1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận chung về quản lý chi thường xuyên và chi khác ngân sách nhà nước

51 658 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 389 KB

Nội dung

+ Nếu như các khoản chi thường xuyên thực hiện theo dự toán thì mới đảm bảoyêu cầu cân đối ngân sách Nhà nước, từ đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc điềuhành ngân sách và hạn chế tín

Trang 1

Từ những nhận thức trên, qua nghiên cứu lý luận môn học trên cơ sở thực

tế tại Phường Phước Ninh, đồng thời nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo bộ môn, tôi đã

chọn chuyên đề về :’’ Quản lý chi thường xuyên và chi khác ngân sách Nhà nước trên địa bàn Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng “ tại phường

Phước Ninh để rút ra các phương pháp cần vận dụng sau này

Xin chân thành cảm ơn

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

VÀ CHI KHÁC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

* CHI THƯỜNG XUYÊN

1.1 Nội dung đặc điểm chi thường xuyên :

Trang 2

1.1.1 Nội dung chi thường xuyên :

Chi thường xuyên của NSNN : Là quá trình phân phối sử dụng vốn từ NSNN để

đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên củaNhà nước về quản lý kinh tế - xã hội

1.1.1.1 Một số phân loại các khoản chi thường xuyên để lập các khoản chi thường xuyên.

a) Xét theo từng lĩnh vực chi : Nội dung chi thường xuyên bao gồm

+ Chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn xã như y tế, giáo dục, thông tấn,báo chí

+ Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nước như nông nghiệp, lâmnghiệp, giao thông, thủy lợi

+ Chi cho hoạt động quản lý hành chính Nhà nước phát sinh hầu hết ở cácngành trong ngành kinh tế quốc dân

+ Chi khác như chi trợ giá, chi trả lãi do cổ phần vay, chi Bảo hiểm xã hội

b) Xét theo đối tượng sủ dụng kinh phí : Nội dung chi thường xuyên bao gồm

+ Chi khoản chi cho con người thuộc lĩnh vực Hành chính sự nghiệp như lương,phụ cấp, học bổng

+ Các khoản chi hỗ trợ hoặc bổ sung nhằm hoàn thiện các chính sách xã hội haygóp phần điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước như chi cho công tác xã hội

( Chi xây nhà tình nghĩa, chi trợ cấp một lần )

+ Chi khoản chi về hàng hóa dịch vụ tại cơ quan Nhà nước như điện, nước, hộinghị

+ Các khoản chi trả lãi tiền vay trong và ngoài nước và các khoản lệ phí có liênquan như phí bảo lãnh, phí phát hành

+ Các khoản chi khác như chi cho bầu cử, chi phí in tiền, đổi tiền

1.1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên :

+ Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính chất ổn định khá rõ nét,tính ổn định được biểu hiện :

Trang 3

Luôn đảm bảo nguồn vốn cho Nhà nước thực hiện những chức năng vốn có củaNhà nước cho dù thay đổi về thể chế chính trị, còn bắt nguồn từ tính ổn định trongtừng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy của Nhà nước phảithực hiện.

+ Đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng xã hội.Tuy nhiên, có những khoản chi thường xuyên được xem là những khoản chi có tínhchất tích lũy đặc biệt

+ Phạm vi mức độ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước gắn chặt với cơcấu tổ chức bộ máy Nhà nước và chịu sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứngcác hàng hóa công cộng

1.2 Các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên :

1.2.1 Nguyên tắc quản lý chi theo dự toán :

+ Cơ cấu chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhànước quy định và đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quyền lựcNhà nước đó Do vậy, mỗi khoản chi thường xuyên chỉ trở thành hiện thực khi và chỉkhi các khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi thường xuyên theo dự toán đã được cơ quanNhà nước xét duyệt thông qua

+ Phạm vi chi thường xuyên liên quan đến nhiều loại hình đơn vị thuộc các lĩnhvực hoạt động khác nhau, cho nên cũng dẫn đến các mức chi của các cơ quan cũng có

sự khác nhau

+ Nếu như các khoản chi thường xuyên thực hiện theo dự toán thì mới đảm bảoyêu cầu cân đối ngân sách Nhà nước, từ đó mà tạo điều kiện thuận lợi cho việc điềuhành ngân sách và hạn chế tính tùy tiện trong chi tiêu của đơn vị thụ hưởng ngân sách

1.2.1.1 Nguyên tắc tiết kiệm hiệu qủa :

+ Nhu cầu chi thường xuyên thực hiện trên phạm vị rộng đa dạng và phức tạp,

nó không có mức giới hạn trong khi khả năng hoạt động nguồn thu thì có hạn Vì vậy,phải tuân thủ nguyên tắc tiết kiệm và hiệu qủa trong quản lý chi thường xuyên của Nhànước

1.2.1.2 Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc Nhà nước :

Trang 4

+ Nhằm để tăng cường vai trò của kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chithường xuyên của ngân sách Nhà nước Nhà nước ta đã và đang triển khai việc chi trựctiếp qua kho bạc như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi thường xuyên này.

