1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs

57 2,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 6,47 MB

Nội dung

Nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn Âm nhạc cũng như trong công tácĐoàn – Đội tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm và viết lại kinh nghiệm về lí luận, thực tiễn và một số giải pháp với đ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ CỪ

TRƯỜNG THCS TỐNG TRÂN - ***** -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH ÂM NHẠC VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG THCS

NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THANH TÙNG GIÁO VIÊN: MÔN ÂM NHẠC – TPT ĐỘI TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN: CAO ĐẲNG SP - ÂM NHẠC

MỤC LỤC

Trang 2

08 III- Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 13

11 IV- Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu 13

13 2 Phương pháp nghiên cứu: 13

16 II - Thực trạng việc dạy - học Âm nhạc và các HĐNK ở trường THCS 15

17 1- Thực trạng việc dạy - học Âm nhạc: 15

18 2- Thực trạng về tổ chức các hoạt động ngoại khoá: 18

19 III- Các giải pháp thực hiện (ứng dụng SKKN) 18

20 1- Âm nhạc và những nội dung dạy – học tích hợp: 19

23 2- Những HĐNK tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc: 20

24 2.1- Các hoạt động thường xuyên ( theo quy định): 20

25 2.2- Các buổi sinh hoạt tập thể (mít tinh kỉ niệm, hội thi, ): 21

26 3- Quy trình và các bước thực hiện phương pháp tích hợp: 22

27 3.1- Chuẩn bị cho phương pháp tích hợp 23

28 3.2- Tích hợp trong dạy – học, kiểm tra đánh giá môn Âm nhạc: 24

30 3.2.1- Tích hợp trong quá trình dạy và học: 24

31 3.2.2- Tích hợp trong quá trình kiểm tra đánh giá: 28

32 3.3- Quy trình tích hợp trong các hoạt động ngoại khoá: 28

33 a- Trong các hoạt động thường xuyên: 29

34 b- Trong các hoạt động lớn theo chủ đề, chủ điểm: 30

35 4- Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp tích hợp: 32

36 5- Các thiết bị, công cụ hỗ trợ 32

37 5.1- Các thiết bị, công cụ phần cứng: 32

38 5.2- Các thiết bị phần mềm, công cụ ứng dụng CNTT 32

39 6- Bài soạn và thiết kế hoạt động thực nghiệm 35

40 6.1- Bài soạn (đạy) thực nghiệm 35

41 6.2- Thiết kế hoạt động ngoại khoá thực nghiệm: 46

43 1- Bảng so sánh kết quả điều tra hứng thú của học sinh: 49

Trang 3

45 V- Tiểu kết: 51

48 II – Những vấn đề còn bỏ ngỏ và điều kiện thực hiện SKKN: 53

49 III – Đề xuất - kiến nghị: 53

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 HĐNK Hoạt động ngoại khóa

2 HĐGDNGLL Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3 BĐTD Bản đồ tư duy

4 CNTT Công nghệ thông tin

5 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 4

16 ÂNTT Âm nhạc thường thức

Có thể nói, những đổi mới ở giáo dục phổ thông mang tính cải cách đều bát đầu

từ việc xem xét điều chỉnh mục tiêu giáo dục với những kì vọng về sản phẩm của quátrình giáo dục đó là các em học sinh

Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta đã có nhiều chương trình hànhđộng nhằm đổi mới quá trình giáo dục đã được tiến hành, đặc biệt là đổi mới cácphương pháp dạy học trong nhà trường theo hướng biến quá trình dạy học thành quátrình tự học, tự khám phá và xây dụng kiến thức của người học với vai trò định hướng,hướng dẫn của giáo viên Như vậy theo tư tưởng đổi mời trên thì việc dây – học hiệnnay không còn chỉ bó buộc trong các giờ học trên lớp mà nó còn diễn ra ở rất nhiềuhoạt động khác trong và ngoài nhà trường mà ta gọi là hoạt động ngoại khóa (HĐNK)hay hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)

Nhận thức được tầm quan trọng của các HĐNK và khả năng đưa việc rèn kĩnăng thực hành Âm nhạc vào các HĐNK trong giảng dạy và công tác nhằm nâng caochất lượng dạy và học môn Âm nhạc, từ những kiến thức đã được học trong nhà trường

Trang 5

công tác của bản thân Tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những phương phápmới, những ứng dụng mới trong đó đặc biệt là việc tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âmnhạc vào HĐNK nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn đồng thời cuốn hút, tạohứng thú cho học sinh khi học môn Âm nhạc trong nhà trường để từ đó học sinh có thể

áp dụng trong cuộc sống của các em

Nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy môn Âm nhạc cũng như trong công tácĐoàn – Đội tôi đã nghiên cứu, thực nghiệm và viết lại kinh nghiệm về lí luận, thực tiễn

và một số giải pháp với đề tài "Tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với hoạt

động ngoại khóa ở trường THCS”

Để thực hiện SKKN này, tôi xin cám ơn sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của phòng GD và ĐT Phù Cừ, ban giám hiệu, tổ khoa học xã hội trường THCS Tống Trân và các ý kiến đóng góp tích cực của các bạn bè đồng nghiệp trong trường THCS Tống Trân, các đồng chí giáo viên Âm nhạc, TPT Đội THCS trong huyện

học, buộc các nhà giáo phải thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp vớinhu cầu và quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển

Trang 6

của thời đại, góp phần đào tạo con người theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ vàđặc biệt hơn nữa là còn phải có kĩ năng sống.

Nếu ở giai đoạn trước, với chủ trương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm

của mô hình và quá trình giáo dục với hình thức “ thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở giai đoạn mới này chúng ta đã tiến thêm một bước và sự có

thay đổi cơ bản mà trung tâm của quá trình giáo dục là đối tượng học sinh

Chúng ta đã biết, nhiệm vụ cơ bản nhất của mọi hình thái giáo dục là truyềnđạt kiến thức cho học sinh Kiến thức được giáo viên nghiên cứu và lĩnh hội trướcsau đó mới truyền tải các kiến thức này cho học sinh Việc truyền tải đó được diễn

ra như thế nào, bằng phương tiện nào, phương thức nào không phải là vấn đề màđiều quan trọng nhất là những thông tin, kiến thức phải được truyền tải một cáchđầy đủ, chính xác và kết quả cuối cùng là học sinh phải lắm được các kiến thức đó

Trên thực tế khi truyền đạt kiến thức đến học sinh, giáo viên được phép sửdụng bất cứ phương pháp (có thể là thuyết trình, giảng giải hay kể cả là đọc – chép)

và loại phương tiện giáo dục nào để có thể đạt được mục đích của mình (có thể làbảng đen, phấn, thước kẻ, các dụng cụ thí nghiệm, các vật mẫu)

Với các phương pháp giáo dục cũ, một giáo viên lên lớp sẽ giảng giải, thuyếttrình (hay đọc bài) cho một số đông học sinh (nghe và chép) Với cách dạy này,người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, khônghứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương

án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách đểkết quả giảng dạy đạt mức tối ưu Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉbiết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mìnhchiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về tư duy và càng không thể chuyển hóa nhữngkiến thức (lí thuyết) đó thành kĩ năng cho bản thân, không vận dụng được kiến thứcvào cuộc sống Học sinh khi học, chép được điều gì thì lúc thi có thể lại chép nhữngđiều ấy vào bài làm, thường thì các em sẽ hiểu bài một cách máy móc không sángtạo, không thể hiện được hoặc không dám thể hiện “cái riêng” của mình

Trang 7

Khắc phục tình trạng đó là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng dạyhọc đối với tất cả các môn học Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạptrong điều kiện hiện nay của ngành giáo dục nước nhà nói chung và của các nhàtrường nói riêng Để bỏ được phương pháp cũ trong dạy – học là cả một quá trìnhlâu dài với sự cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy

cô giáo là điều hết sức quan trọng mới có thể có kết quả

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp nhiềuphương pháp, hình thức dạy học đặc biệt là việc đưa các hoạt động ngoại khóa(HĐGDNGLL) vào trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng là mộthướng đi đúng đắn và tích cực vì đó là những hoạt động tiếp nối hoạt động dạy họctrên lớp và là cong đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữanhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở họcsinh Hoạt động ngoại khóa còn là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vai tròchủ thể và tính tích cự, chủ động của các em trong quá trình học tập và rèn luyện

Với những phân tích như trên thì để thực sự đổi mới phương pháp dạy – họctrong quá trình giáo dục ta cần khéo léo lồng ghép việc truyền đạt kiến thức lí thuyếtcho học sinh theo phương pháp mời với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạtđộng ngoại khóa để các em học sinh có điều kiện phát huy hết khả năng sáng tạo, óc

tư duy của mình, hơn thế nữa các em còn có thể biến những kiến thức trong các tiếthọc thành những kĩ năng vận dụng trong cuộc sống hàng ngày và người thầy thì cóthể kiểm nghiệm được kiến thức bài giảng cũng như phương pháp dạy học xem phùhợp hay chưa

2- Cơ sở thực tiễn:

Như chúng ta biết, Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một môn học, là

sư phạm nghệ thuật và không nhằm mục đích đào tạo năng khiếu ca hát, mà điềuquan trọng hơn cả là qua bộ môn, giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu những kiếnthức căn bản về âm nhạc, phần nào có được khả năng cảm thụ âm nhạc tuy nhiênnếu chúng ta chỉ truyền đạt cho các em kiến thức mà không cho thực hành hay việcthực hành chỉ gói gọn trong các tiết học theo phân phối chương trình thì âm nhạc sẽ

Trang 8

mất đi tính nghệ thuật vốn có của nó, các tiết học Âm nhạc sẽ trở lên nhàm chánkhông cuốn hút cho dù người thầy có dùng phương pháp dạy – học nào đi nữa.

Vẫn biết bộ môn Âm nhạc ở trường phổ thông không phải để đào tạo ra các

ca sĩ, nghệ sĩ tuy nhiên chúng ta cũng nhận rõ một điều là học mà không đi đôi vớihành thì kết quả cuối cùng sẽ không được như mong đợi trong khi đó hầu hết cáchoạt động ngoại khóa hiện nay ở nhà trường phổ thông do tổ chức Đoàn – Đội phụtrách tổ chức và thực hiện đều cần có các hoạt động văn hoá văn nghệ mà trên thực

tế đó lại là một vấn đề khó khăn bởi lẽ mỗi khi cần một vài tiết mục văn nghệ là các

em lại đưa đẩy nhau, e nghại, rồi không biết chọn bài nào dẫn đến chất lượng cácbuổi sinh hoạt không cao, không tạo được sự cuốn hút các em tham gia

Là một giáo viên môn Âm nhạc, lại được chi bộ và ban giám hiệu phân côngphụ trách công tác Đoàn – Đội trong nhà trường do vậy qua thực tế giảng dạy, côngtác và nghiên cứu tôi nhận thấy, để việc dạy – học môn Âm nhạc thực sự đổi mới,

có chất lượng hơn nữa ta cần cho các em học sinh được rèn luyện kĩ năng thực hành

Âm nhạc của mình mà theo tôi thì các hoạt động ngoại khoá chính là một sân chơi lítưởng để thực hiện việc đó

Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi nhận thầy, lứa tuổi học sinh THCSbao gồm những em từ 11 đến 15 tuổi Đây là lứa tuổi thiếu niên với những thay đổiphức tạp cả về tâm lí và sinh lí, ở lứa tuổi mà các em luôn muốn khẳng định mình

và có tình tích cự xã hội mạnh mẽ do đó người giáo viên chỉ cần khơi dạy trong các

em sự tự tin, tính tích cực và phát huy khả năng sáng tạo của các em là ta có thể đạtđược kết quả như mong đợi trong cả việc dạy – học và HĐNK Qua khảo sát thựctrạng nhằm tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với HĐNK ở trường THCSTống Trân tôi nhận thấy một số ưu nhược điểm sau:

* Về ưu điểm (thuận lợi):

Theo luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ

Trang 9

hứng thú học tập cho học sinh” Với chủ trương đó, những năm gần đây, Bộ giáo

dục và đào tạo, Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Hưng Yên, Phòng giáo dục và đạo tạohuyện Phù cừ cũng như trường THCS Tống Trân thường xuyên tổ chức triển khai,tập huấn và áp dụng những phương pháp mới vào dạy học, các hoạt động ngoạikhóa theo chủ đề chủ điểm được quan tâm và đề cao đặc biệt là việc đưa hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp vào chương trình giáo dục

Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu của thời đại,

từ năm học 2009 – 2010 ngành giáo dục các cấp đã triển khai đồng loạt việc thựchiện HĐGDNGLL ở các trường phổ thông Bên cạnh đó là rất nhiều các hoạt độngsinh hoạt tập thể mang tính chất ‘‘học mà chơi – chơi mà học” khác Hưởng ứngphong trào đó, toàn trường THCS Tống Trân đã đẩy mạnh việc áp dụng các phươngpháp mới trong công tác và giảng dạy Thường xuyên tổ chức các chương trình bồidưỡng nghiệp vụ, chuyên đề về HĐNK, bên cạnh đó các giáo viên còn tự học, tựnghiên cứu qua các tài liệu, sách tham khảo và tích hưởng ứng xây dựng và tổ chứcthực hiện các HĐNK, đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong nhữngtiêu chí thi đua của mỗi giáo viên trong nhà trường

