1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN 2 - TỰ VỆ NGOẠI LỆ TRONG WTO - TS. NÔNG QUỐC BÌNH - 1 potx

27 297 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 452,37 KB

Nội dung

Cách thứ hai, theo nghĩa rộng hơn, tự vệ không chỉ là biện pháp được quy định trong Hiệp định về tự vệ, mà còn là các biện pháp khác mà các Thành viên của Tổ chức này được phép áp dụng t

Trang 1

điều này cũng đúng với các nước đang phát triển, thì những khiếm khuyết trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ tác động xấu đến việc chuyển giao công nghệ

Một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu được coi là có tác động tích cực về mặt kinh tế đối với những nước đang phát triển quan tâm tới chuyển giao công nghệ, dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay chuyển giao li-xăng Một yếu tố quan trọng trong bối cảnh này là năng lực tiếp thu công nghệ mới của từng nước Ví dụ, hiện Việt Nam có ít nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển, do đó có ít sáng chế để bảo

vệ Vì vậy, Việt Nam ít được hưởng lợi từ việc bảo hộ mạnh sáng chế nếu như năng lực tiếp thu công nghệ mới trong nước của ta không được cải thiện

Việt Nam cần tập trung các nguồn lực vào việc tăng cường năng lực để có thể chuyển giao công nghệ tốt hơn như: quản lý được cải thiện, tăng cường các chương trình đào tạo, ban hành các biện pháp khuyến khích công nghệ trọng điểm và một chính sách cạnh tranh hiệu quả giữa những đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Trang 2

Chương VII

TỰ VỆ VÀ NGOẠI LỆ TRONG WTO

TS Nông Quốc Bình Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

GIỚI THIỆU CHUNG

Để thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại, các Thành viên của WTO cam kết giảm và tiến tới xoá bỏ các hàng rào làm cản trở tới thương mại Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các Thành viên của WTO được phép áp dụng các biện pháp nhất định mà hậu quả của việc

áp dụng các biện pháp này ảnh hưởng tới tự do thương mại “Tự vệ” và

“ngoại lệ” được coi là các biện pháp như vậy

“Tự vệ” trong WTO có thể được hiểu theo hai cách Cách thứ nhất, tự vệ là biện pháp được nêu tại Điều XIX của GATT 1994 và được chi tiết hóa trong Hiệp định về tự vệ47 Cách thứ hai, theo nghĩa rộng hơn, tự vệ không chỉ là biện pháp được quy định trong Hiệp định về tự

vệ, mà còn là các biện pháp khác mà các Thành viên của Tổ chức này được phép áp dụng trong một thời gian nhất định nhằm bảo vệ nền kinh

tế trong nước Chương này sẽ tiếp cận vấn đề tự vệ theo cách hiểu thứ hai Theo đó, các hành động tự vệ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau và phải tuân theo các điều kiện cụ thể để đảm bảo rằng các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng khi có các lý do chính đáng48

“Ngoại lệ” trong WTO được hiểu là các trường hợp Thành viên WTO được phép không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết của mình theo các hiệp định của WTO

Việc WTO cho phép các Thành viên được áp dụng các biện pháp

“tự vệ” và “ngoại lệ” là nhằm tăng cường và thúc đẩy hệ thống thương mại quốc tế giữa các Thành viên có điều kiện kinh tế khác nhau Nhìn

47

Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế Hỏi đáp về Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 3

tổng thể thì việc áp dụng các biện pháp tự vệ và ngoại lệ là điều kiện an toàn để các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế kém phát triển, có thể hội nhập sâu hơn vào lĩnh vực thương mại quốc tế Bởi vì, trong những điều kiện cho phép, để bảo vệ nền kinh tế của mình, các Thành viên đều có thể áp dụng các biện pháp tự vệ và ngoại lệ

Theo quy định của WTO, các hành động tự vệ và áp dụng các ngoại lệ có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp này cần phải tuân theo các điều kiện cụ thể nhất định

Thông thường, biện pháp tự vệ và các ngoại lệ được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

- Đàm phán lại về ưu đãi;

- Miễn trừ;

- Bảo hộ khẩn cấp và Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VERS)

- Các biện pháp chống bán phá giá;

- Các biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp;

- Các hạn chế thương mại nhằm bảo vệ cán cân thanh toán;

- Bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ;

Trang 4

được giải thích trong “Thoả thuận về cách hiểu Điều XXVIII của GATT 1994”

Mục đích của đàm phán lại là các bên cố gắng duy trì một mức nhân nhượng chung có đi có lại và cùng có lợi, không kém phần thuận lợi hơn cho thương mại so với mức đã có được theo Hiệp định GATT trước các cuộc đàm phán đó49

Khoản 4, Điều XXVIII GATT 1947 quy định bất kỳ lúc nào và trong những hoàn cảnh đặc biệt, các Bên ký kết có thể cho phép một Bên

ký kết tiến hành đàm phán nhằm điều chỉnh hay rút bỏ một nhân nhượng trong Biểu tương ứng thuộc phụ lục của Hiệp định GATT theo những thủ tục và điều kiện nhất định

7.1.2 Điều kiện thủ tục đàm phán lại

- Việc đàm phán lại và mọi tham vấn liên quan được tiến hành theo quy định của Điều XXVIII như sau:

+ Thời gian được xác định là ngày đầu tiên của mỗi thời kỳ 3 năm, thời kỳ này được xác định bắt đầu từ ngày 1/1/1958 hoặc do các Bên ký kết xác định;

+ Bên ký kết có yêu cầu phải đàm phán và đạt được thoả thuận về điều chỉnh hoặc rút bỏ nhân nhượng;

+ Bên ký kết có yêu cầu đã tham vấn với bất kỳ Bên ký kết nào khác có quyền lợi đáng kể với nhân nhượng đó

- Nếu các Bên ký kết có quyền lợi chủ yếu không đạt được một thoả thuận trước ngày 1 tháng 1 năm 1958 hoặc trước khi kết thúc một thời kỳ mà đã được các Bên ký kết xác định thì Bên đưa ra đề nghị điều chỉnh hoặc rút bỏ các nhân nhượng có thể thực hiện đề nghị của mình Khi đó, bất kỳ Bên ký kết nào đã tham gia đàm phán ban đầu về nhân nhượng cụ thể này hoặc bất kỳ Bên ký kết nào có quyền lợi là đối tác cung cấp chủ yếu được các Bên ký kết công nhận hoặc bất kỳ Bên ký kết nào có quyền lợi đáng kể với nhân nhượng này đều có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu (khoản 3a Điều XVIII GATT)

- Nếu đàm phán đạt được một thoả thuận giữa các Bên ký kết có quyền lợi chủ yếu nhưng không thoả đáng với một Bên ký kết khác có

49 Khoản 2, Điều XXVIII, Hiệp định GATT 1947

Trang 5

quyền lợi đáng kể với nhân nhượng đã được thừa nhận thì Bên ký kết khác này có thể rút bỏ những nhân nhượng đáng kể tương đương đã được đàm phán ban đầu (khoản 3b Điều XVIII GATT)

- Nếu không đạt được một thoả thuận giữa các Bên ký kết có quyền lợi chủ yếu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được phép tiến hành đàm phán hoặc trong thời hạn dài hơn do các Bên ký kết xác định thì bên yêu cầu có quyền đưa vấn đề ra các Bên ký kết giải quyết (khoản 4c Điều XVIII GATT) Khi được yêu cầu như vậy, các Bên ký kết phải nhanh chóng xem xét và thông báo ý kiến của mình cho các Bên ký kết có quyền lợi chủ yếu biết để giải quyết vấn đề (khoản 4 Điều XVIII GATT)

7.2.MIỄN TRỪ

7.2.1 Khái niệm

Khi tham gia với tư cách Thành viên của WTO, các nước phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, Thành viên không phải thực hiện nghĩa vụ của mình, những trường hợp này được gọi là trường hợp miễn trừ Nói cách khác, miễn trừ là trường hợp mà các Thành viên WTO dành cho một Thành viên khác không phải áp dụng một điều khoản nào đó trong một lĩnh vực xác định trong thương mại quốc tế của nước đó

7.2.2 Các điều kiện cho phép miễn thực hiện nghĩa vụ

Những quy tắc về cho phép miễn thực hiện nghĩa vụ được quy định tại các khoản 5 Điều XXV của GATT và khoản 3 Điều IX của Hiệp định WTO Theo các quy định trên đây thì việc miễn thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể được phép áp dụng khi đảm bảo hai điều kiện: Trong các trường hợp ngoại lệ và được đại đa số Thành viên WTO chấp thuận