1.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên :

1.3.1 Xây dựng định mức chi :

1.3.1.1 Khái niệm định mức chi :

Là mức chi hợp lý cho một công việc nhất định hay một đối tượng công tác cụthể nhằm đảm bảo nhu cầu cần thiết về kinh phí để hoàn thành các công việc đó

Trang 5

1.3.1.2 Các yếu tố cấu thành định mức chi :

+ Đối tượng định mức tức là định mức được tính cho 1 đối tượng công tác hay

1 công việc cụ thể nào đó ( ví dụ như : Định mức chi bình quân 1 biên chế lao độnghay định mức chi cho 1 gường bệnh vv)

+ Phạm vị của định mức : Định mức đó được tính cho những nội dung chi nào+ Thời gian : Khoảng thời gian định mức có hiệu lực thường là 1 năm

+ Số tiền : Được quy định bằng giá trị ( là yếu tố trung tâm )

1.3.1.3 Các loại định mức chi thường xuyên :

a) Loại định mức theo từng mục chi :

Loại này dựa trên cơ cấu chi của ngân sách Nhà nước cho mỗi đơn vị được hìnhthành cho các mục chi nào người ta sẽ tiến hành xây dựng định mức chi cho từng mục

đó Do vậy, quy mô phạm vị và tính chất hoạt động của các đơn vị khác nhau sẽ có sốlượng các định mức chi theo mục khác nhau

b) Loại định mức chi tổng hợp theo từng đối tượng :

Dựa vào đặc thù hoạt động của mỗi loại hình đơn vị để xác định đối tượng tínhđịnh mức chi sao cho vừa phù hợp với các hoạt động của đơn vị, vừa phù hợp với yêucầu quản lý ( ví dụ : Định mức cho cho giáo dục đào tạo có thể xác định theo số lượngdân ở mỗi địa phương hoặc có thể xác định theo số học sinh năm )

1.3.1.4 Yêu cầu đối với định mức chi thường xuyên :

+ Các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học

+ Các định mức chi phải có tính thực tiễn cao

+ Định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đốitượng thụ hưởng ngân sách cùng loại

+ Định mức chi phải đảm bảo tính pháp lý cao

1.3.2 Phương pháp xây dựng định mức chi thường xuyên :

1.3.2.1 Đối với định mức chi tiết theo từng mục chi :

Phương pháp xác định định mức chi cho loại định mức này được tiến hành theocác bước sau :

a) Bước 1 : Xác định nhu cầu chi cho mỗi mục

Trang 6

Căn cứ vào định mức của ngành chủ quản về mức tiêu hao các loại vật tư dụng

cụ cho mỗi hoạt động hay chính sách chế độ chi của Nhà nước đang có hiệu lực để xácđịnh nhu cầu chi ( ví dụ : Dựa vào định mức chi tiền cho tiền lương phụ cấp mỗi bậclương theo chế độ hiện hành của ngạch lương hành chính sự nghiệp )

Ngoài ra, còn phải dựa vào quy mô tính chất hoạt động của mỗi loại đơn vị đểxem xét số lượng các mục chi có liên quan cần phải xác định định mức

b) Bước 2 : Tổng hợp các mục chi theo các mục đã xác định để biết được tổng

mức chi cần chi cho mỗi đơn vị mỗi ngành làm cơ sở để lên cân đối chung

c) Bước 3 : Xác định khả năng về nguồn tài chính có thể đáp ứng cho nhu cầu

chi thường xuyên

d) Bưóc 4: Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi thường xuyên để quyết định

mức chi cho các mục

1.3.2.2 Đối với định mức chi tổng hợp cho từng đối tượng :

a) Bưóc 1 : Xác định đối tượng tính định mức chi tổng hợp

b) Bước 2 : Đánh giá phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi tổng hợp

nhằm xem xét tính phù hợp của định mức hiện hành

c) Bước 3 : Xác định khả năng nguồn tài chính có thể hoạt động để đáp ứng nhu

cầu chi thường xuyên và trên cơ sở đó có thể điều chỉnh định mức chi tổng hợp tươngxứng với nguồn đảm bảo

d) Bước 4 : Thiết lập cân đối tổng quát và quyết định định mức chi tổng hợp

theo mỗi đối tượng định mức

1.4 Lập kế hoạch chi thường xuyên :

1.4.1 Các căn cứ lập kế hoạch chi thường xuyên :

+ Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động của bộ máyquản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an ninh và các hoạtđộng xã hội trong từng giai đọan nhất định

+ Dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là cácchỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của ngânsách Nhà nước kỳ kế hoạch

Trang 7

+ Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên

a) Bước 1 : Căn cứ vào dự toán sơ bộ về thu chi ngân sách Nhà nước năm kế

hoạch để xác định các định mức chi tổng hợp dự kiến sẽ phân bổ cho mỗi đối tượng đểtrên cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí ( đây là bước xác định và giao số kiểm tra từ

cơ quan tài chính hoặc cơ quan chủ quản )

b) Bước 2 : Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các

đơn vị dự toán cấp dưới lập dự toán kinh phí cấp mình gởi đơn vị dự toán cấp trênhoặc cơ quan tài chính Căn cứ vào mức độ phân cấp về chi thường xuyên cơ quan tàichính ở mỗi cấp có nhiệm vụ xét duyệt tổng hợp dự toán chi kinh phí của các đơn vịtrực thuộc để hoàn thành dự toán chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước trình cơquan chính quyền và cơ quan quyền lực Nhà nước xét duyệt

c) Bước 3 : Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên đã được cơ quan quyền lực

