1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đối với các doanh nghiệp việt nam

72 2,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Định nghĩa trên của WIPO đã được các nước của Tổ chức thương mại thếgiới WTO tiếp thu, kế thừa và thể hiện trong Hiệp định TRIPs- Hiệp định vềcác khía cạnh liên quan tới thương mại của q

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên của khóa luận này, em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể cácthầy, các cô đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báutrong suốt những năm học vừa qua tại ngôi trường đại học Đại học Luật Hà Nộiđầy tự hào

Đặc biệt, qua đây em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo T.SNguyễn Thái Mai – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều em trongsuốt quá trình thực hiện khóa luận này

Cuối cùng, là lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ở bên và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Lê Đồng Toàn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang 2

1 CTM : Community Trade Mark

2 CTMR : Community Trade Mark Regulation

3 EU : European Union - Liên minh Châu Âu

5 OHIM : The Office of Harmonization for the Internal Market

6 SHCN : Sở hữu công nghiệp

7 SHTT : Sở hữu trí tuệ

8 TRIPs : Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights

- Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trítuệ quốc tế 1994

9 USPTO : United States Patent and Trademark Office - Văn

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 8

1.1 Khái quát chung về Nhãn hiệu 8

1.1.1 Khái niệm Nhãn hiệu 8

1.1.2 Đặc điểm của Nhãn hiệu 10

1.1.3 Chức năng của Nhãn hiệu 11

1.1.4 Phân loại nhãn hiệu 12

1.2 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 15

1.2.1 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì? 15

1.2.2 Những đối tượng không được bảo hộ làm nhãn hiệu 16

1.2.3 Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 17

1.2.4 Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài 19

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI 22

2.1 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TRỰC TIẾP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC PARIS 22

2.1.1 Khái quát về Công ước Paris 22

2.1.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment- NT) 23

2.1.3 Quyền ưu tiên khi nộp đơn 23

2.2 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THEO HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ MADRID 25

2.2.1 Khái quát về hệ thống đăng ký quốc tế Madrid 25

2.2.2 Quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu 27

2.2.3 Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu 28

2.2.4.Xử lý đơn đăng ký quốc tế 32

2.2.5 Hiệu lực của đăng ký quốc tế 34

2.3 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀO CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU THEO THỂ THỨC NHÃN HIỆU CỘNG ĐỒNG (THE COMMUNITY TRADE MARK- CTM) 36

2.3.1 Khái quát về Nhãn hiệu công đồng (CTM) 36

2.3.2 Điều kiện để đăng ký theo thể thức CTM 37

2.3.3 Nộp đơn, xét nghiệm đơn, phản đối đơn 38

2.3.4 Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực 40

2.4 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI MỸ 41

Trang 4

2.4.1 Đăng ký trực tiếp 41

2.4.2 Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet tại Hoa Kỳ 44

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP 47 3.1 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 47

3.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP 54

3.2.1 Các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài 54

3.2.2 Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế 56

3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 57

3.3.1 Về phía doanh nghiệp 57

3.3.2 Về phía nhà nước 64

KẾT LUẬN 69

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trang 5

Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nềnkinh tế thế giới Với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thươngmại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006, đó được coi là một bước ngoặt rấtlớn đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam WTO tạo chodoanh nghiệp Việt Nam sân chơi cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp nướcngoài, điều này mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưngcũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam Một trongnhững thách thức đó là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó việcđăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tại trị trường nướcngoài Hiện nay việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước ngày càng tăng lêntheo hàng năm tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nướcngoài lại chưa được các doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm Nguyên nhânchính dẫn tời sự chủ quan trên là do nhận thức còn hạn chế của các doanhnghiệp Việt Nam về vấn đề này Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nhậnthức còn hạn chế là do đa phần các chủ doanh nghiệp không hiểu biết được đầy

đủ kiến thức cũng như các quy định của pháp luật về nhãn hiệu và bảo hộ nhãnhiệu, đặc biệt là bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài Bên cạnh đó trong những nămgần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải chịu những bài học đắt giácho việc xem nhẹ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài Trước những thựctrạng như trên, thiết nghĩ cần phải kịp thời có những giải pháp để khắc phụcnhững hạn chế này của doanh nghiệp Việt Nam, và đây cũng là lý do để em

chọn “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình

Mục đích nghiên cứu

Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu và tầm quantrọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài đối với doanh nghiệp.Đồng thời phân tích điều kiện, cách thức, trình tự, thủ tục để đăng ký bảo hộ

Trang 6

nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế và một số quốc gia

là thị trường xuất khẩu trọng điểm của doanh Việt Nam Nhằm đưa đến cái nhìntổng quan về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài qua đó giúp cho doanhnghiệp Việt Nam thay đổi nhận thức, và kịp thời có những chiến lược xây dựng

và bảo vệ nhãn hiệu của mình tại thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, khóa luậncòn đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp quaviệc phân tích và rút ra bài học từ những vụ việc thực tiễn mà một số doanh

nghiệp Việt Nam đã phải trải qua

Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này người viết chỉ đi nghiên cứu, phân tích các quy định về quytrình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên (chủ yếu là hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãnhiệu), và có một số nội dung chính về vấn đề này trong pháp luật của một số thịtrường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam như Liên minh châu Âu

và Hoa kỳ Bên cạnh đó khóa luận nêu ra những vụ việc thực tiễn để phân tíchnhằm tìm ra hạn chế, và nguyên nhân của các hạn chế đó đối với doanh nghiệpViệt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài từ đó rút ra nhữngbài học và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó

Phương pháp nghiên cứu

Trong khóa luận này tác giả có sử dụng các phương pháp phân tích, sosánh, tổng hợp để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của các cách thức tiếnhành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài hiện nay, qua đó giúp doanhnghiệp có thể chọn được cách thức tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nướcngoài đem lại hiệu quả nhất Và các phương pháp này cũng được sử dụng đểphân tích những nguyên nhân, hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trongvấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, qua đó đưa ra những giải pháptối ưu nhất để khắc phục chúng

Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm ba chương:

Trang 7

Chương 1: Khái quát chung về nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệuChương 2: Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoàiChương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ nhãn hiệutại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝ

BẢO HỘ NHÃN HIỆU 1.1Khái quát chung về Nhãn hiệu

1.1.1 Khái niệm Nhãn hiệu

Nhãn hiệu (NH) là một trong những yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cầnnghĩ tới khi chuẩn bị đưa sản phẩm mới ra thị trường và đăng ký NH là thủ tục

Trang 8

cần thiết nhằm xác lập quyền SHTT của chủ sở hữu đồi với Nhãn hiệu Trênthực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về NH, nhưng bản chất thì không có sự

khác biệt lớn giữa các cách hiểu đó

Trong thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều có quy định khác nhau vềnhãn hiệu Tuy vậy, khi thương mại quốc tế ngày càng phát triển, chu kỳ sốngcủa hàng hóa dịch vụ bị rút ngắn lại dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều nhữnghàng hóa dịch vụ mới với những chất lượng khác nhau thì những tranh chấp,xung đột giữa các công ty liên quan đến những nhãn hiệu là điều khó tránh khỏi

Để hạn chế những tranh chấp, xung đột đó cần phải có những quy định thốngnhất về nhãn hiệu trên phạm vi toàn cầu

Theo quy định tại Mục 1(1)(a) của Luật Mẫu WIPO về Nhãn hiệu, tênthương mại và cạnh trannh không lành mạnh cho các nước phát triển năm 1967

(gọi tắt là Luật Mẫu) thì Nhãn hiệu là: “Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa

hoặc dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại hoặc của một nhóm các doanh nghiệp đó Dấu hiệu này có thể là một hoặc nhiều từ ngữ, chữ,

số, hình ảnh, biểu tượng, màu sắc hoặc sự kết hợp các màu sắc, hình thức hoặc

sự trình bày đặc biệt trên bao bì, bao gói sản phẩm Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố nói trên Nhãn hiệu hàng hóa chỉ được chấp nhận bảo

hộ nếu nó chưa được cá nhân hoặc doanh nghiệp nào khác ngoài chủ sở hữu

NH đó sử dụng hoặc NH đó không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một NH khác được đăng ký trước đó cho cùng loại sản phẩm”.

