Hoà của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm cơ sở giúp cho công tác thu tiền sử dụng đất được thu n lợi và có thể cập nhật. tác động vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu cho một hệ thống GIS bao gồm hai cơ sở dữ liệu thành phần chính là:  Cơ sở dữ liệu không gian  Cơ sở dữ liệu thu c tính (phi không gian) 2.1.5.1. Dữ. tại phường An Hoà của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm giảm nhẹ, đẩy nhanh và nâng cao độ chính xác trong công tác thu tiền sử dụng đất. 1.1.2. Mục đích cụ thể - Xây dựng được cơ sở dữ liệu

Ngày đăng: 29/08/2014, 22:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2.1. Các lĩnh vực ứng dụng của GIS (Trang 7)
Hình 2.2. Phần mềm của GIS - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 2.2. Phần mềm của GIS (Trang 10)
Hình 2.4. Hộp thoại Quick Start - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 2.4. Hộp thoại Quick Start (Trang 17)
Hình 2.5.Cửa sổ làm việc của Mapinfo 2.1.7.2. Tổ chức thông tin trong bản đồ Mapinfo - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 2.5. Cửa sổ làm việc của Mapinfo 2.1.7.2. Tổ chức thông tin trong bản đồ Mapinfo (Trang 18)
Hình 2.6. Thị trường sơ cấp về đất đai [15] - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 2.6. Thị trường sơ cấp về đất đai [15] (Trang 22)
Bảng 4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phường An Hoà - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất phường An Hoà (Trang 31)
Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ sử dụng đất theo tổ dân phố - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4.3. Tổng hợp số hộ sử dụng đất theo tổ dân phố (Trang 33)
Hình 4.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thu tiền sử dụng đất 4.2.2. Xây dựng dữ liệu không gian - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thu tiền sử dụng đất 4.2.2. Xây dựng dữ liệu không gian (Trang 36)
Hình 4.2. Xuất dữ liệu từ Microstation sang AutoCAD - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.2. Xuất dữ liệu từ Microstation sang AutoCAD (Trang 37)
Hình 4.3. Nhập Dữ liệu từ AutoCAD sang Mapinfo - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.3. Nhập Dữ liệu từ AutoCAD sang Mapinfo (Trang 38)
Hình 4.4. Chọn hệ toạ độ khi nhập dữ liệu từ AutoCAD sang Mapinfo - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.4. Chọn hệ toạ độ khi nhập dữ liệu từ AutoCAD sang Mapinfo (Trang 38)
Hình 4.5. Dữ liệu không gian của thửa đất - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.5. Dữ liệu không gian của thửa đất (Trang 39)
Hình 4.6. Hộp thoại Layer Control - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.6. Hộp thoại Layer Control (Trang 39)
Hình 4.7. Công cụ tự động tìm sửa lổi - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.7. Công cụ tự động tìm sửa lổi (Trang 40)
Hình 4.8 Hộp thoại chỉnh sữa bảng dữ liệu 4.2.3.2. Tạo trường dữ liệu - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.8 Hộp thoại chỉnh sữa bảng dữ liệu 4.2.3.2. Tạo trường dữ liệu (Trang 41)
Bảng 4.5. Dữ liệu thuộc tính của thửa đất theo hệ thống hồ sơ địa chính - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4.5. Dữ liệu thuộc tính của thửa đất theo hệ thống hồ sơ địa chính (Trang 43)
Hình 4.10. Nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.10. Nhập dữ liệu bằng lệnh Update Column (Trang 44)
Hình 4.11. Nhập dữ liệu bằng công cụ Info Tool - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.11. Nhập dữ liệu bằng công cụ Info Tool (Trang 45)
Hình 4.12. Nhập dữ liệu từ cửa sổ Browser - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.12. Nhập dữ liệu từ cửa sổ Browser (Trang 45)
Hình 4.14. Mở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.14. Mở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian (Trang 46)
Hình 4.13. Nhập dữ liệu bằng công thức 4.2.4. Kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.13. Nhập dữ liệu bằng công thức 4.2.4. Kết nối dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính (Trang 46)
Hình 4.15. Quản lý thông tin từng thửa đất - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.15. Quản lý thông tin từng thửa đất (Trang 47)
Bảng 4. 6. Thuộc tính của lớp giao thông - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4. 6. Thuộc tính của lớp giao thông (Trang 48)
Bảng 4.7. Dữ liệu thuộc tính lớp giao thông tờ bản đồ 25 Mã - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4.7. Dữ liệu thuộc tính lớp giao thông tờ bản đồ 25 Mã (Trang 49)
Hình 4.16. Dữ liệu của lớp giao thông trên Mapinfo - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.16. Dữ liệu của lớp giao thông trên Mapinfo (Trang 50)
Hình 4.17. Bản đồ vị trí thửa đất - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.17. Bản đồ vị trí thửa đất (Trang 51)
Bảng 4.8. Giá đất các loại đường phố của phường An Hoà - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Bảng 4.8. Giá đất các loại đường phố của phường An Hoà (Trang 52)
Hình 4.18. Thực hiện lệnh tra cứu theo một thông tin cho trước - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.18. Thực hiện lệnh tra cứu theo một thông tin cho trước (Trang 54)
Hình 4.19. Kết quả tìm kiếm theo một thông tin cho trước - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.19. Kết quả tìm kiếm theo một thông tin cho trước (Trang 54)
Hình 4.20. Kết qủa tìm kiếm theo nhiều thông tin biết trước - Xây dựng cơ sở dữ liệu  phục vụ công tác thu tiền sử dụng đất tại phường an hoà của thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế
Hình 4.20. Kết qủa tìm kiếm theo nhiều thông tin biết trước (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w