Trường THCS Tống Trân (từ ban giám hiệu đến giáo viên) có lòng yêu nghề,

có phong trào tích cực tìm hiểu học tập và áp dụng phương pháp mời vào giảng dạy.Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức thường xuyên Các em học sinh chăm học,hiếu học, tích cực tham gia các phong trào bên cạnh đó nhà trường còn nhận được

sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương cũng như của phòng giáo dục huyện

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giáo dục học sinh bằng nhiều hìnhthức, phương pháp, từ nhiều năm nay trường THCS Tống Trân đã thực hiện nghiêmtúc và có hiệu quả các buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề chủ điểm

Về cơ sở vật chất, trong những năm gần đây nhà trường đã ngày càng đượctrang bị đầy đủ về trang thiết bị dạy - học: Có nhiều máy tình với cấu hình khámạnh và được nối mạng internet, có máy chiếu projector, có trang âm loa máy vàtrang đạo cụ khá đầy đủ phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tập thể ngoài trời…

Trang 10

Học sinh rất hứng thú với các hoạt động tập thể, các buổi biểu diễn văn nghệchào mừng, hội diễn, hội thi

Đó thực sự là những điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài SKKN Tích hợprèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với HĐNK ở trường THCS

* Về nhược điểm (khó khăn):

Trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS Tống Trân và được thâmnhập ở một số trường THCS khác về môn học Âm nhạc Bản thân tôi thấy rõ thựctrạng của việc dạy môn Âm nhạc còn hạn chế và có nhiều bất cập đặc biệt là việcrèn kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh, hầu hết các em còn e dè khi được yêucầu trình bầy lại một bài hát, hay một bài TĐN trước các bạn

Quy trình để thiết kế, thực hiện việc đưa thực hành môn Âm nhạc vào cácbuổi sinh hoạt còn nhiều vấn đề phức tạp như: Nội dung các bài học chưa đa dạng,đôi khi không sát với nội dung chủ đề buổi sinh hoạt

Việc thể hiện kĩ năng biểu diễn âm nhạc trong nhà trường của hầu hết họcsinh mới chỉ là bước đầu, do vậy các em còn chưa thực sự phát huy được khả năng,đôi khi các em còn lúng túng, thiếu tự tin

Tống Trân là một xã nằm xa trung tâm đô thị nên đời sống kinh tế còn khókhăn, cơ sở vật chất trang thiết bị đặc biệt là trang phục, đạo cụ phục vụ cho cáchoạt động của học sinh còn thiếu thiếu thốn Nhu cầu và hiểu biết thường thức âmnhạc cũng như những hoài bão, ước mơ của học sinh trong việc trở thành những ca

dõ hơn một trong những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo

hướng ‘‘học phải đi đôi với hành” để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo

Trang 11

Định hướng chung của phương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hìnhchỉ học trên lớp với mục tiêu là thuộc bài sang mô hình học mọi lúc, mọi nơi, „học

đi đôi với hành” và gắn liền kiến thức trên lớp với thực tiễn Để khẳng định những

ưu việt của việc áp dụng phương pháp dạy học mới, từ kinh nghiệm thực tế giảng

dạy tôi đã tìm hiểu, áp dụng và viết đề tài" Tích hợp rẽn kĩ năng thực hành Âm

nhạc với hoạt động ngoại khoá ở trường THCS"

II - Mục đích của SKKN:

Mục đích là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để truyền cho họcsinh THCS khả năng, kĩ năng thực hành Âm nhạc thông qua đó phát huy trí tưởngtượng, óc tư duy sáng tạo và đặc kiệt là sự tự tin trước đám đông – một kĩ năng sốngrất cần thiết cho một con người hiện đại

Qua nghiên cứu nội dung và chương trình và sách giáo khoa môn Âm nhạcđặc biệt qua việc trực tiếp giảng dạy bản thân tôi - người viết sáng kiến kinh nghiệmnày có rất nhiều trăn trở trong việc dạy Âm nhạc đặc biệt là khả năng trình bầy

‘‘biểu diễn” âm nhạc cho học sinh THCS Theo tôi, chương trình đã có rất nhiềuđiểm tích cực, qua cách dạy và học đó học sinh đã được tư duy trực quan, được thựchành, phát huy tốt các năng lực của bản thân nhưng thực tế nếu ta chỉ dạy đơn thuầntheo đúng nội dung từng bài học, tiết học đương nhiên đã cung cấp được các kiếnthức cơ bản cho học sinh xong để phát huy tối đa và biến những năng lực âm nhạccủa học sinh thành khả năng cảm thụ, thái độ yêu thích và đặc biệt là kĩ năng thựchành Âm nhạc thì người giáo viên cần phải tìm ra những phương pháp dạy tối ưunhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình

Là một giáo viên kiêm nghiệm công tác Đoàn – Đội, tôi thường xuyên phảitham mưu với cấp uỷ và ban giám hiệu nhà trường về xây dựng những mô hình hoạtđộng ngoại khoá Tuy nhiên trong quá trình công tác tôi nhận thầy các hoạt độngnày vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là cá nội dung mang tính giả trí như hội thi, hộidiễn văn nghệ Hầu hết các nội dung này vẫn còn nghèo nàn về nội dung, hìnhthức và chất lượng chưa cao do vậy trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cácphương pháp mới trong công tác giảng dạy để tăng hứng thú cho học sinh trong học

Trang 12

tập môn Âm nhạc, tôi tự nhận thấy mình cần nghiên cứu, tìm hiểu và tận dụng nhiềuhơn, triệt để hơn các cơ hội, các buổi sinh hoạt ngoại khoá trong nhà trường để họcsinh của mình được thể hiện những gì đã lĩnh hội được trong các giờ học, tiết họctrên lớp Trong đề tài này, những vấn đề đưa ra cho dù vẫn còn trong phạm vi rất

nhỏ nhưng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài "Tích hợp rèn kĩ năng thực

hành Âm nhạc với hoạt động ngoại khoá ở trường THCS" với mong muốn cùng

chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân với các đồng nghiệpqua đó sẽ tìm được những lời giải hay nhất, phương pháp tốt nhất nhằm khắc phụcđược những vấn đề còn tồn tại trong dạy và học môn Âm nhạc cũng như trong việc

tổ chức các hoạt động ngoại khoá

Với thực trạng về kĩ năng và hứng thú học, tìm hiểu về âm nhạc của học sinhtrường THCS Tống Trân nơi trực tiếp giảng dạy, qua đề tài này tôi muốn tìm raphương pháp tối ưu nhất để phục vụ, hỗ trợ cho công việc giảng dạy của mình,nhằm giúp cho học sinh có được những kĩ năng cơ bản đặc biệt là có hứng thú vớiviệc học Âm nhạc cũng như hỗ trợ cho các hoạt động phong trào do tôi phụ tráchtrong nhà trường

III - Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:

1- Đối tượng nghiên cứu

Đây là đề tài "Tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với hoạt động

ngoại khoá ở tường THCS" vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh và môn Âm

nhạc trường THCS ( từ lớp 6 đến lớp 9)

2- Phạm vi nghiên cứu:

Tại trường THCS Tống Trân (gồm các lớp 6A, 6B, 7A, 7B 8A, 8B, 9A và9B)

IV - Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu:

1 Kế hoạch nghiên cứu:

+ Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm đề tài kinh nghiệm "Tích hợp rèn kĩ

năng thực hành Âm nhạc với các hoạt động ngoại khoá ở trường THCS”: năm

Trang 13

+ Thời gian kiểm định, đánh giá và hoàn thiện SKKN: Tháng 3 năm 2014.

