Điện dân dụng - Bài 14 pot

5 1.3K 6
Điện dân dụng - Bài 14 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2009 Chương VI: Bài 14: Thời gian dạy: 1 tiết I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Tìm hiểu cấu tạo các loại chuông thông dụng. Hiểu nguyên lý làm việc các loại chuông điện. Biết nguyên tắc lắp đặt chuông. Kỹ năng: Mô tả cấu tạo chuông. Trình bày nguyên lý làm việc. Thái độ: Ham thích tìm hiểu nguyên tắc trong cấu tạo và lắp đặt chuông điện để hiểu việc vận dụng thực tiễn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách giáo khoa: “Điện dân dụng” – Tác giả: Lâm An – Trần Ngọc Cẩn – NXB Trẻ - 2001. Tranh chuông đồng bộ, chuông phân cực, đồ thị dòng xoay chiều. Mẫu các chuông điện. Mô hình mạch chuông điện. Học sinh: Dụng cụ học tập. Sách tham khảo: “Tài liệu học tập môn điện”. Chọn thành viên góp ý và thảo luận các vấn đề của bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: (2’) Kiểm diện số HS dự buổi học. Kiểm tra tư thế và việc chuẩn bị cho từng nhóm. 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Vẽ sơ đồ lý thuyết của bộ đèn huỳnh quang? Vẽ sơ đồ thực hành bộ đèn huỳnh quang? Nêu các bước tiến hành lắp mạch đèn huỳnh quang? 3/ Tìm hiểu bài mới: Giới thiệu: (3’) Chuông điện là loại thiết bị dùng điện rất thông dụng. Chuông điện dùng để báo giờ làm việc ở các cơ quan, trường học, báo tin ở các hộ gia đình. Tùy theo công dụng và giá trị sử dụng,người ta chế tạo các loại chuông khác nhau, nhưng chúng có cùng nguyên tắc làứng dụng các định luật cảm ứng điện từ. Phương tiện Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Thời gian Vật mẫu và tranh phóng to. I. CHUÔNG THÔNG DỤNG: 1/ Chuông đồng bộ: a) Cấu tạo: TRUNG TÂM KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2009 - Gồm có 1 nam châm điện, miếng sắt non có mang đầu búa và chuông. Dùng vật mẫu phối hợp với hình vẽ cấu tạo cho tham khảo và nêu ý kiến các nhóm cho từng vấn đề: - Chuông gồm những phần nào? Đặc điểm của từng bộ phận? Các nhóm hội ý và mỗi nhóm cử đại diện nêu tên gọi và vị trí từng bộ phận: - 1 cuộn dây. - 1 miếng sắt. - 1 đầu búa phía trên nắp chuông. 2’ b) Nguyên lý làm việc: Khi cho điện xoay chiều qua cuộn dây, lực điện từ do nam châm điện tạo nên sẽ hút miếng sắt non, làm cho đầu búa gõ vào chuông phát ra tiếng kêu. Cho đóng điện mạch chuông để gợi ý thảo luận: - Chuông phát ra tiếng kêu khi nào? Các nhóm hội ý và cử đại diện kết luận rằng: - Khi cấp điện cho mạch, dòng điện truyền đến và kéo búa gõ vào nắp chuông. 3’ Mạch chuông mẫu và bản vẽ biểu thị dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện bằng 0, lực điện từ bằng 0 nên miếng sắt non bung trở ra. Như vậy trong mỗi chu kỳ sẽ có 2 tiếng kêu. Dùng bản vẽ đồ thị dòng điện xoay chiều để ra vấn đề cho HS nhận xét: - Khi dòng điện bằng 0, lúc này chuông reo không? Mỗi khi có điện chuông reo mấy lần? Bằng cảm nhận khi mạch chuông vận hành và quan sát đồ thị, HS cử đại diện kết luận: - Chuông không reo khi dòng điện bằng 0. - Reo 2 lần khi điện vào. 3’ c) Ứng dụng: Thông dụng vì đơn giản, giá thành hạ. _ Vì sao chuông đồng bộ sử dụng phổ biến. _ Do kết cấu đơn giản. 1’ 2/ Chuông phân cực: a) Cấu tạo: TRUNG TÂM KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2009 Vật mẫu và tranh phóng to. Gồm 1 nam châm châm vĩnh cửu, 2 cuộn dây mắc nối tiếp để tạo ra nam châm điện, búa gõ và 2 nắp chuông. Tiếp tục với vật mẫu khác và hình vẽ đưa vấn đề thảo luận: - Em nhận xét gì về việc giống và khác nhau giữa 2 loại chuông? Các nhóm hội ý và đại diện cử kết luận: - Giống: dùng điện xoay chiều; cuộn dây;đầu búa; nắp chuông. - Khác: Nam châm vĩnh cửu mang đầu búa; 2 cuộn dây nối nhau; 2 nắp chuông. 