Thứ nhất, trong các trường hợp ngoại lệ Khoản 4 Điều IX Hiệp định WTO yêu cầu các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng cho phép miễn trừ một nghĩa vụ nào đó phải nêu rõ các trường hợp ngoại lệ áp dụng cho quyết định đó, cũng như các điều khoản và điều kiện điều chỉnh việc áp dụng này và ngày hết hiệu lực của miễn trừ Bất cứ việc miễn thực hiện nghĩa vụ nào được chấp thuận với thời gian trên một năm phải được xem xét lại hàng năm để đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ

Trang 6

làm cơ sở cho việc miễn thực hiện nghĩa vụ đó vẫn tồn tại, cũng như các yêu cầu và điều kiện kèm theo việc miễn thực hiện nghĩa vụ này được thoả mãn Dựa trên xem xét hàng năm, Hội nghị Bộ trưởng có thể gia hạn, sửa đổi hoặc chấm dứt sự miễn trừ đó

Thứ hai, việc miễn trừ phải được đại đa số Thành viên chấp thuận Việc chấp thuận này thông qua bỏ phiếu Đối với việc bỏ phiếu, khoản 5 Điều XXV của GATT quy định hai điều kiện Một là, các Bên ký kết bỏ phiếu về vấn đề liệu có chấp nhận cho Bên ký kết làm đơn được miễn thực hiện nghĩa vụ hay không, ít nhất phải có hai phần ba trong số Thành viên bỏ phiếu chấp thuận việc miễn thực hiện nghĩa vụ Hai là, đa số Thành viên bỏ phiếu phải chiếm quá bán tổng số các Bên ký kết

Tuy nhiên, điều kiện thứ hai trên đây được quy định trong khoản

5 Điều XXV của GATT đã bị thay đổi bởi khoản 3 Điều IX của Hiệp định WTO khi điều khoản này ấn định nguyên tắc quyết định miễn trừ được thông qua bởi ba phần tư số Thành viên Ngoại lệ cho nguyên tắc này được quy định tại khoản 3a Điều IX Khoản 3a Điều IX quy định yêu cầu miễn trừ một nghĩa vụ nào đó liên quan đến Hiệp định WTO phải được đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng để xem xét theo đúng thông lệ của

cơ chế ra quyết định bằng nguyên tắc đồng thuận

7.3.BẢO HỘ KHẨN CẤP VÀ HẠN CHẾ XUẤT KHẨU

TỰ NGUYỆN

7.3.1 Bảo hộ khẩn cấp

Bảo hộ khẩn cấp là một trong những cách tự vệ trong thương mại quốc tế Theo đó một Thành viên có thể áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế hàng hoá nhập khẩu một cách ồ ạt vào nước mình gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước

Nội dung cơ bản của bảo hộ khẩn cấp là “điều khoản dự phòng” hay còn gọi là “điều khoản giải thoát” (escape clause) Điều khoản dự phòng đối với thương mại hàng hoá được quy định tại Điều XIX GATT

và được cụ thể hoá bằng Hiệp định về các biện pháp tự vệ

Trang 7

“Điều khoản dự phòng” là một điều khoản trong Hiệp định Thương mại cho phép các Thành viên đình chỉ việc thực hiện ưu đãi thuế

và các ưu đãi khác nếu hàng nhập khẩu đe doạ hoặc làm tổn hại nghiêm trọng đến các nhà sản xuất tương tự trong nước

Về mặt lịch sử, điều khoản này được xuất hiện lần đầu tiên trong một Hiệp định Thương mại qua lại giữa Hoa Kỳ và Mexico vào năm

1943 Năm 1947, khi Hoa Kỳ cùng 21 quốc gia khác bắt đầu đàm phán soạn thảo các văn kiện của GATT và ITO, Tổng thống Hoa Kỳ (lúc đó là Truman) đã ban hành Lệnh 9832 (tháng 2 năm 1947) trong đó quy định rằng “điều khoản dự phòng” phải được đưa vào mọi Hiệp định Thương mại theo chương trình Hiệp định Thương mại qua lại Hoa Kỳ Lệnh này