2 Phương pháp nghiên cứu:

a Phương pháp quan sát:

Thu thập thông tin về các em thuộc các lớp từ khối 6 đến khối 9 bằng cách trigiác trực tiếp các nhân tố có liên quan trước, trong và sau quá trình ấp dụng SKKN

b Phương pháp điều tra:

Thu thập các thông tin trên cơ sở các câu trả lời về hứng thú và khả năngnhận thức, kĩ năng thực hành của các em học sinh trong việc học môn Âm nhạc vàtham gia các HĐNK

c Phương pháp tổng hợp tài liệu:

Tìm hiểu tài liệu và học hỏi những người đi trước có liên quan đến đề tài và

đã giải quyết như thế nào? Hiệu quả của các biện pháp đã sử dụng

d Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệmcủa thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công vàthất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện đề tài

PHẦN THỨ HAI – NỘI DUNGI- Nội dung nghiên cứu

Âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm

mỹ cho từng học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam do đómỗi giáo viên dạy môn Âm nhạc phải tự tìm cho mình một giải pháp, một phươngpháp dạy học mới để đáp ứng được với yêu cầu của bộ môn và đáp ứng thị hiếu củachính các em học sinh Bản thân tôi một người được tiếp xúc, tìm hiểu, tập huấn khánhiều về các phương pháp dạy học mới, đặc biệt lại là một cán bộ Đoàn – Đội, đượcphân công phụ trách các hoạt động phong trào trong nhà trường nên tôi lựa chọnviệc Tích hợp các hoạt động ngoại khoá vào dạy học và thực hành nhằm nâng caochất lượng môn Âm nhạc cho học sinh

Để thực hiện được việc đưa Âm nhạc vào các hoạt động ngoại khoá và ngượclại, người thầy cần thực sự hiểu về nó để thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy

Trang 14

học cũng như thiết kế nôi dung chương trình của các buổi sinh hoạt ngoại khoá mộtcách hợp lí và có hiệu quả Tuy nhiên cái đạt được là dựa vào các buổi sinh hoạtngoại khoá học sinh có thể được rèn luyện, thực hành nhiều hơn các nội dung kiếnthức được học, bên cạnh đó các em còn có thể biến nhưng kiến thúc đó thành những

kĩ năng phục vụ cho các hoạt động trong và ngoài nhà trường

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm tôi nhận thầy để làm tốtviệc tích hợp việc dạy – học Âm nhạc với các hoạt động ngoại khoá ở trường THCS

ta cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Một là: Âm nhạc và những nội dung dạy - học tích hợp

+ Hai là: Những HĐNK tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc

+ Ba là: Quy trình và các bước thực hiện phương pháp tích hợp

+ Bốn là: Ý nghĩa tác dụng của phương pháp tích hợp

+ Năm là: Các thiết bị, công cụ hỗ trợ

* Năm vấn đề nêu trên cũng chính là những nội dung, giải pháp nghiên cứu chính của đề tài “Tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với các hoạt động ngoại khoá”.

II - Thực trạng việc dạy - học Âm nhạc và các HĐNK ở trường THCS 1- Thực trạng việc dạy - học Âm nhạc:

Qua tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng việc áp dụng các phương pháp mớitrong dạy học Âm nhạc tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên Âm nhạc trong huyệnhiện nay chủ yếu vẫn áp dụng các phương pháp dạy học cũ, học sinh thì tiếp nhậntheo kiểu nghe, quan sát và làm theo ( theo kiểu học vẹt) mà có thể không hiểu vàquên ngay kiến thức sau tiết học Hầu hết các em còn không thuộc bài khi kiểm trahay nếu có thì lại lên trả bài trước lớp với tư thế ‘‘mặc niệm” mà làm mất hết tínhthẩm mĩ, nghệ thuật của âm nhạc

* Cấu trúc (minh họa quá trình dạy - học Âm nhạc cơ bản)

Trang 15

Có thể nói phương pháp dạy học đó là phương pháp truyền tải và tiếp nhậnthông tin theo kiểu một chiều, không gây được hứng thú, không phát huy được tínhtích cực của học sinh và càng không thể biến những kiến thức đó thành kĩ năng chocác em

* Quy trình dạy và học (ví dụ minh họa với phân môn Học hát)

Tiết 1:

+ Giới thiệu bài (tìm hiểu bài).

- Giáo viên giới thiệu bài

- Giáo viên hát mẫu (đàn giai điệu) từng câu theo nối móc xích

- Học sinh tập hát theo hướng dẫn

+ Hát ghép cả bài:

- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và yêu cầu

- Học sinh hát theo hướng dẫn

- Giáo viên nhận xét, sửa sai

+ Luyện hát:

- Giáo viên hướng dẫn, đệm đàn cho học sinh hát

Trang 16

- Học sinh hát theo hướng dẫn (Có thể luyện hát theo các hình thức như đơn

ca, song ca, tốp ca…)

+ Nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà ôn luyện, học thuộc bài hát

Tiết 2:

+ Giới thiệu bài (tìm hiểu bài).

- Giáo viên đạt câu hỏi

- Học sinh trả lời

- Giáo viên nhận xét

+ Kiểm tra:

- Giáo viên chỉ định 1-3 học sinh lên hát lại bài

- Học sinh hát theo yêu cầu

- Giáo viên nhận xét, sửa sai

+ Luyện hát:

- Giáo viên hướng dẫn, đệm đàn cho học sinh hát

- Học sinh hát theo hướng dẫn (Có thể luyện hát theo các hình thức như đơn

ca, song ca, tốp ca…)

+ Nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục ôn luyện, học thuộcbài hát

Tiết 3:

+ Luyện hát, kiểm tra và đánh giá:

- Giáo viên hướng dẫn, chỉ định và đệm đàn cho học sinh hát

- Học sinh hát trả bài theo yêu cầu (Có thể thực hiên theo các hình thức nhưđơn ca, song ca, tốp ca…)

+ Nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả và yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục ônluyện, học thuộc bài hát

Trang 17

* Tuy theo quy trình dạy và học như trên đã có thể đảm bảo theo yêu cầunhưng nếu cứ thực hiện một cách máy móc như vậy thì sẽ không phát huy được tínhtích cực của học sinh, tạo cho các em thói quen ỷ lại (dựa vào bạn), học một cáchthụ động và có những học sinh còn không thuộc bài hoặc thuộc hát không đúng chứchưa nói đến việc hát có sắc thái (Theo kinh nghiệm và qua quá trình điều tra củamình tôi nhận thấy hầu hết học sinh THCS (nhất là với các em lớp 8, lớp 9) sẽkhông học môn Âm nhạc ở nhà đặc biệt là các nội dung thực hành vì ngại, vì xấu hổkhi cứ một mình “nghêu ngao” mấy câu hát hay vài nốt nhạc) Bên cạnh đó với cáchdạy – học trên sẽ không khuyến khích được học sinh, không cho các em có mục tiêuhọc tập (mục tiêu được biểu diễn) nên rễ gây nhàm chán, mất hứng thú với các giờhọc nhạc dẫn đến việc các em không cảm thụ được cái hay, cái đẹp của âm nhạc vàkết quả chung là chất lượng các giờ học Âm nhạc nói riêng và chất lượng bộ mônnói chung sẽ không cao

Chất lượng môn Âm nhạc nói chung và khả năng thực hành Âm nhạc nóiriêng của học sinh chưa đạt yêu cầu như nêu trên theo tôi có lẽ phần lớn là tại cácbài học, tiết học cứ theo một quy trình đều đều như nhau, nhàm chán khô cứng,thiếu sinh động, không linh hoạt và không sáng tạo Trong khi đó theo tôi được biết,việc học Âm nhạc ở các nước có nền giáo dục phát triển hoặc ngay ở trong nước vớicác trường lớn ở thành phố thì ngoài việc học trên lớp theo giáo trình, các em họcsinh còn thường xuyên được đi thực tế hay được biểu diễn trên các sân khấu lớntrong mỗi đợt báo cáo kết quả học tập…

2- Thực trạng về tổ chức các hoạt động ngoại khoá:

- Trong những năm gần đây, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngànhviệc học sinh đến trường không còn chỉ có mỗi việc học kiến thức văn hoá mà các

em con thường xuyên được tham gia vào các hoạt động tập thể nhằm mục đích tạohứng thú, niềm vui đến trường và rèn luyện thêm về kĩ năng sống cho các em Bêncạnh các tiết học lí thuyết các em con được học các tiết thực hành, tiết học hoạtđộng ngoài giờ lên lớp và đặc biệt là các phong trào thi đua xôi nổi của tổ chứcĐoàn – Đội trong nhà trường Theo kế hoạch hoạt động, mỗi ngày, mỗi tuần hay

Trang 18

mỗi tháng ở trường các em đều được những hoạt động ngoại khoá như chuy bài, hátđầu giờ, thể dục và sinh hoạt tập thể giữa giờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội, các tiếthoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và đặc biệt là các buổi sinh hoạt tập thể theochủ đề, chủ điểm hàng tháng.

- Tuy có nhiều nội dung phong trào như vậy nhưng trên thực tế ở nhiềutrường THCS nói chung và trường THCS Tống Trân nói riêng, nhiều hoạt độngtrong số đó vẫn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu Với tâm lí lứa tuổi, hầu hết các

em học sinh THCS đều muốn những hoạt động đó thật xôi nổi chứ không thích ngồinghe những bài diễn văn dài dòng và khô cứng tuy nhiên hiện nay nhiều hoạt độngcòn nghèo làn về nội dung, hình thức, thiếu chất lượng và nhàm chán

III- Các giải pháp thực hiện (ứng dụng SKKN):

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, mỗi giáo viên Âm nhạc cần lựa chọnnhững phương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả cho từng tiết, từng nội dung học,bên cạnh đó là phải có ý tưởng, có kế hoạch để thực hiện tốt nhất công việc củamình Với bản thân tôi, qua kinh nghiệm giảng dạy cũng như là một tổng phụ tráchđội, qua nghiên cứu các tài liệu thì việc tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạcthông qua các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là với phân môn học hát là một giảipháp tối ưu Vậy Tích hợp như thế nào? Tích hợp những nội dung nào, qua nhữnghoạt động cụ thể nào trong dạy học Âm nhạc và việc tổ chức các hoạt động ngoạikhóa chính là giải pháp và cũng là nội dung đề tài này nghiên cứu để giải quyết vấn

đề mà tôi đã nêu

1- Âm nhạc và những nội dung dạy – học tích hợp:

Môn Âm nhạc ở nhà trường phổ thông nói chung và ở nhà trường THCS nóiriêng chủ yếu là các nội dung thực hành nhằm tạo không khí thoải mái cho học sinhkhi học môn học này do vậy hầu hết các nội dung, bài học của bộ môn đều có thểvận dụng để cho các em rèn luyện kĩ năng, khả năng thực hành trong các hoạt độngngoại khóa

1.1- Phân môn học hát:

Trang 19

Ca hát là một trong những khả năng, kĩ năng tự nhiên của con người nóichung và đặc biệt là với các em học sinh ở độ tuổi THCS Hầu hết các em đều rấttích cực khi tham gia vào các hoạt động ca hát tuy nhiên chất lượng giọng hát củacác em cũng như khả năng trình bầy một bài hát là rất hạn chế, hầu hết các em còn engại khi thể hiện bài hát trước các bạn bên cạnh đó còn có nhiều em không thuộcbài do về nhà ngại không luyện hát trước mặt người khác dẫn đến tình trạng chung

là khi đứng trước các bạn, trước giáo viên để trình bầy bài hát thì các em hát rất nhỏ,

ấp úng và thường cúi đầu, gập cổ và càng làm cho hát sai giai điệu, nhầm lời hoặckhông thể hiện được sắc thái của bài hát

Việc đưa phân môn học hát với những bài hát được học trong chương trìnhvào các hoạt động ngoại khoá sẽ cơ bản giải quyết được các vấn đề nêu trên bởi lẽ,thông qua các hoạt động ngoại khoá, các em được ôn luyện các bài hát và có thể rènluyện thành những kĩ năng ca hát, kĩ năng trình bầy, biểu diễn các bài hát trước đámđông, trước tập thể lớp và kể cả trên sân khấu hay các hội thi văn nghệ

Rèn kĩ năng ca hát thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá là một trongnhững hoạt động rễ lồng ghép nhất, bởi lẽ nội dung này có thể được các em luyệntập trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt như trong giờ chuy bài, hát đầu giờ, cácbuổi sinh hoạt lớp, câu lạc bộ với mọi hình thức như tập thể, cá nhân, nhóm

Có thể nói trong những năm gần đây, trong bất cứ hoạt động ngoại khoá nào,đặc biệt là các buổi sinh hoạt tập thể, lễ kỉ niệm, chào mừng thì nội dung văn nghệ

mà chủ yếu là múa hát vẫn được đặc biệt chú ý quan tâm và đầu tư do vậy việc lồngghép phân môn học hát với các bài hát trong chương trình (những bài hát phù hợpvới lứa tuổi, với đối tượng đã được phân phối khá hợp lí với thời gian và các hoạtđộng trong năm học) với các hoạt động ngoại khoá sẽ như việc bắn một mũi tên màchúng hai đích vậy

1.2- Các phân môn khác:

Như tựa đề của SKKN đã nêu là tích hợp rèn KNTH Âm nhạc qua hoạt độngngoại khoá do vậy bên cạnh việc vận dụng chính cho phân môn học hát thì các phânmôn còn lại như Nhạc lí – Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức ta cũng có thể vận

Trang 20

dụng để các em học sinh có cơ hội rèn luyện và biến những nội dung đã học thànhnhững khả năng, kĩ năng thực hành Âm nhạc qua đó các em sẽ thấy hứng thú hơnvới việc học Âm nhạc nói chung.