Nhà nước thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽchính thức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị

1.4.2.2 Phương pháp xác định số chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước kỳ kế hoạch.

a) Phương pháp tính tổng hợp :

n

Gk =  Mi x Đ i Trong đó :  Gk : Số chi thường xuyên kỳ kế hoạch

i = 1 của ngân sách Nhà nước

 Mi : Định mức chi tổng hợp dự kiến cho 1 đối tượng thuộc loại hình

Trang 8

đơn vị thứ i kỳ kế hoạch

 Đi : Số đối tượng bình quân được tính định mức thuộc loại hình đơn vị thứ i kỳ kế hoạch

 n : Số loại hình đơn vị thụ hưởng ngân sách

( Số loại hình đơn vị thụ hưởng ngân sách như : Các đơn vị hành chính thuần túy, đó

là các cơ quan quản lý Nhà nước như các bộ, các cơ quan ngang bộ, cục, tổng cục,

Uy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, sở, phòng, ban, các đơn vị sự nghiệp như giao thông, công cộng thành phố, sự nghiệp giáo dục, y tế , văn hóa, thông tin, các tổ chức đoàn thể xã hội nghề nghiệp quần chúng vv các cơ quan an ninh quốc phòng.

b) Phương pháp tính theo các nhóm mục chi :

b1) Chi cho con người :

n

CNN =  MCNi x SCNi

i = 1

Trong đó :  CCN : Số kinh phí công nhân viên dự kiến kỳ kế hoạch của NSNN

 MCNi : Mức chi bình quân 1 công nhân viên dự kiến kỳ kế hoạch thuộc ngành thứ i

 SCNi : Số công nhân viên bình quân dự kiến có mặt năm kế hoạch

thuộc ngành thứ i

Xác định MCNi : Được xác định dựa vào mức chi thực tế kỳ báo cáo đồng thời có những điều chỉnh có thể xaỷ ra về mức lượng, phụ cấp và 1 số khoản khác mà Nhà nước dự kiến thay đổi

Xác định SCNi : Được xác định bằng công thức sau

SCNi = Số công nhân viên + Số công nhân viên dự kiến + Số công nhân viên dự kiến

có mặt năm báo cáo tăng bình quân năm kế hoạch giảm bình quân năm KH

Trang 9

b2) Chi cho nghiệp vụ chuyên môn :

 Chi phí cho nghiệp vụ chuyên môn 1 ngành ( CNVi )

Số dự kiến Số dự kiến Chi phí về Số dự kiến

CNVi = vật liệu dịch vụ + nghiên cứu khoa + đồng phục + về các khoản nghiệp vụ chuyên môn học hay thuê ng/cứu trang phục khác

 Chi cho nghiệp vụ chuyên môn nhiều ngành :

SCNi : Đã được xác định ở công thức trên

b4) Chi cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định :

Trang 10

n

CSC =  NGt x Ti

i = 1

Trong đó : CSC : Là số chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của NSNN dự

kiến dự kiến trong kỳ kế hoạch

NGt : Nguyễn giá tài sản cố định hiện có của ngành đơn vị thứ i

Ti : Tỷ lệ % được áp dụng để xác định kinh phí dự kiến cho sửa chữa thường xuyên TSCĐ của ngành đơn vị thứ i

1.5 Chấp hành kế hoạch chi thường xuyên ngân sách Nhà nước :

1.5.1 Căn cứ tổ chức chấp hành kế hoạch chi thường xuyên :

+ Dựa vào mức độ chi đã duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán

+ Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyêntrong mỗi kỳ báo cáo

+ Dựa vào các chính sách chế độ chi NSNN hiện hành

1.5.2 Các yêu cầu cơ bản trong tổ chức chấp hành kế hoạch chi thường xuyên.

+ Đảm bảo nguồn vốn được phân phối một cách hợp lý tập trung có trọng điểmtrên cơ sở chi đã xác định

+ Phải đảm bảo việc cấp phát vốn kinh phí một cách kịp thời chặt chẽ tránhmọi sơ hở gây lãng phí tham ô làm tổn thất nguồn vốn của ngân sách Nhà nước

+Trong quá trình sử dụng các nguồn vốn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấpphát phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chiđó

1.5.3 Các biện pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước.

Để có thể thỏa mãn được các yêu cầu trên, trong quá trình chấp hành dự toánchi thường xuyên của ngân sách Nhà nước đòi hỏi phải tìm kiếm và áp dụng các biệnpháp thích hợp, cụ thể là :

Trang 11

+ Trên cơ sở dự toán chi đã được duyệt và các chính sách chế độ chi ngân sáchNhà nước hiện hành, cơ quan chức năng về quản lý ngân sách Nhà nước phải hướngdẫn một cách cụ thể, rõ ràng cho các ngành, các cấp, các đơn vị thi hành.