đã được sửa đổi bởi một vài lệnh khác cho tới năm 1951, khi “điều khoản

dự phòng” được Nghị viện đưa vào Đạo luật mở rộng các hiệp định Thương mại (Trade Agreements Extension Act) và nó vẫn giữ vai trò quan trọng ngày nay Điều khoản dự phòng tại Điều XIX của GATT chính là một “hậu duệ” trực tiếp của điều khoản đã xuất hiện trong Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ - Mexico và hai điều khoản này mang cùng bản chất.50

Việc áp dụng điều khoản dự phòng có những ý nghĩa to lớn trong việc phát triển thương mại quốc tế Bởi vì biện pháp này khuyến khích các nước tham gia sâu rộng hơn trong lĩnh vực thương mại khi không bị ràng buộc quá cứng nhắc đối với cam kết của mình Theo đó các nước có

cơ hội rút bỏ cam kết nếu trong những hoàn cảnh mà cam kết đó ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước Hơn nữa, việc áp dụng điều khoản dự phòng còn tăng cường tính năng động của hệ thống thương mại

đa phươngbằng cách thúc đẩy sự ổn định lâu dài của cả hệ thống

Điều kiện áp dụng biện pháp bảo hộ khẩn cấp được quy định tại Điều XIX GATT như sau:

(1) Có sự gia tăng của hàng hoá nhập khẩu;

(2) Sự gia tăng này mang tính đột biến, không lường trước được

và do kết quả của những nghĩa vụ;

50 John H Jackson Hệ thống thương mại Thế giới, Luật và Chính sách của Quan hệ Kinh

tế quốc tế The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, London, Tái bản lần II, Tr 183

Trang 8

(3) Tồn tại mối liên hệ nhân quả giữa sự gia tăng đột biến của hàng hoá nhập khẩu và thiệt hại đối với ngành công nghiệp nội địa

Để có thể áp dụng biện pháp bảo hộ khẩn cấp thì cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu phải tiến hành điều tra Điều III Hiệp định về các biện pháp tự vệ quy định rằng một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ chỉ sau khi cơ quan có thẩm quyền của Thành viên đó tiến hành điều tra theo thủ tục phù hợp với Điều X “Công bố và quản lý các quy tắc thương mại” của GATT 1994 Việc điều tra bao gồm: thông báo công khai cho tất cả các bên liên quan, thẩm vấn công khai, các biện pháp thích hợp khác, để nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các bên có liên quan có thể đưa ra chứng cứ, quan điểm của họ Cơ quan có thẩm quyền

sẽ công bố báo cáo kết quả điều tra của mình và các kết luận thoả đáng trên cơ sở các vấn đề thực tế và pháp lý

Một trong những mục đích của quá trình điều tra là nhằm xác định tổn hại nghiêm trọng và đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng Vấn đề này được quy định tại Điều IV Hiệp định về các biện pháp tự vệ Các thuật ngữ được chú trọng giải thích gồm: “tổn hại nghiêm trọng” là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa; “đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng” là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra

và việc xác định nguy cơ tổn hại nghiêm trọng phải dựa trên cơ sở thực

tế chứ không phải phỏng đoán, viện dẫn hoặc khả năng xa

Cơ sở quan trọng để tiến hành đánh giá là có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu một loại hàng hoá có liên quan với tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ công bố ngay lập tức một bản đánh giá chi tiết về vụ việc được điều tra cũng như trình bày các nhân tố liên quan được xem xét

Việc áp dụng biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều V Hiệp định về các biện pháp tự vệ, theo đó, một Thành viên chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho các điều chỉnh cần thiết

Trang 9

Các Thành viên đang phát triển được hưởng chế độ ưu đãi hơn so với các Thành viên phát triển khi Thành viên nhập khẩu thực hiện biện

pháp tự vệ thương mại Theo quy định tại khoản 1 Điều IX thì “các biện

pháp tự vệ không được áp dụng để chống lại hàng hoá có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển, nếu thị phần hàng hoá có liên quan được nhập khẩu từ Thành viên này không vượt quá 3%, với điều kiện là tổng

số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển (có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3%) không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu của hàng hoá liên quan”