Cũng như với việc học hát, các phân môn còn lại đặc biệt là nội dung Tập đọcnhạc, các em có thể được ôn luyện qua các buổi sinh hoạt qua các hình thức nhưhọc, luyện đọc tập thể, qua sinh hoạt câu lạc bộ hay các trò chơi âm nhạc, Hội thi

2- Những HĐNK tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc:

Với môi trường giáo dục hiện nay theo quan điểm xây dựng trường học thânthiện – học sinh tích cực thì các phong trào ngoài các tiết học đã và đang rất đượcquan tâm và đề cao nhằm mục đích tạo cảm giác vui vẻ, hứng thú khi đến trườngcho các em học sinh do vậy trong kế hoạch hoạt động của nhà trường, của tổ chứcĐoàn – Đội luôn có rất nhiều các hoạt động mang tính giải trí, khích lệ học sinh tuynhiên bên cạnh đó cũng còn một số hoạt động mang tính ước lệ, nhàm chán do thiếunội dung và hình thức thực hiện do vậy đây chính là vấn đề và cũng là cơ sở để ta cóthể lồng ghép các nội dung môn Âm nhạc vào sinh hoạt

2.1- Các hoạt động thường xuyên ( theo quy định):

Theo kế hoạch hoạt động của nhà trường cũng như của tổ chức Đoàn – Độithì hàng ngày các em học sinh phải thực hiện một số hoạt động mang tính nội quytheo quy định mà trong đó có những hoạt động ta có thể đưa các phân môn Âmnhạc vào nhằm rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc và làm đa rạng và phong phú hơnnội dung của các hoạt động đó như: Các buổi chuy bài, sinh hoạt tập thể giữa giờ,buổi chào cờ và đặc biệt là nội dung hát đầu giờ

Trong các hoạt động này, ta cần đặc biệt chú ý đến nội dung hát đầu giờ bờiđây chính là nội dung có thể giúp các em học sinh ôn luyện bài tốt nhất Thôngthường các em hát đi hát lại một bài do vậy rễ gây nhàm chán nên khi lồng ghép vớiviệc rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc như đọc nhạc, hát những bài hát trong chươngtrình sẽ làm đa dạng và phong phú hơn nội dung và các em cũng có thể luyện hátnhiều lần trong ngày, trong tuần mà không thấy e ngại nữa

Trang 21

2.2- Các buổi sinh hoạt tập thể (mít tinh kỉ niệm, hội thi, hội diễn ):

Như trên đã nêu, trong những năm gần đây các buổi sinh hoạt tập thể trongnhà trường thường được quan tâm đặc biệt Các buổi mít tinh thường bao giờ cũng

có hai phần là phần lễ và phần hội do vậy đây có thể nói chính là cơ sở để thực hiệntốt nhất việc tích hợp việc rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với các hoạt động này

Ta có thể nhận thấy hầu hết các buổi lễ, các buổi sinh hoạt bao giờ cũng cónội dung văn nghệ chào mừng tuy nhiên trong quá trình công tác, theo dõi và tìmhiểu tôi nhận thấy nội dung này thường chưa phát huy được hiệu quả, hầu hết cáctiết mục văn nghệ chỉ mang tính số lượng chứ chưa có chất lượng Nhiều lớp chỉ cửđược một vài em tham gia ở tất cả các buổi diễn, hội thi để đối phó, những bài hátđược biểu diễn lặp đi lặp lại nhiều lần trong các buổi diễn, bên cạnh đó các em lạithường trình bầy bài hát với tư thế đứng nghiêm, hát thì không truyền cảm, đôi khicòn hát sai

Để các tiết văn nghệ chào mừng hày tham gia hội thi đạt kết quả cao, việcđưa những tiết mục hay lên sân khấu là một việc mang tính khả thi cao vì hất hếtcác nội dung âm nhạc được học đặc biệt là các bài hát trong chương trình là rất đadạng, phù hợp với đối tượng học sinh hơn thế nữa các nội dung, các tiết mục này lạiđược chính thầy cô giáo dạy, rèn luyện, chỉnh sửa góp ý do đó chắc chắn sẽ có chấtlượng cao trong quá trình biểu diễn Đặc biệt với việc lồng ghép như vậy sẽ tạo điềukiện cho nhiều học sinh có cơ hội tham gia biểu diễn trước các bạn (chỉ cần lựachọn những cá nhân hay nhóm học sinh thực hiện tốt nhất trong các lớp qua các bàihọc, bài kiểm tra)

Trang 22

Hình ảnh minh hoạ:

3- Quy trình và các bước thực hiện phương pháp tích hợp:

Việc áp dụng các phương pháp dạy học mới và tích hợp rèn kĩ năng thựchành Âm nhạc với hoạt động ngoại khoá là một việc làm cần phải có và cần pháthuy để phù hợp với chương trình cũng như yêu cầu giáo dục hiện nay tuy nhiên đểviệc tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với hoạt động ngoại khoá thực sự đạthiệu quả thì mỗi giáo viên cần nắm vững những yêu cầu cơ bản của vấn đề đượcđưa ra bên cạnh đó ta cần phải có những ý tưởng, sự sáng tạo và linh hoạt trong cảviệc dạy học và việc xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là cầnthực hiện tốt quy trình dạy học môn Âm nhạc

Từ suy nghĩ đó, trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng của mình tôi đã thựchiện theo quy trình với các bước cơ bản sau vào soạn giảng môn Âm nhạc và xâydựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá tại trường THCS Tống Trân

3.1- Chuẩn bị cho phương pháp tích hợp

Cũng như bất kì một phương pháp dạy – học hoặc hoạt động mới nào khác,

để phát huy tốt nhất, hiệu quả nhất khi ta áp dụng vào thực tiễn trước hết ta phải có

sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về kiến thức, kĩ năng sử dụng và điều kiện cơ sở vật chấtphù hợp