Định nghĩa trên của WIPO đã được các nước của Tổ chức thương mại thếgiới (WTO) tiếp thu, kế thừa và thể hiện trong Hiệp định TRIPs- Hiệp định vềcác khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT, cụ thể tại khoản 1Điều 15 Mục 2 Hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc

tế được coi là đối tượng có khả năng bảo hộ là : “bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự

kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của những doanh nghiệp khác Những dấu hiệu đó (có thể là những ký tự đặc biệt như tên người, chữ

Trang 9

cái, chữ số, yếu tố hình và sự kết hợp màu sắc cũng như sự kết hợp bất kỳ của những dấu hiệu đó) có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa” Ta có

thể nhận thấy khái niệm trên mang tính khái quát chứ không sử dụng phươngthức liệt kê để nêu ra cụ thể các dấu hiệu có thể kết hợp được với nhau cấu tạonên nhãn hiệu để có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chứcnày với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác Do đó, nhãn hiệu hànghóa là bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóahay dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hay dịch vụ của một doanhnghiệp khác Dấu hiệu có thể là chữ số, chữ cái, tên người, yếu tố hình và sự kếthợp màu sắc Đây cũng là một quy định mang tính mở bởi việc đăng kí bảo hộđối với một số yếu tố đặc biệt như mùi vị, âm thanh, …tuy đã được thừa nhận ởmột số quốc gia nhưng chưa thực sự phổ biến trên thế giới, đặc biệt là đối vớinhững quốc gia có trình độ phát triển kinh tế chưa cao

Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (được sửa đổi bổ sung năm

2009), cụ thể tại Điều 4 đã quy định về Nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu

hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Đây là khái niệm chung, theo đó các dấu hiệu chỉ cần có “khả năng phân biệt

hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” đều có thể đăng ký là

Nhãn hiệu, vì vậy nó đã kích thích khả năng sáng tạo ở các chủ thể này Có thểnói, đây là một khái niệm khá phù hợp với quy định về nhãn hiệu trong Hiệpđịnh TRIPs

Tuy nhiên, không phải bất kỳ dấu hiệu nào cũng được đăng kí bảo hộ lànhãn hiệu mà dấu hiệu đó phải đáp ứng yêu cầu bảo hộ theo quy định của phápluật Cụ thể tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứngcác điều kiện sau đây:

“ 1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Trang 10

1 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, các điều kiện trên đã bổ sung cho khái niệm nhãn hiệu, đã giảithích và làm rõ các dấu hiệu có thể được bảo hộ là nhãn hiệu theo quy định củapháp luật Việt Nam

1.1.2 Đặc điểm của Nhãn hiệu

Tuy có nhiều khái niệm về Nhãn hiệu, nhưng từ các quy định đó có thểnhận thấy nhãn hiệu có những đặc điểm chung như sau:

- Thứ nhất, nhãn hiệu có đặc điểm quan trọng nhất là có khả năng phân biệt

hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân,

tổ chức khác Nhãn hiệu thể hiện thông tin, chức năng hay yếu tố độc đáo củatừng hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau mà người tiêu dùng có thể dễdàng nhìn vào đó có thể nhận biết đươc nguồn gốc xuất phát của chúng với hànghóa, dịch vụ cùng loại của chủ thể khác Vì vậy, có thể khẳng định được giá trịthực sự của một nhãn hiệu thông qua khả năng phân biệt Khả năng phân biệt làyêu cầu quan trọng, đầu tiên để một nhãn hiệu thỏa mãn yêu cầu bảo hộ

- Thứ hai, nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy

được cụ thể là các dấu hiệu sau đây :

+ Dấu hiệu về chữ bao gồm chữ cái, chữ số, từ ngữ Các nhãn hiệu chữ

cái, con số có thể bao gồm một hay nhiều chữ cái, một hay nhiều số, hay là sựkết hợp giữa chúng Riêng chữ cái, con số đứng riêng lẻ và không được cáchđiệu hóa thường được xem là không có tính phân biệt vì thế không có khả năngđăng ký nhãn hiệu tại một số nước và điều ước quốc tế

+ Dấu hiệu hình: bao gồm các hình vẽ trang trí, các nét vẽ, biểu tượng

hoặc hình họa hai chiều và ba chiều của hàng hóa hay bao bì Hầu hết pháp luậtcác nước đều công nhận các hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt và có khảnăng đăng ký bảo hộ cao

+ Dấu hiệu màu sắc

+ Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của bất kỳ các yếu tố nào kể trên

Trang 11

+ Dấu hiệu không nhìn thấy được như mùi vị, âm thanh (tuy nhiên các

dấu hiệu này không được áp dụng trong pháp luật Việt Nam)

1.1.3 Chức năng của Nhãn hiệu

Chức năng chính của một nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm (là một hàng hóa hoặc dịch vụ) của các cơ cơ sở sản xuất kinh doanh

cụ thể nhằm phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm giống hoặc tương tự do các cơ sở sản xuất kinh doanh khác cung cấp

Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa, dịch vụ rất đa dạng và phong phú.Ngườu tiêu dùng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ để mua chủ yếu dựa vào các dấuhiệu hay nhãn hiệu hàng hóa mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn trên sảnphẩm hay bao bì sản phẩm khi đưa ra thị trường Vì vậy, nhãn hiệu cần phânbiệt được dễ dàng trong số các sản phẩm giống hoặc tương tự Bằng việc giúpngười tiêu dung phân biệt công ty và sản phẩm của họ với sản phẩm của cáccông ty khác, nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu

và tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩmcủa công ty trong con mắt người tiêu dùng Hình ảnh và danh tiếng của sảnphẩm tạo niềm tin, làm cơ sở để hình thành những khách hàng trung thành vànâng cao danh tiếng của công ty Người tiêu dùng thường hình thành một sự gắnkết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định, dựa trên một số phẩm chất hoặcđặc điểm, mà họ mong muốn, của sản phẩm mang những nhãn hiệu đó

Ngoài ra, Nhãn hiệu cũng tạo ra một động lực khuyến khích các công tyđầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảmbảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ có một danh tiếng tốt

1.1.4 Phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu gồm nhiều loại khác nhau và có thể phân thành từng loại nhưsau:

Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ

Trong thương mại hiện đại, người tiêu dùng không chỉ đối mặt với thực tếphải quyết định lựa chọn hàng hóa mình cần trong vô vàn hàng hóa cạnh tranh

Trang 12

khác, nhu cầu phân biệt và xác định loại hình dịch vụ cũng nảy sinh đối vớingười tiêu dùng Sự khác biệt giữa 2 loại nhãn hiệu này ở chỗ: Nhãn hiệu hànghóa là những dấu hiệu phân biệt được gắn liền lên sản phẩm là hàng hóa; cònđối với Nhãn hiệu dịch vụ là những dấu hiệu phân biệt dành cho các sản phẩmdịch vụ, tức là các sản phẩm vô hình do một người hay một doanh nghiệp thựchiện để phục vụ một hay nhiều người, hay doanh nghiệp khác Ngoại trừ điểmkhác biệt nêu trên thì về bản chất Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ có

sự đồng nhất với nhau Bởi vì, Nhãn hiệu dịch vụ mang đầy đủ chức năng biểuhiện nguồn gốc và phân biệt đối với dịch vụ giống như chức năng tương tự củaNhãn hiệu hàng hóa

Hiệp định TRIPs không có sự tách biệt giữa Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãnhiệu dịch vụ từ khái niệm đến các khía cạnh điều chỉnh khác Cũng không cóđiều khoản nào nhắc đến sự khác biệt giữa Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệudịch vụ Khi định nghĩa về Nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định TRIPs mặc nhiêncông nhận đó là dấu hiệu có khả năng phân biệt không những đối với hàng hóa

mà còn đối với cả dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp này với doanh nghiệpkhác

Nhãn hiệu tập thể

Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổchức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhânkhông phải là thành viên của tổ chức đó Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãnhiệu này chỉ được cấp cho các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp và phải

là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất kinh doanh Ví dụ:Hiệp hội thuốc lá Việt Nam là tổ chức tập thể của các nhà máy, công ty thuốc lánhư : Nhà máy thuốc là Sài Gòn, Công ty thuốc lá Thăng Long v.v… Hiệp hộithuốc lá Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể Vinataba, các nhà máy thuốc

lá là thành viên của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam đều có quyền sử dụng nhãn hiệuVinataba cho sản phẩm thuốc lá do mình sản xuất Hoặc nhãn hiệu

Trang 13

WOOLMARK là nhãn hiệu tập thể của các doanh nghiệp sản xuất len tại Vươngquốc Anh [13, tr 248].