Thời hạn áp dụng các biện pháp tự vệ được quy định chung tại Điều VII Theo đó, thời hạn tối đa để áp dụng các biện pháp tự vệ là 4 năm (khoản 1) Tuy nhiên, khi thoả mãn một số điều kiện cụ thể theo khoản 2 thì quốc gia nhập khẩu có thể quyết định gia hạn, nhưng toàn bộ thời gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời không được vượt quá 8 năm Đặc biệt, Thành viên đang phát triển được ưu đãi hơn với quy định về quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong thời hạn tối đa là 2 năm sau năm thứ 8 (Khoản 2 Điều IX)

Vấn đề rà soát các biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 4 đến khoản 6 Điều VII Nếu thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này trong khoảng thời gian áp dụng Nếu thời hạn áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp này sẽ phải rà soát thực tế trong thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp thì có thể loại bỏ biện pháp đó hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hoá Khoản 5 Điều VII quy định: không biện pháp tự vệ nào được áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị áp dụng biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện thời hạn không áp dụng phải ít nhất là 2 năm

Ngoại lệ cho trường hợp trên đây là khi một biện pháp tự vệ được

áp dụng lại đối với việc nhập khẩu một sản phẩm trong thời hạn 180 ngày hay ít hơn, nếu: (a) ít nhất 1 năm sau ngày biện pháp tự vệ này đã được áp dụng đối với việc nhập khẩu của sản phẩm đó, và (b) biện pháp

Trang 10

tự vệ này chưa được áp dụng hơn 2 lần cho cùng một sản phẩm trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này Đối với các Thành viên đang phát triển, cho dù có các quy định tại Điều VII khoản 5, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu hàng hoá đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, sau thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời gian không

áp dụng ít nhất là 2 năm (khoản 2 Điều IX)

7.3.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraints – VERS) là thoả thuận giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, trong đó

nước xuất khẩu cam kết sẽ hạn chế mức xuất khẩu sang nước nhập khẩu

Nội dung cơ bản của vấn đề hạn chế xuất khẩu tự nguyện là

“Thoả thuận hạn chế tự nguyện” (Voluntary Restraint Arrangement - VRA), theo đó một nước đồng ý hạn chế xuất khẩu của mình sang một nước khác đối với một mặt hàng xác định trong một mức tối đa trong một khoảng thời gian nào đó.51

Hiệp định về các biện pháp tự vệ của WTO coi VRA là bất hợp pháp Điều XI “Cấm và hạn chế một số biện pháp cụ thể” quy định tại khoản 1b: một Thành viên sẽ không tìm kiếm, áp dụng hay duy trì bất cứ một hạn chế xuất khẩu tự nguyện nào Những biện pháp này bao gồm các hành động do một Thành viên đơn phương áp dụng cũng như các hành động theo các hiệp định, thoả thuận giữa hai hay nhiều Thành viên Các biện pháp này nếu được áp dụng vào thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực thì phải được thực hiện phù hợp với Hiệp định về các biện pháp

tự vệ, hoặc từng bước được loại bỏ Khoản 2 quy định cụ thể về việc từng bước loại bỏ các biện pháp này sẽ được thực hiện theo lịch trình do Thành viên có liên quan đệ trình cho Uỷ ban về các biện pháp tự vệ không muộn hơn 180 ngày sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực Lịch trình này sẽ thể hiện tất cả các biện pháp được loại bỏ từng bước, hay

51 MUTRAP II Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế Hà Nội năm 2005, tr 237

Trang 11

được thực hiện phù hợp với Hiệp định về các biện pháp tự vệ trong thời

hạn không quá 4 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực

VRA được áp dụng giữa nước xuất khẩu (thường là nước đang phát triển) và nước nhập khẩu (thường là nước phát triển) Mặc dù gọi là

“tự nguyện”, nhưng thực tế không nước nào lại chịu hạn chế xuất khẩu của mình nếu không vì những lý do khác, ví dụ như để đổi lấy một khoản viện trợ phát triển.52 Điều này làm mất lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp có hiệu quả dẫn tới bất bình đẳng trong thương mại quốc tế Do

đó, WTO yêu cầu loại bỏ các VRA vì các thoả thuận này là một hình thức đi chệch khỏi mục tiêu thương mại tự do của GATT

(1) Giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự53 nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu;