+ Tổ chức các hình thức cấp phát vốn thích hợp với mỗi loại hình đơn vị, mỗiloại hoạt động và nguồn kinh phí hoạt động Trên cơ sở đó mà quy định rõ ràng trình

tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ quan có liên quan đến các hình thứccấp phát đó nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho việc thống nhất thực hiện

+ Hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán áp dụng cho cácđơn vị thụ hưởng vốn, kinh phí của ngân sách Nhà nước, sau cho sự hình thành nguồnkinh phí và sử dụng kinh phí đều phải được hạch toán đúng, đủ, chính xác và kịp thời.Trên cơ sở đó, mà đảm bảo cho việc quyết toán kinh phí và chi tiêu thường xuyênđược nhanh, chính xác, đồng thời cung cấp các tài liệu có tính chuẩn mực cao chokiểm toán Nhà nước xét duyệt các báo cáo quyết toán đó

+ Cơ quan tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng đảm bảo kinh phí chinhu cầu chi thường xuyên từ nguồn vốn quỹ của Nhà nước để có được các biện phápđiều chỉnh kịp thời nhằm thiết lập lại cấn đối mới trong quá trình chấp hành dự toán

1.6 Quyết toán và kiểm toán các khoản chi thường xuyên :

1.6.1 Yêu cầu của công tác quyết toán và kiểm toán các khoản chi thường xuyên.

+ Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gởi kịp thời các loại báo cáo tàichính cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định

+ Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác trung thực nội dung cácbáo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt

+ Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp trước khi trình cơquan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn phải có xác nhận của KBNN đồng cấp vàphải được cơ quan kiểm toán kiểm toán

+ Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không được để xảy ra tình trạngquyết toán chi lớn hơn thu

1.6.2 Các loại báo cáo quyết toán chi thường xuyên :

Trang 12

1.6.2.1 Đối với các đơn vị dự toán :

+ Bảng cân đối tài khoản ( Mẫu B01 - H )

+ Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng Mẫu B02H)+ Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán ( phụ biểu F02 - 1H )

+ Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định ( Mẫu B 03 - H )

+ Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu ( Mẫu B04 - H )

+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B 05 - H )

1.6.2.2 Đối với cơ quan tài chính các cấp :

+ Quyết toán tổng hợp chi ngân sách ( Mẫu 03/ QTNS )

+ Quyết toán chi ngân sách theo ngành kinh tế quốc dân ( Mẫu 05/QTNS )

 Ngoài hai loại báo cáo để phản ảnh số chi thường xuyên thuộc nguồn vốnquỹ của ngân sách ở mỗi cấp như trên, tại các địa phương có thực hiện chương trình

dự án bằng nguồn vốn của Nhà nước Trung ương hoặc của cấp trên còn phải lập hailoại báo cáo quyết toán phản ảnh tình hình nhận và sử dụng số kinh phí ủy quyềnthuộc các loại chương trình này đó là :

+ Tổng hợp tình hình thực hiện kinh phí ủy quyền ( Mẫu 09/QTNS )

+ Quyết toán chi tiết chi kinh phí ủy quyền

1.6.3 Trình tự lập, gởi, xét duyệt báo cáo :

1.6.3.1 Đối với các đơn vị dự toán :

Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán năm gởi đơn vị dự toán cấptrên trong thời gian tối đa 20 ngày; kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của đơn

vị dự toán cấp dưới, đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán sau

10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt, đơn vị dự toán cấp dưới không có

ý kiến gì khác thì xem như chấp nhận để thi hành

+ Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán nămgởi cơ quan tài chính cùng cấp sau khi đã có sự xác nhận của KBNN và kiểm toán Nhànước Cơ quan tài chính Nhà nước có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm cho cácđơn vị dự toán cấp trực thuộc mình quản lý trong thời gian tối đa 10 ngày đối với cấpHuyện, 20 đối với cấp Tỉnh và 30 ngày đối với cấp Trung ương Sau 10 ngày kể từ

Trang 13

ngày nhận được thông báo xét duyệt đơn vị dự toán cấp I không có ý kiến gì khác thìxem như đã chấp nhận để thi hành.

+ Trường hợp đơn vị dự toán cấp I có ý kiến không thống nhất với thông báoxét duyệt quyết toán của cơ quan tài chính thì phải trình UBND đồng cấp ( nếu là đơn

vị dự toán thuộc cấp chính quyền địa phương ) hoặc trình chính phủ ( nếu là đơn vị dựtoán thuộc trung ương ) để xem xét quyết định, trong khi chờ đợt ý kiến quyết định củaUBND đồng cấp hoặc chính phủ thì mọi quyết định của cơ quan tài chính vẫn được thihành

Cơ quan tài chính đồng cấp có quyền tham gia xét duyệt quyết toán đối với đơn

vị dự toán thuộc cấp I ( nếu thấy cần thiết ) cơ quan dự toán cấp I và cơ quan tài chínhđồng cấp có quyền xuất toán thu hồi các khoản không đúng chế độ và không nằmtrong dự toán được duyệt đồng thời ra lệnh nộp ngay các khoản phải nộp vào ngânsách Nhà nước theo chế độ quy định