Nhãn hiệu chứng nhận

Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sửdụng trên hàng hóa, dịch vụ tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính vềxuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấpdịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hànghóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

Nhãn hiệu chứng nhận chỉ được cấp cho các tổ chức có chức năng kiểmsoát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quanđến hàng hóa mà không phải là người trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ đó Sau khi kiểm định chất lượng hàng hóa, dịch vụ nếu thấyrằng hàng hóa, dịch vụ đó đáp ứng tiêu chuẩn thì chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép

cá nhân, tổ chức có hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chohàng hóa, dịch vụ của mình Ví dụ: “CE” là nhãn hiệu chứng nhận hàng hóa đạttiêu chuẩn Châu Âu, “Hàng Việt Nam chất lượng cao” là nhãn hiệu chứng nhậnhàng hóa có chất lượng cao,.v.v…[13, tr249]

Nhãn hiệu liên kết

Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhaudùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan vớinhau

Như vậy, có thể nói rằng nhãn hiệu liên kết không phải là một loại nhãnhiệu cụ thể mà chỉ là “sự liên kết giữa các nhãn hiệu” của cùng một chủ thểđược dùng cho các sản phẩm, dịch vụ của chính chủ thể đó nếu sản phẩm làcùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan với nhau Nhãn hiệu liên kết chongười tiêu dùng biết rằng sản phẩm mang nhãn hiệu mới là sản phẩm tương tựhoặc có liên quan với sản phẩm, dịch vụ mà họ đã dùng trước đó

Trang 14

Ví dụ : Khi dùng đồ uống là nước ép cam hay nước chanh có ga mang nhãn hiệu Pepsi 7 up người tiêu dùng biết được loại nước uống này cùng nguồn gốc và tương tự với đồ uống mang nhãn hiệu Pepsi Mirindra.

Với hai nhãn hiệu trên cho thấy hai nhãn hiệu đó có sự liên kết với nhaubởi của cùng một chủ sở hữu, có dấu hiệu trùng nhau, dùng cho hai sản phẩmtương tự nhau do một chủ thể sản xuất [13, tr250]

Nhãn hiệu nổi tiếng

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng như các điều ước quốc tế đều xác địnhrằng một nhãn hiệu chỉ được coi là nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó được biết đếnrộng rãi và sự nổi tiếng chỉ được công nhận trong phạm vi lãnh thổ của mộtquốc gia nhất định Điều này có nghĩa rằng một nhãn hiệu có thể nổi tiếng ở mộtquốc gia khác do dân chúng của quốc gia đó biết đến một cách rộng rãi, nhưng

có thể vẫn không được coi là nổi tiếng ở quốc gia khác nếu công chúng ở quốcgia này chưa biết đến một cách rộng rãi Tuy nhiên, trong thực tế có những nhãnhiệu mặc dù ở Việt Nam chưa được biết đến một cách rộng rãi nhưng nó là nhãnhiệu nổi tiếng trên thế giới thì vẫn được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận

là nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng có một lợi thế hơn so với nhãn hiệu thông thường là nó

sẽ được bảo hộ mà không cần thông quan thủ tục đăng ký và cấp văn bằng, màthay vào đó là sự công nhận là nổi tiếng của cơ quan nhà nước có thẩm quyềncủa quốc gia đó (ở Việt Nam là Cục sở hữu trí tuệ)

1.2 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

1.2.1 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Như chúng ta đã biết nguyên tắc đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả là

“Nguyên tắc bảo hộ tự động”, theo đó thì quyền tác giả phát sinh ngay từ khi

tác phẩm định hình dưới dạng vật chất nhất định không phụ thuộc vào bất kỳ thủtục nào như đăng ký, cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu,… tuy nhiên nguyêntắc này không thể áp dụng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệptrong đó có bảo hộ nhãn hiệu (trừ một số trường hợp ngoại lệ) Do vậy, để một

Trang 15

nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải bắt buộc thựchiện những thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (ngoại trừ đó là nhãn hiệu nổi tiếng) Sở dĩ có sự khác biệt như vậy

là do đối với quyền tác giả xuất phát từ tính duy nhất hay nguyên gốc của tácphẩm văn học, nghệ thuật Các tác phẩm văn học, nghệ thuật chỉ có thể đượccảm thụ thông qua sự thể hiện tác phẩm mà không thể được đem ra áp dụngtrong các tác phẩm nghệ thuật sau đó và nó thường gắn với cảm xúc của của tácgiả và thường không thể lặp lại một cách y hệt ở người khác Bảo hộ quyền tácgiả là bảo hộ sự sáng tạo cá nhân về hình thức thể hiện ý tưởng mà không cầnquan tâm đến nội dung của tác phẩm văn học nghệ thuật đó Khác với quyền tácgiả, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm cả nhãn hiệu) hướng đến bảo hộnội dung đối tượng sáng tạo, chống lại việc sử dụng đối tượng sở hữu côngnghiệp mà không được chủ sở hữu cho phép, với mục đích bù đắp chi phí chochủ sở hữu đối tượng SHCN và đảm bảo cho họ có thể độc quyền sử dụng trongmột thời gian nên để phát sinh quyền SHCN, chủ sở hữu phải làm các thủ tụcđăng ký nhất định Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu là gì ?

- Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩmquyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu

- Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào Sổđăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chochủ sở hữu

- Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộpđơn, căn cứ vào các quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn

Như vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là yêu cầu bắt buộc để một chủ thể cóquyền độc quyền đối với nhãn hiệu của mình (trừ ngoại lệ)

1.2.2 Những đối tượng không được bảo hộ làm nhãn hiệu

Theo cẩm nang SHTT của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì có

hai điều kiện đặt ra đối với một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu Điều kiện

thứ nhất liên quan tới chức năng cơ bản của nhãn hiệu, đó là chức năng phân

Trang 16

biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với các sản phẩmdịch vụ của các doanh nghiệp khác Do vậy, một nhãn hiệu phải độc đáo hoặc có

khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau Điều kiện thứ hai liên quan tới các

hậu quả mà nhãn hiệu có thể gây ra, theo đó sẽ không được đăng ký là nhãn hiệunếu nhãn hiệu có những đặc tính gây hiểu lầm hoặc vi phạm tới trật tự côngcộng và đạo đức xã hội [2, tr 65, 66]

Hai điều kiện trên cũng được quy định tại Điều 6 quinquies B của Côngước Paris rằng các nhãn hiệu được bảo hộ theo Điều 6 quinquies A chỉ có thể bị

từ chối đăng ký khi “chúng không có bất kỳ yếu tố độc đáo nào” hoặc “chúng

trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội và mang tính chất lừa dối công chúng”.

Từ những quy định chung như trên, pháp luật ở những nước khác nhaucũng có những quy định khác nhau khi xác định điều kiện bảo hộ đối với nhãnhiệu Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội vàtruyền thống của mỗi quốc gia Riêng đối với Việt Nam, pháp luật SHTT cũng

đã đưa ra những điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Bên cạnh đó,Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định các dấu hiệu không được bảo

hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, bao gồm:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,

quốc huy của các nước;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ,

huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt

hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Trang 17

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận,

dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người

tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ”.