được xem xét

Trang 12

(2) Giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường;

(3) Giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận

7.4.2 Tác động tiêu cực của bán phá giá

Hành vi bán phá giá của doanh nghiệp có mục đích cơ bản là nhằm loại trừ doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh tại quốc gia nhập khẩu Với mức giá ưu đãi hơn, doanh nghiệp bán phá giá dễ dàng thu hút phần lớn khách hàng, do đó chiếm thị phần đáng kể tại quốc gia nhập khẩu Các doanh nghiệp nội địa kinh doanh các hàng hoá tương tự, nếu không

có sự dự đoán và ứng phó nhanh với biến đổi thị trường thường rơi vào hoàn cảnh lúng túng không thể tháo gỡ, thị phần cùng doanh thu giảm mạnh và dễ lâm vào tình trạng phá sản Đây là những điều kiện có thể tạo

ra một thị trường độc quyền trong thương mại không có lợi cho người tiêu dùng

Việc bán phá giá sẽ bóp méo bản chất của thị trường vì hàng hoá khi đưa vào lưu thông đã không đúng với giá thực của hàng hoá

Bán phá giá có thể ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia thứ ba do mất thị trường

7.4.3 Thuế chống bán phá giá - biện pháp hạn chế

Điều VI GATT quy định rằng việc bán phá giá “phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một Bên ký kết hay thực sự làm chậm trễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước” Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hoặc ngăn ngừa việc bán phá giá, một Bên ký kết có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm được bán phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá Khoản thuế này không được lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó Trong đó, biên độ bán phá giá là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu một hàng hoá với giá trị thông thường của hàng hoá đó Như vậy, bản chất của thuế chống bán phá giá là nhằm bù đắp hoặc hạn chế

Trang 13

phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi kết quả của quá trình điều tra xác định tồn tại các điều kiện: (i) hàng hoá đó được đưa vào kinh doanh trên thị trường của nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá trị thông thường của nó; (ii) ngành sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại về mặt vật chất; (iii) tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất đó

Để tiến hành đánh thuế chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành điều tra Thủ tục và điều kiện điều tra phải tuân thủ quy định của Hiệp định về chống bán phá giá Những nội dung này được ghi nhận tại các Điều II, III, V, VI của Hiệp định

Hộp 7.1 Vụ anh đào đông lạnh

Một trường hợp do Cộng đồng châu Âu đưa ra GATT vào năm 1992 chống lại Australia Cơ quan chống phá giá của Australia (ADA) đã áp dụng thuế đối kháng với anh đào đông lạnh nhập khẩu từ Pháp và Italia Để đi đến kết luận về sự thiệt hại vật chất đối với ngành công nghiệp Australia, ADA đã định nghĩa ngành công nghiệp bao gồm việc trồng anh đào trắng, người ngâm muối

và người sản xuất anh đào đông lạnh Cộng đồng châu Âu khẳng định rằng điều

đó mâu thuẫn với khoản 5 Điều 6 của Bộ luật Trợ cấp, một trong các hiệp định Vòng Tokyo, trong đó yêu cầu rằng “công nghiệp nội địa” phải được giải thích là các nhà sản xuất nội địa của sản phẩm tương tự nói chung Cộng đồng Châu Âu cũng khẳng định rằng vì ngành công nghiệp Australia sản xuất anh đào đông lạnh lợi nhuận đã tăng lên 8% so với 2 năm trước đó, do vậy không thể nói là họ đang phải chịu thiệt hại vật chất Ban hội thẩm đã họp 2 lần để xem xét trường hợp này, nhưng trước khi họ đưa ra quyết định thì Cộng đồng Châu Âu đã thông báo cho Trưởng Ban hội thẩm rằng họ không muốn theo đuổi vụ này nữa

(Nguồn: MUTRAP II Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế Hà Nội năm 2005, tr 99.)

7.5.THỰC TẾ VIỆC BÁN PHÁ GIÁ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆT NAM

VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BÁN PHÁ GIÁ

7.5.1 Thực tế việc bán phá giá liên quan đến Việt Nam

Trong hoạt động thương mại quốc tế, hàng hoá của Việt Nam đã từng bị coi là bán phá giá ở nước ngoài Một trong những ví dụ điển hình

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w