1.6.3.2 Đối với cơ quan tài chính các cấp :

+ Ban tài chính xã có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán năm của xã xin xácnhận KBNN nơi giao dịch, rồi trình HĐND xã phê chuẩn sau khi phê chuẩn báo cáoquyết toán sẽ được lập thành 4 bản ( 1 bản gởi HĐND xã, 1 bản gởi UBND Huyện, 01bản gởi phòng tài chính Huyện và 1 bản lưu ban tài chính xã )

+ Phòng tài chính Huyện có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán thu chingân sách của cấp xã rồi lập báo cáo quyết toán ngân sách Huyện trình UBND Huyện

để trình HĐND Huyện phê chuẩn Sau khi phê chuẩn báo cáo quyết toán năm được lậpthành 4 bản ( 1 bản gởi HĐND Huyện, 1 bản gởi UBND Tỉnh, 1 bản gởi Sở tài chínhvật giá, 1 bản lưu tại phòng tài chính Huyện )

+ Sở tài chính vật giá có trách nhiệm thẩm tra báo cáo ngân sách Huyện, lậpbáo cáo ngân sách Tỉnh, tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi ngân sách Trung ương,tổng hợp lập báo cáo tổng quyết toán thi chi NSNN trình Chính phủ để trình Quốc hộiphê chuẩn đồng thời gởi cơ quan kiểm toán Nhà nước

* 1.7 Chi khác

1.7.1 Nội Dung Tác Dụng Của Các Khoản Chi Khác Của Nsnn

Trang 14

1.7.1.1 Nội dung các khoản chi khác

+ Chi trả bổ sung dự trữ tài chính

+ Chi để thực hiện đúng & tham gia góp vốn với các tổ chức ASEAN, WB,INF

+Chi trả nợ gốc các khoản vay trong và ngoài nước để đầu tư phát triển.+ Chi trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài dể cho vay lại hoặc cho các mụcđích khác

1.7.1.2 Tác dụng của các khoản chi khác.

Đối với sự phát triển KH-KT thì tác dụng của các khoản chi khác được thựchiện trên các phương diện sau:

+ Thứ nhất: Việc tạo lập và bổ sung quỹ dự trữ tài chính của nhà nước gópphần thiết lập lại sự ổn định của nền kinh tế

+ Thứ hai: Quy mô và mức độ của các khoản chi khác sẽ góp phần nâng caovịu trí và uy tín của nhà nước và trên thương trường quốc tế

+ Thứ ba: Các khoản chi khác góp phần củng cố và tăng cường khả nănghoạt động nguồn tài chính bổ sung theo cơ chế tín dụng của nhà nước

1.7.2 Tổ chức quản lý các khoản chi khác của ngân sách nhà nước:

1.7.2.1 Quản lý quá trình thực hiện tín dụng dầu tư phát triển của nhà nước:

- Lãi suất thời hạn và mức cho vay ưu đãi:

+Về nguyên tắc lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay NHTM và

tổ chức tín dụng khu vực tư Trong vài trường hợp lãi suất cho vay lại của các mục tiêu

KH phải cao mức lạm phát

+ Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ SXKD của từng dự án

+ Mức cho vay phụ thuộc vào khả năng Tài chính của chính phủ và mục đích,địa điểm quy mô dự án để xây dựng tiêu chuẩn về mức cho vay phù hợp

Trang 15

1.7.2 2 Các nguyên tắc cho vay ưu đãi:

+ Cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng

+ Kiểm tra và theo dõi dự án cho vay

+ Dảm bảo tiền vay theo quy định của nhà nước (phải có tài sản thế chấp hoặctín chấp )

+ Hạn chế tín dụng phụ thuộc vào 2 yếu tố tinh tế chu kỳ kinh doanh cần baonhiêu vốn, căn cứ đó mà cấp từng chu kỳ

1.7.2.3 Nguồn vốn & các tổ chức cho vay ưu đãi:

Hiện nay, ở Việt Nam việc cho vay ưu đãi của nhà nước chủ yếu được thựchiện qua các kênh sau đây:

+ Bộ tài chính cho vay trực tiếp đối với các NHTM quốc doanh, để các NHnày cho vay tiếp tới các đối tượng cho vay ưu đãi

+ Bộ tài chính cho vay lại dối với các doanh nghiệp thông qua NHTM quốcdaonh & Bộ Tài chính uỷ quyền cho NHTM làm đại lý cho vay lại theo địa chỉ vàđiều khoản nhất định

+ Bộ tài chính cho vay qua quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng đượcquỹ hỗ trợ phát triển uỷ thác cho vay

1.7.2.4 Quy trình quản lý các khảon cho vay ưu đãi:

a Khâu thẩm định xét duyệt dự án:

+ Các tổ chức tài chính đứng ra cho vay trực tiếp và thu hồi nợ phải được thamgia thẩm định từ khâu đầu xét duyệt dự án nhằm đảm bảo cho quá trình cấp phát theokhi xét duyệt dự án phải xem xét kiểm tra dự án theo mục tiêu tiêu chuẩn đã đượcchính phủ phê duyệt cho từng công trình

b Khâu cấp vốn và theo dõi tiền vay:

+ Nếu cho vay qua NHTM thì cơ quan tài chính phải xem xét chặt chẽ các đốitượng

+ Nếu cho vay qua tổ chức tài chính của nhà nước (quỹ hỗ trợ phát triển, KBN vv) thì nhìn chung các nghiệp vụ cấp vốn theo dõi tiền vay của các tổ chức này cũngnhư các nghiệp vụ cho vay thu nợ của các NHTM

Trang 16

+ Thực hiện kiểm tra trước trong & chi cho vay nếu phát hiện các vấn đề saiphạm kịp thời đình chỉ cho vay, thu hồi nợ trước hạn, thông báo UBND các Bộ ngànhliên quan phối hợp kịp thời xử lý.

c Thu hồi nợ & gia hạn nợ

+ Căn cứ vào thời hạn trả nợ ghi trong khế ước vay tiền, nếu vay qua chủ dự

án thì thu nợ thực hiên qua chủ dự án

+Đền hạn không trả nợ sẽ tiến hành phát mãi tài sản, nếu do điều kiện kháchquan như thiên tai, địch hoạ thì sẽ gia hạn nợ, miễn hoặc khoanh nợ

1.7.2.5 Quỹ dự trữ quốc gia (quản lý chi) (DTQG)

* Vốn xây dựng cơ bản: Được Ngân sách Trung Ương cấp dùng để mua sắmcác thiết bị đầu tư xây dựng mới các công trình kho chứa hàng dự trữ, các công trìnhphụ trợ & các cơ sở vật chất khác

* Kinh phí hoạt động TX của các cơ quan dự trữ quốc giaq: Đư¬cj NSTW cấpdùng để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý, chính phủ bảo quản bảo vệ hàng dự trữhoặc chính phủ chọn các ứng dụng KHKT vv

1.7.2.6: Mục đích sử dụng quỹ DTQG

+ Để phòng ngừa khắc phục hậu quả thiên tai

+ Phục vụ ANQP & thực hiện các nhiệm vụ khác của chính phủ

Cơ chế quản lý hoạt động của quỹ dự trử Quốc gia :

Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dự trử Quốcgia, các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ có chức năng quản lý nhànước trong ngành trực tiếp đảm nhiệm việc doanh thu hàng hoá của dự trử Quốc gia

Nguyên tắc quản lý quỹ DTQG:

Trang 17

+ Nguyên tắc tập trung thống nhất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ.+ Nguyên tắc bí mật.

+Nguyên tắc sẵn sàng

Nội dung quản lý chung của quỹ dự trử Quốc gia:

a Lập kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm

+ Căn cứ lập kế hoạnh dự trử Quốc gia:

+ Chiến lược phát triển kế hoach kinh tế & An ninh quốc phòng của nhànước

+ Yêu cầu tăng cường tiềm lực dự trữ & khả năng của ngân sách Nhà nước.+ Quy trình công nghệ, thời hạn lưu kho hàng dự trữ & các định mức tiêuchuẩn kỹ thuật có liên quan

Nội dung cơ bản của kế hoạnh dự trử quốc gia:

+ kế hoạch tăng dự trử quốc gia hàng năm

+ Kế hoạch luân phiên đổi hàng dự trử quốc gia

+ Kế hoạch phát triển & hiện đại hoá cơ sở vật chất kỷ thuật

+ Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào hoạtđộng dự trư quốc gia

+ Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Trình tự lập KH DTQG hàng năm

* Thời gian: hàng năm vào dịp cuối quý 3 đầu quý 4 các cơ quan dự toán cótrách nhiệm lập kế hoạch doanh thu trên cơ sở hướng dẫn quy định của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ trình thủ tuớng chính phủ quyết định

* Trước khi năm mới bắt đầu căn cứ vào kế hoạch năm được chính phủgiao & quyết định của Thủ tuớng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan dự toán giao chỉtiêu kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc & tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện

Trang 18

- Luân phiên đổi hàng theo KH.

- Điều động trong nội bộ hệ thống doanh thu

*Giá nhập kho dược xác định = giá mua & phí nhập

* Giá mua phải tuân theo giá cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định

Xuất hàng phuc vụ các nhiệm vụ đột xuát bất thường: Được thực hiện khi

có lệnh của Thủ tuớng hoặc thủ trưởng 1 số Bộ ngành (QPAN) được thủ tướng uỷquyền

* giá xuất để làm căn cứ thanh toán giảm doanh thu

- Quản lý chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính (DTTC)

- Nguồn hình thành của quỹ DTTC

* Nguồn hình thành quỹ dự trử Tài chính ở Trung ương

- Một phần số tăng thu ngân sách Trung ương so với dự toán & mức cụ thể

* Nguồn hình thành quỹ dự trữ Tài chính tỉnh ( TP trực thuộc TW)

Giá nhập kho = giá mua + phí nhập

Giá xuất = giá bán - phí

xuất

Giá xuất = giá nhập + phí

xuất (nếu có)

Trang 19

+ Một phần số tăng thu so với dự toán NS tỉnh mức cụ thể do Chủ tịch

+ Tình hình ước thực hiện năm bước đầu để xây dựng khả năng kết dư ngânsách tạo nguồn bổ sung cho quỹ dự trư tài chính năm kế hoạch