Việc tích hợp rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc với hoạt động ngoại khoá cóđiểm khác với một số phương pháp mới khác đó là yêu cầu về cơ sở vật chất phảiđảm bảo (hiện nay hầu hết các nhà trường đã có tương đối đầy đủ) đặc biệt là phải

có ý tưởng trong xây dựng kế hoạch và có sự quyết tâm, lòng nhiệt tình trong khithực hiện Muốn vậy trước khi áp dụng vào thực tiễn thì cả thầy và trò đều phải tìm

Trang 23

hiểu, nghiên cứu, nắm vững quy trình, cách thức thực hiện và thực hành đồng thờiphải có sự đồng tình nhất trí, hỗ trợ của ban giám hiệu và của cả hội đồng.

a- Với giáo viên:

- Nghiên cứu và tìm nhiều giải pháp để thực hiện và giả quyết các tình huốngliên quan trong quá trình thực hiện

- Trau rồi, bồi dưỡng và nâng cao về kĩ năng nghiệp vụ sư phạm, tăng cường

áp dụng những phương pháp mới trong dạy học

- Tìm hiểu, sưu tầm các tư liệu liên quan và luyện thành những kĩ năng như kĩnăng ca hát, kĩ năng biểu diễn …

- Nghiên cứu các phương pháp truyền đạt để học sinh hứng thú với việc học

- Tích cực luyện tập, sáng tạo và nâng cao ý thực xây dụng phong trào

- Đầu tư về thời gian luyện tập và trang phục đạo cụ phục vụ cho các hoạtđộng

3.2- Tích hợp trong dạy – học, kiểm tra đánh giá môn Âm nhạc:

Để thuận lợi và đạt được kết quả tốt trong việc tích hợp rèn kĩ năng thực hành

Âm nhạc với các hoạt động ngoại khoá, trong quá trình giảng dạy, người giáo viêncần phải có định hướng, gợi ý và hướng dẫn cho học sinh để các em nắm đượcnhững yêu cầu cũng như kĩ năng cơ bản trong quá trình sáng tạo và rèn luyện, bêncạnh đó người thầy còn phải có những khích lệ, động viên kịp thời để thu hút và tạohứng thú cho các em do đó trong suốt quá trình dạy học, với mọi kiểu bài ngườigiáo viên đều phải tư duy và tìm phương pháp tốt nhất để lồng ghép và định hướngcho học sinh

3.2.1- Tích hợp trong quá trình dạy và học:

Trang 24

a- Xây dựng bài giảng tích hợp:

* Xây dựng cấu trúc (quy trình) bài giảng:

Như áp dụng các phương pháp học khác, khi đưa vấn đề tích hợp vào bàigiảng thì việc xây dựng cấu trúc (ý tưởng) một bài giảng là việc làm không thể bỏqua Điều này sẽ quyết định đến chất lượng và tính hiệu quả sau này của bài dạy,hơn thế nữa khi xây dựng được cấu trúc bài thì giáo viên mới có thể tiến hành mộtcách logic và thuận lợi các bước trong khi thiết kế bài giảng và lên lớp

Ví dụ: Cấu trúc minh hoạ bài giảng áp dụng tích hợp (nội dung thực hành):

Theo cấu trúc trên, ta thấy được về cơ bản thì khi đưa vấn đề tích hợp vào bàigiảng thì cấu trúc bài giảng về cơ bản là không thay đổi nhiều Điều quyết định đếnthành công của việc tích hợp ở đây chính là việc giáo viên sẽ là người reo cho họcsinh những ý tưởng, sự hứng thú khi học và chuẩn bị cho quá trình luyện tập thựchành trong bước cuối của tiến trình dạy – học

Với cấu trúc trên ta nhận thấy việc dạy – học Âm nhạc có tích hợp sẽ đem lạinhững điểm ưu việt cơ bản sau:

+ Tiết dạy tích hợp có tính mở (trong bước luyện tập và cảm nhận) vì vậytrong qúa trình dạy – học nó cho phép thầy và trò bổ sung cả những kiến thức cóliên quan đến nội dung học như khả năng thể hiện, biểu diễn qua hiểu biết xã hộihoặc qua các phương tiện thông tin khác mà không có trong sách vở

+ Dạy – học Âm nhạc với sự tích hợp giúp thầy có thể truyền tải được nhiều

Trang 25

kiến thức một cách chủ động hào hứng và tích cực (lĩnh hội theo khả năng và cáchriêng của mình) từ đó nắm vững và vận dụng tốt trong quá trình thực hành và trongđời sống.

* Các bước xây dựng bài giảng Âm nhạc có tích hợp:

Bước 1: Lựa chọn bài học thích hợp

Vì đặc thù bộ môn là thực hành nhiều hơn lí thuyết do vậy hầu hết các bàihọc môn Âm nhạc đều có thể vận dụng và tích hợp để đưa Âm nhạc vào các buổisinh hoạt ngoại khoá

Bước 2: Xây dựng giáo án

* Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học (cấu trúc bài

giảng)

* Mô hình hoá tiến trình dạy học, thể hiện các yếu tố và các đối tượng khác

trong môi trường tương tác, hoạt động tương tác trong từng nội dung dạy học

* Hình dung (hoặc phác thảo) các nội dung tích hợp, tìm ra phương án tối ưunhất cho để hướng dẫn, gợi ý cho học sinh trong quá trình giảng dạy

* Triển khai thành giáo án hoàn chỉnh theo trật tự logic của bài

Bước 3: Tham khảo ý kiến

Tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng Trên cơ sở ýkiến mà ta có thể điều chỉnh kịch bản sư phạm (giáo án), điều chỉnh tiến trình hayphương pháp dạy học đặc biệt là các gợi ý, định hướng cho học sinh cho phù hợpvới nội dung bài học

Bước 4: Chuẩn bị đồ dùng:

Việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy có tích hợp là vô cùng quan trọng Ngoàinhững thiết bị dạy học thông thường, nhất định giáo viên phải chuẩn bị các tư liệu,tranh ảnh, vide clip liên quan theo nội dung đã định trước (nếu có thể ta nên kết hợpvới CNTT và bài giảng điện tử để tiết dạy đạt hiệu quả tốt nhất)

Bước 5: Thực nghiệm trên lớp học

Tổ chức giảng dạy với lớp học cụ thể, tiết học cụ thể Đảm bảo các nội dungbài học được thực hiện theo đúng dự kiến Việc đánh giá hiệu quả của các tiết học

Trang 26

này sẽ là cơ sở quan trọng để rút kinh nghiệm cho việc ứng dụng trong các bài họckhác.

- Các yêu cầu đối với một bài giảng Âm nhạc có tích hợp:

+ Cần đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.