1.2.3 Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ nhanh chóng nhưhiện nay thì việc bảo vệ và phát triển “Thương hiệu” là vấn đề sống còn đối vớitất cả các doanh nghiệp trên thế giới và nó càng quan trọng hơn đối với cácdoanh nghiệp đang còn “non trẻ” của Việt Nam Và để “Thương hiệu” phát triểnmột cách an toàn và thuận lợi thì việc làm đầu tiên mà các doanh nghiệp cầnphải làm chính là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (không những đăng ký bảo hộnhãn hiệu ở trong nước mà còn phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài).Những lợi ích mà việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được phân tích dưới đây sẽnói lên sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp và

xã hội

Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu

Việc đăng ký nhãn hiệu là căn cứ đầu tiên để xác định quyền sở hữu nhãnhiệu Khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng

ký nhãn hiệu đó chính là cơ sở pháp lý để cho phép chủ sở hữu được độc quyền

sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh Sau đó, chủ sởhữu có thể khai thác thương mại nhãn hiệu bằng cách gắn nhãn hiệu hàng hóalên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch , lưuthông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hóa mang nhãn hiệu , nhập khẩuhàng hóa mang nhãn hiệu Tiến xa hơn nữa đó là khi nhãn hiệu đã có chỗ đứngtrên thị trường, có uy tín nhất định thì chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền sửdụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa Khi nhãn hiệu càng

Trang 18

được sử dụng rộng rãi thì giá chuyển nhượng/chuyển giao quyền sử dụng (lixăng) càng cao.

Đồng thời, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng chính là Cơ sở pháp

lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ Sở hữu nhãn hiệu khi nhãnhiệu bị vi phạm Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

xử lý hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền đã sử dụng đối tượng sở hữucông nghiệp của mình và có quyền yêu cầu người xâm phạm phải đình chỉ việc

sử dụng và bồi thường thiệt hại Khi có xâm phạm xảy ra nhãn hiệu chủ sở hữuphải đưa ra bằng chứng tức là Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa để thôngbáo cho người vi phạm biết nhãn hiệu đã thuộc quyền sở hữu của mình

Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp

Nhãn hiệu hàng hóa tạo ra giá trị cho sản phẩm, khách hàng sẽ rất sẵn lòngtrả giá cao hơn để được sử dụng sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu mà họ yêuthích Đồng thời, họ cũng sẵn sàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó thường xuyênhơn, vì vậy, giá trị mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn Chính vì thế, việcđăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là việc làm nhằm tạo ra sự khác biệt giữasản phẩm, dịch vụ của mình với những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác và đâycũng chính là một trong những phương pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá trịcủa doanh nghiệp

Có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tạo môi trường pháp lý thuận lợi choviệc thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài Khi tìm hiểu cơhội đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc tài sản của họ khiđầu tư vào một nước có được pháp luật bảo hộ hay không, đặc biệt là các tài sảntrí tuệ, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa Nếu đứng trước thực trạng nhãn hiệuhàng hóa không được bảo hộ hoặc bảo hộ kém hiệu quả, họ luôn dự kiến đượckhả năng sản phẩm gắn NH của mình sẽ bị sao chép, làm giả hoặc sẽ có rất

Trang 19

nhiều NH tương tự gắn lên các sản phẩm cùng loại được bán với giá rẻ thì nhiềukhả năng là họ sẽ lựa chọn một quốc gia khác nơi mà nhãn hiệu của họ được bảo

hộ tốt hơn

1.2.4 Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài

Một việc làm trước tiên và cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một doanhnghiệp nào trước khi có dự định đưa sản phẩm của mình sang thị trường nướcngoài đó là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho những sản phẩm đó tại thị trường màmuốn mở rộng Việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài thì xuấtphát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tính lãnhthổ của quyền sở hữu công nghiệp Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp phátsinh tại lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó

Do vậy, quyền sở hữu công nghiệp muốn được bảo hộ ở nước ngoài thì phảiđược thực hiện thông qua các phương thức bảo hộ quốc tế Như vậy, một nhãnhiệu khi mới chỉ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì nó chỉ được bảo hộ trongphạm vi lãnh thổ Việt Nam mà thôi, và nó sẽ không được bảo hộ tại nước ngoàinếu nó chưa được đăng ký bảo hộ tại quốc gia đó Và một nguyên tắc quan trọngnữa trong pháp luật đăng ký nhãn hiệu là nguyên tắc “First to file”, theo đótrong trường hợp các nhãn hiệu đăng ký trùng nhau, tương tự nhau sẽ được ưutiên cấp cho người nộp đơn đăng ký sớm nhất tại quốc gia đó Do vậy, việc đăng

ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế phải được tiến hành một cách nhanh chóng để đượchưởng quyền ưu tiên của nguyên tắc này Việc đăng ký bảo hộ tại nước ngoàiđem lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu những lợi ích sau:

- Loại trừ rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành mở rộng hoạt động kinh tại thị trường nước ngoài

Nếu như các chủ sở hữu nhãn hiệu sớm nhận thức được tầm quan trọng củaviệc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài và “đi trước một bước” thì việcxuất khẩu và kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp sau này tại những quốc gianày sẽ vô cùng dễ dàng và thuận lợi mà không gặp phải sự cản trở, tranh chấpnào về mặt pháp lý với các chủ thể khác tại thị trường đó

Trang 20

Bài học này có thể rút ra từ rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam do chậm trễtrong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại thị trường nước ngoài, điềunày dẫn đến việc khi họ mở rộng thị trường của mình tại nước ngoài đã gặp rấtnhiều khó khăn khi tại thị trường đó những sản phẩm của họ đã được chủ thểkhác (chủ yếu là các đối tác, các nhà phân phối của họ tại thị trường đó) tiếnhành đăng ký bảo hộ tại các quốc gia này trước đó Chính vì vậy mà các doanhnghiệp này đã bị thiệt hại rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc cho việc kiệntụng cũng như thương lượng để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại những quốcgia đó

- Đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý cho các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài

Khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại thị trường nước ngoài, thì nhãnhiệu, địa vị pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được pháp luật quốc gia sở tạibảo hộ như đối với công dân của họ Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có đầy

đủ quyền năng để thực hiện việc độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên phạm vi lãnhthổ quốc gia này và có quyền ngăn cấm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền nước sở tại ngăn chặn, xử lý các chủ thể khác có hành vi xâm phạmquyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình theo pháp luật quốc gia của họ.Chính với việc bảo vệ của pháp luật quốc gia nơi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ nênchủ sở hữu nhãn hiệu có thể yên tâm và đầu tư phát triển nhãn hiệu của mình tại

thị trường nước đó

Trang 21

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ

NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, một trong các vấn đềdoanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đó là việc đăng ký bảo hộ hãn hiệu domình là chủ sở hữu ở nước ngoài Việc đăng ký này có thể được tiến hành theonhiều quy trình, thủ tục khác nhau Dưới đây khóa luận sẽ tập trung phân tíchmột số quy định cụ thể, cách thức, quy trình phổ biến được quy định trong điềuước quốc tế và pháp luật quốc gia - đây là những cơ sở pháp lý quan trọng đểdoanh nghiệp Việt Nam tiến hành đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài

2.1 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TRỰC TIẾP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC PARIS

2.1.1 Khái quát về Công ước Paris

Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Công ước Paris)được ký kết ngày 20 tháng 3 năm 1883 tại Paris, được xem xét lại tại Brusselsnăm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại London năm

1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi năm 1979.Mục đích chủ yếu của Công ước là nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việccấp Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu đối tượng SHCN là công dân, pháp nhâncủa nước này ở nước khác thuộc thành viên Công ước trên nguyên tắc tôn trọngluật SHCN của các nước thành viên

Trang 22

Theo Công ước Paris đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sángchế, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữuích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) vàquyền chống cạnh tranh không lành mạnh Các quy định của Công ước Paris đềcập 4 vấn đề lớn đó là: nguyên tắc đối xử quốc gia, quyền ưu tiên; một sốnguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà cácnước thành viên phải tuân thủ; và các quy định về hành chính phục vụ cho việcthi hành Công ước Trong các nội dung trên có hai vấn đề rất quan trọng mà cácdoanh nghiệp của Việt Nam cần phải quan tâm khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tạinước ngoài là nguyên tắc đối xử quốc gia và quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng kýbảo hộ nhãn hiệu tại các nước thành viên.