2’ Mạch chuông mẫu. b) Nguyên lý làm việc: Khi dòng điện xoay chiều qua cuộn dây, nam châm vĩnh cửu sẽ lần lượt bị 2 cực nam châm điện hút và đẩy làm đầu búa tuần tự gõ vào 2 chuông. Để tiếng chuông không đơn điệu, 2 chuông kết cấu khác nhau. Cung cấp điện cho mạch chuông và cho nhận xét: - So sánh việc phát tiếng kêu giữa chuông đồng bộ và chuông phân cực? Các nhóm trao đổi ý kiến và cử đại diệ n nêu: - Đều reo khi điện vào. - Chuông phân cực reo 2 tiếng khác. 3’ II. LẮP ĐẶT CHUÔNG: Lưu ý: _ Đường dây cung cấp điện cho chuông phải độc lập. Minh họa việc đặt mạch chuông điện cách ly các mạch khác và nêu vấn đề. _ Vì sao mạch chuông phải cách biệt mạch điện khác. HS nghe, ghi nhận vấn đề và hội ý thảo luận. _ Để tránh ảnh hưởng các mạch khi chuông rung. 2’ _ Nút ấn chuông được cách điện tốt, vỏ bọc an tồn, vị trí đặt nút ấn được che chắn an tồn (vì thường lắp đặt ngồi trời). _ Thông thường nút ấn chuông được lắp đặt ở đâu? Như thế cần đảm bão điều gì? _ Lắp bên ngồi trời. Cần được bảo vệ che chắn kỹ. 2’ _ Các đầu dây cung cấp điện đến cọc tiếp điện ở chuông nên xoắn ≤ 5 vòng để hạn chế tác động lên đường dây khi chuông rung. _ Tại sao đầu dây cần xoắn dây tiếp điện chuông với số vòng nhiều? _ Do hạn chế tác động lên đường dây. 2’ Tổng kết và đánh giá bài học Đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận và trả lời ý: Cho biết chuông điện dùng để làm gì? Chuông điện hoạt động theo định luật nào? Khi c ấ p Các nhóm ghi nhận câu hỏi và hội ý để kết luận các vấn đề. 5’ TRUNG TÂM KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2009 điện, ấn nút nhấn nhưng chuông không làm việc? Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý? Nhận xét, đánh giá tiếp thu và thảo luận buổi học. HS ghi nhận và rút kinh nghiệm chung cho việc tiếp thu. 5’ Nhắc nhở việc chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành buổi học sau “THỰC HÀNH MẠCH CHUÔNG”. HS ghi nhận việc chuẩn bị các vật dụng cho bài tập: dây điện; các khí cụ điện; ống nhựa; băng keo điện; kềm; tuanơvit; dùi; thước; cưa… 5’ IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. TRUNG TÂM KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2009 . KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2 009 Chương VI: Bài 14: Thời gian dạy: 1 tiết I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Tìm hiểu cấu tạo các loại chuông thông dụng. Hiểu nguyên. bị dụng cụ, vật liệu cho bài thực hành buổi học sau “THỰC HÀNH MẠCH CHUÔNG”. HS ghi nhận việc chuẩn bị các vật dụng cho bài tập: dây điện; các khí cụ điện; ống nhựa; băng keo điện; . Chuông đồng bộ: a) Cấu tạo: TRUNG TÂM KTTH – HN PN ĐIỆN DÂN DỤNG TỔ CÔNG NGHIỆP NĂM HỌC: 2OO8 -2 009 - Gồm có 1 nam châm điện, miếng sắt non có mang đầu búa và chuông. Dùng vật

Ngày đăng: 13/08/2014, 10:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan