- Các yêu cầu đối với một bài giảng Âm nhạc có tích hợp: + Cần đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.
a- Trong các hoạt động thường xuyên:
Như đã nói ở trên, hàng ngày, hàng tuần các em đều có những hoạt động mà ta có thể lồng ghép với việc thực hành Âm nhạc cụ thể như:
- Trong buổi chuy bài, các em có thể chao đổi với nhau về những ý tưởng của mình khi lựa chọn hay thể hiện hiệt một bài hát, TĐN, các em cũng có thể ôn luyện cách đánh nhịp một loại nhịp đã học..
- Hoạt động hát đầu giờ. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho các em luyện hát tập thể để thuộc bài, hát đúng giai điệu, lời ca và có sắc thái của bài hát vì nếu thực hiện đúng thì mỗi buổi học các em có thể luyện hát được từ 2 đến 5 lần.
- Trong buổi sinh hoạt giữa giờ, ngoài các bài thể dục hay múa tập thể, ta có thể cho đội phát thanh măng non hoạt động thường xuyên, qua đó có thể lồng ghép một vài tiết mục văn nghệ (do các lớp trực ban đảm nhiệm).
- Trong các buổi chào cờ bên cạnh những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ta cũng có thể yêu cầu các lớp trực ban thực hiện biểu diễn một vài tiết mục văn nghệ...
- Trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội và sinh hoạt câu lạc bộ (đặc biệt là các câu lạc bộ sở thích) ngoài các nội dung sinh hoạt ta có thể lồng ghép các hoạt động rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc thông qua các trò chơi âm nhạc… để thay dổi không khí. Đặc biệt, qua các buổi sinh hoạt này chính là điều kiện tốt nhất để các em chuẩn bị chu đáo các tiết mục phục vụ các buổi diễn, hội thi hoặc để thực hành kiểm tra trên lớp.
Hình ảnh minh hoạ:
* Lưu ý: Để đưa việc rèn kĩ năng thực hành Âm nhạc vào các hoạt động trên giáo viên bộ môn Âm nhạc cần thực hiện một số việc sau:
+ Phải có kế hoạch và hướng dẫn, gợi ý, yêu cầu học sinh thực hiện trong các buổi sinh hoạt trên.
+ Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Đội (tổng phụ trách, BCH liên đội và đội sao đỏ) trong nhà trường để xây dựng kế hoạch, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo đúng yêu cầu của các em.