2.1.2 Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment- NT)

Công ước Paris quy định tại Điều 2 và Điều 3 Quyền sở hữu công nghiệpđược bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia, theo đó mỗi nước thành viên phảidanh cho công dân của các nước thành viên khác sự bảo hộ đối với các đốitượng của quyền sở hữu công nghiệp tương đương nhưn sự bảo hộ dành chocông dân của mình Chế độ đối xử quốc gia tương đương cũng phải được dànhcho công dân của những nước không phải là thành viên của Công ước Paris nếu

họ cư trú tại một nước thành viên hoặc nếu họ có cơ sở kinh doanh tại một nướcthành viên Quy định về chế độ đối xử quốc gia được đặt ra không chỉ nhằm bảođảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ mà còn bảo đảm rằng họ không

bị phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp

2.1.3 Quyền ưu tiên khi nộp đơn

Theo quy định tại Điều 4 của Công ước Paris, quyền ưu tiên áp dụng đốivới sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp Cụ thể là trên

cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã được nộp tại một trong số các nước thành viên,trong một thời hạn nhất định (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng

Trang 23

đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) người nộp đơn có thể nộp đơn yêucầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các đơn nộp sau sẽ được coinhư đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên Nói cách khác,những đơn nộp sau đó sẽ có quyền ưu tiên đối với các đơn có thể đã được nhữngngười khác nộp trong khoảng thời gian ưu tiên nói trên cho chính sáng chế, mẫuhữu ích, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp đó Ngoài ra, những đơn nộp saudựa trên cơ sở đơn nộp đầu tiên sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự kiện nào cóthể xảy ra trong khoảng thời gian ưu tiên, chẳng hạn như việc công bố sáng chếhoặc bán các sản phẩm mang nhãn hiệu hoặc mang kiểu dáng công nghiệp

Ví dụ: Ngày 1/1/2012 công dân Việt Nam A nộp đơn xin cấp văn bằng bảo

hộ đối với một nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, sau đó nhãn hiệu này bị sử dụng tại Mỹ; và ngày 1/4/2012 có thể nhãn hiệu này cũng được một chủ thể khác nộp đơn xin đăng ký bảo hộ tại Mỹ Trong trường hợp này, công dân Việt Nam đang được hưởng quyền ưu tiên (thời hạn là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên là 1/1/2012); Do vậy, cơ quan có thẩm quyền Mỹ không được phép cấp văn bằng bảo cho nhãn hiệu này tại Mỹ

Một trong những lợi ích thiết thực nhất của quy định này là khi người nộpđơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một số nước, họ không buộc phải nộp đồng thờitất cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác mà có đến 6 hoặc 12 tháng đểquyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủtục nộp đơn ở các nước được chọn lựa Như vậy, trong vòng 6 tháng kể từ ngàyĐơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Namchấp nhận hợp lệ, doanh nghiệp có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu củamình tại bất kỳ nước thành viên nào của Công ước và các đơn nộp sau sẽ đượcxem là nộp cùng ngày tại Cục sở hữu trí tuệ Điều đó giúp cho doanh nghiệp khimuốn bảo hộ nhãn hiệu của mình ở một số nước không phải nộp đơn đồng thờitất cả các nước khác mà có đến 6 tháng để quyết định xem nên nộp đơn yêu cầubảo hộ nhãn hiệu của mình ở những nước nào rồi mới tiến hành

Trang 24

Ngoài ra, việc rút hoặc từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả năng đượchưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn Người nộp đơn có thể yêu cầu hưởngquyền ưu tiên từ nhiều đơn cũng như có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên từ mộtphần của một đơn nộp trước.

2.2 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THEO HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ

MADRID

2.2.1 Khái quát về hệ thống đăng ký quốc tế Madrid

Hệ thống đăng ký quốc tế Madrid là hệ thống được xây dựng trên cơ sở haivăn kiện: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu được ký kết năm 1891được sửa đổi lần gần đây nhất vào năm 1979 (Việt Nam trở thành thành viênngày 8/3/1949) và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid, được thôngqua năm 1989, có hiệu lực từ ngày 1/12/1995, và hoạt động từ 1/4/1996 và đượcsửa đổi gần đây nhất là vào năm 2007 (Việt Nam gia nhập ngày 11/7/2006) Hệthống này được quản lý bởi Văn phòng quốc tế của WIPO - Cơ quan lưu giữĐăng bạ quốc tế và xuất bản Công báo của WIPO về Nhãn hiệu quốc tế Tínhđến ngày 13/1/2012 thì có 85 quốc gia thành viên của hệ thống Madrid về đăng

ký nhãn hiệu, trong đó có: 55 quốc gia vừa là thành viên của Thỏa ước vừa làthành viên của Nghị định thư; 28 quốc gia là thành viên của Nghị định thư vàchỉ có 1 quốc gia chỉ là thành viên của Thỏa ước (Algeria) Bất cứ quốc gia nàotham gia Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia vàoThỏa ước hay Nghị định thư hoặc cả hai điều ước đó Ngoài ra, tổ chức liênChính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư (nhưng không thể tham gia Thỏaước) nếu ít nhất một trong những thành viên của tổ chức đó là thành viên củaCông ước Paris và tổ chức đó có một cơ quan khu vực có chức năng đăng kýnhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó [4]

Các nước và các tổ chức tham gia ký kết một trong hai văn kiện trên tạothành Liên minh Madrid Hệ thống Madrid mang lại khả năng bảo hộ nhãn hiệutại một số hoặc toàn bộ các nước tham gia Liên minh Madrid Tuy nhiên, mặc

dù được coi là “đăng ký quốc tế” nhưng hệ thống Madrid không tạo nên một

Trang 25

đơn đăng ký duy nhất cho tất cả các nước thành viên mà chỉ là một đơn duy nhấtcho phép thực hiện đăng ký riêng tại các nước thành viên

Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid bên cạnh nhữnglợi ích to lớn của nó như cho phép đăng ký nhãn hiệu ở nhiều nước (các nướcthành viên của Liên minh Madrid) mà chỉ cần nộp một đơn duy nhất vào một cơquan duy nhất (cơ quan đăng ký nhãn hiệu của nước xuất xứ) bằng một ngônngữ duy nhất là tiếng Pháp, lệ phí cũng chỉ nộp một lần, bằng một loại tiền, sổđăng ký do vậy cũng chỉ sử dụng một số…thì vẫn có những hạn chế chẳng hạnnhư đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid phải dựa trên văn bằng bảo hộ nhãnhiệu đã được cấp tại nước xuất xứ Trong trường hợp nhãn hiệu mới chỉ nộp đơnđăng ký quốc gia thì việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đơn đăng

ký đó sẽ không được chấp nhận theo Thỏa ước, do vậy sẽ gây ra những bất lợilớn cho các chủ sở hữu nhãn hiệu, nhất là ở những quốc gia có thủ tục xétnghiệm đơn dài trước khi cấp Văn bằng bảo hộ thì còn gây ra sự phân biệt đối

xử so với những đơn được nộp ở những quốc gia có thủ tục xét nghiệm đơnngắn Để khắc phục những hạn chế của hệ thống đăng ký theo Thỏa ước Madrid

và để hệ thống Madrid có thể được nhiều nước hơn chấp nhận, đã dẫn đến sự rađời của Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu

Nghị định thư khác với thỏa ước Madrid ở những điểm chính sau:

- Sự lựa chọn dành cho người nộp đơn: cho phép các đăng ký quốc tế dựatrên các đơn quốc gia chứ không chỉ dựa trên các đăng ký quốc gia như Thỏaước;

- Thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn một năm dành cho các Bên tham gia

để từ chối bảo hộ, với khả năng có được thời gian dài hơn trong trường hợp từchối bảo hộ dựa trên đơn phản đối;

- Khả năng dành cho Cơ quan của một Bên tham gia được chỉ định trong đơnđăng ký được nhận, thay vì một phần được chia trong thu nhập từ các khoản lệphí cơ bản, một khoản “lệ phí riêng” ở mức không cao hơn mức lệ phí mà Cơ

Trang 26

quan đó qui định đối với đơn đăng ký hoặc gia hạn quốc gia hoặc khu vực saukhi đã trừ đi các khoản thu được từ thủ tục quốc tế;

- Khả năng chuyển đổi một đăng ký quốc tế không còn được bảo hộ vì nhãnhiệu cơ sở bị mất hiệu lực tại nước xuất xứ thành các đơn quốc gia hoặc khu vựctại một số hoặc tất cả các bên tham gia được chỉ định, với ngày ưu tiên, ngàynộp đơn (nếu có) của đăng ký quốc tế đó;

- Khả năng tham gia của các Tổ chức liên chính phủ nếu có ít nhất một quốcgia thành viên của Tổ chức là thành viên công ước Paris và có cơ quan đăng kýnhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó

Quy trình đăng ký Nhãn hiệu theo quy định của Thỏa ước và Nghị định thưMadrid có các nội dung chính sau:

2.2.2 Quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Theo Điều 1.2 Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, công dân

của tất cả các nước thành viên có thể đạt được sự bảo hộ tại các nước khác cho nhãn hiệu của mình đối với các hàng hóa và dịch vụ, đã được đăng ký tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đó tại Văn phòng quốc tế về Sở hữu trí tuệ được qui định tại Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thông qua sự trung gian của Cơ quan tại nước xuất xứ.

Như vậy mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có quyền nộp đơn đăng

ký quốc tế nhãn hiệu với điều kiện nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại nước sởxuất xứ Nước xuất xứ, theo Điều 1.3 Thỏa ước Madrid được xác định như sau:

1 Bất cứ nước thành viên nào của Thỏa ước Madrid mà ở đó Người nộp

đơn có cơ sở sản xuất, kinh doanh hợp pháp; hoặc

2 Nếu người nộp đơn không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước này, là

nước thành viên của Thỏa ước Madrid mà ở đó Người nộp đơn có chỗ ở

cố định;

Trang 27

3 Nếu Người nộp đơn không có cả cơ sở sản xuất kinh doanh, lẫn chỗ ở cố

định tại nước này, là nước thành viên của Thỏa ước Madrid mà người nộp đơn là công dân.

Như vậy theo Thỏa ước Madrid thì người nộp đơn không được tự do lựachọn nước xuất xứ Nước xuất xứ xác định theo nguyên tắc nếu không thỏa mãnđiều kiện 1 thì chuyển sang điều kiện 2, nếu không thỏa mãn cả điều kiện 1 và 2thì mới được chuyển sang điều kiện 3 Nhưng nguyên tắc này không áp dụngtrong trường hợp nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư Madrid được căn

cứ trên Đơn cơ sở, hoặc trên Đăng ký cơ sở, theo đó Đơn cơ sở hoặc Đăng ký cơ

sở được xác định là Đơn được nộp cho Cơ quan của một nước thành viên hoặcĐăng ký cơ sở đã được thực hiện bởi Cơ quan của một nước thành viên màngười đứng tên trong Đơn hoặc Đăng ký đó là Công dân của nước thành viên đóhoặc cư trú, hoặc có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại hoạt động thực sự tạinước thành viên đó (Cơ quan xuất xứ) Việc lựa chọn Cơ quan xuất xứ theonhững điều kiện trên hoàn toàn do Người nộp đơn tự quyết định (Điều 2.1 Nghịđịnh thư Madrid)

Ngoài ra, không chỉ công dân của nước thành viên mới có quyền nộp đơnđăng ký quốc tế nhãn hiệu, mà ngay cả công dân của các nước không tham giaLiên minh Madrid (Liên hiệp đặc biệt) nhưng định cư hoặc có cơ sở thương mạihoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả trên lãnh thổ của một trong nhữngnước thành viên của Liên minh thì trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp cũngđược đối xử như công dân của các nước thành viên Liên minh và do đó cũng cóquyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu như công dân của chính nước thànhviên do theo nguyên tắc nước xuất xứ như trên (Điều 2 Thỏa ước Madrid; Điều

3 Công ước Paris)

Tóm lại, hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ có thể được sửdụng bởi một thể nhân hoặc pháp nhân có mối liên hệ cần thiết với một thànhviên của Liên minh thông qua cơ sở kinh doanh, nơi cư trú, quốc tịch, nhằmđăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi Liên minh

Trang 28

2.2.3 Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Theo Điều 1(2) Thỏa ước Madrid thì một nhãn hiệu có thể là đối tượng củađăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký tại Cơquan xuất xứ Theo Điều 2(1) Nghị định thư Madrid thì chỉ cần điều kiện nhãnhiệu đó đã được nộp đơn đăng ký tại nước xuất xứ hoặc đã được Đăng ký cơsở) Khi đó chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng

tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp(Cơ quan Sở hữu trí tuệ) của nước xuất xứ hoặc cơ quan của một tổ chức thànhviên (Điều 2(1) (ii) Nghị định thư), (Văn phòng quốc tế không nhận đơn nộptrực tiếp từ chủ sở hữu nhãn hiệu hay đại diện của chủ sở hữu này)

Theo Điều 3ter(1) hoặc (2) của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madridthì Đăng ký quốc tế nhãn hiệu không tự mở rộng phạm vi bảo hộ sang mỗi nướcthành viên của Liên minh mà được xác định theo yêu cầu cụ thể của Người nộpđơn Do vậy, trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải chỉ định ít nhất một hoặcnhiều Bên tham gia (trừ bên tham gia mà bên Cơ quan đó là Cơ quan xuất xứ),nơi nhãn hiệu cần được bảo hộ (nước thành viên) Nhưng trên thực tế có Bêntham gia chỉ là thành viên của Thỏa ước Madrid, có Bên tham gia chỉ là thànhviên của Nghị định thư hoặc có thể là thành viên của cả Thỏa ước và Nghị địnhthư Do đó có 3 loại đơn quốc tế và việc xác định đơn quốc tế đó chịu sự điềuchỉnh của Thỏa ước hay Nghị định thư được tiến hành theo nguyên tắc được quyđịnh tại điểm (viii), (ix), (x) quy tắc 1 Chương I Quy chế chung thi hành thỏaước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến thỏaước này như sau:

- Đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thỏa ước khi đơn quốc tế mà Cơ

quan xuất xứ của đơn đó là Cơ quan

+ Của một nước bị ràng buộc bởi Thỏa ước nhưng không bị ràng buộc bởiNghị định thư, hoặc

Trang 29

+ Của một nước bị ràng buộc bởi cả Thỏa ước và Nghị định thư trongtrường hợp tất cả các Nước được chỉ định trong Đơn quốc tế đó bị ràngbuộc bởi Thỏa ước

- Đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư khi đơn quốc tế mà

Cơ quan xuất xứ của đơn đó là Cơ quan

+ Của một nước bị ràng buộc bởi Nghị định thư nhưng không bị ràngbuộc bởi Thỏa ước, hoặc

+ Của một Tổ chức thành viên, hoặc

+ Của một nước bị ràng buộc bởi cả Thỏa ước và Nghị định thư trongnhững trường hợp đơn quốc tế đó không có chỉ định bất cứ nước nào bị ràngbuộc bởi Thỏa ước;

- Đơn quốc tế được điều chỉnh của cả Thỏa ước và Nghị định thư, có nghĩa

là đơn quốc tế mà Cơ quan xuất xứ của đơn đó là Cơ quan của một nước bị ràngbuộc bởi cả Thỏa ước và Nghị định thư và đơn đó dựa trên cơ sở một đăng ký và

Một đơn quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quanxuất xứ Theo quy định tại Điều 3 của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid thì nộidung trong đơn quốc tế phải có một bản sao của nhãn hiệu (phải giống với nhãnhiệu đăng ký gốc hoặc trong đơn gốc) và danh sách hàng hóa và dịch vụ đượcyêu cầu bảo hộ được phân loại theo như phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ(phân loại Nice) Về ngôn ngữ sử dụng, theo quy định tại Quy tắc 6 Quy chế

Trang 30

chung thi hành thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thưliên quan đến thỏa ước thì nếu đơn quốc tế do Thỏa ước quản lý riêng thì đơnphải bằng tiếng Pháp; nếu đơn do Nghị định thư quản lý riêng hay do cả Thỏaước và Nghị định thư quản lý thì đơn phải bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây bannha mặc dù Cơ quan nơi xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơnđối với một trong các ngôn ngữ đó Ở Việt Nam thì đơn đăng ký theo Nghị địnhthư chỉ được dùng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, không dùng tiếng Tây ban nha.Đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn nộp cho Cơquan xuất xứ hoặc cũng có thể trên cơ sở đơn nộp trước đó cho một Cơ quankhác tại một trong các Nước thành viên của Liên minh theo qui định tại Điều 4(A,B,C,D) Công ước Paris.

Khi nộp đơn người nộp đơn phải trả các khoản phí sau (Điều 8 Thỏa ước vàNghị định thư Madrid):

+ Phí cơ bản;

+ Một khoản phí bổ sung tương đương với mỗi nước thành viên đã chỉ định

để không phải trả từng khoản phí riêng lẻ;

+ Một khoản phí riêng cho bất kỳ nước thành viên nào đã được chỉ địnhtheo Nghị định thư và đã được tuyên bố rằng nước đó mong muốn nhận mộtkhoản phí như vậy (khoản phí do các nước thành viên tương ứng xác định vàđược công bố trên Công báo);

+ Một khoản phí bổ sung liên quan tới mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ nằmngoài nhóm thứ ba; tuy nhiên, không phải trả khoản phí bổ sung nếu tất cả cácchỉ định là những nước mà đối với những nước đó phải trả một khoản phí riêng

Có thể thanh toán trực tiếp những phí này cho Văn phòng quốc tế hoặc, nếu

cơ quan nơi xuất xứ đồng ý thu rồi chuyển phí này thông qua cơ quan đó Khoảnphí riêng được văn phòng quốc tế chuyển cho các nước thành viên phải được trảphí Khoản lệ phí cụ thể được tính căn cứ vào nhiều yếu tố ví dụ như : màu sắccủa nhãn hiệu, số nhóm sản phẩm xin đăng ký, số quốc gia chỉ định yêu cầu bảo

hộ Sau khi nhận được thông báo, người nộp đơn phải trực tiếp thanh toán khoản

Trang 31

lệ phí nộp đơn cho Văn phòng quốc tế Hình thức thanh toán có thể bằng chuyểnkhoản hoặc séc Lệ phí đăng ký quốc tế có thể được tham khảo ở website:

www.wipo.org/madrid/en/fees

2.2.4.Xử lý đơn đăng ký quốc tế

Sau khi người nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tiến hành nộp đơn và lệphí đăng ký quốc tế với Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan nước xuất xứ.Khi nhận được đơn đăng ký quốc tế, Cơ quan nước xuất xứ phải xác nhận nhữngthông tin sau: Nhãn hiệu đăng ký trong đơn quốc tế chính là nhãn hiệu trongĐăng ký cơ sở (hoặc trong Đơn cơ sở nếu đăng ký theo Nghị định thư Madrid);những thông tin về phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ màu sắc như đặcđiểm phân biệt của nhãn hiệu,… trong đơn quốc tế phải trùng với những thôngtin trong Đăng ký cơ sở (hoặc Đơn cơ sở); Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơnquốc tế đều thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ trong Đăng ký cơ sở (hoặc Đơn

cơ sở); Ngày nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế

Ngày Cơ quan của nước xuất xứ nhận được đăng ký quốc tế sẽ được coi làngày nhận đơn quốc tế tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận đượcđơn (đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết) trong vòng hai tháng kể từ ngày đó Nếutrong thời hạn trên Văn phòng quốc tế không nhận được đơn đăng ký thì Vănphòng sẽ đăng ký theo ngày nhận được đơn đó

Sau khi nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Cơ quan nước xuất xứgửi tới, thì Văn phòng quốc tế sẽ tiến hành kiểm tra xem đơn quốc tế có phù hợphay không, có đáp ứng các yêu cầu của Thỏa ước (hay Nghị định thư) và Quichế chung về việc thực hiện Thỏa ước và Nghị định thư không, nội dung kiểmtra bao gồm cả các yêu cầu về chỉ dẫn hàng hóa và dịch vụ, phân loại hàng hóa

và dịch vụ, lệ phí theo qui định….Cơ quan nước xuất xứ và người nộp đơn đượcthông báo nếu có bất kỳ việc trái nguyên tắc nào mà phải được sửa chữa trongvòng 3 tháng, nếu không đơn sẽ bị xem là hủy bỏ Nếu đơn không có sai sót gì

và đáp ứng mọi yêu cầu, Văn phòng quốc tế sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký

Trang 32

Nhãn hiệu Quốc tế, đăng ký nhãn hiệu vào Đăng bạ Quốc tế, công bố đăng kýquốc tế trên Công báo quốc tế về nhãn hiệu, đồng thời gửi hồ sơ đơn quốc tế đếncác nước được chỉ định trong đơn để được xét nghiệm theo luật nhãn hiệu củatừng nước (Quy tắc 11- Quy chế chung).

Sau khi nhận được thông báo về yêu cầu bảo hộ của Văn phòng quốc tế, cơquan đăng ký nhãn hiệu quốc gia của các nước được chỉ định sẽ tiến hành xétnghiệm nhãn hiệu trên cơ sở tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của luật nhãn hiệunước mình Nếu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, trong vòng 12 tháng kể từngày nhận được thông báo của Văn phòng quốc tế (thời hạn này là 18 tháng nếuđăng ký theo Nghị định thư), cơ quan đăng ký quốc gia của nước chỉ định cóquyền gửi đơn cho Văn phòng quốc tế thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng

ký quốc tế tại lãnh thổ nước mình và có nêu rõ lý do từ chối, tài liệu trích dẫnđược sử dụng làm căn cứ từ chối Nếu sau thời hạn 12 tháng (hoặc 18 tháng theoNghị định thư) nói trên, Văn phòng quốc tế không nhận được thông báo từ chốithì nước đó mất quyền từ chối và nhãn hiệu đượng nhiên được bảo hộ tại nước

đó Khi nhận được thông báo từ chối, Văn phòng quốc tế sẽ thông báo cho Cơquan của nước xuất xứ và chủ sở hữu nhãn hiệu (Điều 5 Thỏa ước và Nghị địnhthư) Khi nhận được thông báo từ chối, Người nộp đơn có quyền nộp đơn khiếunại trực tiếp tại nước chỉ định để phản đối thông báo từ chối bảo hộ của nước đó.Bất cứ thủ tục nào sau đó, như xem xét lại hoặc khiếu nại, đều được tiến hànhtrực tiếp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với Cơ quan nước chỉ định, còn Văn phòngquốc tế sẽ không liên quan đến các thủ tục đó Tuy nhiên, nước chỉ định phảithông báo cho văn phòng quốc tế về quyết định cuối cùng liên quan đến việc xétlại hoặc việc khiếu nại Quyết định này sẽ được ghi trong Đăng bạ quốc tế vàđược công bố trên Công báo, một bản sao sẽ được gửi cho chủ sở hữu nhãn hiệu.Chủ sỡ hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế có thể thực hiện bất cứ lúc nào việcchỉ định mở rộng thêm phạm vi bảo hộ nhãn hiệu ở những quốc gia thành viênkhác; giới hạn danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu; thay đổi vềquyền sở hữu đối với nhãn hiệu; thay đổi tên và địa chỉ của chủ sở hữu , chủ sở

Trang 33

hữu phải ghi nhận sửa đổi đó tại Văn phòng quốc tế bằng cách nộp đơn yêu cầughi nhận sửa đổi thông qua Cơ quan sở hữu công nghiệp của nước xuất xứ vàmọi thủ tục và việc tiến hành xét nghiệm nhãn hiệu ở các nước chỉ định bổ sungđược thực hiện giống như xét nghiệm đơn đăng ký quốc tế.