Phương pháp lập dự toán chi:

+ Xác định mức tồn quỹ dự trử tài chính hiện có ước đến cuối năm báocáo

+ So sánh mức tồn quỹ dự trử tài chính ước có đến cuối năm báo cáo với dựtoán chi ngân sách của cấp tương ứng

- Chấp hành dự toán chi:

Nếu trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước , ngân sách ở mỗi cấp bịmất cân đối tạm thời sẽ được xử lý như sau:

Trang 20

+ Những cấp NS có quỹ DTTC dược tạm thời sử dụng quỹ này để đáp ứngnhu cầu chi xong phải hoàn trả ngay trong năm NS.

+ NS tỉnh được vay quỹ DTTC của NSTƯ nếu đã sử dụng hết quỹ DTTC củatỉnh, huyện & xã cũng được vay quỹ DTTC của tỉnh, những khoản vay này cũng phảiđược trả ngay trong năm NS

c Quyết toán dự toán chi:

Được thực hiện cùng kỳ quyết toán chi NSNN theo chế độ báo cáo quyết toán NSNNhiện hành

1.7.2.6 :Quản lý chi trả nợ gốc các khoản vay của NSNN

- Chi trả nợ gốc tiền vay trong nước của ngân sách Nhà nước :

+ Trách nhiệm trong thanh toán hoàn trả nợ vay của NSNN

+ Đối với trái phiếu vô danh

+ Đối với trái phiếu ký danh

- Phương thức thanh toán chi trả nợ:

+ BTC phải lập kế hoạch chi trả nợ vay trong nước dựa trên cơ sở tập hợp sốliệu từ các loại trái phiếu sẽ đến hạn thanh toán trong năm KH, lập KH về tạo nguồnchi trả nợ để trình CHính phủ trước khi trình quốc hội

+ KH chi trả nợ sau khi được QH thông qua sẽ được ghi chính thức vào KHchi NSNN & phân bổ chính thức trách nhiệm chi trả nợ cho NS các cấp có hoạt độngvốn vay trong nước

+Trước khi đến hạn thanh toán trái phiếu Chính Phủ 1 tháng Kho Bạc NhàNước cấp dưới phải lập KH nhu cầu vốn để đảm bảo thanh toán trái phiếu đến hạn gởiKho Bạc Nhà Nước cấp trên nhằm chuẩn bị tốt cho công tác thanh toán

Trang 21

+ Đến hạn thanh toán của mỗi loại trái phiếu Kho Bạc Nhà Nước phải tổchức triển khai thanh toán hoàn trả vốn cho các chủ sở hữu 1 cách chính xác thuận lợi.

+ Tập hợp số liệu vốn đã thanh toán hoàn trả nợ vay & hạch toán vào chiNSNN ở Kho Bạc Nhà Nước & cơ quan Tài chính

+ Định kỳ theo chế độ báo cáo quyết toán chi NSNN các khoản thực tế đã chitrả nợ vay trong nước sẽ được tập hợp vào báo cáo quyết toán này

Chi trả nợ gốc tiền vay nước ngoài của Trái phiếu Chính phủ:

Lập kế hoạch chi trả nợ:

+ Căn cứ vào khế ước vay tiền nước ngoài của chính phủ BTC xác định số

nợ phải hoàn trả năm KH

* Đối với số nợ mà Chính phủ vay thì được đưa vào thu ngân sách thì phảidùng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước để trao trả

* Đối với số nợ mà Chính phủ ( Trực tiếp là Bộ tài chính ) bảo lãnh cho cácdoanh nghiệp vay thì doanh nghiệp được vay phải trả nợ nếu doanh nghiệp không cókhả năng trả nợ thì phải sử dụng vốn ngân sách nhà nước để trả nợ thay

+Bộ tài chính sẽ tập hợp nhu cầu vốn dành cho chi trả nợ từ ngày ngân sáchNhà nước trình chính phủ xét duyệt trước khi trình quốc hội

+ Sau khi được quốc hội thông qua Chính phủ chính thức phân bổ nợ nướcngoài phải hoàn trả năm KH cho các Bộ, ngành và UBND các địa phương có dự án sửdụng nguồn vốn vay đó

Tổ chức thanh toán chi trả nợ

+ Vào năm ngân sách được sự uỷ quyền của Thủ tướng Bộ tài chính yêucầu các chủ nợ vay lập kế hoạch tiến độ hoàn trả nợ cho tập hợp số nợ đến hạn hoàntrả cả năm gởi về Bộ Tài Chính & Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

+ Bộ Tài chính & Ngân hàng ngoại thương Việt Nam có trách nhiệm tậphợp & lập kế hoạch tiến độ chi trả nợ nước ngoài cho cả năm ngân sách

+ Đến hạn thanh toán nợ sau khi báo cáo Thủ tướng Bộ tài chính phát lệnhchi tiền chuyển ngân hàng ngoại thương Việt Nam thực hiện thanh toán nợ nướcngoài

Trang 22

+ Trường hợp chưa thể thnah toán trả nợ đúng hạn thì BTC phải kiến nghị vớiChính phủ để tìm cách gia hạn nợ hoặc các giải pháp khác nhằm giảm nợ đến hạn ítnhất 3 tháng.