+ Câu từ và các gợi ý, hướng dẫn cần cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thựchiện

+ Phần minh họa phải sinh động, rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khódiễn tả

b- Quy trình dạy - học môn Âm nhạc có tích hợp:

Trên thực tế việc dạy học Âm nhạc có tích hợp việc rèn kĩ năng thực hànhcho học sinh về cơ bản là không khác so với một tiết dạy bình thường, sự khác biệt

ở đây chủ yếu là sự chuẩn bị cho các hoạt động rèn luyện sau đó của học sinh Tuynhiên để việc tích hợp này thực sự có hiệu quả trên mỗi tiết dạy người giáo viên đềuphải chuẩn bị kĩ lưỡng và chu đáo hơn đặc biệt là các tư liệu và sự gợi ý cho họcsinh Qua nghiên cứu và thực nghiệm, bản thân tôi nhận thấy để phát huy hiệu quảviệc tích hợp ta có thể thực hiện quy trình lên lớp theo các bước sau (với các nộidung thực hành và chủ yếu là trong học hát):

Bước 1: Nêu vấn đề (nội dung bài học) Giáo viên giới thiệu bài và đưa ra

nội dung cần học, cần tìm hiểu để các em thực sự cảm nhận tốt nhất

Bước 2: Chuẩn bị cho việc tiếp thu và luyện tập các nội dung bài học như

nghe mẫu, luyện thanh…

Bước 3: Học sinh học tập các nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo

viên (như tập hát, tập đọc nhạc …) và đảm bảo là nghi nhớ và thực hiện chính sácnhất các nội dung theo yêu cầu

Bước 4: Luyện tập để thể hiện tốt nhất những nội dung vừa được học Với

bước này giáo viên cần tư vấn gợi ý cho học sinh cách để trình bầy và thể hiện tốtnhất nội dung vừa học (có thể gợi ý cho các em luyện tập theo các hình thức cánhân, nhóm hay tập thể)

Trang 27

Bước 5: Học sinh thảo luận bổ sung, chỉnh sửa và giáo viên góp ý để các

em tự sửa sai và hoàn thiện bài theo yêu cầu

Bước 6: Sau khi học sinh đã nắm vững những yêu cầu cơ bản của bài học,

giáo viên có thể cung cấp thêm một số tư liệu, sự gợi ý hay hướng dẫn các em cảmnhận từ đó sáng tạo ra những động tác, khả năng biểu cảm khi trình bầy bài

Bước 7: Củng cố kiến thức và dặn dò học sinh Có thể nói bước này là quan

trọng nhất khi tích hợp thực hành Âm nhạc với các hoạt động ngoại khoá vì ở bướcnày, giáo viên có thể liên hệ thực tiễn, hướng dẫn và yêu cầu học sinh rèn luyện,thực hành kĩ năng trong các buổi sinh hoạt hay biểu diễn

* Lưu ý: - Trên đây là những bước cơ bản khi ta thực hiện tích hợp thực

hành Âm nhạc với hoạt động ngoại khoá tuy nhiên nếu là các tiết ôn tập (tiết 2, tiết3) của bài học thì giáo viên bỏ qua bước 3 và tập chung nhiều vào các bước 6 vàbước 7 của quy trình trên

- Để tiết học thực sự đạt hiệu quả theo mong muốn, khi thực hiện dạy – họcnhất thiết giáo viên phải sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học, đặc biệt cần sửdụng thành thạo nhạc cụ và các phương tiện hộ trợ như âm thanh, hình ảnh (ứngdụng CNTT trong bài giảng là tốt nhất)

Hình ảnh minh hoạ:

3.2.2- Tích hợp trong quá trình kiểm tra đánh giá:

Để việc tích hợp thành công giáo viên không chỉ phải chú trọng trong các tiếtdạy – học mà cần đạc biệt chú ý đến các tiết, các bài kiểm tra vì thông qua nội dungnày giáo viên có thể đánh giá khả năng của các em từ đó định hướng và động viênkhích lệ các em, giúp các em lựa chọn đúng các bài mà các em thể hiện tốt nhất

Trang 28

Giáo viên cần sân khấu hoá các bài kiểm tra trên lớp nhất là với các bài kiểmtra 45 phút trở lên Qua các gợi ý trong quá trình dạy – học giáo viên có thể cho các

em trả bài kiểm tra dưới dạng sân khấu hoá như hình thức báo cáo kết quả học tập,các em được biểu diễn như trong các buổi biểu diễn văn nghệ (ngoài hát, đọc nhạccác em có thể múa phụ hoạ …) để tạo không khí và thúc đẩy, khích lệ sự sáng tạo

Bên cạnh việc đánh giá kết quả học tập của các em qua các tiết kiểm tra, giáoviên còn có thể đánh giá, cho điểm động viên các em ngay cả trong quá trình thựchiện khi tham gia các hoạt động ngoại khoá

Tóm lại các hoạt động kiểm tra đánh giá của bộ môn chính là một bước quantrọng trong quá trình tích hợp vì qua các bài kiểm tra học sinh được thể hiện, báocáo lại những gì mình đã luyện tập còn giáo viên thì sẽ đánh giá được khả năng củacác em để có thể lựa chọn những nhân tố, những tiết mục tốt nhất phục vụ cho cácbuổi diễn lớn, hoạt động lớn trong và ngoài nhà trường

3.3- Quy trình tích hợp trong các hoạt động ngoại khoá:

Có thể nói trong môi trường giáo dục hiện nay, ngoài các tiết lên lớp, cả thầy

và trò còn có rất nhiều hoạt động khác Các hoạt động hang ngày như chuy bài, hátđầu giờ, sinh hoạt giữa giờ, các hoạt động hàng tuần như các buổi chào cờ, các tiếtsinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội các buổi sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt độnghàng tháng như các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề chủ điểm, các buổi mít tinhchào mừng kỉ niệm Tất cả những hoạt động đó đều cần có thoải mái tạo không khívui vẻ cuốn hút và đó chính là “đất diễn” cho việc rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc

do vậy nếu khéo léo người giáo viên Âm nhạc có thể lồng ghép việc học bộ môncủa mình vào các hoạt động đó mà không làm cho các em có cảm giác căng thẳng,khó chịu theo đúng phương châm “học mà chơi – chơi mà học”

a- Trong các hoạt động thường xuyên:

Như đã nói ở trên, hàng ngày, hàng tuần các em đều có những hoạt động mà

ta có thể lồng ghép với việc thực hành Âm nhạc cụ thể như:

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh minh hoạ: - skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs
nh ảnh minh hoạ: (Trang 22)
Hình ảnh minh hoạ: - skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs
nh ảnh minh hoạ: (Trang 27)
Hình ảnh minh hoạ: - skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs
nh ảnh minh hoạ: (Trang 29)
Hình ảnh minh hoạ - skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs
nh ảnh minh hoạ (Trang 49)
2- Bảng so sánh kết quả áp dụng SKKN a- Học kì I: - skkn tích hợp rèn kỹ năng thực hành âm nhạc với hoạt động ngoại khóa ở trường thcs
2 Bảng so sánh kết quả áp dụng SKKN a- Học kì I: (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w