2.2.5 Hiệu lực của đăng ký quốc tế

Hiệu lực của đăng ký quốc tế phụ thuộc vào đơn quốc tế đó được nộp theoThỏa ước hay theo Nghị định thư:

- Theo thỏa ước Madrid: Đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế có hiệu lựctrong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký và có quyền được gia hạn nhiều lần, mỗilần 20 năm nữa kể từ khi hết thời hạn trước đó bằng việc nộp đơn xin gia hạn và

lệ phí theo quy định (Điều 6,7 Thỏa ước);

- Theo qui định của Nghị định thư: Đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế

có hiệu lực trong vòng 10 năm và có thể được gia hạn thêm nhiều lần và mỗi lần

10 năm bằng việc nộp đơn xin gia hạn và lệ phí theo quy định (Điều 6,7 Nghịđịnh thư)

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, hiệu lực của đăng kýquốc tế bị phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký (hoặc được nộp đơn) tại Cơquan của nước xuất xứ Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị hủy theoquyết định của Cơ quan xuất xứ hay do Tòa án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc

do việc không gia hạn hiệu lực trong thời hạn 5 năm đó, Đăng ký quốc tế sẽ bịđịnh chỉ

Đối với những đơn quốc tế được nộp theo Nghị định thư thì trong trườnghợp đơn cơ sở bị từ chối tại nước xuất xứ hoặc bị rút bỏ trong thời hạn 5 năm,hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lựctrong thời hạn đó thì đăng ký quốc tế cũng bị đình chỉ Tuy nhiên, trong trườnghợp đó Nghị định thư mở ra khả năng chuyển đổi đăng ký quốc tế đó thành cácđơn quốc gia hoặc khu vực tại một số hoặc tất cả các nước thành viên được chỉđịnh với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên nếu có của đăng ký quốc tế đó

Trang 34

Mục đích chủ yếu của Hệ thống Madrid là tạo khả năng cho các tổ chức, cánhân ở mỗi nước thành viên bảo hộ nhãn hiệu của mình tại mộ t số hoặc toàn bộcác nước tham gia Liên minh thông qua việc nộp đơn duy nhất cho văn phòngquốc tế của WIPO Tuy nhiên, Hệ thống Madrid không tạo nên một đơn quynhất có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên mà chỉ sử dụng một đơn duynhất để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu riêng biệt tại các nước thành viên Vìvậy, kể từ ngày việc đăng ký được thực hiện tại Văn phòng Quốc tế, việc bảo hộđối với nhãn hiệu tại tất cả các nước có liên quan phải được thực hiện như đốivới nhãn hiệu được nộp đơn trực tiếp tại cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia.

Sơ đồ chung đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

Chấp nhận bảo hộ Khiếu nại (nếu có)

Người Nộp đơn

Cơ quan nước xuất xứ

WIPO(Văn phòng quốc tế)

Cơ quan nước chỉ định B

Chứng thực đơn hoặc ĐKNH cơ sở

Ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế Công bố trên công báo quốc tế Thông báo cho các bên được chỉ định

Thẩm định nội dung theo luật quốc gia, trong vòng 12,18 hoặc hơn 18

tháng

Từ chối bảo hộ

Cơ quan nước chỉ định A

Trang 35

2.3 ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀO CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU THEO THỂ THỨC NHÃN HIỆU CỘNG ĐỒNG (THE COMMUNITY TRADE MARK- CTM)

2.3.1 Khái quát về Nhãn hiệu công đồng (CTM)

Liên minh châu Âu (EU) là một liên minh chính trị, kinh tế và là một thịtrường chung gồm 27 nước thành viên: Austria, Belgium, Bulgaria, Cyprus,Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece,Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands,

Kingdom

Khi đăng ký NH tại EU, một trong những rào cản bất hợp lý cần phải xoá

bỏ là sự tồn tại của hơn 20 cơ quan đăng ký nhãn hiệu với vô số sự khác nhau vềquy định pháp lý, thủ tục, ngôn ngữ và đặc biệt là gánh nặng chi phí bảo hộNhãn hiệu quá lớn đối với chủ nhãn hiệu Tuy là một thị trường chung nhưngnguyên tắc của EU không phải là phủ nhận chủ quyền quốc gia mà phải là hàihoá chúng để tạo thành một khối thống nhất Vì vậy, một hệ thống đăng ký bảo

hộ nhãn hiệu cộng đồng do Hội đồng Châu Âu (Council Regulation (EC) No40/94)đã được ban hành từ năm 1994 gọi tắt là CTMR Hệ thống nhãn hiệu cộngđồng được đặt song song với hệ thống đăng ký quốc gia nhưng được kỳ vọngrằng các chủ nhãn hiệu sẽ dần dần sử dụng hệ thống nhãn hiệu cộng đồng thaythế cho hệ thống đăng ký quốc gia Cơ quan có thẩm quyền trực thuộc EU chịutrách nhiệm vận hành hệ thống nhãn hiệu cộng đồng là Cơ quan hài hoà hoá thịtrường chung Châu Âu (viết tắt là OHIM) Nhãn hiệu nộp và đăng ký tại OHIMđược gọi là nhãn hiệu cộng đồng (Community trademark, viết tắt là “CTM”)

Nhãn hiệu cộng đồng (CTM) là gì?

Nhãn hiệu Cộng đồng hay thường gọi là CTM (CTM là các chữ cái đầu củatên tiếng Anh “Community Trade Mark”) là dấu hiệu dung để xác định và phânbiệt hang hoá, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau được đăng ký

Trang 36

qua hệ thống đăng ký CTM và có hiệu lực pháp lý tại tất cả các quốc gia thànhviên của Cộng đồng Châu Âu [28]

Trong những năm gần đây, thị trường Châu Âu được coi là một trongnhững thị trường tiềm năng lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnhvực kinh doanh

2.3.2 Điều kiện để đăng ký theo thể thức CTM

Theo qui định của hệ thống nhãn hiệu cộng đồng, các chủ thể có quyền nộpđơn tại OHIM bao gồm: cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên EU; cánhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris hay Hiệp địnhTRIPs; cá nhân, pháp nhân có nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh đóng tại mộttrong các nước thành viên của EU, Công ước Paris, hoặc Hiệp định TRIPs ViệtNam là thành viên của Công ước Paris, Hiệp định TRIPs do đó các cá nhân ,pháp nhân Việt Nam nếu có nhu cầu cũng có thể nộp đơn đăng ký CTM tạiOHIM Đơn đăng ký nhãn hiệu CTM có thể được làm bằng một trong 11 ngônngữ chính thức của Cộng đồng Trong đơn, người nộp đơn phải tuyên bố chọnmột trong năm ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp, Italia là ngôn ngữ thứhai để sử dụng khi tiến hành các thủ tục, ví dụ như phản đối đơn, hủy bỏ hiệulực

Việc đăng ký theo thể thức CTM đem lại cho doanh nghiệp những thuậnlợi về thủ tục như sau:

Thủ tục nộp đơn và việc quản lý được đơn giản hoá: Đăng ký nhãn hiệu

CTM chỉ cần nộp một đơn duy nhất; một thủ tục duy nhất; một cơ quan quản lýduy nhất; và một hồ sơ duy nhất để theo dõi

Chi phí giảm: Thay vì phải trả các khoản lệ phí riêng lẻ khi nộp nhiều đơn

riêng lẻ tại từng quốc gia thành viên Cộng đồng Châu Âu, chủ sở hữu chỉ cầnphải nộp duy nhất một khoản lệ phí

Nhãn hiệu CTM mang tính đơn nhất về bản chất cũng như bảo hộ độc quyền: Nhãn hiệu Cộng đồng về bản chất là đơn nhất, tức là nó có giá trị trên

Ngày đăng: 13/08/2014, 03:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Hội thảo “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu” do Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới phối hợp tổ chức. Hà nội, 24-25 tháng 10 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu”
1. Báo cáo tổng kết hàng năm 2009, 2010, 2011 của Cục Sở hữu trí tuệ Khác
2. Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và áp dụng của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO Khác
3. Đỗ Thị Hằng, Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam, Luận Văn Thạc sĩ Luật Học, Hà Nội, 2004 Khác
5. Lương Thị Thanh Lan, Bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs và Pháp luật Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2010 Khác
6. Nguyễn Thu Hằng, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà nội, 2010 Khác
7. Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ. Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, Trung tâm Thương mại quốc tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới Khác
8. Tạo dựng một nhãn hiệu. Tài liệu giới thiệu về nhãn hiệu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, WIPO, 2003 Khác
9. The Madrid Agrement Concerning the International Registration of Marks and the Protocol Relating to that Agrement: Objectives, Main Features, Advantages. No. 418(E) Khác
10.ThS. Bùi Thị Thu (Chủ biên), Giáo trình Luật Tư pháp quốc tế, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
11.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009 Khác
12.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.CAND, Hà Nội, 2009 Khác
13.TS. Phạm Văn Tuyết; Ths. LS. Lê Kim Giang, Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ , Nxb, Tư pháp, Hà Nội, 2008 Khác
14.United States Patent and Trademark Office, Basic Fact About Trademark, October 2010.II. Văn bản pháp luật Khác
16.Council Regulation (EC) No.40/94 ngày 20 tháng 12 năm 1993 Khác
17.Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ quốc tế 1994 Khác
19.Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ chung đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid - đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đối với các doanh nghiệp việt nam
Sơ đồ chung đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w