+ Với các khoản nợ mà Chính phủ đã bảo lãnh cho các DN vay nếu DN nào đókhông có khả năng hoàn trả jkhi đến hạn thì Bộ tài chính phát mãi tài sản doanhnghiệp đó để trả nợ

-Lập quyết toán chi trả nợ

+ Căn cứ vào số vốn thực tế ngân sách Nhà nước đã dùng chi trả nợ nướcngoài Bộ tài chính có trách nhiệm lập quyết toán số chi trong báo cáo quyết toán chingân sách Nhà nước trình Chính phủ xét duyệt & trình Quốc hội phê chuẩn theo quyếtđịnh của luật ngân sách Nhà nước hiện hành

+ Tùy theo giới hạn các khoản tiền vay như nợ trong nước hay nợ gốc tiền vay

mà Nhà nước có trách nhiệm, phương thức cũng như tổ chức chi trả đúng hạn đúng kỳ

để đảm bảo khả năng thanh toán Để có được như vậy Nhà nước cần phải tăng cườngkiểm tra, giám sát mọi tình hình quản lý và sủ dụng vốn vay của Nhà nước

+ Ngoài ra, ở mốt số địa phương chưa có phân cấp quản lý ngân sách cho tất cảcác xã, phường vì thế chưa tổng hợp thu chi xã vào NSNN, nên số chi bổ sung ngânsách xã từ địa phương ( Tỉnh hoặc Huyện ) được coi như số chi khác của ngân sáchcấp đó

Trang 23

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN VÀ CHI KHÁC

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP XÃ, PHƯỜNG

2.1 Nội dung đặc điểm chi thường xuyên và chi khác ngân sách Nhà nước ở cấp

xã, phường.

2.1.1 Nội dung đặc điểm chi thường xuyên ở cấp xã, phường :

2.1.1.1 Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước :

+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã

+ Sinh hoạt phí đại biểu HĐND

+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước

+ Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh

2.1.1.2 Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã

2.1.1.3 Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội của xã ( Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội nông dân Việt Nam ) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác ( nếu có )

2.1.1.4 Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành.

Trang 24

2.1.1.5 Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội :

+ Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ vàcác khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc về nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quyđịnh về pháp lệnh của dân quân tự vệ

+ Đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụchi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh dân quân

+Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào an ninh, trật tự an toàn xã hộitrên địa bàn phường

+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định

2.1.1.6 Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao do

xã quản lý.

2.1.1.7 Chi cho sự nghiệp giáo dục :

Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáoviên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã quản lý ( đối với phường do ngân sách cấp trênchi )

2.1.1.8 Chi cho sự nghiệp y tế :

Hỗ trợ thường xuyên và mua sắm thiết bị phục vụ khám chữa bệnh của trạm y

2.1.1.10 Hỗ trợ khuyến khích các sự nghiệp phát triển kinh tế như khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu ngân sách xã.

2.1.1.11 Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của Nhà nước

Trang 25

Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước, HĐND Tỉnh quy định

cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hình đặc điểm vàkhả năng ngân sách địa phương

2.1.2 Tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách xã, phường :

2.1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã :

+ Phản ảnh một cách đầy đủ chính xác các khoản chi dự kiến có thể phát sinhnăm kế hoạch theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước Điều này cónghĩa là : Khi lập dự toán chi ngân sách đòi hỏi người lập phải tính toán đầy đủ cáckhả năng tính toán phân bổ chi tiêu ngân sách xã tiết kiệm, hiệu quả

Phải lập dự toán chi ngân sách xã theo đúng biểu mẫu quy định, đúng thời hạn,đúng mục lục ngân sách xã, gởi kịp thời cho các cơ quan chức năng của Nhà nước xétduyệt, tổng hợp

2.1.2.2 Căn cứ lập dự toán chi ngân sách xã: Khi lập phải dựa vào các căn cứ sau:

+ Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự

an toàn xã hội của xã, phường

+ Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như : Định mức chi vềlương, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, chi cho hoạt động của các ban, ngành, đoànthể vv

+ Số kiểm tra về dự toán chi ngân sách xã do UBND Huyện thông báo

+ Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã các tháng đầu năm và ước thựchiện dự toán chi ngân sách xã các tháng cuối năm hiện hành Trong thực tế, có thể căn

cứ vào tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách xã các năm trưóc liền kề để có thểphát hiện ra tính quy luật của các khoản chi ngân sách

+ Dự toán ngân sách xã phản ánh tổng hợp các nhu cầu chi gắn với việc thựchiện các nhiệm vụ của bộ máy chính quyền Nhà nước cấp cơ sở, vì vậy nó phải đượclập dựa vào những căn cứ trên để có thể xác lập các chỉ tiêu chi ngân sách xã một cáchtương đối chính xác, khoa học từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho qúa trình hoạt động,quản lý và điều hành ngân sách cũng như đảm bảo đầy đủ kịp thời phương tiện vật

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w